You are on page 1of 3

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
Vấn nạn ô nhiễm môi trường từ trước đến nay luôn là vấn đề nhức nhối trong xã
hội loài người luôn được chú trọng hàng đầu, từ khoảng 500 ngàn năm về trước bắt
đầu có sự xuất hiện của con người thì môi trường Trái Đất đã và đang bắt đầu có nguy
cơ bị ô nhiễm. Trải qua những cột mốc của lịch sử loài người theo sau đó là những
hậu quả mà con người để lại: chiến tranh tàn phá, nạn phá rừng trầm trọng, săn bắt
động vật quý hiếm, đánh bắt thuỷ hải sản, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, hiện tượng
nhà kính tăng chóng mặt,…dần theo thời gian đó con người phát triển theo mức tiến
bộ vượt bật ngày càng cao nhưng cái giá phải trả lại là quá đắt cho sự sống của Trái
Đất nơi mà họ đang sinh sống. Vậy để biết rõ hơn về vấn đề này, nhóm Nam Thanh
Nữ Tú đã làm một bài báo cáo về những vấn nạn của môi trường, những thực trạng và
hậu quả, cũng như một số biện pháp để giúp chúng ta ngăn ngừa những hiểm hoạ mà
mẹ Thiên Nhiên đang muốn trừng trị loài người và mong muốn từ những hành động,
lời kêu gọi chung tay góp sức của mỗi người trong chúng ta sẽ góp phần làm cho môi
trường ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
II. Thực trạng:
Mẹ Thiên Nhiên đã quá mềm lòng trước tạo hoá mà Người tạo ra, nhưng loài người
lại không hề để ý đến điều đó, họ quá xem thường và nhiều những tham vọng cho bản
thân để đến ngày hôm nay phải chịu đựng sự trừng phạt hà khắc của Người, Trái Đất
giống như là cơ thể con người và chúng ta là những con vi khuẩn sống trong đó nếu
chúng ta tàn phá, huỷ hoại cơ thể thì những tế bào thay cho hàng loạt những thiên tai
sẽ trực tiếp giết chết chúng ta để bảo vệ cơ thể - đó chính là Trái Đất. Chúng ta nên
xem thiên nhiên là một ân huệ, một phép màu mà Trái Đất đang mang tặng, chúng ta
nên sống chung và hoà quyện với thiên nhiên chứ không phải là huỷ hoại nó.
Trong thời đại ngày hôm nay đã có biết bao nhiêu cuộc thanh trừng mà Trái Đất
không ngừng thanh lọc con người: những trận bão siêu địa cầu, những trận sóng thần
liên tiếp cuốn trôi con người kèm theo đó là những trận động đất phá huỷ, vùi lấp đi
nền văn minh, những lần núi lửa phun trào, mực nước biển dâng cao, nóng lên toàn
cầu,…điều đó đã đang và sẽ là những cuộc thanh lọc tiếp theo nhằm mục đích tiêu
diệu hết loài người và nền văn minh hiện đại. Cụ thể rõ ràng gần đây nhất khi sự sinh
sôi nảy nở ở con người tăng quá mức, sự nóng lên toàn cầu và gia tăng dân số đã sinh
ra nhiều loại bệnh tật, virus mới biến thể từ những loại virus cũ, dịch bệnh Covid-19 là
một ví dụ, ngay từ ban đầu chỉ có một loại nhưng chỉ với 1 năm ngắn ngủi đã sinh ra
hàng tá những loại biến thể của nó mà con người không thể nắm bắt kịp, đây chính là
vũ khí của Trái Đất, điều này cho thấy rằng nó đang ngày một nghiêm khắc hơn trong
việc thanh lọc của mình.
Chúng ta đang tiến hoá hay thoái hoá? Chúng ta trải qua nhiều sự tiến hoá, qua
nhiều cuộc đấu tranh về tư tưởng, chính trị, kinh tế,…chúng ta khám phá ra hàng loạt
những cái mới trong nhiều lĩnh vực như Sinh học, Khoa học, Thiên Văn,…chúng ta tự
đưa mình lên giấc mơ của những vì sao vượt qua khỏi giới hạn, khám phá những hành
tinh xa xôi chưa ai biết đến, chúng ta vượt xa hơn cả trí tượng tượng, chúng ta phát
triển nền văn minh nhân loại đến một tầm cao mới sánh vai với bầu trời và các vì sao,
không còn lẩn trốn trong các hang động tối tăm, chúng ta hầu hết biết về tất cả những
sự vật hiện tượng xung quanh nhưng chúng ta lại không ngó ngàng đến môi trường
sống, luôn cho mình là thượng đế có quyền định đoạt tất cả mọi thứ. Những số liệu
qua từng năm, qua từng thời kì cho thấy chúng ta đang dần mất đi ý thức bảo vệ môi
trường.
a) Trên thế giới:
Mỗi năm, có khoảng 7 triệu người trên thế giới chết đi do hậu quả của ô nhiễm
không khí chủ yếu là do đột quỵ, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư
phổi và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Báo cáo của WHO cho biết, hơn 80%
người dân sống ở khu vực thành thị chịu ô nhiễm không khí với mức chất lượng bụi
trong không khí vượt quá giới hạn cho phép của WHO. Còn các nước thu nhập thấp
và trung bình phải chịu mức ô nhiễm cao nhất, cả trong nhà và ngoài trời.
Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, trong năm 2018 có đến hơn 80% lượng nước
thải trên thế giới chảy ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Theo thông tin từ
National Geographic, ở các nước đang phát triển, 70% chất thải công nghiệp thải vào
môi trường nước mà không được xử lý đã gây ô nhiễm nguồn cung nước có thể sử
dụng. Thậm chí, ở một số nước kém phát triển, con số này lên đến mức 95%.
b) Ở Việt Nam:
Theo Green ID, ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị. Bộ Tài nguyên và
Môi trường (MoNRE) báo cáo rằng các hoạt động giao thông gây ra khoảng 70% ô
nhiễm không khí, cụ thể là ở Hà Nội.
Số liệu của WHO cho thấy 6/10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam có liên
quan đến ô nhiễm không khí. Những người sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai dễ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí
gây ra hơn nhiều so với những người sống ở các địa phương khác.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 90% nước thải sinh hoạt ở các đô thị
Việt Nam không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Hiện có khoảng 20% hộ gia
đình trên toàn quốc phải sử dụng nước bị ô nhiễm từ hồ, ao và kênh.
Bên cạnh đó, lượng rác thải và bao bì nhựa được đưa đến bãi rác mỗi tuần luôn ở mức
đáng báo động. Chỉ riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng
80 tỷ tấn nhựa thải ra mỗi ngày. 

You might also like