You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SKMT BẢN FULL

sfíc khỏe môi trường (Trường Đại Học Duy Tân)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)
I: TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1
1. Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về...........chứ không phải đơn thuần làkhông có bệnh
tật
A. Thể chất, tâm thần và xã hội
B. Xã hội
C. Thể chất
D. Tinh thần
2. Mô hình nào dưới đây là không phải là mô hình can thiệp của sức khỏe môi trường?
A. Mô hình can thiệp sức khỏe cộng đồng
B. Mô hình can thiệp lâm sàng
C. Mô hình hướng đến quản lý môi trường
D. Mô hình can thiệp sức khỏe người dân
3. Môi trường là:
A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
B. Môi trường bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn
của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
C. Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy
định, ước định....ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện,

quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
D. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo.
4. Mục tiêu của mô hình can thiệp sức khỏe lâm sàng?
A. Bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác động đến sức khỏe.
B. Ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
C. Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
D. Tiếp cận trong khám chữa bệnh cộng đồng
5. Cấu trúc hữu sinh của quần xã KHÔNG có nhóm nào dưới đây:
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật phân hủy.
C. Sinh vật trung gian.
D. Sinh vật tiêu thụ.
6. Môi trường xã hội là:
A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
B. Môi trường bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn
của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
C. Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy
định, ước định....ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện,

quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
D. Mối quan hệ giữa người với người.
7. Môi trường tự nhiên là:
A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
B. Môi trường bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn
của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


C. Môi trường là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy
định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện,
cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
D. Bao gồm các yếu tố tồn tại khách quan và chủ quan.
8. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái là gì?
A. Số lượng các các động vật trong hệ sinh thái
B. Mối quan hệ giữa sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
C. Số lượng nhiều các loài vật thiên địch.
D. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
9. Sức khỏe bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào của môi trường?
A. Tâm lý, tai nạn, sinh học, hóa học, độc học
B. Tai nạn, sinh học, hóa lý, độc học, vật lý
C. Tâm lý, tai nạn, sinh học, hóa học, vật lý
D. Sinh học, hóa học, vật lý, sinh lý, tai nạn
10. Tài nguyên bao gồm tất cả các.............có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà
con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của con người
A. Yếu tố nhân tạo
B. Yếu tố vật chất
C. Yếu tố trình trạng dinh dưỡng
D. Yếu tố tinh thần
11. Yếu tố nào KHÔNG ảnh hưởng đến sự đáp ứng của cơ thể con người trước tác động của
môi trường
A. Yếu tố di truyền
B. Yếu tố cá tính
C. Yếu tố trình trạng dinh dưỡng
D. Yếu tố học vấn
12. Theo anh/chị Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là:
A. Cá sấu
B. Hươu
C. Nấm, Vi khuẩn
D. Cây đào chuông
13. Theo anh/ chị nhóm sinh vật có vai trò quan trọng trong xử lý chất thải và khép kín vòng
tuần hoàn vật chất là:
A. Cáo
B. Bò
C. Nấm, Vi khuẩn
D. Cây đào chuông
14. Tập hợp tất cả hệ sinh thái trên bề mặt trái đất làm thành...
A. Thủy quyển
B. Thạch quyển
C. Sinh quyển
D. Khí quyển
15. Các thành phần của môi trường vật lý gồm:
A. Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, pH.
B. Chất dinh dưỡng, chất độc
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Vi sinh vật, thực vật, động vật
16. Các thành phần của môi trường hóa học gồm:

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


A. Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, pH.
B. Chất dinh dưỡng, chất độc
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Vi sinh vật, thực vật, động vật
17. Các thành phần của môi trường sinh học gồm:
A. Các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, pH.
B. Chất dinh dưỡng, chất độc
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
D. Thiên tai bão lũ
18. Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất:
A. Đài nguyên
B. Rừng lá kim
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Sa mạc
19. Việt Nam hằng năm hứng chịu nhiều cơn bão là do:
A. Nằm gần xích đạo
B. Nằm trong vùng ảnh hưởng của Thái Bình Dương
C. Nằm ở Châu Á
D. Nằm trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ Dương
20. Số lượng và số loài của loài động vật nào nhiều nhất trên Trái đất:
A. Linh trưởng
B. Côn trùng
C. Cá
D. Bò sát
CHƯƠNG 2:
1. Ô nhiễm trắng là gì?
A. Ô nhiễm do đồ nhựa và túi nilon
B. Ô nhiễm do tảo
C. Ô nhiễm do bụi
D. Ô nhiễm do khai thác đá
2. Bốn họ chính chịu trách nhiệm trong vấn đề suy thoái tầng ozon
A. NOx, HOx, ClOx, BrOx
B. NO, HOx, ClOx, BrOx
C. NO, HO, ClOx, BrOx
D. NOx. HO, ClO, BrOx
3. Tác hại chính của ô nhiễm tiếng ồn là gì:
A. Suy giảm thính giác
B. Suy giảm thị giác
C. Suy giảm vị giác
D. Suy giảm xúc giác
4. Những chất nào sau đây là chất ô nhiễm không khí thứ cấp:
A. CO, NH3
B. NH3, SO2
C. SO2, NO
D. SO3, HNO3
5. Nước được coi là ô nhiễm khi:
A. Nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép
B. Nồng độ các chất ô nhiễm dưới tiêu chuẩn cho phép

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


C. Nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép
D. Nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép
6. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển giảm thiểu, tái sử dụng, tách
chế, xử lý,………, thải loại chất thải
A. Đổ đống
B. Phân hủy
C. Thiêu hủy
D. Hủy bỏ
7. Ở tầng điện li (tầng nhiệt) xảy ra hiện tượng:
A. Phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao
B. Nhiệt độ dao động mạnh (-100oC đến hơn 2000oC)
C. Có tầng ozon cản tia cực tím.
D. Thời tiết thay đổi
8. Hiệu ứng nhà kính chủ yếu xảy ra ở tầng nào của khí quyển:
A. Tầng bình lưu
B. Tầng đối lưu
C. Tầng nhiệt
D. Tầng trung lưu
9. Hiện tượng mây dạ quang xảy ra ở tầng nào của lớp khí quyển
A. Tầng bình lưu
B. Tầng đối lưu
C. Tầng nhiệt
D. Tầng trung lưu
10. Phát biểu nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người
A. Giảm khả năng miễn dịch, gây bệnh về da, mắt.
B. Tăng cường sức khỏe cho làn da
C. Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
D. Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể người
11. Hiệu ứng nhà kính là
A. Hiện tượng nóng lên của lớp khí quyển trái đất.
B. Hiện tượng nóng lên của lớp vỏ trái đất
C. Hiện tượng trái đất có khả năng cản tia UV
D. Hiện tượng suy giảm tầng ozon
12. Mưa axit là:
A. Hiện tượng nước mưa có pH >7
B. Hiện tượng nước mưa có pH >5.6
C. Hiện tượng nước mưa có pH <5.6
D. Hiện tượng nước mưa có pH=6
13. Ozon là chất khí có hại đối với sinh vật và con người khi có mặt ở tầng?
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng trung lưu
D. Tầng ngoài
14. Thành phần của khói mù quang hóa có chứa chất
A. Aldehydes
B. CO2
C. CH4
D. NH3

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


15. Khói mù quang hóa khác với khói mù thông thường ở điểm nào?
A. Xảy ra ở điều kiện thời tiết lạnh và khô
B. Xảy ra ở điều kiện thời tiết nóng
C. Xảy ra ở điều kiện thời tiết nóng, ẩm
D. Xảy ra ở điều kiện thời tiết lạnh
16. Các tầng của khí quyển bao gồm
A. Tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu, điện li (nhiệt), tầng ngoài.
B. Tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu, điện li (nhiệt)
C. Tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu, điện li (nhiệt), thượng lưu
D. Tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu
17. Khí quyển là
A. Hỗn hợp khí bao xung quanh trái đất
B. Hỗn hợp chất lỏng bao xung quanh trái đất
C. Hỗn hợp khí và chất lỏng bao xung quanh trái đất
D. Hỗn hợp khí, lỏng rắn bao xung quanh trái đất.
18. Khí sulfur dioxide (SO2) chủ yếu sinh ra từ
A. Do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, khói thải nhà máy điện
B. Các đầm lầy
C. Chất thải gia súc, gia cầm
D. Trong quá trình xảy ra bão bụi.
20. Hiệu ứng nhà kính xảy ra ở đâu?
A. Trong đất
B. Trong rừng
C. Trên núi cao
D. Trong khí quyển
21. Giải pháp giải nào sau đây được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu ô
nhiễm tiếng ồn?
A. Trồng cây
B. Giữ vệ sinh nhà cửa
C. Kéo rèm
D. Bật quạt
CHƯƠNG 3:
1. Melatonin còn được gọi là gì?
A. Hóc môn bóng tối
B. Hóc môn hắc tố
C. Sắc tố da
D. Bạch tạng
2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh mãn tính
A. Bệnh phát trong thời gian từ 3-7 tuần.
B. Được gây ra bởi virus SARS-CoV-2.
C. Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng và chúng thường phát triển theo thời gian dài
D. Bệnh có thể lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người.
3. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về bệnh truyền nhiễm?
A. Covid 19 là một trong những bệnh truyền nhiễm
B. Có thời gian ủ bệnh và điều trị rất dài
C. Bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi vi sinh vật (mầm bệnh)
D. Bệnh truyền nhiễm còn gọi là bệnh lây.
4. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng:

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


A. Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình bệnh tật tại Việt Nam.
B. Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng động đất, sóng thần.
5. Tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng là
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm.
B. Giảm khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và người sang người.
C. Làm tăng tuổi thọ của con người
D. Làm tăng nhiệt độ Trái đất
6. Bệnh tả có thể lây qua
A. Lây truyền theo đường da và niêm mạc.
B. Lây truyền theo đường hô hấp.
C. Lây truyền theo đường tiêu hoá.
D. Đường máu
7. Các giai đoạn của bệnh truyền nhiễm thông thường theo thứ tự là:
A. Thời kỳ nung bệnh -> Thời kỳ khởi phát ->Thời kỳ toàn phát -> Thời kỳ lui bệnh ->Thời kỳ hồi phục
B. Thời kỳ nung bệnh -> Thời kỳ hồi phục -> Thời kỳ khởi phát -> Thời kỳ toàn phát ->Thời kỳ lui bệnh.
C. Thời kỳ nung bệnh -> Thời kỳ khởi phát -> Thời kỳ hồi phục -> Thời kỳ toàn phát ->Thời kỳ lui bệnh.
D. Thời kỳ nung bệnh -> Thời kỳ khởi phát -> Thời kỳ toàn phát -> Thời kỳ hồi phục ->Thời kỳ lui bệnh.
8. Chất lượng cuộc sống của môi trường đô thị?
A. Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi, giải
trí cho con người
B. Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi, giải trí cho con người.
C. Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, giải trí cho con người.
D. Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, vui chơi, giải trí cho con người.
9. Nhu cầu cơ bản về tinh thần của con người bao gồm:
A. Giáo dục, sức khỏe và các phương tiện dịch vụ y tế
B. Thu nhập cao
C. Thực phẩm phong phú
D. Gia đình hạnh phúc
10. Nhà ở là:
A. Nơi con người sinh hoạt.
B. Nơi con người ngủ nghỉ
C. Nơi con người sinh sống, nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau lao động, thỏa mãn đầy đủ yêu cầu
văn hóa đời sống.
D. Là nơi cầu nguyện
11. Nhiệm vụ chính của nhà ở?
A. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu.
B. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
C. Nhà ở là nơi tập trung mọi vấn đề của cuộc sống gia đình
D. Là khu vui chơi giải trí
12. SBS - Sick Building Syndrome, nghĩa là:
A. Hội chứng nhà kín.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Stress.
D. Đau đầu
13. Một trong những lời khuyên nhằm hạn chế ảnh hưởng của hội chứng nhà kín đến sức khỏe
con người là:

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


A. Hút thuốc.
B. Ăn thực phẩm ăn liền.
C. Tập yoga, ngồi thiền, các kỹ thuật thư giãn có thể giúp làm dịu cơ thể và tâm trí.
D. Gia tăng thực phẩm ngọt trong khẩu phần.
14. Bệnh nghề nghiệp?
A. Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp
B. Là những bệnh lý không liên quan tới nghề nghiệp.
C. Do tác hại thường xuyên và lâu dài của nghề nghiệp
D. Do điều kiện lao động tốt
15. Những bệnh nghề nghiệp do tác hại của bụi?
A. Bệnh bụi phổi bông
B. Bệnh nhiễm độc chì
C. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân.
D. Bệnh sạm da.
16. Những bệnh nghề nghiệp do các tác nhân hóa học?
A. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)
B. Bệnh nhiễm độc asen
C. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
D. Stress
17. Những bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý?
A. Bệnh lao nghề nghiệp.
B. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp.
C. Bệnh điếc do tiếng ồn
D. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu.
18. Những bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc?
A. Stress.
B. Bệnh điếc do tiếng ồn
C. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
D. Bệnh do quang tuyến X và tia phóng xạ
19. Tai nạn lao động?
A. Xảy ra bất ngờ trong lao động do công việc hoặc môi trường lao động gây nên, làm nguy hại đến
sức khỏe cả về thể chất hoặc tinh thần thậm chí có thể gây chết người.
B. Xảy ra trên đường
C. Tai nạn giao thông
D. Xảy ra bất ngờ trong công việc hoặc môi trường, làm nguy hại đến sức khỏe cả về thể chất hoặc
tinh thần nhưng không gây chết người
20. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. An toàn lao động là tất cả công việc của tập thể hoặc người lao động nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại
các tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
B. An toàn lao động là tất cả các giải pháp nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
C. An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc người lao động nhằm giảm nhẹ
hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
D. An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc người lao động nhằm giảm
nhẹ hoặc chống lại các tai nạn.
CHƯƠNG 5
1. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
A. ISO 21000
B. ISO 22000

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


C. ISO 23000
D. ISO 24000
2. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường
A. ISO 11000
B. ISO 12000
C. ISO 13000
D. ISO 14000
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào là đúng?
A. Sử dụng phụ gia nhập khẩu
B. Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn
C. Dùng các hóa chất có màu, hương vị bền, bóng
D. Sử dụng theo kinh nghiệm
4. Khoai mì chứa độc chất?
A. KCN
B. HCN
C. NaCN
D. Vitamin
5. Các tác nhân chính gây mất an toàn thực phẩm?
A. Vật lý, hóa học, ký sinh trùng
B. Vật lý, kim loại nặng, sinh học
C. Vật lý, hóa học, sinh học
D. Vật lý, hóa sinh, sinh học

II: CÂU HỎI NGẮN


Chươmg 1:
1. Anh/ chị hãy nêu khái niệm về Cân bằng sinh thái?
"Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với
điều kiện sống
2. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp can thiệp lâm sàng?
Mục tiêu của bác sĩ là ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
3. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp can thiệp sức khỏe cộng đồng?
Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
4. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình hướng tới quản lý môi trường?
Mục tiêu là để bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác động đến sức
khỏe
5. Anh/Chị nêu định nghĩa về đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
6. Anh/Chị nêu các nguyên nhân làm tăng tuổi thọ của con người ngày nay?
- Những tiến bộ trong môi trường sống của con người.
- Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng.
- Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật
7. Anh/ Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm hữu sinh của hệ sinh thái ?
Nhóm hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
- Sinh vật sản xuất: thực vật, vi khuẩn hóa tự dưỡng
- Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp
- Sinh vật phân hủy: vi khuẩn, nấm, ...
8. Anh/ Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm vô sinh của hệ sinh thái ?

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


Nhóm vô sinh của hệ sinh thái gồm:
- Yếu tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió, pH,...
- Yếu tố vô cơ: các vòng tuần hoàn Cacbon, Nitơ, Phốt pho,....
- Yếu tố hữu cơ: Lipit, protein, hydrocacbon,...
9. Anh/ Chị hãy nêu các chức năng của môi trường?
- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động SX của con người.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
10. Theo anh/chị yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
Yếu tố không phụ thuộc vào mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó không phụ
thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động
Ví dụ: chế độ ánh sáng, lượng mưa,...
11. Theo anh/chị yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
Yếu tố phụ thuộc vào mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào mật độ
của quần thể chịu tác động
Ví dụ: ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh
12. Anh/ Chị hãy nêu các yêú tố ảnh hưởng đến sức khỏe? Mỗi yếu tố cho 2 ví dụ
Sinh học: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng..
Hóa học: hóa chất, bụi, các chất phụ gia thực phẩm. …
Vật lý: tiếng ồn, khí hậu, ánh sáng, bức xạ…
Tâm lý: stress, các mối quan hệ giữa con người, tập quán…
Tai nạn: tình trạng nguy hiểm, thảm họa tự nhiên, tai nạn, thương tích..
13. Các thành phần của môi trường Trái đất?
Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
Chương 2:
1. Anh/ Chị nêu khái niệm về Khủng hoảng Môi trường?
Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người
trên trái đất
2. Anh/Chị nêu khái niệm về Ô nhiễm Môi trường?
Là sự làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, nhiệt độ, sinh học ở trong bất
kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
3. Anh/Chị nêu khái niệm về Sự cố Môi trường?
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi
bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
4. Anh/Chị nêu 05 cuộc Khủng hoảng ở quy mô toàn cầu hiện nay?
Toàn cầu đang đối mặt với 5 cuộc khủng hoảng lớn hiện nay: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên,
sinh thái.
5. Anh/Chị nêu nguyên nhân sâu xa của các cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay?
Nguyên nhân sâu xa là do sự bùng nổ dân số ở quy mô toàn cầu.
6. Theo Anh/ Chị nước trên Trái đất được dự trữ ở những hình thức nào?
Nước trên Trái đất được dự trữ dưới nhiều hình thức, bao gồm đại dương, sông, hồ, băng hà, nước ngầm,
khí quyển.
7. Anh/ chị hãy cho biết ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do
bụi).
8. Theo anh/chị, tại sao Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sự sống?

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sự sống nhờ bầu khí quyển độc đáo, nước và thời tiết
phù hợp cho sinh vật sống.
9. Theo anh/chị yếu tố nào gây ô nhiễm không khí trong nhà?
- Sự tăng trưởng của nấm mốc
- Nấu ăn, sưởi ấm ở trong nhà từ nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Thảm chùi chân, thảm trải sàn là nơi trú ngụ của nhiều vi sinh vật
- Sơn tường, vecni trên đồ gia dụng, nội thất
- Khói thuốc lá
- Hóa chất tẩy rửa
- Sử dụng hóa chất mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
10. Anh/ chị hãy cho biết hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng nào của khí quyển? Và
cho biết 5 ví dụ về các thiên tai phổ biến ở nước ta?
- Hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng Đối lưu của Khí quyển.
- Thiên tai phổ biến ở nước ta là: Hạn hán, Lũ lụt, Sạt lở đất, Bão, Nhiễm mặn
11. Chất gây ô nhiễm không khí sơ cấp là gì?
Là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp (emitted directly) từ các nguồn phát thải vào khí quyển
12. Chất gây ô nhiễm không khí thứ cấp là gì?
Là các chất được tạo thành (formed) từ các chất ô nhiễm sơ cấp do quá trình biến đổi hóa học trong khí
quyển.
13. Ô nhiễm đất là gì?
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc
của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu sống của con người.
14. Anh/ chị hãy cho biết nước bị ô nhiễm khi nào?
Nước bị ô nhiễm khi thay đổi tính chất lý học, thành phần hóa học, hệ vi sinh vật có trong nước hoặc xuất
hiện chất lạ trong môi trường nước.
15. Anh/ chị hãy cho biết nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm môi trường nước?
Nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm nước là do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc
trừ sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiệp.
Chương 3:
1. Anh/ Chị hãy nêu 5 thời kỳ của bệnh truyền nhiễm?
1. Thời kỳ nung bệnh.
2. Thời kỳ khởi phát.
3. Thời kỳ toàn phát.
4. Thời kỳ lui bệnh.
5. Thời kỳ hồi phục
2. Các chất gây nên triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học là gì?
Các chất gây nên triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học thường là phấn hoa, ví khuẩn, virus, nấm mốc,
ký sinh trùng.
3. Anh/Chị nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp?
Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp.
4. Anh/Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc như: áp lực cao,
uống rượu bia.
- Stress
- Trầm cảm
- Tim mạch
- Tiểu đường
5. Nguyên nhân gây tai nạn lao động là gì?
- Nguyên nhân kỹ thuật

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


- Tổ chức lao động
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan
6. Hội chứng nhà kín là gì?
Là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm
việc ở văn phòng, cao ốc ...
7. Anh/ Chị hãy nêu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mùa màng ?
Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng → quá trình kiểm soát sinh học tự nhiên bị ảnh
hưởng → trực tiếp làm giảm năng xuất trong sản xuất nông nghiệp và gián tiếp tác động lên nền kinh tế và
sức khỏe cộng đồng.
8. Anh/ Chị hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam ?
- Các yếu tố dân số
- Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống
- Biến đổi khí hậu
- Sức khỏe môi trường
- An toàn vệ sinh thực phẩm
9. Anh/ Chị hãy nêu ba tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra đối với
sức khỏe cộng đồng?
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm.
- Tăng khả năng lây truyền các các bệnh lan truyền từ động vật → người và người → người.
- Cản trở sự kiểm soát dịch bệnh trong tương lai.
10. Anh/Chị hãy phân loại cách lây truyền của bệnh truyền nhiễm.
- Lây truyền theo đường tiêu hoá.
- Lây truyền theo đường hô hấp.
- Lây theo đường máu.
- Lây truyền theo đường da và niêm mạc.
- Lây bằng nhiều đường khác nhau.
11. Anh/ Chị Theo hãy trình bày đặc điểm bệnh mãn tính ?
- Bệnh mãn tính là những căn bệnh kéo dài.
- Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng và chúng thường phát triển theo thời gian dài.
- Làm giảm chức năng của cơ thể trong thời gian dài và điều trị chúng thì tốn kém bởi vì người mắc
bệnh cần được chăm sóc lâu dài.
12. Anh/Chị hãy trình bày ba đặc điểm bệnh truyền nhiễm
- Thường gặp ở tất cả các châu lục, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới).
- Do vi sinh vật gây ra (mầm bệnh).
- Có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau.
13. Anh/Chị hãy trình bày nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp?
Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không
tốt.
14. Anh/ Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian?
Sốt rét, sốt xuất huyết,…
15. Anh/ Chị hãy nêu đối tượng của bệnh hội chứng nhà kín?
Đối tượng của loại bệnh này là nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy tính, giấy
tờ, hồ sơ... với hoạt động lao động trí óc, cường độ làm việc cao…
16. Hãy nêu 3 ví dụ cơ bản về bệnh hội chứng nhà kín?
Mất ngủ, Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm, béo phì, nhiễm khuẩn, đau thắt lưng,….
17. Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở?
- Nhiệt độ không khí:
- Độ ẩm không khí:

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


- Chuyển động của không khí:
- Bức xạ
18. Anh/ chị hãy nêu 2 ví dụ bệnh truyền qua đường không khí?
Bệnh lao, bệnh cúm,...
CHƯƠNG 4
1. Nêu khái niệm nguy cơ?
Là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một số biến số.
2. Nêu khái niệm đánh giá nguy cơ?
Là một vấn đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô hình thực nghiệm để xác
định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng.
3. Nêu khái niệm quản lý đánh giá nguy cơ ?
Là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện pháp nào để phòng ngừa nguy cơ không thể
chấp nhận được.
4. Nêu các bước đánh giá nguy cơ ?
Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm
Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng - đáp ứng
Bước 3: Đánh giá nguy cơ
Bước 4: Định rõ tính chất của sự cố
5. Quản lý sức khỏe môi trường dựa trên các phương diện nào?
- Quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm
- Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ

III: TỰ LUẬN
Các chủ đề về vấn đề mang tính toàn cầu:
+Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí của Trái
đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Và
khi đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không
khí nóng lên.
Phân loại hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính khí quyển,Hiệu ứng nhà kính nhân loại.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
- Khí nhà kính hay CO2
- CFC(cloro fluoro cacbon).
- CH4(metan).
- O3(ozon).
- N2O (oxit nito).
Nguyên nhân:
- Khí thải từ ô tô, xe máy ( chủ yếu là oxit carbon, hidrocarbon, oxit nitro)
- Quá trình đốt cháy các rác thải rắn và nguyên liệu.
- Một lượng nhỏ N2O xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hóa các loại phân
bón hữu cơ và vô cơ hay các quá trình xử lí nước thải
- Quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp
- Hợp chất này khi phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao sẽ tạo thành hợp chất nitric oxit
(NO), là tác nhân làm suy yếu tầng ozon.
- Hàm lượng của nó đang tăng dần trong phạm vi toàn cầu, hằng năm khoảng 0.2 đến 3%. Mỗi
năm có khảng 10 triệu tấn N2O được thải ra môi trường.
- Ngoài ra còn có các khi khác như: Hơi nước, SO2, SF CF3
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


- Có lẽ hậu quả lớn nhất mà hiệu ứng nhà kính đó chính là biến đổi khí hậu. Hay nói cách khác
hiệu ứng này đã tác động gián tiếp qua các hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn có một số
tác động khác như:
Ảnh hưởng đến Nguồn nước: Làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên Trái
Đất. Dẫn đến sự thiếu lượng nước sạch để sinh hoạt hoặc để hoạt độgn sản xuất
Ảnh hưởng đến Sinh vật
- Đối với các sinh vật sống, sự nóng lên của Trái Đất làm thay đổi đột ngột môi trường. Thay đổi
điều kiện sống bình thường của các sinh vật. Theo đó, nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi,
dần biến mất. Bên cạnh đó môi trường sống bị thu hẹp, và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng
- Khí nhà kính ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái
- Gây nên hiện tương băng tan
- Nếu nhiệt độ của Trái Đất đủ cao có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, làm
cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Mực nước biển dâng cao và
trong tương lai không xa thì một số quốc gia sẽ không có tên ở trên bản đồ thế giới.
Ảnh hường đến con người
- Sức khỏe của con người cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật xuất hiện ngày càng
nhiều. Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển.
- Làm việc ở nhiệt độ cao rất nguy hiểm vì chúng ngăn cơ thể kịp làm mát, khiến thân nhiệt trung
tâm tăng lên, có thể dẫn đến tử vong. Ngày nay, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài tăng
cao.
Các biện pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính
- Trồng thêm nhiều cây xanh
- Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất trong việc làm giảm sự nhiệt độ
tăng cao trên toàn cầu. Bởi vì cây xanh sẽ hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp.
- Cũng vì thế lượng CO2 cũng sẽ được giảm đáng kể. Khi đó sẽ gián tiếp giảm hiện tượng nhà
kính hiện nay.
- Tiết kiệm điện, năng lượng
- Đây cũng có thể coi là một cách giảm hiệu ứng nhà kính. Điện năng được sản xuất từ đốt các
nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch.Khi đốt sẽ sinh ra một lượng lớn CO2 và thải ra môi trường.
Điều này làm tăng hiệu ứng nhà kính, thậm chí gây ô nhiễm không khí.
- Bảo vệ môi trường giảm lượng khí nhà kính
- Tối ưu hóa phương tiện di chuyển
- Các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính. Khi các nhiên liệu
trong xe thải ra nhiều khói bụi, khí CO2,.. và cũng gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế hãy
sử dụng xe đạp hoặc đi bộ để giảm hiệu ứng nhà kính
- Tích cực Tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh các hoạt động, phòng trào bảo vệ môi trường. Cung cấp lượng kiến thức cho người
dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và nguy hiểm của nó. Đồng thời nâng cao ý thức cũng
như trách nhiệm của mỗi người dân vì môi trường sống của con người và sinh vật.

Lỗ thũng tầng ozon: Là hiện tượng suy giảm Ozon ở tầng bình lưu không khí. Lần đầu tiên được
các nhà khoa học phát hiện thủng tầng Ozon vào đầu thế kỷ 20 tại Nam Cực. Vào năm 1987, một
số nhà khoa học người Đức cũng phát hiện hiện tượng này diễn ra ở Bắc Cực.
Trong nhiều năm trở lại đây, hiện tượng suy giảm Ozon trong không khí ngày càng trở nên
nghiêm trọng, các lỗ thủng lớn ở hai cực của Trái Đất cũng xuất hiện nhiều hơn. Chinh điều này
đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho các sinh vật sống tại hai cực. Mặc dù đã

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


nghiên cứu rất nhiều phương án nhưng cho đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể làm
mất các lỗ thủng trên tầng Ozon.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng Ozon
- Một nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới sự suy giảm Ozon được xác định là từ các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của con người. Khi chất lượng cuộc sống càng được nâng cao, khoa học
công nghệ phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc môi trường ngày càng ô nhiễm. Khí thải công
nghiệp thải ra môi trường ngày càng lớn, đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng
nhà kính và thủng tầng Ozon.
- Bên cạnh những khí thải của quá trình công nghiệp sản xuất, thì khí CFC – môi chất làm lạnh
trong tủ lạnh, điều hoà cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng Ozon.
- Hậu quả của hiện tượng thủng tầng Ozon
- Làm suy giảm chất lượng không khí: Những trận mưa axit đang diễn ra ngày càng nhiều hơn và
để lại những hậu quả nghiêm trọng là do sự gia tăng tia tử ngoại UV-B chiếu xuống Trái Đất
ngày càng nhiều với mức độ dày đặc. Đây là nguyên nhân các chất hoạt động mạnh, làm thúc
đẩy các phản ứng hoá học, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển: Số lượng các loài sinh vật biến cũng giảm xuống một cách
nghiêm trọng bởi sự suy giảm của tầng Ozon khiến cho khả năng sinh sản và sinh trưởng của các
loại sinh vật biển bị suy giảm nặng nề. Bên cạnh đó, các tia tia ngoại cũng khiến cho các sinh vật
phù du bị tiêu diệt dần, mất đi nguồn thức ăn cho các loài sinh vật biển. Hậu quả là một số sinh
vật có thể tuyệt chủng.
- Gây hại cho các loại thực vật: Khi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tia cực tím, quá trình quang hợp
của cây cối bị cản trở bởi lá cây bị hư hại. Điều này gây ra hiện tượng cây cối chậm phát triển,
giảm năng suất. Nghiêm trọng là hiện tượng mất mùa diễn ra thường xuyên, cây cối bị chết hàng
loạt, ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất.
- Thủng tầng Ozon ảnh hưởng đến con người và các loài động vật: Khi tầng Ozon bị thủng sẽ làm
gia tăng các tia tử ngoại trong không khí, gây ra hiện tượng phá vỡ hệ miễn dịch, dẫn đến các căn
bệnh ung thư ở người ngày có dấu hiệu gia tăng và trầm trọng hơn.
- Biến đổi khí hậu: Thủng tầng Ozon gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu
của Trái Đất: hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủy triều, băng tan ở hai cực,…Một điều mà bạn dễ
dàng nhận thấy là càng ngày thời tiết càng nóng lên, mỗi năm vào mùa hè thời tiết lại càng có
dấu hiệu tăng nhiệt và gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
- Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc: Hiện tượng bức xạ Mặt Trời gây ra hiện tượng giảm
tuổi thọ của các công trình xây dựng.
Lỗ thủng của tầng ozon ở đâu?
- CNN dẫn báo cáo của Copernicus cho hay, vào mùa xuân Nam Bán Cầu (từ tháng 8 đến tháng
10), Ozon cạn kiệt và hình thành một lỗ thủng trên Nam Cực. Kích thước mà nó đạt được lớn
nhất là vào giữa tháng 9 và giữa tháng 10.
- Sau khi phát triển đáng kể trong tuần qua, lỗ thủng năm nay hiện lớn hơn 75% so với các lỗ
thủng ở cùng giai đoạn của mùa kể từ năm 1979 và hiện lớn hơn cả lục địa mà nó bao phủ.
- Theo Copernicus, lỗ thủng năm ngoái cũng bắt đầu hình thành một cách bất thường vào tháng 9
sau đó trở thành một trong những lỗ thủng Ozon tồn tại lâu nhất trong hồ sơ dữ liệu của
Copernicus.
- Lỗ thủng ở Nam Bán cầu thường hình thành khi các chất hóa học như chlorine và bromine di
chuyển vào tầng bình lưu, tạo ra các phản ứng xúc tác trong mùa đông Nam Cực.
- Lỗ thủng tầng ozon có liên quan đến xoáy cực Nam Cực – một dải không khí lạnh cuộn xoáy di
chuyển xung quanh Trái đất. Khi nhiệt độ ở tầng bình lưu bắt đầu tăng vào cuối mùa xuân, sự

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


suy giảm tầng ozon chậm lại, xoáy cực yếu dần và cuối cùng bị phá vỡ. Đến tháng 12, mức ozon
thường trở lại bình thường.
Một số giải pháp ngăn chặn hiện tượng thủng tầng ozon
- Để ngăn chặn việc thủng tầng Ozon và lỗ thủng tầng Ozon ngày càng lan ra thì chúng ta
cần phải tiến hành một số giải pháp sau để tình trang đó được cải thiện tốt hơn, đảm bảo
cuộc sống cho mọi vật trên Trái Đất.
• Trước hết cần phải xử lý thật nghiêm các khu công nghiệp, nhà máy thải khí độc trực tiếp ra
ngoài môi trường
• Hạn chế tối đa sử dụng năng lượng hạt nhân, các loại chất khí có khả năng gây thủng tầng Ozon
trong các hoạt động sản xuất.
• Giảm thiểu việc sử dụng phương tiện giao thông hoạt động bằng xăng, dầu.
• Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu trong nông nghiệp
Mỗi người cần nâng cao ý thức tuyên truyền mọi người ngăn chặn, lên án, tố cáo và xử phạt các
việc làm xấu có hại cho môi trường.
Mưa axit:
❖ Nước mưa: pH = 5,6 (hơi mang tính axit)
▪ sự phân huỷ các chất hữu cơ, núi lửa, v.v... ==> làm
tăng các hoá chất mang tính axit trong khí quyển.
▪ "thủ phạm": SO2 , NOx trong khí quyển
❖ pH nước mưa < 5,6 ==> mưa axit
▪ các chất ONKK do con người tạo ra: SO2, NOx góp
phần tạo ra mưa axit
▪ cũng xuất hiện ở dạng: tuyết, sương, sương mù,
mưa tuyết - mưa đá
❖ Ảnh hưởng tới động thực vật khi pH < 4,5
Ảnh hưởng của mưa acid
Đối với tài sản
• Làm han gỉ kim loại.
• Ăn mòn bêtông.
• Mài mòn, phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản
phẩm.
• Làm mất màu, hư hại tranh.
• Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
• Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.

Khói mù quang hoá: Khói mù quang hóa, được gọi dưới tên “smog”- sương khói (ghép hai từ
tiếng Anh fog-sương mù và smoke-khói) là hỗn hợp các chất phản ứng và các sản phẩm phản ứng
sinh ra khi các hidrocacbon, các oxit nitrogen thoát ra từ khí thải động cơ dưới tác dụng của bức
xạ mặt trời để hình thành nên những vật chất như ozone, aldehit, peroxyacetyl nitrate (PAN).
Khói mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần lớn các chất khí gây
ô nhiễm: NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic Compounds)…
Nguồn phát sinh khói quang hóa: Hai chất ô nhiễm chính lớn, các Oxit Nitơ và VOCs
Tác hại của khói quang hóa
Tác động lên sức khỏe con người
oHen xuyễn, viêm phế quản, ho và tức ngực.
oTăng sự nhạy cảm đối với các lây nhiễm về đường hô hấp.
oLàm giảm chức năng của phổi.

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


oViệc tiếp xúc với khói mù quang hóa trong thời gian dài thậm chí gây tổn thương các mô phổi,
gây ra sự sớm lão hóa ở phổi, góp phần gây ra bệnh phổi mãn tính.
oCác Peroxyacetylnitrate và các chất oxi hóa khác cùng với ozone là các chất kích ứng mắt mạnh
nhất.
Tác động lên thực vật và các loại vật chất:
oCác cây trồng cũng như các loài thực vật nhảy cảm khác thì bị gây hại nhiều hơn là sức khỏe
con người ở nồng độ ozone thấp. Một vài loại cây như thuốc lá, rau bina, cà chua và đậu đốm là
những cây nhạy cảm với ozone. Những cây trong khu vực có khói mù quang hóa xuất hiện
những đốm nâu trên bề mặt lá sau đó chuyển sang màu vàng. Lớp ozone ở tầng mặt đất có thể
hủy hoại lá cây, làm giảm sự phát triển, khả năng sinh sản và quá trình sinh sản. Nó có thể gây
ra khả năng mát tự vệ trước các loại côn trùng cũng như bệnh tật và thậm chí có thể gây chết
cây.
oĐối với các loại vật liệu: ozone dễ dàng phản ứng với các loại vật liệu hữu cơ, làm tăng sự hủy
hoại ở cao su, tơ sợi, nilong, sơn và thuốc nhuộm…
Biện pháp phòng chống và khắc phục:
- Giảm các khí thải từ các động cơ:
oThiết bị chuyển đổi-xúc tác (catalytic converters) trong các ống bô xe là một cách để giảm lượng
CO và NO sinh ra.
oChất xúc tác được sử dụng là Platin hoặc hợp chất của Platin và Rodi
oGiảm các khí thải từ các nhà máy: các nhà máy phải có các hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu
chuẩn, các ống khói phải đủ độ cao.
oPhải tìm kiếm và khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch
oĐối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế: cần có các luật định, các hiệp ước qui định cụ thể về
vấn đề này.
- Khắc phục:
- Kiểm soát VOCs:
oNồng độ VOCs cao ( >500 ppm): 3 phương pháp thường sử dụng phổ biến biến là
- Phương pháp ngưng tụ hơi đông lạnh có nghĩa là sự ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ xấp xỉ âm 80oC.
- Phương pháp hấp thụ hơi bằng dung môi hòa tan được ứng dụng phổ biến ở những nơi mà VOCs
( có chứa khí) được làm cho nổi bong bóng thông qua 1 dung môi hữu cơ có khả năng tiếp nhận
VOCs dưới dạng dòng khí.
- Phương pháp flaring (pp đốt) có thể được sử dụng để xử lí lưu lượng và nồng độ cao của các chất
hữu cơ dễ bay hơi và thường đi kèm với các biện pháp thu hồi khác.
oNồng độ VOCs vừa phải (100-500 ppm): Đối với nồng độ VOCs vừa phải của nguồn thải. Thì
phương pháp hấp thụ cacbon tái sinh hay đốt cháy hoàn toàn được sử dụng.
oNồng độ VOCs thấp (< 100 ppm): các dòng không khí có chứa hàm lượng VOCs thấp được cho
đi qua 1 hộp nhỏ có chứa cacbon hoạt hóa (1 hộp dùng 1 lần).Cacbon hoạt hóa sẽ có khả năng
lưu trữ 6.6kg VOCs trên 1kg cacbon ở nồng độ 100ppm và 0.33kg VOCs trên 1kg cacbon ở nồng
độ 5 ppm.Ở nồng độ cao hơn,thì sự kết hợp giữa việc hấp thụ và thiêu đốt cacbon là cần thiết.
oCác tấm lọc sinh học: hệ thống lọc sinh học sử dụng vi khuẩn để làm giảm hàm lượng VOCs.
oLọc sinh học TRG: lọc sinh học khử chất ô nhiễm. Bằng cách cho dòng không khí đi qua 1 môi
trường xốp, ẩm. Có chứa rất nhiều vi sinh vật.
oPP ngưng tụ lạnh: là phương pháp cho phép thu hồi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Để sử dụng
lại.
oKiểm soát VOCs bằng cách sử dụng các chất oxi hóa. Làm suy giảm sự phát thải thường sử
dụng. Như các chất oxi hóa và các chất hấp thụ. Các kĩ thuật xử lí không khí như sự quay vòng
và từng đợt. Và sử dụng các thiết bị điều chỉnh để kiểm soát sự phát thải ở mỗi nhà máy.

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


- Kiểm soát NOx:
oPhương pháp khử không xúc tác có chọn lọc: phương pháp này. Ure được phun vào ống khí ở
nhiệt độ 1600-2100oF. Với sự có mặt của O2, ure phân hủy. Tạo ra NH2. Sau đó xảy ra phản
ứng: NH2 + NO -> N2 + H2O phản ứng này làm giảm sự phát thải NO.
oPhương pháp khử sử dụng xúc tác có chọn lọc.
o Phương pháp Exxon Thermal DeNOx.
o Phương pháp khử bằng xúc tác.
oPhương pháp đốt cháy hoàn toàn: quá trình làm giảm sự phát thải NOx từ khí thải công nghiệp.

Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác
động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này
kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các
thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh
quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Một số tác động của biến đổi khí
hậu Mực nước biển đang dâng lên
- Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm
các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào
các biển và đại dương.
- Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một
lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ.
- Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên
thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.
Các hệ sinh thái bị phá hủy
- Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng
lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
- Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu
hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu
những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất
môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật
học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ
phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên
vùng Bắc cực.
Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển
đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng
đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
Chiến tranh và xung đột: Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất
nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và
vùng lãnh thổ.

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)


Dịch bệnh: Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với
sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký
sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Hạn hán: Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác
lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và
tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản
lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu
cảnh đói khát.
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước
đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với
hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất
nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Bão lụt: Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các
cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số
lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
Thiệt hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các
cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát
tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm
hụt các nền kinh tế.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà đối với sức khoẻ con người: Ô nhiễm không khí
làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này
thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi,
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Downloaded by Gia B?o Phan (giabao912018@gmail.com)

You might also like