Thực trạng xử lí chất thải y tế ngày nay

You might also like

You are on page 1of 3

Thực trạng xử lí chất thải y tế ngày nay

Hiện nay, việc xử lí chất thải y tế là một vấn đề cấp bách bởi những hậu
quả mà chúng có thể mang lại (chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như
kim tiêm, kim châm, lưỡi dao mổ gây thương tích cho các bệnh nhân,
chất thải rắn như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, găng tay là tác nhân
lây truyền virus chính). Tại Việt Nam, theo thông tin tại Hội nghị trực
tuyến “Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế”, do Bộ Y tế
phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức năm
2019, lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế
khoảng 600 tấn/ngày, trong đó, khoảng 10% là chất thải y tế nguy hại.
Lượng chất thải rắn y tế có xu hướng ngày càng gia tăng ở hầu hết các
địa phương do số cơ sở y tế, giường bệnh và việc sử dụng các sản phẩm
dùng một lần trong y tế ngày càng nhiều.Mỗi ngày có 120 nghìn m3
nước thải y tế được thải ra, 350 – 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn
chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải từ các bệnh viện chưa
qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân
dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
mặn. Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần
tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52%
E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều
loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt… mà khi hòa vào nước thải
sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật
nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Ngoài ra, vì nước
thải y tế thỉnh thoảng cũng sẽ có những chất thải khác như xác động vật
thí nghiệm, bơm kim tiêm, khay đựng,… nên nếu không tách riêng chúng
mà xả thì cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ống cống, tệ hơn là
giảm nguồn nước sạch.

Nội dung Số lượng Tỷ lệ


(%)
Vận chuyển lên TTYT 26 81,3
thành phố
Đốt thủ công 13 40,6
Chôn, vùi 12 37,5
Đổ vào hố chung với 8 25,0
các loại rác khác

Ở trên chính là bảng mô tả hình thức những hình thức xử lí chất thải y tế
nguy tại các trạm y tế của Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Dựa
vào bảng ta có thể dễ dàng thấy 81,3 % lượng chất thải y tế được vận
chuyển lên trung tâm y tế thành phố, với 40,6 % được đốt thủ công và
62,5% lượng còn lại sẽ được chôn vùi hoặc đổ vào hố chung với các loại
rác khác. Việc vận chuyển chất thải y tế lên trung tâm khác thay vì xử lí
ngay tại chỗ không phải là một cách xử lí hoàn hảo bởi những virus vẫn
có thể phát tán ra ngoài môi trường trong quá trình vận chuyển và gây
bệnh cho con người.

Chưa dừng lại ở đó, với dịch Covid-19 bùng phát trong những năm gần
đây thì việc xử lí chất thải y tế phù hợp còn là một vấn đề cấp bách. Tại
cộng đồng, với khoảng 87% ca mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, nơi
lưu trú, đã phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm nhưng việc thu gom,
xử lý còn nhiều hạn chế. Việc chứa nhiều bệnh nhân hơn trong những
bệnh viện dã chiến cũng sẽ dẫn tới vấn đề quá tải nguồn nhân lực, và khi
một số lượng lớn nhân viên y tế hoàn toàn tập trung vào việc chăm sóc
bệnh nhân còn vấn đề phân loại từng ống bơm, máy dưỡng khí, gạc, lọ
thuốc,… ngày một gia tăng chỉ giao cho một số người đảm nhiệm thì
chắc chắn việc xử lí sẽ không được hiệu quả và dĩ nhiên dịch bệnh cũng
sẽ không được đẩy lùi nhanh chóng. Vì thế cần có những biện pháp thích
hợp để xử lí từng loại chất thải y tế.

Những biện pháp để xử lí chất thải y tế

Với lượng chất thải y tế gia tăng trong những năm gần đây vì
đại dịch thì mỗi người chúng ta cần có những biện pháp phù
hợp để quản lí chúng. Và phân từng loại chất thải là biện pháp
đầu tiên cũng như là quan trọng nhất để xử lí chúng một cách
triệt để. Khi xử lí chất thải đặc biệt không để lẫn các loại chất
thải với nhau như chất thải sắc nhọn với chất thải không lây
nhiễm hay các chất thải hóa học nguy hại khác nhau để tránh
sự tương tác giữa chúng. Thay vào đó chất thải rắn và chất thải
sắc nhọn có thể được xử lí bằng phương pháp nhiệt, tức là áp
dụng nhiệt để xử lý và phân hủy các chất thải thông qua các
cách tiếp cận khác nhau như đốt, khí hóa, nhiệt phân và đốt lộ
thiên. Phương pháp này hiệu quả bởi không những giúp giảm
lượng chất thải nhanh chóng, tiết kiệm chi phí khi vận chuyển
chất thải mà nó còn giúp quản lí chất thải hiệu quả cũng như
sản xuất điện và nhiệt phục vụ cho đời sống con người. Ngoài
ra những chất thải rắn có nguy cơ lây nhiễm cao cần phải được
xử lý an toàn ở nơi gần chất thải phát sinh : khử khuẩn bằng
hóa chất hay các thiết bị không đốt. Còn về phần các chất thải
không lây nhiễm như vỏ chai, lọ đựng thuốc hóa chất hay nhiệt
kế bị vỡ thì có thể bỏ vào từng túi rác riêng biệt rồi vận chuyển
đến bãi rác.

Ngoài chất thải rắn thì ta cũng cần phải xử lí nước thải y tế để
đảm bảo nguồn nước sạch cho mọi người. Các phương pháp xử
lí hóa học như trung hòa, oxy hóa khử,.. và sinh học để phân
hủy các chất hữu cơ cũng như các thành phần ô nhiễm trong
nước thải đều là những phương pháp hiệu quả để đảm bảo
lượng nước đủ tiêu chuẩn. Do nước thải y tế cũng thường có
những chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm như kim tiêm,
vỏ, hộp thuốc,… nên trước khi trung hòa lượng nước thải đó thì
ta cần cho chúng đi qua song chắn rác, mục đích chính là để giữ
lại những chất cặn bã và rồi những chất cặn bã đó sẽ được xử lí
bằng 1 trong 2 cách ở trên (nhiệt và vận chuyển).

You might also like