You are on page 1of 28

QUY TRÌNH

AN TOÀN HÓA CHẤT


Nguyễn Đỗ Ngọc Châu
2015
CHÚNG TA HÃY:
-LUÔN NGHĨ VỀ AN TOÀN,
-HÃY HÀNH ĐỘNG MỘT CÁCH AN TOÀN,
BỞI VÌ LÀM VIỆC AN TOÀN LUÔN LÀ CON ĐƯỜNG TỐT NHẤT.
Nội dung

1. Các loại hóa chất trong nhà máy

2. Đường xâm nhập của hóa chất

3. Nguyên nhân bị phơi nhiễm hóa chất

4. An toàn khi sử dụng hóa chất

3
1. Các loại hóa chất trong nhà máy

• Cháy nổ
• Oxy hóa mạnh
• Độc mãn tính
• Gây kích ứng cho người
• Gây ung thư hoặc có nguy cơ
ung thư
• Gây biến đổi gen
• Gây ô nhiễm môi trường

4
2. Đường xâm nhập của hóa chất

5
2. Đường xâm nhập của hóa chất

2.1. Qua đường hô hấp:

Kích thích màng nhầy của đường hô


hấp trên và phế quản

Một số hơi, bụi hóa chất có hoạt tính


cao, dễ tan trong nước khi vào đường
hô hấp sẽ dễ nhận biết thông qua các
triệu chứng: khó chịu, nôn ói,..

Một số chất khác lại ít tan trong nước,


khi vào phổi, nếu không được thải loại
ra ngoài, một thời gian sau có thể sẽ
gây kích thích, viêm nhiễm, dị ứng, xơ
hóa hoặc ung thư.

6
2. Đường xâm nhập của hóa chất

2.2. Qua da:


Khả năng xâm nhập của chất
độc qua da và độ phân tán chất
độc tăng lên khi nhiệt độ của da
tăng.
Chất độc xâm nhập qua da ẩm
ướt nhanh hơn da khô (chất độc
hòa tan trong nước, mồ hôi)
Da càng bị tổn thương, bào
mòn thì hóa chất càng dễ xâm
nhập.
2. Đường xâm nhập của hóa chất

2.3. Qua đường tiêu hóa:


Thường sẽ do các nguyên nhân
như dính vào môi và nuốt,
không vệ sinh sạch sẽ khi tiếp
xúc với hóa chất, không cách ly
hóa chất với nơi ăn uống.
3. Nguyên nhân bị phơi nhiễm hóa chất

 Do không có đầy đủ các nhãn hóa chất, hướng


dẫn sử dụng an toàn hóa chất (MSDS)

 Do không được huấn luyện an toàn lao động


khi sử dụng hóa chất, dẫn đến việc không đề
phòng các tác hại xấu của hóa chất gây ra cho
cơ thể.

 Không được trang bị, không sử dụng hoặc sử


dụng sai các PTBVCN. Vd: không dùng khẩu
trang, không dùng bao tay hoặc bao tay bị lủng,
không đeo kính hoặc có đeo nhưng để kính hở,
hơi hóa chất bay vào mắt.

CLIP NHÃN HÓA CHẤT (youtube.com)

9
Nhãn hóa chất
3. Nguyên nhân bị phơi nhiễm hóa chất

 Do thông gió, thoáng khí không hợp lý.

 Hóa chất bị tràn đổ trong quá trình cất giữ,


sử dụng, khiến cho hóa chất bay hơi vào
không khí, hoặc có thể gây trơn trượt, té
ngã.

 Các hóa chất có khả năng gây cháy nổ


nhưng không có khu vực lưu trữ hợp lý.
Không có biển cảnh báo, thiết lập khu vực
nguy hiểm về cháy nổ, hạn chế người ra
vào.

11
3. Nguyên nhân bị phơi nhiễm hóa chất

 Do nơi chứa đựng, lưu trữ hóa chất không hợp lý. Hóa
chất bay hơi vào không khí, hoặc để trên các kệ cao, có
nguy cơ rơi đổ khi có người lấy.

12
3. Nguyên nhân bị phơi nhiễm hóa chất

 Các thùng, vỏ bao bì sau khi sử dụng vứt lung tung, không
có nơi tập trung riêng biệt, hoặc vứt chung với rác thải sinh
hoạt.

 Nguy hiểm hơn nữa, là việc tận dụng lại các thùng chứa, vỏ
bao bì của các chất khác mà chưa có biện pháp vệ sinh, dễ
gây phản ứng hóa học không mong muốn.

13
4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất khu tạo tấm


4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất khu CBNL và tạo tấm


4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất khu 4CV và Boiler


4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất khu thành phẩm


4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất khu Bảo trì


4. Hóa chất trong nhà máy

Hóa chất phòng QC


5. An toàn khi sử dụng hóa chất

Ba điều cần lưu ý Kiểm soát hóa chất tại nơi làm việc :
• Phải nắm rõ các loại hóa chất đang sử dụng, số lượng và nguy
cơ xảy ra.

• Thông báo cho mọi người về các nguy cơ của loại hóa chất mà
họ đang sử dụng, biện pháp phòng ngừa phải tuân theo.
• Cải thiện điều kiện làm việc trước và trong khi làm việc.

20
5. An toàn khi sử dụng hóa chất

 Việc kiểm soát hóa chất phải thực hiện hàng ngày.

 Phải thường xuyên huấn luyện về an toàn hóa chất cho


những người làm việc có sử dụng hóa chất: khả năng gây
nguy hiểm, giới hạn nồng độ cho phép, biện pháp an toàn, sơ
cấp cứu, ứng cứu tình trạng tràn đổ hóa chất…và phổ biến
cho mọi người.

Luôn ưu tiên sử dụng các loại hóa chất ít độc hại cho con
người và môi trường.

21
5. An toàn khi sử dụng hóa chất
 Phải chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo được gắn lên các
thùng, bao bì đựng hóa chất, nơi chứa đựng hóa chất. Hiểu
rõ các thông tin được ghi trên bao bì. Vd: MSDS-bảng dữ liệu
an toàn hóa chất, bảng cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra (cháy
nổ, độc hại, trơn trượt…)

22
5. An toàn khi sử dụng hóa chất
 Sử dụng đúng các loại PTBVCN tương ứng, phù hợp với
từng loại hóa chất. Vd: quần áo BHLĐ, găng tay, ủng
chống hóa chất, khẩu trang than hoạt tính, mắt kiếng
BHLĐ…

23
5. An toàn khi sử dụng hóa chất

 Làm tốt việc vệ sinh thường xuyên trong quá trình làm việc.
Luôn lau dọn những nơi văng bắn, rơi đổ hóa chất.
 Không để hóa chất bay hơi trong không khí bằng cách chỉ
mở nắp đậy khi lấy hóa chất.
 Có phương án xử lý tràn đổ hóa chất
 Có nơi lưu trữ hóa chất phù hợp.

24
5. An toàn khi sử dụng hóa chất

 Tuân thủ thao tác an toàn, không để hóa chất văng


bắn lên người hoặc xung quanh.
 Kết thúc công việc phải kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ
khu vực, thu dọn rác thải, vật chứa đựng, dụng cụ
làm việc gọn gàng.
 Có nơi chứa đựng rác thải từ hóa chất và biện pháp
thu gom phù hợp. Tránh xử lý bằng cách đốt rác.

25
6. Xử lý tràn đổ hóa chất
CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM

1. Vi phạm lần thứ 1: Lập biên bản cảnh cáo


2. Vi phạm lần thứ 2: Lập biên bản cảnh cáo
và kéo dài thời gian nâng lương không quá
6 tháng
3. Vi phạm lần thứ 3: Sa thải

You might also like