You are on page 1of 9

MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC.

ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 1/9

QUY TRÌNH / PROCEDURE

QUẢN LÝ HÓA CHẤT


CHEMICAL MANAGEMENT
Người viết Người kiểm tra Người phê duyệt

LỊCH SỬ BAN HÀNH/ SỬA ĐỔI


Phiên Ngày Ngày
Nội sung sửa đổi
bản ban hành hiệu lực

2/0 Phát hành mới 26/04/2021 26/04/2021

2/1 Chỉnh lại mã số tài liệu và định dạng 08/10/2021 08/10/2021


MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 2/9

1. Mục đích / Purpose


Nhằm bảo đảm tất cả các hóa chất đang được sử dụng trong công ty được để đúng và sử dụng
đúng cách, đúng nơi quy định, tránh sự nhầm lẫn trong sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người lao động và người tiêu dùng sản phẩm theo quy định của công ty
2. Phạm Vi / Scope
Áp dụng cho bộ phận sản xuất, bộ phận bảo trì, phòng thí nghiệm và các bộ phận liên quan sử
dụng hóa chất trong công ty
3. Trách nhiệm và quyền hạn / Rights & responsibilities
3.1. Phòng Nhân sự và phòng HSE có trách nhiệm giám sát, tuyên truyền và kiểm tra việc thực
hiện và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục quy trình này cho người lao động.
3.2. Các bộ phận sử dụng hóa chất trong nhà máy có trách nhiệm lập bảng theo dõi số liệu
nhập, sử dụng, tồn của hóa chất tại bộ phận mình gửi cho cán bộ an toàn.
3.3. Cán bộ an toàn có trách nhiệm tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng hóa chất trong công
ty.
4. Định nghĩa / Definition
4.1. Hóa chất : là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ
nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo
4.2. Hóa chất nguy hiểm : là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo
nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất :
4.2.1. Dễ nổ
4.2.2. Ôxy hóa mạnh
4.2.3. Ăn mòn mạnh
4.2.4. Dễ cháy
4.2.5. Độc cấp tính
4.2.6. Độc mãn tính
4.2.7. Gây kích ứng với con người
4.2.8. Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
4.2.9. Gây biến đổi gen
4.2.10. Độc đối với sinh sản
4.2.11. Tích luỹ sinh học
4.2.12. Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ
4.2.13. Độc hại đến môi trường
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 3/9

4.3. Hoá chất độc : là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy
định sau đây :
4.3.1. Độc cấp tính
4.3.2. Độc mãn tính
4.3.3. Gây kích ứng với con người
4.3.4. Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
4.3.5. Gây biến đổi gen
4.3.6. Độc đối với sinh sản
4.3.7. Tích luỹ sinh học
4.3.8. Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ
4.3.9. Độc hại đến môi trường
4.4. Sự cố hóa chất : là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ
gây hại cho người, tài sản và môi trường
5. Quy định chung / General principles
5.1. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường
5.2. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy
hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm
5.3. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện
pháp phòng ngừa cần thiết
6. Trình tự tác nghiệp / Contents
6.1. Quy định về quản lý hóa chất
6.8.1. Lập danh sách đầy đủ của tất cả các hóa chất nguy hiểm bao gồm tất cả các hóa chất
hiện đang được sử dụng hoặc lưu trữ tại công ty
6.8.2. Lập Bảng Dữ liệu An Toàn Hóa Chất (MSDS) cho tất cả các hóa chất trong nhà máy
6.8.3. Theo dõi lượng mua vào, tồn kho, sử dụng
6.8.4. Công ty phải thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
6.8.5. Thực hiện đánh giá các mối nguy về hóa chất ít nhất mỗi năm một lần và cập nhật
hàng năm hoặc khi có phát sinh thêm hóa chất mới
6.8.6. Đào tạo người lao động về an toàn hóa chất
6.8.7. Có chính sách xử lý chất thải nguy hại,
6.8.8. Không xả thải vào hóa chất vào không khí, đất và nước
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 4/9

6.8.9. Khi mua hóa chất phải yêu cầu nhà cung cấp hóa chất cung cấp đầy đủ, chính xác
thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất, thông tin phân loại, ghi nhãn và phiếu an
toàn hóa chất
6.8.10. Người lao động quản lý hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất đúng
theo quy định. Huấn luyện cấp sổ theo dõi và thẻ an toàn 2 năm / 1 lần
6.8.11. Khi sử dụng hóa chất phải mang bảo hộ lao động đầy đủ
6.8.12. Bố trí vòi rửa mắt khẩn cấp gần nơi lưu trữ, sử dụng hóa chất
6.8.13. Lắp đặt vòi hoa sen tại khu vực sử dụng hóa chất ăn mòn và độc hại (phòng in)
6.8.14. Vòi rửa mắt cho hóa chất không ăn mòn phải được đặt gần nơi lưu trữ, sử dụng hóa
chất và trong phạm vi 50 mét hoặc nếu sử dụng hóa chất ăn mòn, trong khoảng cách
di chuyển 19 mét tính từ khu vực sử dụng hóa chất độc hại
6.8.15. Có các dấu hiệu nhận biết thiết bị rửa mắt khẩn cấp và vị trí đặt vòi hoa sen
6.8.16. Tiến hành kiểm tra các thiết bị rửa mắt và vòi hoa sen khẩn cấp định kỳ
6.8.17. Xây dựng quy trình ứng phó sự cố hóa chất và được diễn tập ít nhất 1 lần / năm
6.2. Quy định đối với Bảng Dữ liệu An Toàn Hóa Chất (MSDS)
6.2.1. MSDS phải được cập nhật và có sẵn bằng ngôn ngữ địa phương cho mỗi hóa chất
nguy hiểm được sản xuất, nhập khẩu, lưu trữ và
6.2.2. sử dụng tại chỗ.
6.2.3. Yêu cầu MSDS :
6.2.3.1. Phải có sẵn và được treo ở vị trí dễ đọc, dễ thấy
6.2.3.2. Người lao động phải có khả năng hiểu cách diễn giải các điểm an toàn, ghi
nhãn và xử lý chính được minh họa bởi MSDS
6.2.4. Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây:
6.2.4.1. Nhận dạng hóa chất
6.2.4.2. Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất
6.2.4.3. Thông tin về thành phần các chất
6.2.4.4. Đặc tính lý, hóa của hóa chất
6.2.4.5. Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất
6.2.4.6. Thông tin về độc tính
6.2.4.7. Thông tin về sinh thái
6.2.4.8. Biện pháp sơ cứu về y tế
6.2.4.9. Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn
6.2.4.10. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 5/9

6.2.4.11. Yêu cầu về cất giữ


6.2.4.12. Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân
6.2.4.13. Yêu cầu trong việc thải bỏ
6.2.4.14. Yêu cầu trong vận chuyển
6.2.4.15. Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ
6.2.4.16. Các thông tin cần thiết khác
6.3. Quy định đối với nơi lưu trữ hóa chất
6.3.1. Kho chứa hóa chất phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ
ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ,
cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp
6.3.2. Phòng chứa hóa chất phải được thông gió và có kết cấu riêng để bảo quản, xử lý hóa
chất
6.3.3. Tất cả các thiết bị điện, công tắc và mạch điện bên trong phòng chứa hóa chất phải
phù hợp với các vị trí nguy hiểm (tức là chống cháy nổ)
6.3.4. Các phuy chứa hóa chất và thùng chứa hóa chất phải được nối đất trong quá trình
cấp phát hoặc chuyển hóa chất để tránh phát sinh tia lửa điện do tích tụ tĩnh điện
6.3.5. Sàn kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có
rãnh thu gom và thoát nước tốt
6.3.6. Tại kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy
hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo
thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng
hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, bảng hướng dẫn cụ thể
về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy
6.3.7. Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để
đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện
pháp phòng chống cháy nổ, chống sét
6.3.8. Kho chứa hóa chất phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ
môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan
6.4. Quy định đối với bao bì, dụng cụ đựng hóa chất
6.4.1. Bao bì, dụng cụ đựng hóa chất phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
6.4.2. Đáp ứng yêu cầu về phân loại, ghi nhãn hóa chất
6.4.3. Không rò rỉ, phát tán hóa chất ra ngoài trong vận chuyển, bảo quản, cất giữ
6.4.4. Không bị hóa chất chứa bên trong ăn mòn, phá huỷ
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 6/9

6.4.5. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về bao bì, dụng cụ đựng hóa chất do cơ quan có
thẩm quyền ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố áp dụng
6.4.6. Các chai, lọ, thùng, … đựng hóa chất phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu
được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường
6.4.7. Các bao bì chứa hóa chất đã qua sử dụng phải bảo quản riêng
6.4.8. Trước khi sang chiết hóa chất phải thực hiện kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm
sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất
6.4.9. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom,
xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
6.4.10. Các chai, lọ, thùng, … đựng hóa chất phải có nhãn tên, cảnh báo nguy hiểm; và phải
được đặt trong khay chứa phụ. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ
bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường
6.4.11. Thể tích của khay chứa phụ phải lớn hơn 110% của thùng chứa hóa chất riêng lẻ lớn
nhất bên trong ngăn chứa
6.4.12. Bao bì đựng hóa chất không được dễ cháy (có thể dùng chai nhựa đậy kín dùng trong
một ngày ở những nơi làm việc không có ngọn lửa trần)
6.4.13. Khi không sử dụng, các thùng chứa hóa chất phải được đóng kín để tránh bắt lửa và
tạo ra môi trường độc hại, và chúng phải được bảo quản trong tủ, thùng chứa hoặc
tòa nhà thích hợp
6.4.14. Chai, lọ bằng thủy tinh không được sử dụng trừ khi các vật liệu liên quan có tính ăn
mòn
6.4.15. Các thùng chứa hóa chất phải được dán nhãn bằng ngôn ngữ pháp lý của nước sở
tại và nội dung của nhãn phải có thông tin chính bao gồm, nhưng không giới hạn :
6.4.15.1. Tên của hóa chất
6.4.15.2. Chỉ dẫn về mối nguy tiềm ẩn
6.4.15.3. Bất kỳ hướng dẫn xử lý, lưu trữ và khẩn cấp cụ thể nào
6.5. Quy định đối với bảo quản hóa chất
6.5.1. Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại
hóa chất
6.5.2. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có
yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu
vực
6.5.3. Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 7/9

6.5.4. Quá trình vận chuyển, sang chiết hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận
chuyển hàng nguy hiểm
6.6. Quy định đối với hoạt động san chiết hóa chất
6.6.1. Hoạt động san chiết hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện
về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy
định của pháp luật có liên quan
6.6.2. Thiết bị san chiết hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành
6.6.3. Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất phải đáp ứng yêu cầu quy định đối với bao bì,
dụng cụ đựng hóa chất của quy trình này
6.6.4. Người lao động trực tiếp san chiết hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa
chất
6.7. Quy định đối với hoạt động sử dụng hóa chất
6.7.1. Các bộ phận có nhu cầu sử dụng hóa chất phải làm phiếu yêu cầu và phải được
duyệt bởi người có thẩm quyền
6.7.2. Khi bộ phận Tổng vụ tiến hành xuất kho hóa chất cho bộ phận có nhu cầu sử dụng thì
phải ghi nhận vào phiếu theo dõi xuất kho
6.7.3. Người lao động trực tiếp sử dụng hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất
đúng theo quy định. Huấn luyện cấp sổ theo dõi và thẻ an toàn 2 năm / 1 lần
6.7.4. Khi sử dụng hóa chất phải mang bảo hộ lao động đầy đủ
6.7.5. Bố trí vòi rửa mắt khẩn cấp gần nơi lưu trữ, sử dụng hóa chất
6.7.6. Tại nơi sử dụng hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy
hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo
thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng
hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, bảng hướng dẫn cụ thể
về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy
6.8. Qui định về mua hóa chất
6.8.1. Các bộ phận khi có nhu cầu sử dụng hóa chất phải làm phiếu yêu cầu gửi lên cho bộ
phận Tổng vụ. Bộ phận Tổng vụ phải mua các hóa chất cần thiết để phục vụ kịp thời
cho sản xuất
6.8.2. Bộ phận Tổng vụ phải kiểm tra hóa chất đó có bị cấm bởi qui định hiện hành của
pháp luật hoặc yêu cầu của từng khách hàng hay không
6.8.3. Trước khi tiến hành nhập kho hóa chất, bộ phận Tổng vụ có trách nhiệm :
6.8.3.1. Kiểm tra xem bao bì đựng hóa chất có trong tình trạng tốt không, nếu không tốt
có dấu hiệu rò rỉ, lập tức trả lại cho nhà cung cấp
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 8/9

6.8.3.2. Lưu vào kho theo đúng nơi quy định sẵn
6.8.3.3. Dán nhãn nhận dạng, cách sử dụng an toàn lên các hóa chất vừa nhập kho.
6.9. Qui định về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
6.9.1. Hóa chất dư thừa bỏ đi, vật tư bị nhiễm hóa chất, bình chứa sau khi sử dụng đều là
chất thải nguy hại, phải được thu gom, phân loại và lưu giữ trong kho chứa chất thải
nguy hại
6.9.2. Phải xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường
6.9.3. Hoá chất bị thải bỏ phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn bảo
vệ môi trường
6.10. Quy trình xử lý sự cố tràn đổ hóa chất / chất thải nguy hại lỏng
6.9.4. Công nhân viên trong khu vực xảy ra sự cố cần rời khỏi nơi làm việc ngay lập tức
6.9.5. Ngăn chặn nguồn phát sinh tràn hóa chất như đóng van, đóng vòi, lật bình đổ lên, ...
6.9.6. Ngắt hết nguồn điện, nguồn phát ra tia lửa điện, nhiệt ở khu vực xảy ra sự cố
6.9.7. Mang đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân trước khi tham gia xử lý tràn đổ hóa chất, chú ý
ngăn chặn nguồn phát sinh tia lửa có khả năng gây cháy nổ. Giăng dây cảnh báo
xung quanh khu vực tràn đổ hóa chất
6.9.8. Bao quanh giới hạn vệt loang bằng chất thấm dầu hay axit, chất kiềm ở dạng bột, bao
quanh dầu bằng cát, vải thấm dầu, ...
6.9.9. Rắc bột thấm hút hoặc cát lên bề mặt của vùng dung dịch loang. Sau một vài phút,
bột thấm hút sẽ kết bao dung dịch tràn hoặc trung hòa axit
6.9.10. Dùng chổi cứng quét cho đến khi sàn khô và sạch. Nếu mặt sàn vẫn còn vết dầu hoặc
hóa chất, bổ sung chất thấm hút cho hết
6.9.11. Thu gom chất thải rắn và tiêu hủy theo quy định của pháp luật
6.9.12. Dán nhãn vào thùng chứa chất thải hóa chất sau thu gom
6.9.13. Báo cáo với Sở tài nguyên môi trường về sự cố để tìm hiểu nguyên nhân và khắc
phục phòng ngừa
6.11. Quy trình sơ cứu khi sự cố hóa chất xảy ra
6.11.1. Các sự cố hóa chất thường gặp :
6.11.1.1. Hít phải hơi hóa chất
6.11.1.2. Văng bắn hóa chất vào mắt
6.11.1.3. Hóa chất tiếp xúc với da
6.11.1.4. Nuốt phải hóa chất
MÃ SỐ TÀI LIỆU / DOC. ID : QT-HSE-08
PHIÊN BẢN / VERSION : 2/1
HIỆU LỰC / EFFECTIVE : 08/10/2021
TRANG / PAGE : 9/9

6.11.2. Hít phải hơi hóa chất : Khi phát hiện trường hợp bị ngất do hơi hóa chất, ngay lập tức
xử lý (nếu có thể) hoặc gọi người đến giúp (theo Danh sách số điện thoại khẩn cấp)
6.11.2.1. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí
6.11.2.2. Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng thở
6.11.2.3. Đưa ngay đến bệnh viện khu chế xuất (nếu cần thiết)
6.11.3. Hóa chất văng bắn bào mắt : Khi hóa chất văng bắn vào mắt, nạn nhân hoặc người
phát hiện ngay lập tức xử lý (nếu có thể) hoặc gọi người đến giúp (theo Danh sách số
điện thoại khẩn cấp)
6.11.3.1. Sử dụng bình nước rửa mắt khẩn cấp xịt liên tục
6.11.3.2. Nếu tình trạng chưa giảm: đưa nạn nhân đến vòi nước rửa mắt liên tục
6.11.3.3. Đưa ngay đến bệnh viện khu chế xuất (nếu cần thiết)
6.11.4. Hóa chất tiếp xúc với da : Khi hóa chất văng bắn vào da, nạn nhân hoặc người phát
hiện ngay lập tức xử lý (nếu có thể) hoặc gọi người đến giúp (theo Danh sách số điện
thoại khẩn cấp)
6.11.4.1. Làm thoáng vùng da bị dính hóa chất.
6.11.4.2. Rửa sạch chỗ bị dính hóa chất với xà phòng và thật nhiều nước.
6.11.4.3. Đưa ngay đến bệnh viện khu chế xuất (nếu cần thiết)
6.11.5. Nuốt phải hóa chất : Khi phát hiện trường hợp nuốt phải hóa chất, người phát hiện
phải ngay lập tức xử lý (nếu có thể) hoặc gọi người đến giúp (theo Danh sách số điện
thoại khẩn cấp)
6.11.5.1. Cho nạn nhân uống thật nhiều nước hoặc sữa
6.11.5.2. Ép cho nạn nhân nôn ra. Chú ý: không được ép nôn ra nếu MSDS yêu cầu
6.11.5.3. Đưa ngay đến trung tâm y tế chức năng gần nhất
6.11.5.4. Cần mang theo hóa chất nuốt phải và bảng MSDS để giúp bác sĩ chẩn đoán,
điều trị nhanh hơn
7. Biểu mẫu / Form
7.1. Danh sách hóa chất
7.2. Bảng theo dõi hóa chất

You might also like