You are on page 1of 10

(Ngày duyệt đề)

Giảng viên ra đề: (Ngày ra đề): 05/05/2022 Người phê duyệt:


(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)
Hồ Thị Ngọc Hà
Võ Thị Thanh Thùy
Ngô Thị Ngọc Lan Thảo

Học kỳ/năm 2 2021-20


THI CUỐI KỲ học 22
Ngày thi 09/05/2022
Môn học: Con người và Môi trường
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Mã môn học: EN1003
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Thời lượng: 70 phút Mã đề: 1002
Ghi chú: Không được sử dụng tài liệu
Được sử dụng viết chì để vẽ hình
Nộp lại đề thi cùng với bài làm
(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Câu hỏi 1 (L.O.2.1)


Thông tin nào bên dưới không thuộc chức năng chủ yếu của môi trường:
A. Không gian sống của con người và các loài sinh vật
B. Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn nhân lực
C. Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
D. Nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
Câu hỏi 2 (L.O.2.1)
Môi trường tự nhiên bao gồm:
A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển
B. Khí quyển, địa quyển, sinh quyển
C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
D. Thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
Câu hỏi 3 (L.O.2.1)
Chọn phát biểu đúng về sinh quyển:
A. Sinh quyển bao gồm các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp
B. Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, có bề dày khoảng 16km và có phạm vi liên quan đến (nằm
trong) các quyển khác
C. Sinh quyển bao gồm các cộng đồng sinh vật khác nhau từ vùng xích đạo đến vùng cực
D. Sinh quyển tồn tại có giới hạn rõ rệt trong các quyển vật lý
Câu hỏi 4 (L.O.2.1)
Tiêu chí nào không đúng với thước đo bền vững về Môi trường?
A. Sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường
B. Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường
C. Khai thác các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo
D. Tăng lượng chất thải vào môi trường
Câu hỏi 5 (L.O.2.2)
Hệ sinh thái là
A. tập hợp các động thực vật và môi trường xung quanh
B. hệ chức năng gồm có quần xã, các cơ thể sống và môi trường của nó dưới tác động của năng
lượng mặt trời

1
C. các mối quan hệ khác nhau giữa các sinh vật đó và các mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi
trường
D. một nhóm cá thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực
Câu hỏi 6 (L.O.2.2)
Các chất hữu cơ được sử dụng và chuyển hóa thành chất vô cơ, nhờ đó, các chất tự nhiên ấy luôn tuần
hoàn. Đó là nhờ nhóm sinh vật nào?
A. Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật phân hủy
D. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 7 (L.O.2.2)
Vai trò của chu trình Sinh – Địa – Hóa là
A. Vận động chất vô cơ trong hệ sinh thái
B. Trao đổi chất trong môi trường tự nhiên
C. Chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
D. Duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển
Câu hỏi 8 (L.O.2.2)
Ý nào sau đây là đúng nhất trong lối sống ít thải Carbon
A. Giảm xả thải lượng khí CFC, giảm khai thác rừng, giảm tiêu dùng nguyên vật liệu
B. Tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu dùng
C. Giảm xả thải lượng khí CO2, tiêu thụ ít năng lượng, tiêu hao nguyên vật liệu thấp, chi phí thấp
D. Giảm xả thải lượng khí CO2, tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu cao cấp
Câu hỏi 9 (L.O.2.2)
Nếu chu trình Carbon trong hệ sinh thái bị mất cân bằng thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Mưa nhiều hơn
B. Biến đổi khí hậu
C. Thủng tầng ozone
D. Nắng nóng nhiều hơn
Câu hỏi 10 (L.O.2.2)
Hoạt động nào của con người tác động đến chu trình cacbon
A. Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
B. Chất thải sinh hoạt, công nghiệp
C. Chuyển đổi hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nông nghiệp
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu hỏi 11 (L.O.2.2)
Thành phần chính trong sương khói quang hóa bao gồm
A. Khói và hơi nước
B. Khói và bụi
C. Khói, sương và chất gây ô nhiễm
D. Khói, sương và H2O
Câu hỏi 12 (L.O.2.2)
Khí Carbon monoxide CO gây hại đến người ra sao?
A. Gây đau đầu
B. Gây đau lưng
C. Gây chết đột ngột
D. Nhức mỏi
2 | 10 Mã đề: 1002
3 | 10 Mã đề: 1002
Câu hỏi 13 (L.O.2.2)
Công ước Ramsar 1971 liên quan đến vấn đề gì?
A. Đa dạng sinh học
B. Ô nhiễm tàu biển
C. Động vật hoang dã
D. Đất ngập nước
Câu hỏi 14 (L.O.2.2)
Công ước nào liên quan đến bảo vệ tầng ozone?
A. Vienna 1985
B. CITES 1973
C. Montreal 1985
D. Marpol 1973
Câu hỏi 15 (L.O.2.3)
Trong các dạng năng lượng, năng lượng nào hiện đang có nguy cơ bị cạn kiệt?
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng hóa thạch
C. Năng lượng địa nhiệt
D. Thủy điện
Câu hỏi 16 (L.O.2.3)
Câu nào không đúng về Nguyên tắc chung trong khai thác hợp lý tài nguyên (TN) thiên nhiên
A. TN có khả năng tái tạo (TN sinh vật) ⭢ cần phải duy trì bảo vệ nguồn gen
B. TN có khả năng tái tạo khác (đất, nước, khí quyển) ⭢ không được làm ô nhiễm và làm suy thoái
C. TN tái tạo và không tái tạo cần được khai thác triệt để, phục vụ con người tốt nhất
D. TN không tái tạo ⭢ cần tiết kiệm trong khai thác, sử dụng để phát triển bền vững
Câu hỏi 17 (L.O.2.3)
Tài nguyên nào là hệ sinh thái đa dạng, giàu tiềm năng nhất?
A. Tài nguyên nước
B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên rừng
D. Tài nguyên khí
Câu hỏi 18 (L.O.2.3)
Danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc
đã có nguy cơ tuyệt chủng gọi là gì?
A. Danh sách xanh
B. Danh lục động thực vật
C. Sách đỏ Việt Nam
D. Sách chuyên khảo
Câu hỏi 19 (L.O.2.3)
Hiện tượng phú dưỡng hóa xảy ra khi
A. Thủy vực kín và có ô nhiễm chất dinh dưỡng
B. Thủy vực kín và có ô nhiễm hữu cơ
C. Thủy vực hở và có ô nhiễm chất dinh dưỡng
D. Thủy vực hở và có ô nhiễm hữu cơ

4 | 10 Mã đề: 1002
Câu hỏi 20 (L.O.2.3)
Các khí ô nhiễm sơ cấp là?
A. SO3, NO2, CO, HF, NH3
B. NO, SOx, CO, NOx, VOCs, bụi
C. NO2, CO, HF, NH3, MeSO4
D. NO, H2S, SO2, HNO3, CO
Câu hỏi 21 - (L.O.3.2)
Nhãn sinh thái là gì?
A. Do người dân bình chọn hàng năm.
B. Nhãn dán vào hàng hóa theo yêu cầu bắt buộc của nhà nước. Khẳng định uy tín của sản phẩm và
nhà sản xuất.
C. Danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó.
D. Là nhãn được CFS công nhận.
Câu hỏi 22 - (L.O.3.2)
Việc thu tiền thu gom rác thải hằng tháng ở các hộ gia đình được gọi là:
A. Phí dịch vụ thu gom rác thải.
B. Thuế thu gom rác thải.
C. Ngân sách từ nhà nước để thu gom rác.
D. Câu a và b đúng.
Câu hỏi 23 - (L.O.3.1)
WWF là viết tắt của:
A. Quỹ Môi trường Liên Hiệp Quốc.
B. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.
C. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
D. Tổ chức Bảo tồn Quốc tế.
Câu hỏi 24 (L.O.3.1)
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của ai?
A. Là sự nghiệp của toàn dân, các tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
B. Là nhiệm vụ của sinh viên, học sinh.
C. Là nhiệm vụ của các tổ chức.
D. Là nhiệm vụ không bắt buộc, cần tự giác.
Câu hỏi 25 (L.O.3.1)
Trong khu công nghiệp sinh thái, diện tích tối thiểu dành cho cây xanh là:
A. 30%.
B. 10%.
C. 25%.
D. 15%.
Câu hỏi 26 (L.O.3.1)
Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường là:
A. Quy định các quy tắc con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.
B. Quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự.
C. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước.
D. Tất cả các câu trên.

5 | 10 Mã đề: 1002
Câu hỏi 27 (L.O.3.1)
Lựa chọn nào dưới đây là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm, truy cứu trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm luật môi trường?
A. Tiêu chuẩn môi trường
B. Pháp lệnh
C. Luật Bảo vệ Môi trường
D. Quy chuẩn môi trường
Câu hỏi 28 (L.O.3.2)
“…………. là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước
công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
A. Cota ô nhiễm
B. Ký quỹ - hoàn chi
C. Lệ phí ô nhiễm
D. Thuế bảo vệ môi trường
Câu hỏi 29 (L.O.3.2)
Việc trả vỏ chai về nơi thu gom và nhận lại một số tiền nhất định là hình thức áp dụng:
A. Lệ phí sản phẩm
B. Lệ phí phát thải
C. Giấy phép có thể mua bán được
D. Đặt cọc – Hoàn trả
Câu hỏi 30 (L.O.3.1)
Trên hộp sữa giấy Vinamilk có ký hiệu FSC, cho biết:
A. Sữa Vinamilk có nguồn gốc hữu cơ
B. Sữa Vinamilk tốt cho sức khỏe
C. Bao bì giấy được sản xuất từ nguồn rừng quản lý bền vững
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu hỏi 31 (L.O.3.1)
Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành mới nhất vào năm …, có hiệu lực thi hành vào năm …
A. 1993, 1994
B. 2005, 2006
C. 2014, 2015
D. 2020, 2022
Câu hỏi 32 (L.O.3.2)
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, nhà nước có quy định phải đóng cho quỹ bảo vệ môi trường
khoản tiền tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng
sản. Hình thức này được gọi là:
A. Thuế môi trường
B. Thuế tài nguyên
C. Phí sản phẩm
D. Ký quỹ - hoàn chi
Câu hỏi 33 (L.O.3.2)
Tiền phí bảo vệ môi trường phải trả được tính trong hóa đơn tiền nước hàng tháng là loại phí:
A. Phí sử dụng tài nguyên nước
B. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
C. Phí cấp nước sinh hoạt
D. Không có đáp án nào đúng

6 | 10 Mã đề: 1002
Câu hỏi 34 (L.O.3.2)
Việc xử phạt các vi phạm liên quan tới bảo vệ môi trường là thuộc công cụ quản lý môi trường nào?
A. Công cụ giáo dục – truyền thông môi trường
B. Công cụ kinh tế
C. Công cụ kỹ thuật
D. Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát
Câu hỏi 35 (L.O.3.2)
Thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả tiền
B. Nguyên tắc phòng ngừa
C. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
D. Nguyên tắc hợp tác
Câu hỏi 36 (L.O.3.2)
Thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thân thiện môi
trường là hình thức áp dụng công cụ nào?
A. Trợ cấp môi trường
B. Quỹ môi trường
C. Giao trách nhiệm
D. Đặt cọc – hoàn trả
Câu hỏi 37 (L.O.3.2)
Bản chất của việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là:
A. Sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi thân thiện, có lợi cho môi trường
B. Đầu tư tài chính để bảo vệ môi trường
C. Thực hiện biện pháp thu thuế bảo vệ môi trường
D. Thực hiện nhà nước và doanh nghiệp cùng bảo vệ môi trường
Câu hỏi 38 (L.O.3.1)
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là:
A. Quy phạm bắt buộc
B. Quy phạm kỹ thuật
C. Quy phạm tùy nghi
D. Không có giá trị áp dụng mà chỉ là căn cứ để đánh giá chất lượng môi trường
Câu hỏi 39 (L.O.3.1)
Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường là:
A. Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật môi trường
B. Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật môi trường
C. Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp pháp lý đối với tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường
D. Hoạt động của người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đối với người gây
thiệt hại
Câu hỏi 40 (L.O.3.2)
Việc áp dụng công cụ kinh tế KHÔNG bao gồm:
A. Chi tiền cho hoạt động bảo vệ môi trường
B. Gắn lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích môi trường của cộng đồng
C. Áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

7 | 10 Mã đề: 1002
D. Sử dụng lợi ích kinh tế để khuyến khích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường,
cho cộng đồng
Câu hỏi 41 - (L.O.1.2)
Trong chu trình tuần hoàn carbon, đâu là nơi carbon tồn tại nhiều nhất (theo khối lượng)?
A. Trầm tích biển và đá trầm tích
B. Chất hữu cơ trong đất
C. Nhiên liệu hóa thạch
D. Đại dương
Câu hỏi 42 - (L.O.1.1)
Đâu là ảnh hưởng của phương thức sống đến đời sống và sự phát triển của con người?
A. Tăng kích thước, phức tạp hóa cấu trúc và chức năng não bộ
B. Thoái hóa hàm răng
C. Phát triển thị giác
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu hỏi 43 - (L.O.1.1)
Tỷ lệ đóng góp khí nhà kính từ nguồn nào sau đây là cao nhất?
A. CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch
B. CO2 từ cháy rừng và phân hủy chất hữu cơ
C. CH4 từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu hỏi 44 - (L.O.1.3)
Đâu KHÔNG là vai trò của tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội?
A. Nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế
B. Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
C. Yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển
D. Nguồn lực dồi dào không giới hạn cho phát triển kinh tế - xã hội
Câu hỏi 45 - (L.O.1.1)
Những thông số nào cao có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa?
A. Photpho và kali
B. Kali và Nitơ
C. Nitơ và Photpho
D. Carbon và Nitơ
Câu hỏi 46 - (L.O.1.1)
“Xem thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… là cứu cánh để giải quyết vấn đề dân số” là giải pháp hạn chế
mạnh theo quan điểm nào về dân số?
A. Thuyết quá độ dân số
B. Học thuyết Mac-Lenin về vấn đề dân số
C. Thuyết dân số Malthus
D. Tất cả các ý khác đều sai
Câu hỏi 47 - (L.O.1.1)
Câu nào sau đây có trình tự đúng nhất?
A. Gia tăng hiện tượnghiệu ứng nhà kính ⭢ trái đất nóng lên ⭢ biến đổi khí hậu ⭢ gia tăng nồng độ
cáckhí nhà kính
B. Gia tăng nồng độ cáckhí nhà kính ⭢ trái đất nóng lên ⭢ gia tăng hiện tượnghiệu ứng nhà kính ⭢
biến đổi khí hậu

8 | 10 Mã đề: 1002
C. Gia tăng nồng độ các khí nhà kính ⭢ gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính ⭢ trái đất nóng lên ⭢
biến đổi khí hậu
D. Gia tăng nồng độ cáckhí nhà kính ⭢ biến đổi khí hậu ⭢ gia tăng hiện tượnghiệu ứng nhà kính ⭢
trái đất nóng lên
Câu hỏi 48 - (L.O.1.3)
Khoáng sản phi kim loại là nguồn tài nguyên:
A. Vĩnh cửu
B. Có thể tái tạo
C. Không thể tái tạo
D. Luôn sẵn có
Câu hỏi 49 - (L.O.1.1)
Đâu là định nghĩa về môi trường theo Luật bảo vệ môi trường Việt Năm 2020?
A. Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó
B. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người,
sinh vật và tự nhiên
C. Câu A và B đều đúng
D. Câu A và B đều sai
Câu hỏi 50 - (L.O.1.1)
Đâu KHÔNG phải là chức năng của môi trường?
A. Không gian sống của con người và các loài sinh vật
B. Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
C. Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu hỏi 51 - (L.O.1.1)
Nhiệt độ thay đổi theo thời gian, ban ngày thường rất cao và ban đêm thấp
A. Thermosphere
B. Exosphere
C. Mesosphere
D. Troposphere
Câu hỏi 52 - (L.O.1.1)
Thành phố A có dân số năm 2006 và dự kiến 2034 lần lượt là 8.634.898 và 16.463.880 người. Hãy tính
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên biết mức độ gia tăng dân số cơ học là 9%₀.
A. 3,45
B. 1,43
C. 1,57
D. 2,45
Câu hỏi 53 - (L.O.1.2)
Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể … được những nhu cầu hiện tại mà không …, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
A. Cung cấp, phá hủy
B. Cung cấp, xáo trộn
C. Đáp ứng, ảnh hưởng
D. Không câu nào đúng
Câu hỏi 54 - (L.O.1.1)
Tầng ozon bị phá huỷ là biểu hiện của …

9 | 10 Mã đề: 1002
A. Suy thoái môi trường
B. Sự cố môi trường
C. Khủng hoảng môi trường
D. Tai biến môi trường
Câu hỏi 55 - (L.O.1.2)
Giảm chi phí bằng cách nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu đầu vào là nội
dung của thước đo bền vững về …
A. Môi trường
B. Xã hội
C. Kinh tế
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu hỏi 56 - (L.O.1.2)
Hệ sinh thái là “hệ chức năng gồm có …, các cơ thể sống và môi trường của nó dưới tác động của …”.
A. Quần thể, năng lượng gió
B. Quần thể, năng lượng mặt trời
C. Quần xã, năng lượng gió
D. Quần xã, năng lượng mặt trời
Câu hỏi 57 - (L.O.1.2)
Sinh vật nào có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờ quá trình quang hợp?
A. Sinh vật dị dưỡng
B. Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật tự dưỡng
D. Sinh vật sản xuất hay tự dưỡng
Câu hỏi 58 - (L.O.1.2)
Đâu KHÔNG PHẢI là đặc điểm của năng suất sơ cấp?
A. Là nguồn năng lượng mà sinh vật sản xuất giữ lại được
B. Chỉ một phần nguồn năng lượng này chuyển cho sinh vật tiêu thụ
C. Năng suất sơ cấp trong hệ siinh thái phụ thuộc vào chất dinh dưỡng
D. Các câu còn lại đều là đặc điểm của năng suất sơ cấp
Câu hỏi 59 - (L.O.1.2)
Môi trường bền vững thể hiện ở những điều nào?
A. Thống nhất hệ sinh thái
B. Đa dạng sinh học
C. Khả năng chuyển hóa vật chất, năng lượng
D. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 60 - (L.O.1.1)
Tìm phát biểu SAI
A. Mưa axit có pH < 5,6
B. Các loại khí thải chính gây mưa axit là SO2 và NOx
C. Mưa axit hoàn toàn có hại
D. Khí SO2 chiếm khoảng 70% nguyên nhân gây mưa axit

--- HẾT---

10 | 10 Mã đề: 1002

You might also like