You are on page 1of 164

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

🙝🕮🙟

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

2010

1
CHỦ BIÊN:

BS.CKI. PHAN HỒNG MINH

THƯ KÝ BIÊN SOẠN:

CN. HUỲNH THỊ HỒNG TRÂM

NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN

ThS. PHẠM THỊ LAN ANH

BS.CKI. PHAN HỒNG MINH

CN. HUỲNH THỊ HỒNG TRÂM

2
LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên có tài liệu để phục

vụ học tập, đặc biệt là đối với sinh viên Y tế Công Cộng, được sự giúp đỡ của Dự án

Nâng cao năng lực các khoa y tế Công Cộng do AP tài trợ, chúng tôi đã cố gắng biên

soạn, tập hợp các kiến thức cơ bản có liên quan đến Sức khỏe môi trường sát với chương

trình khung của Bộ Y tế dành cho hệ đại học tại Đại Học Y Dược TP.HCM.

Trong quá trình biên soạn, có thể còn thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn ý

kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc.

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sức khỏe môi trường

BSCKI. PHAN HỒNG MINH

3
MỤC LỤC

Đại cương sức khỏe môi trường 5

Các hiện tượng không khí 20

Ô nhiễm không khí 25

Ô nhiễm đất 34

Vệ sinh nước 44

Ô nhiễm môi trường nước 56

Quản lý chất thải rắn 83

Quản lý chất thải y tế 94

Vệ sinh bệnh viên 113

An toàn môi trường 121

Kiểm soát vector truyền bệnh 132

Đánh giá tác động môi trường 146

Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………156

4
Bài 1

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được:


- Các thành phần chính của môi trường
- Các khía cạnh lịch sử của sức khỏe môi trường
- Những nhu cầu cơ bản cho một môi trường lành mạnh
- Các chính sách về sức khỏe môi trường, quản lí môi trường, các giải pháp
phòng chống tác hại của môi trường

2. Giải thích mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố môi trường và sức khỏe, mối quan
hệ tương tác giữa sự phát triển kinh tế, môi trường và sức khỏe

TỪ KHÓA: nội dung môn SKMT, mối tương tác giữa con người với môi trường, Những
mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người, Phòng chống tác hại của ô nhiễm
môi trường, Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh, Bảo vệ nguồn tiếp xúc, Tổng quan
về chính sách và quản lí SKMT

NỘI DUNG:

1. Các khái niệm cơ bản về sức khỏe môi trường:


1.1. Môi trường là gì?
- Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993, môi trường (MT) là những yếu
tố bao quanh ta. Các yếu tố đó có thể là yếu tố tự nhiên, yếu tố vật lý, yếu tố xã hội, kinh
tế, văn hóa … có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên
+ Các thành phần của môi trường: Các yếu tố trên còn gọi là các thành phần của
môi trường :
- Môi trường vật lí: Gồm các yếu tố: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, gánh nặng
lao động.
- Môi trường hóa học như bụi, hóa chất, thuốc men, chất kích thích da, thực phẩm.

5
- Môi trường sinh học: Gồm động vật, thực vật, ký sinh trùng (KST), vi khuẫn
(VK), virus, các yếu tố di truyền, …..
- Môi trường xã hội (XH): Gồm stress, mối quan hệ giữa con người với con người,
môi trường làm việc, trả lương, làm ca, …
1.2. Sức khỏe:(SK)
Theo định nghĩa của WHO 1996, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tâm
thần và xã hội chứ không chỉ đơn giản là vô bệnh, vô tật.

1.3. Sức khỏe môi trường:(SKMT)


- Là cầu nối giữa 2 lĩnh vực Sức khỏe và Môi trường
- Là một ngành khoa học và thực tiễn hướng vào nghiên cứu những tác động qua lại
hữu cơ giữa môi trường với sức khỏe, đề xuất những biện pháp quản lý môi trường trong
sự phát triển vì sức khỏe của nhân dân

1.4 Lịch sử phát triển của sức khỏe môi trường:


Theo các tư liệu lịch sử:
- Những năm Trước Công Nguyên (TCN) ở thành Athen (Hy Lạp) người ta đã xây
dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dùng các chất thơm, diêm sinh để tẩy
uế không khí trong và ngoài nhà phòng các bệnh truyền nhiễm
- Người La Mã còn tiến bộ hơn khi xây dựng thành La Mã đã xây dựng một hệ
thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để thu gom nước thải, nước mưa dẫn
ra sông Tibre:
. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho dân thành phố
. Đồng thời trong thời kì này, độ cao của nhà ở, bề rộng các đường đi lại trong
thành đều được qui định và tiêu chuẩn hóa
. Những người bán các loại thực phẩm giả mạo, thức ăn ôi thiu đều phải chịu tội
Như chúng ta đã biết:các nhân tố sinh học, các hóa chất tồn tại một cách tự nhiên
và các nguy cơ vật lí đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người.
Đồng thời các chất ô nhiễm môi trường do hành động của con người sinh ra cũng có quá
trình phát triển từ từ và lâu dài
- Cuộc khủng hoảng môi trường lần 1 xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ (TK) 19,
nguyên nhân do thực phẩm kém chất lượng và nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành xứ sở
sương mù do ô nhiễm không khí kéo dài đến giữa thế kỷ 20 và hàng loạt ô nhiễm mới

6
song song với ô nhiễm công nghiệp là ô nhiễm hóa học, hóa chất tổng hợp, nhất là trước
và sau chiến tranh thế giới lần II. Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hóa học, đặc biệt
là ngành công nghiệp hóa chất đã tạo ra các hóa chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa,
các dung môi, thuốc trừ sâu, ...v.v... đã tạo ra rất nhiều chất khó phân hủy và tồn dư lâu
dài trong môi trường: như DDT, 666, dioxin ..v.v...gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề,
dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kỳ
những năm 60 và 70 của thế kỷ 20
- Làn sóng thứ 2 về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa TK 20 với 2
phong trào lớn là:
+ Phong trào môi trường: là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài
nguyên không tái tạo kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã,
các vùng đất, biển quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo
+ Phong trào sinh thái: tập trung vào các chất gây độc cho con người hoặc có khả
năng gây hủy hoại môi trường. Kết quả Hội nghị của Liên hiệp quốc (LHQ) về môi
trường và con người được tổ chức năm 1972 đã thuyết phục được nhiều Chính phủ các
nước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm Công nghiệp và rác thải, phòng chống ô
nhiễm hóa học, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), thuốc,...
- Làn sóng thứ 3 về SKMT là những năm 80 – 90 đến nay ngoài vấn đề ô nhiễm
công nghiệp (CN), hóa chất còn có các vấn đề về CO2 dioxyd carbon, CFC clorofluoro
carbon gây thủng tầng ozone, vấn đề cân bằng môi trường, phát triển bền vững, môi
trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên ... sẽ còn phải giải quyết trong nhiều
thập kỷ tới.

Một số sự kiện sức khỏe môi trường quan trọng :


- 1798 – Thomas Malthus xây dựng lý thuyết về phân bố tài nguyên và dân số
- 1848 – Quốc hội Anh thông qua Luật Y tế công cộng
- 1895 – Svante Arrhenius mô tả hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- 1899 – Hiệp định Quốc tế đầu tiên về cấm vũ khí hóa học
- 1956 – Anh thông qua Luật Không khí sạch
- 1962 – Rachel Carson xuất bản cuốn Mùa xuân lặng lẽ (nói về thuốc trừ sâu và
môi trường)
- 1969 – Hiệp định quốc tế đầu tiên về hợp tác trong trường hợp ô nhiễm biển (vùng
biển phía Bắc)
- 1972 – Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Con người (Stockholm)
- 1982 – Hội nghị đa phương về sự acid hóa môi trường

7
- Hội nghị quốc tế đầu tiên về nâng cao sức khỏe (health promotion) thông qua
Hiến chương Ottawa.
- 1987 – Nghị định thư Montreal về hạn chế khí thải (CFC)
- 1992 – Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Rio de Janeiro)
- 1994 – Hội nghị quốc tế về Dân số & phát triển (Cairo)
- 1995 – Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về phát triển xã hội
(Copenhagen)
- 1996 – Hội nghị của Liên hiệp quốc về vấn đề định cư (HABITAT II) ở Istanbul
- 1997 – Hiệp định khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Kyoto

Nguồn : Yassi & cộng sự, 2001

1.5 Nội dung môn SKMT:


Nội dung của SKMT là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu tố vật lí, hóa học,
sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các hoạt động của SKMT được
thực hiện ở tất cả các cấp, bao gồm :
- Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn về :
. An toàn dân số
. Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khỏe trong các trường hợp khẩn cấp
. Theo dõi, quan trắc & xây dựng các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn nhà ở, trường
học,
. Nâng cao phát triển sức khỏe
- Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về SKMT:
. Cung cấp thông tin cho cộng đồng về SKMT
. Nghiên cứu SKMT
. Giáo dục về SKMT
- Xây dựng luật SKMT
- Quản lí môi trường vật lí:
. An toàn nước
. An toàn thực phẩm
. Quản lí chất thải rắn
. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
. Phòng chống chấn thương
. Kiểm soát tiếng ồn
. Sức khỏe & chất phóng xạ
- Quản lí nguy cơ sinh học:

8
. Kiểm soát côn trùng và động vật có hại
. Quản lí bệnh truyền nhiễm qua vật thể trung gian truyền bệnh
. Kiểm soát vi sinh vật
- Quản lí nguy cơ hóa học:
. Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hóa học trong không khí, đất, nước sinh
hoạt, nước thải và thực phẩm.
. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn
. Đánh giá và quản lí các nguy cơ sức khỏe ở vùng bị ô nhiễm
. Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác.
. Độc chất học
. Kiểm soát thuốc lá
- Các bệnh liên quan đến môi trường do hoặc liên quan đến nhiều nguyên nhân
khác nhau: như viêm phế quản mãn tính….
2. Mối tương tác giữa con người với môi trường
2.1. Mối tương tác:
Sức khỏe con người phụ thuộc vào khả năng của một xã hội trong việc kiểm soát
các mối tương tác giữa các hoạt động của con người và các môi trường vật lí, hóa học,
sinh học. Vấn đề này phải được thực hiện song song với việc nâng cao sức khỏe con
người và phải đảm bảo tính nguyên vẹn của các hệ thống tự nhiên mà một môi trường
lành mạnh phụ thuộc vào hệ thống đó.

Mối tương tác giữa các hoạt động của con người với các môi trường vật lí, hóa học,
sinh học (WHO, 1992) như sau:

9
Phạm vi và bản chất của các hoạt động của con người (nông nghiệp, công nghiệp, sản
xuất năng lượng, sử dụng, quản lí nguồn nước và chất thải; đô thị hóa; phân phối, thu
nhập,tài sản trong và giữa các nước; chất lượng của các dịch vụ y tế; phạm vi bảo vệ môi
trường sống, làm việc và môi trường tự nhiên)

Môi trường vật lí và hóa học (không Môitrường sinh học (loại, sự phân bố
khí, nước, thực phẩm, đất và các thành của các tác nhân gây bệnh và các véctơ
phần hóa học bao gồm cả phóng xạ: khí truyền bệnh, cũng như ngoại cảnh sống
hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng của chúng )
mưa, và sự thay đổi theo mùa

10
11
2.2. Những mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người
Sức khỏe của con người gắn liền với mọi biến động lớn nhỏ của môi trường mà
các yếu tố môi trường biến động theo vùng sinh thái, cơ sở hạ tầng, theo mùa thời gian
trong ngày trong tháng, trong năm và cả những hoạt động mà con người đang tiến hành
- Những mối đe dọa của môi trường trong phát triển có thể chia thành 2 nhóm:
. Nhóm các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới sự lạc hậu
. Nhóm các mối nguy hiểm hiện đại liên quan tới sự phát triển không bền vững
Cùng với thời gian, cùng với sự công nghiệp hóa và đô thị hóa các mô hình của mối
nguy hiểm đó càng thay đổi, cụ thể là chúng di chuyển từ các mối nguy hiểm truyền
thống sang các mối nguy hiểm hiện đại.

2.3. Các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới đói nghèo và lạc hậu:
- Thiếu nước sạch
- Thiếu các công trình vệ sinh gia đình
- Thực phẩm bị ô nhiễm
- Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời do sử dụng than và các nguyên liệu
khác
- Rác thải không được kiểm soát, quản lí tốt
- Tai nạn, chấn thương trong nông nghiệp, trong các xí nghiệp thô sơ
- Thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, động đất, lũ, cháy rừng
- Các bệnh do vật trung gian truyền bệnh: chuột và côn trùng
- Các vụ dịch đường ruột

2.4. Các mối nguy hiểm hiện đại:


Liên quan đến sự phát triển nhanh, không bền vững, hiện đại hóa nhanh nhưng lại
thiếu một chiến lược quốc gia tổng thể về SKMT và sự khai thác tài nguyên bừa bãi.
Chúng bao gồm:
- Nước ô nhiễm do chất thải công nghiệp và hóa chất trừ sâu sử dụng trong nông
nghiệp.
- Ô nhiễm không khí đô thị do xe cộ, nhà máy nhiệt điện
- Chất thải rắn và chất thải độc
- Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ xuất hiện trong sử dụng các công nghệ
mới

12
- Sự xuất hiện các dịch bệnh mới và sự quay lại của các bệnh truyền nhiễm truyền
thống
- Nạn phá rừng, suy thoái và các biến động sinh thái khu vực hay toàn cầu
- Thay đổi khí hậu, thủng tầng ozone và sự ô nhiễm xuyên biên giới, …

2.5. Những khác biệt giữa mối nguy hiểm môi trường truyền thống với mối nguy
hiểm môi trường hiện đại:
- Những mối nguy hiểm truyền thống thường nhanh chóng biểu hiện ở dạng bệnh
tật
VD: Người dân nông thôn phải uống nước bẩn thì 1 hoặc vài ngày sau đó họ bị
tiêu chảy. Các trường hợp tiêu chảy này có thể là một chỉ tiêu để đánh giá cho sự an toàn
của một môi trường và hiệu quả phòng dịch của chúng ta

- Mối nguy hiểm hiện đại, từ khi tác động tới lúc biểu hiện bệnh là cả một thời
gian tiềm tàng lâu dài

VD: Các yếu tố hóa chất gây ung thư ngày nay có thể gây ưng thư sau khi ăn thực
phẩm hàng năm hoặc hàng chục năm. Tương tự như vậy, chất độc màu da cam có thể gây
dị dạng ở các thế hệ sau của những người nhiễm phải nó trong thời gian chiến tranh

3. Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả của môi trường và sức khỏe:

- Là mối tương qua cực kì phức tạp. Mỗi một mối nguy hiểm môi trường thường
gắn với nhiều khía cạnh kinh tế và phát triển xã hội

- Tổ chức Y tế thế giới (1997) đã đề xuất một sơ đồ tác động qua lại nguyên nhân
hiệu quả của môi trường và sức khỏe như sau:

13
Sơ đồ tác động qua lại nguyên nhân hậu quả của môi trường và sức khỏe

ĐỘNG LỰC MÔI TRƯỜNG

Phát triển kinh tế


Tăng dân số Công nghệ

SỨC ÉP MÔI TRƯỜNG


Tiêu thụ
Sản xuất Phát sinh chất thải

TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG

14
Nguồn lực hiện có
Thiên tai Ô nhiễm

TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI


Tiếp xúc bề ngoài Liều hấp thu Liều đích theo cơ quan

TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE


Khỏe mạnh Bệnh tật Tử vong

HÀNH ĐỘNG CAN THIỆP

- Những yếu tố nguy cơ môi trường xuất hiện thông qua những động lực cơ bản.
Các động lực đó là sự tăng dân số, sự phát triển kinh tế, công nghệ để đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của cuộc sống.
- Trong quá trình phát triển chúng ta làm tăng sức ép lên môi trường. Đó là sự phát
sinh chất thải, sử dụng tài nguyên, sản xuất năng lượng, khai thác hầm mỏ, chế tạo hàng
hóa, giao thông vận tải, trồng trọt,chăn nuôi.
- Những sức ép trên dẫn đến tổn hại môi trường như ô nhiễm chất thải, phá rừng,
cạn kiệt tài nguyên, tăng nồng độ các chất trong nước, không khí và thực vật
- Trong điều kiện môi trường như thế con người phải tiếp xúc với các yếu tố độc
hại. Mức độ tiếp xúc có thể dao động từ vô hại, chấp nhận được đến mức nguy hiểm,
không chấp nhận được. Kết quả của sự tiếp xúc đó là suy giảm sức khỏe, bệnh tật và tử
vong
Ví dụ: Tác động của dân số, đô thị hóa lên sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Những thách thức về dân số Việt Nam là rất nghiêm trọng đối với tất cả các vấn đề
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao 1,7%(1999), di dân nội
bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên, kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng lên không kiểm
soát được. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta xấp xỉ 100 triệu người, trong khi
đó các nguồn tài nguyên đất nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế suy giảm. Vấn
đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt để (hiện cả nước có 1750

15
xã ở diện nghèo đói). Quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế bằng con đường công
nghiệp hóa đòi hỏi nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất
lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ
đầu. Mặt khác, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nhiều lĩnh vực, nhiều vùng lãnh
thổ không được quán triệt đầy đủ theo quan điểm phát triền bền vững, nghĩa là chưa tính
toán đầy các yêu tố môi trường trong phát triển kinh tế xã hội. Theo dự kiến, tốc độ tăng
trưởng GDP phải đạt xấp xỉ 7%/năm và được duy trì liên tục đến năm 2010. Theo tính
toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi, nguy cơ chất thải sẽ tăng gấp
3 – 5 lần. Và nếu trình độ công nghệ sản xuất, trình độ quản lí sản xuất, trình độ quản lí
môi trường không được cải thiện thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài
nguyên và năng lượng. Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra
sự gia tăng các loại chất thải, ô nhiễm môi trường gây nên sức ép cho môi trường. Trong
khi đó, dân số ở đô thị ngày càng gia tăng, năm 1999 dân số đô thị là 23% so với dân số
cả nước, dự kiến năm 2010 là 33% và 2020 là 45%
Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm bới các chất thải rắn, nước thải chưa được
thu gom và xử lí theo quy định, khí thải, bụi, tiếng ồn, ..v.v… từ các giao thông nội thị và
mạng lưới sản xuất qui mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều
kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động.
Hệ thống cấp, thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng được như cầu. Mức ô nhiễm
không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt mức cho phép nhiều lần, nhất là tại
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM vượt chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần.
Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh, cơ sở hạ tầng yếu
kém. Việc sử dụng không hợp lý các hóa chất nông nghiệp đã, đang làm cho môi trường
nông thôn bị ô nhiễm, suy thoái. Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã
làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Nước sinh hoạt và vệ sinh là vấn đề cấp bách. Tỉ
lệ hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt khoảng 34%, chỉ khoảng 46% số hộ dân nông
thôn được dùng nước hợp vệ sinh (trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh nông thôn 2001).
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2002, chỉ mới 50% số dân
nông thôn được sử dụng nước sạch.
Nạn khai thác rừng bừa bãi, thậm chí xảy ra ở các khu rừng cấm, rừng đặc dụng
nạn đốt phá rừng đã gây ra những thảm họa cháy rừng nghiêm trọng như vụ cháy rừng
nước mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắt động vật hoang dã cũng đang làm suy
giảm đa dạng sinh học, gây hủy hoại môi trường. Những vấn đề môi trường xã hội ngày
càng trở nên bức xúc như ma túy, HIV/AIDS và bạo lực. Những vấn đề môi trường toàn
cầu như tầng Ozone bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu nóng lên, thay đổi

16
khí hậu, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó
có Việt Nam

4. Môi trường hỗ trợ sức khỏe:


Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại cho sức khỏe nhưng nếu môi trường được quản
lí tốt sẽ có tác dụng hỗ trợ cho sức khỏe.
Môi trường hỗ trợ cho sức khỏe là môi trường không có những mối nguy hiểm
lớn, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của một cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy những
mối giao lưu trong xã hội.
Những định hướng cơ bản cho môi trường lành mạnh:
● Bầu không khí trong sạch
Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết
chỉ sau một vài phút . Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầm
trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau
● Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt : Nước cũng rất cần thiết cho sự
sống. Trung bình mỗi người cần phải uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Nếu sau 4 ngày
không có nước con người sẽ chết. Nước cũng rất cần thiết cho thực vật, động vật và nông
nghiệp
Nước còn là :
- Phương tiện vận chuyển tự nhiên
- Xử lí chất thải
- Có vai trò quan trọng trong các ngành Nông nghiệp, Ngư nghiệp trang trại.
Thiếu nước gây trở ngại lớn đối với việc phát triển công nghiệp
- Khi thiếu nước có thể gây ra các cuộc xung đột tranh chấp nước ngọt như ở
các nước khu vực Trung Đông
- Chất lượng của nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe
con người, rất nhiều bệnh truyền nhiễm truyền qua nước. Khoảng 80% các bệnh tật ở các
nước đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để xử lí
phân.
● Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn:
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Tùy vào trọng lượng
cơ thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 – 2000 calo
năng lượng mỗi ngày. Nếu như không có thực phẩm, con người sẽ chết sau 4 tuần. Thực
phẩm này cũng cung cấp các vitamin quan trọng và các chất vi lượng, nếu không có các
chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh do thiếu vi chất.
Nếu như không có thực phẩm, con người sẽ chết sau 4 tuần

17
5.Phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường:
Giống như các dây truyền dịch tể học, khống chế yếu tố ô nhiễm môi trường cũng
bao gồm 3 khâu:
- Khống chế nguồn gây ô nhiễm
- Ngăn chặn sự phát tán yếu tố ô nhiễm
- Bảo vệ các đối tượng tiếp xúc
Mức độ dự phòng được chia làm 3 cấp độ:
- Dự phòng cấp I: Bảo vệ khối cảm thụ, không tiếp xúc quá mức với các yếu tố
nguy cơ
- Dự phòng cấp II: Bảo vệ những người đã và đang tiếp xúc quá mức với các
yếu tố nguy cơ, không để các tổn thương dưới lâm sàng hoặc lâm sàng gây ra các hậu quả
lâu dài trên sức khỏe (phát hiện sớm và xử lí đúng, kịp thời)
- Dự phòng cấp III: Không để xảy ra các rủi ro, hậu quả gây chết người do ô
nhiễm môi trường (hệ thống khám chữa bệnh)
Các giải pháp dự phòng cấp I:

5.1. Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh:


- Thay thế các yếu tố độc hại bằng yếu tố không độc hại
- Thay thế các quy trình công nghệ phát sinh độc hại nhiều bằng các quy trình không
phát sinh độc hại, ít phát sinh độc hại hơn hoặc quy trình công nghệ phát sinh độc hại
nhưng dễ khống chế sự lan tỏa các yếu tố độc hại ra môi trường xung quanh.
- Không để yếu tố độc hại phát sinh bằng thông gió, thoáng khí
- Khống chế sự phát tán các yếu tố độc hại vào môi trường sản xuất hoặc môi trường
xung quanh:
. Áp dụng biện pháp che chắn, bao bọc cách ly nguồn phát sinh ô nhiễm
. Hút cục bộ hoặc tạo những mảng hút, hấp thụ yếu tố ô nhiễm tại nguồn

5.2. Bảo vệ người tiếp xúc:


- Sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phòng chống tác hại từ môi trường.
- Giáo dục sức khỏe môi trường cho cộng đồng.
- Các giải pháp tổ chức, hành chánh

18
6. Tổng quan về chính sách và quản lí SKMT
6.1. Tình hình thực hiện chính sách và quản lí môi trường
- 1980: Dự thảo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia (lần đầu tiên)
- 12.1992: Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển bền vững, thông qua kế
hoạch 10 năm về môi trường
- 1993: Ban hành Luật Bảo vệ Môi trường (1991 - 2000)
. Nghị định 175/CP về “Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường”
. Nghị định 26/CP về “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
- 1998: Ban hành chỉ thị 36/CT – TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Bộ chính trị BCH TW Đảng )
. Hệ thống quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương đã
được hình thành và đi vào hoạt động nề nếp
- Trong thời gian qua ngành y tế đã có một số những chính sách, chiến lược riêng lẻ
cho những hoạt động về sức khỏe môi trường:
. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
. Vệ sinh học đường
. Chỉ số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động và ban hành những bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm.
. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống y học dự phòng từ trung ương đến địa phương
- Tuy nhiên đến nay chưa có một hội nghị nào có tầm cỡ quốc gia bàn về chiến lược,
chính sách riêng, cụ thể cho sức khỏe môi trường.

6.2. Thực trạng và chiến lược về sức khỏe môi trường:


- Còn nhiều bất cập trong quản lý môi trường và sức khỏe môi trường như: quy
hoạch môi trường chưa lồng ghép với phát triển Kinh tế - Xã hội , Giáo dục – Đào tạo,
nâng cao nhân thức môi trường, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch quản lý tổng thể
rừng, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học,..
- Hệ thống tổ chức quản lý, cơ chế và chính sách còn nhiều hạn chế: kinh phí ít,
đầu tư dàn trải nên kết quả không thấy rõ ràng, làm cho cộng đồng dân cư thay đổi nhận
thức còn quá chậm, làm cho môi trường hiện tại còn nhiều điều cần bàn
-
6.2.1. Thực trạng:
a. Môi trường tiếp tục xuống cấp
- Rừng tiếp tục bị suy thoái

19
- Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển tiếp tục bị suy giảm
- Chất lượng các nguồn nước tiếp tục xuống cấp
- Môi trường đô thị và công nghiệp tiếp tục bị ô nhiễm
- Chất lượng môi trường nông thôn có xu hướng xuống cấp nhanh
- Môi trường lao động ngày càng bị ô nhiễm
- Sự cố môi trường gia tăng mạnh
- Môi trường xã hội: phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tệ nạn xã hội phát
triển phức tạp.

b. Tác động của môi trường toàn cầu:


- Vấn đề môi trường của lưu vực sông Mekong và sông Hồng
- Vấn đề môi trường của các rừng chung biên giới
- Vấn đề mưa acid
- Vấn đề ô nhiễm tầng khí quyển, hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ozone, hậu
quả của vấn đề này gây ra:
. Sự thay đổi khí hậu của Trái Đất dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái
. Mực nước biển dâng cao do nhiệt độ Trái Đất tăng
. Hiện tượng El Nino và La Nina làm hạn hán và bão nghiêm trọng
. Vấn đề ô nhiễm biển và đại dương
. Vấn đề chuyển dịch ô nhiễm
c. Thách thức của môi trường nước ta trong thời gian tới:
- Xu thế suy giảm chất lượng môi trường tiếp tục gia tăng
- Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng mạnh và phức tạp hơn
- Gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây áp lực lên môi trường
- Hội nhập quốc tế, du lịch và tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ gây ra nhiều tác
động phức tạp về mặt môi trường
- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn kém
- Năng lực quản lí môi trường và sức khỏe môi trường chưa đáp ứng nhu cầu
- Mẫu hình tiêu thụ lãng phí hay khát tiêu dùng

6.2.2 Chiến lược:


- Phòng ngừa ô nhiễm
- Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
- Cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội

20
6.3. Giải pháp:
- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe môi
trường
- Tăng cường vai trò sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp. Tư nhân hóa trong
bảo vệ môi trường
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường và sức khỏe môi trường
- Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút tài trợ nước ngoài
- Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và chiến lược phát triển KT – XH
- Cần có một chiến lược quốc gia về sức khỏe môi trường

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

1. Hãy trình bày khái niệm về sức khỏe môi trường


2. Định nghĩa sức khỏe môi trường
3. Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng môi trường
4. Tác động của việc tăng dân số và đô thị hóa lên sức khỏe cộng đồng & môi
trường
5. Tóm tắt thực trạng môi trường Việt Nam
6. Chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường ở VN

21
Bài 2

CÁC HIỆN TƯỢNG KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được: khái niệm về một số hiện tượng không khí.
2. Hiểu và giải thích được những nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng không
khí.
3. Nêu được các chất khí gây ô nhiễm không khí dẫn đến những hiện tượng không
khí này.

TỪ KHÓA: hiện tượng không khí, mưa acid, hiệu ứng nhà kính, khí nhà kính, ozone,
suy thoái tầng ozone, bão, giông bão, xoáy thuận nhiệt đới

22
NỘI DUNG:

1. Hiệu ứng nhà kính:


Khái niệm hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de verre trong tiếng Pháp, do Jean
Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng
bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ
và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm
toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và
được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển
có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí
quyển
Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide.
Những loại khí này xuất hiện một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng do các quá
trình sản xuất công nghiệp tạo nên. Khí CFCs là dạng khác của khí nhà kính, loại khí này
cũng do quá trình công nghiệp tạo ra.
Hiệu ứng nhà kính nhân loại làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên
kế tiếp sẽ ảnh hưởng làm mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Ở Mỹ dự đoán
mực nước biển tăng 50cm vào năm 2100 và có thể làm mất đi 5000 dặm vuông đất khô
và 4000 dặm vuông đất ướt.
Nghị định thư Kyoto thông qua nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ảnh hưởng, gia
tăng hiệu ứng nhà kính.

2. Suy thoái tầng ozone:


2.1. Khái niệm:
Lớp phân tử ozone tương đối dày ở tầng bình lưu hình thành nhờ năng lượng của
tia phóng xạ UV (ultra-violet) phá vỡ phân tử oxy và tạo thành ozone. Lớp ozone hấp thụ
tia phóng xạ và thông qua đó bảo vệ bề mặt trái đất. Sự suy thoái tầng ozone làm tăng sự
phơi nhiễm giữa bề mặt trái đất và các tia phóng xạ.

2.2. Suy thoái ozone:


Khác với ozone ở tầng đối lưu là chất ô nhiễm không khí do gây hiệu ứng nhà
kính, ở tầng bình lưu ozone là tầng cực kỳ quan trọng để chống lại các tia phóng xạ đặc
biệt là UV-B gây nguy hại cho sức khỏe. Ozone ở tầng bình lưu chỉ bị ảnh hưởng bởi sự
phát tán ozone ở tầng đối lưu lên tầng trên là tầng bình lưu.

23
Từ năm 1980 người ta nhận thấy lớp ozone ở tầng bình lưu mỏng đi ở Nam Cực
và nguyên nhân là sự gia tăng các chất hóa học gây phá hủy tầng ozone bằng phản ứng
xúc tác hay khuếch tán vào tầng bình lưu đặc biệt được kể đến nhiều nhất là CFCs
(chlorofluorocarbons).
Một phân tử CFC có khả năng phân hủy 10000 phân tử ozone. Chính vì vậy việc
thải CFC ra khí quyển từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày như sử dụng
tủ lạnh, máy làm lạnh đã nhanh chóng làm suy giảm tầng ozone. Trong 20 năm từ 1956
đến năm 1976 người ta quan sát được sự ổn định của lớp ozone nhưng kể từ đó tầng
ozone đã suy giảm, độ dày tầng ozone ở Nam Cực từ 300 Dobson xuống 125 đến 200
Dobson (Dobson là đơn vị đo nồng độ của ozone theo cột khí quyển thẳng đứng trong
điều kiện chuẩn).
Để giảm các thiệt hại và tổn thất đến tầng ozone việc hạn chế CFCs đã được nghị
định thư Montreal thông qua, tuy nhiên người ta cho rằng CFCs đã được thải ra vào môi
trường vẫn tồn tại và phá hủy ozone đến thế kỷ 22 do thời gian bán rã của CFC là trên 75
năm.

3. Bão
3.1 Định nghĩa:
Bão là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình
Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở
ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).
3.2. Đặc điểm một cơn bão:
Phát sinh từ vùng nhiệt đới tức là vùng biển gần xích đạo. Có gió lốc, nghĩa là gió
thổi xoáy quanh một tâm điểm gọi là mắt bão. Tại vùng Bắc bán cầu tức là nửa trái đất
nằm về hướng Bắc, phía trên của xích đạo, hướng gió xoáy ngược chiều kim đồng hồ hay
từ hướng Tây sang Ðông; ngược lại tại vùng Nam bán cầu, gió xoáy theo chiều kim đồng
hồ tức là từ Ðông sang Tây.
Là vùng áp suất thấp. Mắt bão luôn luôn là nơi có áp xuất không khí thấp nhất.
Gió xoáy quanh mắt bão phải có tốc độ tối thiểu 74 mile/giờ.

3.3. Sự hình thành bão:


Một cơn giông chỉ có thể phát triển thành bão nếu hội đủ 3 điều kiện chính:
Hơi ấm và khí ẩm tại biển nhiệt đới bốc hơi và đông đặc liên tục. Chu kỳ bốc hơi,
đông đặc liên tục này mỗi lúc một gia tăng khiến hơi ấm và khí ẩm bị hút lên không mỗi

24
lúc một nhiều và mạnh hơn, gây ra những luồng lốc xoáy quanh một trung tâm gọi là mắt
bão.
Lốc xoáy sinh ra do những luồng gió khác chiều gặp nhau. Lốc xoáy ở mặt biển
đẩy hơi ẩm lên cao, gia tăng tốc độ bốc hơi sinh ra gió càng mạnh.
Áp lực khác nhau giữa mặt biển và khí quyển trên cao độ cũng lấy bớt sức nóng
của hơi bốc khiến chu kỳ bốc hơi càng mạnh, làm tăng sức của bão.

3.4. Thành Phần Của Bão


Trong môt cơn bão đã thành hình, chúng ta có thể nhìn rõ 4 thành phần chính, đó là:
- Mắt Bão (Eye): Là vùng áp lực thấp, yên tịnh nằm ngay trung tâm của vòng xoáy.
- Mí Mắt (Eye Wall): Nằm sát mắt bão với gió xoáy mạnh nhất.
- Vòng Mưa (Rain Bands): Là những giải mây phía ngoài xoay quanh mắt bão mang
nhiều mưa. Ðây là hệ quả của chu kỳ bốc hơi và đông đặc trước kia đã tạo nên trận bão.
- Lớp mây dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)

3.5. Phân Loại Sức Mạnh Của Bão


Vùng áp thấp: Có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp nhưng không xác định được vị
trí trung tâm.
Áp thấp nhiệt đới :Xác định được vị trí trung tâm và Vmax cấp 6-7(39-61Km/h)
có lúc gió giật cấp 8-9.
Bão thường:Vmax cấp 8-9(62-88Km/h) có lúc gió giật cấp 10-11.
Bão mạnh :Vmax cấp 10-11(89-117Km/h) có thể có lúc gió giật cấp 12 hoặc trên
cấp 12.
Bão rất mạnh:Vmax từ cấp 12 trở lên(>=118Km/h).

3.6. Thiệt Hại Do Bão Gây Ra


Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu
thuyền, làm đổ nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, và thừơng để lại hậu quả
rất lớn về người và của.

3.7. Bão ở Việt Nam


Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi
đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất
liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển.
Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới:
- Từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7;8)

25
- Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9)
- Quảng Trị - Bình Định (tháng 10).
- Bình Định - TPHCM (tháng 11)
- TPHCM - Cà Mau (tháng 12).
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, bão được phát hiện và theo dơi thông qua việc
phân tích các bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, gió, mây, mưa v.v... thu nhận
được từ lưới trạm quan trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải đảo và tàu biển trên các
khu vực rộng lớn hoặc toàn cầu.

4. Mưa acid:
4.1 Khái niệm:
Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo
thành các acid khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính acid yếu vì trong nước mưa có
CO2 hòa tan (từ hơi thở của động vật) và một ít Cl- (từ nước biển). Mưa có pH khoảng 5,
đôi khi có pH < 4 (do núi lửa sinh ra SO2 và H2SO3 tạo thành acid sulfuric-H2SO4).
Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp, pH nước mưa khoảng 5-6, hiện nay mưa
acid dùng để chỉ nước mưa có pH < 5,6.

4.2. Nguyên nhân


Mưa acid có thể được tạo thành từ tự nhiên, do CO2 (có nguồn gốc từ động vật và
con người) và chlorine (Cl--có nguồn gốc từ muối), hòa tan với nước tạo thành acid
chlohydric (HCl) và acid cacbonic (H2CO3).
CO2 + H2O 🡪 H+ + HCO3-
2Cl2 + H2O 🡪 4H+ + 4Cl- + O2
Hiện nay, nguyên nhân chính gây mưa acid là dioxide sulfur (SO2) chiếm 70% và
oxid nitơ (NOx) chiếm 30%.
SO2 + 2H2O 🡪 2H+ + SO42- + H2
2NOx + H2O 🡪 2H+ + 2NO3--
Khí SO2 được phát sinh từ nhà máy điện, công nghiệp, NO2 và NO3 (NOx) từ nhà
máy điện, công nghiệp, giao thông. Tại Mỹ, trong thành phần mưa acid thì 62% H2SO4,
32% HNO3, và 6% HCl.

4.3. Một số hậu quả của mưa acid


Làm pH nước sông, hồ có tính acid, làm cá chết (cá ở 140 hồ ở Minnesota bị chết,
cá hồi ở Norway bị giảm sản lượng). Nguy hiểm hơn là có thể tác động trong thời gian
dài vì làm ngưng sự sinh sản của cá. Độ acid cao làm giải phóng kim loại độc có trong
đá, đặc biệt là nhôm, ngăn cản sự hô hấp của cá.

26
Trên mặt đất, acid làm nước nhiễm độc và làm hư hỏng tầng đất màu nhạy cảm,
giết chết cây cối và các loài thủy sinh vật. Do mưa acid mà hàng năm các khu rừng ở
Châu Âu thiệt hại khoảng 30 tỉ đôla. Ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, hơn 50% trong số 219
ao hồ được khảo sát đã bị acid phá hoại. Châu Âu và Bắc Mỹ là những nơi chịu trách
nhiệm về 80% khí ô nhiễm đã gây ra mưa và sương mù acid (SOx, NOx) trong nhiều thập
niên qua. Trung Quốc là nước thứ 3 sau Mỹ và các nước SNG bị khí SO2 lan tỏa rộng
nhất. Những nước Đông Á cũng bị tình trạng mưa acid.
Mưa acid không khác với mưa thường ở màu sắc, mùi vị và cảm giác. Độ pH
trong mưa acid không quá thấp nên đi bộ dướI mưa acid hay bơi trong hồ mưa acid cũng
không nguy hiểm hơn đi bộ hay bơi trong hồ nước sạch. Tác động đến sức khỏe của mưa
acid do đó là không phải là tác động trực tiếp. Nhưng các chất ô nhiễm gây ra mưa acid là
SO2 và NOx làm tổn hại đến sức khỏe con người. Các chất này tương tác vớI một số chất
khí trong khí quyển tạo thành các vi hạt Sulfat và Nitrat nguyên chất theo không khí đi
sâu vào trong phổi của con người. Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác định mốI liên hệ
giữa nồng độ các hạt nguyên chất này vớI sự gia tăng bệnh tật và tử vong sớm do bất
thường ở tim và phổI đặc biệt là các bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Bình xịt sulfat
làm 25% từ các hạt nguyên chất. Giảm các khí thảI ra sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và các triệu
chứng trầm trọng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:


1. Hãy trình bày nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
2. Nêu nguyên nhân gây mưa acid
3. Định nghĩa bão.
4. Tại sao lại gọi là xoáy thuận nhiệt đới khi chiều của bão là ngược chiều kim
đồng hồ?
Bài 3

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU:

Sau khi đọc bài này, sinh viên có khả năng:


- Trình bày được các đặc điểm của khí quyển.
- Nêu được định nghĩa của ô nhiễm không khí.
- Mô tả được một số chất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng của chúng.

27
- Liệt kê các phương pháp kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm không khí.

TỪ KHÓA: Ô nhiễm không khí, tầng khí quyển, tiêu chuẩn không khí, nhiên liệu hóa
thạch, ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí trong nhà, đánh giá
chất lượng không khí, quan trắc không khí, tác hại sức khỏe

NỘI DUNG:

1. Lịch sử ô nhiễm không khí


Từ lâu ô nhiễm không khí đã đóng góp vào bệnh tật của con người. Cùng với việc
khám phá ra lửa, con người bắt đầu gây ô nhiễm không khí ở nơi mình sống và không khí
bên ngoài. Những tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của con người cũng được
ghi nhận từ rất sớm. Vào thế kỷ thứ 13, tại Luân Đôn ô nhiễm không khí đã gây vấn đề
nghiêm trọng, tuy nhiên vào lúc này ô nhiễm không khí chỉ ở mức độ địa phương từ
những lò nung và lò sưởi. Sau đó sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa và gia tăng những
phương tiện vận chuyển bằng nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi tính chất của ô nhiễm
không khí. Ô nhiễm không khí được chuyên chở đi xa đồng nghĩa với việc những nơi xảy
ra tác hại thường xa nguồn ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay xảy ra với nhiều
mức độ khác nhau ở những vùng khác nhau.
Năm 1930, ở thung lũng Meuse, Bỉ trong suốt thảm họa ô nhiễm không khí
nghiêm trọng làm hơn 60 người chết, gấp 10 lần tỷ lệ tử vong bình thường (Firket, 1936;
Nemery, Hoet, và Nemmar, 2001).
Cuối tháng 10 năm 1948, ô nhiễm công nghiệp ở Donora, thị trấn nhỏ ở vùng tây
nam Pennsylvania làm 20 người chết. (Davis, 2002; Schrenk và cộng sự, 1949)
Một thảm họa ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới xảy ra ở Luân Đôn
1952, các chất ô nhiễm không khí trở nên phổ biến với nồng độ cao vượt xa tiêu chuẩn
ngày nay. Từ ngày 5 đến ngày 9, tháng 12 năm 1952 một thảm họa ô nhiễm không khí
chưa từng có trong lịch sử xảy ra thu hút sự chú ý của cộng đồng các nhà khoa học,
phương tiện truyền thông và chính phủ. Than được sử dụng chủ yếu để sưởi ấm trong nhà
đặc biệt là vào mùa đông. Chính không khí ứ đọng đã ngăn cản sự giải thoát của khí ô
nhiễm và tạo điều kiện cho chúng tích lũy trong thành phố. Mức độ sulfur dioxide (SO2)
và tổng các hạt cực nhỏ tăng cao vượt xa tiêu chuẩn đánh giá của Anh. Theo báo cáo thì
số người chết lên đến 3000 – 4000 người.
Để đáp ứng với những thảm họa này các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Anh đã ban
hành pháp luật để cải thiện chất lượng không khí và bắt đầu nghiên cứu để gia tăng sự
hiểu biết về những nguy cơ có thể có đối với sức khỏe.
Ngày nay hầu hết các nước đã phát triển hiếm khi xảy ra thảm họa lớn như thảm
họa sương mù Anh, 1952, nhưng nồng độ cao quá mức vẫn còn tồn tại ở những vùng
đang phát triển. Mặc dù việc đo lường, kiểm soát thường xuyên đã làm giảm mức nồng
độ quá cao các chất ô nhiễm nhưng ô nhiễm không khí tiếp tục gây hại cho sức khỏe ở

28
thế giới công nghiệp hóa. Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới dự đoán mỗi năm ô nhiễm
không khí ngoài trời gây ra 800000 ca chết sớm.

2. Khí quyển – Thành phần không khí


2.1. Khí quyển
Khí quyển hay môi trường không khí là một hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt
trái đất, có khối lượng khoảng 5,2.1018 kg (0,0001% khối lượng Trái đất). Khí quyển
đóng vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình
hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phát xạ khỏi trái đất. Khí quyển được chia
thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ.

2.2. Các tầng khí quyển


- Tầng đối lưu (Troposphere): từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo
vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt
đến -50°C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm
ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi
vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở
tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu (Stratosphere): từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km. Ở đây
không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất
ổn định. Nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theo chiều cao. Các nhà khoa học giải
thích rằng sự gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozone. Lớp ozone là
lớp không khí nơi đó có hàm lượng khí ozone rất cao, có khả năng hấp thu tia cực tím của
mặt trời. Lớp ozone xuất hiện ở độ cao 18-30 km. Nồng độ ozone cao nhất ở độ cao
20-25 km, cao hơn 1000 lần so với tầng đối lưu (khoảng 10 ppm).
- Tầng trung lưu (Mesosphere): từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo
độ cao đạt đến -75°C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt
mây bạc gọi là mây dạ quang.
- Tầng nhiệt (Thermoshpere): từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo
độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế
gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải
qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ
môi trường nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2 ...chúng bị
phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-,
NO2-...và nhiều hạt bị ion hóa phóng xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử
ngoại xa.
- Tầng ngoài (Exosphere): từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ
cao có thể lên đến 2.500°C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng
không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên
tử chuyển động với tốc độ cao cố thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra

29
khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiên, các nhiệt kế,
nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0°C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền
nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra.
Một phần Hydro của Trái Đất (khoảng vài nghìn tấn/năm) được tách ra đi vào vũ
trụ đồng thời các dòng plasma do môi trường thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km²) cũng
đi vào Trái Đất. Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó
xác định, ước đoán khoảng 1.000 km. Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái
Đất là khoảng 14°C.

2.3 Thành phần không khí

Chất khí Theo NASA


Nitơ 78,084%
Ôxy 20,946%
Argon 0,9340%
Điôxít cacbon (CO2) 365 ppmv
Neon 18,18 ppmv
Hêli 5,24 ppmv
Mêtan 1,745 ppmv
Krypton 1,14 ppmv
Hiđrô 0,55 ppmv
Không khí ẩm thường có thêm
Hơi nước Dao động mạnh; thông thường khoảng 1%

3. Ô nhiễm không khí


3.1. Khái niệm
Ô nhiễm không khí là kết quả của việc thải ra không khí những chất độc hại ở một
tỷ lệ vượt quá khả năng của khí quyển (mưa, gió) trong việc chuyển đổi, phân hủy và hòa
tan các chất độc này.

3.2. Các nguồn gây ô nhiễm


3.2.1 Ô nhiễm do công nghiệp:
Ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp được tạo ra khi ngành
công nghiệp thải các loại khí, các dạng hơi, khói mù…vào khí quyển.
Các ngành công nghiệp khác nhau sản sinh ra các loại chất ô nhiễm khác nhau.

30
Ví dụ: Ngành nhiệt điện, các chất ô nhiễm không khí chính là: bụi than, SO2, CO,
CO2, NOX…
Ngành luyện kim tạo ra các chất ô nhiễm như SO2 , CO, HCN, phenol, NH3…
Ngành công nghiệp hóa chất và luyện kim: các hơi acid, hợp chất hữu cơ bay hơi,
florua, xyanua…

3.2.2 Ô nhiễm không khí do giao thông


Khí carbon monoxide là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu tạo ra do giao
thông. Ô nhiễm không khí do giao thông có thể chiếm 50% ô nhiễm không khí. Ngày
nay, các xe ô tô được sản xuất có gắn thêm các máy chuyển đổi xúc tác đã làm giảm đáng
kể lượng CO thải vào môi trường.

3.2.3 Ô nhiễm không khí do nông nghiệp


Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng đã làm tăng lên sản lượng mùa màng
nhưng đồng thời cũng góp phần gây ra ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó việc phân hủy
các chất thải nông nghiệp cùng tạo ra các chất ô nhiễm như metan (CH4), hydro sulfur
(H2S).

3.2.4 Ô nhiễm không khí trong nhà


Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: thảm, nệm ghế, sơn tường, đồ vật
dụng, các chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, xe máy, các thiết bị văn phòng, ống khói, hệ
thống dẫn nước thải, quá trình nấu nướng,… đều có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm
không khí. Đặc biệt là từ thói quen hút thuốc lá của người trong gia đình. Ngoài ra còn có
bụi, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc … phát tán ra trong quá trình quét nhà, sân.

31
3.3. Các chất gây ô nhiễm không khí

Chất gây ô nhiễm Nguồn gốc Tác hại đến sức khỏe

Chì Con người : chì trong nhiên liệu, chì trong pin, Tích lũy trong cơ quan và mô T
chế biến kim loại µ
Có thể gây tàn tật, ung thư, tổn hại hệ
thống thần kinh
Sulfur dioxide Từ con người: sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch Làm suy giảm chức năng của phổi, triệu T
(kể cả cây cối), nồi hơi công nghiệp, sử dụng than chứng hô hấp. 5
đá trong nhà và nhà máy lọc dầu
Đóng góp vào hiện tượng mưa acid T
Tự nhiên: sự phân hủy các chất hữu cơ, sự phun 1
trào núi lửa T
µ

Carbon monoxide Con người: đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ( động Ngăn cản sự cung cấp oxy T
cơ xe máy, nồi hơi, lò sưởi) m
Gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tổn
Tự nhiên: cháy rừng hại thần kinh. T
m
T
3
Phân tử(Hạt ) cực Con người: đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, gỗ, Hội chứng hô hấp, suy giảm chức năng K
nhỏ nguồn gốc tự nhiên (như phấn hoa), biến đổi các phổi, làm trầm trọng các bệnh về hô hấp c
chất (NOx, SOx, các hợp chất bay hơi hữu cơ) và tim mạch (ví dụ như hen suyễn), tử li
vong
Tự nhiên: bão bụi, cháy rừng, bụi đường

Nitrogen oxides Con người: đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch Làm giảm chức năng phổi, tăng các T
(động cơ, sản xuất điện, công nghiệp), bếp dầu nhiễm trùng hô hấp 2
lửa
Chỉ báo cho tầng ozone. T
Tự nhiên: tiến trình sinh học trong đất, sấm sét µ
Đóng góp vào hiện tượng mưa acid

Ozone ở tầng đối Nguồn gốc thứ phát từ phản ứng hóa học của Làm giảm chức năng phổi, tăng các hội T
lưu những chất chỉ báo (hợp chất bay hơi hữu cơ và chứng tiêu hóa, kích thích mắt, co thắt 1
NOx) dưới ánh sáng mặt trời. phế quản

Chất độc(amiăng, Con người: hoạt động công nghiệp, dung môi, Ung thư, tổn hại cơ quan sinh sản, tổn hại
thủy ngân, dioxin, chất pha loãng sơn, xăng dầu thần kinh và hệ hô hấp.
hợp chất bay hơi
hữu cơ)
Hợp chất bay hơi Con người: dung dịch, keo dán, khói thuốc lá, đốt Ảnh hưởng tùy theo hợp chất.
hữu cơ ( như cháy nhiên liệu hóa thạch
Kích thích hệ thống hô hấp, nôn

32
benzene, terpenes,
Tự nhiên: cây cối, cháy rừng Ung thư
toluene)
Chỉ báo cho tầng ozone.
Chất ô nhiễm sinh Tự nhiên: cây cối, cỏ, cỏ dại, động vật, mảnh vụn Gây phản ứng dị ứng, hội chứng hô hấp,
học (như phấn hoa, mệt mỏi, hen suyễn
Con người: điều hòa không khí có thể tạo điều
mốc, nấm mốc)
kiện để sản xuất các chất ô nhiễm sinh học

33
4. Kiểm soát ô nhiễm không khí
4. 1 Các biện pháp quản lý chất lượng không khí.
4.1.1 Tăng cường hiệu lực pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí cần được hoàn thiện để phù hợp với điều
kiện của từng khu vực. Các tiêu chuẩn được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, khí
thải công nghiệp theo quyết định số 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành ngày 28 tháng 12
năm 2001. Trong đó bao gồm các tiêu chuẩn cho từng vùng, cụ thể như sau:

Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6991: 2001
của các chất vô cơ trong khu công nghiệp
Chất lượng không khí- Khí thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6992: 2001
của các chất vô cơ trong vùng đô thị
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6993: 2001
của các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6994: 2001
của các chất hữu cơ trong khu công nghiệp
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6995: 2001
của các chất hữu cơ trong vùng đô thị
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng
TCVN 6996: 2001
của các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và miền núi

4.1.2 Biện pháp kiểm soát hành chính


Những biện pháp thanh tra trên phạm vi quốc gia hoặc địa phương do các cơ quan
chuyên trách quản lý môi trường thực hiện. Các doanh nghiệp phải đăng ký các nguồn ô
nhiễm, các chất độc hại sử dụng và phát thải và tự áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm
môi trường làm giảm lượng khí thải. Các cơ quan thanh tra có quyền thu thuế, xử phạt
tùy theo mức độ đối với các trường hợp chất thải phát sinh vượt quá giới hạn cho phép.

4.1.3 Quan trắc chất lượng không khí


Hệ thống quan trắc chất lượng không khí thường được bố trí ở các khu vực, vị trí
có nhiều khả năng xuất hiện các chất ô nhiễm không khí như khu vực gần khu công
nghiệp. Có hai hình thức xác định mức độ ô nhiễm không khí:
Quan trắc ngắn hạn: xác định các giá trị tức thời, trong khoảng thời gian ngắn.
Xác định để báo hiệu khi mức độ ô nhiễm đạt tới những giá trị nguy hiểm tới người dân
trong vùng hay công nhân trong khu vực.

34
Quan trắc dài hạn: xác định được xu thế của mức độ ô nhiễm tăng, giảm hay ổn
định từ đó giám sát hiệu quả hoạt động của các chương trình kiểm soát ô nhiễm.

4.2 Các biện pháp quy hoạch


Bao gồm quy hoạch mặt bằng độ thị, khu công nghiệp, quy hoạch đường giao
thông, trồng cây xanh.
4.3 Các biện pháp kỹ thuật
4.3.1 Biện pháp công nghệ sạch hơn
− Lựa chọn công nghệ hiện đại kèm theo các thiết bị xử lý ô nhiễm.
− Hoàn thiện công nghệ sản xuất: vừa nâng cao năng suất lao động vừa giảm phát
sinh chất ô nhiễm.
− Thay đổi các công đoạn sản xuát gây ô nhiễm bằng các công nghệ khác ít ô nhiễm
hơn.
− Thay thế các chất gây ô nhiễm, độc hại bằng các chất ít độc hại hơn.

4.3.2 Biện pháp xử lý không khí


Thiết bị kiểm soát môi trường chia làm hai loại: Thiết bị lọc bụi và thiết bị khử
khí độc hại.

4.4 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà
4.4.1 Giảm thiểu tối đa các chất gây ô nhiễm không khí
− Nhiều biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tối đa các chất gây ô nhiễm bao
gồm: tăng cường thông gió, giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, bố trí khu vực riêng cho
hút thuốc lá, vệ sinh hàng ngày bàn ghế, thảm, vệ sinh định kỳ hệ thống thông gió.
− Chỉ sử dụng các loại chất tẩy rửa và diệt côn trùng trong danh mục cho phép.
− Sắp xếp hợp lý các thiết bị văn phòng. Ví dụ: các loại máy có khả năng phát sinh
ozone, bức xạ như máy photocopy, máy in, lò vi sóng nên bố trí vào khu vực riêng có
thông hút gió.

4.4.2 Nâng cao hiệu quả của hệ thống điều hoà không khí.
− Định kỳ vệ sinh hệ thống điều hòa không khí, đặc biệt là lõi lọc để đảm bảo hiệu
quả của hệ thống và ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong phòng.
− Trong thời gian đầu sau khi toà nhà được đưa vào sử dụng nên sử dụng toàn bộ là
không khí bên ngoài do lượng chất khí độc như các hợp chất bay hơi hữu cơ phát sinh từ
vật liệu xây dựng và trang trí nội thất có rất nhiều trong không khí.

35
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy trình bày các tầng khí quyển và sự biến thiên nhiệt độ ở các tầng này.
2. Liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí
3. Kể tên các khí chính gây ô nhiễm và tác hại của chúng.

36
Bài 4

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được khái niệm, vai trò của đất đối với đời sống con người
2. Phân tích được nguyên nhân, tác hại ô nhiễm đất tới sức khỏe, bệnh tật của cộng
đồng
3. Liệt kê được những nguyên tắc, biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

TỪ KHÓA: Khái niệm về đất, Vai trò của đất đối với đời sống con người, Ô nhiễm môi
trường đất, Tác động của các hệ thống sản xuất đến môi trường đất, Ô nhiễm đất ở khu
công nghiệp và đô thị , Ô nhiễm đất do các hoạt động nông nghiệp, Ô nhiễm đất do chiến
tranh, Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm, Dựa vào các chỉ số vệ sinh (CSVS), Xét
nghiệm vi sinh vật, Tác động của ô nhiễm đất đối với sức khỏe cộng đồng, Các bệnh liên
quan đến ô nhiễm đất do tác nhân sinh học, Các bệnh liên quan đến ÔNĐ do tác nhân hóa
học, Các bệnh liên quan đến ÔNĐ do phóng xạ, Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

NỘI DUNG:

1. Khái niệm về đất:


Đất là một vật thể thiên nhiên cấu trúc độc lập, lâu đời do kết quả của các quá
trình phức tạp, hoạt động tổng hợp của nhiều yếu tố : đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa
hình, thời gian, con người, ... Đất là lớp vỏ mỏng trên cùng của vỏ trái đất, tương đối xốp,
có độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất là tổng hợp những chất dinh dưỡng có trong đất,
tạo ra năng suất cây trồng, liên quan chặt chẽ với chất mùn là thức ăn cho thực vật
Đất bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh là các vi sinh vật, động
vật, thực vật. Đất cùng với nước, không khí, khí hậu, đa dạng sinh học, người và các hoạt
động của con người có mối quan hệ hữu cơ tạo thành môi trường sinh thái

2. Vai trò của đất đối với đời sống con người:
Con người và các sinh vật sống trên cạn đều sống, cư trú, sinh hoạt, phát triển trên
Trái Đất
Đất là cơ sở nền móng cho các công trình xây dựng, kiến trúc, xây cất nhà cửa, ...
phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người

37
Đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến quý báu nhất trong sản xuất nông nghiệp,
điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế
tiếp nhau
Đất có liên quan đến đời sống, tình trạng sức khỏe, bệnh tật của con người. Các
chất hóa học của đất ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, lương thực, thực phẩm. Nếu
trong đất thiếu hoặc thừa nguyên tố nào đó, có thể dẫn tới thiếu hoặc thừa nguyên tố đó
trong các thành phần trên.Khi con người sử dụng nguồn nước, lương thực, thực phẩm ấy
sẽ sinh ra một số bệnh như bướu cổ đơn thuần do thiếu Iode, ung thư, ...

3. Ô nhiễm môi trường đất:


3.1. Tác động của các hệ thống sản xuất đến môi trường đất
Ngày nay, hoạt động sản xuất của con người có tác động rất lớn đối với quá trình
hình thành đất. Tác động của con người được thể hiện chủ yếu thông qua các hoạt động
sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong quá trình khai thác tự nhiên để
phục vụ cho lợi ích kinh tế xã hội, con người đã làm ô nhiễm môi trường đất, gây nên
những hiện tượng xói mòn, suy thoái độ phì nhiêu, sa mạc hóa
Theo Naythun (1982), năm 1970, một hecta đất canh tác sử dụng cho 2,6 người ;
năm 2000 sử dụng cho 4 người. Như vậy, dân số tăng đòi hỏi lượng lương thực, thực
phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng một số phương pháp để tăng mức sản
xuất, tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất. Các biện pháp thường dùng :
‒ Tăng cường sủ dụng các hóa chất trong nông – lâm nghiệp như phân bón, thuốc
trừ sâu diệt cỏ
‒ Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng,
thuận tiện cho thu hoạch
‒ Sử dụng công cụ kỹ thuật hiện đại
‒ Mở rộng mạng lưới tưới tiêu
Tất cả các biện pháp trên đều gây tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi
trường đất đưa đến hậu quả:
‒ Làm đảo lộn cân bằng sinh thái
‒ Làm ô nhiễm môi trường đất
‒ Làm mất cân bằng dinh dưỡng
‒ Làm xói mòn và thoái hóa đất
‒ Phá hủy cấu trúc và các tổ chức sinh học của đất
‒ Mặn hóa, chua phèn do tưới tiêu không hợp lí

3.2. Ô nhiễm môi trường đất:


Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất gây ô nhiễm (pollutants). Chúng ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các
nguồn gốc phát sinh hoặc tác nhân gây ô nhiễm. Theo nguồn gốc phát sinh:

38
‒ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
‒ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
‒ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Ô nhiễm đất do tác động của không khí ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư.
Những môi trường đất có những đặc thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể có
cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, phạn loại theo các tác
nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất:
‒ Ô nhiễm do tác nhân hóa học
‒ Ô nhiễm do tác nhân sinh học
‒ Ô nhiễm do tác nhân vật lí

3.3. Ô nhiễm đất ở khu công nghiệp và đô thị :


Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị có ảnh hưởng đến các tính chất vật lí,
hóa học của đất. Những tác động về mặt vật lí đất như gây xói mòn, nén chặt và phá hủy
cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất
thải rán, lỏng, khí đều có tác dụng về mặt hóa học với đất.
Tác động của công nghiệp và đô thị đến đất xảy ra rất mạnh từ cuộc Cách Mạng
công nghiệp diễn ra ở thế kỉ XVIII – XIX, đặc biệt là những thập niên gần đây, các chất
thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị
phân hủy sinh học. Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian
dài, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường.
Có thể phân chia chất thải thành bốn nhóm chính: chất thải xây dựng, chất thải kim
loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.
- Các chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa dây cáp, bê tông,
nhựa, ... Trong đất các chất nà bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất
khó bị phân hủy
- Chất thải kim loại, đặc biệt là kim loại nặng: Pb, Zn, Cd, Cu, Ni, ... thường có nhiều
ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị. Các kim loại độc hại có thể tồn tại
trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, hấp thụ, liên kết với các hợp chất hữu cơ, vô cơ
hoặc tạo thành các hợp chất phức tạp (chelat). Khả năng dễ tiêu của chúng đối với thực
vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pH, dung tích trao đổi Cation (CEC) và sự phụ thuộc
lẫn nhau vào các kim loại khác. Ở các loại đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên
các phức hệ hấp thụ. Nhìn chung, các kim loại nặng được tích lũy trong các cơ thể sinh
vật theo các chuỗi thức ăn và nước uống. Ảnh hưởng của các kim loại nặng trong đất đối
với sức khỏe con người còn chưa được xác định một cách rõ ràng nên khó xâ dựng
ngưỡng độc hại chính xác. Tuy nhiên, ở nhiều nước cũng đã xây dựng tiêu chuẩn độc hại
của các nguyên tó trong đất. Những giá trị này thường khác nhau tùy thuộc vào điều kiện
môi trường, các chính sách và luật pháp cụ thể.

39
Ví dụ: Ở Hà Lan, Chính phủ đã xây dựng hệ thống gồm ba mức:
- Giá trị chấp nhận được hay giá trị nền
- Giá trị chứng tỏ quá trình nhiễm bẩn đang xảy ra
- Giá trị cần thiết phải làm sạch

Đánh giá mức ô nhiễm kim loại trong đất ở Hà Lan

Hàm lượng trong đất (ppm)

Đất không nhiễm bẩn Đất bị nhiễm bẩn Đất cần làm sạch

Cr 100 250 800

Co 20 50 300

Ni 50 100 500

Cu 50 100 500

Zn 200 500 3000

As 20 30 50

Mo 10 40 200

Cd 1 5 20

Sn 20 50 300

Ba 200 400 2000

Hg 0,5 2 10

Pb 50 150 600

Nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể là từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai
thác than. Ở các khu vực nhà máy điện nguyên tử thường gây ô nhiễm các chất phóng xạ
như 137Cs và 134Cs. Các chất phóng xạ có khả năng tích lũy cao trong đất có CEC lớn,
đất gần trung tính và trung tính, đất giàu khoáng sét và các chất mùn. Các chất thải có
khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực

40
vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghệ sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa
chất.
Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng gây ô nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống rãnh
thành phố vẫn được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
trong loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp nên chứa
nhiều kim loại nặng.
Ngoài ra, các chất PCBs (polychlorinated bitphenyls) thường gây ô nhiễm đất ở
những nơi tiêu hủy các thiết bị điện, dầu biến thế.
Hiện nay, trên thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định bị ô nhiễm: Ở Anh đã
chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha; Mỹ có khoảng 25.000 vùng, Hà
Lan 6000 vùng bị ô nhiễm cần phải xử lí.
Một ví dụ điển hình của ô nhiễm đất: Đất bị ô nhiễm Cadmi
Cuối những năm 1940, một căn bệnh với các triệu chứng đau toàn thân, tổn
thương thận và mềm xương xảy ra ở những cư dân vùng lưu vực sông Jinzu. Căn bệnh
chỉ chủ yếu tác động vào phụ nữ và bệnh nhân thường kêu “đau quá, đau quá” nên căn
bệnh được gọi là itai-itai
Sau hai thập kỷ tiến hành các nghiên cứu, kết luận đã được đưa ra vào năm 1968
rằng nguyên nhân của căn bệnh này là do nhiễm độc Cadmi mãn tính, mà nguyên nhân là
do việc thải nước thải có chứa hàm lượng cadmi cao từ công ty khai thác và luyện kim
Mitsui đặt ở phía thượng nguồn của lưu vực. Con đường nhiễm độc Cadmi là từ nước
sông, nước tưới tiêu, ngấm vào đất và vào trong gạo. Đến năm 1991, 129 người đã có
giấy chứng nhận bị bệnh itai-itai và 116 nguồi trong số này đã chết.

3.4 Ô nhiễm đất do các hoạt động nông nghiệp:


Để tăng năng suất của cây trồng, trong các hoạt động nông nghiệp người ta
thường sử dụng phân bón hóa học. Phân hóa học có chứa các tạp chất, phần lớn các tạp
chất là chất độc: Super phosphate có chứa As, Pb, Cd, ... chúng tạo thành các cặn lắng
trong đất; mặt khác phân hóa học có chứa nhiều nitơ hữu cơ gây tình trạng thấm nitơ từ
đất vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài phân bón hóa học, phân hữu cơ cũng được dùng trong nông nghiệp. Phân
hữu cơ từ chất thải của người và gia súc có thể chứa nhiều mầm bệnh gây ô nhiễm đất và
gây bệnh cho người
Cùng với phân hóa học – một lượng lớn thuốc trừ sâu, diệt cỏ cũng được sử dụng
trong nông nghiệp. Các thuốc trừ sâu, diệt cỏ : hợp chất lân hữu cơ, hợp chất carbonat,
nhóm clo hữu cơ, các pyrethroid, ... đều gây hại cho đất và cây trồng, ảnh huọng tới hệ
sinh vật của hệ sinh thái môi trường đất, tiêu diệt hoặc làm giảm số lượng vi sinh vật và
côn trùng có lợi cho đất.

41
Giới hạn tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật trong đất (theo Bộ KHCN – MT, 1995)

TT Tên chất Tác dụng Mức cho phép (mg/kg đất)

1 Atrazin Trừ cỏ 0,2

2 2,4 – D Trừ cỏ 0,2

3 Dalapon Trừ cỏ 0,2

4 MCPA Trừ cỏ 0,2

5 Sofit Trừ cỏ 0,5

6 Fenoxaprop – ethyl (whup S) Trừ cỏ 0,5

7 Simazin Trừ sâu 0,2

8 Cypermethrin Trừ cỏ 0,5

9 Saturn (Benthiocard) Trừ cỏ 0,5

3.5 Ô nhiễm đất do chiến tranh:


Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ, từ năm 1960 – 1972, đã dùng tới 15
loại hóa chất độc làm trụi lá và diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam, tổng cộng tới 72 triệu lít,
trong đó có chất màu da cam (Agent Orange, AO) chiếm 42 triệu lít.
Chất độc da cam là hỗn hợp 2,4 – D và 2,4,5 – T có chứa tạp chất 2,3,7,8, TCDD
(2,3,7,8, Tetrachlorodibenzo para dioxin) gọi là DIOXIN. Dioxin, chất cực độc, rất bền
vững trong đất

4. Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm:


4.1 Theo phân tích hóa học:
● Dựa vào nồng độ của các hợp chất Nitơ sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ chứa đạm, người ta có thể đánh giá độ nhiễm bẩn của đất:
- Nhiều NH3 : đất mới bị ô nhiễm
- Nhiều NO2- : đất đang bị ô nhiễm
- Nhiều NO3- : đất đã có độ kháng hóa cao

42
● Dựa vào hàm lượng clo:
- Ít muối clo : đất sạch
- Nhiều muối clo: đất bẩn
- Không có clo: đất tự làm sạch
Đất tự làm sạch trong vòng 1 – 2 năm với vận tốc rất nhanh.

4.2 Dựa vào các chỉ số vệ sinh (CSVS)

Nitơ albunin của đất

CSVS =

Nitơ hữu cơ

Khi đất bị nhiễm bẩn, vi sinh vật sẽ hoạt động yếu, nitơ hữu cơ tăng lên và chỉ số vệ sinh giảm
như sau:

Chỉ số vệ sinh Tình trạng đất

< 0,7 Nhiễm bẩn mạnh

0,7 – 0,85 Nhiễm bẩn trung bình

0,85 – 0,98 Nhiễm bẩn yếu

> 0,98 Đất sạch

4.3 Xét nghiệm vi sinh vật:

● Vi khuẩn học : Sự hiện diện của các vi khẩn sau đây phản ảnh tình trạng ô nhiễm
đất
- Escherichia coli : đất mới bị nhiễm phân
- C.perfringens : đất nhiễm phân đã lâu
- Escherichia coli + Clostridium perfringens : đất bị nhiễm phân liên tục

43
● Trứng giun :
- 100 trứng giun/kg đất : đất sạch
- 100 – 300 trứng giun/kg đất : đất hơi bẩn
- >300 trứng giun/kg đất : đất rất bẩn

5. Tác động của ô nhiễm đất đối với sức khỏe cộng đồng
5.1. Các bệnh liên quan đến ô nhiễm đất do tác nhân sinh học:
5.1.1. Các vi sinh vật truyền từ Người – Đất – Người :
Người bị các bệnh đường ruột do các vi sinh vật hoặc người lành mang vi sinh vật
gây bệnh đường ruột, các vi sinh vật gây bệnh được thải ra ngoài theo phân; từ đó có thể
phát tán rộng ra môi trường,... Đất có thể bị ô nhiễm các trực khuẩn lỵ, thương hàn, tả, lỵ
amibe ... từ phân người. Ruồi nhặng, bọ hung sống nhờ phân tươi có ở đất, chúng sẽ
mang mầm bệnh đi khắp nơi, là một nguy cơ lớn cho sức khỏe cộng đồng.
- Trực khuẩn lỵ không tồn tại trong phân tươi nhưng khi phân tươi được phân tán
trong đất, trực khuẩn lỵ sẽ có điều kiện sống lâu hơn. Bức xạ mặt trời tiêu diệt được trực
khuẩn lỵ. Nếu ăn, rau, quả, ... bị nhiễm khuẩn có thể bị bệnh.
- Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn (A và B): các vi khuẩn này tuy khó
sống trong đất nhưng tùy theo điều kiện môi trường cụ thể mà có thể sống từ 2 – 4 tuần
hoặc hơn trong đất, từ đó có thể gây bệnh cho người.
- Phẩy khuẩn tả có thể sống được trong đất hàng tháng, khả năng sống lâu hơn tùy
thuộc các điều kiện môi trường đất, hệ vi sinh vật trong đất, chuẩn phẩy khuẩn (Vibrio
Eltor có khả năng sống dai hơn)
- Ký sinh trùng trong đất: các trứng giun, sán trong phân ra đất trở thành tác nhân
gây bệnh cho người. Trứng giun, sán từ phân vào đất lây vào rau hoặc tay chân nhiễm
bẩn cho vào miệng rồi vào ruột phát triển sinh sản tại chỗ gây bệnh giun sán, ... Các
amibe cũng có thể tồn tại trong đất, có khả năng gây bệnh cho người.

5.1.2. Các vi sinh vật truyền từ Động vật – Đất – Người :


- Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh Leptospirosis cho cả người, động vật nuôi và
hoang dại ở mọi nơi khi tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh: đất, nước, bùn, cây cỏ,
súc vật.
- Trực khuẩn Yersin (Yersinia Pestis): trực khuẩn Yersin gây bệnh dịch hạch, truyền
qua chuột dính đất bẩn trong hang, cống rãnh, ... từ đó có thể truyền qua người.

5.2. Các bệnh liên quan đến ô nhiễm đất (ÔNĐ) do tác nhân hóa học:
Tác nhân hóa học làm ô nhiễm đất dẫn đến gây bệnh cho người, nhiều nhất, lớn
nhất là Dioxin trong chất độc màu da cam mà Mĩ đã rải ở Việt Nam. Viện Hàn lâm Khoa
học Mĩ đã công nhận 11 loại bệnh do chất da cam / Dioxin làm căn cứ để bồi thường cho

44
cựu chiến binh Mĩ (Hội thảo Khoa học, Hà Nội Việt Mĩ, 03/2002) trong đó có các bệnh:
ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh, tai biến mạch máu
não, dị tật gai đôi, đái tháo đường, ... Và có tới 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh, 4 triệu
người bị nhiễm Dioxin do phun chất da cam.

5.3. Các bệnh liên quan đến ÔNĐ do phóng xạ:


Cộng đồng sống ở những nơi có bụi phóng xạ có khả năng bị các bệnh ung thư và
các biến đổi di truyền. Vụ thảm họa nhà máy điện nguyên tử Trecnoburn đã gây ra những
ảnh hượng rộng lớn. Sau thảm họa, người ta thấy tỉ lệ người ung thư tuyến giáp tăng dần,
đặc biệt là ở trẻ em.
Trong chiến tranh chống Nam Tư, 1999, Mỹ và Nato đã dùng vũ khí Uran nghèo
(Depleted Uranium - DU), người ta thấy trong dân cư tỉ lệ ung thư máu và các bệnh khác
tăng, gọi là “Hội chúng Balkan”, có liên quan đến tính chất phóng xạ của Uran nghèo.

6. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất


6.1. Làm sạch cơ bản:
Mục đích phòng ngừa ô nhiễm bẩn đất từ nước bề mặt và nước ngầm. Muốn vậy,
cần gạn lắng các chất lắng đọng, áp dụng các biện pháp phân hủy chúng, sau đó sử dụng
các biện pháp hóa học, sinh học để làm giảm các chất hòa tan và phân hủy hữu cơ trước
khi thải ra đất.

6.2. Khử những chất thải rắn


Cần tập trung chuyên chở các chất thải rắn bằng phương tiện phù hợp sao đó có
thể đốt cháy, nghiền, ...

6.3. Phương pháp tập trung và thải bỏ:


Tập trung các phế thải cho phép, sau đó chôn vùi chúng hoặc phun sản phẩm đặc
có tỉ trọng lớn có thể sử dụng để lấp bỏ các chỗ cần thiết như biện pháp kết hợp ở khu
khai thác mỏ lộ thiên.

6.4. Sử dụng hợp lí và nâng cao hiệu quả trong sử dụng các chất hóa học:
- Sử dụng phế liệu triệt để hơn.
- Tận dụng phế liệu đến mức có thể, đồng hóa chúng bởi các hệ thống sinh thái
Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm đất chưa có những biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên theo từng tác
nhân, từng nơi, từng chỗ đã bộc lộ hiện tượng ô nhiễm, gây không ít tác hại cho sản xuất
và đời sống. Bởi vậy vấn đề ô nhiểm đất ngay bây giờ cũng cần phải có những biện pháp
phòng ngừa hữu hiệu trong tương lai, vì ô nhiễm đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm,
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm động, thực vật và trực tiếp đến sức khỏe con người.

45
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

1. Trình bày vai trò của đất đối với đời sống con người

2. Trình bày, phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Theo anh chị, nguyên
nhân nào cơ bản nhất ?

3. Trình bày, ứng dụng các tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm đất.

4. Tác động của ô nhiễm đất đối với sức khỏe cộng đồng.

5. Nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

46
Bài 5

VỆ SINH NƯỚC

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng
1.Nêu được các nguồn nước khác nhau trong thiên nhiên
2. Trình bày được cách xử lý nước

TỪ KHÓA: Nguồn nước mưa, Nước ngầm, hình thức cung cấp nước ở nông thôn, Bể
chứa nước mưa, Giếng khơi, Giếng hào lọc, nước máng lần,

NỘI DUNG:
Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau:
Nước mưa: Do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước sông, hồ ao … bốc hơi
nên không trung, gặp gió và khí lạnh đọng lại và thành mưa.
Nước mặt: Mưa rơi xuống mặt đất và tùy địa hình mặt đất mà hình thành sông,
suối, hồ, ao.
Nước ngầm được hình thành bởi lượng nước thấm vào đất.

1. Nguồn nước mưa:


Về chất lượng hóa học và vi sinh vật thì nước mưa sạch nhất. Tuy nhiên nó cũng
bị nhiễm bẩn do rơi qua không khí, mái nhà, đựng trong bể chứa, nên mang theo nhiều
bụi và các chất bẩn trong không khí. Nước mưa có nhược điểm là số lượng không nhiều,
chỉ đủ cung cấp nước ăn uống cho các gia đình trong mùa mưa (3-4 tháng) hàm lượng
muối khóang trong nước mưa thấp.
Trong không khí có nhiều N, cho nên trong nước mưa có nhiều NO2 và NO3 theo
các phương trình phản ứng:
N2 + O2 = 2NO
2NO + O2 = 2NO2
2NO2 + H2O = HNO2 + HNO3
Hiện nay, nước mưa là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các gia đình ở nông
thôn Việt Nam, nó không những là nguồn thức ăn tốt mà còn là nguồn cung cấp đạm
nitrat cho thực vật trong gieo trồng.

47
2. Nguồn nước ngầm:
Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được
lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa các lớp đất cản nước.
Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn lộn các thứ trên. Lớp đất cản
nước thường là đất sét, đất thịt v.v…Ngoài ra, nước ngầm có thể còn do nước ngầm từ
đáy thành sông hoặc thành hồ tạo ra.
Tùy theo vị trí và độ sâu của giếng đào hoặc giếng khoan mà ta thu được:
- Nước ngầm không áp: thường là nước ngầm mạch nông ở độ sâu 3 – 10 mét. Loại
này thường bị nhiễm bẩn, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết.
- Nước ngầm có áp: thường là nước ngầm mạch sâu trên 20m, chất lượng nước
tương đối phong phú.
Đôi khi nước ngầm còn gọi là nước mạch từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy lộ
thiên ra ngoài mặt đất, đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra.
Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn). Song
nhược điểm của nó là nước có nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn các vùng ven biển, thăm dò lâu
và xử lý khó khăn.
Ở miền Bắc Việt Nam, vùng đồng bằng, phần lớn có nước mạch ngầm, dù sâu hay
nông đều có sắt, cho nên nước lấy lên có màu vàng. Ở các vùng trung du và miền núi, sắt
hầu như không có, có thể dùng ngay hoặc chỉ cần khử trùng. Các nguồn cung cấp nước
cho các thành phố và thị xã chủ yếu được khai thác từ nước ngầm sâu với độ sâu từ 60m
đến 100m.
Riêng ở miền nam, trong mấy năm gần đây đã thực hiện việc khai thác nước
ngầm sâu để cung cấp nước cho các thành phố, khu dân cư lớn với độ khoan sâu từ
200m. Có nơi như ở Kiên Giang đã phải khoan sâu tới 450 mét mới thu được nước.

3. Nguồn nước mặt:


Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, ngoài ra có thể do tuyết tan trên các
triền núi cao ở thượng nguồn chảy xuống.
Nước sông:
Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư. Nước sông có
lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm
lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước sông
thường có sự thay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục, mức nước và nhiệt độ (trong
mùa mưa lũ hàm lượng cặn lên tới 2500-3000mg/lít). Nhiều nhà máy nước dùng nước
sông làm nguồn cung cấp nước đều có nước sạch cho nhân dân dùng: Các nhà máy nước
Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng, Thủ Đức…..

48
Nước suối:
Mùa khô nước rất quan trọng, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, có
nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định. Nước suối thường có độ
cứng cao có khi hòa tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.

Nước hồ đầm:
Tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng. Nước hồ, đầm
thường có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thủy sinh vật, nó thường bị
nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ.
Ở một số thành phố các hồ sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư.
Ở nông thôn, các hồ, ao thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình
nuôi cá, nuôi bèo.

4. Các hình thức cung cấp nước ở nông thôn:


4.1. Bể chứa nước mưa:
Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam nhằm thu hứng
nguồn nước mưa có trong một số ngày mưa ở 2 miền Bắc và Nam. Nếu thu hứng tốt,
người ta thu được nước có chất lượng tốt, khá sạch ít chất hữu cơ, độ cứng thấp, pH từ 6
đến 6,5.
Phải loại dần nước mưa trong 10-15 phút đầu tiên đã bị nhiễm bẩn do rơi qua tầng
khí quyển, qua mái nhà và máng thu, sau đó mới thu nước vào bể.
Phải định kỳ súc rửa bể, thường xuyên quét sạch rác, bụi có trên mái nhà và máng
thu.
Để khống chế vectơ gây bệnh, ngăn cản sự sinh sản của muỗi, người ta thường
làm bể kín có nắp đậy và có thể cho vào bể vài con cá rô phi, cá vàng để cá ăn bọ gậy.

4.2. Giếng khơi:


Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8-2m, chiều
sâu 3-20m, phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một tập thể nhỏ.
Nước chảy vào giếng có thể từ đáy hoặc từ thành bên qua các khe hở ở thành hoặc
các ống bê tông xốp dùng làm thành giếng. Thành giếng có thể xây bằng gạch, bê tông xỉ,
bê tông đa hộc, đá ong v.v… tùy theo vật liệu địa phương. Khẩu giếng rất dễ bị sụt lở,
người ta thường dùng các khẩu giếng bằng bê tông, gạch, ống sành….với chiều cao
0,5-1m rồi vừa đào vừa, vừa đánh tụt khẩu giếng xuống cho nhanh chóng và an toàn. Các
khẩu giếng nối với nhau bằng vữa xi măng tỷ lệ: 1:2.

49
Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn thấm vào giếng, phải lát nền,
xây bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất 0,8m đồng thời phải bọc đất sét dày 0,5 xung
quanh thành giếng từ mặt đất xuống tới độ sâu 1,2m. Vị trí giếng chọn gần nhà nhưng
phải cách xa chuồng nuôi súc vật, hố xí tối thiểu là 7-10m. Khi chọn vị trí đào giếng cần
tham khảo các tài liệu địa chất thủy văn và kinh nghiệm dân gian để không phải đào
giếng sâu, thu được nước ngầm có chất lượng tốt.

4.3. Giếng hào lọc:


Tại các vùng mà đào giếng sâu tới 10m không gặp mạch nước, hoặc các vùng ven
biển gặp mạch nước mặn, người ta phải đào giếng hào lọc để lấy nước lọc từ hồ, ao, hoặc
mương máng dẫn nước.

4.3.1. Giếng hào lọc đáy hở:


Đào một hào từ giếng đến cách ao khoảng 2m, chiều sâu của hào khoảng 0,50 -
0,70m và dốc thoai thoải đến giếng… Như vậy hào đất không tới ao mà có một đoạn đất
mỏng giữa hào và ao nhờ khoảng đất bùn này mà bùn và các hạt cặn trong ao, hồ…. được
giữ lại không theo kịp nước vào trong giếng.
Trong hào đổ cát vàng hay cát đen thành một lớp dày từ 0,7m – 0,8m và được lèn
nện kỹ, sau đó đổ đất lên trên nện phẳng như trước.
Vách giếng được miết xi măng cho kín, nhưng ở giữa hai khẩu không trát kín để
cho nước thấm vào giếng.

4.3.2. Giếng hào lọc đáy kín:


Ở vùng ven biển, vì ảnh hưởng của nước mặn, người ta phải xây hào gạch và trát
đáy giếng thật kín.
Khác với hào đất, hào xây gạch sẽ ăn thông với giếng. Vách giếng và hào có đặt
thêm một vỉ tre đan có đổ cuội nhỏ để giữ cát không vào giếng.
Khi sử dụng hình thức hào lọc cần chú ý chọn ao hồ sạch, vệ sinh hoàn cảnh và
được bảo vệ tốt dành cho lọc nước sinh hoạt và định kỳ thau rửa hoặc thay lớp lọc.

4.4. Bể chứa nước khe núi cao:


Ở những vùng núi có nguồn nước khe chảy ra quanh năm có thể:
Xây một bể thu nước và dẫn nước về cụm dân cư gia đình bằng đường ống. Nhờ
có sự chênh lệch về độ cao mà nước tự chảy.
Xây nhà có mái che cho bể thu nước, xung quanh có hàng rào bảo vệ.

50
4.5. Giếng chân đồi. chân núi:
Miền núi, vùng trung du và vùng có gò đồi có thể đào ở chân đồi, chân núi.
Chọn địa điểm: Chọn phía chân đồi vì thường có nhiều cây mọc xanh quanh năm,
hay có mạch nước nhỏ chảy ra.
Khi đào giếng cần xây bờ cao quanh miệng giếng để tránh nước bẩn từ trên đồi
hoặc xung quanh chảy vào giếng.

4.6. Nước máng lần:


Người ta khai thác nguồn nước chảy ra từ các khe núi đá cao, dẫn nước về làng
bản nhà dân bằng các ống nước. Các ống dẫn nước làm bằng cách ghép nối các ống của
cây nứa, cây vầu, đã được đục mắt cho lưu thông. Trên thành ống người ta dùi nhiều lỗ
để cho nước được tiếp xúc với không khí (có tác dụng làm lắng cặn Ca2+ ) và tránh không
cho chuột rừng, chim rừng làm bẩn nguồn nước.

4.7. Giếng khoan đặt máy bơm tay:


Khởi đầu nhờ sự giúp đỡ của UNICEF, hiện nay nhiều nơi đã đào những giếng
khoan để lấy nước mạch ngầm và đặt máy bơm tay.
Tuỳ theo độ sâu của giếng khoan thu được nước có chất lượng khác nhau, song
vấn đề đặt ra là phải xây dựng đồng thời các bể lọc để loại sắt có trong nước.

5. Các hình thức cung cấp nước cho đô thị.


Đô thị là nơi tập trung dân cư, nhiều hộ gia đình, hình thành một cộng đồng sống
chung tại một khu vực cùng địa lý và khí hậu.
Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, người ta tìm các nguồn cung cấp nước thích
hợp, chế hoá và xử lý để có được nước sạch.
5.1. Trạm khai thác nước ngầm sâu:
Các giếng khoan có độ sâu tuỳ theo từng vùng:
Hà Nội: từ 60m đến 80m
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long: từ 200m đến 450m.
Áp dụng công nghệ trên, chương trình cung cấp nước sạch về vệ sinh môi trường
nông thôn của chính phủ đã xây dựng được một số hệ thống cấp nước cho dân ở một số
địa phương.
Chính phủ đã xây dựng được một số hệ thống cấp nước cho dân ở một số địa
phương.

51
5.2. Trạm khai thác nước bề mặt như nước sông nước hồ:
5.3 Trạm khai thác nuớc bằng hệ thống tự chảy:
Hình thức này đã được thực hiện phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi với các quy mô
to nhỏ khác nhau. Người ta khai thác nước đầu nguồn từ các khe núi đá trên núi cao, tập
trung vào một bể chứa rồi lắng lọc và qua đường ống dẫn nước về nơi sử dụng.

6. Các phương pháp chế hóa và xử lý nước:


Tùy thuộc vào chất lượng nước nguồn và yêu cầu chất lượng nước sạch mà có dây
chuyền công nghệ xử lý khác nhau.
Khi dùng nguồn nước mặt thì thường phải làm trong, khử màu và khử trùng: còn
nước ngầm thì phổ biến là khử sắt và khử trùng.
6.1. Trạm xử lý nước mặt

6.2. Làm trong và khử mầu:


- Làm trong là quá trình tách các tạp chất lơ lửng gây ra hiện tượng đục của nước.
- Khử màu thông thường là loại trừ cấc tạp chất làm cho nước có màu,chủ yếu là
các hợp chất keo.
Nước mặt thường đục và có màu nên hai quá trình này thường được thực hiện
đồng thời. Có hai phương pháp xử lý:
6.2.1. Xử lý không phèn:
Dùng khi công suất nhỏ và nguồn nước có độ đục và độ màu trung bình.

6.2.2. Dây truyền bể lọc tiếp xúc:


Dùng cho nguồn nước có độ đục 150mg/lít. Quá trình làm trong và khử màu
được thực hiện trọn vẹn trong một công trình là bể lọc tiếp xúc.

6.2.3. Nguyên tắc của việc làm trong nước bằng phèn:
Các hạt cặn lơ lửng và hạt keo ở trong nước có kích thước khá nhỏ nên lắng rất
chậm. Để làm tăng hiệu quả lắng và giảm kích thước bể lắng, người ta phải cho phèn vào
nước để keo tụ.
Các loại phèn thường dùng là:
- Phèn nhôm Al 2 (SO4)3
- Phèn chua Al 2(SO4)3, K2SO4 và phèn sắt FeCl3.
Khi đưa các phèn này vào nước chúng sẽ tác dụng với các muối kiềm của Ca, Mg
để tạo thành hydroxyt kẽm tan dễ kết tủa:

52
Al2(S04)3+3Ca(HCO3)2 🡪 3CaSO4 + 2Al(OH)3 + 6CO2
Bông kết tủa của phèn sẽ hấp phụ các hạt keo tự nhiên hoặc bị hấp thụ lên bề mặt
các hạt cặn lơ lửng.

6.2.4 Bể lắng:
Giai đoạn lắng thực hiện trong các bể lắng và giữ lại phần lớn (80%) các hạt cặn
trong nước. Bể lắng hoạt động theo nguyên tắc: Nước chảy từ từ qua bể, do tác động của
trọng lực các hạt cặn sẽ rơi xuống đáy bể.
a. Bể lắng ngang:
Giống như một bể chứa hình chữ nhật, nước chảy vào ở một đầu chuyển động
theo chiều ngang và chảy ra ở đầu kia của bể với tốc độ 5-10 mm/s. Bể lắng ngang thích
hợp cho các trạm có công suất lớn (30000m3/ngày đêm), đòi hỏi diện tích xây dựng rộng
và thường xây dựng ở ngoài trời.

b. Bể lắng đứng:
Bể hình trụ tròn có đáy hình nón, nước chảy trong bể theo phương thẳng đứng từ
dưới lên trên với tốc độ 0,5-0,7mm/s. Còn cặn lắng xuống đáy bể và được xả ra ngoài.
Người ta thường kết hợp xây dựng giữa thành bể phản ứng. Đường kính bể thường là 10
mét.
Loại bể này thích hợp với trạm có công suất nhỏ hơn 10000m3/ngày đêm và có
dùng phèn sử lý.

c. Bể lắng ly tâm:
Ở trong bể nước chảy theo hướng ly tâm từ trung tâm bể ra các máng thu nước ở
vòng quanh bể. Đường kính bể có thể tới 50m, chiều cao h = 1,5 – 2m ở thành và h = 3 -
5m ở giữa. Cặn lắng xuống đáy bể được thiết bị gạt cặn về phễu để tập trung cặn ở trung
tâm và xả ra ngoài. Bể lắng ly tâm thích hợp với các trạm có công suất lớn (trên
40000m3/ ngày đêm).

6.2.5. Bể lọc:
Lọc là giai đoạn cuối cùng của quá trình làm trong, được thực hiện trong các bể
lọc bằng cách cho nước đi qua các lớp vật liệu lọc thường là cát thạch anh dày 0,7 – 1,3m
cỡ hạt 0,5 - 1mm. Để giữ cho cát khỏi đi theo nước vào các ống thu nước, dưới lớp cát
người ta đổ một lớp đỡ bằng cuội hoặc đá dăm.

53
a. Bể lọc chậm:
Nước lọc qua bể rất chậm, khoảng 0,2 – 0,5m/h, trên bề mặt lớp cát lọc hình
thành lớp màng cặn, có tác dụng hấp thụ các hạt keo cặn và các vi khuẩn ở trong nước.
Lớp màng sẽ ngày càng dày lên, và lúc đó người ta phải hớt lớp cát trên cùng để rửa. Bể
lọc chậm có hiệu quả lọc cao, nhưng chiếm nhiều diện tích, quản lý nặng nhọc nên chỉ
thích hợp với các trạm có công suất nhỏ.

b. Bể lọc nhanh:
Có tốc độ lọc rất nhanh. Trong bể lọc nhanh cặn được giữ lại nhờ kết dính của nó
với các hạt cát lọc. Do tốc độ lớn nên bể này chiếm ít diện tích nhưng nó chóng bị nhiễm
bẩn nên phải rửa luôn (1 – 2 lần trong ngày).
Việc rửa bể được cơ giới hóa: Người ta bơm nước cho chảy ngược chiều khi lọc
với tốc độ lớn gấp 7 – 10 lần khi lọc (đôi khi thổi thêm không khí) làm cho cát lọc bị sục
lên, cặn bẩn tách ra khỏi cát và được nước cuốn tràn vào máng ở phía trên rồi được xả
vào hệ thống thoát nước.

6.3. Khử sắt:


Nước ngầm thường có nhiều sắt ở dạng muối hòa tan Fe(HCO3)2, để loại trừ sắt
trong các nguồn nước như vậy người ta dùng phương pháp ôxy hóa sắt bằng ôxy của khí
trời.

6.3.1. Khử sắt bằng làm thoáng:


Nước ngầm trước hết được làm thoáng bằng cách nước được hút từ mạch ngầm
bằng máy bơm phun thành các hạt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc trong không khí. Nước
hấp thụ O2 có trong không khí và một phần CO2 hòa tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước,
sau đó ôxy sẽ ôxy hóa Fe2+ thành Fe3+.
Sắt hóa trị 3 tiếp tục thủy phân tạo thành hydrôxyt kết tủa Fe(OH)3. Cuối cùng các
cặn Fe(OH)3 được tách ra khỏi nước bằng lắng và lọc.
4Fe(HCO3) + O2 +H2O = 4Fe(OH)3 + 8CO2
Để phản ứng xảy ra nhanh và triệt để nước có độ pH = 7 – 7,5.
Dây truyền công nghệ khử sắt bằng phương pháp làm thoáng được thể hiện như
sơ đồ trạm cấp nước.
Khi trạm có công suất lớn người ta thay dàn mưa bằng thùng quạt gió, trong thùng
này không khí được đưa vào nhờ quạt gió. Thùng quạt có diện tích nhỏ hơn dàn mưa 10
-15 lần.

54
Khi hàm lượng sắt trong nước ngầm nhỏ hơn 9mg/1 có thể thực hiện phun mưa
trực tiếp trên mặt bể lọc.

6.3.2. Khử sắt bằng làm thoáng đơn giản và lọc:


Người ta cho nước tràn qua miệng ống đặt cao hơn bể lọc chừng 0,5m. Dần dần
trên bề mặt các hạt cát sẽ tạo thành một lớp màng có cấu tạo từ các hợp chất của sắt,
màng này có tác dụng xúc tác đối với các quá trình phản ứng ôxy hóa và thủy phân sắt ra
khỏi lớp cát lọc.
Khi nguồn nước có độ kiềm hoặc độ pH thấp, người ta phải đưa thêm vôi vào để
kiềm hóa nước.
Ở nông thôn người ta đã xây dựng các bể lọc 2 ngăn để khử sắt khi lấy nước từ
giếng lên. Người ta có thể dùng các thùng phuy có xếp các lớp lọc bằng sỏi, cát để lọc
nước. Ở các làng quê, trước các sân đình các cụ đã làm các giếng khơi to có miệng rộng,
xây bậc lên xuống. Trên mặt nước có thả bèo hoa dâu cũng có tác dụng khử sắt tốt với
lớp nước phía trên mặt nước.

6.4. Khử mùi:


Nước có mùi có thể do cấu tạo địa chất, nước có lẫn nước thải công nghiệp hoặc
sinh hoạt hoặc trong nước có rong rêu tảo. Muốn khử mùi người ta áp dụng các phương
pháp:
1). Trong quá trình làm thoáng nước, mùi nước có thể bay đi bớt.
2). Cho nước có mùi chảy qua một lớp than hoạt tính được xếp xen vào giữa lớp cuội
và lớp cát.

6.5. Giảm độ cứng:


Nước cứng là do trong nước có các hạt muối Ca và Mg dưới dạng hòa tan
Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Người ta làm giảm độ cứng bằng cách:

6.5.1. Giảm bằng hóa chất:


Thường dùng đá vôi:
Ca(CO3H)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + H2O

55
6.5.2 Dùng nhựa trao đổi ion:
Nhờ các chất nhựa ionit gọi là cationit, là những chất có dạng hạt, không tan, có
khả năng trao đổi các cation của chúng với các cation của dung dịch nước. Để làm mềm
nước, người ta thường dùng natri cationit (Na2R) và hydrô cationit (H2R).
Cho nước đi qua ống hấp thụ có cationit khi đó ion Ca++ và Mg++ có trong nước
sẽ bị thay thế bởi ion Na và H2. Sau khi qua cột, độ cứng còn lại không đáng kể.
Ca(HCO3)2 + Na2R = Ca + 2NaHCO3
Mg(HCO3)2 +Na2R = MgR + 2NaHCO3
Sau một thời gian sử dụng người ta có thể làm tái sinh lại các chất cationit bằng
cách cho dung dịch NaCl 5 - 10% đi qua lớp cationit:
CaR + 2NaCl = CaCl2 + Na2R
MgR + 2NaCl = MgCl2 + Na2R

6.6. Tiệt trùng nước:


Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình chế hóa nước để uống, vì qua các giai đoạn
trên, một số lượng lớn các vi khuẩn đã giảm 90% song chưa diệt hết nhất là vi khuẩn gây
bệnh.
6.6.1. Phương pháp cơ học:

- Do khoa học phát triển, hiện nay người ta đã chế tạo ra những nến lọc bằng các vật
liệu tốt hơn để có thể thực hiện tốt hơn việc tiệt trùng.
Phương pháp trên chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi gia đình để lọc nước máy
đã được tiệt trùng. Còn đối với các loại nước khác, phương pháp này chưa đảm bảo tiệt
khuẩn triệt để.

6.6.2. Phương pháp vật lý:


- Dùng nhiệt độ:
Đun sôi nước là phương pháp tiệt khuẩn đảm bảo nhất.
- Dùng tia tử ngoại:
Tia tử ngoại có khả năng diệt vi khuẩn tốt với bề dầy lớp nước là 10 – 15 cm.
Điều kiện cần có là nước phải thật trong suốt vì các chất cặn ngăn tia tử ngoại. Phương
pháp này giá thành cao, song không làm thay đổi chất lượng nước, chính vì ưu điểm đó,
phương pháp này đang được áp dụng ở các xí nghiệp sản xuất nước khoáng nước đóng
chai.
Ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: Dùng tia phóng xạ, dùng sóng siêu
âm với thiết bị phát ra sóng siêu âm với tần số 500 KHZ, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

56
6.6.3. Phương pháp hóa học:
Phương pháp này phổ biến, có hiệu quả nhất được thực hiện với khối lượng lớn,
rẻ tiền.
Người ta thường dùng hóa chất sinh ra Clo hoặc hợp chất của Clo.
a. Nguyên tắc:
Khi đưa Clo vào nước sẽ diễn ra phản ứng sau:
Cl2 + H2O 🡪 HOCl + HCl HOCl 🡪 H + OCl
Nhược điểm của phương pháp này là làm cho nước có mùi Clo. Nếu trong nước
có lẫn phenol (nhựa đường, nước thải) sẽ tạo thành Clorophenol là chất rất độc.

b. Các hóa chất sinh ra Clo:


1). Clo lỏng: Clo được sản xuất tại nhà máy hóa chất và được nén thành dạng lỏng đựng
trong bình có áp lực 6,7 atm, nhờ một thiết bị gọi là Cloratơ, hơi Clo được đưa vào
nước.
2). Nước javen (thành phần chủ yếu NaOCl).
Được sản suất ngay tại các máy nhà máy nước bằng cách điện phân dung dịch NaCl
dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
3) Clorua voi Ca(OCl)2
4). Chloramin B hoặc Chloramin T.
5). Pantocid.

c. Chế độ tiệt trùng bằng Clo:


- Phải định lượng nồng độ bằng clo hoạt động có trong hóa chất dùng để khử trùng.
Làm test Clo để tính được lượng Clo cần thiết cho vào nước để đảm bảo tiệt trùng tốt,
nồng độ Clo thừa ở cuối nguồn nước là 0,3mg/lít.
+ Các chế độ tiệt trùng:
- Tiệt trùng sơ bộ (prechloration):
Áp dụng trong giai đoạn lắng lọc với liều lượng nhỏ nhằm làm tăng hiệu suất của
lắng lọc.
- Tiệt trùng thêm (Chloration secondaire):
Áp dụng với những khu vực cách nơi sản suất quá xa đường ống quá dài .
- Tiệt trùng quá mức (surchloration):
Áp dụng với mẫu nước có nhiều chất hữu cơ, với những trường hợp không làm
được test Clo hoặc tiệt trùng ngay tại giếng.
Tiệt trùng trong bi đông: Dùng cho cá nhân sử dụng ngay.

57
d. Tiệt trùng bằng Ozon
Ozon được tổng hợp bằng Oxy trong không khí với dòng điện có cường độ cao.
Cơ chế tác dụng chủ yếu hiện tượng tách Oxy mới sinh:
O3 🡪 O2 + O
Oxy mới sinh Oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong đó có vi khuẩn nhưng không
có tác dụng với loại vi khuẩn có nha bào.
Ưu điểm của phương pháp là: Diệt khuẩn và diệt cả tảo rêu, khử được mùi và
không tạo nên mùi vị khó chịu.

Câu hỏi lượng giá

1. Hãy kể tên, mô tả các nguồn nước trong thiên nhiên

2. Trình bày các hình thức cung cấp nước ở nông thôn Việt Nam

3. Mô tả, phân tích các hình thức xử lý nước

58
Bài 6

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Mục tiêu học tập:

Sau khi học xong, học viên có khả năng:


1. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải
2. Mô tả các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
3. Nêu tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt Nam hiện tại
4. Phân tích ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người
5. Nêu các giải pháp xử lí và bảo vệ môi trường nước

TỪ KHÓA: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải, các nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước, tình hình ô nhiễm nguồn nuớc trên thế giới và ở Việt Nam, ảnh hưởng của
sự ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống, của con người và các động, thực vật, giải
pháp làm giảm sự ô nhiễm nước, các biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường nước.

NỘI DUNG:

1. Ô nhiễm môi trường nước:


Nước bị coi là ô nhiễm khi thành phần của nước thay đổi hoặc bị hủy hoại, làm
cho nước không thể sử dụng được trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Việc thay đổi chất lượng và gây ô nhiễm nước do hoạt động của con người thường
là:
− Giảm chất lượng của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí
quyển, tăng hàm lượng SO42-, NO3- trong nước
− Tăng hàm lượng các ion, Ca, Mg, Si, ... trong nước ngầm và nước sông
hồ do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng carbonat
− Tăng hàm lượng các kim loại nặng trong nước tự nhiên như Pb, Cd, Hg,
As, Zn và PO43-NO3-, NO2-
− Tăng hàm lượng các muối trong nước mặt và nước ngầm do nước thải
công nghiệp, nước mưa, rác thải

59
− Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ do các chất khó bị phân hủy sinh
học, thuốc trừ sâu,..
− Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxi hòa tan có
liên quan với quá trình phì dưỡng (eutrophication) các nguồn chứa nước
và khoáng hóa các hợp chất hữu cơ
− Giảm độ trong của nước
− Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố
đồng vị phóng xạ

2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải


2.1. Độ pH:
Độ pH là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng của nước cung cấp và nước
thải. Nó là đại lượng đặc trưng cho tính chất của môi trường lỏng và được thể hiện như
sau:
− Môi trường acid có độ pH < 7
− Môi trường trung tính (nước nguyên chất) có độ pH = 7
− Môi trường kiềm có độ pH > 7
Môi trường có độ pH càng gần 7, chất lượng môi trường càng tốt. Môi trường
càng có tính acid hoặc kiếm, chất lượng môi trường càng xấu và càng ảnh hưởng tới cuộc
sống của người, động vật, thực vật và các vật liệu

2.2. Hàm lượng chất rắn:


Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lí đặc trưng quan trọng của nước thải, bao
gồm: chất rắn nổi, chất rắn lơ lưng (huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hòa tan
Theo kích thước, các loại chất rắn trong nước được chia ra
Loại chất rắn Kích thước hạt, µm
Chất rắn tan ≤ 10-5 – 10-3
Chất rắn keo 10-3 - 1,2
Chất rắn lơ lửng 1,2 - ≥ 100

- Tổng lượng chất rắn TS (total solid): được xác định là phần còn lại sau khi cho
bay hơi mẫu nước thải trên bếp cách thủy, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 103oC cho tới khi
khối lượng không đổi, đơn vị tính mg/l
- Chất rắn lơ lửng, SS (Suspended Solid): là chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước,
được xác định bởi phần còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nước rồi sấy
khô ở nhiệt độ từ 103 – 105oC, tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị mg/l

60
- Chất rắn tan DS (Disolved Solid): được xác định bằng hiệu số giữa tổng lượng
chất rắn và chất rắn lơ lửng:
DS = TS – SS

2.3. Nồng độ oxy hòa tan:


Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là lượng oxy hòa tan, vì oxy
không thể thiếu với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước. Nó duy trì quá
trình trao đổi chất, sinh năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Nồng độ
oxy hòa tan tối thiểu đối với các loài cá hoạt động mạnh (cá hồi) là 5 – 8 mg/l, đối với
loài cá có nhu cầu oxy thấp (cá chép) là 3mg/l.
Oxy là loại khí hòa tan trong nước, không tác dụng với nước về mặt hóa học. Độ
hòa tan của nó phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính của nước
(thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh sống trong nước, ... ). Nồng độ bão hòa của oxy
trong nước ở nhiệt độ từ 35 – 0oC khoảng 8 – 15mg/l.
Các nguồn nước mặt do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên
thường có hàm lượng oxy hòa tan cao. Sự quang hợp và hô hấp của thủy sinh cũng làm
thay đổi hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt. Các nguồn nước ngầm thường có hàm
lượng oxi hòa tan thấp do các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong lòng đất tiêu hao hết
oxy.
Khí thải, các chất thải sử dụng oxy có trong nguồn nước, quá trình oxy hóa sẽ làm
giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước trên, thậm chí có thể đe dọa sự sống các
loài cá cũng như cuộc sống dưới nước.
Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa quan trọng trong
việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và phân hủy hiếu khí trong quá trình xử
lí nước thải. Mặt khác, hàm lượng oxy hòa tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định
nhu cầu oxy sinh hóa. Đó là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
thải đô thị, ngoài ra oxy còn là yếu tố quan trọng trong kiểm soát sự ăn mòn của sắt thép,
đặc biệt là hệ thống đường ống phân phối nước.

2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – Biochemical Oxygen demand):
Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm
nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp, là thông số cơ bản để đánh giá mức
độ ô nhiễm nguồn nước đô thị và khu công nghiệp
BOD : lượng oxy tính bằng mg hoặc g dùng để oxy hóa các chất hữu cơ nhờ vi
khuẩn hiếu khí ở điều kiện 20oC.

61
BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước, có thể bị phân hủy
bằng các vi sinh vật
Trong thực tế, không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất
hữu cơ vì quá tốn thời gian (20 ngày) nên chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày
đầu ở nhiệt độ ủ 20oC, được kí hiệu BOD5, khoảng 70 – 80% các chất hữu cơ đã bị oxy
hóa. Đơn vị tính là mg/l

2.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical oxygen demand):
Chỉ số COD: là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc mg cho quá trình oxy hóa
học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và H2O
Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxi hóa bằng hóa học, bao gồm cả
lượng và chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD cao hơn
BOD (COD/BOD >1)
Phép phân tích COD có ưu điểm cho kết quả nhảnh (khoảng 3h) nên đã khắc phục
được nhược điểm của phép đo BOD.
Ngoài COD và BOD, người ta còn dùng một vài thông số khác để đo hàm lượng
các chất hữu cơ trong nước như: tổng carbon hữu cơ (total organic carbon, TOC) và nhu
cầu oxy theo lí thuyết (Theoritical oxygen demand, thOD. TOC chỉ được dùng khi hàm
lượng các chất hữu cơ trong nước rất nhỏ.) thOD chính là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
hoàn toàn phần hữu cơ trong chất thải thành carbonic, nước và chỉ có thể tính được khi
viết công thức hóa học của các chất hữu cơ. Vì thành phần của nước thải rất phức tạp nên
không thể tính được nhu cầu oxy theo lí thuyết. Trong thực tế, thông số này có thể tính
gần đúng trên cơ sở thông số COD. Từ đó ta có thể thấy luôn có dãy :
thOD > COD > BOD cuối > BOD5

2.6. Các chất dinh dưỡng:


2.6.1 Hàm lượng nitơ trong nước:
Nitơ và Phosphor là những nguyên tố chính cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh
và thực vật phát triển, chúng được biết tới như những chất dưỡng hoặc kích thích sinh
học. Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính: nitơ hữu cơ, amoniac, nitrit, nitrat
Nitơ là nguyên tố chính xây tựng tế bào, tổng hợp protein, nên số liệu về chỉ tiêu
nitơ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lí một loại nước thải nào đó bằng các

62
quá trình sinh học.Trong trường hợp không đủ Nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó
trở nên có khả năng xử lí bằng phương pháp sinh học.
Chỉ tiêu hàm lượng nitơ trong nước còn được xem như là chất chỉ thị tình trạng ô
nhiễm của nước vì NH3 tự do là sản phẩm phân hủy các chất protein. Ở điều kiện hiếu khí
xảy ra quá trình oxy hóa theo trình tự: Protein 🡪 NO3- 🡪 NO2- 🡪 NH3
Nitơ không chỉ gây ra các vấn đề phì dưỡng (Eutrophication, phì hoặc vượt quá
45mg NO3/l) cũng có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người,
loại vi khuẩn ở ruột có thể chuyển hóa nitrat thành nitrit. Nitrit có áp lực với hồng cầu
trong máu mạnh hơn oxy, kết hợp với oxy sẽ tạo thành methemoglobin. Hợp chất này gây
ra bệnh xanh xao, thiếu máu và có thể tử vong.

2.6.2. Hàm lượng Phosphore trong nước:


Phosphor là một trong những nguyên tố chính gây ra sự bùng nổ của tảo (phì
dưỡng) trong một số nguồn nước mặt. Phosphor trong nước và nước thải thường tồn tại ở
nhiều dạng. Chỉ tiêu phospho có ý nghĩa quan trọng trong cấp nước (kiểm soát sự hình
thành cặn rỉ và ăn mòn, xử lí nước thải bằng các phương pháp sinh học).

2.6.3. Hàm lượng Sulfat trong nước:


Ion sulfat thường có trong nước dùng để sinh hoạt cũng như nước thải. Lưu huỳnh
là một nguyên tố cần thiết cho tổng hợp protein và được giải phóng trong quá trình phân
hủy chúng. Sulfat bị khử sinh học trong điều kiện kị khí theo phản ứng sau:
Vi khuẩn kỵ khí
2-
Chất hữu cơ + SO 4 S2- + H2O + CO2

S2- + 2H+ H2S


Khí H2S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải trong cống . Một phần H2SO4
tích tụ ở hốc bề mặt nhám của ống dẫn và có thể bị oxy hóa sinh học thành H2SO4. Acid
này sẽ ăn mòn các ống dẫn. Mặt khác khí H2S gây ra mùi hôi thối và độc hại cho công
nhân làm việc ở các nhà máy xử lí nước thải.
Hàm lượng sulfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S gây mùi
khó chịu, nhiễm độc đối với các loài cá. Khi nước ở trong ống dẫn có chứa sulfat ở hàm
lượng cao sẽ có tác động làm thuốc tẩy nhẹ đối với ruột người, vì vậy nồng độ giới hạn
của SO42- trong nước cấp cho sinh hoạt cần ít hơn 250mg/l. Ngoài ra nó cũng là nguyên
nhân gây đóng cặn cứng trong các nồi đun và thiết bị trao đổi nhiệt.

2.6.4. Chỉ tiêu vi sinh của nước:

63
Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, trong thực tế các bệnh lây
lan bằng đường nước là một nguyên nhân chính gây ra bệnh, tử vong.
Chỉ tiêu vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị,
là những vi khuẩn dạng trực khuẩn hay coliform.
Coliform được đặc trưng bởi E.coli và Streptococcus. Chúng sống trong đường
ruột của người và được thải ra với số lượng lớn trong phân người và các động vật máu
nóng khác (trung bình khoảng 50 triệu coliform trong 100ml). Nước thải sinh hoạt chưa
qua xử lí thường chứa > 3tr coli/100ml. Tiêu chuẩn của các loại nước uống
≤ 1 coliform/100ml

2.6.5. Các kim loại nặng:


Hầu hết kim loại nặng tồn tại trong nước ở dạng ion có nguồn gốc phát sinh do
con người, bao gồm: arsen, bari, cadmi, crom, đồng, chì, thủy ngân, niken, selen, bạc và
kẽm (do các nhà máy sơn, mực in), thủy ngân và kẽm (do thuốc trừ sâu), ... do chúng
không thể phân hủy nên các kim loại nặng thường tích tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ
sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp của các loại vật thể nặng tồn tại trong
nước hoặc cặn lắng, sau đó tích tụ nhanh trong động vật, thực vật. Cuối cùng đến sinh vật
bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn có nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây ra độc hại.
Trường hợp nhiễm độc hàng loạt đầu tiên trong lịch sử hiện đại là bệnh Minamata xảy ra
vào năm 1956 ở Nhật Bản do ngư dân ở vùng vịnh Minamata ăn phải cá có hàm lượng
thủy ngân cao do nhà máy sản xuất phân bón đã thải nước thải có chứa thủy ngân vào
vịnh Minamata gây nên.

2.6.6. Các thuốc bảo vệ thực vật:


Các thuốc trừ dịch thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu (insecticide), thuốc trừ nấm
(fungicide), thuốc diệt cỏ (herbicide), thuốc diệt tảo (algicide). Mặc dù vậy trong thực tế,
thuật ngữ thuốc bảo vệ thực vật thường được hiểu và gọi là thuốc trừ sâu

+ Thuốc trừ sâu gồm:


- Các hydrocarbon clo hóa: eldrin, toxaphen, ĐT dieldrin, heptaclo, methoxycor,
lindane.
- Các phosphore hữu cơ: diazinon, malathion, parathion, ...
+ Thuốc diệt cỏ gồm:
- Carbamat
- Các hydrocarbon clo hóa...

64
+ Thuốc diệt nấm gồm: đồng sulfat, ferbam, ...
+ Thuốc diệt tảo chủ yếu là các hợp chất đồng
Rất nhiều các loại thuốc trừ sâu trước đây như DDT, toxaphene, và dieldrin là các
hợp chất hydrocarbon clo hóa, chúng là một hợp chất bền. Các nhuyễn thể ăn bằng cách
lọc một lượng nước lớn, vì vậy người ta thấy chúng chứa một hàm lượng DDT cao hơn
hàng triệu lần so với hàm lượng DDT trong môi trường nước xung quanh. Sản lượng
DDT trong những năm 60, khoảng 10000 tấn/năm. Thời gian bán phân hủy của DDT có
thể tới 20 năm, do đó mặc dù trên thực tế, thuốc DDT đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước
nhưng một lượng lớn thuốc này sẽ vẫn còn trong môi trường nhiều năm về sau. Trong lúc
đó có dấu hiệu cho thấy, các hệ sinh thái được phục hồi khi không sử dụng thêm thuốc
DDT nữa. Số lượng các loài chim ở Mỹ đã tăng lên đáng kể từ khi người ta ngừng sử
dụng thuốc trừ sâu DDT.
Từ đầu những năm 59, đã có những nghiên cứu bắt đầu xác định bản chất của các
vấn đề chất lượng nước do các thuốc bảo vệ thực vật của nông nghiệp gây ra. Nước từ
các vùng đất canh tác nông nghiệp đã là một nguồn gốc chính gây ra sự nhiễm bẩn thuốc
trừ sâu ở mức thấp đối với nước mặt.

2.6.7. Dầu mỡ:


Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ
có thành phần hóa học rất phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc
vào từng loại dầu. Dầu thô có chứa hàng ngàn phân tử khác nhau nhưng phần lớn là các
hydrocarbon có số carbon từ 4 – 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ,
kim loại (như vanadi). Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) và một số
sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocarbon thơm đa vòng (PAH),
polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có độc tính cao và tương đối bền
vững trong môi trường nước.
Cuộc sống của hầu hết các loài động, thực vật đều bị tác động xấu do nước bị ô
nhiễm dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô
hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. Các loài tảo kém nhạy cảm với tác động trực
tiếp của dầu so với các loài thủy sinh khác, tuy nhiên tảo nhạy cảm với các tác động thứ
cấp trong điều kiện nguồn nước ô nhiễm dầu, một số loài tảo có khả năng phát triển
mạnh.
Hàng loạt sự kiện tràn dầu trên thế giới (vụ tàu Exon Valdez ở Alaska năm 1989
gây tràn 48000 m3 dầu thô, ...), ở Việt Nam (tàu Humanity gây tràn hàng trăm tấn dầu FO
trên sông Lòng Tàu năm 1990 và vụ tàu Neptune Ariens năm 1994 gây tràn 1500 tấn dầu

65
nhiên liệu trên sông Đồng Nai gây thiệt hại cho hằng trăm hecta ruộng tôm và ruộng lúa),
... đã chứng minh cho tác động nghiêm trọng của dầu mỡ đối với môi trường.

2.6.8. Màu:
Nước tự nhiên có thể có màu do các lí do sau:
- Các chất hữu cơ trong cây cỏ bị phân rã
- Nước có sắt và mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan
- Nước có chất thải công nghiệp (chứa crom, tanin, ...)
Màu thực của nước là màu được tạo nên do các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo.
Màu bên ngoài của nước là màu do các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế
người ta xác định màu thực của nước sau khi đã lọc bỏ các chất không hòa tan

2.6.9. Mùi:
Nước có mùi do nguyên nhân:
- Có chất hữu cơ từ cống rãnh, khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm.
- Có nước thải công nghiệp hóa chất chế biến dầu mỡ
- Các sản phẩm từ sự phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật.
Mùi gây khó chịu cho con người

3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:


3.1. Nước thải từ khu dân cư:
Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan chứa các
chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải
sinh hoạt hoặc nước thải từ khu dân cư hay nước thải vệ sinh. Đặc điểm cơ bản của nước
thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân
hủy (carbohydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), chất rắn và vi khuẩn.
Kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy, các thông số đặc trưng nhất để
đánh giá đặc điểm nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ (qua BOD), các chất dinh dưỡng
(N,P) và chất rắn. Theo kinh nghiệm, tỉ lệ nồng độ (mg/l) giữa BOD/N/P cần thiết xử lí
sinh học là 100/5/1. Nước thải sinh hoạt chưa xử lí có tỉ lệ là 100/7/5 và sau khi xử lí là
100/23/7. Như vậy, nước thải sau khi xử lí còn dư thừa N, P tạo điều kiện cho phát triển
vi sinh và rong tảo. Do đó việc xử lí tiếp tục N, P (xử lí bậc 3) trước khi đổ ra sông, hồ là
cần thiết .
Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có các
chất hữu cơ dễ phân hủy do vi sinh để tạo ra khí CO2 và H2O mà còn có các chất khó

66
phân hủy tạo ra trong quá trình xử lí. Khi nước thải sinh hoạt chưa xử lí đưa vào kênh,
rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là:
- Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ đục, màu
- Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước,
từ đó có thể gây chết tôm cá và các thủy sinh khác.
- Gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn tới ảnh
hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan
- Gia tăng vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn ...) dẫn tới
ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Tạo điều kiện phân hủy vi sinh, gây mùi, ảnh hưởng đến thẩm mĩ
Với tải trọng chất thải của từng người dân đưa vào môi trường, nồng độ các chất ô
nhiễm trong cống rãnh sẽ rất cao

Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người thải vào môi trường hằng ngày:
Tải
Tải lượng lượng
Chỉ tiêu ô nhiễm Chỉ tiêu ô nhiễm
(g/người/ngày) (g/người/
ngày)
BOD520 (nhu cầu oxy sinh học) 45 – 54 Nitrat (NO3-) -
COD (nhu cầu oxy hóa học) 1.6 – 1.9.BOD520 Tổng phosphor (theo P) 0.8 – 4
Tổng chất rắn 170 – 220 Phosphor vô cơ 0.7 tổng P
Chất rắn lơ lửng 70 – 145 Phosphor hữu cơ 0.3 tổng P
Rắn vô cơ (kích thước > 0.2mm) 5 – 15 Kali (K2O) 2.0 – 6.0
Vi trùng (trong 100ml
Dầu mỡ 10 – 30
nước thải sinh hoạt)
Kiềm (theo CaCO3) 20 – 30 Tổng số vi khuẩn 109 – 1010
Clo (Cl-) 4–8 Coliform 106 – 109
Tổng Nitơ (theo N) 6 – 12 Feacal Streptococcus 105 – 106
Nitơ hữu cơ 0.4 tổng N Salmonella typhosa 10 – 104
Amoni tự do 0.6 tổng N Đơn bào Đến 103
Nitrit (NO2-) - Trứng giun sán Đến 103
Siêu vi trùng (virus) 102 – 104
3.2. Nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sàn xuất công nghệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải.
Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của
từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm (đường, sữa, thịt,

67
tôm, cá, nước ngọt, bia,...) chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các
xí nghiệp thuộc da, ngoài chất hữu cơ còn có kim loại lặng, sulfua; nước thải của xí
nghiệp ăcquy có nồng độ acid, chì cao, nước thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, màu, phenol, ... với hàm lượng lớn.

Thành phần nước thải một số ngành công nghiệp:


Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm trong nước thải Nồng độ (mg/l)
Tổng chất rắn 4516
Chất lơ lửng (SS) 560
Nitơ hữu cơ 73.2
Natri 807
Chế biến sữa
Calci 112
Kali 116
Phosphor 59
BOD5 1890
Chất lơ lửng (SS) 820
Lò mổ Nitơ hữu cơ 154
BOD5 996
Chất lơ lửng (SS) 717
Mổ lợn Nitơ hữu cơ 122
BOD5 1045
Chất lơ lửng (SS) 929
Hỗ trợ Nitơ hữu cơ 324
BOD5 2240
Tổng chất rắn 6000 – 8000
BOD5 9000
NaCl 3000
Thuộc da Tổng độ cứng 1600
Sulfua 12
Protein 1000
Crom 30 – 70

68
Các nhân tố ô nhiễm điển hình trong nước thải các ngành công nghiệp:
Công nghiệp Chỉ tiêu ô nhiễm chính Chỉ tiêu ô nhiễm phụ
Màu, tổng P, N, TOC, độ
Chế biến sữa BOD, pH, SS (Suspended Solid)
đục, To
Chế biến đồ hộp, rau quả
BOD, COD, pH, SS, TDS Màu, tổng P, N, TOC, T o
đông lạnh
BOD, pH, SS, chất rắn có thể lắng, N,
Chế biến bia rượu TDS, màu, độ đục, bọt nổi
P
BOD, pH, SS, chất rắn có thể lắng,
Chế biến thịt NH4+, TDS, P, màu
dầu mỡ, độ đục
Xay bột BOD, SS, To COD, pH, TOC, TDS
Dầu mỡ, pH, NH4+, phenol, SS, Fe,
Luyện thép Clo, SO42-, To
Sn, Cr, Zn, To
COD, dầu mỡ, SS, CH-, Cr, Zn, Ni,
Cơ khí
Pb, Cd
BOD5, COD, SS, màu, kim loại nặng,
Thuộc da N, P, TDS, tổng coliform
NH4+, dầu mỡ, phenol, sulfua
Cromat, P, Zn, Sulfua,
Xi măng COD, pH, SS, To
TDS
BOD, cromat, Zn, Cu, Cr,
Sản xuất kính COD, pH, SS
Fe, Sn, NO3-, TDS
Sản xuất phân hóa học
pH, PO43-, SO42-, hợp chất
Phân đạm NH4+, TDS, NO3-, SO42-, ure
hữu cơ, kẽm
Phân lân TDS, F, pH, SS Al, Fe, Hg, N, SO42- , uran
Độ đục, clo hữu cơ, P, kim
Hóa chất hữu cơ BOD, COD, pH, SS, TDS, dầu mỡ
loại nặng, phenol,To
BOD5, COD, TOC,
Độ acid, độ kiềm, tổng chất rắn, SS,
Hóa chất vô cơ phenol, F, Silicat, CN-,
TDS, Cl-, SO42- , pH
kim loaì nặng, To
NH4+, BOD, Cr, dầu, COD, pH, Cl-, CH-, Pb, N, P, TOC,
Hóa dầu
phenol, SS, TDS, sulfua, T o Zn, độ đục
o
Nhiệt điện BOD, Cl2, dầu, pH, SS, T Cu, Fe, TDS, Zn

Từ trên, ta có thể thấy một số loại nước thải công nghiệp (chế biến thực phẩm, rượu bia)
có chứa các tác nhân ô nhiễm như trong nước thải sinh hoạt (các chất hữu cơ, dinh
dưỡng, chất rắn lơ lửng) nhưng với nồng độ cao hơn nhiều

69
Hàm lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến sữa:
Tác nhân ô nhiễm Thành phần trung Tác nhân ô nhiễm Thành phần trung
bình (mg/l) bình (mg/l)
Tổng chất rắn 4516 Hg 25
Chất rắn lơ lửng 560 K 116
Tổng nitơ hữu cơ 73 P 59
Na 807 BOD 1890
Ca 112

Thể tích và thành phần nước thải các xí nghiệp chế biến thịt:
Loại hình sản xuất Thể tích nước thải/động vật (m3) Thành phần nước thải mg/l
Lò mổ SS N hữu cơ BOD
- Mổ lợn 0.54 717 122 1045
- Mổ bò 1.50 820 154 996
- Hỗn hợp 1.35 929 324 2240
Xưởng chế biến (hỗn
3.77 457 113 635
hợp)

Trong khi đó, nước thải một số ngành công nghiệp khác chứa các chất độc hại đặc
biệt (kim loại nặng, phenol, hợp chất hữu cơ đa vòng,...). Ví dụ, nước thải của xí nghiệp
thuộc da có chứa BOD (900 mg/l), TDS (6000 – 8000 mg/l), sulfua (120 mg/l) và crom
(30 – 70 mg/l). Nước thải từ phân xưởng xi mạ chứa Cu ( 6 – 58mg/l), Fe (1 – 20
mg/l), Ni (0 – 82mg/l), crom (0 – 612mg/l)

3.3. Nước chảy tràn mặt đất:


Nước chảy tràn mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn
gây ô nhiễm nước sông, hồ; nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác),
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước có thể rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ
sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi
khuẩn, ...
Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích, vùng
mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.

70
3.4. Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên:
Nước sông bị ô nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các
vùng sâu trong nội địa. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển acid, sắt,
nhôm,... đến các vùng khác gây ra suy giảm chất lượng vùng bị tác động.

3.5. Nguồn gây ô nhiễm nước từ các hoạt động nông nghiệp:
Việc sử dụng nước cho các mục đích nông nghiệp có tác động tới sự thay đổi một
số chế độ nước và sự cân bằng nước lục địa. Nông nghiệp, trước hết là để khai thác sử
dụng đất, đòi hỏi một lượng nước ngày càng tăng. Trong tương lai do thâm canh nông
nghiệp nên dòng chảy tất cả các con sông trên thế giới sẽ bị giảm đi khoảng 700km3/năm,
sự bốc hơi sẽ tăng một cách tương ứng. Phần lớn nước sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu
hao mà ít được hoàn lại (phần hoàn lại không quá 25%)
Ngoài việc làm thay đổi sự cân bằng nước lục địa, sử dụng nước trong nông
nghiệp còn dẫn đến việc làm giảm chất lượng nước nguồn. Nước tiêu, nước từ đồng
ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi gây nhiễm bẩn đáng kể cho sông hồ.
Thành phần khoáng chất trong nước dẫn từ hệ thống tiêu hủy phụ thuộc vào đặc tính đất,
chế độ tưới, cấu tạo hệ thống tiêu,... Lượng muối hòa tan trong nước có thể từ
1 đến 200 tấn/ha. Do việc sử dụng phân hóa học, một lượng lớn dinh dượng nitơ và
phospho có thể xâm nhập vào nguồn nước, gây hiện tượng phì dưỡng trong nước
Các hợp chất hữu cơ có chứa clo như các loại thuốc trừ sâu DDT, aldrin,
endosunphat, các loại thuốc diệt cỏ axit phenoxyaxetic, các loại thuốc diệt nấm
hexaclbenzen, pentaclophenol,... là các chất bền vững vận tốc phân hủy trong nước rất
chậm. Chúng có thể tích tụ trong bùn, tích tụ trong cơ chế thủy sinh, tan trong mỡ động
vật nước... Thường lượng DDT bài tiết ra ít hơn so với mức hấp thụ vào. Vì thế, tuy nồng
độ DDT trong nước thấp nhưng theo chuỗi thức ăn, sẽ tăng lên hàng ngàn tấn trong các
sinh vật bậc cao. Vì thế hiện nay nhiều nước đã cấm sản xuất và sử dụng một số loại
thuốc trừ sâu.

4. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam:
4.1. Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới:
Từ năm 1917, chương trình môi trường của LHQ (UNEP – United Nations
Environment Programme), Tổ chức khí tượng thế giới (WMO – World Meteorological),
Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization) đã thành lập hệ thống quan
trắc môi trường toàn cầu (GEMS – Global Environment Monitoring Systems). Ngày nay
GEMS đã có trên 350 trạm quan trắc trên 240 sông, 40 hồ trên 60 trạm quan trắc nước

71
ngầm ở trên 50 quốc gia. Khoảng 50 thông số chọn lọc về chất lượng nước đã được quan
trắc. Các thông số cơ bản là:
- Vi khuẩn coliform
- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD
- Nitrat và Phospho
- Chất rắn lơ lửng
- Các kim loại nặng
- Các chất hữu cơ vi lượng
- Độ acid
- Độ mặn
Từ kết quả quan trắc GEMS có thể nêu dưới đây các thông tin đáng tin cậy về
mức độ ô nhiễm nguồn nước ngọt toàn cầu.

4.1.1. Ô nhiễm do chất hữu cơ :


Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông hồ. Tác nhân ô
nhiễm này có nồng độ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công
nghiệp (chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt, nhuộm,...)
Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá qua các chỉ số cân bằng oxy COD, BOD và DO.
Từ số liệu của hàng trăm trạm quan trắc cho thấy, trên thế giới có khoảng 10% số dòng
sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông
có nồng độ DO thấp (< 55% bão hòa); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ
nhẹ (BOD khoảng 3mg/l, COD khoảng 18mg/l).
Trong các thập kỷ gần đây ở các nước phát triển mức độ ô nhiễm hữu cơ trong
sông hồ giảm rõ rệt. Tại Thụy Điển, tổng tải lượng BOD từ công nghiệp đưa vào dòng
sông là 600.000 tấn năm 1950, tăng đến 700.000 tấn vào năm 1960 nhưng chỉ còn trên
300.000 tấn vào năm 1980
Tại một số quốc gia đang phát triển, nhờ sự quan tâm xử lí ô nhiễm, tải trọng
BOD đưa vào nguồn nước cũng giảm dần. Tại Malaysia, tải lượng BOD từ công nghiệp
chế biến dầu được xử lí 76% vào năm 1978, 96% vào năm 1980 và 99% vào năm 1982.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước
ngày càng tăng.

4.1.2. Vi sinh vật gây bệnh:


Do các dòng sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các trung tâm dân
cư nên ô nhiễm do vi khuẩn xảy ra thường xuyên. Theo tiêu chuẩn của WHO, tổng vi

72
sinh coliform trong nước uống không quá 1/100ml và feacal coliform không được có
trong 100ml nước uống. Tuy nhiên chỉ có dưới 10% số trạm quan trắc đạt tiêu chuẩn này
Sông Yamune, trước khi chảy qua New Delhi có 7500 feacal coliform/100ml, sau
khi qua thành phố, nồng độ feacal coliform lên tới 24.000.000/100ml do ảnh hưởng của
lưu lượng nước cống rãnh đổ vào sông đến 200.000m3/ngày. Mức độ nhiễm khuẩn ở các
dòng sông trên thế giới được thống kê trong bảng sau:

Mức độ ô nhiễm coliform tại các trạm quan trắc toàn cầu
Số trạm quan trắc
Tổng Châu Âu và
Trung và Nam
coliform/100ml Bắc Mỹ Châu Á Châu Đại
Mỹ
Dương
< 10 8 0 1 1
10 Tiêu chuẩn WHO cho nước uống
10 – 99 4 1 3 2
100 – 999 8 10 9 14
1000 – 9999 3 9 11 10
10000 – 99999 0 2 7 2
> 100000 0 2 0 3

Ô nhiễm nguồn nước do vi khuẩn là nguyên nhân gây chết 25.000 người mỗi
ngày ở các nước đang phát triển

4.1.3. Ô nhiễm do dinh dưỡng:


Khoảng 10% số con sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao ( 9 – 25mg/l),
vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10mg/l)... khoảng 10% các sông
có nồng độ phosphore 0,2 – 2,0 mg/l, tức cao hơn 20 – 200 lần so với các sông không bị
ô nhiễm
Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N, P có khả năng bị phì dưỡng hóa. Hiện
nay, trên thế giới có 30 – 40% số hồ chứa bị phì dưỡng hóa. Trên 30% trong số 800 hồ ở
Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mexico cũng bị phì dưỡng hóa. Tuy
nhiên, các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu) chua bị phì
dưỡng

4.1.4. Ô nhiễm do kim loại nặng:

73
Nguồn chủ yếu đưa kim loại nặng vào nước là từ các mỏ khai thác, các công
nghiệp sử dụng kim loại nặng và từ các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. Ô nhiễm do
kim loại nặng chủ yếu ở các nước công nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan; nồng
độ kim loại nặng không tan trong nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó giảm dần
như các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ thủy ngân, cadmi, crom và chì trong các năm
1900 tương ứng là 1µg/l, 2µg/l, 80 µg/l, và 200 µg/l. Nồng độ các nguyên tố này vào năm
1960 tương ứng là 8 µg/l, 10 µg/l, 600 µg/l và 500 µg/l. Đến năm 1980, nồng độ thủy
ngân, cadmi, crom và chỉ trong nước sông Rhine là 5 µg/l, 20 µg/l, 70 µg/l và 400 µg/l

4.1.5. Ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng:


Các chất hữu cơ vi lượng là các hóa chất hữu cơ bền vững như clo hữu cơ,
polyclobiphenyl (PCB) và dung môi công nghiệp được đưa vào nguồn nước từ các nhà
máy lọc dầu, dệt, giấy, hóa chất và nguồn nước chảy tràn từ ruộng được phun hóa chất trừ
sâu bệnh.
Trong các năm 1979 – 1984, khoảng 25% số quan trắc phát hiện được hóa chất
hữu cơ chứa clo như DDT, aldrin, dieldrin và PCB với nồng độ thường nhỏ hơn 10ng/l
(nanogam/l). Tuy nhiên ở một số dòng sông nồng độ các hóa chất này khá cao (100 ÷
1000ng/l) như sông Trent ở Anh, hồ Biwa và Yodo ở Nhật Bản. Ô nhiễm do clo hữu cơ
nặng nhất trên 100ng/l là ở một số sông thuộc Columbia (DDT và dieldrin), Indonesia
(PCB), Malaysia (dieldrin) và Tanzania (dieldrin). Các sông châu Âu, Bắc Mỹ không bị ô
nhiễm nặng do hóa chất bảo vệ thực vật nhờ sự hạn chế sử dụng nó.

4.2. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam:


Môi trường Việt Nam đang chịu sức ép của việc gia tăng dân số, sản xuất nông
nghiệp, khai thác khoáng sản, dịch vụ với vận tốc cao, đặc biệt ở khu vực sông Hồng,
sông Đồng Nai – Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung. Ở các
vùng này mật độ dân cư cao nhưng chưa có hệ thống xử lý chất thải, phần lớn lượng nước
thải sinh hoạt công nghiệp và một phần chất thải rắn đổ vào sông, hồ gây ô nhiễm nguồn
nước. Mức độ ô nhiễm càng tăng khi thảm thực vật bị suy giảm, gia tăng các quá trình
xói mòn và ảnh hưởng của chế độ thủy văn.
Cũng tương tự như các quốc gia khác đang phát triển, các nguồn chính gây ô
nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và giao
thông thủy. Do đó các thông số ô nhiễm đặc trưng là DO, BOD, COD, NH4NO3, tổng P,
dầu mỡ, vi trùng. Ô nhiễm do công nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp

74
5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống của con người và
các động thực vật:
5.1. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp:
Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nức ngầm: việc tưới tiêu, thủy lợi trong nông
nghiệp đã làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân hóa học, các
thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới. Thế giới có khoảng 225.108 ha được
tưới và nguồn nước bẩn do tưới tiêu cũng rất đáng kể.
Ngoài ra, do sự ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân người,
rác, phân gia súc không được xủ lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất vào nước
ngầm cũng làm cho chất lượng nước ngầm thay đổi.
Khi nước ngầm bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước
mặt có thể làm được nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy của nước ngầm rất chậm và
không phải là dòng chảy rối vì thế nên các chất bẩn gây ô nhiẽm không thể bị pha loãng
hay phân tán.
Trong nước ngầm cũng có một số lượng nhỏ các vi sinh vật có khả năng chuyển
hóa các hợp chất dễ bị oxy hóa, tuy nhiên số lượng và chủng loại các vi sinh vật này ít
hơn rất nhiều so với trong nguồn nước mặt và phản ứng phân hủy diễn ra cũng chậm hơn.
Do vậy nó sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian rất lâu, có thể tới hàng trăm năm để tự
làm sạch các chất gây ô nhiễm có khả năng bị phân hủy
Ảnh hướng tới vệ sinh nước: Do tác động trực tiếp của các đập, hồ chứa gây nên
lụt lội làm chết các động vật và thực vật ở các khu vực đó, trừ một vài loài còn sống sót.
Với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan quá
thấp làm cho các loại sinh vật nước không sống sót được, đặc biệt là sản lượng cá bị giảm
rất nhiều trong các hồ nuôi cá bị ô nhiễm. Ở các nguồn nước do các chất dinh dưỡng N và
P quá lớn sẽ gây hiện tượng “nở hoa”, làm cho tính chất của hồ không đáp ứng được nhu
cầu cung cấp do các thực vật nước bị thối rữa và phân hủy trong nguồn.
Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt: Theo các dòng chảy như các dòng
sông. Do có quá trình xáo trộn, pha loãng tốt và quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm
với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật hiếu khí, hàm lượng chất bẩn được giảm
xuống. Những quá trình phục hồi tự nhiên này sẽ rất có hiệu quả nếu như dòng chảy
không bị quá tải các chất gây ô nhiễm hoặc dòng chảy không bị cạn kiệt do hạn hán, do
tưới tiêu.
Trong các hồ, ao, sự pha loãng thường có hiệu quả thấp hơn so với trong sông bởi
vì trong hồ thường có dòng chảy tầng, dòng này rất ít xáo trộn theo phương đứng và vì
vậy sự hòa tan oxy trong nước hồ cũng thấp hơn rất nhiều so với nước sông đặc biệt ở
tầng dưới sâu. Do đó chất lượng nước hồ, ao rất dễ bị suy thoái khi bị nhiễm bẩn bởi các

75
chất dinh dượng thực vật, dầu, phân vô cơ, các kim loại nặng như thủy ngân, asenic,
selen, chì,... Ngoài ra, một số loại hóa chất độc rơi từ khí quyển xuống (PCBs…), hoặc
một số đồng vị phóng xạ, ... Các chất này đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thủy vực
và gây ra những tác động nguy hại tới hệ thực vật và động vật nước.

5.2. Ảnh hưỡng tới sức khỏe con người:


Các nguồn nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Các loại bệnh liên quan tới
nước thường gặp là:
Các loại bệnh liên quan tới hóa học: Những loại bệnh này gây ra bởi sự vượt quá
nồng độ hóa chất đặc biệt trong nước mà trong đó có hai bệnh cần lưu ý đó là:
- Bệnh Fluorosis: Do hàm lượng fluo quá cao trong nước uống và đặc biệt là trong
nước ngầm. Chúng gây tác hại làm hỏng men răng và chảy máu chân răng. Bệnh này
thường gặp ở các vùng Đông Phi như Ethiopia, Somalia, Kenya, Tanzania,
Mozambique... Hàm lượng fluo > 3,0 mg/l
- Bệnh Methemoglobinemia ở trẻ em < 3 tháng. Do hàm lượng nitrit trong nước
uống cao oxy hóa hemoglobin (là thành phần sắc tố màu đỏ của máu, làm nhiệm vụ vận
chuyển oxy) phần methemoglobin là chất không có khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến
thiếu oxy ở các tổ chức, gây ngạt thở (anoxia) và tử vong (nồng độ NO3 >100mg/l)
Các loại bệnh khác lây lan trong nước: Bệnh gây ra do việc tiêu dùng, sử dụng các
nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, thương hàn, lị, ...
hoặc các virus gây bệnh bại liệt, viêm gan…. Các loại bệnh gây ra do thiếu nước dùng
cho vệ sinh cá nhân như các bệnh ngoài da, bệnh ghẻ, bệnh nhiễm trùng da hoặc bệnh
đau mắt hột
Các loại bệnh nhiễm bởi trứng ký sinh trùng như: bệnh giun, sán dây (sán xơ mít),
sán chỉ...
Một khi lượng nước sử dụng tăng lên có nghĩa là lượng nước thải cũng tăng và nếu
như khả năng thấm của đất bị quá tải và không có hệ thống thu, nước thải sẽ là nơi chứa
chất các mầm mống gây bệnh.

5.3. Ảnh hưởng tới sự biến đổi các hệ sinh thái:


Hoạt động của con người đã từng làm biến đổi các hệ sinh thái. Phá rừng lấy đất
trồng trọt là thay đổi một hệ sinh thái phức tạp và vững chắc bằng một hệ sinh thái đơn
giản và ít bền vững hơn. Việc xây kè, đắp đập cũng làm ảnh hưởng tới dòng chảy sẽ tác
động đến sinh thái sông, hồ và phức hệ động vật vùng ven, kể cả con người. Hoang mạc
là hiện tượng một phần không nhỏ do tác động của con người gây ra.

76
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp (hệ sinh thái đất): Sử dụng nhiều nhất
trong hệ sinh thái nông nghiệp là thuốc trừ sâu. Điều này một mặt đem lại lợi ích là tăng
năng suất cây trồng, nhưng mặt khác chúng làm cho hệ sinh vật đất nói chung cũng bị
tiêu diệt như các loài giun, mối, các loài vi khuẩn, tảo, nấm mốc,... dẫn đến làm biến đổi
tính chất của đất, giảm độ phì của đất.
Cùng với thuốc trừ sâu, các chất diệt cỏ cũng có tác hại không nhỏ cho những
quần thể động vật mà sự sống của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc
biệt đối với hệ sinh vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông hồ và đại dương: Môi trường nước bị ô nhiễm
bởi nhiều nguồn: nước thải thành phố, công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, ...
đối với biển và đại dương là ô nhiễm dầu chủ yếu do những sự cố chuyên chở gây nên.
Đặc biệt, phân bón hóa học với lượng đạm và phosphor cao gây nên hiện tượng
phì dưỡng. Hiện tượng phì dưỡng hóa (Eutrophication) là hiện tượng nồng độ các chất
dinh dượng tăng tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong trong nguồn
nước.
Quá trình phì dưỡng hóa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực phẩm của
hệ sinh thái nước
Trong nước, tảo sử dụng carbondioxide, nitơ, orthophosphat và các chất dinh
dưỡng khác với lượng rất nhỏ để phát triển. Tảo là thức ăn của động vật phù du
(zooplankton). Một số loại cá nhỏ ăn động vật phù du và rong tảo; đồng thời chúng cũng
là thức ăn của một số loại cá lớn. Như vậy, năng suất của dây chuyền thực phẩm phụ
thuộc vào lượng N và P. Khi nồng độ N và P cao, rong tảo phát triển mạnh tạo ra khối
lượng lớn đến mức các loài động vật phù du không thể tiêu thụ hết dẫn đến việc làm đục
nước. Đặc biệt trong nguồn nước tù (ao, đầm) có thể tạo ra nước chứa đầy tảo. Việc phân
hủy tảo sẽ tạo mùi và tạo ra các chất cặn lắng, gây giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó
gây cản trở cho việc phát triển hầu hết các loài cá. Trong điều kiện đó, chỉ có một số loài
cá dữ có thể sống được. Với mật độ rong tảo cao, chất lượng nước sẽ bị suy giảm, gây
ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt (lắng lọc nước rất khó khăn), ảnh hưởng mỹ
quan, tạo trở ngại cho du lịch, thể thao dưới nước.
Vì sự ô nhiễm của N và P dẫn đến sự phát triển và sinh trưởng tối đa của tảo,
chúng phủ trên một diện tích lớn của mặt hồ rồi chết hàng loạt, tiếp đó là sự phát triển
của các vi sinh vật sống trong các tảo mục nát, tiêu thụ một lượng lớn oxy gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các loài cá và các vi sinh vật khác. Mặt khác, tảo thối rữa chìm xuống
đáy hồ với lớp bùn đáy ngày càng dày, lớp này chứa nhiều N và P, gây nên hiện tượng
yếm khí

77
Không chỉ sông, hồ mà đại dương cũng bị ô nhiễm bởi các chất sản sinh ra từ đất
liền như hóa chất trừ sâu DDT làm giảm sự quang hợp của các thực vật phù du (tảo….),
chỉ cần 1 lượng nhỏ 1 ppb (1/109) của DDT là đã gây ảnh hưởng rõ rệt. Thủy ngân cũng
gây cản trở quá trình quang hợp của tảo.
Ô nhiễm dầu tự nhiên phun ra từ đáy biển hoặc do các tàu chuyên chở gây ra tác
hại lớn đối với các sinh vật biển: Năm 1969, một tàu chở dầu bị vỡ ở lãnh hải bang
Massachusetts (Hoa Kì) làm 95% quần thể cá, tôm... bị chết. Trong nước biển, nồng độ
dầu cho phép là ≤ 0,5mgl.

6. Giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nước:


6.1. Giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nước bề mặt:
Đối với các nguồn nước ô nhiễm không xác định được địa điểm (chủ yếu là nông
nghiệp), người nông dân cần chú ý làm giảm dòng chảy phân bón vào nước bề mặt để
hạn chế hóa chất do phân bón thấm xuống tầng ngậm nước. Bằng cách chỉ sử dụng phân
bón vô cơ khi cần, có thể dùng phương pháp sinh học để diệt các loại sâu bọ. Người nông
dân cũng có thể trồng các cây xanh bền vững nằm giữa vùng trồng trọt và vùng nước
mặn.
Những người chăn và thả vật nuôi có thể điều khiển các dòng chảy và sự rò rỉ
phân tử các bãi ăn và bãi nuôi như: quản lí mật độ động vật, các vùng đệm cây trồng và
bố trí các vùng chăn thả không nằm ở các vùng đất dốc gần với nước mặt. Chuyển hướng
các dòng chảy vào các lưu vực sẽ cho phép lượng nước giàu chất dinh dưỡng này được
lấy ra và làm phân bón cho đất trồng và đất rừng.
Nói một cách khác, để giảm các nguồn ô nhiễm không xác định địa chỉ, đặc biệt
với đất bị xói mòn là việc trồng rừng ở các nơi chứa nước bị nguy hiểm, bên cạnh với
việc giảm ô nhiễm nước do quá trình lắng đọng, trồng lại rừng sẽ giảm được xói mòn và
sự khốc liệt của các cơn lũ, đồng thời điều này cũng làm giảm hiện tượng ấm lên toàn
cầu, sự mất môi trường sống của nhiều loài hoang dã
Đối với các nguồn ô nhiễm có địa chỉ xác định thì luật pháp là công cụ tốt nhất để
khống chế ô nhiễm nguồn nước.

6.2. Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước mặt:
Trong việc sử dụng nguồn nước, mỗi một mục đích sử dụng có một yêu cầu chất
lượng nước riêng. Việc quy định các điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra nguồn nước
nhằm mục đích hạn chế lượng chất bẩn thải vào môi trường, bảo đảm sự an toàn về mặt
vệ sinh cho việc sử dụng nguồn nước

78
Tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn sử dụng thường được đặc trưng bằng nồng độ
giới hạn cho phép (NGC) của các chất bẩn và độc hại trong đó. NGC được hiểu là nồng
độ lớn nhất của các chất bẩn và độc hại trong môi trường, trong quá trình tác động lâu dài
không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy hệ sinh thái nguồn nước.
Hiện nay, trong quản lí nước đô thị người ta chia ra hai loại nguồn nước theo mục
đích sử dụng. Nguồn loại A sử dụng để cấp nước cho đô thị, khu dân cư hoặc các nhà
máy công nghiệp thực phẩm; nguồn loại B sử dụng cho mục đích sinh hoạt văn hóa, nghỉ
ngơi, thể thao và các nguồn nước khác nằm trong khu vực dân cư. Một số nguồn nước sử
dụng để nuôi cá hoặc nuôi trồng thủy sản có yêu cầu chất lượng riêng của mình.

79
Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ ô nhiễm trong nước mặt
(TCVN 5942 - 1995)
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B
1 pH mg/l 6 – 8.5 5.5 – 9
o
2 BOD5(20 C) mg/l <4 < 25
3 COD mg/l > 10 > 23
4 Oxy hòa tan mg/l ≥6 ≥2
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80
6 Arsen mg/l 0.05 0.1
7 Bari mg/l 1 4
8 Cadimi mg/l 0.01 0.02
9 Chì mg/l 0.05 0.1
10 Crom (VI) mg/l 0.05 0.05
11 Crom (III) mg/l 0.1 1
12 Đồng mg/l 0.1 1
13 Kẽm mg/l 1 2
14 Mangan mg/l 0.1 0.8
15 Niken mg/l 0.1 1
16 Sắt mg/l 1 2
17 Thủy ngân mg/l 0.001 0.002
18 Thiếc mg/l 1 2
19 Amoniac (tính theo N) mg/l 0.05 1
20 Florua mg/l 1 1.5
21 Nitrat (tính theo N) mg/l 10 15
22 Nitrit (tính theo N) mg/l 0.01 0.05
23 Xiama mg/l 0.01 0.05
24 Phenola (tổng số) mg/l 0.001 0.02
25 Dầu, mỡ mg/l 0 0.3
26 Chất tẩy rửa mg/l 0.5 0.5
27 Coliform MPN/100 5000 10000
28 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật mg/l 0.15 0.15
(trừ DDT)
29 DDT mg/l 0.01 0.01
30 Tổng độ phóng xạ α mg/l 0.1 0.1
31 Tổng độ phóng xạ β mg/l 1.0 1.0
A. Nước mặt dùng làm nguồn cho công trình xử lí nước cấp sinh hoạt
B. Nước mặt dùng cho các mục đích khác

80
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trước khi
xả ra nguồn nước (TCVN 5945 - 1995)
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B C
o
1 Nhiệt độ C 40 40 45
2 pH 6–9 5.5 – 9 5–9
3 BOD5(20oC) mg/l 20 50 100
4 COD mg/l 50 100 400
5 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200

6 Arsen mg/l 0.05 0.1 0.5


7 Cadimi mg/l 0.01 0.02 0.5
8 Chì mg/l 0.1 0.5 1
9 Clo dư mg/l 1 2 2
10 Crom (VI) mg/l 0.05 0.1 0.5
11 Crom (III) mg/l 0.2 1 2
12 Dầu mỡ khoáng mg/l KPHĐ 1 5
13 Dầu động thực vật mg/l 5 10 30
14 Đồng mg/l 0.2 1 5
15 Kẽm mg/l 1 2 5
16 Mangan mg/l 0.2 1 5
17 Niken mg/l 0.2 1 2
18 Phospho hữu cơ mg/l 0.2 0.5 1
19 Phospho tổng hợp mg/l 4 6 8

20 Sắt mg/l 1 5 10
21 Tetracloetylen mg/l 0.02 0.1 0.1
22 Thiếc mg/l 0.2 1 5
23 Thủy ngân mg/l 0.005 0.005 0.01
24 Tổng Nitơ mg/l 30 60 60
25 Triloetylen mg/l 0.05 0.3 0.3
A. Khi xả vào nguồn dùng cho công trình xử lý cấp nước sinh hoạt
B. Khi xả vào các nguồn nước dùng cho các mục đích khác
C. Nước thải có nồng độ lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép xả vào môi trường
KPHĐ – Không phát hiện được

81
7. Các biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường nước:
7.1. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp:
Xử lý nước thải (XLNT) là một trong những việc cần phải làm đầu tiên để bảo vệ
nguồn nước. Xử lý nước thải là loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có
trong nước thải, để khi thải ra sông, hồ, nước thải không làm nhiễm bẩn nguồn nước.
Do nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên yêu cầu về chất lượng,
mức độ và biện pháp xử lý cũng khác nhau.
Cơ sở chọn các phương pháp xử lý là:
- Dựa vào số lượng, thành phần và tính chất của nước thải
- Dựa vào tính chất và các đặc trưng của nguồn nước, nơi tiếp nhận nước thải:
sông, hồ hoặc biển. Cụ thể dựa vào lượng nước, đặc điềm về thủy văn, dòng chảy, đặc
điểm hải văn và khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Trên cơ sở đó chúng ta xác định
mức độ cần thiết làm sạch nước thải
- Chọn yếu tố đặc thù của địa phương: địa chất công trình, địa chất thủy văn, điều
kiện vật liệu địa phương
Hiện nay, theo yêu cầu xử lý nước thải người ta chia ra các bước sau:
- Xử lý sơ bộ (bậc I)
- Xử lý tập trung (bậc II)
- Xử lý triệt để (bậc III)
Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta chia ra các phương pháp xử lý cơ học,
phương pháp xử lý hóa học, phương pháp xử lý sinh học... Do nước thải chứa nhiều tạp
chất không hòa tan và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, về nguyên tắc, nước thải cần phải
được tách cặn và khử trùng trước khi xả vào nguồn.
Đối với nước thải thành phố, người ta dùng các trạm tập trung để xử lý nước thải.

Các giai đoạn và phương pháp xử lý nước thải


Giai đoạn Phương pháp Các công trình XLNT Hiệu quả XLNT
XLNT XLNT
Xử lý sơ bộ - Hóa lý Tuyển nổi, hấp thụ, keo tụ, ... Tích các chất lơ lửng
(tại nhà - Hóa học Oxy hóa, trung hòa và khử màu
máy, xí Trung hòa và khử độ
nghiệp) nước thải
Xử lý tập - Cơ học Song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng Tách các tạp chất rắn
trung (khu - Sinh học đợt 1 và cặn lơ lửng
dân cư, toàn - Khử trùng
- Xử lý bùn cặn

82
thành phố, Hồ sinh vật, cánh đồng tưới, cánh Tách các chất hữu cơ
khu CN) đồng lọc, kênh oxy hóa, aeroten, bể dạng lơ lửng và hòa
lọc sinh học, bể lắng đợt II... tan
Trạm clorat, máng trộn, bể tiếp xúc, Khử trùng nước khi
... xả ra nguồn nước
Bể mêtan, sân phơi bùn, trạm xử lý Ổn định và làm khô
cơ học bùn cặn bụi cặn
Xử lý triệt - Cơ học Bể lọc cát Tách các chất lơ lửng
để (trước - Sinh Bể aeroten bậc II, bể lọc sinh học bậc Khử nitơ và phospho
khi xử ra học II, hồ sinh vật, bể khử nitrat Khử nitơ, phospho và
nguồn hoặc - Hóa học Bể oxy hóa các chất khác
sử dụng lại
nước thải)

Để các công trình xử lý sinh học nước thải và lên men bùn cặn làm việc ổn định,
các quá trình sinh hóa trong đó diễn ra bình thường, nước thải trước khi đưa đến công
trình phải đảm bảo các yêu cầu như 6,5 < pH < 8,5; hàm lượng cặn lơ lửng bé hơn
150mg/ml; tỷ lệ giữa BOD5 : N : P là 100 : 1 : 1; không chứa các chất độc hại ... Vì thế,
trong trường hợp xử lý tập trung nước thải khu dân cư với nước thải công nghiệp, cần
phải xử lý nước thải công nghiệp trước khi chúng được thải vào hệ thống cống chung.
Các công trình xử lý nước thải sơ bộ có thể là:
‒ Bể trung hòa: trung hòa các loại nước thải chứa acid hoặc chứa kiềm để đảm bảo
pH theo yêu cầu.
‒ Bể oxy hóa: oxy hóa các muối kim loại nặng, chuyển chúng từ dạng độc thành
dạng không độc hoặc lắng cặn.
‒ Bể tuyển nổi: tách các chất lơ lửng, chất hoạt tính bề mặt, dầu mỡ, ... trong nước
thải bằng bọt khí nổi
‒ Bể lọc hấp thụ: khử màu và một số chất độc hại hòa tan trong nước thải ...
Trong trường hợp nước thải sau xử lý tập trung còn chứa nhiều muối nitơ hoặc
phosphor, có thể gây hiện tượng phì dưỡng hóa trong nước nguồn, hoặc nguồn tiếp nhận
nước thải có khả năng tự làm sạch yếu. Cũng như trong trường hợp sử dụng lại nước thải
cho cấp nước tuần hoàn hoặc cho mục đích khác, cần thiết phải tiếp tục xử lý triệt để
nước thải sau khâu xử lý tập trung. Các công trình trong giai đoạn này có thể là:
‒ Các công trình xử lí sinh học trong điều kiện nhân tạo như aeroten, biophil II để
oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thải
‒ Các bể lọc cát để tách cặn lơ lửng

83
Chọn phương pháp, giai đoạn và công trình xử lý nước thải được đưa vào mức độ
xử lý nước thải cần thiết, lưu lượng nước thải, khả năng xử lý tập trung nước thải sinh
hoạt với nước thải sản xuất, các điều kiện địa phương, các yêu cầu sử dụng nước thải...

84
Sơ đồ dây chuyền công nghiệp xử lý nước thải

85
7.2. Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm nguồn nước:
Có những biện pháp sau:
1. Giảm khối lượng nước thải
Phải hướng tới các dây chuyền sử dụng ít nước hoặc không sử dụng nước. Hiệu
quả từ 70 🡪 90 %
2. Phân loại nước thải trong xí nghiệp trước khi xử lý
3. Tàng trữ nước thải, tăng cường pha loãng nước thải với nước sông hồ bằng
cách bổ sung nước sạch từ các nguồn nước khác
4. Thay đổi công nghệ
5. Tăng cường quá trình tự làm sạch của nước
6. Giảm lượng chất bẩn trong nước thải, có 5 biện pháp:
- Thay đổi dây chuyền công nghệ
- Cải tiến thiết bị
- Phân loại, tách các loại nước thải khác nhau ra
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ
- Thu hồi sản phẩm quý
7. Vấn đề quy hoạch hệ thống xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường
Trạm xử lý nước thải thường được bố trí cuối dòng chảy và cuối hướng gió để
không ảnh hưởng đến việc sử dụng nước và các hoạt động kinh tế, xã hội và sinh hoạt
của nhân dân.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:


1. Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường nước
2. Trình bày và nêu ý nghĩa các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng nước thải
3. Mô tả các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
4. Cho một vài ví dụ các nhân tố ô nhiễm điển hình trong nước thải ngành công
nghiệp
5. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt Nam
6. Phân tích sự ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống của con người và các
động thực vật
7. Nêu các giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nước

86
Bài 7

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được khái niệm và phân loại chất thải rắn

2. Trình bày tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khoẻ con người.

3. Hiểu được các nguyên lý về quản lý chất thải và hạn chế sự phát sinh chất thải.

TỪ KHÓA: quản lý chất thải rắn, chất thải rắn, phân loại chất thải, chất thải nguy hại,
Chất thải rắn đô thị, Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị, Những nguy cơ và những vấn
đề liên quan tới rác thải rắn đô thị, Giảm thiểu nguồn phát sinh, Tái sử dụng – tái chế, thu
hồi năng lượng từ chất thải rắn, chôn lắp vệ sinh

NỘI DUNG:

1. Giới thiệu chung


Khái niệm về quản lý chất thải là một khái niệm còn khá mới, cho tới thế kỉ thứ
20 việc loại bỏ rác thải vẫn còn là trách nhiệm của những đơn vị cá thể.
Sự gia tăng liên tục của số lượng rác thải đang làm cho các vấn đề về xử lí chất thải trở
nên trầm trọng thêm; ở một số khu vực trên thế giới, bao gồm cả ở một số nơi trên lãnh
thổ nước Mỹ, những khu vực dành riêng cho việc vứt bỏ rác thải đang được sử dụng ngày
càng nhiều hơn. Hệ quả là, trong thế kỉ thứ 21 này còn rất nhiều việc cần phải được làm
bởi xã hội toàn cầu nhằm đương đầu với sự gia tăng nhanh của lượng rác thải rắn.

2. Định nghĩa chất rắn


Khái niệm chất thải được dùng để chỉ những chất liệu được cho là không có có
giá trị.
Vậy tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc xử lý những chất thải đó? Một trong
những lý do là nếu chúng ta không xử lý rác thải một cách hợp lý thì những vấn đề cấp
bách sẽ nảy sinh. Vấn đề được quan tâm chính cho việc xử lý rác thải đó là việc môi
trường có thể bị ô nhiễm trong quá trình xử lý đó

87
Định nghĩa chất thải rắn

Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, thương
mại, dịch vụ đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng v.v…
Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị, chất
thải rắn do hoạt động công nghịêp được gọi là chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn do
hoạt động y tế được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông
nghiệp được gọi là chất thải rắn nông nghiệp.

3. Phân loại và thành phần chất thải rắn


Phân loại theo nguồn phát sinh rác thải

- Rác thải trong sinh hoạt khu trú trong phạm vi gia đình, trong khu dân cư của đô
thị và các công trình công cộng.

- Rác thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng khai thác mỏ, địa chất,
bệnh viện.
Về thành phần tính chất của rác phụ thuộc nhiều vào nguồn thải.
- Rác thải nhà bếp: có nhiều chất hữu cơ như thực phẩm bị loại bỏ khi chế biến thức
ăn (phần không ăn được), thức ăn thừa, bao giấy gói thực phẩm…
- Rác sinh hoạt: Giấy vụn, bao túi nilon,gỗ que, vải, lá cây, bụi đất, thuỷ tinh, nhựa,
xác súc vật chết và kể cả cặn bùn của hố gas, hố xí tự hoại
- Chất thải các công trình công cộng : rác thải bệnh viện, trường học, chợ, rác đường
phố và từ các công sở.
Các phế thải trong xây dựng (cát, đá, gỗ…), trong sản xuất công nghiệp (tuỳ thuộc
vào từng ngành sản xuất).
Tỷ trọng thành phần rác thải có thể phân bố như sau
- Chất hữu cơ : 40-60%
- Vật liệu xây dựng thuỷ tinh, sành sứ : 25-35%
- Giấy, bìa gỗ : 10-14%
- Kim loại: 1-2%
- Các thứ khác 3-4%
Số lượng rác thải sinh hoạt, tính theo đầu người trong 24g rất khác nhau, dao động
0.25-2.5 kg tuỳ thuộc vào điều kiện sống, lối sống, vùng nông thôn hay thành thị, mức độ
đô thị hoá và công nghiệp hoá. Với số lượng này tương đương với 1-5m3/người/năm.
Lượng rác thải sản xuất tuỳ thuộc vào nghành nghề và trình độ kỹ thuật công nghệ
Phân loại theo mức độ nguy hại

88
Khái niệm chất thải nguy hại
Bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng phụ, độc hại, chất thải sinh học dễ thối
rửa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây
lan…có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật, cây cỏ v.v…. Chất thải nguy
hại là những chất mang ít nhất một trong 4 đặc tính nguy hại như sau: độc tính, để cháy,
ăn mòn, tính phản ứng.
- Độc tính: độc tính ở đây mang nghĩa là mức độc hại tiềm tàng đối với sức khoẻ con
người.
- Dễ cháy: các hợp chất dễ cháy là các chất lỏng có điểm bốc cháy dưới 600C hoặc
các chất không phải dạng lỏng có khả năng gây cháy thông qua va chạm, hút ẩm, hoặc
thay đổi hoá học tự nhiên. Các dung môi hữu cơ, dầu, chất dẻo và sơn là những hợp chất
dễ cháy.
- Ăn mòn: các chất thải ăn mòn là những chất có pH dưới 2 hoặc hơn 12,5; có thể
phá huỷ các mô sống hoặc ăn mòn các chất thông qua các phản ứng hoá học. Những hợp
chất ăn mòn này, chẳng hạn như các loại acid, kiềm, các chất tẩy rửa, chất thải của ắc quy
là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người.

- Tính phản ứng: các chất thải phản ứng gồm các loại đạn dược cũ hoặc những chất
thải hoá học nhất định có khả năng phản ứng mạnh với không khí hoặc với nước. Chúng
có thể nổ và tạo ra các khí độc hại.
Do tính nguy hiểm của chất thải rắn độc hại như trên, chúng ta có các biện pháp
thu gom, bảo quản, vận chuyển, và sử lý thích hợp, tránh không để lại tác động xấu đối
với môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải không nguy hại.

Chất thải không nguy hại là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

4. Chất thải rắn đô thị


Phế thải hoặc rác thải còn được gọi bằng cái tên khác là Chất thải rắn của đô thị
MSW (Municipal Solid Waste).

4.1 Khái niệm


Hiện nay vẫn chưa có những định nghĩa rõ ràng về chất thải rắn đô thị. Như trên
đã trình bày: chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị.
Theo khái niệm Ngân hàng thế giới (World Bank), chất thải rắn đô thị là loại chất
thải rắn được phát sinh từ nhiều nguồn thải như: sinh hoạt, thương mại, công nghiệp, xây
dựng, từ các hoạt động sản xuất, phá huỷ hoặc các hoạt động khác tại đô thị (WB, 1999).

89
Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn đô thị được coi là loại chất thải có nguồn phát
sinh đa dạng nhất.

4.2 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT)


Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là
lượng rác thái phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người/ngày
đêm).
Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB, 1999), những nước nghèo có tỷ lệ
phần trăm dân đô thị thấp nhất và lượng phát sinh chất thải rắn đô thị cũng thấp nhất,
khoản từ 0,4 đến 0,9kg/người/ ngày đêm. Các nước có GNP/người thấp hơn 400 USD có
lượng phát sinh chất thải rắn đô thị dưới 0,7kg/người/ngày đêm. Do vậy, nên đối với các
nước có tỷ lệ GNP/người ở mức trung bình theo đánh giá của WB, tỷ lệ lượng phát sinh
chất thải rắn đô thị giao động trong khoản 0,5 đến 1,1 kg/người/ngày/ Trong khi các nước
giàu, có GNP/người cao, tỷ lệ này khoản 1,1 đến 5,07 kg/người/ngày.
Sự khác nhau về lượng rác thải rắn ở một số nước, cho thấy các nước giàu chính
là các nước phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng ô nhiễm hiện nay trên phương diện
toàn cầu.

Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước

Tên nước GNP/người Dân số đô thị hiện LPSCTRĐT hiện


nay (% tổng số) nay (kg/người/ngày)
(1995, USD)

Nước thu nhập thấp 490 27,8 0,64


Nepal 200 13,7 0,5
Băngladesh 240 18,3 0,49
Việt Nam 240 20,8 0,55
Ấn Độ 340 26,8 0,46
Trung Quốc 620 30,3 0,79
Nước thu nhập trung bình 1410 37,3 0,73
Indonesia 980 35,4 0,76
Philippines 1050 54,2 0,52
Thái Lan 2740 20 1,1

90
Malaysia 3890 53,7 0,81
Nước có thu nhập cao 30990 79,5 1,64
Hàn Quốc 9700 81,3 1,59
Hồng Kông 22990 95 5,07
Singapore 26730 100 1,10
Nhật Bản 39640 77,6 1,47
(Nguồn: World Bank)

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang
tính đặc thù của từng địa phương và thụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi
khu vực.

4.3 Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới rác thải rắn đô thị
Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải rắn đô thị sẽ gây ra
nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Dưới đây trình bày một
trong số những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải tại đô thị.
Rác thải không được thu gom lại đầu cuối các cống thoát nước của đô thị có thể
dẫn tới lụt khi mưa lớn và ảnh hưởng vệ sinh môi trường.
Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại chất thải.
Phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trường thuận lợi cho các
loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián.Trên thực tế, phần lớn chất
thải rắn ở nước ta đều có chứa phân người, giấy vệ sinh. Phân người là một phương tiện
lan truyền bệnh nguy hiểm. Phân người lẫn trong rác thải chứa nhiều mầm bệnh và rất dễ
phát tán ra ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của các công nhân vệ
sinh , những người nhặt rác, bới rác và trẻ em chơi trên sân.
Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai, lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại muỗi véc-tơ quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt rét
và sốt xuất huyết.
Nơi cư trú ưa thích của chuột là các đống rác và thức ăn thải bỏ. Chuột không
những là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự khó
chịu khác đối với con người.
Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau : trong quá trình đốt có
thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm giảm tầm
nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn những vùng lân cận.
Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo tổng hợp,
những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết những động vật ăn
phải.

91
Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các bình
chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất công nghiệp có thể dẫn đến những chấn
thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người tiếp xúc với rác thải.
Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào nước ngầm gây ô nhiễm nước
ngầm .
Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hiểm đáng
kể.Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra mội trường xung quanh.
Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức khoẻ của những người nhặt rác, bới
rác hoặc xử lý rác.

Những tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khoẻ của con người:

- Tác động lên môi trường đô thị :

Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm không
khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong quá trình phân
huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người,
các loại động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng đúng
tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng ô nhiễm nguôn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại sức
khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đấtCác khu vực được sử dụng
để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canh tác. Những
thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng
của hệ sinh thái.
- Tác động lên sức khoẻ con người:
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất thải
rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn : các chất ô nhiễm có trong
đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người v.v…qua lưới và chuỗi
thức ăn những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khỏe con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn
v.v.. Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh ( ruồi, muỗi, gián ) và các loại gặm nhấm (
chuột ) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư
làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe
doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phái hoặc bị cào xước vào tay chân.
Các loại hoá chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe doạ đối với
những người làm nghề này. Các động vật sống ở bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới
sức khỏe của những người tham gia bới rác.

92
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mĩ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến
mĩ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.

5.Quản lý chất thải rắn


Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng : để quản lý chất thải rắn có
hiệu quả, cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau :
- Giảm thiểu nguồn phát sinh.
- Tái sử dụng – tái chế .
- Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn.
- Chôn lấp hợp vệ sinh.

5.1 Giảm thiểu nguồn phát sinh


Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những chất tạo ra
một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải.Thay đổi công
nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất thải hơn.

5.2 Tái sử dụng – tái chế


Để tái sử dụng – tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay tại nguồn
phát sinh, không để các chất thải độc hại lẫn với các chất thải không độc hại. Đối với các
chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Đối với chất thải không độc hại,
chúng ta có thể tái sử dụng lại để dùng vào mục đích khác.
Một số loại chất thải rắn khác có thể tái chế để sử dụng cho mục đích khác: tái
chế nhựa, thuỷ tinh, kim loại v.v…

5.3 Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn


Sử dụng lò đốt rác ở các khu đô thị là một biện pháp xử lý chất thải rắn.Nhiệt độ
trong lò rất cao (khoảng trên 1000-1200oC) để phòng ngừa ô nhiễm không khí.
Lò đốt phải đảm bảo 3 T: Temperature- Time- Turbulence : Nhiệt độ, thời gian,
đảo trộn.
Nhược điểm của biện pháp này là chi phí xây dựng các lò đốt này rất cao và bắt
buộc phải có bộ phận xử lý tro . Việc đốt cháy chất thải rắn có thể tạo ra điện, nhiệt , hơi
nóng v.v… để cung cấp cho ngành công nghiệp, khu dân cư , sưởi ấm các khu nhà cao
tầng v.v… Việc thu hồi năng lượng này có thể giúp giảm bớt chi phí cho các lò đốt hoạt
động. Công nghệ này gọi là thu hồi năng lượng hoặc từ chất thải tới năng lượng.
Tuy nhiên lò đốt có thể không phù hợp với nước đang phát triển vì bản chất rác
thải thường có độ ẩm cao và chủ yếu là các hợp chất hữu cơ nên khi đốt sẽ không cháy
hoàn toàn tạo khói và mùi khó chịu.

93
5.4 Chôn lấp vệ sinh
Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay.Trong một bãi
chôn lấp vệ sinh, chất thải rắn được chôn lấp và phủ đất lên trên.

6.Thu gom và vận chuyển chất thải rắn.

SƠ ĐỒ THU GÔM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở Việt Nam
có hai phương hướng thu gom chính.
- Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét dọn. Các công
nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác.Rác được mang đến một điểm tập trung rồi
có xe chở rác mang đến điểm xử lý.Hiện nay tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên
dụng để thu gom rác theo giờ quy định.
- Thu gom rác từ các khu tập thể : mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác hay bể
đựng rác.Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe
chở rác đi.
Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty vệ
sinh môi trường đảm nhận. Phân bùn từ các bể nhốt định kỳ có các xe hút hầm cầu đến
hút chở ra ngoại thành.

94
7. Xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Cho mãi tới gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn, đốt và
một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho động vật. Cộng
đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi,
rận, ô nhiễm đất và nước. Người ta không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi
sinh sống của một số loại véc-tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất
huyết, sốt rét, tả… Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và
thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng các
bãi rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau
này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi lựa
chọn. Ở Việt Nam, có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng chủ yếu là đổ vào bãi rác, chôn
lấp rác, ủ rác và đốt rác.

7.1. Bãi rác


Đổ rác vào bãi không có xử lý là một biện pháp hiện tại còn phổ biến ở Việt Nam.
Những đô thị có một hoặc nhiều khu đất được dùng để dổ rác. Rác được đổ chất đống
gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và là nơi cư trú của các vật chủ
trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng rất
nguy hiểm về mặt sức khoẻ.

7.2. Chôn lấp rác


Bãi chôn lấp rác được chia thành ô, mỗi ô có diện tích từ 500-1000m2. Các ô
được xe lu làm chống thẩm thấu bằng đất sét. phế thải được đổ xuống từng ô thành từng
lớp khoảng 1m, sau đó được phủ bằng đất trơ lèn chặt.
Hiện tại giải pháp này là giải pháp có chi phí thấp nhất đang được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới vàViệt Nam (bãi rác Mễ Trì Hà Nội).
Tuy nhiên, giải pháp này có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nếu không được xử
lý tốt (thường phải phun thuốc diệt ruồi).
Việc thu khí sinh học cũng đang được nghiên cứu áp dụng tại các bãi chôn lấp rác
để có thể thu hồi một nguồn năng lượng đáng kể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời
sống của nhân dân.
Cứ 500 tấn rác thải/ngày có thể thu hút được 1MW khí do chôn lấp tạo nên

7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting)


Phương pháp ủ tự nhiên: thường áp dụng cho đa số các vùng nông thôn tái sử
dụng rác thải làm phân bón bằng 2 cách : cho vào trực tiếp chuồng phân gia súc hoặc
đánh từng đống ủ ngoài trời.
Phương pháp này tiện dụng, đon giản, có thể tận dụng được thêm nguồn phân bón
trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc ủ chung với phân chuồng có thể gây nguy hiểm cho

95
người làm nông nghiệp, khi không loại bỏ các vật sắc và cũng có thể reo rắc bệnh từ
người sang động vật nuôi và ngược lại cho người.
Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải: Ủ chế biến phân hữu cơ có các chất
thải rắn, rác là phương pháp xử lý tổng hợp cả rác với chất thải người. Bản chất của nó là
quá trình phân huỷ tự nhiên của các chất hữu cơ trong rác phế thải do các vi sinh vật hoại
sinh.

7.4. Đốt rác


Phương pháp đốt cóthể giảm thể tích xuống tới 75%, do đó tiết kiệm được diện
tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây bệnh. Nhiệt
lượng đốt rác có thể được tái sử dụng để đun nước nóng cho các nhà tắm công cộng.

7.5. Thu hồi và tái sử dụng


Trong chất thải rắn thành phố vẫn còn chứa nhiều vật liệu có thể thu hồi và tái sử
dụng. Ở Việt Nam vấn đề này chưa được chú trọng lắm vì hiện tại chúng ta có một số
lượng người đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy vậy, việc quản lý sức khoẻ
của những người bới rác lại là một mối quan tâm lớn của xã hội và ngành y tế .

Câu hỏi lượng giá

1. Hãy nêu khái niệm và phân loại rác thải.

2. Nguy cơ ảnh hưởng chất thải rắn như thế nào

3. Thực trạng xử lý chất thải rắn tại Việt Nam

96
97
98
Sơ đồ: Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn thành phân hữu cơ
Bài 8

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được khái niệm chất thải y tế


2. Nêu được thực trạng vấn đề rác thải y tế ở Việt Nam
3. Trình bày được những tác động của chất thải y tế lên môi trường và sức khoẻ con
người.
5. Trình bày được các phương pháp xử lý chất thải y tế
TỪ KHÓA: chất thải y tế, khối lượng chất thải, thành phần chất thải y tế, chất thải
nguy hại, công tác quản lý chất thải rắn ở bệnh viện

NỘI DUNG:

1. Khái niệm chất thải Y tế


Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám bệnh, các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm chẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh
và các hoạt động nghiên cứu đào tạo về y sinh học.
Chất thải rắn Y tế là một loại chất thải răn riêng biệt và có nguy cơ cao gây rủi ro
về môi trường và sức khỏe, nên cần được thu gom phân lập và tiêu hủy theo quy trình đặc
biệt đảm bảo an toàn.

2. Phân loại chất thải rắn y tế.


Việc phân loại và xác định chất thải y tế có thể được chai làm 5 nhóm
- Chất thải lâm sàng:
Nhóm A (chất nhiễm khuẩn: vật liệu thấm máu, dịch băng gạc, bông băng, túi
đựng dịch dẫn lưu).

99
Nhóm B (các vật sắc nhọn).
Nhóm C (chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm
như găng tay, lam kính, bệnh phẩm).
Nhóm D (chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn,
thuốc gây độc tế bào)
Nhóm E (các mô và cơ quan người, động vật).
- Chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên
cứu như ống tiêm,bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn…
- Chất thải hoá học bao gồm các chất không gây nguy hại và nguy hại như
formaldehyde, hoá chất quang học, các dung môi, hoá chất dùng để tiệt khuẩn y tế và
dung dịch làm sạch, khử khuẩn.
- Các bình chứa khí có áp suất.
- Chất thải sinh hoạt như giấy loại, vật liệu đóng gói, thức ăn dư thừa và chất thải
ngoại cảnh.

3. Khối lượng chất thải y tế.


Khối lượng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan khác nhau:
- Cơ cấu bệnh tật, bệnh dịch.
- Loại, quy mô bệnh viện.
- Lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nội và ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm
sóc.
- Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân.
Tham khảo tài liệu nước ngoài cho thấy khối lượng chất thải hàng năm thay đổi
theo mức thu nhập (các bảng 5,4,5.5 và 5.6)

Lượng chất thải y tế theo đầu người

Nội dung Mức độ thải

Nước có thu Chất thải bệnh viện nói 1,2 – 12 kg/người


Nguồn nhập cao chung
thải
Chất thải y tế nguy hại 0,4 – 5,5 kg/người

100
Nước có thu Chất thải bệnh viện nói 0,8 – 6 kg/người
nhập trung chung
bình
Chất thải y tế nguy hại 0,3 – 0,4 kg/người

Nước có thu Chất thải bệnh viện nói 0,5 – 3 kg/người


nhập thấp chung

Bệnh viện đại học y dược 4,1 –


8,7kg/giường/ngày

Lượng chất thải thay đổi Bệnh viện đa khoa 2,1-4,2kg/giường/ngày


theo từng loại bệnh viện
Bệnh viện huyện 0,5-1,8kg/ giường/ngày

Trung tâm y tế 0,05-0,2kg/giường/ngày

Trong mỗi bệnh viện, Điều dưỡng y tế 1,5kg/giường/ngày


khối lượng chất thải
bệnh viện phát sinh Khoa điều trị 1,5-3kg/giường/ngày
khác nhau từng các
khoa, phòng.
Khoa hồi sức cấp cứu 3-5kg/giường/ngày

Bệnh phẩm 0,2kg/giường/ngày

Lượng chất thải y tế phát sinh tại các nước trên thế giới

Tổng lượng chất thải y tế Chất thải y tế nguy hại


Tuyến bệnh viện
(kg/giường bệnh/ngày) (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện trung ương 4,1 - 8,7 0,4 - 1,6

Bệnh viện tỉnh 2,1 - 4,2 0,2 - 1,1

Bệnh viện huyện 0,5 - 1,8 0,1 - 0,4

101
Lượng chất thải y tế phát sinh tại Việt Nam

Tuyến bệnh viện Chất thải y tế nguy hại Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày) (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện trung ương 0,97 0,16

Bệnh viện tỉnh 0,88 0,14

Bệnh viện huyện 0,73 0,11

Chung 0,86 0,14

Hiện nay (số liệu năm 1999), toàn bộ các cơ sở do ngành y tế quản lý từ bệnh
viện, viện nghiên cứu, khu điều dưỡng, nhà hộ sinh, phóng khám đa khoa, phòng khám
chuyên khoa, khu điều trị phong đến trạm y tế là 12.772 cơ sở giường để điều trị, an
dưỡng trong 1 năm là 174.007 giường. Trong đó có trên 830 bệnh viện và viện có giường
(29 bệnh viện trung ương, 198 bệnh viện tỉnh, 551 bệnh viện huyện và 58 bệnh viện
ngành) với tổng số 104.065 giường bệnh. Tổng số lần khám bệnh trong 1 năm là
127.824.420 ca, số điều trị nội trú là 5.331.241, số ngoại trú là 4.958.430, số ca phẩu
thuật là 1.008.966. Tổng số ngày nằm viện trong một năm (1999) là 43.728.221. Đấy là
chưa kể tới các bệnh viện của quân đội, công an, các bệnh viện liên doanh, phòng khám
tư nhân.Tổng khối lượng chất thải rắn từ các bệnh viện đó khoản 240 tấn mỗi ngày, trong
đó từ 12% đến 25% là chất thải y tế nguy hại cần xử lý. Lượng chất thải rắn bệnh viện
ngày càng tăng dần do sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh.

102
4. Thành phần chất thải rắn bệnh viện
Ngoài bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện của chúng ta hiện nayluôn có
một số lượng người nhà đến thăm, trông nom và phục vụ bệnh nhân tương đương hoặc
nhiều hơn số lượng bệnh nhân nằm viện. Chính hiện trạng này làm cho hệ thống xử lý
chất thải của bệnh viện hoạt động tới mức quá tải và nhiều khi chính các đối tượng này
góp phần làm phát tán rác thải nguy hiểm ra môi trường xung quanh.
Theo một số kết quả điều tra năm 1998 – 1999 của các đơn vị nghiên cứu, đặc
biệt là của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO:

Thành phần rác thải bệnh viện ở Việt Nam

Thành phần rác thải bệnh viện Tỷ lệ %

Giấy các loại 3

Kim loại, vỏ hộp 0,7

Thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3,2

Bông băng, bột bó gãy xương 8,8

Chai, túi nhựa các loại 10,1

Bệnh phẩm 0,6

Rác hữu cơ 52,57

Đất đá và các vật rắn khác 21,03

Tuy vậy, đấy chỉ là tình hình chung, còn thành phần chất thải rắn cụ thể của từng
bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cụ thể như: cấp bệnh viện trung ương
hay địa phương, mức thu nhập của khu vực, thói quen tập quán, chế độ thăm viếng bệnh
nhân, loại chuyên khoa v.v….

103
5.Hiện trạng chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các bệnh viện
trên toàn quốc.
5.1 Nhận định chung
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng nằm
trong giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên
đều không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình và ngày nay vấn để này đã
trở nên bức xúc, gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung
quanh bệnh viện, gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ quan báo chí, truyền
hình đã phản ánh dưới dạng các phóng sự điều tra.
Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để loại rác độc hại này thiếu nghiêm trọng.
Việc thu gọn và vận chuyển rác phế thải bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công
và chuyển rác ra các bể rác, thùng chứa rác hở, với thời gian lưu trữ chờ chuyển đi từ 1
đến 7 ngày. Thời gian này đủ để quá trình phân hủy chất thải diễn ra và gây ô nhiễm
nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Thêm nữa,với sự
tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới rác làm tăng khả năng lây nhiễm, gây mất
vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường xung quanh.
Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy
cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất kém do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa
được chú trọng đúng mức.
Hiện tượng dân vào bới rác tại các hố rác của bệnh viện để thu nhặt ống nhựa,
kim tiêm, găng tay phẫu thuật thậm chí do nhân viên y tế đưa rác ra ngoài để tái chế, sử
dụng lại diễn ra ở một số nơi đã được các cơ quan báo chí, truyền hình phản ánh chính là
do thiếu quản lý chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý rác triệt để.
Số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn nên đây là vấn đề không chỉ
của riêng các bệnh viện vốn thuộc diện các cơ quan hoạt động công ích, rất nghèo vốn và
quá tải vì các công việc hàng ngày nên sự quan tâm của xã hội và chính phủ hết sức quan
trọng.
Nhà nước đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, chuyên
môn để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và sử lý sơ bộ, giảm thiểu
độc hại trong khả năng hiện có và bệnh nhân cũng gióp phần giữ gìn vệ sinh môi trường
bệnh viện.
Chất thải tại các bệnh viện thuộc các thành phố thường đuợc ký hợp đồng thu
gom với các Công ty môi trường đô thị hoặc được xử lý bằng các biện pháp đốt bằng các
lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc ngâm formaldehyd rối phế
thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác sinh hoạt của thành phố mà không qua
bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.
Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại
các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý

104
chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo. Xây dựng quy
hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc.
Ngày 27/8/1999, Bộ trường Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế và
trong thời gian qua Bộ Y tế đã tiến hành đợt tập huấn, kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế
này. Ngoài ra, chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng quy
hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đang được triển khai.

5.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện.
a. Phân loại chất thải bệnh viện
Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng
việc phân loại còn phiếu diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo.Việc phân
loại chưa theo chuẩn mực như: chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn
nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của
túi và thùng đựng chất thải trước khi ban hành quản lý chất thải chưa thống nhất. Còn
nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm
nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.Trong số bệnh
viện đã tách riêng vật sắc nhọn, một số bệnh viện (11,4%) chưa thu gọn vật sắc nhọn vào
các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, còn lại đa số các bệnh viện
(86%) thường đựng vào các vật tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước
khoáng v.v…

b. Thu gom chất thải bệnh viện


Theo quy định, các chất thải y tế và chấtthải sinh hoạt đều được hộ lý và y công
thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa
được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng
chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân
viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.

c. Lưu trữ chất thải bệnh viện.


Hầu hết các điểm tập trung rác nằm trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm
bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh
hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có
rào bảo vệ,vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Có một số
ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn quy định.

d. Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế


Nhân viên của Công ty môi trường đô thị đến thu gom các chất thải của bệnh
viện, hiện chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở chất thải bệnh viện,cả nhân viên bệnh

105
viện lẫn nhân viên của Công ty môi trường đô thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về
nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiểu hủy chất thải. Qua điều tra
cho thấy tất cả các nhân viên bệnh viện không biết nơi tiêu huỷ cuối cùng chất thải ở đâu.
Việc phối hợp liên nghành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình quản lý chất
thải bệnh viện. Mới có một vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện
để thu gom và vận chuyển chất thải y tế và chất thải sinh hoạt tách riêng nhưng ở một số
địa phương công ty môi truờng đô thị từ chối vận chuyển chất thải y tế. Chỉ có 18,75%
trong tổng số các bệnh viện chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên
dụng của công ty môi trường đô thị.
6. Tác động của chất thải rắn y tế lên sức khoẻ và môi trường
6.1. Những nguy cơ của chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ
hơn các chất thải có tính nguy cơ cao. Chất thải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy
cơ cho sức khoẻ con người.
a. Các nguy cơ
Việc tiếp xúc với các chất thải rắn y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Bản chất mối nguy cơ của chất thải rắn y tế có thể được tạo ra do một hoặc nhiều đặc
trưng cơ bản sau đây:
- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm.
- Là chất độc hại có trong rác thải y tế.
- Các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm.
- Các chất thải phóng xạ.
- Các vật sắc nhọn.
- Các chất thải rắn có yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý xã hội

b. Những đối tượng tiếp xúc với nguy cơ


Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ
tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các
cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị
phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Nhóm có
nguy cơ cảo:
- Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
- Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
- Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vu cho các cơ sở khám
chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như: giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân.
- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các
lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác.

106
Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy mô
nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh ra từ những tủ
thuốc gia đình hoặc do những kẻ tiêm chích ma tuý vứt ra.

6.1.1. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm .
Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các cách thức sau:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xước, vết cắt trên da).
- Qua các niêm mạc (màng nhầy)
- Qua đường hô hấp (do xông, hít phải)
- Qua đường tiêu hoá.
Một mối nguy cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra
cộng đồng qua các con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết
tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh.
Do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế tại các cơ sở y tế, một số vi khuẩn đã có
tính đề kháng cao đối với các loại thuốc kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn. Điều này
đã được minh chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải
y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi khuẩn
E.coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt mặc dù ở đó
có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho loại vi sinh vật này trong điều kiện
thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác, nước.

Sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế, các loại vi sinh vật gây
bệnh và phương tiện lây truyền

Loại nhiễm Vi sinh vật gây bệnh Phương tiện lây


khuẩn truyền
Nhiễm khuẩn Nhóm Enterobacteria: Salmonella, higella spp, Phân và/ hoặc chất
tiêu hoá Vibrio chlerae, các loại giun, sán. nôn
Nhiễm khuẩn Vi khuẩn lao, virus sởi, ho gà, Streptoccus Các loại dịch tiết,
hô hấp pneumoniae, bạch hầu đờm
Nhiễm khuẩn Virus Herpes Dịch tiết của mắt
mắt

107
Nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeiae, virus herpes Dịch tiết sinh dục
sinh dục
Nhiễm khuẩn Streptococcus spp Mủ
da
Bệnh than Bacillus anthracis Chất tiết của da
(mồ hôi, chất nhờn)
Viêm màng Não mô cầu (Neisseria maningitidis) Dịch tuỷ não
não mủ do
não mô cầu

Loại nhiễm Vi sinh vật gây bệnh Phương tiện lây


khuẩn truyền
AIDS HIV Máu. chất tiết sinh
dục
Sốt Virus: Junin, Lassa, Ebola, Marburg. tất cả các sản phẩm
xuất huyết máu và dịch tiết.
Nhiễm Staphylococus spp Máu
khuẩn huyết
do tụ cầu
Nhiễm Nhóm tụ cầu khuẩn (Staphylococusspp, Máu
khuẩn huyết staphylococus eareus) Enterrobacter,
(do các loại Enterococcus, Klebssiella, Streptoccous spp.
vi khuẩn
khác nhau)
Nấm Candida albican Máu
Candida
Viêm gan A Viêm gan A Phân

108
Viêm gan Viêm gan B,C Máu, dịch thể
B,C

Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh
vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) trong rác thải y tế thực sự là những
môi nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ. Những vật sắc nhọn trong rác thải y tế được coi là
một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép, vừa có khả năng gây
tổn thương lại vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

6.1.2 Những mối nguy cơ từ chất thải hoá chất và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những
mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn
mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ). Các loại chất này
thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi
chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những chất này có thể gây nhiễm
độc khi chúng tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc.
Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dược phẩm qua
da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá. Việc tiếp xúc với các chất dễ
cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác)
có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn
thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Các chất khử là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng
thường được sử dụng với một số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Những loại
hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hổn hợp thứ cấp có độc tính cao.
Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túi
rách thủng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần và tiếp xúc
với chúng. Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu
vào đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với
sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc ăn phải thức đã bị nhiễm độc.
Các mối nguy cơ khác có thể là các vụ hoả hoạn hoặc ô nhiễm do việc sử lý chất thải
không đúng cách, chẳng hạn như tiêu huỷ hoặc chôn lấp.
Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các
ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống sử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh
hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên do sự tưới tiêu bằng nguồn nước này. Những vấn
đề tương tự như vậy cũng có thể xảy ra do các sản phẩm của quá trình bào chế dược
phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thuỷ
ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.

109
6.1.3. Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen (genotoxic)
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây
độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản
chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp
xúc với các chất độc của các nhân viên y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong
quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hoá trị liệu. Những phương thức tiếp
xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp, hấp thụ qua da,
qua đường tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hoá chất hoặc chất bẩn có tính
độc. Việc nhiễm độc qua đường tiêu hoá là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn
như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng
có thể xảy ra khi tiếp xúc với các dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang
được điều trị bằng hoá trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các
chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như quá trình
tổng hợp AND hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn
như nhóm alkyl hoá, không phải là pha đặt hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm
trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại chống ung thư lại
gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên phát đã
bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức hoá trị liệu.
Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ
hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt chúng cũng có thể gây chống mặt,
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải thực hiện cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải
genotoxic, việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những
hậu quả sinh thái thảm khóc.

Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da.

Nhóm alkyl hoá


Các thuốc gây rộp da (*) Aclarubicin, chlormethin, cisplatin, mitomycin
Các thuốc gây kích thích Carmustin, cyclophosphamid, dacarbazin, ifosphamid,
melphalan, streptozocin, zorubicin
Nhóm thuốc xen kẽ
Các thuốc gây rộp da Asacrin, dactinomycin, daunorubicin, doxorubicin, epiru
Các thuốc gây kích thích Asacrin, dactinomycin, daunorubicin, doxorubicin,
epirubicin, prarubicinm zorubicin

110
Các alkaloid thuộc nhóm vinca và Mitoxactron
các dẫn xuất
Các thuốc gây rộp da Vinblastin, vincristin, vindesin, vinorelbin
Epipodophyllotoxins

Các thuốc gây kích thích Teniposid

6.1.4. Những nguy cơ từ các chất thải phóng xạ


Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm
vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và nôn nhiều bất thường. Bởi chất
thải phóng xạ cũng như loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể
ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ của các phương
tiện chẩn đoán (máy X quang, máy chụp cắt lớp) có thể gây ra một loạt các tổn thương
(phá huỷ các mô,…)
Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp được phát sinh do việc
nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian
lưu giữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và
vận chuyển rác phải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những người thuộc nhóm
có nguy cơ cao.

6.1.5. Tính nhạy cảm xã hội


Ngoài viêc lo ngại đối với những mối nguy cơ tác động lên sức khoẻ, cộng đồng
thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng khi nhin thấy loại chất thải thuộc về giải
phẩu, các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ như tứ chỉ, rau thai bào nhi..
Đối với một số nền văn hoá, đặc biệt là ở Châu Á, những niềm tin tôn giáo và đời
sống tâm linh đòi hỏi các phần của cơ thể phải được trả lại cho gia đình người bệnh trong
những chiếc quan tài nhỏ và được mai tán trong nghĩa địa.

6.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khoẻ cộng đồng
6.2.1 Ảnh hưởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn.
Đối với những bệnh nguy hiểmdo virus gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B, hoặc
C, các nhân viên y tế, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất, do họ phải
thường xuyên tiếp xúc với những vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây nên. Các
nhân viên bệnh viện khác và những người vận hành quản lý chất thải xung quanh bệnh
viện cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn, những người
bới rác tại các bãi đỗ rác (mặc dù những mối nguy cơ này không có tài liệu đáng tin cậy

111
để chứng minh). Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh nhân và
cộng đồng thấp hơn nhiều.
Tỷ lệ các tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ
vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan đăng ký các
độc chất và Bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm
trước khi vứt bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa đó không kín hoặc được làm
bằng những loại vật liệu dễ bị rách, thủng.
Có những dữ liệu về các trường hợp nhiễm khuẩn khác liên quan tới chất thải y tế
nhưng không đầy đủ để có thể cho phép đưa ra bất kỳ một kết luận nào. Nhiều khi dựa
trên cơ sở các chỉ số viêm gan B cho thấy tất cả các nhân viên làm nhiệm vụ tiếp xúc và
vận chuyển chất thải y tế nên được tiêm chủng chống lại bệnh tật.
Y tá và những nhân viên bệnh viên là những nhóm nguy cơ chính bị tổn thương,
tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này vào khoản 10 - 20 phần nghìn. Các
nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất thải là những đối tượng có tỷ lệ tổn thương
nghề nghiệp cao nhất trong các số nhân viên làm tại các cơ sở y tế hàng năm ở Mỹ là
180 phần nghìn. Cho đến thời điểm hiện nay thì ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu nào phản ánh được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y
tế.
6.2.2 Ảnh hưởng của chất thải hoá chất và dược phẩm,
Có nhiều trường hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã
xảy ra. Ngoài ra đã có nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hoá chất
và dược phẩm trong bệnh viện không đảm bảo. Các dược sĩ, Bác sĩ gây mê, y tá, kỹ thuật
viên, cán bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do
tiếp xúc với các loại hoá chất dạng chất lỏng bay hơi, dạng phun sương và các dung dịch
khác.
Để hạn chế tới mức thấp nhất loại nguy cơ nghề nghiệp này nên thay thế hoặc
giảm lượng hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và cung cấp các phương tiện
bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Những nơi sử dụng và bảo
quản loại hoá chất nguy hiểm cũng nên được thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn
luyện các biện pháp phòng hộ và các trường hợp cấp cứu cho những người có liên quan.

6.2.3. Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
Có rất nhiều nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa nguy cơ đối với sức khoẻ
và việc tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện của mối liên quan này là sự tăng đột
biến các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăng nguy cơ sẩy thai.
Đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên quét dọn trong bệnh viện phải
tiếp xúc với nguy cơ, có lượng nước tiểu tăng vượt trội so với những y tá và các dược sĩ
trong bệnh viện đó. Nồng độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bên
trong bệnh viện cũng đã được xem xét trong một số nghiên cứu nhằm đánh giá các ảnh
hưởng đến sức khoẻ với việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Hiện vẫn chưa có một bằng

112
chứng khoa học nào ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với sức khoẻ do công tác quản lý
yếu kém đối với các chất thải gây độc gen.

6.2.4 Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ.


Nhiều tai nạn đã được ghi nhận do việc thanh toán và xử lý các nguyên liệu trong
trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ. Ở Brazil người ta đã phân tích và có đầy đủ tài liệu để chứng minh môi trường
hợp ảnh hưởng của ung thư lên cộng đồng có liên quan tới việc rò rỉ chất thải phóng xạ
trong bệnh viện. Một bệnh viện chuyên về trị liệu bằng phóng xạ trong khi chuyển địa
điểm đã làm thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong; một người
dân chuyển đến địa điểm này đã nhặt được nó mang về nhà.. Hậu quả là đã có 249 người
tiếp xúc với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó hoặc đã chết hoặc gặp hàng
loạt các vấn đề về sức khoẻ (IAEA – 1988). Ngoại trừ biến cố xảy ra tại Brazil, còn lại
không có dữ liệu khoa học đáng tin cậy nào có giá trị về ảnh hưởng của chất thải phóng
xạ bệnh viện. Có thể đã có nhiều trường hợp tiếp xúc với các chất phóng xạ ion hoá
trong các cơ sở điều trị do hậu quả từ các thiết bị X quang hoạt động không an toàn, do
việc chuyên chở các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát
trong xạ trị liệu.
7. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắc y tế
- Khử khuẩn hóa học
- Xử lý nhiệt khô và ướt
- Kỹ thuật vi sóng
- Chôn lấp
- Nhốt chất thải
- Thiếu đốt chất thải rắn y tế:
Trong những năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn
chưa hạch toán đến khoản chi phí xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy
lò đốt của mình về sau và cũng không theo một thiết kế mẫu nào cả. Tình trạng chung của
phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ
công, không có hệ thống xử lý khí thải (kể cả những bệnh viện lớn có khối lượng chất
thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể như Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội). Trong các lò đốt
thủ công xây bằng gạch, chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, khói bụi, mùi khó chịu bay
ra khu dân cư. Hiện tại,chúng ta đã có một số lò thiêu đốt chất thải rắn y tế tập trung tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài.Thành phố Hồ
Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống
quản lý thu gom năng động.. Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện C
Đà Nẵng, Bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của Công ty Áo Wamed Engineering đã
lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval Mz2 của Thụy Sĩ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ
thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của Sở Khoa học – Công nghệ
và Môi trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế

113
nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên, do số lượng chất thải
nguy hại của Viện Lao và Bệnh phổi ít (vì để tiết kiệm kinh phí phần rác sinh hoạt của
Viện vẫn được xử lý theo hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị) nên công suất thiêu
đốt của lò chưa phát huy được tối đa gây lãng phí nhiên liệu và phương tiện. Một phương
án khắc phục là thu gom chất thải rắn nguy hại của các bệnh viện lân cận như Bệnh viện
354, Bệnh viện giao thông, Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em để đốt cháy chung như một lò
đốt của cụm bệnh viện. Vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển bằng phương
tiện chuyên dụng và kinh phí sẽ được chia sẻ như thế nào.
Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị
trí đặt lò đốt gần khu dân cư và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi
bốc lên bị người dân phản đối (Bệnh viện Bạch Mai) hoặc hỏng chưa có phụ tùng thay
thế (Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An). Đã có một số bệnh viện lắp đặt và vận hành
lò đốt trong nước sản xuất như Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng (lò đốt do
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt). Trung tâm bảo
vệ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Nghệ An (Viện khoa học vật liệu). Đa số
các bệnh viện thiêu đốt trong lò đốt thủ công, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã viện trợ cho Bộ y tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nước
ngoài để trang bị cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh. Vừa qua Chính phủ cũng đã phê duyệt dự
án của Bộ Y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của
các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường quan tâm là
công nghệ xử lý dioxin tạo ra trong quá trình đốt được xử lý như thế nào.
-Chốn lấp chất thải rắn y tế.
Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công
cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh
viện chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều chỗ lớp đất phù trên
quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ; bào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể bị
cắt bỏ sau phẫu thuật được gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong
nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
diện tích đất để chôn.
Vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện
hay tại bãi rác công cộng dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và
cộng đồng.
Hiện tại còn một số bệnh viện chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được trộn lẫn với
chất thải sinh hoạt và được thải ra bãi rác của thành phố. Chất thải không có xử lý đặc
biệt gì trước khi tiêu hủy. Trẻ em có thể đào bới các hố chôn rác để lấy các thứ trong đó
làm đồ chơi.

8. Những tồn tại, khó khăn trong việc xử lý chất thải rắn y tế
Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề về môi trường và xã hội cấp
bách ở nước ta. Hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả đang gây dư luận trong

114
cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi
trường và y tế.Tuy nhiên,giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì chúng
ta đang đối diện với rất nhiều khó khăn.
Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn. Theo ước tính sơ bộ,
tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn,
lỏng, khí vào khoản 1,16 tỷ đồng chưa kể chi phí cho sử dụng đất, phương tiện thu gom,
vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì. Vốn đầu tư cần được huy động từ các nguồn
ngân sách Nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn giúp đỡ của các tổ chức, kinh
phí mua năng lượng để vận hành, để xử lý tro, để trả lương cho công nhân còn chưa được
quy định sẽ lấy từ đâu. Các bệnh viện không thể tự tiện nâng giá khám chữa bệnh để bù
vào chi phí xử lý chất thải của mình. Vì vậy, có bệnh viện đã được trang bị lò nhưng vẫn
không vận hành vì không có kinh phí.
Nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong cán bộ y tế, nhân viên trực tiếp làm
công tác xử lý chất thải và bệnh nhận còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Một số lãnh đạo bệnh viện
chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý chất thải.Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng
đồng chưa sâu rộng, đôi khi dư luận qua báo chí còn làm nhân dân hoang mang, gây tâm
lý quá lo sợ đối với chất thải bệnh viện và từ đó gây sức ép không đáng có lên các cơ
quan quản lý chuyên ngành.
Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi. Mặc dù đã có Luật Bảo vệ môi
trường, Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Quy chế
chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thấm
sâu vào đời sống. Việc thực hiện tốt Quy chế quản lý y tế mới chỉ có ở một số ít bệnh
viện. Nhiều nơi chính quyền vẫn chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương thiện để thực
hiện Quy chế này.
Các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém
hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý chất thải. Nhiều nơi bệnh viện đã phân loại chất
thải y tế và chất thải sinh hoạt nhưng công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển chất
thải y tế.Chúng ta chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ , ngành trong từng
công đoạn quản lý chất thải y tế.

9. Hướng dẫn xử lý chất thải rắn y tế của Bộ Y tế.


9.1 Thiêu đốt chất thải rắn y tế
a. Mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại áp dụng cho các thành phố lớn
- Xây dựng và vận hành lò đốt khu vực để đốt chất thải y tế nguy hại tập trung
cho toàn thành phố.
Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều
bệnh viện lớn, lượng chất thải rắn y tế phát sinh nhiều. Các bệnh viện tại đây thường nằm
gần khu dân cư, cơ quan, trương học. Vì vây, việc lắp đặt mỗi bệnh viện một lò đốt chất
thải y tế không có lợi cả về môi trường và kinh tế. Việc xây dựng và vận hành lò đốt

115
trung tâm có công suất lớn để thiêu đốt chất thải rắn y tế phục vụ cho các cơ sở y tế các
thành phố lớn vừa mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường, vừa mang tính khả thi. Trên
thực tế, một số bệnh viện tại Hà Nội đã xây dựng và lắp đặt lò đốt tương đối hiện đại
trong khuôn viên bệnh viện, tại Bệnh viện Bạch Mai lò đốt chất thải y tế được lắp đặt
nhưng không thể vận hành được vì lò đốt đặt sát với nhà dân, khi lò đốt vận hành, khói
của lò đốt toả ra và người dân đã làm đơn kiến nghị. Lò đốt tập trung nên đặt ở ngoại ô
thành phố, xa khu dân cư và có đường giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở chất
thải và gẫn bãi chôn lấp chất thải.
- Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải cho cụm bệnh viện;
Lò đốt chất thải cho cụm bệnh viện có thể đặt tại bệnh viện có khuôn viên thích
hợp tại một khu đất riêng theo quy hoạch của thành phố, có đuờng giao thông vận tiện để
các cơ sở y tế lân cận chuyên chở chất thải y tế nguy hại đến thiêu đốt. Tại bệnh viện đặt
lò đốt cho cụm bệnh viện, nơi lưu giữ chất thải y tế phải được thiết kế đủ để lưu giữ chất
thải cho các bệnh viện trong cụm.
- Sử dụng cơ sở tiêu hủy chất thải nguy hại công nghiệp nếu có trong địa bàn.

b. Mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế cho các thị xã.
Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế theo cụm bệnh viện.
Một số thành phố có bệnh viện chuyên khoa phát sinh nhiều chất thải mức độ lây
nhiễm cao như bệnh viện lao, bệnh viện truyền nhiễm…có thể dặt lò đốt có công suất nhỏ
tại khuôn viên bệnh viện để hạn chế vận chuyển các chất thải mức độ lây nhiễm cao ra
ngoài bệnh viện.
Lò đốt trong khu đất bệnh viện không được đặt gần khu dân cư, ống khói của lò
đốt phải cao hơn khu nhà cao tầng lân cận, vị trí của lò đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo
trong năm.

c. Mô hình xử lý chất thải rắn y tế đối với các trung tâm y tế huyện.
Với những trung tâm y tế huyện gần cơ sở thiêu đốt chất thải y tế khu vực hay
cụm bệnh viện thì hợp đồng với các cơ sở này để thiêu đốt chất thải y tế.
Với những trung tâm y tế huyện xa cơ sở thiêu đốt chất thải thì có thể áp dụng
thiêu đốt chất thải nguy hại bằng lò đốt công suất nhỏ. Tro và các thành phần còn lại sau
khi đốt sẽ được chôn lấp hoặc tiêu huỷ cùng chất thải sinh hoạt.

d. Đối với phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã


Có thể áp dụng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt thủ công hoặc thiêu đốt ngoài
trời. Khí thải của lò đốt phải đạt tiêu chuẩn khi thải lò đốt Việt Nam. Tuy nhiên, đối với
các bệnh viện, các cơ sở y tế nhỏ có lượng chất thải rắn y tế không nhiều mà áp dụng lò
đốt thủ công thì khó có thể đạt được tiêu chuẩn này.

116
9.2 Chôn lấp chất thải
a. Quy định về chôn lấp chất thải trong quy chế quản lý chất thải y tế
- Chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện để thiêu đốt chất thải y tế nguy
hại.
- Không chôn lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.
- Chỉ được phép chôn chất thải y tế nguy hại tại các khu vực đã được quy định.
- Bãi chôn lấp chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các
yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý về môi trường hướng dẫn và thẩm định.

b. Yêu cầu đối với chôn lấp chất thải y tế


Không áp dụng phương pháp này đối với chất thải y tế nguy hại chưa qua xử lý
ban đầu.
Các yêu cầu tối thiểu đối với địa điểm quản lý quản chôn lấp chất thải như sau:
- Không đổ chất thải thành đống ngoài trời.
- Nhân viên có kiến thức nhất định về quản lý chất thải độc hại.
- Thiết kế nơi chôn lấp chất thải tránh để các vật thể lỏng từ bãi thải rò rỉ ra ngoài
môi trường.
- Chôn lấp nhanh nhất chất thải y tế tránh để người và động vật tiếp xúc.

c. Chôn lấp chất thải tại bãi chôn lấp chất thải thành phố
Trong các trường hợp chất thải y tế nguy hại không có điều kiện để xử lý hay tiêu
huỷ bằng các phương pháp khác thì tại bãi chôn lấp chất thải của thành phố phải dành
một nơi được thiết kế riêng dành cho chất thải y tế nguy hại. Khu vực này hạn chế việc
tiếp cận của người và động vật,việc chôn lấp chất thải phải được tiến hành nhanh chóng,
đồng thời phải đầu tư các phương pháp xủ lý chất thải thích hợp hơn.

d. Chôn lấp chất thải trong khuôn viên bệnh viện.


Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các bệnh viện vùng sâu, vùng xa và cũng
chỉ là phương pháp tạm thời đuợc áp dụng theo những nguyên tắc sau:
- Việc tiếp cận tới những vị trí này phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Nơi chôn lấp được lót bằng vật liệu chống thấm.
- Chỉ chôn chất thải y tế nguy hại.
- Phủ đất lên trên mỗi lượt chất thải.
- Tránh làm ô nhiễm mạch nước ngầm.

9.3 Phương pháp chôn lấp chất thải sau khi đã đóng gói.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho chất thải vào thùng kim loại hoặc
thùng nhựa đầy đến ¾ rồi cho thêm bọt nhựa, catbium, vữa xi măng hoặc chất liệu bằng

117
đất sét. Sau khi đã khô, gắn kín thùng và chôn lấp nhằm hạn chế sự tiếp xúc và phát tán
của chất thải. Phương pháp này có thể áp dụng đối với vật sắc nhọn, hoá chất, thuốc.

9.4 Phương pháp làm trơ hóa (inertization)- nhốt chất thải
Chộn chất thải, với vôi, xi măng và nước sau đó để khô, lưu giữ hoặc chôn lấp,
thải vào bãi thải của thành phố.
Phương pháp này áp dụng đối với chất thải hoá học, dược học và tro của lò đốt.

Câu hỏi lượng giá

1. Nêu khái niệm và phân loại chất thải y tế

2. Nêu các bước trong quy trình quản lý chất thải rắn y tế

3. Nêu các phương pháp xử lý rác thải y tế, phân tích được phương pháp đốt rác thải

Môi trường sinh học (loại, sự phân bố của các tác nhân gây bệnh và các véctơ
truyền bệnh, cũng như ngoại cảnh sống của chúng )Y tế

Bài 9

VỆ SINH BỆNH VIỆN

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được vai trò của vệ sinh bệnh viện
2. Trình bày được một số yêu cầu vệ sinh khi qui hoạch thiết kế xây dựng bệnh viện
3. Trình bày được khái niệm, các nguồn lây nhiễm, đường truyền bệnh và các tác nhân
gây nhiễm trùng bệnh viện chính.

TỪ KHÓA: vệ sinh bệnh viện, khu dân cư xung quanh, hệ thống y tế quốc gia, mặt bằng
xây dựng bệnh viện, diện tích, yêu cầu vệ sinh, hệ thống ánh sáng, nhiễm trùng bệnh
viện.

NỘI DUNG:

118
1. Vai trò của vệ sinh bệnh viện
1.1. Vệ sinh bệnh viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng hệ thống y tế
quốc gia đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân
Bệnh viện vừa là nơi cung ứng các dịch vụ kỹ thuật y học cao với những cán bộ
chuyên khoa lành nghề, vừa là tuyến hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới, là nơi
đào tạo nhân viên y tế và tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy, vệ sinh
bệnh viện không những giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi sức khỏe của người
bệnh được tốt hơn mà còn đóng góp cho công tác dự phòng tích cực bệnh tật tại bệnh
viện nói riêng và cộng đồng nói chung.

1.2. Vệ sinh bệnh viện tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc điều trị bệnh tật và
phục hồi sức khỏe cho người bệnh
Người bệnh là người đã có những thương tổn về sức khỏe và tâm lý vì vậy khả
năng thích ứng của người bệnh đối với các tác nhân từ môi trường xung quanh kém hơn
người bình thường. Vì vậy, vệ sinh bệnh viện tạo môi trường yên tĩnh, mát mẻ, thoải
mái...sẽ giúp cho bệnh nhân yên tâm điều trị, giảm bớt những cơn đau, tình trạng mất
ngủ, cảm giác khó chịu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe về thể chất
và tinh thần.
1.3. Vệ sinh bệnh viện sẽ hạn chế các tai biến điều trị, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh
chéo ở bệnh viện và giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh
Bệnh viện là nơi hội tụ của nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nặng, bệnh viện
cũng là nơi tập trung nhiều loại bệnh truyền nhiễm nhất - vừa là nơi cách ly những bệnh
nhân mắc bệnh truyền nhiễm và cũng là nơi phát hiện những bệnh truyền nhiễm khác
nhau. Vì thế nguy cơ lây nhiễm ở bệnh viện là rất cao. Sự lây lan trong bệnh viện là nguy
cơ quan trọng hơn cả, nhất là đối với những bệnh viện trẻ em, bệnh viện lây, bệnh viện
lao. Người bị bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho những bệnh nhân ở giường chung
quanh và nguy hiểm cho thầy thuốc, nhân viên y tế.
Bệnh viện cũng là nơi giao lưu của rất nhiều đối tượng khác nhau: bệnh nhân,
nhân viên y tế, người nhà và dân cư xung quanh bệnh viện. Vì vậy, các bệnh truyền
nhiễm có thể lây truyền từ nhiều nguồn khác nhau như Bệnh nhân - bệnh nhân; Bệnh
nhân - nhân viên y tế; Bệnh nhân - người nhà.
Tại Anh, hàng năm có khoảng 1 triệu ngày/giường bệnh tăng thêm do các biến
chứng nhiễm khuẩn mủ sau mổ, tại Mỹ cứ hai mươi bệnh nhân nhập viện thì có một bệnh
nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Bản thân việc đưa các kỹ thuật, công nghệ mới vào
phục vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện, ví dụ như sử dụng máy siêu âm, kính hiển vi
điện tử, máy chụp Scanner, các chất đồng vị phóng xạ, cấy ghép mô phủ tạng,... cũng đòi
hỏi phải có những điều kiện vệ sinh nhất định ở các phòng làm việc. Muốn nâng cao trình
độ kỹ thuật, bệnh viện phải đồng thời nâng cao trình độ vệ sinh.

119
1.4. Vệ sinh bệnh viện là tấm gương tốt để cho nhân dân học tập, noi theo
Bệnh viện là nơi người bệnh và người thân của bệnh nhân có mặt, lui tới hàng
ngày. Bệnh viện sạch, đẹp, nề nếp vệ sinh tốt sẽ là tấm gương để nhân dân học tập, noi
theo. Trong điều kiện bệnh viện vệ sinh tốt, người dân dễ dàng tiếp thu những lời khuyên
bảo của thầy thuốc và các nhân viên y tế khác về phòng bệnh, chữa bệnh và giữ gìn nếp
sống vệ sinh

1.5. Điều kiện vệ sinh bệnh viện tốt sẽ đảm bảo an toàn lao động nghề nghiệp cho
các nhân viên trong bệnh viện
Lao động bệnh viện là loại lao động có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp, có thể
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người làm việc trong môi trường này ví dụ căng
thẳng thần kinh tâm lý (phẫu thuật, cấp cứu, gây mê hồi sức...), các tác hại y học (nhân
viên điện quang, lý liệu pháp...), tiếp xúc với hóa chất có hại tới sức khỏe (phòng xét
nghiệm, thí nghiệm...) hay lây nhiễm khuẩn trong bệnh viện do tiếp xúc với bệnh nhân và
chất thải bệnh viện. Vì vậy, làm cho bệnh viện ngày càng sạch, đẹp, vệ sinh vừa là trách
nhiệm vừa là lợi ích của các nhân viên trong bệnh viện.
Với những lý do trên, để đảm bảo cho một bệnh viện có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ, vệ sinh bệnh viện giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Một số yêu cầu vệ sinh khi quy hoạch thiết kế xây dựng bệnh viện
2. 1. Khu đất xây dựng bệnh viện
2.1.1. Địa điểm:
Bệnh viện nên đặt ở khu trung tâm dân cư, tạo điều kiện dễ dàng cho sự đi lại của
thầy thuốc, bệnh nhân và người đến thăm hỏi. Tuy nhiên, các bệnh viện lao, tâm thần,
phong...cần phải ở xa khu dân cư ít nhất 1000 m.
Nên chọn địa điểm bệnh viện ở khu cao ráo, không bị ngập lụt, tiện đường giao thông
thủy bộ để việc chuyên chở bệnh nhân được dễ dàng, nhanh chóng
Không nên chọn địa điểm bệnh viện ở gần chợ, xí nghiệp, bến xe có người đông đúc, nơi
cuối chiều gió so với các xí nghiệp có thải ra bụi, khí độc hoặc phát sinh ra tiếng ồn
mạnh.

2.1.2. Diện tích khu đất bệnh viện


Diện tích khu đất bệnh viện tùy thuộc vào qui mô bệnh viện lớn hay nhỏ (số
giường bệnh), mức độ trang thiết bị và điều kiện đất đai cho phép sử dụng (đô thị, nông
thôn).
Hiện nay người ta thường lấy mức 100-150 m2/1 giường bệnh để tính ra tổng diện tích
khu đất cần thiết cho một bệnh viện

120
2.1.3. Bố trí mặt bằng xây dựng trong bệnh viện
Diện tích cây xanh và vườn hoa chiếm 50-60% diện tích mặt bằng
Các công trình kiến trúc trong bệnh viện được chia thành:
− Khu hành chính, phòng khám: gần cổng bệnh viện, cách xa đường giao thông
chính ít nhất 15 m để hạn chế ảnh hưởng xấu của tiếng ồn giao thông
− Khu điều trị bệnh nhân: dành ở chỗ đất tốt nhất, đẹp nhất. Khoảng cách từ khu
này đến đường giao thông chính ít nhất là 30 m. Xung quanh có vườn cây xanh có bề
rộng từ 15-30 m.
− Khu vực hậu cần, quản trị gồm nhà bếp, nhà kho, nhà giặt, ga ra ô tô, khu sửa
chữa, phòng sát khuẩn tẩy uế bệnh viện...
Trong đó 80% tổng diện tích xây dựng bệnh viện là dành cho 3 khu trên, 20% tổng diện
tích xây dựng còn lại dùng vào các việc khác như khu giải phẫu bệnh, nhà xác, nhà vệ
sinh, thu gom xử lý rác thải....

2.1.4. Yêu cầu vệ sinh giữa các khu


Khoảng cách giữa khu điều trị bệnh nhân, khu phòng khám bệnh tới khu hậu cần,
quản trị phải xa ít nhất 20 mét
Khoảng cách từ khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa ít nhất 30
mét
Khoảng cách từ các buồng bệnh đến nhà dân ở phải xa ít nhất 30 mét
Nếu bệnh viện gồm những toà nhà cao tầng thì khoảng cách giữa các nhà cao 2-3
tầng là 25 m, 4-5 tầng là 30 m, trên 5 tầng thì phải gấp 2 lần chiều cao của tòa nhà cao
nhất
Bao quanh toàn bộ bệnh viện cần có khu cách ly với bên ngoài với bề rộng 5-15
mét để hạn chế bớt bụi, tiếng ồn, hơi khí độc từ ngoài tới chống nắng, nóng trong mùa hè
Khu hậu cần, quản trị cần có lối đi riêng để tránh ảnh hưởng tới hoạt động khám
chữa bệnh của bệnh viện
Nhà xác, khu giải phẫu bệnh, nhà tang lễ cần bố trí ở khu vực kín đáo nhất trong
bệnh viện, có đường đi riêng ra ngoài, không đi qua cổng chung của bệnh viện

2.2. Thiết kế các phòng trong bệnh viện


2.2.1. Kích thước các phòng và lối đi lại giữa các phòng:
Chiều rộng lối đi lại thường là 2,2 mét. Chiều sâu phòng tối đa không quá 6 mét để
có ánh sáng tự nhiên tốt
Chiều cao trần nhà của các phòng khám chữa bệnh và các phòng bệnh nhân tốt
nhất là 3,5 mét để phòng vừa thoáng mát, vừa đẹp mắt

121
2.2.2. Hệ thống ánh sáng các phòng
Để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng (là tỷ lệ diện tích cửa sổ trên diện
tích sàn) cần đạt được những chỉ số sau đây:
Phòng mổ, phòng thay băng, phòng sản 1/1
Phòng bác sĩ, phòng điều trị, phòng chẩn đoán 1/5
Phòng xét nghiệm, phòng dược 1/6
Phòng bệnh nhân 1/7
Nhìn chung ánh sáng nên phân tán và không chói.
Sự thông gió cửa sổ không dùng cho buồng Xquang, bếp... Những buồng này cần
có hệ thống thông gió nhân tạo.
Cách sắp xếp giường bệnh trong các phòng
Mức diện tích sàn nhà trung bình cho mỗi giường bệnh từ 6-9 m2.
Mỗi phòng bệnh nên có 1-6 giường bệnh, đối với bệnh nhân trẻ em có thể kê 8-12
giường bệnh nếu có chiếu sáng tự nhiên từ 2 bên.
Để tránh lây bệnh bằng nước bọt các giường bệnh cần kê cách xa nhau 0.9-1 mét
Mỗi khu điều trị bệnh nhân (khoa, phòng) cần có ít nhất một phòng riêng biệt dành
cho bệnh nhân rất nặng hoặc nghi mắc bệnh lây.

2.2.3. Số lượng các phòng trong bệnh viện


Trong một bệnh viện hoặc một khoa điều trị độc lập cần phải có đủ 3 nhóm nhà
hoặc phòng sau đây để phục vụ người bệnh:
a) Nhóm nhà điều trị gồm phòng bệnh nhân, phòng giao ban, phòng bác sĩ, phòng khám
bệnh, phòng tiêm và thay băng, phòng vật lý trị liệu, điện quang, xét nghiệm v.v.

b) Nhóm nhà vệ sinh gồm phòng đại tiểu tiện, phòng tắm, phòng rửa mặt, phòng rửa dụng
cụ, phòng để quần áo bẩn, phòng giặt hấp, phòng tẩy uế và khử khuẩn v.v.

c) Nhóm nhà phục vụ sinh hoạt có nhà bếp, nhà ăn, căng tin, nhà kho, nhà trực nhân viên,
nhà để xe, trạm bơm nước, trạm điện v.v.
Mỗi bệnh viện có 25-30 giường bệnh cần bố trí ít nhất 10 buồng bệnh nhân, 20
phòng phục vụ điều trị. Kích thước mỗi buồng bệnh nhân tùy thuộc vào số giường bệnh
kê ở trong (1 giường, 2 giường, 4 giường, 6 giường...)
Khu nhà ăn, nhà bếp cần có diện tích 25 m2 đối với bệnh viện 25 giường, 30-40 m2
đối với bệnh viện 25-40 giường, bình quân 0.5m2/1 giường bệnh đối với bệnh viện từ 50
giường trở lên.

122
3. Nhiễm khuẩn bệnh viện:
3. 1. Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý
do nhập viện không phải do nhiễm khuẩn đó. Nhiễm khuẩn này xảy ra trong thời hạn 48
giờ sau khi nhập viện (a) và trong thời hạn 30 ngày đối với nhiễm trùng vết mổ (b).
Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tới thực hành chăm sóc, điều trị, và là hậu quả không
mong muốn của quá trình thực hành y học trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện là chỉ
tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng bệnh viện.

3. 2. Nguồn lây nhiễm.


Có ba loại nguồn lây nhiễm chính, đó là:
− Từ con người: bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà tới chăm sóc, khách thăm
− Từ vật liệu dụng cụ y tế: đồ vải, mấy thở, sonde, ống soi dạ dày, phế quản,
dao/kéo mổ...
− Từ môi trường chăm sóc: không khí, đất, bề mặt, nước.

3.3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện:


− Do sử dụng ngày càng nhiều kháng sinh và sử dụng không đúng nguyên tắc, chỉ
định, gây hiện tượng kháng kháng sinh, các vi trùng tồn tại lâu trong môi trường, có sức
đề kháng cao
− Do tăng số lượng người ra vào bệnh viện.
− Do tăng sự di chuyển của các bệnh nhân giữa các khoa phòng hoặc giữa các bệnh
viện khác nhau.
− Do sử dụng những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ngày càng nhiều hơn.
− Do chưa có chính sách, đầu tư thỏa đáng đối với công tác phòng chống nhiễm
trùng trong bệnh viện.
− Do nhân viên y tế ít được đào tạo nghiệp vụ về nhiễm khuẩn bệnh viện.
− Do chưa tuân thủ chặt chẽ những qui định vệ sinh bệnh viện (cả bệnh nhân, người
nhà và nhân viên y tế).

3.4. Phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện


Chủ yếu qua 3 con đường chính dưới đây:
− Qua tiếp xúc trực tiếp (đường bàn tay), ví dụ da, dịch cơ thể. Chủ yếu qua bàn tay
hoặc dụng cụ y tế. Trên 90% của tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền qua
đường này.
− Qua các giọt nhỏ (>5micromet), ví dụ khi nói, hắt hơi, ho. Xấp xỉ 9% của tất cả
các loại nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền qua đường này.

123
− Qua không khí (kích thước <5 micromet), có thể phát tán xa và lan truyền trong
không khí. Xấp xỉ 1 % của tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền qua đường
này.

3. 5. Những tác nhân làm lây nhiễm và các loại nhiễm khuẩn bệnh viện chính
Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu là:
− Các vi trùng : 90%
− Các virus : 8%
− Nấm : 1%
Một số vi trùng gây nhiễm khuẩn bệnh viện chính:
− Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) gây nhiễm khuẩn vết mổ, các vết thương
ngoài da như bỏng, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ y tế, bàn tay.
− Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: gây nhiễm khuẩn hô hấp (họng, phế quản,
phổi), da, nhiễm trùng huyết, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ y tế, bàn tay.
− Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) có khả năng gây nhiễm trùng tiết niệu, phẫu
thuật bụng truyền bệnh theo đường không khí, hoặc qua bàn tay.
− Trực khuẩn đường ruột: (E. Coli) gây nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết,
truyền bệnh tại chỗ hoặc qua dụng cụ (sonde), Klebsiella chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ em,
Acinetobacter: gây nhiểm khuẩn đường hô hấp chủ yếu ở các phòng hồi sức và phòng
mổ, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ trợ giúp hô hấp.
− Phế cầu (Pneumonie): gây viêm phổi (50% người mang vi khuẩn này không có
triệu chứng lâm sàng), truyền bệnh theo đường không khí.

3. 6. Bốn loại chính của nhiễm khuẩn bệnh viện:


Nhiễm khuẩn trong bệnh viện thường gây hậu quả nặng nề. Tư liệu cơ quan cứu
trợ cộng đồng 1984 (Paris) nêu một dẫn chứng có 527.000 bệnh nhân nhập viện thì có tới
15.000 → 25.000 nhiễm khuẩn trong bệnh viên và hậu quả là 500 → 200 người chết.
Hiện nay tại Mỹ cứ 20 bệnh nhân nhập viện thì có một bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện
(5%) và có khoảng 2 triệu bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, chi phí điều trị
cho nó mất khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ/năm.
Theo điều tra năm 2001 tại Bệnh viện Bạch mai, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại
Việt Nam hiện nay khoảng 6.8% tức cứ 15 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân mắc
nhiễm khuẩn bệnh viện. Các loại nhiễm khuẩn chính thường gặp là:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: thường gặp ở khoa hồi sức tích cực, loại này chiếm
khoảng 50% các nhiễm khuẩn trong bệnh viện, nó kháng với nhiều kháng sinh và có thể
là điểm xuất phát của nhiễm trùng máu.
- Nhiễm khuẩn phổi: hay nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 18%. Thường gặp ở khoa
hồi sức tích cực. Loại nhiễm khuẩn bệnh viện này mới có gần đây, chủ yếu do kỹ thuật,
hỗ trợ hô hấp và máy điều hoà vi khí hậu.

124
- Nhiễm khuẩn vết mổ: chiếm 17% các nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Vết mổ tạo ra
một đường thuận lợi cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Giám sát nhiễm khuẩn các vết mổ
là một trong những việc ưu tiên của hội đồng chống nhiễm trùng trong bệnh viện. Các vết
mổ được xếp loại theo nguy cơ lây nhiễm - phải đặt ra những nội quy về quản lý các băng
gạc và đánh giá đều đặn.
- Nhiễm trùng huyết: chiếm 15% các nhiễm khuẩn bệnh viện, thường gặp ở bệnh
nhân truyền máu, lọc máu. Người ta phân làm hai loại nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng
huyết từ ổ được xác minh, nhiễm trùng huyết tiên phát.

3.6. Những biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
1. Thành lập hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và xây dựng màng lưới chống
nhiễm khuẩn bệnh viện đến tận các khoa, phòng trong bệnh viện.
2. Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác
chống nhiễm khuẩn để xử lý chất thải rắn, lỏng, khí.
3. Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành chống nhiễm khuẩn cho tất cả nhân viên y tế
bằng cách thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện về công tác chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
4. Xây dựng các qui định, qui trình hướng dẫn chống nhiễm khuẩn và kiểm soát chống
nhiễm khuẩn.
5. Tổ chức điều tra và tổng kết đánh giá mức độ nhiễm khuẩn bệnh viện trong tất cả các
khoa phòng trong bệnh viện. Quản lý chặt chẽ nhiễm khuẩn bệnh viện. Thường xuyên
lượng giá chất lượng và đánh giá chi phí hiệu quả trong công tác phòng chống nhiễm
khuẩn bệnh viện.
6. Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn là quan trọng nhất:
● Thật cần thiết mới can thiệp các thủ thuật trên người bệnh.
● Thực hiện truyền máu an toàn.
● Hạn chế tối đa sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị cho bệnh nhân.
7. Các biện pháp khác:
● Sử dụng kháng sinh, an toàn, hợp lý, có khoa học
● Nâng cao thể trạng bệnh nhân, đối tượng cảm thụ, đặc biệt các đối tượng có nguy
cơ cao
● Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường bệnh viện
● Quản lý tốt buồng bệnh: chế độ thăm nom, cách ly bệnh nhân, người nhà đến
thăm nom, chăm sóc…
● Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế bằng áp dụng các biện pháp phòng chống
nhiễm khuẩn bệnh viện mà bệnh viện đang áp dụng

Kết luận

125
Vệ sinh bệnh viện là một yếu tố quan trọng trong công tác điều trị bệnh viện. Nội
dung công tác vệ sinh bệnh viện rất phức tạp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao các người
lãnh đạo, nhân viên y tế cũng như sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, ý thức của nhân
dân. Vệ sinh bệnh viện tốt góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng bệnh viện.

126
Bài 10

AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

1. Nêu được khái niệm cơ bản về an toàn môi trường và chấn thương không chủ ý.

2. Mô tả và phân tích được một số thể loại tai nạn chấn thương không chủ ý ở gia
đình và nơi công cộng.

3. Trình bày được các giải pháp an toàn môi trường

TỪ KHÓA: An toàn môi trường, khái niệm chấn thương, chấn thương do ngã, chấn
thương do ngộ độc, chấn thuơng do cháy bỏng, chấn thương khi dã ngoại, chết đuối,

1. Tầm quan trọng của an toàn môi trường


An toàn môi trường là mong muốn hằng ngày của mỗi gia đình và của toàn xã
hội. Mọi công dân, gia đình, tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền đều có trách nhiệm
xây dựng môi trườn sống an toàn cho cộng đồng. Lợi ích của an toàn môi trường là giảm
bớt các trường hợp tử vong và chấn thương không chủ ý, góp phần nâng cao chất lượng
sống cho mỗi thành viên, mỗi gia đình trong xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những tai nạn rủi ro vẫn thường xuyên xảy ra và
chúng được gọi chung là chấn thương (injuries).
Có 2 loại chấn thương
Có chấn thương chủ ý như giết người, hành hung, tự tử, hành hạ trẻ em, hãm hiếp
và những hành động bạo lực khác.
Có những chấn thương không chủ ý, xuất hiện bất ngờ, do nhiều loại nguyên nhân
khác nhau và gây tổn thương cơ thê hoặc tử vong cho một hoặc nhiều người.
Trong bài này chỉ đề cập đến những loại chấn thương không chủ ý và xảy ra ở
ngoài nơi làm việc.
Các chấn thương không chủ ý (unintentional injuries) là nguyên nhân tử vong
hàng đầu ở Mỹ đối với những người dưới 44 tuổi và là nguyên nhân đứng thứ tư trong tất
cả các trường ợp tử vong ở Mỹ. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ
(CDC) năm 1988, chỉ số những năm sống tiềm tàng bị mất (YPLL) do chấn thương
không chủ ý đứng vị trí hàng đầu ở lứa tuổi dưới 65 với 2.319.400 năm sống bị mất, bằng
18,9% tổng số YPLL. Tỷ lệ này đối với bệnh ung thư là 14,7% bệnh tim mạch là 11,9%,
tự tử và giết người là 11,1% và dị dạng bẩm sinh là 5,5%.

127
Ở Việt Nam, theo điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam do Lê Vũ Anh
và cộng sự thực hiện năm 2003 (VMIS) thì chấn thương đã thực sự trở thành nguyên
nhân có tỷ lệ gây tử vong lớn nhất ở nhóm tuổi dưới 19. khi xét các nhóm nguyên nhân
chính đẫn đến tử vong thì chấn thương gây ra 33,1% số trường hợp tử vong, bệnh mạn
tính gây ra 57,3%, trong khi đó bệnh truyền nhiễm chỉ gây ra 9,6%. Chỉ tính riêng số tai
nạn giao thông trong năm 2002 cả nước đã có 27.891 vụ, làm cho 13.174 người chết và
30.987 người bị thương tật. Theo VMIS thì tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu
gây ra chấn thương không tử vong tỷ suất là 1.408,5 trường hợp trên 100.000 người.
Nguyên nhân lớn thứ hai là ngã với tỷ suất là 1.322/100.000, tiếp theo là vật sắc nhọn với
tỷ suất: 953,3/100.000 và động vật cắn với tý suất: 838,7/100100.
Trong 3 năm (1997-2000), theo thống kê chưa đầy đủ trên cả nước đã có gần 1400
vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 25.500 người phải vào cấp cứu ở bệnh viện và 217 người
chết. Riêng ngộ độc do ăn cá nóc chỉ trong 18 tháng (2001 và 6 tháng đầu năm 2002) đã
có 230 người bị ngộ độc và 42 người bị tử vong. Ở vùng đồng bắng Sông Cửu Long, vào
mùa lũ lụt hàng năm có hàng trăm trẻ bị chết đuối, tai nạn điện giật gây chết người ở đây
cũng có rất phổ biến. Tỉnh Bến Tre có 80 người chết vì điện giật trong 5 năm
(1997-2001), tỉnh An Giang trong 2 năm chết 58 người (1997-1998), tỉnh Đồng Tháp
riêng 7 tháng đầu năm 2001 đã có 13 vụ tai nạn điện giật làm 14 người chết.
Một dạng chấn thương cũng tương đối quan trọng là nhiễm độc thuốc bảo vệ thực
vật. Việt Nam là một nước nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo Niên giám
thống kê y tế (2002), trên cả nước có 7.170 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, trong đó
có 7.647 ca nhiễm độc và 227 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm độc do ăn uống nhầm và
lao động là 1.495 trong đó có 33 trường hợp tử vong. Tuy nhiên,trong thực tế, số ca
nhiễm độc còn cao hơn nhiều.
Chấn thương không chủ ý đã trở thành một trong mười nguyên nhân tử vong hàng
đầu ở nước ta hiên nay. Việc thống kê, phân tích các trường hợp chấn thương không chủ
ý cho phép tìm ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương để từ đây đề ra
những biện pháp dự phòng tích cực. An toàn môi trường là một trong những biện pháp
hữu hiệu để hạn chế các tai nạn chấn thương không chủ ý xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày.

2. Khái niệm chấn thương


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chấn thương là những tổn thương cho sức khoẻ gây
ra bởi sự truyền năng lượng vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể con người. Năng
lượng có thể là dạn cơ học, năng lượng nhiệt, năng lượng hoá học, năng lượng bức xạ,
năng lượng điện hay sự thiếu hụt của các yếu tố thiết yếu như oxy (Sự ngạt thở, chêt
đuối) hoặc nhiệt (sự giảm thân nhiệt). Năng lượng cơ học là nguyên nhân gây chấn
thương phổ biến nhất.
Theo J.J. Gubbons (1961), tất cả mọi hiện tượng chấn thương đều nằm trong
những tác động có hại của 5 dạng năng lượng là động năng hoặc cơ năng, hoá năng, điện
năng, bức xạ và nhiệt năng.

128
Jr. William Haddon (1963), chia chấn thương ra thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước
chấn thương hay tiền sự cố, giai đoạn chấn thương và giai đoạn hậu chấn thương. Ở mỗi
giai đoạn đều có giải pháp chiến lược phòng ngừa tương ứng

Giải pháp chiến lược để kiểm soát chấn thương ở 3 giai đoạn khác nhau của tai nạn, chấn
thương.

Giai đoạn Mục đích Ví dụ


chấn thương của giải pháp
Đuối nước Tự đầu độc

Giai đoạn Ngăn ngừa Xây hàng rào Phát hiện và


nước chấn thương những điều có thể gây xung quanh ao hồ xử lý buồn phiền
ra chấn thương

Giai đoạn Ngăn ngừa thiết bị cứu giới hạn tổng


xảy ra chấn thương chấn thương khi sự hộ cá nhân số thuốc kê đơn
kiện xảy ra

Giai đoạn Ngăn ngừa Trợ lực tim loại trừ chất
sau chấn thương mức nghiêm trọng và phổi độc ra khỏi cơ thể
tàn phế khi chấn bằng cách cho nôn
thương đã xảy ra hoặc thẩm lọc

3. Một số vấn đề an toàn môi trường nhà ở và khu dân cư


3.1. An toàn môi trường đối với các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Các sản phẩm bán trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất
lượng. Nếu chúng không được kiểm soát tốt, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan thì
sẽ gây nguy hại khôn lường cho người tiêu thụ.
Ở Mỹ có hơn 20 triệu người bị chấn thương và hơn 30.000 người chết do các sản
phẩm tiêu thụ không đạt tiêu chuẩn gây ra. Năm 1972, Quốc Hội Mỹ thông qua bộ luật an
toàn sản phẩm tiêu thụ và thành lập Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu thụ (CPSC: Consumer
Product Safety Commission). Chỉ sau 9 năm có CPSC, số tai nạn chấn thương ở hộ gia
đình hơn 2,5 lần. CPSC đã đưa ra tiêu chuẩn cho hơn 10.000 sản phẩm tiêu thụ ở trong
nước.

129
Ở Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra trường hợp gần 30 chàu nhỏ bị
chết do dùng một loại bột phấn rôm có lẫn chất độc. Việc mua bán, sử dụng các loại
thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc cũng gây ra những hậu quả tai hại. Ở Bệnh viện
Bạch Mai, riêng năm 1995 đã có 51 trường hợp cấp cứu ngộ độc thuốc chuột, 5 trường
hợp là do trẻ em và người già ăn nhầm. Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ trong ba tháng
(01/01/1997 – 03/04/1997) đã phải cấp cứu 36 trường hợp ngộ độc thuốc chuột, có 10
trường hợp rất nặng và 2 trường hợp tử vong. Cũng do dùng thuốc chuột Trung Quốc bừa
bãi mà năm 1997 tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã có 500 con chó và
200 con mèo bị ngộ độc chết, thiệt hại lên tới 80 triệu đồng. Hội bảo vệ người tiêu dùng
đã được thành lập ở Việt Nam và ngày càng phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ
lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trong nước.

3.2. An toàn môi trường khi ở nhà


Chấn thưong khi ở nhà được hiểu là một chấn thương xảy ra trong phạm vi khu
vực nhà ở đối với các thành viên của gia đình hoặc những người khách mời của gia đình
(Monroe T. Morgan, 1997).
Phần lớn cuộc đời của một con người là sống ở trong nhà và xung quanh nhà. Trẻ
em sinh hoạt ở nhà gần 90% tổng số thời gian của chúng. Khi lớn lên, trẻ đi học, thời
gian trẻ sống ở nhà it dần. Ở tuổi lao động, ngoài thời gian đi làm, con người chủ yếu
sống và nghỉ ngơi ở nhà. Khi về hưu, người cao tuổi có hơn 90% thời gian là sống ở nhà.
Lứa tuổi nhỏ nhất và lứa tuổi già nhất trong gia đình là những người có nguy cơ bị tai nạn
chấn thương ở nhà nhiều nhất.

3.2.1. Chấn thương do ngã


Ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các trường hợp
chấn thương ở nhà. Đối với trẻ em và người già, ngã là nguyên nhân đứng đầu trong danh
sách chấn thương không chủ ý tại nhà.
a. Trẻ em ngã

Rất nhiều trường hợp trẻ em ngã liên quan đến đồ vật trong nhà. mỗi năm ở Mỹ
có khoảng 9.000 trẻ chấn thương do nằm nôi, 8.000 trẻ bị chấn thương do ghế cao và
22.000 trẻ bị chấn thương do giường tầng, phần lớn số này là do ngã. Cho tới 15 tháng
tuổi, trẻ ngã khi tập đi khá phổ biến, 92% các trường hợp ngã tập đi là chấn thương ở đầu
hoặc mặt. Các đồ vật sắc nhọn, bàn đựng cốc uống nước, mảnh thuỷ tinh vỡ ở sân chơi
v.v…Khi trẻ ngã xuống có thể gây thương tích ở phần mềm. Ở tuổi lớn, thường trên 5
tuổi, trẻ còn hay bị ngã do leo trèo cửa sổ, cây cối. Ở những nhà gần sông nước, ao hồ, trẻ
đi chơi không có người lớn trông nom rất dễ bị chết đuối do ngã xuống nước. Ở vùng
đồng bằng Sông Cửu Long chỉ trong 2 mùa lũ năm 201, 2002 đã có 600 người chết đuối
80% là trẻ em, trong đó nhiều trẻ em bị ngã xuống nước khi chơi ở nhà một mình, bố mẹ
và người lớn đi làm vắng. Theo VMIS thì ngã là nguyên nhân đứng thứ hai sau tai nạn

130
giao thông gây ra chấn thương không tử vong ở Việt Nam và ước tính mỗi năm toàn quốc
có hơn một triệu người bị ngã mà có ảnh hưởng đến công việc, học tập hay cần chăm sóc
y tế.
Biện pháp đề phòng: Gửi trẻ ở các nhà trẻ, trẻ nhỏ phải được người lớn trông coi,
mùa lũ lụt có nhà trẻ ở vùng kụt, buộc dây an toàn giữ trẻ khi trẻ ở trong thuyền bèm nhà
ngập lũ, không để trẻ nghịch đồ chơi sắc nhọn hoặc dễ gây chấn thương, nhà cửa ngăn
nắp, nền nhà không trơn…

b. Người già ngã

Không giống như trẻ em, người già ngã có thễ dẫn đến tử vong. Tỷ lệ chết do ngã
ở người già từ 75 tuổi trở lên gấp 12 lần tỷ lệ do ngã ở tất cả các lứa tuổi khác. Nguy cơ
phải nằm bệnh viện do ngã ở người già gấp 7 lần các lứa tuổi khác. Có nhiều yếu tố làm
cho người già dễ bị ngã: cơ xương yếu, , mắt kém, đất gồ ghề, cầu thang khó đi, thiếu ánh
sáng v.v…. Ở Mỹ, mỗi năm có hơn 7.500.000 trường hợp trượt ngã đường cầu thang, chủ
yếu là người già. Theo VMIS thì tỷ suất chấn thương không gây tử vong do ngã ở người
già (từ 65 tuổi trở lên) ở Việt Nam là 2.861,6/100.000 dân, cao nhất trong tất cả các nhóm
tuổi.
Biện pháp dự phòng: người già nên có người theo dõi, chăm sóc, đi lại yếu nên
chống gậy, các lối đi trong và ngoài phải rộng, cầu thang làm bậc kông cao quá 25cm , độ
chiếu sáng trong nhà và các lối đi đảm bảo, nhà tắm nhà tiêu khô ráo, không trơn trượt.
Tập thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khoẻ cũng là một giải pháp tốt phòng chấn thương
ở người già.

3.2.2 Chấn thương do cháy bỏng.


Hàng năm ở Mỹ có hơn 5.000 người chết do hoả hoạn và bỏng. Trung bình mỗi
ngày có 13 ca tử vong. Chết do hỏa hoạn và bỏng là một trong những tỷ lệ tử vong cao
nhất ở các nước công nghiệp hóa. Số người da đen, người nghèo, người cao tuổi và trẻ
em có tỷ lệ chết trung bình do hoả hoạn gấp 2-3 lần tỷ lệ chết trung bình do hoả hoạn của
cả nước.
Năm 1994, cháy khu dân cư là do nguyên nhân đứng thứ 2 của tử vong do chấn
thương (chỉ đứng sau do tai nạn giao thông) ở lứa tuổi 1-9 tuổi và là nguyên nhân đứng
hàng thứ 6 về tử vong do chấn thương ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Ba nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu do hoả hoạn ở nhà đối với trẻ dưới 5 tuổi là: trẻ chơi diêm gần nguồn bắt
lửa (37%), nghịch lửa (19%) và nghịch điện (11%). Ba nguyên nhân chết hàng đầu do
hoả hoạn ở nhà đối với người trên 70 tuổi là bất cẩn khi hút thuốc lá (33%), đụng chạm
vào lửa (19%) và đụng chạm vào điện (12%). Mục tiêu giảm tử vong do hoả hoạn ở Mỹ
vào năm 2000 là 1,2 trường hợp tử vong trên 100.000 dân (năm 1991, tỷ lệ này là 1,5
trường hợp tử vong trên 100.000 dân. Riêng với nhóm dân chúng có nguy cơ cao, tỷ lệ tử

131
vong giảm xuống còn 3,3 trường hợp tử vong trên 100.000 dân (năm 1991, tỷ lệ này là ở
nhóm trẻ dưới 5 tuổi là 3,7/100.00 trẻ và ở nhóm người già từ 65 tuổi trở lên là
3,5/100.00 cụ già).
Ở Việt Nam không có những số liệu công bố về tử vong do hoả hoạn, đặc biệt là
tử vong người già và trẻ em. Nhưng các vụ hoả hoạn ở các khu dân cư, chợ vẫn xảy ra
hàng năm, nhất là vào những mùa hanh khô, điển hình là vụ cháy chợ Đồng Xuân ở Hà
Nội vụ cháy ở các khu trung tâm thương mại quốc tế ở Tp.HCM v.v… Để kiểm soát
được những vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng điện ở gia đình.
- Cẩn thận khi sử dụng bếp ga, bếp dầu hoặc hút thuốc lá ở gia đình.
- Từng hộ gia đình có phương tiện chữa cháy sẵn sàng.
- Thường xuyên tập dượt các tình huống chữa cháy và cứu nạn ở khu dân cư khi hoả
hoạn xảy ra.
- Luôn sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy ở các khu thương mại, chợ và cảng có
đường nước cứu hoả riêng. Khi thiết kế khu thương mại, chợ, khu vực dân cư phải chú ý
thiết kế cơ sở hạn tầng cho xa cứu hoả.
- Giúp người dân, người kinh doanh có nhận thức và ý thức tốt trong công tác phòng
cháy, chữa cháy.

3.2.3. Chấn thương do ngộ độc.


Năm 1961, ở Mỹ các vụ ngộ độc đã cướp đi sinh mạng của 450 trẻ dưới 5 tuổi.
NGười ta ước tính cứ có 1 trẻ bị chết do ngộ độc thì có 80.000 – 90.00 trẻ cùng tuổi phải
đi cấp cứu do ngộ độc và có 20.000 trẻ phải nằm điều trị tại bệnh viện. Tỷ lệ trẻ bị ngộ
độc cao nhất ở lứa tuổi 1-2 tuổi. Nguyên nhân ngộ độc của trẻ chủ yếu là do các thuốc tân
dược hoá chất gia dụng như kem cạo râu, dầu tắm, sơn móng tay v.v….. Biện pháp dự
phòng ngộ độc cho trẻ ở gia đình: thuốc tân dược, các hoá chất gia dụng phải để ở ngoài
tầm với trẻ em, các chất này phải để trong lọ hoặc hộp kín. Không được để lẫn lộn chai lọ
thuốc, hoá chất gia dụng với các chai hộp đựng đồ ăn thức uống.
Ở Việt Nam, các trường hợp ngộ độc hoá chất ở gia đình chủ yếu là ngộ độc
lương thực, thực phẩm bị ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, uống các hoá chất bảo vệ
thực vật (chấn thương có chủ định) và ngộ độc thuố bảo vệ thực vật do ăn uồng nhầm.
Việc sử dụng bếp than tổ ong gây ô nhiếm không khí bởi các khí độc CO, SO2, CO2 cũng
rất nguy hiểm. Biện pháp dự phòng ở đây là phải quản lý chặt chẽ và an toàn tất cả các
loại thuốc bảo vệ thực vật, đặt bếp than ở chỗ thoáng gió, tốt nhất là loại trừ hẳn chúng
ra khỏi khu vực nhà ở, thay thế bắng các loại bếp khác ít độc hại hơn, giáo dục cho mọi
thành viên trong gia đình ý thức đề phòng ngộ độc.

3.3. An toàn môi trường khi tham gia giao thông


Trong thời đại phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, đô thị hoá trên khắp cả nước,
nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng tăng, sự giao lưu giữa các vùng miền, các quốc

132
gia diễn ra nhộn nhịp thì giao thông vận tải ngày càng đóng vai trò then chốt. Các phương
tiện vận chuyển ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, sức tải phương tiện lớn và tốc
độ nhanh. Ở nước ta những năm vừa qua tình hình cũng diễn ra tương tự. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải, các tai nạn giao thông cũng xảy ra
thường xuyên và xu hướng ngày càng gia tăng.
Ở Mỹ, hàng năm có 5.500 thanh thiếu niên và 2.200 trẻ từ 0-12 tuổi bị chết do tai
nạn xe máy. Tai nạn giao thông còn là nguyên nhân tử vong chấn thương của hơn 6.000
người già (từ 65 tuổi trở lên). Từ 1966, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một chương trình quốc
gia về An toàn giao thông và thành lâp cơ quan Quản lý an toàn giao thông đường bộ
quốc gia (NHTSA). Nhờ vậy, từ năm 1968 đến năm 1991, số ca tử vong do tai nạn giao
thông – xe máy giảm 21%.
Ở Việt Nam, chấn thương giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày
càng nghiêm trọng. Chấn thương giao thông không chỉ xảy ra đối với người đi ôtô xe
máy mà còn khá nhiều trường hợp xảy ra đối với người đi xe đạp và đi bộ. Có nhiều
nguyên nhần, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người- những người tham
gia giao thông không có ý thức và hành động tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
Chiến lược quốc gia về phòng tai nạn giao thông đã được Chính phủ công bố. Hàng năm,
cả nước đều có một tháng toàn dân thực hiện an toàn giao thông. Nhờ có những giải pháp
đồng bộ và kiên quyết, các vụ tai nạn giao thông và số người bị thương hoặc tử vong do
tai nạn giao thông đầu được kìm chế.

3.4. An toàn môi trường trong các hoạt động vui chơi, giải trí
3.4.1. Chấn thương khi đi chơi dã ngoại
Thanh thiếu niên học thường thích các hoạt động du lịch, đi chơi dã ngoại. Đây là
một hoạt động rất bổ ích, một nhu cầu rất chính đáng của giới trẻ. Tuy nhiên, tai nạn
thương tích vẫn có thể xảy ra cho một số em do có những bất cẩn trong lúc đi dã ngoại
như bị rắn, côn trùng hoặc động vật cắn; Ngã gây chấn thương, sa lún xuống hố sâu hoặc
nguồn nước ngầm, tai nạn xe cộ, ngộ độc do ăn uống nhầm v.v… Đã có những trường
hợp tử vong rất thương tâm và đáng tiếc. Ví dụ ở Việt Nam đã có nhiều vụ đắm thuyền
làm hàng chục người chết một lúc, điển hình là vụ đắm thuyền làm cho trên 100 người
chết và bị chấn thương ở Kiên Giang. Hàng năm du lịch tại Sầm Sơn đều có người chết
đuối ở vùng Độc Cước.
Biện pháp đề phòng: Đi chơi dã ngoại có tổ chức, chuẩn bị chu đáo, không liều
lĩnh mạo hiểm đi vào những nơi có nguy hiểm, tăng cường ý thức kỷ luật, tự giác phòng
tai nạn thương tích cho bản thân và cho tập thể.

3.4.2. Tai nạn khi bơi lội (chết đuối)


Bơi lội là một hoạt động thể dục thể thao được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên,
tiếp xúc với sông nước, ao hồ mà không biết bơi thì lại rất nguy hiểm và có thể bị chết

133
đuối. Người bơi lội giỏi cũng có thể bị chết đuối nếu bơi quá sức, có bệnh tim mạch,
chuột rút hoặc bơi vào vùng nước xoáy.
Chết đuối được hiểu là những trường hợp tử vong do bị ngạt khi bị chìm lâu dưới
nước. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có gần 500.000 ngừơi bị chết đuối, phấn
lớn các trường hợp chết đuối này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong
khi các nước phát triển, phấn lớn trường hợp trẻ em bị chết đuối xảy ra trong các bể bơi
thì các nước đang phát triển, chết đuối thường xảy ra ở sông ngòi - biển hoặc ở các ao hồ
và cánh đồng lúa nước.

Các giải pháp cơ bản dự phòng tai nạn chấn thương trong nhà ở, trường học và khu dân cư:
Loại tai nạn
Giải pháp dự phòng
(không chú ý)
Mọi người hiểu biết, tôn trọng và chấp hành ngiêm trọng luật giao thông đường
Chấn thương ô tô
bộ
xe máy, xe đạp Đảm bảo an toàn lỷ thuật cho phương tiện giao thông: Đèn, phanh, còi v.v…
Đi xe với tốc độ cho phép, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
Điều khiển ô tô, xe máy phải có bằng lái, sức khoẻ tốt, không uống rượu bia,
không chích hút ma tuý.
Mọi người hiểu biết và tôn trọng, chấp hành nghiêm luật giao thông đường thuỷ.
Đuối nước
Không đề trẻ em mình gần nơi sông nước, ao hồ, giếng nước.
Luyện tập bơi lội, dùng phao cứu sinh, có nơi trông giữ trẻ trong mùa bão lụt.
Kiểm tra tàu thuyền trước khi xuất cảng, nghe dự báo thời tiết. Có phương tiện
thông tin liên lạc trên tàu thuyền.
Sử dụng điện an toàn tránh cháy do chập điện
Cháy
An toàn sử dụng bếp ga, bếp điện
Có sẳn phương tiện chữa cháy: Bình bọnt, thang thoát hiểm, dây thoát hiểm,
nước, cát chữa cháy ở cạnh nhà.
Không để xăng, dầu hoả, chất dễ cháy gần bếp, chỗ nắng, trong phòng ở
Thuốc chữa bệnh và các loại hoá chất phải để nơi cao, không cho trẻ với tới
Ngộ độc thuốc
được
Dùng thuốc, hoá chất có nhãn mác rõ ràng, dùng đúng theo chỉ dẫn của nơi sản
xuất
Không để thuốc, hoá chất cạnh nơi để thực phẩm, đồ ăn
Quản lý chặt (khoá) các hoá chất độc nguy hiểm: Thuốc độc bảng A –B, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột, các dung dịch acid, kiềm đặc
Thực hiện đúng các quy định sử dụng an toàn thuốc hoá chất độc
Tắt điện, ngắt cầu dao điện khi ra khỏi nhà
Điện giật
Ổ cắm điên an toàn hoặc đặt ở cao, trẻ con không với tới được
Đường dây điện an toàn, không quá tải, không hở, không đứt, không để chập
điện…
Sửa chữa điện an toànm có phương án phòng tai nạn điện gật khi sửa điện

134
Chấn thương Cải tạo đường đi trong nhà, ngoài ngõ, xóm thôn sao cho người già, trẻ nhỏ
trong sinh hoạt ở không bị vấp ngã
nhà và ở trường Không để trẻ nghịch, chơi nguy hiểm: Lửa, Đồ chơi sắc nhọn, Vật để cháy, Trèo
cao
Không nuôi chó thả rông, tiêm phòng dại cho chó mèo
Tổ chức tốt việc chăm sóc trẻ em, người già, xử lý kịp thời khi tai nạn chấn
thương sinh hoạt xảy ra
Không làm việc hoặc lai vãng ở lòng sông, suối khi rừng có mưa to vì lũ có thể
Lũ quét ở miền
bất chợt đổ về
núi Nhà ở làm tại vị trí cao, trên mực nước của lũ quét
Có biện pháp động thật nhanh cho dân chúng khi có lũ quét
Lốc xoáy, sét Thường ngày theo dõi dự báo thời tiết, đặc biệt trong mùa mưa bão
đánh, giông bão Quy tụ tàu thuyền về nơi an tonà, tránh sóng lớn. Trên tàu thuyền có sẵn phao
gây sập nhà, cứu sinh
Nhà cao và công trình kiến trúc cao phải lắp đặt cột thu lôi
chìm thuyền, đổ Không trú mưa dưới gốc cây to dễ bị sét dánh
cây… Cưa bớt cành cây, cưa bỏ những cây bị sâu mọt đục rỗng
Động đất, sụt lở Nhà ở không nên làm gần chấn núi cao, đồi cao đề phòng bị đất đá vùi lấp bất
đất ngờ
Kiến trúc nhà phải được động đất cấp 6-7 hoặc nhà loại đơn giản nhẹ nhàng
không gây nguy hiểm nếu bị sập
Chó, mèo hoặc Động vật nuôi trong nhà phải có sự kiểm soát của thú y
động vật hoang Tiêm vắc xn phòng dại cho chó, mèo trong nhà
dại cắn Không thả bò, mèo chạy rông. Khi cho chó, mèo ra phố phải đem rọ mõm.
Đề phòng rắn cắn khi đi vào rừng
Xử lý ngay vết thương và đi cấp cứu kịp thời sau khi bị chó, mèo hoặc động vật
hoan dại cắn
Dùng thực phẩm tươi, sạch có nguồn gốc rõ ràng, không ăn nấm hoặc rau quả lạ
Ngộc độc do ăn
khi vào rừng, không ăn thịt cá ôi thiu, đồ hộp quá hạng sử dụng
uống phải độc tố Bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh
Có dấu hiệu bị ngộ độc thì phải đi cấp cứu ngay và giữ lại mẫu thực phẩm nghi
ngờ để gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân
Rà soát các khu vực có bom mìn rơi vãi từ trong thời kỳ chiến tranh
Chấn thương do
Không đào bới, nghịch ngợm các loại bom, mìn, đạn chưa nổ; Phát hiện thấy
vật liệu nổ, binh phải báo ngay cho bộ đội hoặc công an nơi gần nhất để xử lý
cao áp Không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vật cháy nổ bừa bãi
Chỉ sử dụng bình chịu áp lực, bình bếp gas đã qua kiểm định độ an toàn, không
dùng bình quá cũ
Không để kho đạn, kho xăng dầu ở gần khu dân cư

Ở Mỹ, chết đuối là nguyên nhà đứng hàng thứ 4 trong các tai nạn thương tích gây
tử vong của trẻ nhỏ, hầu hết là trẻ dưới 4 tuổi và trẻ em nam độ tuổi 15-19 tuổi. Tại 3
bang của Mỹ (Arizona, California và Florida) chết đuối là nguyên nhân tử vong chấn
thương hàng đầu ở trẻ 4 tuổi và tởi 90% trường hợp tai nạn xảy ra ở những hồ bơi trong

135
khu dân cư. Yếu tố dẫn đến tai nạn trong 40% trường hợp là do giám sát kém, 35%
trường hợp do ao không có rào lưới bảo vệ, 14% là do bể bơi không có cửa, cửa không
đóng hoặc mở cửa lâu, 11% là các yếu tố khác. Phân tích cho thấy rằng có thể ngăn
ngừa được 51% các trường hợp chết đuối được báo cáo.
Theo VMIS: Tại Việt Nam, chết đuối là nguyên nhân thường gặp nhất nên tử
vong ở trẻ nói chung và là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong ở trẻ ở tất cả các nhóm
tuổi, đặc biệt là ở nhóm tuổi từ 1-9. Số trẻ trong độ tuổi 5-9 chiếm xấp xỉ 1/3 trong số các
trường hợp chết đuối/gần chết đuối. Tỷ xuất tử vong do chết đuối ở Việt Nam là
22,6/100.000. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở nam là 35,2/100.000, cao hơn rất nhiều so
với nữ là 10,7/100.000. Hai vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cùng Đông Bắc có tỷ
suất chết đuối/gần chết đuối cao nhất. Tỷ suất đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10
lần so với tỷ suất này ở các nước phát triển với hơn một nửa các trường hợp đuối nước
dẫn đến tử vong. Các trường hợp suýt chết đuối là nguyên nhân đứng thứ chín trong số
các nguyên nhân hàng đầu nên bệnh tật ở trẻ (37,8/100.000).
Biện pháp đề phòng: Giáo dục dân chúng tuân thủ những nguyên tắc, nội quy của
bể bơi, của những vùng biển du lịch. Kiểm tra tảu thuyền đủ tiêu chuẩn mới được phép
kinh doanh vận tải hành khách, phải trang bị phao cứu sinh trên tàu thuyền bể bơi có
hàng rào bao quanh, có người chuyên trách giám sát an toàn bơi lội, luyện tập bơi co tổ
chức và các biên pháp khác

3.5. An toàn môi trường tại trường học


Địa điểm trường nên đặt ở trung tâm khu dân cư, thời gian học sinh đi từ nhà tới
trung tâm không nên quá 30 phút, không quá gần trục giao thông chính để tránh tai nạn
giao thông xảy ra. Trường học cần có hàng rào bảo vệ để tránh việc học sinh chạy ra
ngoài đường phố hoặc đường quốc lộ. Sân chơi của các trường học cũng gần được bố trí
rộng rãi, có cây xanh và nếu có các trang thiết bị ở sân chơi thì cần được thường xuyên
kiểm tra, bảo dưỡng.
Trong quá trình trẻ học và vui chơi, cần có sự giám sát chặt chẽ của người lớn
(thầy cô giáo, bảo vệ, lao động, v..v…) để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra
Khuyến cáo của WHO về nâng cao sức khoẻ trường học
1. Liên kết các cán bộ y tế và giáo dục, thầy giáo và học sinh, phụ huynh và cộng
đồng xây dựng trường học.
2. Nâng cao giáo dục sức khoẻ và cái thiện dịch vụ y tế trường học.
3. Cải thiện sức khoẻ cán bộ, giáo viên nhà trường và học sinh. Huy động sự tham
gia của cộng đồng vào công tác chăm sóc, giáo dục sức khoẻ trong nhà trường.
Các bước triển khai mô hình nhà trường nâng cao sức khoẻ (BYT, 1988)
1. Phối hợp chỉ đạo liên bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.
2. Thành lập ban chỉ đạo nhà trường nâng cao sức khoẻ cấp tỉnh, thành phố.
3. Triển khia thực hiện xây dựng nhà trường nâng cao sức khoẻ tại cơ sở
3.1. Lập ban sức khoẻ tại trường học.
3.2. Lập phòng sức khoẻ (y tế) tại trường.

136
3.3. Xây dựng và triển khai nội dung nâng cao sức khoẻ trường học.
- Gíao dục truyền thông về sức khoẻ và vệ sinh môi trường.
- Tổ chức các dịch vụ y tế CSSK học sinh và giáo viên tại trường.
- Vệ sinh trường lớp và vệ sinh an toàn dinh dưỡng tại trường học.
4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch mới.

Câu hỏi lượng giá

1. Thế nào là môi trường an toàn

2. Phân tích nhóm tuổi nào có nguy cơ bị chấn thương do ngã khi ở nhà, đề ra
biện pháp phòng chống.

3. Liệt kê các giải pháp dự phòng hạn chế đuối nước.

137
Bài 11

KIỂM SOÁT VECTOR TRUYỀN BỆNH

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được vai trò của một số loại véc-tơ truyền bệnh.

2. Liệt kê và mô tả được một số loại véc-tơ chủ yếu và một số bệnh chính do véc-tơ
truyền ở Việt Nam

3. Mô tả được một số biện pháp kiểm soát véc-tơ ở Việt Nam

TỪ KHÓA: vector truyền bệnh, truyền bệnh theo đường sinh học, truyền bệnh cơ học,
muỗi, ruồi, gián, bệnh sốt rét, Viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, sốt Dengue, biện
pháp kiếm soát vector truyền bệnh

NỘI DUNG:

1. Giới thiệu về vector và bệnh vector truyền


1.1 Khái niệm về véc-tơ truyền bệnh.
Các loại vecto truyền bệnh như côn trùng và gặm nhấm gây nhiều phiền toái và
nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Những loại động vật này đã phá hoại các nguồn thức
ăn của con người và truyền các bệnh nguy hiểm sang con người. Do vậy các bệnh véc-tơ
truyền đã gây ra nhiều nỗi lo lắng về sức khoẻ cũng như tử vong cho con người.
Hiện nay,các bệnh do véc-tơ truyền vẫn là vấn đề hết bức xúc, đặt biệt là ở các
nước đang phát triển. Do vậy, những cố gắng để ngăn ngừa những bệnh này là chú trọng
vào việc phòng ngừa và kiểm soát véc-tơ.
Khái niệm Véc-tơ : là bất kỳ sinh vật nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác
nhân gây bệnh tới khối cảm thụ.
Các bệnh phổ biến do véc-tơ truyền là: bệnh do ricketsia, dịch hạch, sốt rét, sốt
xuất huyết, các bệnh thương hàn, lỵ trực trùng, amíp, sốt do chuột cắn, ỉa chảy v.v…
Hai loại véc-tơ nguy hiểm nhất là gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và côn trùng
thuộc nhóm chân khớp (ví dụ: ruồi, muỗi, gián, rận, bọ chét v.v…).
Theo cơ chế truyền bệnh,véc-tơ được chia làm 2 nhóm là truyền bệnh cơ học và
truyền bệnh sinh học.

138
1.1.1 Truyền bệnh cơ học
Truyền bệnh cơ học là sự truyền bệnh với ý nghĩa côn trùng trung gian mang
mầm bệnh tới khối cảm nhiễm mà không có sự nhân lên của tác nhân gây bệnh trong vật
chủ trung gian.
Nhóm truyền bệnh rất đơn giản là mang cơ học căn nguyên gây bệnh tới khối cảm
thụ bởi các loài bò sát hay côn trùng trung gian biết bay qua chân bẩn hoặc vòi của
chúng, hoặc như những kẻ mang theo mầm bệnh (tác nhân nhiễm khuẩn) qua đường tiêu
hoá của chúng. Các véc-tơ điền hình theo con đường truyền bệnh cơ học là gián, ruồi
nhà. Những bệnh chúng truyền chủ yếu là thương hàn, tả, lỵ, mắt hột, v.v….

1.1.2 Truyền bệnh theo đường sinh học.


Truyền bệnh sinh học có nghĩa là căn nguyên gây bệnh bắt buộc phải qua vòng
nhân lên, phát triển về số lượng ở trong cơ thể vật chủ trung gian (động vật chân đốt)
trước khi chúng có thể truyền tác nhân gây bệnh vào vật chủ là người.
Thời kỳ ủ bệnh trước khi chúng có thể truyền tác nhân gây bệnh vào côn trùng,
thường thường bằng đường tiêu hoá trước khi chúng trở thành tác nhân gây nhiễm cho
người. Sự truyền bệnh cho người hoặc các loài động vật có xương sống khác có thể tương
tự như sự tiêm chích, trong quá trình hút máu của côn trùng các mầm bệnh từ các tuyến
nước bọt của chúng truyền vào người và động vật hoặc sự chảy ngược trở lại vào vết đốt,
có thể là sự lắng đọng các mầm bệnh từ phần vào da và những chất có khả năng thấm qua
vết đốt hoặc những vùng tổn thương do vết gãi, vết trợt. Sự truyền bệnh này bao gồm
nhóm truyền bệnh sinh học (tác nhân gây bệnh sống cùng với động vật chân đốt) và
không phải đơn giản là mang cơ học mà véc-tơ như là một phương tiện vận chuyên.
Ví dụ: Plasmodium phát triển trong cơ thể muỗi Anophelles (gây bệnh sốt rét).
Vi khuẩn dịch hạch phát triển trong dạ dày bọ chét Xenopchylla cheopis (gây
bệnh dịch hạch).
Virus Dengue phát triển trong cơ thể muỗi Aedes aegypti (gây bệnh sốt xuất
huyết).
Virus viêm não Nhật Bản B phát triển và nhân lên trong cơ thể muỗi Culex
taetrinyorhyncus (gây bệnh viêm não Nhật Bản B) v.v…

1.2 Vài nét chung về dịch tễ học vec-tơ truyền bệnh.


Đa số bệnh truyền nhiễm bao gồm 3 yếu tố trong đó 2 yếu tố sống chính là vật
chủ và vật ký sinh, còn yếu tố thứ 3 là đường truyền. Bệnh lây qua vec-tơ truyền bệnh
bao gồm ít nhất là 3 yếu tố tham gia vào với điều kiện môi trường thích hợp;
- Cơ thể cảm thụ (người không được bảo vệ hoặc động vật).
- Véc-tơ truyền bệnh (muỗi, ve,bọ chét, ruồi nhà, v.v…)
- Tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm đơn bào, giun, sán v.v…)
Ngoài 3 yếu tố nói trên, các bệnh gây ra bởi véc-tơ truyền bệnh thường bao gồm
thêm yếu tố tham gia vào quá trình gây bệnh trong điều kiện môi trường truyền bệnh phù

139
hợp như nhịêt độ, độ ẩm, ánh sáng và yếu tố ổ chứa. Ổ chứa có thể là những ổ bệnh thiên
nhiên như chim, chuột hoặc những động vật có xương sống khác như cáo, chồn… hoặc
những tác nhân nhiễm trùng từ môi trường bị lây nhiễm, hoặc phối hợp cả hai yếu tố đó.
Ngoài ra, ổ chứa có thể là người như trường hợp bệnh sốt xuất huyết.

Sơ đồ: Các yếu tố chính của bệnh lây qua véc-tơ truyền bệnh

Do vậy, muốn khống chế bệnh môi trường có hiệu quả, chỉ cần phá vỡ một khâu
(một mắt xích) trong quá trình gây bệnh được mô tả trong sơ đồ 2.1.
Về lý thuyết: nếu có thể tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ trung gian
hoặc tiêm phòng vắc-xin cho khối cảm thụ thì có thể thanh toán được các bệnh truyền
nhiễm. Nhưng trên thực tế thì thường chúng ta phải tác động cả 3 mắt xích trong quá
trình gây bệnh mới có thể kiểm soát được một bệnh truyền nhiễm trùng lây nào đó.

1.3 Đặc điểm sinh học của một số loại véc-tơ truyền bệnh chính ở Việt Nam
1.3.1 Muỗi
Là vật truyền nhiều bệnh quan trọng, ở những nước khí hậu ôn hòa muỗi gây
phiền toái cho người dân hơn là truyền bệnh. Có khoảng 3000 loài muỗi trong đó có
khoảng 100 loài là vật truyền bệnh cho người.
a. Phân bố

Anopheles minimus, Anopheles dirus, Anopheles balabasensis…là những loài


muỗi truyền bệnh sốt rét chính ở Việt Nam, phân bố ở hầu hết các tỉnh thành có sốt rét
lưu hành suốt dọc chiều dài của đất nước ta.
Ở Việt Nam, muỗi Ae. Aegypti (gây bệnh Dengue xuất huyết) gặp ở mọi miền
của đất nước. Culex pipiens quinquefascitus, muỗi truyền viêm não, giun chỉ phân bố
khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

140
b. Đặc tính sinh học và tập quán

- Vòng đời của muỗi gồm có 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, lăng quăng, trưởng
thành
- Muỗi thường đẻ trứng vào mép nước, những nơi ẩm thấp và có khả năng ngập
nước.
- Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 7-10 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 7 tháng nếu
điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

Sơ đồ: Vòng đời của muỗi

141
- Giai đoạn nhộng: vẫn chuyển động, đáp ứng với những kích thích bên ngoài,có
thể kéo dài từ 1-5 ngày.
- Thời gian hoạt động: muỗi Anopheles và Culex hoạt động về ban đêm và đốt khi
trời tối. Aedes hoạt động vào ban ngày
- Nơi sống: thường sống ở những nơi tối, mát, ẩm trong nhà hoặc khu vực xung
quanh nhà ở.

c.Tác hại

Muỗi truyền các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, sốt vàng và giun chỉ, các
bệnh này có thể gây ra bất cứ hậu quả nào, từ sốt nhẹ tới tử vong.

Một số bệnh do muỗi truyền xảy ra theo con đường người - muỗi - người:

Sơ đồ: Sự truyền bệnh theo con đường ngưòi - muỗi - người

142
1.3.2 Ruồi nhà
a. Phân bố

Musca domestica là loại ruồi nhà phổ biến, phân bố trên toàn thế giới.

b. Đặc điểm sinh học và tập quán

- Vòng đời của ruồi nhà có bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng
thành
- Tầm hoạt động:
+ Chỉ hoạt động trong ánh sáng
+ Thích đậu ở các dây hẹp, các cạnh, mép sẫm màu
+ Có xu hướng đậu trên các dây căng theo phương thẳng đứng.
Thức ăn của ruồi chủ yếu là các dung dịch như xi-rô, sữa, hơi nước trên hoa quả,
rau thối rữa, đờm mủ, phân và nước tiểu, các vùng da ẩm ướt như miệng, lỗ mũi, mắt, vết
loét và vết thương; thịt, phomát, đường, các chất hữu cơ thối rữa có nguồn gốc từ động
vật và thực vật (phân súc vật, chất bài tiết của con người, rác thải sau khi chế biến thức
ăn, phân hữu cơ…)

143
Sơ đồ: Vòng đời của ruồi nhà.

c. Tác hại

Mang mầm bệnh cơ học và có thể truyền các bệnh đường tiêu hoá như lỵ, ỉa chảy,
thương hàn, tả, các bệnh giun sán…

1.3.3 Gián
Được coi là vật gây hại vì có tập quán bẩn thỉu và có mùi rất hôi. Gián giữ vai trò
mang mầm bệnh .
a. Phân bố

Blatella germanica là loài gián phổ biến trên toàn thế giới.

144
b. Đặc điểm sinh học.

- Vòng đời của giàn gồm có 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và gián trưởng thành
- Nơi sống: chỗ ẩm và ẩm như ở bếp, gần các dụng cụ nấu ăn, sau ống dẫn nước
nóng, sau chai, bát đĩa trong chạn, dưới đồ đạc, thảm và tấm lót nhà, dưới các bồn rửa,
trong cống rãnh, nhà vệ sinh, v.v…
- Thức ăn: gián ăn được hầu hết tất cả mọi thứ, từ giấy, vôi quét tường, tóc, lông
thú vật, sợi khô, kẹp sách, thức ăn, máu, đờm khô và tươi.
- Di chuyển: di chuyển một cách tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh tới
các chung cư của người. Chúng cũng xâm nhập vào các nhà xung quanh từ khách sạn hay
nhà hàng gần đó.

Sơ đồ: Vòng đời của gián

c. Tác hại.

- Mang mầm bệnh cơ học, truyền các bệnh: ỉa chảy, lỵ, sốt thương hàn, các bệnh
lây qua thức ăn.

145
- Mang trứng ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm tủy xám, các vi sinh vật khác:
viêm gan, phong…
1.3.4 Chuột
a. Đặc điểm sinh học

- Là loài động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm.


- Là động vật dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
- Răng cửa được biệt hoá để gặm nhấm, mọc liên tục trong suốt vòng đời do chúng
phải gặm các đồ vật một cách thường xuyên.
- Có khứu giác rất nhạy, tạo ra nhiều mùi tự nhiên đặc trưng (pheromone) để thu hút
đồng loại qua các chất nhờn tiết ra từ đuôi và do nước tiểu.

b. Tác hại

- Mối nguy hiểm về sức khoẻ:


+ Chuột có thể mang trên mình chúng rất nhiều mầm bệnh, nhiều bệnh có thể truyền
sang người.
+ Phương thức giao rắc nguồn bệnh: Trong quá trình tìm thức ăn hay tìm bạn tình
vào buổi đêm, chúng liên tục thải phân, nước tiểu và lông. Những thứ này có thể rơi vào
thức ăn, giường, chiếu của con người.
+ Chuột nhà và chuột cống có thể truyền bệnh dịch hạch, thương hàn, sốt do chuột
cắn, giun, nhiễm độc thức ăn do thương hàn và các bệnh nhiễm trùng khác. Đặt biệt, dịch
hạch là một trong những bệnh lưu hành tại địa phương ở một số tỉnh Tây Nguyên (Gia
Lai, Đăk Lăk…)
+ Hoạt động về đêm của gặm nhấm còn quấy phá giấc ngủ của con người, trong một
số trường hợp, có thể gây nên sự hoảng sợ, thậm chí tai nạn nghiêm trọng.
- Phá hoại mùa màng:
Phá hoại hàng ngàn hecta hoa màu, lúa, ngô
- Làm hư hại các công trình và nội thất:
+ Làm hư hại cấu trúc của các công trình, đồng thời thu hút các động vật có hại
khác.
+ Gây hư hại đồ đạc có bọc đệm, bộ sưu tập của bảo tàng, có đồ da, quần áo, dây
điện và các dây điện khác.
+ Gây hư hại cho các khu vườn và cây cảnh.

1.4 Đặc điểm của một số bệnh chính do vec-tơ truyền bệnh ở Việt Nam
1.4.1 Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue
Tác nhân gây bệnh: là virus Dengue, có các typ huyết thanh D 1, 2, 3 và 4 thuộc
họ Flavi (Flavivirises).

146
Sự lưu hành: các typ virus Dengue hiện nay đang là nguyên nhân gây bệnh lưu
hành địa phương ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết
Dengue thường lưu hành ở những vùng đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lớn như: Hà
Nội, Hải Phòng… và hầu hết các tỉnh ven biển miền Trung vào mùa hè-thu. Ở các tỉnh
phía Nam, dịch lưu hành quanh năm.
Ổ chứa: virus được duy trì trong chu trình người - muỗi Aedes aegypti tại các
trung tâm thành phố vùng nhiệt đới chu trình khỉ - muỗi là ổ chứa của virus ở Đông Nam
Á và Tây Phi.
Véc-tơ truyền bệnh: là muỗi thuộc chi Aedes. Ở Việt Nam chủ yếu bệnh được lây
truyền qua 2 loài muỗi là Aedes aegypti (ở các thành phố) và A.albopictus) ở vùng
Duyên Hải, nông thôn).
Thời gian hoạt động của muỗi chủ yếu vào ban ngày, nhất là từ 9 giờ sáng đến 3
giờ chiều.
- Cách lây truyền: qua vết đốt của muỗi mang virus.
- Thời kỳ ủ bệnh: 3-14 ngày, thông thường từ 5-7 ngày.
- Mức độ nguy hiểm: gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong nếu không được điều
trị kịp thời.

1.4.2 Bệnh sốt rét.


Bệnh sốt rét có ở nhiều vùng khác nhau như vùng nhiệt đới,cận nhiệt đới và cả ở
vùng khí hậu ôn hòa. Bệnh cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở châu phi
Tác nhân gây bệnh: Plasmodium, falciparum, P. vivax, P. malariae, P.ovale phát
triển hữu tính trong cơ thể muỗi và truyền cho người. Ở người, Plasmodium phát triển vô
tính và được muỗi hút máu vào trong cơ thể muỗi, phát triển hữu tính và tập trung ở
tuyến nước bọt của muỗi.
- Véc-tơ truyền bệnh: muỗi Anopheles cái.
Thời gian hoạt động của muỗi chủ yếu vào lúc chập choạng tối.
Thời kỳ ủ bệnh:
+ 7-14 ngày đối với P.falciparum
+ 8-14 ngày đối với p. vivax và P. ovale.
+ 7-30 ngày đối với P. malariae.
- Mức độ nguy hiểm: gây sốt rét lưu hành, sốt rét ác tínhv à biến chứng, có thể tử
vong, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em

Triệu chứng của vết muỗi đốt và các bệnh do muỗi truyền

Muỗi Bệnh Triệu chứng chính

Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú sau đó


An. Stephensi, Ae. Aegypti Vết cắn
một quần đỏ được tạo thành

147
C.p quinqueasciatus

An. Minimus, An. Dirus… Sốt rét Rét run, sốt, đau đầu và các chi

Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp.


Ae. Aegypti Sốt xuất huyết
Biến chứng: xuất huyết

Viêm não Nhật Đau đầu, sốt, buồn nôn sau đó co giật, hôn
Culex tritaeniorhyncus
Bản B mê

Viêm não
C. quinqueasciatus Sốt, đau, đau đầu và hôn mê
St.Louis

C. quinqueasciatus,
Sốt, đau đầu, phát ban, viêm hạch và bạch
An. Gamblae, An. Funestus, Giun chỉ
huyết
Ae. Polynesiensis

1.4.3 Viêm não Nhật Bản B


Viêm não Nhật Bản B là bệnh nhiễm trùng toàn thân nhưng nặng nề nhất là ở não,
gây dịch về mùa hè.
Tác nhân gây bệnh: Arbovirus nhóm B, chủng Flavivirus, họ Togaviridae.
Sự lưu hành: hiện nay viêm não Nhật Bản B đang có chiều hướng giảm dần ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc: nhưng lại đang có chiều hướng gia tăng ở một số
nước Đông Nam Á và Nam Á: Bangladesh, Burma, Ấn độ, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Véc-tơ truyền bệnh: ở Việt Nam, muỗi Culex triecniorhyncus đóng vai trò quan
trọng. Muỗi này sinh sản và phát triển nhiều đồng ruộng, chúng đốt chim, gia súc và
người.Muỗi Cluexm hoạt động trong quanh nhà, hút máu về đêm, ngừng hoạt động lúc 8
giờ sáng. Tỷ lệ lây lan bệnh phụ thuộc nhiều vào thời tiết chi phối sự sinh sản của véc-tơ
truyền bệnh cao nhất thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 7 tuổi.
Thời kỳ ủ bệnh: trung bình ủ bệnh, từ 1 đến 4 ngày, ngắn nhất là 12 giờ. Bao gồm
các triệu chứng không đặt hiệu như: sốt, ho, mất ngủ, quấy khóc. Thời kỳ toàn phát: 7
đến 10 ngày, bao gồm các hội chứng thần kinh, tinh thần phòng phú và hội chứng nhiễm
trùng, có thể gây co giật, hôn mê, liệt v.v…và thậm chí tử vong.
Điều trị: hiện nay vẫn chỉ điều trị triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

148
Đường lây truyền của bệnh:
Chim

Chim liếu điếu Muỗi Muỗi Người

Lợn

Sơ đồ: Đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản B

1.4.4 Dịch hạch


Tác nhân gây bệnh: trực khuẩn dịch hạch yersinia pestis (hình 8.7
- Sự lưu hành: bệnh thường lưu hành ở một sóo vùng thuộc miền Tây nước Mỹ,
những vùng rộng lớn của Nam Mỹ, Bắc – Trung – Tây và Nam Phi, Trung và Đông Nam
Á, Ở Việt Nam, bệnh thường lưu hành ở Tây Nguyên.
- Ổ chứa: các loài gậm nhấm hoang dại, đặc biệt là chuột và sóc đất là ổ chứa tự
nhiên của dịch hạch. Những động vật nuôi trong nhà (chủ yếu là mèo) cũng có thể là
nguồn nhiễm lây sang người.
- Véc-tơ truyền bệnh: bọ chét, đặc biệt là loài Xenopsylla cheopis bọ chét. Đôi khi
lây lan từ người sang người qua bọ chét Pulex irrians.
- Cách lây truyền: qua vết đốt của bọ chét mang bệnh
- Thời kỳ ủ bệnh: từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở những người đã
được tiêm phòng. Đối với dịch hạch thể phổi tiên phát từ 2-4 ngày, thường là rất ngắn,
thậm chí chỉ 24h.
- Mức độ nguy hiểm: ở mức độ cá thể, nếu không được phát hiện và điều trị sớm
có thể gây tử vong, ở mức độ quần có thể gây nên một vụ dịch lớn trên một diện rộng.

2.1 Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở, kiểm
soát môi trường.
- Vệ sinh cá nhân:
Thường xuyên giữ cho cơ thể sạch sẽ.
+ GIữ vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài.
- Vệ sinh môi trường và vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở:
+ Sử dụng hố tiêu hợp vệ sinh.

149
+ Ngăn chặn nơi thâm nhập của véc-tơ gây bệnh: chăng lưới chống muỗi, ruồi
quanh nhà, nằm màn, chặn các lỗ mà chuột có thể ra vào v.v…Đối với khu vực được coi
là có nguy cơ cao về muỗi (rừng, nơi ẩm thấp) cần mặc quần áo dài khi đi làm.
+ Loại bỏ thức ăn thừa
+ Loại bỏ nơi trú ẩn và nơi sinh sản của các loại vec-tơ truyền bệnh:
* Tránh đọng nước: không để các mãnh vỡ, vỏ lọ có chứa nước, các vũng nước tù
đọng quanh nhà.
* Che đậy các dụng cụ chứa nước.
* Dọn dẹp các nơi ẩm thấp có thể là nơi trú ẩn của muỗi, ruồi, gián, chuột.
* Hệ thống thoát nước bẩn phải được làm tốt.
* Thu gom và xử lý chất thải hợp vệ sinh.
Thay đổi tập quán vệ sinh, sinh hoạt và canh tác lạc hậu để hạn chế sự phát triển
của véc-tơ.
Phá vỡ chu trình sống của ký sinh trùng: uống thuốc diệc ký sinh trùng sốt rét.
Tăng cường các biện pháp phòng chống véc-tơ truyền bệnh và các bệnh do véc-tơ
truyền.

2.2 Biện pháp hoá học, cơ học và sinh học


2.2.1. Biện pháp hoá học
Ở mức cộng đồng: phun hoá chất diệt côn trùng: diệt ruồi, muỗi, gián v.v…
Tại từng gia đình, có thể dùng hương xua muỗi, ống xịt côn trùng, dùng bả
chuột….nằm màn tẩm hoá chất v.v….
Tại các cánh đồng: dùng hơi độc hoặc mồi độc để bẫy chuột.

2.2.2 Biện pháp sinh học


- Sử dụng một số động vật được coi là thiên địch của các loại véc-tơ truyền bệnh
để loại trừ các loại véc-tơ truyền bệnh này.
- Tăng cường nuôi mèo, rắn, cú để diệt chuột. Cấm săn bắt trái phép mèo, rắn và
cú.Có thể dùng bả chuột vi sinh để làm bẫy nhử chuột. Mục đích của biện pháp này là
gây dịch cho chuột bằng các dòng vi khuẩn, chuột có thể bị chết mà không ảnh hưởng tới
các vật nuôi khác.
- Thả mesocyclops và cá vào các bể chứa nước và các ao hồ để tiêu diệt ấu trùng
muỗi.
- Nấm diệt bọ gậy.

Câu hỏi lượng giá

150
1. Nêu khái niệm Vecto truyền bệnh

2. Phân biệt truyền bệnh cơ học và sinh học, nêu ví dụ

3. Nêu các biện pháp phòng chống vecto truyền bệnh

151
Bài 12

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

1. Mô tả định nghĩa, vai trò của đánh giá tác động môi trường trong quản lí môi
trường

2. Nêu được các thành phần tham gia vào đánh giá tác động môi trường

3. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của đánh giá tác động môi trường

4. Nêu được các bước của quá trình đánh giá tác động môi trường

TỪ KHÓA:

Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định dự án,
phê duyệt, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, sàng lọc dự án

NỘI DUNG:

1. Định nghĩa:
Đánh giá tác động môi trường được hiểu là quá trình phân tích,đánh giá những
ảnh hưởng đến môi trường của một dự án, chính sách hay chương trình và làm cho chúng
phù hợp về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Thông qua quá trình này con người tìm
kiếm được cơ hội để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như cung cấp nguồn thông tin
để phục vụ cho công tác quản lý, phê duyệt hay thẩm định về mặt môi trường.

Có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường:

- Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động được đặt ra để xác định và dự báo
những tác động đối với môi trường sinh – địa – lý đối với sức khỏe, cuộc sống và hạnh
phúc của con người tạo nên bởi các dự luật, các chính sách, chương trình, đề án và thủ
tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin về các tác động (Munn, R.E, 1979)

- Còn theo Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) thì “Đánh giá tác động
môi trường là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự
án phát triển quan trọng. Đánh giá tác động môi trường xem xét việc thực hiện dự án sẽ

152
gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của
chính dự án và các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo đánh giá tác động
môi trường phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu
cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó” (UNEP, 1988)
- “Đánh giá tác động môi trường của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác
định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại trước mắt và lâu dài mà việc thực
hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường
sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực” (GS. Lê Thạc Cán, 1994)
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của nước ta thì “Đánh giá tác động môi trường là
quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học,
kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các
giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”

2. Mục đích của đánh giá tác động môi trường:


Bản đánh giá tác động môi trường sẽ giúp xác định và dự báo các tác động đến
môi trường khu vực, một vùng hoặc toàn quốc của một dự án, chính sách phát triển.
Đồng thời đánh giá tác động môi trường sẽ góp thêm các tư liệu khoa học cần thiết cho
việc ra quyết định để thực hiện một hành động phát triển.

3. Vai trò của Đánh giá tác động môi trường


- Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn vị trí dự án sẽ triển khai
- Cung cấp thông tin chính xác cho việc ra quyết định cho việc thực hiện dự án
- Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển dự án
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội mà dự án sẽ triển khai
- Giảm bớt những thiệt hại về môi trường do dự án đem đến
- Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội
- Đóng góp tích cực góp phần cho sự phát triển bền vững.

4. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau
đây:

- Dự án công trình quan trọng quốc gia

153
- Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh
lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
- Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng
có hệ sinh thái được bảo vệ
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu chế xuất, cụm làng nghề
- Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung
- Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn.
- Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường

5. Vai trò của các cơ quan tổ chức trong công tác đánh giá tác động môi trường
5.1 Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường:
- Tổ chức qúa trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Sàng lọc tác động môi trường của các dự án
- Tư vấn về quy trình đánh giá cho chủ dự án.
- Thông qua đề cương đánh giá tác động môi trường
- Điều hành việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn và các kiến nghị có liên quan đến đánh giá tác
động môi trường
- Thẩm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

5.2 Các chủ dự án


- Có trách nhiệm hoàn tòan về dự án
- Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật cần thiết cho tất cả các bước của quá
trình Đánh giá tác động môi trường
- Khi thẩm định Đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải trả lời các câu hỏi về
những tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ.
- Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu và phải tiến hành giám sát môi
trường

5.3 Các chuyên gia


- Giúp chủ dự án thực hiện Đánh giá tác động môi trường

154
- Chủ dự án giao cho các chuyên gia thực hiện tòan bộ công việc Đánh giá tác động
môi trường,
- Từ chuẩn bị đề cương Đánh giá tác động môi trường chi tiết,
- Nghiên cứu môi trường,
- Đề xuất thiết kế các biện pháp giảm thiểu, chuẩn bị báo cáo Đánh giá tác động môi
trường, đến lập kế họach quản lý và giám sát môi trường
- Giải trình các thắc mắc của Hội đồng thẩm định
- Ngòai ra, các chuyên gia môi trường có thể là thành viên hội đồng thẩm định Đánh
giá tác động môi trường

5.4 Các cơ quan quản lý nhà nước khác


- Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
và phát triển kinh tế xã hội
- Có trách nhiệm tham gia vào quá trình Đánh giá tác động môi trường của các dự án
do Bộ/ngành mình quản lý
- Các cơ quan này có thể cử đại diện tham gia vào hội đồng thẩm định Đánh giá tác
động môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường

5.5 Cộng đồng


- Tham gia vào suốt qúa trình Đánh giá tác động môi trường
- Những ý kiến của cộng đồng là cơ sở để chủ dự án hạn chế các tác động
- Cộng đồng còn là nơi giám sát các tác động của chính dự án
- Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng càng sớm trong Đánh giá tác động môi trường
thì hiệu quả công tác Đánh giá tác động môi trường càng cao

5.6 Các tổ chức tài trợ quốc tế


- Trợ giúp về mặt kỹ thuật Đánh giá tác động môi trường cho các nước
- Cung cấp chuyên gia Đánh giá tác động môi trường
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật, các phương pháp, chuẩn cứ để đánh giá
- Trao đổi và chuyển tải kinh nghiệm về Đánh giá tác động môi trường

5.7 Trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu


- Đào tạo nhân lực cho công tác Đánh giá tác động môi trường
- Cung cấp chuyên gia thực hiện Đánh giá tác động môi trường

155
- Có thể là thành viên Hội đồng thẩm định

6. Các nguyên tắc thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Bảy nguyên tắc chỉ đạo trong Đánh giá tác động môi trường:
- Sự tham gia – Sự tham gia hợp lý và đúng lúc của các bên hữu quan vào qúa trình
Đánh giá tác động môi trường
- Tính công khai – Đánh giá và cơ sở đánh giá các tác động cần được công khai và kết
quả đánh giá có thể tham khảo một cách dễ dàng.
- Tính chắc chắn – Quá trình và thời gian biểu của công tác đánh giá được thông qua
trước và được các bên tham gia thực hiện một cách đầy đủ
- Tính trách nhiệm – Những người ra quyết định phải có trách nhiệm với các bên hữu
quan về quyết định của mình tuân theo kết quả của qúa trình đánh giá.
- Sự tín nhiệm – Sự đánh giá được bảo đảm về chuyên môn và tính khách quan.
- Chi phí/hiệu quả – Quá trình đánh giá và kết quả của nó phải đảm bảo cho việc bảo
vệ môi trường với chi phí xã hội nhỏ nhất.
- Tính linh hoạt – Quy trình đánh giá phải phù hợp để tạo ra hiệu quả và có hiệu lực
cho mọi dự án và trong mọi hoàn cảnh

7. Quy trình đánh giá tác động môi trường:


- Bước thứ nhất: Sàng lọc môi trường, do cơ quan môi trường thực hiện. Các dự án
phát triển được chia làm 2 loại:
● Loại 1: cần tiến hành Đánh giá tác động môi trường chi tiết

● Loại 2: không cần Đánh giá tác động môi trường. (sàng lọc môi trường
được quy định trong Thông tư 08/TT-TNMT)

- Bước thứ hai: đối với dự án Loại 2 chủ đầu tư soạn thảo bản Cam kết ĐTCMT trình
cơ quan quản lý môi trường xét duyệt và thông qua.
- Bước thứ ba: Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường chi tiết (Nội dung báo cáo
tuân thủ theo Nghị định 80/CP)
- Bước thứ tư: Thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường. (Phân cấp thẩm định
theo Nghị định 80/CP; Tổ chức thẩm định theo Thông tư 08/TT-TNMT

8. Thực hiện đánh giá tác động môi trường:


8.1. Sàng lọc dự án: nhằm mục đích xem xét và quyết định quy mô và mức độ Đánh giá
tác động môi trường của dự án. Từ đó chia làm 3 loại:

156
Loại 1: Yêu cầu phải có Đánh giá tác động môi trường chi tiết. Đây là loại dự
án có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Bắt buộc Đánh giá tác động môi trường
2 bước (sơ bộ và chi tiết)
Loại 2: Chưa rơ ràng cần có Đánh giá tác động môi trường hay không. Các dự
án có thể gây nên một số các tác động tiêu cực đến môi trường, tuy nhiên có khả năng
khắc phục khi sử dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp và việc xác định các biện
pháp này không khó khăn. Trước tiên cần có Đánh giá tác động môi trường sơ bộ, sau
đó trên cơ sở này để xáx định có Đánh giá tác động môi trường chi tiết hay không.
Loại 3: Không cần phải Đánh giá tác động môi trường vì các dự án này không
gây những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể.

Các chỉ tiêu sàng lọc dự án: để sàng lọc dự án, người ta dựa trên những chỉ tiêu như
sau:

1. Chỉ tiêu ngưỡng: Các dự án vượt ngưỡng thì lập Đánh giá tác động môi trường.
Thông thường yếu tố ngưỡng bao gồm: vị trí, chi phí cho dự án, diện tích đất và cơ sở hạ
tầng dự án…
2. Chỉ tiêu về vùng môi trường nhạy cảm: Dự án có hay không nằm trong vùng
nhạy cảm môi trường.
3. Chỉ tiêu về kiểu dự án: kiểu dự án cải thiện môi trường; kiểu dự án có các tác
động dễ xác định và giảm thiểu; kiểu dự án có tác động lớn…

8.2. Xác định phạm vi Đánh giá tác động môi trường: việc xác định phạm vi nhằm
mục đích:

- Cân nhắc các vấn đề môi trường chính cần nghiên cứu, các phương án chọn và đảm
bảo để phạm vi không gian, thời gian và mức độ Đánh giá tác động môi trường
tương xứng với quy mô dự án.
- Xác định các phương pháp Đánh giá tác động môi trường thích hợp
- Tạo điều kiện thông tin cho vùng dân cư dự án biết về các vấn đề môi trường, các
phương án thực hiện để cộng đồng có thể tham gia.
- Tạo điều kiện để thống nhất cách giải quyết các vấn đề môi trường dễ gây mâu thuẫn
về quyền lợi giữa các tổ chức, cơ quan, cộng đồng và chủ dự án
- Xác định kinh phí dành cho Đánh giá tác động môi trường
- Kết quả cuối cùng là hình thành kế hoạch chi tiết cho Đánh giá tác động môi trường

157
8.3. Đánh giá tác động môi trường

8.3.1. Nhận dạng các tác động


- Các tác động gồm 3 loại chính:
Tác động kinh tế xã hội
Tác động sinh học
Tác động vật lý và hóa lý
- Phân chia theo nguồn gốc:
Các tác động trực tiếp
Các tác động gián tiếp
Các tác động tích dồn

8.3.2. Phân tích và đánh giá tác động


- Khi phân tích và đánh giá tác động cần thiết phải xét đến các khía cạnh khác nhau
của mỗi tác động:
Bản chất của tác động
Cường độ của tác động
Phạm vi về lãnh thổ của tác động
Thời gian của tác động
Thời đoạn của tác động
Tác động có thể hoàn nguyên hay không thể hoàn nguyên
Xác suất xảy ra tác động
Ý nghĩa của tác động

8.3.3. Dự báo quy mô và cường độ tác động


- Để dự báo quy mô và cường độ tác động có thể dùng nhiều các phương pháp và mô
hình khác nhau. Đây là công tác do các nhà chuyên môn thực hiện và thường khá tốn
kém. Công tác này thường chỉ dự báo cho các tác động có tầm quan trọng đặc biệt.
- Yêu cầu cơ bản của dự báo là lượng hóa quy mô và cường độ tác động. Trong một số
trường hợp không thể lượng hóa được thì dùng phương pháp so sánh. Các phương
pháp sử dụng trong dự báo:
● Phán đoán chuyên gia: Thường áp dụng cho các tác động xã hội. Một số
các phương pháp bổ trợ cho phương pháp này là điều tra xã hội học, phỏng vấn, hội
thảo….
● Mô hình toán: Được xây dựng bằng các phương trình toán học dùng để
mô phỏng hành vi của hệ thống môi trường. Các mô hình toán thường dùng để dự báo

158
chất lượng không khí, tính toán phát thải, dự báo chất lượng nước, dự báo sự tích tụ,
lan truyền,vận chuyển chất ô nhiễm…
● Mô hình Thực nghiệm: thường dùng để kiểm tra và phân tích hậu quả của
các hoạt động của dự án cũng như hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu.
● Mô hình vật lý: Mô phỏng các hệ thống môi trường bằng cách thu nhỏ
quymô để tiến hành nghiên cứu dự báo các tác động. Có hai loại mô hình vật lý là mô
hình trực quan (phát hoạ, ảnh minh hoạ, số địa hình, viễn thám…) và mô hình làm
việc (thu nhỏ hệ thống và có thể quan trắc và xác định sự thay đổi trên mô hình).

8.3.4. Đánh giá ý nghĩa của tác động


- Đánh giá ý nghĩa của tác động là việc xem xét xem một tác động có thể bỏ qua, cần
thiết phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, hay không chấp nhận cho triển khai dự
án do tác độ qúa lớn.
- Ý nghĩa của tác động là vai trò tương đối của tác động được đánh giá thông qua các
tiêu chuẩn môi trường, các quy định pháp luật, các gía trị cộng đồng. Ý nghĩa của tác
động bao hàm cường độ, quy mô, thời lượng và tầm quan trọng của tác động đó.
- Có hai phương pháp xác định ý nghĩa tác động:
● Dựa vào các tiêu chuẩn môi trường: Việc một tác động sau khi đã được
thực hiện biện pháp giảm thiểu mà vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép thì việc quyết
định hoạt động của dự án cần phải thận trọng và kỷ lưỡng hơn. Nếu việc xác định ý
nghĩa tác động chỉ dựa vào tiêu chuẩn thì sẽ gặp nhiều khó khăn do còn có nhiều lĩnh
vực chưa/không có tiêu chuẩn và sự thừa nhận của tiêu chuẩn cũng là vấn đề cần
quan tâm.
● Dựa vào các chỉ tiêu PTBV: Có thể dựa vào các chỉ tiêu PTBV để đánh
giá ý nghĩa của một tác động.
- Bộ chỉ tiêu đánh giá ý nghĩa của tác động [Sadar, 1995]: chia làm 3 nhóm chỉ tiêu:

1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tầm quan trọng sinh thái
● Sự ảnh hưởng đến nơi cư trú của động thực vật
● Sự ảnh hưởng đến các loài động thực vật qúy hiếm
● Tính hoàn nguyên, tính nhạy cảm, tính đa dạng và sức chứa của hệ sinh
thái
● Khả năng bảo tồn các loài bản địa
2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến vai trò xã hội
● Sự ảnh hưởng của dự án đến sức khỏe và an toàn của con người
● Giá trị giải trí và thẩm mỹ
● Nhu cầu về tài nguyên công cộng của dự án
● Nhu cầu về giao thông và cơ sở hạ tầng khác của dự án
● Sự ảnh hưởng của dự án đến vấn đề dân số, lao động, việc làm...

159
3. Nhóm chỉ tiêu dựa vào tiêu chuẩn môi trường
● Các giới hạn về nồng độ chất thải
● Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường không khí, nước, đất.
● Chính sách, kế hoạch bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng tài nguyên...

8.3.5. Giảm thiểu và quản lý các tác động


- Giảm thiểu nhằm mục đích tìm các biện pháp tốt nhất để thực hiện dự án sao cho có
thể loại bỏ hặoc hạn chế các tác động tiêu cực. Đảm bảo rằng cộng động không phải
chịu các thiệt hại khác lớn hơn các lợi ích do dự án mang lại
- Các nội dung xem xét giảm thiểu và quản lý tác động gồm:
● Xem xét và lựa chọn phương án
● Thay đổi quy hoạch và thiết kế
● Đề xuất các biện pháp giảm thiểu
● Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa
● Đền bù các thiệt hại
● Trả lại tài nguyên cho các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại
● Tạo ra các tài nguyên, nơi cư trú tương tự như vùng dự án
● Đền bù bằng tiền
● Đào tạo ngành nghề
● Cải thiện cơ sở hạ tầng
- Các biện pháp trên có thể tiến hành trong suốt quá trình Đánh giá tác động môi
trường, không tập trung vào một giai đoạn nhất định. Thông thường các biện pháp
giảm thiểu được tiến hành sau khi đã xác định ý nghĩa các tác động.
- Các biện pháp giảm thiểu các tác động có ý nghĩa cần phải được tổng kết để từ đó
hình thành nên một kế hoạch quản lý môi trường cho dự án

8.4. Thẩm định đánh giá tác động môi trường

- Thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích đánh giá chất
lượng của báo cáo, cơ sở số liệu và khả năng chấp nhận của dự án về mặt môi
trường.
- Phương pháp thường được sử dụng để thầm định gồm:
● Danh mục kiểm tra
● Ý kiến chuyên gia
● Ý kiến cộng đồng
● Kiểm tra độc lập...

160
8.4.1. Các tiêu chí sử dụng để thẩm định
- Các yêu cầu pháp lý đối với Đánh giá tác động môi trường
- Sự phù hợp của báo cáo với kế hoạch Đánh giá tác động môi trường
- Những hướng dẫn, chỉ tiêu quốc gia và khu vực được sử dụng trong báo cáo
- Luận cứ khoa học và công nghệ môi trường trong báo cáo
- Tính hợp lý của sự xác định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
- Mức độ chính xác của sự đánh giá ý nghĩa tác động
- Đánh giá sự lựa chọn các phương án
- Cơ sở khoa học của các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch giám sát môi trường
- Sự tham gia của cộng đồng vào qúa trình Đánh giá tác động môi trường của dự án
- Ý nghĩa của tác động theo quan điểm của người ra quyết định
- Cấu trúc và hình thức trình bày của báo cáo và các văn bản kèm theo...

8.4.2. Quy trình thẩm định


- Bước 1: Tìm hiểu những thiếu sót trong báo cáo bằng việc sử dụng các hướng dẫn về
xác định phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu thẩm định, kết quả thẩm định các dự án
cùng loại
- Bước 2: tập trung vào các thiếu sót quan trọng, đặc biệt các thiếu sót ảnh hưởng trực
tiếp đến ra quyết định
- Bước 3: Khuyến nghị cách thức và thời hạn sửa chữa các thiếu sót quan trọng nhằm
hỗ trợ cho việc ra quyết định và hoàn thiện công tác thẩm định

8.5. Giám sát các tác động

- Giám sát tác động môi trường là tổ hợp các biện pháp Khoa học kỹ thuật, công nghệ
và tổ chức bảo đảm kiểm soát một cách có hệ thống trạng thái và sự biến đổi chất
lượng môi trường do tác động của việc thực hiện dự án gây ra.
- Bao gồm các công việc: Quan trắc, đo đạc, phân tích và thông tin về chất lượng môi
trường
- Mục đích giám sát tác động: đảm bảo các tác động không vượt mức cho phép; kiểm
tra các biện pháp giảm thiểu đã đề nghị trong Đánh giá tác động môi trường; cảnh
báo sớm các thiệt hại tiềm năng có thể xảy ra.

161
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

1. Nêu mục đích của đánh giá tác động môi trường

2. Các dự án nào cần phải được đánh giá tác động môi trường

3. Các bước chính trong quá trình đánh giá tác động môi trường

162
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 – Bộ Y tế (2006). Sức Khỏe Môi Trường, Nhà xuất bản Y học

2 – Bộ Y tế (1997), Qui chế bệnh viện

3 – Bộ y tế, Trường cán bộ quản lý y tế (1999). Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y
học

4 – ĐHY Hà nội, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ (1997), Vệ sinh môi trường dịch tễ, tập I,
Nhà xuất bản Y học

5 – ĐHY Hà nội, Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ (2000), Vệ sinh môi trường dịch
tễ tập 2 nhà xuất bản Y học

6 – Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.2008

7 – Hoàng Văn Bính (2004). Giáo trình Sức khỏe Môi trường, Khoa Y Tế Công
Cộng, Đại học Y Dược TP.HCM.

8 – Jan A. Rozendaal (2000)Phòng chống vật truyền bệnh. Nhà xuất bản Y học

9 – Lê Đình Công và cộng sự (1997). Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh kỳ sinh
trùng.Viện Sốt Rét Ký sinh trùng Công trùng, Hà Nội.

10 – Lê Vũ Anh(2003). Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam. Đại học Y
tế công cộng

11 – Nghị định 80/2006 NĐ – Chính Phủ

12 – Phạm Ngọc Châu (2004), Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn
chất thải. Nhà xuất bản thế giới

13 – Thông tư 08/2006/TT – Bộ Tài Nguyên Môi Trường

14 – Trần Xuân Mai và cộng sự (1994), Ký sinh trùng y học – giáo trình đại học, tái
bản lần thứ nhất. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Tp.HCM.

163
15 – Annalee Yassi (2001). Basic Environmental Health. Oxford university Press.

16 – Gary S. Moore (2007). Living with the Earth. CRC Press.

17 – Health and Environment in Sustainable Development – WHO/EHG/97.8

18 – Megan Landon (2006). Environment, Health and Sustainable Development,


Open University Press

19 – Robert H. Friis (2007). Essentials of Environmental Health, Jones and Bartlett


Publishers, 2007.

20 – Sustainable Health Development – An action plan for Sweden – Stockholm 1996

164

You might also like