You are on page 1of 8

Ô nhiễm môi trường do rác thải y tế

Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hà Phương,


Bùi Diệu Linh, Nguyễn Thành Như Ý

Ngày 10-04-2022

Preprint DOI: https://osf.io/pw3jb

Rác thải y tế và vấn đề quản lý rác thải y tế luôn là một “bài toán khó” và là một vấn đề
cấp thiết đối với cả nhân loại, bởi lẽ đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường luôn tiềm ẩn những
thiệt hại và rủi ro cao đối với sức khỏe cộng đồng, dẫn đến lan truyền dịch bệnh (Dehghani et al.,
2008). Do đó, giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải y tế là một thách thức lớn, đặc biệt là trong thực
trạng hầu hết các cơ sở y tế của các nước đang phát triển gặp trở ngại bởi những khó khăn về công
nghệ, kinh tế - xã hội và việc đào tạo nhân lực chuyên môn cao về vấn đề xử lý chất thải y tế, trong
đó có Việt Nam.
Theo EPA (Environmental Protection Agency - Cơ quan Bảo vệ Môi trường), chất thải y
tế được định nghĩa ở một phạm vi khá rộng - đó là “tất cả các chất thải được tạo ra tại các cơ sở
chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như bệnh viện, phòng khám, văn phòng bác sĩ, phòng khám nha
khoa, ngân hàng máu và bệnh viện / phòng khám thú y, như cũng như các cơ sở nghiên cứu y tế
và phòng thí nghiệm.”(Airlina, 2021) Nhìn chung, đây là nguồn rác thải có khả năng cao nhiễm
các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm, có thể gây bệnh cho con người và làm ô nhiễm môi trường.
Hình 1: Phân loại rác thải y tế
(Nguồn: biomedicalwastesolutions.com)

Hiện nay, lượng rác thải y tế trên toàn thế giới đã khiến cho các hệ thống xử lý chất thải y
tế bị quá tải, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Ở Việt Nam, mỗi
ngày có khoảng 120 nghìn m3 nước thải y tế, hơn 350 tấn chất thải y tế được thải ra, trong đó có
trên 40 tấn thuộc loại độc hại.
Đặc biệt, trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp, số lượng rác
thải y tế càng tăng lên nhanh chóng. Theo phân tích toàn cầu của WHO về rác thải y tế trong đại
dịch COVID-19 ước tính (3/2020 - 11/2021), phần lớn các thiết bị bảo hộ cá nhân được dùng trên
thế giới đã trở thành rác thải; 140 triệu bộ kit test nhanh (≈ 2.600 tấn nhựa); 731.000 lít chất thải
hóa học (≈ 1/3 bể bơi Olympic); hơn 8 tỷ liều vaccine cũng tạo thêm 143 tấn chất thải dưới dạng
kim tiêm…(Hà, 2022) Những con số cho thấy thực trạng đáng báo động từ rác thải y tế, nó để lại
nhiều hậu quả, là mối đe dọa lớn đến con người và môi trường.
Hình 2: Số liệu liên quan đến rác thải nhựa y tế do Covid 19 gây ra
(Nguồn: hanokyo.vn)

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường do rác thải y tế. Song,
nguyên nhân lớn nhất có thể kể đến là do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại rác
thải y tế nguy hại. Hiện nay, 30% cơ sở y tế (trong đó 60% ở các nước kém phát triển) không được
trang bị để xử lý lượng chất thải hiện đại (Hà, 2022). Hơn thế nữa, khi chất thải y tế không được
xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí. Việc sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải y tế cũng sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chưa có sự quan tâm sát sao đối với
các cơ sở khám chữa bệnh. Xét về khía cạnh pháp luật, một số quy định pháp luật còn chung chung,
thiếu thực tế, các quy định xử lý vi phạm còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc quản lý chất thải y tế
nguy hại còn có những sai phạm, tồn tại nhiều bất cập. Về phía cộng đồng, đa số người dân chưa
ý thức được về những hiểm họa của rác thải y tế, còn sử dụng một cách lãng phí không cần thiết
các trang thiết bị, vật phẩm, dụng cụ y tế. Những nguyên nhân này đã và đang làm cho tình trạng
ô nhiễm rác thải y tế tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung trở nên ngày càng nghiêm
trọng và đáng báo động.
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường do rác thải y tế để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.
Rác thải y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nước thải của một số bệnh viện có
hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virus
bại liệt… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi,
nhất là rau thủy canh và trở lại với con người (Tế, 2006). Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm này
có nguy cơ gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người. Một số loại virus gây hội
chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có
thể lan truyền ra cộng đồng qua con đường rác thải y tế. Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy, số
nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Mỹ do tiếp xúc với chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321
ca so với tổng số 300.000 trường hợp do tất cả các nguyên nhân mỗi năm (Tế, 2006).
Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường do rác thải y tế còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Chất thải y tế không được xử lý, tiêu hủy đúng quy trình sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây
bệnh, hóa chất độc hại,…gây ô nhiễm đất trầm trọng. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hóa
chất,...phát sinh trong khâu phân loại - thu gom - vận chuyển chất thải y tế có thể phát tán vào
không khí gây nên ô nhiễm bụi, thải ra các khí axit, Dioxin, Furan, CH4, H2S,… gây ô nhiễm
không khí. Nước thải từ các cơ sở y tế có thể chứa các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng
(BBT, 2015). Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước sẽ gây ô
nhiễm môi trường nước nặng nề. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120.000 m3 nước thải y tế được thải
ra (Đức Trân, 2019), gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu ảnh
hưởng đến mạch nước ngầm. Qua những số liệu nêu trên có thể thấy, những ảnh hưởng từ ô nhiễm
rác thải y tế đối với môi trường và cuộc sống con người là vô cùng to lớn.
Nhận thức được những hậu quả nặng nề từ rác thải y tế, Chính phủ các nước và các tổ chức
trên thế giới đang cố gắng nỗ lực đưa ra các giải pháp, chính sách cụ thể để hạn chế, giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm rác thải y tế nói chung và trong đại dịch Covid 19 nói riêng. Một số các Công
ước và nguyên tắc đã được thỏa hiệp với mục tiêu ngăn chặn tối thiểu rác thải y tế có thể kể đến
như: Công ước Basel ngày 05/05/1992 với mục tiêu trọng tâm “quản lí hợp lí về mặt môi trường”
nhằm đảm bảo sức khỏe con người và môi trường bằng cách giảm thiểu các chất thải độc hại như
rác thải y tế đã được thỏa thuận thông qua với 78 quốc gia. Cùng với đó là 4 nguyên tắc như nguyên
tắc bổn phận y tế, nguyên tắc của người gây ô nhiễm, nguyên tắc đề phòng và nguyên tắc gần
(Thúy, 2017). Đứng trước tình hình đại dịch Covid 19 đang ngày càng lan rộng, theo thống kê nhu
cầu sử dụng rác thải nhựa y tế PPE dùng 1 lần trong đại dịch tăng cao như khẩu trang y tế, đồ bảo
hộ và kính chắn… chính phủ các nước đã phải đưa ra các chỉ thị văn bản xử phạt với những người
vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm rác thải y tế có khả năng lây lan dịch bệnh. Trung quốc là một trong
số các nước có nguồn bệnh cao, trước tình hình đó chính phủ trung ương đã triển khai 46 cơ sở xử
lý rác thải y tế tạm thời và tạo điều kiện xây dựng các nhà máy mới. Đồng thời, các cơ quan của
Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành hướng dẫn quản lý rác thải trong khủng hoảng COVID-19
vào tháng 4. Diễn biến dịch ngày càng nghiêm trọng, số lượng ô nhiễm rác thải ngày càng tăng
cao với con số báo động đỏ, mặc dù các tổ chức và chính phủ các nước đã nỗ lực hết sức trong
việc ngăn chặn nguồn rác thải y tế đặc biệt trong đại dịch COVID-19 nhưng vẫn còn một số hạn
chế nhất định khi làn sóng Covid lây nhiễm qua không khí nên một số các quy định về việc sử
dụng đồ tái chế đang bị hạn hẹp bởi đồ y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ không thể sử dụng tái chế…
Ở Việt Nam, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà rác thải y tế đem lại, Chính phủ đã
đưa ra các quy phạm pháp luật nhằm quy định, điều chỉnh cách xử lý rác thải y tế sao cho phù hợp
với từng loại rác thải cũng như các vấn đề xoay quanh việc xử lý rác thải y tế. VD: Thông tư
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT; Thông tư 20/2021/TT-BYT;...
Ngoài ra, một số sự kiện nổi bật tại Việt Nam về phòng chống ô nhiễm rác thải y tế có thể
kể đến như: Ngày 16/8/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai giảm thiểu
chất thải nhựa trong Ngành Y tế tại 63 điểm cầu thuộc tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và
điểm cầu Trung ương (Bộ Y tế) (BBT, 2019). Mới đây, Việt Nam đã thực hiện thành công “Nghiên
cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống xử lý rác thải y tế bằng phương pháp hấp nhiệt
ướt, năng suất từ 4000 - 4500 kg rác/ngày”. Sau nhiều ngày vận hành thử, sản phẩm đã được Bộ
Tài nguyên và Môi trường cho phép vận hành thử nghiệm theo Công văn số 6524/BTNMT-TCM
ngày 18/11/2020…(Quỳnh Nga, 2021)
Xác định được tình trạng thiếu hụt kinh phí trong việc xử lý chất thải ở một số khu vực,
Việt Nam đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn ưu đãi của ngân
hàng thế giới. Trong đó, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực thực thi chính sách
về quản lý chất thải y tế, dự án đã dành phần lớn kinh phí (khoảng 120 triệu đô la Mỹ) để hỗ trợ
kinh phí đầu tư hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế (cả chất thải rắn và nước thải y tế) cho khoảng
250 bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trên toàn quốc (BBT, 2018); khuyến khích xử lý
chất thải y tế bằng công nghệ tiên tiến cụ thể như ưu tiên sử dụng công nghệ không đốt, thân thiện
với môi trường ;..
Từ những phân tích trên có thể thấy mối nguy hại từ rác thải y tế là vô cùng to lớn, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như môi trường. Việc chung tay xử lý rác thải không chỉ
là nhiệm vụ của Chính phủ mà còn cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Theo hệ lý
thuyết quản trị tri thức (Q. H. et al. Vuong, 2022) và nguyên lý bán dẫn giá trị (Q. H. Vuong,
2021), giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường gắn với rác thải y tế cần tập trung vào hệ sinh thái
giải pháp (Khuc, 2022) bao gồm củng cố lòng tin công chúng vào chính phủ gắn với công khai
minh bạch thông tin (Van Khuc et al., 2022), đầu tư cho khoa học công nghệ (Q. H. Vuong, 2018),
hợp tác với các chuyên gia và các bên liên quan, chuyển đổi văn hóa môi trường, thực hành nghiêm
khắc pháp luật, quy định về bảo vệ môi trường trong thời gian đủ dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Airlina, D. I. (2021). Medical Waste Disposal – The Definitive Guide 2021. Bio Medical Waste
Solutions.
BBT. (2015). Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường. In vnniosh.
BBT. (2018). Thu hút các nguồn lực tư nhân đầu tư xử lý chất thải y tế. Báo Điện Tử Chính Phủ.
BBT. (2019). Ngành Y tế chung tay cùng cộng đồng “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông.”
Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Y Tế.
Dehghani, M. H., Azam, K., Changani, F., & Dehghani Fard, E. (2008). Assessment of medical
waste management in educational hospitals of Tehran University Medical Sciences. Iranian
Journal of Environmental Health Science and Engineering, 5(2), 131–136.
Đức Trân. (2019). Xử lý chất thải y tế. Đại Đoàn Kết.
Hà, P. (2022). Rác thải y tế Covid-19 đe dọa sức khỏe con người và môi trường toàn cầu.
VOV.VN.
Khuc, Q. Van. (2022). Về khả năng ứng dụng của hệ xử lý thông tin 3D và nguyên lý bán dẫn
giá trị trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt
Nam. Kinh Tế và Dự Báo. https://kinhtevadubao.vn/ve-kha-nang-ung-dung-cua-he-xu-ly-
thong-tin-3d-va-nguyen-ly-ban-dan-gia-tri-trong-tim-kiem-giai-phap-cho-van-de-o-nhiem-
moi-truong-va-bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-20840.html
Quỳnh Nga. (2021). Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ công nghệ hấp khử trùng rác thải y tế. Tổng
Cục Môi Trường.
Tế, B. Y. (2006). Quản lý chất thải rắn và chất thải y tế. HeathVietNam.Vn.
Thúy, L. (2017). Hai thỏa thuận quốc tế về quản lý chất thải y tế và 4 nguyên tắc. Bộ Y Tế Cục
Quản Lý Môi Trường y Tế.
Van Khuc, Q., Nong, D., & Vu Phu, T. (2022). To pay or not to pay that is the question-for air
pollution mitigation in a world’s dynamic city: An experiment in Hanoi, Vietnam.
Economic Analysis and Policy. https://doi.org/10.1016/j.eap.2022.03.023
Vuong, Q. H. (2018). The (ir)rational consideration of the cost of science in transition
economies. Nature Human Behaviour, 2(1), 5. https://doi.org/10.1038/s41562-017-0281-4
Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values
exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284–290.
https://doi.org/10.17811/ebl.10.3.2021.284-290
Vuong, Q. H. et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal immunization under the
serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and conceptual framework.
Humanities and Social Sciences Communications, 9(1), 1–12.
https://doi.org/10.1057/s41599-022-01034-6

You might also like