You are on page 1of 336

PHẠM HỮU HIẾU (Chủ biên)

HOÀNG TRỌNG KỲ ANH – PHẠM XUÂN TÙNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỰ HỌC HOÁ HỌC 10


Theo chương trình GDPT mới
“Áp dụng cho các bộ sách hiện hành”

NĂM HỌC: 2022 – 2023

i
BÀI 1. NHẬP MÔN HOÁ HỌC
I. Đối tượng nghiên cứu của hoá học
Đối tượng nghiên cứu của hoá học là chất và sự biển đổi của chất.
1. Chất
- Đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên chất là nguyên tử.
- Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành phân tử.
- Phân tử là hạt cơ bản nhất cấu tạo nên chất.
- Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lý và hoá học) của chất, nên những hiểu biết về cấu tạo hoá học
là đặc biệt quan trọng, góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.
2. Sự biến đổi của chất
- Hoá học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên.
- Hoá học có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về chất và vật thể như
vật lý, sinh học, địa chất.
II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học
- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi.
- Bước 2: Đặt ra giả thuyết khoa học.
- Bước 3: Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học.
- Bước 4: Tiến hành thí nghiệm. Thực hành thí nghiệm như kế hoạch đã lập ở bước 3 và ghi chép lại
các kết quả thí nghiệm.
- Bước 5: Phân tích kết quả thí nghiệm. Có thể trình bày các kết quả thí nghiệm thành bảng, biểu, đồ thị
hoặc thực hiện các tính toán cần thiết để phân tích kết quả thí nghiệm.
- Bước 6: So sánh kết quả với giả thuyết.
- Bước 7: Báo cáo kết quả. Ghi lại vào báo cáo thí nghiệm hoặc trình bày trước giáo viên và các bạn
trong lớp về tiến trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm và kết luận.
III. Vai trò của hoá học với đời sống và sản xuất
1. Trong đời sống
- Hoá học về thuốc giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít
độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.

Thuốc điều trị ung thư được chứa cytoplatin


- Hoá học về mĩ phẩm giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an
toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn,...

1
Một trong những thành phần quan trọng của nước hoa là ethanol
- Hoá học về chất tẩy rửa giúp chúng ta lựa chọn những chất tẩy rửa có công dụng tốt, phù hợp với
từng mục tiêu (sử dụng trong gia đình, y tế,...), an toàn và hiệu quả.

Xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,... là những chất tẩy rửa gia đình quen thuộc
- Hoá học trong nông nghiệp giúp sản xuất ra những loại phân bón làm tăng năng suất của cây trồng,
ngăn ngừa sâu bệnh.

Phân bón cung cấp các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng
2. Trong sản xuất
- Hoá học về năng lượng giúp lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt
là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai.
- Hoá học về sản xuất hoá chất đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra nguyên liệu cho các quá trình sản
xuất khác, chẳng hạn như các hoá chất cơ bản NH3, H2SO4, HCl, HNO3, NaOH,...
- Hoá học về vật liệu giúp tạo ra những vật liệu mới, tiên tiến.
- Hoá học về môi trường giúp giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp và an toàn hơn.

2
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A. sự phát triển của thực vật và thực vật. B. khí quyển và sự biến đổi khí hậu.
C. sự phát triển của loài người. D. chất và sự biến đổi của chất.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất vật lí của chất.
B. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất hóa học của chất.
C. Cấu tạo của chất quyết định đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.
D. Cấu tạo của chất chỉ quyết định tính tan của chất.
Câu 3. Cho các nội dung sau:
(1) Nắm vững nội dung chính của các vấn đề hóa học.
(2) Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
(3) Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Để học tốt môn hóa học, cần áp dụng nội dung nào ở trên?
A. (1), (2). B. (1). C. (3). D. (1), (2), (3).
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống?
A. Hóa học giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc
tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.
B. Hóa học giúp nghiên cứu và tìm ra giống cây trồng tốt.
C. Trong lĩnh vựa mĩ phẩm, hóa học giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu
sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn.
D. Hóa học cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và chất tẩy rửa.
Câu 5. Chất nào sau đây thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư?
A. Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2]. B. Sodium bicarbonate (NaHCO3).
C. Hydrochloric acid (HCl). D. Sodium hydrogen sulfite (NaHSO3).
Câu 6. Chất nào sau đây được coi là nhiên liệu của tương lai?
A. Chlorine (Cl2). B. Hydrogen (H2). C. Nitrogen (N2). D. Oxygen (O2).
Câu 7. Hiểu biết hóa học về vấn đề nào dưới đây giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với
từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương
lai?
A. Hóa chất. B. Mĩ phẩm. C. Môi trường. D. Năng lượng.
Câu 8. Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ
tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho
A. sản xuất đồ gia dụng. B. phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
C. phần vỏ của các loại bóng đèn. D. sản xuất băng dính chịu nhiệt.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kim cương, than chì và than đá?
A. Đều tạo nên từ những nguyên tử carbon.
B. Có cấu tạo khác nhau.

3
C. Tính chất vật lí giống nhau nhưng một số tính chất hóa học khác nhau.
D. Một số tính chất vật lí và tính chất hóa học khác khau.
Câu 10. Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe 3+, Cu2+, …
ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. NaCl. D. K2SO4.
Câu 11. Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là
A. nhôm (aluminium). B. nitơ (nitrogen).
C. oxi (oxygen). D. nước.
Câu 12. Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước sôi bay hơi.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học.
B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí.
C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học.
D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí.
Câu 13. Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
A. khoa học hình thức. B. khoa học xã hội.
C. khoa học tự nhiên. D. khoa học ứng dụng.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất. B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu 15. Hóa học có vai trò quan trọng trong
A. đời sống. B. sản xuất.
C. nghiên cứu khoa học. D. Cả A, B và C.
Câu 16. Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm bao nhiêu phương
pháp?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17. Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng
lực hóa học?
A. Phương pháp giao tiếp.
B. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
C. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
D. Phương pháp học tập trải nghiệm.
Câu 18. Hoạt động trong hình vẽ dưới đây tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?

4
A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.
D. Phương pháp học tập trải nghiệm.
Câu 19. Phương pháp nào dưới đây là phương pháp nghiên cứu hóa học?
A. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. B. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
C. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng. D. Cả A, B và C.
Câu 20. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là
A. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên
cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.
B. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định
lượng…
C. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 21. Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân
tích, định lượng… là nội dung của phương pháp
A. nghiên cứu lí thuyết. B. nghiên cứu ứng dụng.
C. nghiên cứu thực nghiệm. D. học tập trải nghiệm.
Câu 22. Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là
A. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo
luận kết quả và kết luận vấn đề.
B. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo
luận kết quả và kết luận vấn đề.
C. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận
vấn đề; thực hiện nghiên cứu.
D. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận
vấn đề; thực hiện nghiên cứu.
Câu 23. Một trong các bước thực hiện trong đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng
dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng được thể hiện trong hình dưới đây:

5
Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu?
A. Xác định vấn đề nghiên cứu.
B. Nêu giả thuyết khoa học.
C. Thực hiện nghiên cứu.
D. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
Câu 24. Hình ảnh dưới đây là hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân
bón.

Hoạt động trên tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?
A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.
D. Phương pháp học tập trải nghiệm.
Câu 25. Theo truyền thống, hóa học được chia thành bao nhiêu chuyên ngành chính?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử C 5H12 sau
đây: CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 (1) và (CH3)4C (2).
Nhiệt độ sôi của hai chất này là bằng nhau hay khác nhau? Vì sao?
Câu 2. Hãy kể tên một số chất thông dụng xung quanh em và cho biết cất đó tạo nên từ các nguyên tử
của nguyên tố nào.
Câu 3. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
6
(a) Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực... (1)..., nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự
biến đổi của các đơn chất, hợp chất và... (2)... đi kèm những quá trình biến đổi đó.
(b) Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và... (1)..., là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên
khác. Hoá học có... (2)... nhánh chính. Đối tượng nghiên cứu của hoá học là... (3)...
Câu 4. Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
(a). Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
(b). Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
(c). Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
(d). Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
Câu 5. Do cấu tạo khác nhau mà kim cương, than chì và than đá dù đều tạo nên từ những nguyên tử
carbon nhưng lại có một số tính chất vật lí, hóa học khác nhau. Hãy nêu những tính chất khác nhau của
chúng mà em biết.
Câu 6. Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O 2, N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3,
NaCl, Al, He, H2?
Câu 7. Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất hóa học. Vai
trò và ứng dụng của chúng là gì?
Câu 8. Hãy cho biết sự khác nhau giữa biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.
Câu 9. Vì sao người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày?
Câu 10. Vì sao không được đốt than, củi trong phòng kín?
Câu 11. Vì sao hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai?
Câu 12. Một lượng lớn NH3 tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Đó là
loại phân bón đạm, lân hay kali?
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
(a). Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.
(b). Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
(c). Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét
(d). Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).
(e). Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần
thành chất rắn màu đen.
Câu 14. Hãy nêu vai trò, ứng dụng mà em biết của nước và oxygen.
Câu 15. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa
học.
(a). Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
(b). Quá trình quang hợp của cây xanh.
(c). Sự đông đặc ở mỡ động vật.
(d). Li sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
(e). Quá trình bẻ đôi viên phấn.
(f). Quá trình lên men rượu.
(g). Quá trình ra mực của bút bi.
Câu 16. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
7
(a). Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
(b). Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
(c). Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước đựng dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
(d). Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.
(e). Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.
Câu 17. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra
quá trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành
những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic.
Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi
loãng.”
Câu 18. Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt. Sau đó tiếp tục nung nóng dây sắt
thì thu được chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.
Câu 19. Vì sao khí thải chứa SO2, NO2,.. cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe 3+, Cu2+,…
ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua sữa vôi Ca(OH)2 ?
Câu 20. Những nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hoá học?
(a). Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.
(b). Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng.
(c). Sự chuyển hoá thức ăn trong hệ tiêu hoá.
(d). Sự phá huỷ tầng ozone bởi freon - 12.

8
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1D 2C 3D 4B 5A 6B 7D 8B 9C 10B
11D 12A 13C 14D 15D 16C 17A 18D 19D 20A
21C 22S 23C 24D 25D

TỰ LUẬN
Câu 1.
Chất (1) có mạch carbon thẳng
Chất (2) có mạch carbon phân nhánh. Nhiệt độ sôi của hai chất này là khác nhau vì có cấu tạo khác
nhau.
Câu 2.
muối ăn (NaCl): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố Na và Cl.
nước (H2O): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố H và O.
FeO: được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố Fe và O.
Câu 3.
a) (1) khoa học tự nhiên, (2) năng lượng.
b) (1) thực nghiệm, (2) năm, (3) chất và sự biến đổi của chất.
Câu 4.
Hiện tượng vật lí là: a, c, d.
Hiện tượng hóa học là: b.
Câu 5.
Kim cương cứng và rắn, sáng.
Than chì xốp, dễ bị bẻ vụn, đen, dễ bị đốt cháy.
Câu 6.
Đơn chất là chất chỉ chứa 1 nguyên tố hóa học. Vậy đơn chất là: Cu, O2, N2, O3, Al, He, H2.
Hợp chất là chất chứa từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Vậy hợp chất là: HCl, H2SO4, NH4NO3, NaCl.
Câu 7.
- Phản ứng quang hợp: thực vật gây ra một phản ứng hóa học gọi là quang hợp nhằm chuyển Cacbon
dioxit và nước thành dinh dưỡng và oxy.
Minh họa: 6CO2 + 6H2O + ánh sáng → C6H12O6 + 6O2.
- Sự cháy: ví dụ phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi.
Minh họa: C3H6 + 5O2 → 4H2O +3CO2 + năng lượng.
Câu 8.
Biến đổi vật lí: Thay đổi vật lí đề cập đến sự thay đổi trong đó các phân tử được sắp xếp lại nhưng
thành phần bên trong của chúng vẫn như cũ.
Biến đổi hóa học: Là một quá trình trong đó chất biến đổi thành một chất mới. có thành phần hóa
học khác nhau.
Câu 9.

9
Trong bệnh đau dạ dày, cơ thể thường tiết ra nhiều dịch vị (acid chlohydric). Natribicarbonat trực
tiếp tác dụng với với acid chlohydric tạo thành muối natrichlorua, nước, khí carbonic, làm cho môi
trường dạ dày bớt acid nên làm giảm cơn đau.
Câu 10.
Khi đốt than, chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc khí CO, CO 2, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi dần dần chiếm
trọn không gian phòng kín, rút hết khí oxy, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong.
Câu 11.
H2 được coi là một dạng năng lượng hóa học có nhiều ưu điểm vì sản phẩm của quá trình này
chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí CO 2 gây
biến đổi khí hậu toàn cầu, là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được
Câu 12.
Để sản xuất phân đạm.
Câu 13.
Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.
⇒ hiện tượng vật lí là: a, d.
Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.
⇒ hiện tượng hóa học là: b, c.
Câu 14.
- Nước: Nước chiếm tỉ lệ 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất,
vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động cơ
thể.
- Oxygen: mỗi người, mỗi ngày cần oxi để thở. Ngoài ra oxi phục vụ ngành công nghiệp hóa chất,
luyện gang thép, y học,…
Câu 15.
- Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.
- Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.
Vậy hiện tượng vật lí là: c, e, g. Hiện tượng hóa học là: a, b, d, f.
Câu 16.
Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.
⇒ hiện tượng vật lí là: a, c, e.
Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.
⇒ hiện tượng hóa học là: b, d.
Câu 17.
- Quá trình biến đổi vật lí:
+ Người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp.
+ Thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.
- Quá trình biến đổi hóa học:
+ Nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic.

10
+ Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc.
Câu 18.
Hiện tượng vật lí: Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt.
Hiện tượng hóa học: Tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu.
Câu 19.
Dùng Ca(OH)2 để xử lí sơ bộ khí thải hoặc nước thải vì nó chuyển hóa khí thành dạng muối kết,
nước thải thành các kết tủa ít độc hại hơn, dễ thu gom, xử lí hơn.
 SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
 4NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O
 Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
 Cu2+ + OH- → Cu(OH)2
Đồng thời Ca(OH)2 cũng là một nguyên liệu khá rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng và hiệu quả cao, sử
dụng phổ biến trong đời sống nên sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế.
Câu 20.
c, d.

11
BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Vật chất được tạo thành từ những hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử.
- Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử có chứa electron.

Mô hình nguyên tử
II. Sự tìm ra electron
- Năm 1879, nhà vật lý người Anh J. J. Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện trong một ống thuỷ
tinh gần như chân không (gọi là ống tia âm cực).

Thí nghiệm của Thomson


- Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron (kí
hiệu là e).
- Hạt electron có:
 Điện tích qe = -1,602.10-19 C (coulomb).
 Khối lượng: me = 9,11.10-28 g.
- Điện tích của electron được quy ước là -1.
III. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử
- Năm 1911, nhà vật lí người New Zealand là E. Rutherford đã tiến hành bắn phá một chùm hạt alpha
lên một lá vàng siêu mỏng và quan sát đường đi của chúng sau khi bắn phá bằng màn huỳnh quang.
12
Thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử của Rutherford

Kết quả thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử của Rutherford
- Một phần hạt alpha đi xuyên qua nguyên tử vàng, một phần bị chệch hướng, một phần bị phản xạ
ngược trở lại, chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng, và có hạt nhân ở trung tâm.
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung
quanh hạt nhân.
- Nguyên tử trung hoà về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của
các electron trong nguyên tử.
IV. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
- Vào năm 1918, khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt alpha, Rutherford hạt proton (kí
hiệu là p).
- Năm 1932, khi dùng các hạt alpha để bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick nhận thấy
sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp xỉ hạt proton, nhưng không mang điện, gọi là neutron
(kí hiệu là n).
- Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và neutron.
- Proton mang điện tích dương (+1) và neutron không mang điện.
13
- Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
V. Kích thước và khối lượng nguyên tử
1. Kích thước nguyên tử

Đường kính nguyên tử, hạt nhân trong nguyên tử carbon


Nguyên tử đó có đường kính khoảng 10-10 m và đường kính hạt nhân khoảng 10-14 m. Như vậy, đường
kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10000 lần.
2. Khối lượng nguyên tử
Hạt Điện tích tương đối Khối lượng (amu) Khối lượng (g)
p +1 ≃1 1,673.10-24
n 0 ≃1 1,675.10-24
e -1 ≃ 0,00055 9,11.10-28

- Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu.
1 amu = 1,66.10-24 g
- Khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân do khối lượng của các electron không đáng
kể so với khối lượng của proton và neutron.

14
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron.
Câu 2. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
A. electron. B. proton.
C. neutron. D. neutron và electron.
Câu 3. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron
Câu 4. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton. B. neutron.
C. electron. D. neutron và electron.
Câu 5. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là
A. proton và α. B. proton và neutron.
C. proton và electron. D. electron và neutron.
Câu 6. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron
B. số hạt electron = số hạt neutron
C. số hạt electron = số hạt proton
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron
Câu 7. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của
chúng?
A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.
C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1.
Câu 8. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 9. Phát biểu nào sai khi nói về neutron?
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.
D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.

15
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
Câu 12. Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?
A. Tia . B. Proton. C. Nguyên tử hydrogen. D. Tia âm cực.
2
Câu 13. Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 10 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng
A. 102 pm. B. 10-4 pm. C. 10-2 pm. D. 104 pm.
Câu 14. Thông tin nào sau đây không đúng?
A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần
bằng khối lượng hạt nhân.
Câu 15. Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen.

B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong mol nguyên tử carbon.
C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen.

D. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol carbon.


Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 17. Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10 -19 C. Điều khẳng định nào sau đây là
không chính xác?
A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron. B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton.
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hòa về điện.
Câu 18. Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt
electron trong Al là bao nhiêu?
A. 13. B. 15. C. 27. D. 14.
Câu 19. Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số
electron trong A là
A. 12. B. 24. C. 13. D. 6.
Câu 20. Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10 -27 kg. Khối lượng của magnesium theo
amu là
16
A. 23,978. B. 66,133.10-51. C. 24,000. D. 23,985.10-3.
Câu 21. Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron, 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao
nhiêu % khối lượng nguyên tử helium?
A. 2,72%. B. 0,272%. C. 0,0272%. D. 0,0227%.
Câu 22. X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm
vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về
X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là + 26.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nguyên tử, hạt không mang điện là hạt electron.
(2) Lớp vỏ của tất cả các nguyên tử đều chứa electron.
(3) Tất cả các nguyên tử đều trung hòa về điện
(4) Trong nguyên tử, hạt mang điện là neutron và electron.
(5) Khối lượng của hạt proton gấp hạt electron khoảng 1818 lần.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy điền những dữ liệu còn thiếu vào các chỗ trống trong các câu sau:
(a) Trong ống tia âm cực, tia âm cực được phát ra từ điện cực âm chính là chùm các hạt (1)...................
(b) Đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tồn tại trong các phân tử được gọi là
(2) ...................
(c) Hạt mang điện tích dương được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (3) ...................
(d) Hạt không mang điện tồn tại trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (4) ...................
(e) Hạt trong nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất và khối lượng lớn nhất, tương ứng là (5) ...................và
(6) ...................
Câu 2. Hình ảnh dưới đây mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford:
17
(a) Hãy quan sát và nhận xét về đường đi của các hạt α (mũi tên màu đỏ).
(b) Từ kết quả của thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì về nguyên tử.
Câu 3. Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân.
(a) Nguyên tử nitrogen này có bao nhiêu electron?
(b) Tính khối lượng của hạt nhân, vỏ nguyên tử và của toàn nguyên tử nitrogen.
(c) Khối lượng hạt nhân bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng toàn nguyên tử nitrogen? Từ kết quả đó
có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối lượng của hạt nhân được không?
Câu 4. Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả
bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính
0,003 cm). Cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.
Câu 5. Một loại nguyên tử sulfur (S) có 16 proton, 16 neutron, 16 electron. Biết N A = 6,022.1023, hãy
tính:
(a) khối lượng electron (gam) trong 1 mol nguyên tử sulfur.
(b) khối lượng (gam) của 1 mol nguyên tử sulfur. So sánh khối lượng của electron và khối lượng
nguyên tử sulfur rồi rút ra nhận xét.
Câu 6. Nước cất (H2O) là nước tinh khiết, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng
trong y tế như pha thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương, … Tính tổng số
electron, protron, neutron trong một phân tử nước (H 2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ gồm
1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.
Câu 7. Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một
phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 , mang một lượng điện tích âm là
. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu
electron?

18
Câu 8. X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực
mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm,
xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt cơ bản bằng 52, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo (số hạt mỗi
loại) của nguyên tử X.
Câu 9. Helium là một khí hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như hàng không,
hàng không vũ trụ, điện tử, điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử helium có 2 proton, 2
neutron và 2 electron. Cho biết khối lượng của electron trong nguyên tử helium chiếm bao nhiêu phần
trăm khối lượng nguyên tử.
Câu 10.
(a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt?
(b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết rằng số Avogadro có giá trị là 6,022  1023).
Câu 11. Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron,
electron có trong 27 g nhôm.
Câu 12. Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn
được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt
(proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
Tính số loại mỗi hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.
Câu 13. Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng
số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của
nitrogen.
Câu 14. Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn
tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Xác định
số hiệu nguyên tử của X và Y.
Câu 15. Thể tích của 1 mol Ca tinh thể bằng 25,87 cm 3. Biết rằng trong tinh thể, nguyên tử Ca chiếm
74% còn lại là khe trống. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Ca.

19
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1D 2B 3B 4C 5C 6C 7B 8B 9B 10B
11A 12C 13C 14B 15A 16D 17C 18A 19A 20A
21C 22B 23B 24B

TỰ LUẬN
Câu 1.
(1) electron; (2) nguyên tử; (3) proton; (4) neutron; (5) electron; (6) neutron.
Câu 2.
(a) Đa số các hạt α đi thẳng ⇒ nguyên tử rỗng.
(b) Một số hạt bị lệch hướng hoặc bật ngược trở lại
⇒ nguyên tử chứa phần mang điện dương, có khối lượng, kích thước rất nhỏ (hạt nhân).
Câu 3.
(a) Số p = số e = 7 electron.
(b) mhạt nhân = 1.7 + 1.7 = 14 amu; mvỏ = me = 7.0,00055 = 3,85.10-3 amu; mN = 14,00385 amu

(c)
⇒ Có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng hạt nhân.
Câu 4.

Kích thước nguyên tử vàng lớn hơn kịch thước hạt nhân lần.
Câu 5.
(a) me = 16.6,022.1023.9,109.10-28 = 8,78.10-3 gam.
(b) mS = 6,022.1023(16.1,673.10-24 + 16.1,675.10-24 + 16.9,109.10-28) = 32,267 gam
me rất nhỏ so với mS ⇒ Khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Câu 6.
Tổng số p, n, e trong H2O bằng 2(1 + 1) + (8 + 8 + 8) = 28 hạt.
Câu 7.

Số electron tương đương bằng electron.


Câu 8.

Câu 9.

20
Câu 10.

(a) Số hạt electron trong 1 gam là


(b) Khối lượng 1 mol electron là 6,022.1023.9,109.10-28 = 5,485.10-4 gam.
Câu 11.
Số mol Al là 1 mol (6,022.1023 nguyên tử nhôm).
mp = 13.1,673.10-24.6,022.1023 = 13,097 gam
mn = 14.1,675.10-24.6,022.1023 = 14,122 gam
me = 13.9,109.10-28.6,022.1023 = 7,131.10-3 gam
Câu 12.

Câu 13.

Câu 14.

Câu 15.
Thể tích thực của 1 mol Ca là Vthực = 25,87.74% = 19,1438 cm3

⇒ V1 nguyên tử Ca =

21
BÀI 3. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân

Mô hình nguyên tử theo Rutherford


- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).
- Điện tích hạt nhân = +Z.
2. Số khối của nguyên tử
- Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N).
Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử Na có số proton là 11 và số neutron là 12 nên số khối của hạt nhân nguyên
tử Na là A = 11 + 12 = 23
II. Nguyên tố hoá học
1. Số hiệu nguyên tử
- Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố được quy ước bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của
nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) cho biết:
 Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
 Số electron trong nguyên tử.
- Mỗi nguyên tố hoá học có một số hiệu nguyên tử.
2. Nguyên tố hoá học
- Khái niệm: nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Ví dụ 2: Ba loại nguyên tử carbon (C) đều có cùng 6 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên
tố hoá học, nguyên tố carbon (C).
3. Kí hiệu nguyên tử
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (còn được gọi là số hiệu nguyên tử) của một nguyên tố hóa
học và số khối được xem là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

22
Kí hiệu nguyên tử
III. Đồng vị
- Các đồng vị của một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu
nguyên tử (Z), nhưng khác nhau về số neutron (N). Do đó, số khối (A) của chúng khác nhau.
- Ngoài những đồng vị bền các nguyên tố hóa học còn có một số đồng vị không bền, gọi là các đồng vị
phóng xạ, được sử dụng nhiều trong đời sống, y học, nghiên cứu khoa học,...
IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
1. Nguyên tử khối
- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết
khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
- Do khối lượng proton và neutron đều xấp xỉ 1 amu, còn khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều
(0,00055 amu), nên có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.
Ví dụ 3: Nguyên tử của nguyên tố potassium (K) có Z = 19; số neutron = 20 nên nguyên tử khối của K
là A = 19 + 20 = 39.
2. Nguyên tử khối trung bình
- Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên
tố đó.
Ví dụ 5: Bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được trong tự nhiên, nguyên tố chlorine

có hai đồng vị bền là có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là 75,76% và 24,24%.
Nguyên tử khối trung bình của chlorine là

23
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số khối. B. số neutron.
C. số proton. D. số neutron và số proton.
Câu 2. Số hiệu nguyên tử cho biết
A. số proton trong hạt nhân nguyên tử. B. điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. số electron trong nguyên tử. D. Cả A, B, D đều đúng.
Câu 3. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?
A. Số proton. B. Số neutron.
C. Số khối. D. Nguyên tử khối.
Câu 4. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (kí hiệu là Z) của một nguyên tố gọi là
A. số khối. B. nguyên tử khối. C. số hiệu nguyên tử. D. số neutron.
Câu 5. Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân. B. Số proton và số electron.
C. Số khối A và số neutron. D. Số khối A và điện tích hạt nhân.
Câu 6. Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số hiệu
nguyên tử (Z) theo công thức:
A. A = Z – N. B. N = A – Z. C. A = N – Z. D. Z = N +A.

Câu 7. Kí hiệu chung của mọi nguyên tử là , trong đó A, Z và X lần lượt là


A. số khối, kí hiệu nguyên tố, số hiệu nguyên tử.
B. số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố.
C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, số khối.
C. số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tố.
Câu 8. Điện tích hạt nhân của nguyên tử chlorine có 17 electron là
A. +15. B. +16. C. +17. D. +18.
Câu 9. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng?

A. . B. . C. . D. .

Câu 10. Số neutron trong nguyên tử là


A. 3. B. 7. C. 11. D. 4.

Câu 11. Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium ( ) lần lượt là
A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13.
Câu 12. Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. . B. . C. . D. .

Câu 13. Số hạt electron của nguyên tử có kí kiệu là


A. 8. B. 6. C. 10. D. 14.

24
Câu 14. Nguyên tử Y có 4 neutron và số khối bằng 7. Kí hiệu nguyên tử của Y là

A. . B. . C. . D. .
Câu 15. Nguyên tử X có 15 proton và 16 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 16. Nguyên tử Z có 7 neutron và 6 proton. Kí hiệu nguyên tử của Z là

A. . B. . C. . D. .
Câu 17. Nguyên tử M có 20 neutron trong hạt nhân và số khối bằng 39. Kí hiệu nguyên tử của M là

A. . B. . C. . D. .
Câu 18. Nguyên tử T có 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử của T là

A. . B. . C. . D. .
Câu 19. Nguyên tử P có Z=15, A=31 nên nguyên tử P có
A. 15 hạt proton, 16 hạt electron, 31 hạt neutron.
B. 15 hạt electron, 31 hạt neutron, 15 hạt proton.
C. 15 hạt proton, 15 hạt electron, 16 hạt neutron.
D. Khối lượng nguyên tử là 46 amu.

Câu 20. Thông tin nào sau đây không đúng về ?


A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82.
C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206.

Câu 21. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: và , nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Cả hai là đồng vị của nguyên tố uranium. B. Mỗi nguyên tử đều có 92 neutron.
C. Hai nguyên tử có cùng số electron. D. Hai nguyên tử có số khối khác nhau.

Câu 22. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: và . Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị. B. X và Y đều có 19 neutron
C. X và Y có cùng số electron. D. X và Y có số khối khác nhau.
Câu 23. Một nguyên tử X có 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là

A. . B. . C. . D. .
Câu 24. Cặp nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ?
14 16 16 22 15 22 16 17
A. 7 G ; 8 M B. 8 L ; 11 D C. 7 E ; 10 Q D. 8 M
; 8 L
Câu 25. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.

25
Câu 26. Cho các nguyên tử sau: , , , . Những nguyên tử là đồng vị của cùng một
nguyên tố hóa học là:
A. A và B. B và C. C và D. A và

Câu 27. Có 3 nguyên tử: . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X, Y. B. Y, Z. C. X, Z. D. X, Y, Z.
Câu 28. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau ?

A. và B. và C. và . D. và .

Câu 29. Cho các nguyên tử . Cặp nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?
A. C và E. B. C và C. A và D. B và
Câu 30. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào không phải đồng vị ?

A. và B. C. D. và .

Câu 31. Cho kí hiệu các nguyên tử sau: , , , , , , , , . Dãy nào


sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?

A. , , . B. , , . C. , , . D. , ,

Câu 32. Đồng vị có cùng số khối với là

A. . B. . C. . D. .

Câu 33. Từ hai đồng vị chlorine ( và ) và đồng vị , số loại phân tử HCl có thể được tạo
thành là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 34. Từ hai đồng vị hydrogen ( và ) và đồng vị , số loại phân tử H2O có thể được tạo
thành là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35. Từ hai đồng vị hydrogen ( và ) và hai đồng vị chlorine ( và ), số loại phân tử
HCl có thể được tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 neutron.
C. Trong các nguyên tử, chỉ có nguyên tử oxygen mới có 8 electron.
D. Cả A và
Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.

26
C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron.
D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 38. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
Câu 39. Nhận định đúng nhất là
A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất giống nhau.
B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 40. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau.
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

Câu 41. Cho các nguyên tử: , , . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. X, Y, Z là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. Z và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
D. Z và X là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 42. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: , và ?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. X và Y cùng số neutron.

Câu 43. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: , và ?
A. Z và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. X và Y có cùng số khối.
C. X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
D. X và Z có cùng số neutron.
Câu 44. Cho đồng 2 đồng vị 63Cu, 65Cu và oxygen có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Phân tử CuO có phân tử
khối lớn nhất là
A. 63Cu18O. B. 65Cu16O. C. 63Cu17O. D. 65Cu18O.
Câu 45. Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.

27
Câu 46. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là
35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 18. B. 23. C. 17. D. 15.
Câu 47. Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, neutron và electron là 10. Số khối bằng
7. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 10. B. 7. C. 3. D. 4.
Câu 48. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 95. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 25. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 49. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu nguyên tử của Y là

A. . B. . C. . D. .
Câu 50. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52. Số hạt không mang điện gấp 1,06 lần số hạt
mang điện âm. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 51. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt
mang điện dương là 1 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 52. Nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
Số khối của X là
A. 27. B. 31. C. 32. D. 35.
Câu 53. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 36. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang
điện. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 54. Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm
lạnh, vật liệu chống dính, … Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt
proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là
A. 19. B. 28. C. 30. D. 32.
Câu 55. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 49. Số hạt không mang điện bằng 53,125 % số
hạt mang điện. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. . B. . C. . D. .
Câu 56. Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối
của nguyên tử nguyên tố X là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 7.

Câu 57. Oxygen có ba đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử là (99,757%), (0,038%),


(0,205%). Nguyên tử khối trung bình của oxygen là

28
A. 16,0. B. 16,2. C. 17,0. D. 18,0.

Câu 58. Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là chiếm 50,69% số nguyên tử và chiếm
49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của bromine là
A. 80,00. B. 80,112. C. 80,986. D. 79,986.

Câu 59. Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là
(chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là
A. 80. B. 81. C. 82. D. 80,5.
Câu 60. Nguyên tử carbon có hai đồng vị bền: chiếm 98,89 % và chiếm 1,11 %. Nguyên tử
khối trung bình của carbon là:
A. 12,50. B. 12,02. C. 12,01. D. 12,06.
Câu 61. Trong tự nhiên, nguyên tố argon có ba đồng vị với hàm lượng tương ứng là:
; và . Nguyên tử khối trung bình của Ar là:
A. 38,00. B. 36,01. C. 39,99. D. 40,19.
Câu 62. Trong tự nhiên, bromine (Br) có hai đồng vị với thành phần phần trăm số nguyên tử là
50,70 %; còn lại là đồng vị . Nguyên tử khối trung bình của Br là:
A. 80,01. B. 79,99. C. 74,88. D. 74,32.

Câu 63. Oxygen có ba đồng vị ( , và ), carbon có hai đồng vị ( và ). Số loại phân tử


CO2 có thể được tạo thành là
A. 6. B. 9. C. 12. D. 18.

Câu 64. Nitrogen có hai đồng vị bền là và . Oxygen có ba đồng vị bền là , , . Số


hợp chất NO2 tạo bởi các đồng vị trên là
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.
63 65
Câu 65. Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có hai đồng vị là Cu và Cu. Nguyên tử khối trung bình của
Cu là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 66. Nguyên tố boron (B) có nguyên tử khối trung bình là 10,81. Trong tự nhiên, boron có hai đồng
vị là và . Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là
A. 81 %. B. 19 %. C. 0,19 %. D. 0,81 %.
Câu 67. Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

29
Câu 68. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 69. Cho nguyên tử các nguyên tố sau: , , , , và .


(1) Nguyên tử X và Y có tính chất hóa học giống nhau vì có cùng điện tích hạt nhân.
(2) Nguyên tử Z và T là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
(3) Nguyên tử A và M là đồng vị của nhau do có số proton bằng số neutron.
(4) Nguyên tử X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
Số phát biểu đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 70. Cho các nguyên tử X, Y, Z, T có các đặc điểm như sau:
(1) nguyên tử X có 17 proton và số khối bằng 35.
(2) nguyên tử Y có 17 neutron và số khối 33.
(3) nguyên tử Z có 17 neutron và 15 proton.
(4) nguyên tử T có 20 neutron và số khối bằng 37.
Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và Y. B. Y và T. C. Z và Y. D. X và T.

TỰ LUẬN
Câu 1. Silicon (Si) là nguyên tố được sử dụng để chế tạo vật liệu bán dẫn, có vai trò quan trọng trong
sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28, 29, 30.
Viết kí hiệu nguyên tử cho mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số hiệu nguyên tử là 14.
Câu 2. Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt,
thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong
nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không
mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định thành phần
cấu tạo của nguyên tử Y.
Câu 3. Biết rằng: S (Z = 32), Ca (Z = 20), F (Z = 9), Na (Z = 11) ). Hãy hoàn thành những thông tin
chưa biết trong bảng sau:
Đồng vị
? ? ? ?
(kí hiệu nguyên tử)
Số hiệu nguyên tử ? ? ? 9 11
Số khối ? ? ? ? 23
Số proton 16 ? ? ? ?
30
Số neutron 16 20 ? 10 ?
Số electron ? 20 ? ? ?

Câu 4. Boron có trong một số loại trái cây, thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày. Chúng
có tác dụng rất tốt cho việc cải thiện một số chức năng của não bộ và cấu trúc, mật độ xương. Nguyên
tử boron có khối lượng nguyên tử là 10,81 amu. Tuy nhiên, không có nguyên tử boron nào có khối
lượng chính xác là 10,81 amu. Hãy giải thích điều đó.
Câu 5. Khí carbon dioxide (CO2) là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Viết các loại phân
tử CO2 tạo thành từ:

(a) 2 đồng vị , và 3 đồng vị , , .

(b) 3 đồng vị , , và 3 đồng vị , , .


Câu 6. Trong tự nhiên, argon có các đồng vị , , , chiếm tương ứng khoảng 99,604%;
0,063% và 0,333% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Ar.
Câu 7. Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu

được sử dụng đề xác định phân tử khối, nguyên từ khối của các
chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối
của neon được biểu diễn như ở hình bên.
Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của
từng đòng vị, trục hoành biểu thị tỉ số cùa nguyên tử khối (m)
của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện
tích z của các ion đồng vị neon đều bằng +1).
(a) Neon có bao nhiêu đồng vị bền?
(b) Tính nguyên tử khối trung bình của Neon.
Câu 8. Trong thể dục thể thao, có một số vận động viên sử dụng các loại chất kích thích trong thi đấu,
gọi là doping, dẫn đến thành tích đạt được của họ không thật so với năng lực vốn có. Một trong các loại
doping thường gặp nhất là testosterone tổng hợp.

Tỉ lệ giữa hai đồng vị (98,98%) và (1,11%) là không đổi đối với testosterone tự nhiên trong cơ

thể. Trong khi testosterone tổng hợp (tức doping) có phần trăm số nguyên tử đồng vị ít hơn
testosterone tự nhiên. Đây chính là mấu chốt của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope Ratio - Tỉ lệ đồng vị
carbon) - một xét nghiệm với mục đích xác định xem vận động viên có sử dụng doping hay không.
Giả sử, thực hiện phân tích CIR đối với một vận động viên thu được kết quả phần trăm số nguyên tử

đồng vị là x và là y. Từ tỉ lệ đó, người ta tính được nguyên tử khối trung bình của carbon trong
mẫu phân tích có giá trị là 12,0098. Với kết quả thu được, em có nghi ngờ vận động viên này sử dụng
doping không? Vì sao?
Câu 9. Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của ba đồng vị: 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar và 0,337%
36
Ar.
(a) Tính nguyên tử khối trung bình của Ar?
31
(b) Tính thể tích của 20 gam Ar ở điều kiện chuẩn (25oC, 1 bar)
Câu 10. Trong tự nhiên, nguyên tố boron (B) có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung
bình của boron là 10,81. Tính thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị .
Câu 11. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 35,48. Biết X có hai đồng vị trong đó đồng
vị 35X chiếm 75,77% số nguyên tử. Tính số khối của đồng vị còn lại.
Câu 12. Trong tự nhiên, nguyên tố copper (đồng) có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối
trung bình của copper là 63,54. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của trong CuSO4 (cho
S = 32, O = 16).
Câu 13. Magnesium oxide (MgO) được sử dụng để làm dịu cơn đau ợ nóng và chua của chứng đau dạ
dạy. Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều
hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O.
Câu 14. Trong tự nhiên nguyên tố X có 3 đồng vị: đồng vị 1 có 8 neutron chiếm 99,757%, đồng vị 2 có
9 neutron chiếm 0,039%, đồng vị 3 có 10 neutron. Biết nguyên tử khối trung bình của X là 16,00447.
Tìm số khối các đồng vị của X.

Câu 15. Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng
súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron và electron bằng 178; trong đó, số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là
12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.
Câu 16. Tổng số hạt p, n, e trong A2B là 140, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 44. Số hạt mang điện trong hạt nhân của A lớn hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của B
là 11. Xác định số hiệu nguyên tử của A và B, từ đó suy ra công thức của A2B.
Câu 17. Oxide của kim loại M (M2O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi
măng, sản xuất phân bón, … Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M 2O có màu trắng, tan
nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trông. Tổng số hạt cơ bản trong
phân tử X có công thức M 2O là 140, trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 44. Xác định công thức phân tử của M2O.
Câu 18. Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm
soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt
năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại
lỏng…) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng. Người ta dùng uranium làm

nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân. Trong tự nhiên, uranium có 2 đồng vị cơ bản là và .
Hãy xác định số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số khối, số proton, số neutron, số electron của hai
đồng vị này.

Câu 19. Cho các nguyên tử sau:


(a) Những nguyên tử nào có cùng số khối?
(b) Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau?

32
(c) Tính số neutron của mỗi nguyên tử.
Câu 20. Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số neutron như sau: X: 20 proton và 20 neutron. Y: 18
proton và 22 neutron. Z: 20 proton và 22 neutron.
(a) Những nguyên tử nào là các đồng vị của cùng một nguyên tố?
(b) Tính số khối và viết kí hiệu của mỗi nguyên tử.
63
Câu 21. Trong nguyên tử đồng (copper) có hai đồng vị bền là Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của
đồng là 63,54. Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam đồng.
Câu 22. Magnesium (Mg) có hai đồng vị A và B. Đồng vị A có số khối 24, đồng vị B hơn đồng vị A
một neutron. Tỉ lệ số nguyên tử của A và B là 2 : 3. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
Câu 23. Một nguyên tố X có hai đồng vị X 1 và X2. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị X 1 có 44
neutron, đồng vị X2 nhiều hơn X1 2 neutron. Hàm lượng nguyên tử của đồng vị X 2 là 49,3 %. Tính
nguyên tử khối trung bình của X.
Câu 24. Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ thể người như: làm lành vết thương, điều hoà
nội tiết sinh dục, chống viêm khớp, … Do ngọn lửa cháy có màu đặc biệt nên boron vô định hình được

dùng làm pháo hoa. Boron có hai đồng vị là và , nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính phần
trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của boron.
Câu 25. Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối
lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối
trung bình của Mg là 24,32. Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg?
Câu 26. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Trong tự nhiên, Cu có 2 đồng vị X và Y có tổng
số khối là 128. Số nguyên tử của đồng vị X bằng 0,37 số nguyên tử của đồng vị Y. Xác định số khối
của hai đồng vị X và Y.
Câu 27. Tổng số hạt p, n, e trong X 2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 18. Xác định Z, A và kí hiệu nguyên tử của X.
Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 58, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 18. Xác định Z, A và kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

33
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1C 2D 3A 4C 5D 6B 7B 8C 9A 10D
11A 12D 13A 14C 15C 16B 17C 18B 19C 20B
21B 22B 23C 24D 25A 26D 27C 28D 29A 30A
31D 32B 33B 34C 35C 36B 37C 38A 39B 40D
41C 42A 43C 44D 45B 46B 47C 48C 49A 50A
51B 52B 53C 54B 55C 56D 57A 58D 59B 60C
61C 62B 63C 64D 65D 66B 67D 68C 69B 70D

TỰ LUẬN
Câu 1.

Kí hiệu các đồng vị của silicon:


Câu 2.

Câu 3.
Đồng vị
(kí hiệu nguyên tử)
Số hiệu nguyên tử 16 20 30 9 11
Số khối 32 40 65 19 23
Số proton 16 20 30 9 11
Số neutron 16 20 35 10 12
Số electron 16 20 30 9 11

Câu 4.
Vì 10,81 amu là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị boron trong tự nhiên chứ không phải
nguyên tử khối của một nguyên tử cụ thể.
Câu 5.

(a)

34
(b)

Câu 6.

Câu 7.

(a) Neon có 3 đồng vị bền:

(b) .
Câu 8.

Ta có:

Do phần trăm số nguyên tử của trong mẫu phân tích nhỏ hơn so với tự nhiên nên có thể nghi
ngờ vận động viên này đã sử dụng doping.
Câu 9.

(a) ; (b) VAr = 12,395 lít.


Câu 10.
Đ/s: 81%.
Câu 11.
Đ/s: A = 37.
Câu 12.
x1 = 73%; x2 = 27%.
Trong 1 mol CuSO4 có 1 mol Cu


Câu 13.

Câu 14.

Câu 15.

35
X là Fe, Y là S ⇒ XY2 là FeS2
Câu 16.

Câu 17.

Câu 18.
Số hiệu Điện tích
Số khối Số proton Số neutron Số electron
nguyên tử hạt nhân
92 +92 235 92 143 92
92 +92 238 92 146 92

Câu 19.
(a) Cùng số khối: B và F; (b) Đồng vị của nhau: A và E; C và F.
(c) NA = 18; NB = 7; NC = 6; ND = 20; NE = 20; NF = 8.
Câu 20.
(a) X và Z cùng có 20 proton nên là đồng vị của cùng một nguyên tố.

(b) AX = 20 + 20 = 40 ⇒

AY = 18 + 22 = 40 ⇒

AZ = 20 + 22 = 42 ⇒
Câu 21.

Gọi phần trăm số nguyên tử của 63Cu là x% ⇒ của 65Cu là 100 – x %

Ta có:

Câu 22.

Đ/S: .
Câu 23.

36
Câu 24.

⇒ Phần trăm số nguyên tử của là 19%, là 81%.


Câu 25.

⇒ Phần trăm số nguyên tử của 24Mg là 79%, 25Mg là 10%.


Câu 26.

Câu 27.

.
Câu 28.

Đ/S: .

37
BÀI 4. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr, các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình
tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.

Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford, Bohr


- Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân
không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

Mô hình đám mây electron của nguyên tử hydrogen


2. Orbital nguyên tử
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy không giống nhau, tạo
thành đám mây electron.
- Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron
khoảng 90% gọi là orbital nguyên tử.
- Dựa trên sự khác nhau về hình dạng và sự định hướng trong không gian của các orbital, người ta phân
loại thành orbital s, orbital p, orbital d và orbital f.

38
Hình dạng AO s và AO p
- Orbital nguyên tử (Atomic Orbital, viết tắt AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên
tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).
- Một số AO thường gặp: s, p, d, f.
- Các AO có hình dạng khác nhau:
 AO s có dạng hình cầu.
 AO p có dạng hình số tám nổi.
 AO d và f có hình dạng phức tạp.
II. Lớp và phân lớp electron
1. Lớp electron
- Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q) từ gần đến
xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7.

Minh hoạ các lớp electron ở vỏ nguyên tử


- Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
2. Phân lớp electron
- Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f.
Các electron thuộc các phân lớp s, p, d và f được gọi tương ứng là các electron s, p, d và f.
- Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là 1, 3, 5 và 7.
- Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp
trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
39
III. Cấu hình electron nguyên tử
1. Nguyên lí vững bền
- Trong nguyên tử, các electron trên mỗi orbital có một mức năng lượng xác định. Người ta gọi mức
năng lượng này là mức năng lượng orbital nguyên tử (mức năng lượng AO).
- Các electron trên các orbital khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau.
Ví dụ 1: Phân lớp 2p có 3 orbital 2p x, 2py, 2pz; các electron của các orbital p trong phân lớp này tuy có
sự định hướng trong không gian khác nhau nhưng chúng có cùng mức năng lượng AO.

Mối quan hệ về mức năng lượng của các orbital trong những phân lớp khác nhau
- Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital
có năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p ...
2. Nguyên lí Pauli
- Để biểu diễn orbital nguyên tử, người ta sử dụng các ô vuông gọi là ô lượng tử. Mỗi ô lượng tử tương
ứng với một AO.
- Mỗi AO chứa tối đa 2 electron.
- Nếu trong AO chỉ chứa một electron thì gọi electron dó là electron độc thân (kí hiệu bởi một mũi tên
hướng lên ↑).
- Nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên
ngược chiều nhau ↑↓).

Cách biểu diễn orbital


- Nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
3. Số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong mỗi lớp
Số electron tối đa trong lớp n là 2n2 (n ≤ 4).
40
4. Quy tắc Hund
- Các phân lớp s2, p6, d10, d14 chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hoà.
- Các phân lớp s1, p3, d5, f7 chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hoà.
- Các phân lớp chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hoà.

- Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hoà, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao
cho số electron độc thân là tối đa.
5. Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trong vỏ nguyên tử trên các phân lớp thuộc
các lớp khác nhau.
- Quy ước cách biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp như sau:

- Cách viết cấu hình electron:


Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.
Bước 2: Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo các nguyên
lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử.
Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp
electron.
Ví dụ 2: Viết cấu hình electron của nguyên tử oxygen (Z = 8).
- Tổng số electron của nguyên tử O là 8.
- Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron đến phân lớp 4s theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s ...
- Điền các electron: 1s22s22p4 (bỏ phần thừa 3s 3p 4s).
- Có thể thay 1s2 bằng kí hiệu [He]. Cấu hình electron của nguyên tử O là 1s22s22p4 hoặc [He]2s22p4.
Cấu hình electron theo ô orbital của oxygen:

6. Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
- Khi tham gia các phản ứng hoá học, thông thường electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử sẽ thay
đổi, chúng có vai trò quyết định đến tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tố (tính kim loại, tính phi
kim,...).
- Các nguyên tố có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của các nguyên tố kim loại.
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của các nguyên tố phi kim.

41
- Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi
kim.
- Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (trừ He có 2
electron ở lớp ngoài cùng).

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
Câu 2. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3, 5, 7. D. 1, 2, 3.
Câu 3. Số electron tối đa trong lớp n là
A. n2. B. 2n2. C. 0,5n2. D. 2n.
Câu 4. Orbital nguyên tử là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
Câu 5. Orbital s có dạng
A. hình tròn. B. hình số 8 nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục.
Câu 6. Phân lớp 3d có số electron tối đa là
A. 6. B. 18. C. 14. D. 10.
Câu 7. Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương: n=1,2,3,… với tên
gọi là các chữ cái in hoa là
A. K, L, M, O,… B. L, M, N, O,… C. K, L, M, N, … D. K, M, N, O, …
Câu 8. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là
A. s, d, p, f,… B. s, p, d, f,… C. s, p, f, d,… D. f, d, p, s,…
Câu 9. Lớp L có số phân lớp electron bằng
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4
Câu 10. Lớp M có số electron tối đa bằng
A. 3 B. 4. C. 9. D. 18.
Câu 11. Lớp M có số orbital tối đa bằng
A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.

42
Câu 12. Ở lớp n = 3, số electron tối đa có thể có là
A. 9. B. 18. C. 6. D. 3.
Câu 13. Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?
A. 1s. B. 2p. C. 3s. D. 2d.
Câu 14. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào
A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần.
C. số khối tăng dần. D. mức năng lượng electron.
Câu 15. Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund. C. Nguyên lí Pauli. D. Quy tắc Pauli.
Câu 16. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lý hay quy tắc
nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli. B. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.
C. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund. D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.
Câu 17. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron lần lượt chiếm các mức năng lượng
A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao.
C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi.
Câu 18. Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây?
A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, … B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …
C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, … D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …
Câu 19. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?

A. B. C. D.
Câu 20. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

A. B. C. D.
Câu 21. Nguyên tử của nguyên tố sodium (Z=11) có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p53s2.
Câu 22. Cấu hình electron nào sau đây là của fluorine (Z = 9)
A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p4. C. 1s22s32p4. D. 1s22s22p5.
Câu 23. Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là
A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 24. Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17) là
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 25. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) là
A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p63s23p64s24p1. D. 1s22s22p63s23p64p2.
Câu 26. Cấu hình electron của nguyên tử He (Z = 2) là
A. 1s1. B. 1s12s1. C. 2s2. D. 1s2.

43
Câu 27. Cấu hình electron của nguyên tử C (Z = 6) là
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p2. C. 1s22s22p4. D. 2s22p4.
Câu 28. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu nguyên
tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
Câu 29. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm?
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23d6. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số
orbital chứa electron là
A. 8. B. 9. C. 11. D. 10.
2 2 4
Câu 32. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s 2s 2p . Số electron độc thân của M là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 33. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất.
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 orbital.
Câu 34. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4. B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4.
C. Số orbital có trong lớp N là 9. D. Số orbital có trong lớp M là 8.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lớp M có 9 phân lớp.
B. Lớp L có 4 orbital.
C. Phân lớp p có 3 orbital.
D. Năng lượng electron trên lớp K là thấp nhất.
Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp electron được chia thành các
phân lớp.
B. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng khác nhau.
C. Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái viết thường s, p, d, f, …
D. Lớp n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng?
44
A. Trong một nguyên tử thì số neutron luôn bằng số electron.
B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
C. Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron.
D. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.
C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.
D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Câu 40. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17).
Câu 41. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton
có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 42. Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là:
A. 1s22s22p63s23p64s24p5. B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p64s24d5.
Câu 43. Cấu hình electron của nguyên tử Zn (Z = 30) là:
A. [Ar]3d104s2. B. [Ne]3d10. C. [Ne]3d104s2. D. [Ar]3d24s24p6.
Câu 44. Trong trường hợp nào dưới đây, X là khí hiếm?
A. ZX = 18. B. ZX = 19. C. ZX = 20. D. ZX = 16.
Câu 45. Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
A. Na+. B. Al3+. C. Cl-. D. Fe2+.
Câu 46. Trong trường hợp nào dưới đây, A không phải là khí hiếm?
A. ZA = 2. B. ZA = 8. C. ZA = 10. D. ZA = 18.
Câu 47. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X
điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?
A. K, s. B. L, p. C. M, p. D. N, d.
Câu 48. Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron
theo chiều tăng của năng lượng là: 1s2s2p3s3p4s3d... Cấu hình electron của nguyên tử Y là
A. 1s22s22p63s23p64s23d6. B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p63d6.
Câu 49. Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p 1. Nguyên tử của
nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là
A. 13 và 15. B. 12 và 14. C. 13 và 14. D. 12 và 15.
Câu 50. Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là
một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 74s2. Số hiệu nguyên tử
của cobalt là
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.
45
Câu 51. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d 2. Tổng số
electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 18. B. 20. C. 22. D. 24.
2+ 2 2 6
Câu 52. Ion X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2s 2p . Nguyên tố X là
A. O (Z=8). B. Mg (Z=12). C. Na (Z=11). D. Ne (Z=10).
Câu 53. Số proton, neutron và electron của lần lượt là
A. 24, 28, 24. B. 24, 28, 21. C. 24, 30, 21. D. 24, 28, 27.
Câu 54. Tổng số hạt neutron, proton, electron trong ion là
A. 52. B. 35. C. 53. D. 51.
2- 2 2 6
Câu 55. Anion X có cấu hình electron là 1s 2s 2p . Cấu hình electron của X là
A. 1s22s2. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p4. D. 1s22s22p53s1.
Câu 56. Ion O2- không có cùng số electron với nguyên tử hoặc ion nào sau đây?
A. Ne. B. F-. C. Cl-. D. Mg2+.
Câu 57. Cho biết: ZLi = 3, ZF = 9, ZNe = 10, ZNa = 11, ZAr = 18, ZK = 19. Dãy gồm các ion X+, Y- và
nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 58. Cho biết ZFe = 26, ZAl = 13. Cấu hình electron của ion Al3+ và Fe2+ lần lượt là:
A. 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p63d6.
B. 1s22s22p63s23p1 và 1s22s22p63s23p63d64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d5 và 1s22s22p6.
D. 1s22s22p63s23p4 và 1s22s22p63s23p63d84s2.
Câu 59. Nguyên tử của nguyên tố M có số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của ion M2+ là
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p63d1. D. 1s22s22p63s23p64s2.
Câu 60. Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
C. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.
Câu 61. Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 62. Các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p6?
A. Mg2+, Na+, F-. B. Ca2+, K+, Cl-. C. Ca2+, K+, F-. D. Mg2+, K+, Cl-.
Câu 63. Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19).
Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:
A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T.
Câu 64. Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 14. Cấu hình electron nguyên tử của R là
A. [Ne]3s23p3. B. [Ne]3s23p5. C. [Ar]3d14s2. D. [Ar]4s2.
Câu 65. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 18. X là
46
A. Cl. B. Ca. C. K. D. S.
Câu 66. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p2. C. 1s22s22p1. D. 1s22s2.
Câu 67. Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R + (ở trạng thái
cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 10. B. 11. C. 22. D. 23.
3+
Câu 68. Một ion M có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.
Câu 69. Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s22s1. (4) 1s22s22p63s23p1 (7) 1s2.
(2) 1s22s22p4. (5) 1s22s22p63s23p63d54s1 (8) 1s22s22p63s23p5.
(3) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (6) 1s22s22p63s23p2 (9) 1s22s22p3.
Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 70. Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s22s22p3. (2) 1s22s22p63s23p64s1. (3) 1s22s22p63s23p1
(4) 1s22s22p4. (5) 1s22s22p63s23p63d54s2 (6) 1s22s22p63s23p5.
(7) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (8) 1s22s22p63s23p2 (9) 1s22s22p63s1.
Số cấu hình electron của nguyên tố kim loại là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 71. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của
nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X
và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại.
C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại.
Câu 72. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản.
Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc
sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên
tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau
là 3. Nguyên tử X và Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và khí hiếm.
C. kim loại và kim loại. D. phi kim và kim loại.

Câu 73. Cho các phát biểu về nguyên tử :


(1) X có tổng các hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20.
(2) X có số hạt neutron nhiều hơn proton là 4.
(3) X có 4 lớp electron.
(4) Cấu hình electron của X là [Ar]3d44s2
(5) X là kim loại.
47
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 74. Nguyên tử Fe có cấu hình . Cho các phát biểu sau về Fe:
(1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron ở trong hạt nhân.
(3) Fe là một phi kim.
(4) Fe là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, phát biểu nào là đúng
A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4). D. (2), (3) và (4).
Câu 75. Cho các phát biểu sau
(1) Phân lớp d có tối đa 10 e.
(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.
(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.
(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

TỰ LUẬN
Câu 1. Chlorine (Z=17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Viết cấu hình
electron của nguyên tử chlorine và cho biết tại sao chlorine là phi kim?
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử phosphorus (P) là 1s22s22p63s23p3. Hỏi
(a) Nguyên tử P có bao nhiêu electron?
(b) Số hiệu nguyên tử của nguyên tố P là bao nhiêu?
(c) Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
(d) P là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao?
(e) Viết cấu hình electron của P dưới dạng ô orbital và cho biết P có bao nhiêu electron độc thân ở
trạng thái cơ bản.
Câu 3. Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về
nguyên tử.
(a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?
(b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt
nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
(c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford - Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.
Câu 4. Cho các nguyên tố: Oxygen (O, Z = 8); neon (Ne, Z = 10); sodium (Na, Z = 11); Aluminium
(Al, Z = 13); sunfur (S, Z = 16); bromine (Br, Z = 35).
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.

48
(b) Xác định số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trên?
(c) Trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
Câu 5. Viết cấu hình electron của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
(a) Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5.
(b) Mức năng lượng cao nhất ở phân lớp 4s, lớp ngoài cùng có 2e.
(c) Có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e.
(d) Tổng số electron trên phân lớp p là 8.
(e) Tổng số electron trên phân lớp s là 6.
Câu 6. Cho các nguyên tố: 7N; 12Mg; 18Ar và 24Cr.
(a) Hãy viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng ô orbital của các nguyên tố trên và xác định số
electron độc thân của từng nguyên tố.
(b) Hãy cho biết các nguyên tố này là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 7. Cho các nguyên tố: Na (Z=11); Al (Z=13); S (Z = 16); Cl (Z=17), Ni (Z = 28), Zn (Z = 30).
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.
(b) Viết cấu hình electron của các ion Na+, Al3+, S2-, Cl-.
(c) Nhận xét về số electron của các ion dương và ion âm trong trường hợp trên.
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 28, trong đó tổng số
hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 8 hạt.
(a) Tính số proton, neutron và electron của X.
(b) Xác định số khối và viết kí hiệu nguyên tử của X.
(c) Viết cấu hình electron của X.
Câu 9. Hợp chất A có công thức M 4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214.
Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
(a) Xác định công thức hóa học của A.
(b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.
Câu 10. Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách nhận hoặc nhường electron, bắt đầu từ
phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.
(a) Viết cấu hình electron của ion Na+ và ion Cl- .
(b) Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl - , electron này xếp vào AO thuộc lớp nào của Cl?
AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?
Câu 11. X là một trong những thành phần điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, sợi vải. Y là một
khoáng chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương khớp. Anion X- và cation Y2+ đều
có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Viết cấu hình e nguyên tử của X, Y dưới dạng ô orbital và xác
định số electron độc thân của hai nguyên tố ở trạng thái cơ bản.
Câu 12. Cấu hình electron của nguyên tố aluminium (nhôm) là 1s22s22p63s23p1. Hỏi:
(a) Nguyên tử nhôm có bao nhiêu electron?
(b) Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nhôm là bao nhiêu?
(c) Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
(d) Nhôm là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao?

49
Câu 13. Một nguyên tố mà nguyên tử có 4 lớp electron, có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp 3d,
phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Hãy tính tổng số electron s và electron p của nguyên tố này.
Câu 14. Nguyên tố A có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s 1. Nguyên tố B có phân lớp electron
cuối cùng là 3p5. Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B và xác định tên A,
Câu 15. Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật
liệu bán dẫn,… Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z=14) theo ô orbital, chỉ rõ việc
áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Câu 16. X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử
nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Xác định số hiệu nguyên tử nguyên tố X
và tên nguyên tố X. Viết cấu hình electron của X.
Câu 17. X được làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức
xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, sợi
vải. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một
nguyên tử Y nhiều hơn một nguyên tử X là 8 hạt. Viết cấu hình electron của X, Y và cho biết X, Y là
nguyên tố nào?
Câu 18. Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không,
ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng,... Nguyên tố Y ở dạng YO 43-, đóng vai trò quan trọng trong các phân tử
sinh học như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO43-, để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của
nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p 1. Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình
electron kết thúc ở phân lớp 3p 3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong
các nguyên tử X và Y. Nguyên tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 52, trong đó số hạt
không mang điện hơn số hạt mang điện âm là 1 hạt.
(a) Tính số proton, neutron và electron của X.
(b) Xác định số khối và viết kí hiệu nguyên tử của X.
(c) Viết cấu hình electron của X.
Câu 20. Hợp chất có công thức M2X (được sử dụng trong sản xuất xi măng, phân bón) có tổng số hạt là
140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M lớn hơn số
khối của X là 23. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34. Viết cấu hình
electron của M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất M2X.

50
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1B 2A 3B 4C 5C 6D 7C 8B 9B 10D
11C 12B 13D 14D 15C 16B 17B 18B 19D 20B
21C 22D 23C 24B 25B 26D 27B 28A 29C 30C
31D 32B 33C 34B 35A 36A 37B 38C 39A 40A
41B 42B 43A 44A 45D 46B 47C 48B 49A 50C
51C 52B 53B 54C 55C 56C 57C 58A 59A 60C
61C 62A 63C 64A 65C 66D 67C 68B 69B 70A
71B 72D 73C 74C 75C

TỰ LUẬN
Câu 1.
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5. Chlorine có 7e ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.
Câu 2.
(a) 15e;
(b) Z = 15;
(c) P có 3 lớp e: lớp 1 có 2e, lớp 2 có 8e, lớp 3 có 5e;
(d) P là phi kim vì lớp e ngoài cùng có 5e.

(e) Cấu hình electron dạng ô orbital: ⇒ P có 3e độc thân


Câu 3.
(a) Vì theo mô hình Rutherford – Bohr thì coi các electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ
đạo giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời.
(b) Khoảng 45%.
(c)
Mô hình Rutherford - Bohr Mô hình hiện đại
Khối lượng tập trung chủ yếu ở hạt nhân, electron càng xa hạt nhân thì năng
Giống nhau
lượng càng cao
Các electron chuyển động theo quỹ Các electron chuyển động không theo
Khác nhau
đạo tròn hoặc bầu dục. quỹ đạo xác định.

Câu 4.
Cấu hình e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Loại nguyên tố

51
O (Z = 8) 1s22s22p4 2 6 Phi kim
Ne (Z = 10) 1s22s22p6 2 8 Khí hiếm
Na (Z = 11) 1s22s22p63s1 3 1 Kim loại
Al (Z = 13) 1s22s22p63s23p1 3 3 Kim loại
S (Z = 16) 1s22s22p63s23p4 3 6 Phi kim
Br (Z = 35) 1s22s22p63s23p63d104s24p5 4 7 Phi kim

Câu 5.
(a) 1s22s22p63s23p5
(b) 1s22s22p63s23p64s2
(c) 1s22s22p63s23p3
(d) 1s22s22p63s23p2
(e) 1s22s22p63s2
Câu 6.
Nguyên Số e độc Loại
Cấu hình dạng ô orbital
tố thân nguyên tố

7 N 3 Phi kim
1s22s22p3

12Mg 0 Kim loại


1s22s22p63s2

18 Ar 0 Khí hiếm
1s22s22p63s23p6

24 Cr 5 Kim loại
1s22s22p63s23p63d54s1

Câu 7.
Nguyên tố Cấu hình e của nguyên tử Cấu hình e của ion
Na (Z = 11) 1s 2s 2p63s1
2 2
Na : 1s 2s22p6
+ 2

Al (Z = 13) 1s22s22p63s23p1 Al3+: 1s22s22p6


S (Z =16) 1s22s22p63s23p4 S2-: 1s22s22p63s23p6
Cl (Z = 17) 1s22s22p63s23p5 Cl-: 1s22s22p63s23p6
Ni (Z = 28) 1s22s22p63s23p63d84s2
Zn (Z = 30) 1s22s22p63s23p63d104s2

Các ion dương Na+ và Al3+ có cùng số e và là số e của khí hiếm Ne.
Các ion âm S2- và Cl- có cùng số e và là số e của khí hiếm Ar.
Câu 8.

52
Câu 9.

Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1; C (Z = 6): 1s22s22p2.


Câu 10.
(a) Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 → Na+: 1s22s22p6
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 → Cl-: 1s22s22p63s23p6

(b) Cl:

⇒ Cl-:
⇒ 1e của Cl nhận thêm được điền vào AO thuộc lớp 3, AO đó chứa đã chứa 1e.
Câu 11.

X: 1s22s22p63s23p5: có 1e độc thân.

Y: 1s22s22p63s23p64s2: không có e độc thân.


Câu 12.
(a) Al có 13e;
(b) Số hiệu nguyên tử là 13;
(c) Có 3 lớp e: lớp 1 có 2e, lớp 2 có 8e, lớp 3 có 3e;
(d) Kim loại.
Câu 13
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63dx4s2 ⇒ tổng electron s và p là 20.
Câu 14.
A có 3 trường hợp:
1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Potassium (K).
1s22s22p63s23p63d54s1 ⇒ Chromium (Cr).
1s22s22p63s23p63d104s1 ⇒ Copper (Cu).
B: 1s22s22p63s23p5 ⇒ Chlorine (Cl)
Câu 15.

Si (Z = 14) :1s22s22p63s23p2:
Nguyên lí vững bền: Các e được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao (1s → 3p).
Nguyên lí Pauli: Các AO từ phân lớp 1s đến 3s đều chứa 2e có chiều quay ngược nhau.
Quy tắc Hund: Phân lớp 3p có 3AO nhưng có 2e nên phân bố ở 2AO để đảm bảo số e độc thân tối đa
Câu 16.
Z = E = 3 ⇒ A = 3 + 4 = 7 ⇒ X là Li

53
Li (Z = 3): 1s22s1
Câu 17.
X: 1s22s22p63s23p1 ⇒ X là Al (aluminium hay nhôm)
ZX = 13 ⇒ 2ZY – 2.13 = 8 ⇒ ZY = 17
Y: 1s22s22p63s23p5 ⇒ Y là Cl (chlorine)
Câu 18.
X: 1s22s22p63s23p1 ⇒ X có 13e, có 3e ở lớp ngoài cùng ⇒ X là kim loại (Al).
Y: 1s22s22p63s23p3 ⇒ Y có 15e, có 5e ở lớp ngoài cùng ⇒ Y là phi kim (P).
Câu 19.

Câu 20.

M (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Potassium (K)


X (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ Oxygen (O)
⇒ M2X là K2O

54
BÀI 5. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Sự tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Năm 1869, hai nhà hóa học, D.I. Mendeleev (người Nga) và J. L. Meyer (người Đức) đều sắp xếp các
nguyên tố theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử vào các hàng và cột, bắt đầu bằng mỗi hàng (bảng
của Mendeleev) hoặc cột mới (bảng của Meyer) khi các tính chất của nguyên tố bắt đầu lặp lại.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của D. I. Mendeleev năm 1869
II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn chứa 118 nguyên tố hóa học được sắp xếp theo các nguyên tắc sau:
 Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
 Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
 Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
- Lưu ý: Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học.

Cách xác định electron hóa trị của một nguyên tố


III. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Ô nguyên tố
- Trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tố được xếp vào một ô, gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên từ của nguyên tố đó.

55
Ô nguyên tố
2. Chu kì
- Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp
thành một hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3


- Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7.
• Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.
• Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.
3. Nhóm
- Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do
đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
- Bảng tuần hoàn hiện nay có 18 cột, chia thành 8 nhóm A (từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (từ IB đến
VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.
Lưu ý: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số
thứ tự của nhóm (trừ He).
4. Phân loại nguyên tố
a) Theo cấu hình electron
- Các nguyên tố s, p, d ,f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào các
phân lớp s, p, d, f tương ứng.
b) Theo tính chất hóa học
- Các nhóm IA, IIA, IIIA gồm các nguyên tố s,p và là kim loại (trừ H và B).
- Các nhóm VA, VIA, VIIA: gồm các nguyên tố p, thường là phi kim.
- Nhóm VIIIA: gồm các nguyên tố khí hiếm.
- Các nhóm B: gồm các nguyên tố d và f là các kim loại chuyển tiếp.

56
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng
A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì.
C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 2. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?
A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân.
Câu 3. Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 4. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà
A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng.
B. cấu hình electron giống hệt nhau.
C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
D. cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau.
Câu 5. Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. 8. B. 18. C. 7. D. 16.
Câu 6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4.
Câu 7. Ở tất cả các chu kì (trừ chu kì 1), nguyên tố đầu chu kì luôn là
A. kim loại kiềm thổ. B. kim loại kiềm. C. halogen. D. khi hiếm.
Câu 8. Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn:
A. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.
B. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 19 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 36.
C. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10.
D. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 19.
Câu 9. Số thứ tự của nhóm (trừ hai cột 9, 10 của nhóm VIIIB) bằng
A. số electron. B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 10. Chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có

57
A. 2 nguyên tố. B. 18 nguyên tố. C. 36 nguyên tố. D. 20 nguyên tố.
Câu 11. Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là
A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8. D. 18 và 18.
2 2 6 2 6 1
Câu 12. Nguyên tố có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 4s thuộc chu kì
A. 15. B. 4. C. 19. D. 1.
2+ 2 2 6 2 6
Câu 13. Cation X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . X thuộc chu kì
A. 3. B. 8. C. 2. D. 4.
-
Câu 14. Anion Y có cấu hình electron giống neon (Z = 10). Y thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Nhóm nguyên tố là
A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng một
cột.
B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa
học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa
học gần giống nhau và được xếp cùng một cột.
D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột.
Câu 16. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng
A. Số electron. B. Số lớp electron.
C. Số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 17. Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 18. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A?
A. [Ne]3s23p3. B. [Ar]3d14s2. C. [Ar]3d74s2. D. [Ar]3d54s2.
Câu 19. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?
A. [Ar]3d34s2. B. [Ar]3d104s24p3. C. [Ar] 3d104s24p5. D. [Ne]3s23p5.
Câu 20. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc nhóm
A. IIIA B. IIIB C. VA D. VB
Câu 21. Nguyên tử Y có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s2. Y thuộc nhóm
A. IIA B. VIIA C. IIB. D. VIIB
8 2
Câu 22. Nguyên tử Z có cấu hình electron [Ar]3d 4s . Z thuộc
A. nhóm IIA B. nhóm VIIIB C. nhóm VIIIA D. nhóm IIB
Câu 23. Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một
…(1)…trong bảng tuần hoàn. Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một …(2)…Mỗi cột trong
bảng tuần hoàn được gọi là một …(3)…
A. (1) nhóm, (2) chu kỳ, (3) ô. B. (1) ô, (2) chu kỳ, (3) nhóm.
C. (1) ô, (2) họ, (3) nhóm. D. (1) ô, (2) chu kỳ, (3) nhóm chính.
Câu 24. Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học do Mendeleev đề xuất, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của …(1)…Trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của …(2)…
58
A. (1) số electron hóa trị, (2) khối lượng nguyên tử.
B. (1) số hiệu nguyên tử, (2) khối lượng nguyên tử.
C. (1) khối lượng nguyên tử (2) số hiệu nguyên tử.
D. (1) số electron hóa trị, (2) số hiệu nguyên tử.
Câu 25. Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là
A. 7 và 9. B. 7 và 8. C. 7 và 7. D. 6 và 7.
Câu 26. Nguyên tố Al có Z = 13, vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 2, nhóm VIB. B. Chu kì 3, nhóm IIIA.
C. Chu kì 2, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 27. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VA. B. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA. D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 28. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p2. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. số thứ tự 6, chu kì 3, nhóm VIA. B. số thứ tự 6, chu kì 2, nhóm IVA.
C. số thứ tự 8, chu kì 2, nhóm IIA. D. số thứ tự 6, chu kì 3, nhóm IVA.
2
Câu 29. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]4s . Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. số thứ tự 20, chu kì 2, nhóm IVA.
C. số thứ tự 22, chu kì 4, nhóm IIA. D. số thứ tự 22, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 30. Hạt nhân nguyên tử Y có 15 proton. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA.
C. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 31. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.
C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA. D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 32. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp
electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3. D. Sufur nằm ở nhóm VIA
Câu 33. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]3d104s24p6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIA
B. X không phải là khí hiếm.
C. Số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn là 36.
D. Nếu số khối của X là 83 thì trong hạt nhân X có 47 neutron.
Câu 34. Nguyên tử của nguyên tố A và B có phân mức năng lượng cao nhất lần lượt là 3d 6 và 3p2.
Trong bảng HTTH, vị trí của Avà B lần lượt là
A. chu kì 4, nhóm VIA và chu kì 3, nhóm IVA.
B. chu kì 4, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IVA.
D. chu kì 4, nhóm VIIIB và chu kì 3, nhóm IVA.

59
Câu 35. Nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện 10 hạt. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IA.
C. số thứ tự 11, chu kì 2, nhóm VIIA. D. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 36. Nguyên tử X có tổng số hạt (electron, proton và neutron) trong nguyên tử là 60. Trong hạt
nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. B. số thứ tự 30, chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. số thứ tự 30, chu kì 4, nhóm VIIIB. D. số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 37. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc nhóm
A. IIA. B. IIB. C. VIB. D. VIIIB.
2+ 2+
Câu 38. Ion M có tổng số hạt proton, electron, neutron là 80. Biết trong ion M có Số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Trong bảng tuần hoàn M thuộc
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB. B. Chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. Chu kì 3 nhóm VIIIB. D. Chu kì 4, nhóm IIA.
+ 2 2 6 2 6
Câu 39. Cation R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 40. Cấu hình electron của ion X là 1s 2s 2p 3s 3p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá
2+ 2 2 6 2

học, nguyên tố X thuộc


A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 41. Một ion M có tổng số hạt proton, neutron, electron là 73, biết trong ion M 3+ có số hạt mang
3+

điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIB.
C. chu kì 3, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm VIA.
2+
Câu 42. X có tổng số hạt cơ bản là 58, trong X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 20. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIIA. B. Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA. D. Ô số 20, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 43. Anion X và cation Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Vị trí của các
- 2+

nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 44. Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation X + bằng số
electron của Y- và tổng số electron trong XY là 20. Công thức của XY là
A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.
60
Câu 45. Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
(1) Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố
thuộc nhóm đó.
(2) Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn.
(3) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron.
(4) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt
nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn ?
A. Chu kì 3, các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kì 2, các nhóm IIIA và IVA.
C. Chu kì 3, các nhóm IA và IIA. D. Chu kì 2, nhóm IIA
Câu 47. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30 (biết ZA<ZB). Avà B lần lượt là
A. Li và Na. B. Na và K. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Câu 48. X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của
X và Y là 18 (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố X; Y là
A. Be (Z = 4) và Si (Z = 14). B. B (Z = 5) và Al (Z = 13).
C. N (Z = 7) và Na (Z = 11). D. C (Z = 6) và Mg (Z = 12).
Câu 49. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên
tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Phát biểu
nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 50. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl 2 (ở 25oC, 1 bar). Kim
loại X là
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Câu 51. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam
muối. M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 52. Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M

A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 53. Hòa tan hết 1,68 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H 2SO4 loãng thu được 0,07 mol
H2. Kim loại R là
A. Zn. B. Fe. C. Ba. D. Mg.

61
Câu 54. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm
chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,7437 lít khí H 2 (ở đkc). Hai kim loại đó

A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.
Câu 55. Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ số mol Al : Mg : M =
1 : 2 : 1 cần 11,1555 lít Cl2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối clorua. Kim loại M là.
A. Ca. B. Ba. C. Zn. D. Fe.

TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên tố phosphorus (P) có Z = 15, có trong thành phần một loại phân bón, diêm, pháo hoa;
nguyên tố calcium (Ca) có Z = 20 đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng.
(a) Hãy viết cấu hình electron và xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(b) Cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 2. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?
(a) Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng
nguyên tử.
(b) Số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số hạt proton trong nguyên tử.
(c) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành một
hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
(d) Nhóm là tập hợp các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng giống nhau.
(e) Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học.
(g) Nhóm A gồm các nguyên tố s, d; nhóm B gồm các nguyên tố p, f.
Câu 3. Nicotin là một hóa chất gây nghiện có trong cây thuốc lá. Công thức của nicotin được biểu diễn
như hình bên.
(a) Hãy cho biết nicotin chứa những nguyên tố nào?
(b) Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố nào?
(s, p hay d; kim loại, phi kim hay khí hiếm).
Câu 4. Hoàn thành bảng sau:
Nguyên tố Z Cấu hình electron Vị trí trong BTH Loại nguyên tố
N 7
Mg 12
[Ne]3s23p5 p; phi kim
Ar 18
Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
Ô 24, chu kì 4, nhóm VIB d; kim loại
[Ar]3d64s2
Zn 30

62
Câu 5. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó
được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các
loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,…Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.
(a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài
cùng?
(b) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?
(c) Viết cấu hình electron của nguyên tử S?
Câu 6. Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong viện nghiên cứu dược phẩm và
hóa sinh vì ion Y- ngăn cản sự thủy phân của glycogen. Trong phân tử XY, số electron của anion bằng
số electron của cation và tổng số electron của XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một hoá trị
duy nhất. Hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn?
Câu 7. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn.
Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
(a) Fluorine (F) được sử dụng để điều chế một số dẫn xuất hydrocacbon, làm sản phẩm trung gian để
sản xuất ra chất dẻo. Cho biết F có số hiệu nguyên tử là 9.
(b) Neon (Ne) tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng
rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.
(c) Magnesium (Mg) được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được ứng dụng cho ngành
công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.
(d) Calcium (Ca) giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau
nhức và khó khăn trong vận dộng, làm nhanh làm các vết nứt gãy trên xương. Cho biết Ca có số hiệu
nguyên tử là 20.
(e) Nickel (Ni) được dùng trong việc chế tạo hợp kim chống ăn mòn. Cho biết Ni có số hiệu nguyên tử
là 28.
Câu 8. Magnesium là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong lớp vỏ của Trái Đất, ở điều kiện thường là chất
rắn, có màu trắng bạc, rất nhẹ. Magnesium được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt là cho
ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cũng như sử dụng trong pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một
ngọn lửa trắng rực rỡ.
Trong bảng tuần hoàn, magnesium là nguyên tố có ký hiệu Mg nằm ở chu kỳ 3, nhóm IIA. Hãy cho
biết:
(a) Nguyên tử Mg có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
(b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
(c) Viết cấu hình electron nguyên tử của Mg?
(d) Mg là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Câu 9. Hãy ghép mỗi cấu hình electron ở cột A với mô tả thích hợp về vị trí nguyên tố trong bảng tuần
hoàn ở cột B.
Cột A Cột B
(a) 1s22s22p6 (1) Nguyên tố nhóm IIIA.
5 1
(b) [Ar]3d 4s (2) Nguyên tố ở ô thứ 11.

63
(c) [He]2s22p1 (3) Nguyên tố nhóm VIIIA.
(d) 1s22s22p63s1 (4) Nguyên tố chu kì 4.

Câu 10. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố và xác định tên nguyên tố:
(a) Chu kỳ 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi tiết cho
xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu biển và cả máy bay.
(b) Chu kỳ 4, nhóm IB, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây diện, que hàn,
tay cần, các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, nam châm điện từ, các động cơ máy móc….
(c) Chu kỳ 4, nhóm VIIA, được sử dụng trong dược phẩm, sản xuất thuốc nhuộm, mực in và làm thuốc
hiện hình trong nghề ảnh.
Câu 11. Dãy gồm các nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?
(a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6)
(b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19)
(c) Helium (Z = 2), neon (Z = 10), argon (Z = 18)
Câu 12. Một hợp chất có công thức XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X
và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY 2 là 32. Hợp chất này được sử
dụng như chất trung gian để sản xuất sulfuric acid.
(a) Viết cấu hình electron của X và Y.
(b) Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn và công thức phân tử hợp chất XY2.

64
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1A 2D 3B 4C 5C 6C 7B 8A 9C 10B
11A 12B 13D 14B 15C 16C 17D 18A 19A 20C
21D 22B 23B 24C 25A 26B 27C 28B 29A 30C
31B 32B 33B 34D 35B 36D 37D 38A 39A 40D
41B 42B 43C 44D 45B 46A 47B 48B 49D 50A
51B 52C 53D 54D 55C

TỰ LUẬN
Câu 1.
P (Z = 15): [Ne]3s23p3: Ô số 15, chu kì 3, nhóm VA – nguyên tố p, là phi kim.
Ca (Z = 20): [Ar]4s2: Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA – nguyên tố s, là kim loại.
Câu 2.
(a) Sai vì bảng tuần hoàn hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
(b) Đúng. STT ô = số hiệu nguyên tử = số proton.
(c) Đúng.
(d) Sai vì nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau
(có cùng số electron hóa trị). Số electron lớp ngoài cùng giống nhau chỉ đúng cho nhóm A
(e) Đúng.
(g) Sai vì nhóm A gồm các nguyên tố s, p; nhóm B gồm các nguyên tố d, f.
Câu 3.
(a) Nicotin chứa 3 nguyên tố: C, H, N.
(b) H (Z = 1): 1s1: Ô số 1, chu kì 1, nhóm IA – nguyên tố s, là phi kim.
C (Z = 6): [He]2s22p2: Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA – nguyên tố p, là phi kim.
N (Z = 7): [He]2s22p3: Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA – nguyên tố p, là phi kim.
Câu 4.

65
Nguyên tố Z Cấu hình electron Vị trí trong BTH Loại nguyên tố
N 7 [He]2s22p3 Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA p; phi kim
Mg 12 [Ne]3s2 Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA s; kim loại
Cl 17 [Ne]3s23p5 Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA p; phi kim
Ar 18 1s22s22p63s23p6 Ô sô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA p; khí hiếm
Ca 20 [Ar]4s2 Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA s; kim loại
Cr 24 [Ar]3d54s1 Ô 24, chu kì 4, nhóm VIB d; kim loại
Fe 26 [Ar]3d64s2 Ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB d; kim loại
Zn 30 [Ar]3d104s2 Ô số 30, chu kì 4, nhóm IIB d; kim loại

Câu 5.
(a) S nằm ở chu kì 3 ⇒ có 3 lớp e; S thuộc nhóm VIA ⇒ có 6e ở lớp ngoài cùng.
(b) S thuộc nhóm VIA nên S là phi kim.
(c) Cấu hình electron: [Ne]3s23p4.
Câu 6.
Y tạo ion Y- mà trong hợp chất chỉ có 1 hóa trị duy nhất ⇒ Y có hóa trị I ⇒ trong phân tử XY thì X
cũng có hóa trị I.
⇒ Số electron trong X+ = số electron trong Y- = 10 ()
⇒ X có 11e: 1s22s22p63s1: Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA; X là Na
Y có 9e: 1s22s22p5: Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA; Y là F ⇒ XY là NaF.
Câu 7.
Cấu hình electron Vị trí trong BTH Loại nguyên tố
2 5
F (Z = 9) [He]2s 2p Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA p; phi kim
2 2 6
Ne (Z = 10) 1s 2s 2p Ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA p; khí hiếm
Mg (Z = 12) [Ne]3s2 Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA s; kim loại
2
Ca (Z = 20) [Ar]4s Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA s; kim loại
8 2
Ni (Z = 28) [Ar]3d 4s Ô số 28, chu kì 4, nhóm VIIIB d; kim loại

Câu 8.
(a) Vì Mg thuộc nhóm IIA nên có 2 electron lớp ngoài cùng.
(b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s.

(c) Vì Mg thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp electron. Cấu hình electron: .


(d) Mg là nguyên tố kim loại vì có 2 electron lớp ngoài cùng.
Câu 9.
a – 3, b – 4, c -1, d – 2.
Câu 10.
Vị trí trong BTH Cấu hình electron nguyên tử Tên nguyên tố
Chu kỳ 3, nhóm IIIA 1s 2s 2p63s23p1
2 2
Aluminium (Al)
Chu kỳ 4, nhóm IB 1s22s22p63s23p63d104s1 Copper (Cu)
66
Chu kỳ 4, nhóm VIIA 1s22s22p63s23p63d104s24p5 Bromine (Br)

Câu 11.
Nguyên tố Cấu hình electron Số e lớp ngoài cùng Kết luận
oxygen (Z = 8) [He]2s22p4 6 3 nguyên tố thuộc 3
(a) nitrogen (Z = 7) [He]2s22p3 5 nhóm khác nhau nên tính
carbon (Z = 6) [He]2s22p2 4 chất hóa học khác nhau
lithium (Z = 3) [He]2s1 1 Đều thuộc nhóm IA nên
(b) sodium (Z = 11) [Ne]3s1 1 tính chất hóa học tương
potassium (Z = 19) [Ar]4s1 1 tự nhau
helium (Z = 2) 1s2 2 Đều thuộc nhóm VIIIA
(c) neon (Z = 10) 1s22s22p6 8 nên tính chất hóa học
argon (Z = 18) 1s22s22p63s23p6 8 tương tự nhau

Câu 12.

X (Z = 16): 1s22s22p63s23p4: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA ⇒ X là sulfur (S).


Y (Z = 8): 1s22s22p4: Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA ⇒ Y là oxygen (O).

67
BÀI 6. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC
NGUYÊN TỐ, THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT
TRONG MỘT CHU KÌ VÀ NHÓM
I. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A
- Nguyên tử của các nguyên tố cùng một nhóm A có số eletron lớp ngoài cùng (electron hóa trị) bằng
nhau (trừ He). Sự giống nhau về số eletron hóa trị dẫn đến sự tương tự nhau về tính chất hóa học của
các nguyên tố trong cùng một nhóm A.
- Sau mỗi chu kì, cấu hình eletron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A lặp đi lặp lại một cách
tuần hoàn. Điều này là nguyên nhân chính của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
II. Bán kính nguyên tử
- Một cách gần đúng, bán kính nguyên tử được xác định bằng nửa khoảng cách trung bình giữa 2 hạt
nhân nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau.
- Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Bán kính
giảm do lực hút tăng và ngược lại, bán kính giảm do lực hút giảm.
- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:
 Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
 Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
III. Độ âm điện

68
- Độ âm điện của nguyên tử (𝛘) là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một
nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học.
- Khi tham gia liên kết hóa học, nguyên tố có độ âm điện nhỏ dễ nhường eletron, nguyên tố có độ âm
điện lớn dễ nhận electron.
- Xu hướng biến đổi độ âm điện theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
 Độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kì.
 Độ âm điện giảm từ trên xuống dưới trong một nhóm A.
IV. Tính kim loại và tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành
ion dương.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion
âm.
- Xu hướng biến đổi tính kim loại và tính phi kim theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân:
 Trong một chu kì, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
Nguyên nhân: Do bán kính nguyên tử giảm, lực hút giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng tăng,
dẫn đến khả năng nhường electron giảm.
Ví dụ:

Chiều tăng dần tính kim loại và giảm dần tính phi kim
 Trong một nhóm A, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
Nguyên nhân: Tuy điện tích hạt nhân tăng nhưng bán kính nguyên tử tăng nhanh hơn, dẫn tới lực hút
giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm dần nên khả năng nhường electron tăng.
Ví dụ:

69
Chiều tăng dần tính kim loại
V. Thành phần của các oxide và hydroxide
- Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái
qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố flourine ở chu kì 2), do đó thành phần của các
oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 2, 3
VI. Tính chất của oxide và hydroxide
- Các oxide khi tác dụng với nước tạo thành hyrdoxide có tính base hoặc acid. Sự biến đổi về tính base
và acid theo chu kì và nhóm của các nguyên tố nhóm A được biểu diễn trong hình ảnh sau:

70
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương
ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng
của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Số lớp electron. B. Số lớp electron ở lớp ngoài cùng.
C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử.
Câu 2. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.

71
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biển đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học?
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên
xuống dưới trong một nhóm.
B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống
dưới trong một nhóm.
C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong
một nhóm.
D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống
dưới trong một nhóm.
Câu 4. Trong một chu kì, từ trái sang phải thì điện tích hạt nhân
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 5. Trong một chu kì, từ trái sang phải thì số lớp electron
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 6. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 7. Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì điện tích hạt nhân
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 8. Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 9. Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc
nhóm A
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 10. Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 11. Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 12. Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống
như chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do
72
A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu
kì trước.
D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 13. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường
A. giảm xuống. B. tăng lên.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 14. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi.
Câu 15. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc
nhóm A
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 16. Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng
biến đổi của yếu tố nào sau đây?
(1) Tính kim loại. (2) Tính phi kim. (3) Bán kính nguyên tử.
A. (1). B. (2). C. (3). D. (1), (2) và (3).
Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?
A. Al. B. P. C. S. D. K.
Câu 18. Cho các nguyên tố sau: Li, Na, K, Ca. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là
A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.
Câu 19. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái
sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 20. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái
sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. Li, Na, O, F. D. Na, Li, O, F.
Câu 21. Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl. Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong
trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Na (157); Al (125); Cl (99). B. Na (99); Al (125); Cl (157).
C. Na (157); Al (99); Cl (125). D. Na (125); Al (157); Cl (99).
Câu 22. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố
được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
Câu 23. Sắp xếp nguyên tử của các nguyên tố F, N, Li, K, Cs theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử
A. F, N, Li, K, Cs. B. F, N, Cs, K, Li.
C. Cs, K, Li, N, F. D. F, N, K, Li, Cs.
Câu 24. Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?
73
A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb. B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb.
C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F. D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb.
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử
dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.
A. B B. N. C. O. D. Mg.
Câu 26. Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 27. Độ âm điện của các nguyên tố Mg, Al, B và N xếp theo chiều tăng dần là
A. Mg < B < Al < N. B. Mg < Al < B < N.
C. B < Mg < Al < N. D. Al < B < Mg < N.
Câu 28. Độ âm điện của các nguyên tố F, Cl, Br và I xếp theo chiều giảm dần là
A. Cl < F < I > Br. B. I > Br > Cl > F.
C. F > Cl > Br > I. D. I > Br > F > Cl.
Câu 29. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử
A. Li, F, N, Na, C B. F, Li, Na, C, N.
C. Na, Li, C, N, F. D. N, F, Li, C, Na.
Câu 30. Sắp xếp các nguyên tố F, Mg, Cl, Na, K theo thứ tự tăng dần độ âm điện
A. F, Cl, Mg, Na, K. B. F, Cl, K, Mg, Na.
C. K, Mg, Na, Cl, F. D. K, Na, Mg, Cl, F.
Câu 31. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các
nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y.
C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.
Câu 32. Cho các nguyên tố 9F, 14Si, 16S, 17Cl. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi
kim giảm dần là
A. F > Cl > S > Si B. F > Cl > Si > S C. Si > S > F > Cl D. Si > S > Cl > F
Câu 33. Cho các nguyên tố 8O, 9F, 14Si, 16S. Nguyên tố có tính phi kim lớn nhất trong số các nguyên tố
trên là
A. O. B. F. C. S. D. Si.
Câu 34. Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Be B. Li C. Na D. K
Câu 35. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có
trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Fluorine. B. Bromine. C. Phosphorus. D. Iodine
Câu 36. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng
dần của các nguyên tố đó là
A. X < Z < Y. B. Z < X < Y. C. Z < Y < X. D. Y < X < Z.
Câu 37. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này
được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.
74
A. Hydrogen. B. Berylium. C. Caesium. D. Phosphorus.
Câu 38. Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 2s 2p63s1; 1s22s22p63s2;
2 2

1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y.
Câu 39. Dãy các nguyên tố nào sau đây có tính kim loại giảm dần?
A. Sr > Al > P > Si > N. B. Sr > Al > P > N > Si.
C. Sr > Al > Si > P > N. D. Sr > Si > Al > P > N.
Câu 40. Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng lên, tính phi kim giảm xuống.
B. bán kính nguyên tử và tính phi kim tăng lên.
C. bán kính nguyên tử giảm xuống, tính phi kim tăng lên.
D. bán kính nguyên tử và tính phi kim giảm xuống.
Câu 41. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
Câu 42. Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Câu 43. Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Bán kính nguyên tử. B. Tính kim loại.
C. Độ âm điện. D. Khối lượng nguyên tử.
Câu 44. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, những yếu tố sẽ tăng dần là
A. bán kính nguyên tử và tính phi kim. B. độ âm điện và tính phi kim.
C. bán kính nguyên tử và tính kim loại. D. độ âm điện và tính kim loại.
Câu 45. Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 46. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong bảng tuần hoàn, fluorine (F) là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất, caesium (Cs) là nguyên
tố có độ âm điện nhỏ nhất.
B. Khi điện tích hạt nhân tăng lên thì độ âm điện cũng tăng lên.
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì giảm từ trái qua phải.
D. Độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm giảm dần theo chiều từ trên xuống dưới.

75
Câu 47. Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là
đúng?
A. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.
B. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.
C. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.
D. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19.
B. Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10.
C. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13.
D. Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì.
Câu 49. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1.
B. Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3.
C. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z = 9.
D. Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z = 7.
Câu 50. X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3.
2 2 3
Câu 51. Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2s 2p . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao
nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là
A. R2O5, RH5. B. R2O3, RH. C. R2O7, RH. D. R2O5, RH3.
Câu 52. Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là:
A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7.
Câu 53. Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này
được sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.
A. Calcium hydroxide. B. Barium hydroxide.
C. Strontium hydroxide. D. Magnesium hydroxide.
Câu 54. Trong các hydroxide của các nguyên tố chu kỳ 3, acid mạnh nhất là
A. H2SO4. B. HClO4. C. H2SiO3. D. H3PO4.
Câu 55. Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. Cl2O7; Al2O3; SO3, P2O5. B. Al2O3; P2O5; SO3; Cl2O7.
C. P2O5 ; SO3; Al2O3; Cl2O7. D. Al2O3; SO3; P2O5; Cl2O7.
Câu 56. Dãy nào sau đây sắp xếp thứ tự tăng dần tính acid?
A. H3PO4 ; H2SO4 ; H3AsO4. B. H2SO4 ; H3AsO4 ; H3PO4.
C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4. D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4 .
Câu 57. Sắp xếp các hydroxide Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2 theo chiều giảm dần tính base
A. Ca(OH)2, Ba(OH)2, Sr(OH)2. B. Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2.
C. Ba(OH)2, Sr(OH)2, Ca(OH)2. D. Ba(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.
Câu 58. Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là
A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
76
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2.
Câu 59. Cho cac oxide sau: Na2O, Al2O3, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là
A. Na2O > Al2O3 >MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 >MgO > Na2O.
C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO > Na2O > Al2O3 >SiO2.
Câu 60. Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s 22s22p63s1; Q: 1s22s22p63s2; Z:
1s22s22p63s23p1. Tính base tăng dần của các hydroxide là
A. XOH < Q(OH)2< Z(OH)3 B. Z(OH)3 < XOH< Q(OH)2
C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2
Câu 61. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây
sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không thuộc cùng một chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2.
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
Câu 62. Trong liên kết H-X (với X là F, C1, Br), cặp electron trong liên kết sẽ bị lệch về nguyên tử X
do chúng có độ âm điện lớn hơn H. Hãy sắp xếp các nguyên tử X theo chiều giảm dần mức độ lệch của
cặp electron liên kết về phía nó.
A. Br > Cl > F.
B. Cl > F > Br.
C. F > Cl > Br.
D. Mức độ lệch của cặp electron là như nhau trong ba trường hợp.
Câu 63. Cho bảng số liệu sau đây:
Nguyên tử Bán kính (pm) Ion Bán kính (pm)
+
Na 186 Na 98
+
K 227 K ?

Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất
đối với bán kính ion K+?
A. 90 pm. B. 133 pm. C. 195 pm. D. 295 pm.
Câu 64. Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần?
A. S2- < Cl- < K+ < Ca2+. B. K+ < Ca2+ < S2- < Cl-.
C. Cl- < S2- < Ca2+ < K+. D. Ca2+ < K+ < Cl- < S2-.
Câu 65. Cho các nguyên tử và ion: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Biết rằng điện tích hạt nhân O (Z=8),
Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13). Dãy sắp xếp bán kính của nguyên tử và ion trên tăng dần là
A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2-. D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.
Câu 66. Các ion S2-, Cl-, K+, Ca2+ đều có cấu hình chung là 3s23p6. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự bán
kính ion giảm dần:
A. S2- > Cl - > K+ > Ca2+. B. K+ > Ca2+ > S2- > Cl -.

77
C. Ca2+ > K+ > Cl- > S2-. D. S2- > K+ > Cl - > Ca2+.
Câu 67. Cho các phát biểu sau:
(a) Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.
(b) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là là các nguyên tố s và nguyên tố p.
(c) Các nguyên tố nhóm IIA, từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại giảm
dần.
(d) Các nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.
(e) Các nguyên tố nhóm VA, Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim tăng dần.
(g) Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p3. X thuộc nhóm VA.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 68. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một nhóm A, khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì tính kim loại giảm dần.
(b) Chu kì là dãy nguyên tố có cùng số e hóa trị.
(c) Trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là 3 và 3.
(d) Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại tăng dần.
(e) Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới tính phi kim tăng dần.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 69. Cho các phát biểu sau:
(a) Nếu cấu hình electron của ion X 3+ là 1s22s22p63s23p63d5 thì trong bảng tuần hoàn hoá học X
thuộc chu kì 4.
(b) Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F− có bán kính bằng nhau.
(c) Cấu hình electron của ion 29Cu2+ là 1s22s22p63s23p63d84s1.
(d) Các nguyên tố 16X, 18Y, 20R thuộc cùng chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học.
Số phát biểu đúng là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 70. Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tử S có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng.
(b) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide.
(c) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z=8).
(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71. X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao
nhất của X, Y có dạng XO và YO3. Cho các phát biểu sau:
(a) X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp.
(b) X là kim loại, Y là phi kim.
(c) XO là basic oxide còn YO3 là acidic oxide.
(d) Hydroxide cao nhất của X có dạng X(OH)2 và có tính base.
78
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
+ -
Câu 72. Hai ion X và Y đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z=18). Cho các phát biểu sau:
(1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điên của Y là 4.
(2) Bán kính ion Y- lớn hơn bán kính ion X+.
(3) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
(4) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.
(5) X thuộc loại nguyên tố p.
Số phát biểu đúng là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 73. Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:
(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh
(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+.
(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
- 2 2 6 2 6 10 2 6
Câu 74. Electron của ion X là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p . Cho các phát biểu sau:
(a) X ở ô 36, chu kỳ 4, VIII (b) Ion X- có 36 proton.
(c) X có tính phi kim. (d) Bán kính ion X- nhỏ hơn bán kính của X.
Số phát biểu không đúng là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.

TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành chỗ trống trong các câu sau:
(a) Trong một chu kì, theo chiều ..(1).... dần điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố có xu
hướng tăng dần, tính base của các hydroxide của các nguyên tố có xu hướng ...(2)... dần.
(b) Nhóm ...(3)... là nhóm chứa các nguyên tố đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. Trong nhóm
này, nguyên tử nguyên tố ....(4)... có bán kính lớn nhất. Số lượng các nguyên tố là kim loại của nhóm
này là ...(5)...
(c) Trong số các nguyên tố thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn (trừ Ne), ...(6)… là nguyên tố có độ âm
điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử ...(7)…; ...(8)... là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nhưng bán
kính nguyên tử ...(9)... Tính kim loại giảm dần từ ...(10)... tới ...(11)...., còn tính phi kim thì biến đổi
theo chiều ngược lại.
Câu 2. Hoàn thành bảng sau: Qui ước “↑” là tăng; “↓” là giảm
Trong một nhóm A Trong một chu kì
Các đại lượng biến đổi
(từ trên xuống dưới) (từ trái sang phải)
Bán kính nguyên tử ↑ ↓
Độ âm điện

79
Tính kim loại
Tính phi kim
Tính acid của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng
Tính base của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng

Câu 3. Một kim loại M phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch MOH. Nếu M là nguyên tố
chu kì 4, hãy viết cấu hình electron của M.
Câu 4. Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid-base: NaOH, H 2SiO3; HClO4;
Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4.
Câu 5. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), O (Z = 8), N (Z = 7), Li (Z = 3), Cl(Z = 17).
(a) Viết cấu hình electron của các ion Na+, Mg2+, O2-, N3-.
(b) Sắp xếp các ion trên theo chiều tăng dần bán kính.
(c) Sắp xếp các ion Na+, Li+, O2-, Cl- theo chiều giảm dần bán kính.
Câu 6. Cho các nguyên tố thuộc nhóm halogen (nhóm VIIA): F, Cl, I, Br. Hãy sắp xếp các nguyên tố
trên theo chiều
(a) tăng dần bán kính nguyên tử và giải thích.
(b) giảm dần độ âm điện và giải thích.
(c) tăng dần tính phi kim và giải thích.
Câu 7. Cho các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na, P, S, Mg, Al, Si, Cl. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo
chiều
(a) giảm dần bán kính nguyên tử và giải thích.
(b) tăng dần độ âm điện và giải thích.
(c) tăng dần tính kim loại và giải thích.
Câu 8. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19).
(a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện và giải thích.
Câu 9. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất? nguyên tố nào có tính phi
kim lớn nhất? nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
Câu 10. Cho các nguyên tố thuộc chu kì 2: F, O, N, Be, B, C, Li. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo
chiều
(a) giảm dần bán kính nguyên tử và giải thích.
(b) tăng dần độ âm điện và giải thích.
(c) giảm dần tính phi kim và giải thích.
Câu 11. Cho các oxide sau: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7.
(a) Viết các phương trình hóa học biểu diễn phản ứng với nước (nếu có) của các oxide trên.
(b) Sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid - base. Giải thích.
Câu 12. Sodium hydroxide (NaOH) được ứng dụng trong khâu loại bỏ acid béo để tinh chế dầu thực
vật, động vật trước khi dùng để sản xuất thực phẩm. Magnesium hydroxide (Mg(OH) 2) là một thành
phần phổ biến của các thuốc kháng acid cũng như các thuốc nhuận tràng. Aluminium hydroxide

80
(Al(OH)3) được dùng trong sản xuất gốm sứ, thủy tinh và sản xuất giấy. Hãy sắp xếp các chất trên theo
tính base tăng dần và giải thích.
Câu 13. Hãy so sánh tính acid của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn:
(a) Carbonic acid và silixic acid.
(b) Sulfuric acid, senlenic acid và teluric acid.
(c) Silicic acid, phosphoric acid và sulfuric acid.
Câu 14. So sánh tính base của các hydroxide trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn:
(a) Calcium hydroxide, strontium hydroxide và barium hydroxide;
(b) Sodium hydroxide và alumium hydroxide;
(c) Calcium hydroxide và caesium hydroxide.
Câu 15. Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8%
aluminium; 0,7% magnesium và 0,5% silicon). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ,
dẫn điện tốt và bền. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy:
(a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bán kính nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong almelec.
(b) Cho biết thứ tự giảm dần về độ âm điện của các nguyên tố hóa học có trong almelec.
Câu 16. Khi phát minh ra bảng tuần hoàn, ngoài việc sắp xếp các nguyên tố đã biết, Mendeleev còn dự
đoán sự tồn tại của một số nguyên tố chưa được biết tới thời đó. Chẳng hạn, nguyên tố nhóm III (nhóm
IIIA trong bảng tuần hoàn hiện đại) ngay liền dưới nhôm được Mendeleev gọi là eka-nhôm (eka-
aluminium), với kí hiệu là Ea (eka là từ tiếng Phạn có nghĩa là “đầu tiên”; do đó eka-nhôm là nguyên tố
đầu tiên dưới nhôm). Dựa trên những tính chất của nhôm, em hãy dự đoán một số thông tin của nguyên
tố eka-nhôm: số electron lớp ngoài cùng, công thức oxide cao nhất, công thức hydroxide và tính acid -
base của chúng.
Câu 17. Paracetamol còn được gọi là acetaminophen, là một loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau,
được sử dụng để điều trị các triệu trứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, cảm lạnh và sốt, … Công thức
của paracetamol được biểu diễn như hình bên.
(a) Hãy cho biết paracetamol gồm những nguyên tố nào? Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
(b) Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất trong các nguyên tố trên? Giải thích.
Câu 18. 2, 3, 7, 8 – TCDD là một trong những chất thuộc nhóm dioxin (chất độc màu da cam) mà quân
đội Mỹ đã dải xuống Việt Nam trong chiến tranh. Đây là một chất rất độc, gây ung thư, đái tháo đường,
dị tật thai nhi, … 2, 3, 7, 8 – TCDD có công thức C12H4Cl4O2 được mô tả như hình bên.
(a) Hãy xác định vị trí các nguyên tố có trong 2, 3, 7, 8 – TCDD trong bảng tuần hoàn.
(b) So sánh tính phi kim của các nguyên tố trên với nguyên tố fluorine (F).
Câu 19. Cho các nguyên tố Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9) và Na (Z = 11).
(a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử và giải thích.
Câu 20. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14.
(a) Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
(b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần.
(c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự độ âm điện giảm dần.
81
(d) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Câu 21. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 13, 19.
(a) Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
(b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần.
(c) Gán các giá trị độ âm điện (0,82; 1,31 và 0,93) cho X, Y, Z.
(d) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại giảm dần.
Câu 22. Silicon (Si) được dùng trong công nghệ sản xuất chip máy tính hiện đại. Aluminium (Al) được
dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ
Mặt Trời khá tốt. Phosphorus (P) là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của Si (Z = 14), Al (Z = 13) và P (Z = 15).
(b) Xác định vị trí của 3 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(c) Hãy so sánh tính phi kim của Si, Al và P.
Câu 23. Xét hai nguyên tố X và Y. Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y.
(a) Nếu giữa X và Y hình thành liên kết thì cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử nào?
(b) Giả sử X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, em hãy dự đoán nguyên tố nào có bán kính
nguyên tử lớn hơn? Vì sao?
(c) Nếu X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, oxide cao nhất của X sẽ có tính acid mạnh hơn
hay yếu hơn oxide cao nhất của Y?
Câu 24. Ghép từng nhóm đặc điểm ở cột A với một chất tương ứng trong cột B.
Cột A Cột B
1. Sodium (Na) (a) Một khí hoạt động hóa học rất mạnh, nguyên tử có độ âm điện lớn.
2. Antimony (Sb) (b) Một kim loại mềm, nguyên tử rất dễ nhường electron.
3. Argon (Ar) (c) Một nguyên tố vừa thể hiện tính kim loại, vừa thể hiện tính phi kim, tạo
4. Chlorine (Cl2) thành oxide cao nhất có công thức dạng M2O5.
(d) Một khí rất trơ về mặt hóa học.

Câu 25. Hãy so sánh và giải thích kích thước tương đối của:
(a) Nguyên tử lithium và nguyên tử fluorine.
(b) Nguyên tử lithium và ion của nó (Li+).
(c) Nguyên tử oxygen và ion của nó (O2–).
(d) ion nitride (N3–) và ion fluorine (F–).
Câu 26. Một loại hợp kim nhẹ, bền đuợc sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên
tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân là 25.
(a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn.
(b) So sánh tính chất hoá học của A với B và giải thích.
Câu 27. Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu
nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố nguyên
hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.

82
(a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cầu hình electron nguyên tử và gọi tên
từng nguyên tố.
(b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử X, Y, Z.
(c) Só sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z.
Câu 28. Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X
và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23.
(a) Xác định X, Y.
(b) Viết công thức các hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu
tính acid – base của chúng.
Câu 29. Methadone (C21H27NO), thường được sử dụng để giảm đau và được xem như là chất thay thế
cho heronin (thuốc chữa cai nghiện).
(a) Nêu vị trí các nguyên tố tạo nên methadone trong bảng tuần hoàn.
(b) So sánh bánh kính nguyên tử, độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố đó. Giải thích.
Câu 30. Borax (Na2B4O7.10H2O), còn gọi là hàn the, là khoáng chất dạng tinh thể. Nhờ có khả năng
hoà tan oxide của kim loại, borax đuợc dùng để làm sạch bề mặt kim loại truớc khi hàn, chế tạo thuỷ
tinh quang học, men đồ sứ,… Một luợng lớn borax đuợc dùng để sản xuất bột giặt.
(a) Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của mỗi nguyên tố có trong thành phần của borax và viết cấu hình
electron của nguyên tử các nguyên tố đó.
(b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần.
(c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều độ âm điện giảm dần. Giải thích dựa vào quy luật biến thiên
trong bảng tuần hoàn.
Câu 31. Supephotphat kép Ca(H2XO4)2 là một loại phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion
photphat. Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi
chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to…
Phèn chua K2YO4.Al2(YO4)3.24 H2O là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng,
cũng có thể trong hoặc hơi đục, được sử dụng rộng rãi để làm trong nước đục, thuộc da, sản xuất vải
chống cháy và bột nở. Biết rằng X, Y là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của
bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 31.
a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim của X, Y. Giải thích.
Câu 32. Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O5, được sử dụng làm chất hút ầm cho chất lỏng và
khí. Hợp chất của R với hydrogen ở thể khí có chứa 8,82% hydrogen về khối lượng, là khí rất độc, gây
chết với các triệu chứng khó hô hấp, đau đầu, chỏng mặt, buồn nôn. Xác định công thức phân tử của
hợp chất khí của R với hydrogen.
Câu 33. Trong oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA, có chứa 60% khối lượng oxygen.
(a) Xác định R?
(b) Viết công thức phân tử: oxide cao nhất, hydroxide tương ứng với oxide cao nhất của R?
(c) Cho 16 gam oxide cao nhất của R phản ứng hết với 50 gam dung dịch NaOH a% tạo muối trung
hòa. Biết rằng NaOH dùng dư 20% so với lượng vừa đủ. Tính a.

83
Câu 34. Oxide cao nhất của một nguyên tố R chứa 72,73% oxygen. Tuy không phải là khí quá độc
nhưng với nồng độ lớn thi sẽ làm giảm nồng độ oxygen trong không khí, gây ra các tác hại như mệt
mỏi, khó thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và các rối loạn khác. Hợp chất khí với hydrogen chứa
75% nguyên tố đó. Hợp chất này thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nướng, nhà cửa, máy
nước nóng, lò nung, xe ô tô. Viết công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố
R.
Câu 35. Cho các nguyên tố A (Z = 13); B (Z = 15).
(a) Viết cấu hình electron của A, B và cho biết A, B là kim loại hay phi kim?
(b) Xác định hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen, hóa trị trong hợp chất với hydrogen (nếu có)
của A và B.
(c) Viết công thức oxide cao nhất và công thức hợp chất khí với hydrogen (nếu có) của A, B.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1B 2A 3B 4A 5C 6B 7A 8A 9B 10A
11B 12C 13A 14A 15A 16B 17D 18A 19A 20D
21A 22B 23A 24A 25C 26A 27B 28C 29C 30D
31B 32A 33B 34D 35A 36B 37C 38A 39C 40C
41D 42C 43D 44C 45A 46B 47C 48D 49A 50D
51D 52D 53B 54B 55B 56D 57C 58A 59C 60C

84
61A 62C 63B 64D 65A 66A 67C 68D 69A 70B
71C 72C 73B 74C

TỰ LUẬN
Câu 1.
(a) (1) tăng, (2) giảm
(b) (3) kim loại kiềm, (4) caesium (Cs), (5) 7.
(c) (6) Li, (7) lớn nhất, (8) F, (9) nhỏ nhất, (10) Li, (11) F.
Câu 2.
Trong một nhóm A Trong một chu kì
Các đại lượng biến đổi
(từ trên xuống dưới) (từ trái sang phải)
Bán kính nguyên tử ↑ ↓
Độ âm điện ↓ ↑
Tính kim loại ↑ ↓
Tính phi kim ↓ ↑
Tính acid của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng ↓ ↑
Tính base của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng ↑ ↓

Câu 3.
M là nguyên tố kim loại nhóm IA do phản ứng với nước tạo MOH nên sẽ có 1 electron lớp ngoài cùng.
Nếu M ở chu kì 4, M sẽ có 4 lớp electron.
Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p64s1.
Câu 4.
Tính acid giảm dần – tính base tăng dần: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SiO3, H2SO4, HClO4.
Câu 5.
(a) Na+, Mg2+, O2-, N3-: 1s22s22p6.
(b) Tăng dần bán kính: Mg2+ < Na+ < O2- < N3-.
(c) Giảm dần bán kính: Cl- > O2- >Na+ >Li+ (Cl- có 3 lớp e; O2-, Na+ có 2 lớp e; Li+ có 1 lớp e).
Câu 6.
(a) Tăng dần bán kính nguyên tử: F, Cl, Br, I vì trong cùng nhóm từ trên xuống dưới bán kính nguyên
tử tăng dần.
(b) Giảm dần độ âm điện: F, Cl, Br, I vì trong cùng nhóm từ trên xuống dưới độ âm điện giảm dần.
(c) Tăng dần tính phi kim: I, Br, Cl, F vì trong cùng nhóm từ trên xuống dưới tính phi kim giảm dần.
Câu 7.
(a) Giảm dần bán kính nguyên tử: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải
bán kính nguyên tử giảm dần.
(b) Tăng dần độ âm điện: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải độ âm điện
tăng dần.

85
(c) Tăng dần tính kim loại: Cl, S, P, Si, Al, Mg, Na vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải tính kim
loại giảm dần.
Câu 8.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH
1
M (Z = 11) [Ne]3s Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA
X (Z = 17) [Ne]3s23p5 Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA
2 5
Y (Z = 9) [He]2s 2p Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA
1
R (Z = 19) [Ar]4s Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA

+ Trong cùng một nhóm độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới ⇒ độ âm điện của R < M; X < Y.
+ Trong cùng một chu kì độ âm điện tăng dần từ trái sang phải ⇒ độ âm điện M < X.
⇒ Độ âm điện tăng dần: R < M < X < Y.
Câu 9.
Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất: caesium (Cs), tính phi kim lớn nhất, độ âm điện lớn nhất:
fluorine (F).
Câu 10.
(a) Giảm dần bán kính nguyên tử: Li, Be, B, C, N, O, F vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải bán
kính nguyên tử giảm dần.
(b) Tăng dần độ âm điện: Li, Be, B, C, N, O, F vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải độ âm điện
tăng dần.
(c) Tăng dần tính kim loại: F, O, N, C, B, Be, Li vì trong cùng một chu kì từ trái sang phải tính kim loại
giảm dần.
Câu 11.
(a) PTHH: (1) Na2O + H2O → 2NaOH
(2) SO3 + H2O → H2SO4
(3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
(4) Cl2O7 + H2O → 2HClO4
(b) Tính acid tăng dần – tính base giảm dần theo thứ tự: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Do các oxide của các phi kim đều thuộc cùng chu kì 3 nên từ trái sang phải tính acid tăng dần, tính base
giảm dần.
Câu 12.
Trong một chu kì, tính base của hydroxide giảm dần, tính acid của hydroxide tăng dần
⇒ Tính base tăng dần: Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH.
Câu 13.
(a) Tính acid: carbonic acid (H2CO3) > silixic acid (H2SiO3) do tính acid giảm dần từ trên xuống dưới
trong cùng một nhóm.
(b) Tính acid: Sulfuric acid (H2SO4) > senlenic acid (H2SeO4) > teluric acid (H2TeO4) do tính acid giảm
dần từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm.

86
(c) Tính acid: Silicic acid (H2SiO3) < phosphoric acid (H3PO4) < sulfuric acid (H2SO4) do tính acid tăng
dần từ trái sang phải trong cùng một chu kì.
Câu 14.
(a) Tính base: Calcium hydroxide (Ca(OH)2) < strontium hydroxide (Sr(OH)2) và barium hydroxide
(Ba(OH)2) do tính base tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm.
(b) Tính base: Sodium hydroxide (NaOH) > alumium hydroxide (Al(OH) 3) do tính base giảm dần từ
trái sang phải trong cùng một chu kì.
(c) Tính base: Calcium hydroxide (Ca(OH)2) < caesium hydroxide (CsOH) do tính base tăng dần từ trái
sang phải trong cùng một chu kì ⇒ Ca(OH)2 < KOH và tính base tăng dần từ trên xuống dưới trong
cùng một nhóm ⇒ KOH < CsOH ⇒ Ca(OH)2 < CsOH.
Câu 15.
Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 → chu kì 3, nhóm IIIA.
Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 → chu kì 3, nhóm IIA
Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 → chu kì 3, nhóm IVA.
a) Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: Si < Al < Mg (do trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần).
b) Thứ tự giảm dần độ âm điện: Si > Al > Mg (do trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng
dần, độ âm điện tăng dần).
Câu 16.
Nhôm – Al thuộc nhóm IIIA, vậy eka-nhôm (Ea) thuộc nhóm IIIA cũng sẽ có 3 electron lớp ngoài
cùng, công thức oxide cao nhất sẽ là Ea 2O3, công thức hydroxide là Ea(OH)3. Al(OH)3 là một chất
lưỡng tính nên Ea(OH)3 cũng có khả năng là một chất lưỡng tính, nhưng sẽ thể hiện tính base mạnh
hơn Al(OH)3.
Câu 17.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH So sánh tính phi kim
2 2
C (Z = 6) [He]2s 2p Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA Trong cùng một chu kì tính
1
H (Z = 1) 1s Ô số 1, chu kì 1, nhóm IA phi kim tăng dần từ trái sang
N (Z = 7) [He]2s22p3 Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA phải ⇒ Tính phi kim: H < C
O (Z = 8) 2
[He]2s 2p 4
Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA < N < O (H là phi kim yếu).

Câu 18.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH So sánh tính phi kim
2 2
C (Z = 6) [He]2s 2p Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA Tất cả các nguyên tố bên đầu
1
H (Z = 1) 1s Ô số 1, chu kì 1, nhóm IA có tính phi kim yếu hơn F vì
2
Cl (Z = 17) [Ne]3s 3p 5
Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA F là nguyên tố có tính phi kim
O (Z = 8) [He]2s22p4 Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA mạnh nhất.
Câu 19.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH
1
Li (Z = 3) [He]2s Ô số 3, chu kì 2, nhóm IA

87
O (Z = 8) [He]2s22p4 Ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
F (Z = 9) [He]2s22p5 Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA
Na (Z = 11) [Ne]3s1 Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

+ Trong cùng một chu kì bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải ⇒ Bán kính: F < O < Li
+ Trong cùng một nhóm bán kính nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới ⇒ Bán kính: Li < Na
⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần: F < O < Li < Na.
Câu 20.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH So sánh
2 2
X (Z = 6) [He]2s 2p Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA Bán kính tăng: Y, X, Z.
Y (Z = 9) [He]2s22p5 Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA Độ âm điện giảm: Y, X, Z.
2 2
Z (Z = 14) [Ne]3s 3p Ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA Tính phi kim tăng: Z, X, Y.

Câu 21.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí trong BTH So sánh
X (Z = 11) [Ne]3s1 Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA Bán kính tăng: Y, X, Z.
Ô số 13, chu kì 3, nhóm Độ âm điện:
Y (Z = 13) [Ne]3s23p1
IIIA X (0,93); Y (1,31); Z (0,82)
Z (Z = 19) [Ar]4s1 Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA Tính kim loại giảm: Z, X, Y.

Câu 22.
a + b) Cấu hình electron nguyên tử và vị trí trong bảng tuần hoàn:
- Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 (ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA).
- Al ((Z = 13): 1s22s22p63s23p1 (ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA).
- P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 (ô số 15, chu kì 3, nhóm VA).
c) Trong một chu kì, từ trái sang phải tính phi kim tăng dần.
Tính phi kim: Al < Si < P.
Câu 23.
a) Lệch về phía X.
b) X có bán kính nhỏ hơn do độ âm điện của X lớn hơn Y nên X sẽ nằm về bên phải Y, bán kính
nguyên tử trong một chu kì giảm theo chiều từ trái sang phải.
c) Oxide của X sẽ có tính acid mạnh hơn của Y.
Câu 24.
1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a.
Câu 25.
(a) Li và F nằm cùng chu kì 2. Trong chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng (số electron lớp ngoài cùng
tăng), lực hút giữ hạt nhân với electron ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính nguyên tử giảm. Bán kính
nguyên tử Li> F.
(b) Li → Li+ + e

88
Khi một nguyên tử Li nhường 1 electron để tạo thành ion dương, các electron còn lại bị hút mạnh hơn
về phía hạt nhân làm cho bán kính ion giảm. Ở ion Li+, sự giảm bán kính là đặc biệt lớn khi cả lớp
electorn ngoài cùng bị mất đi(Khi đó lớp electron thứ nhất, lớp K trở thành lớp ngoài cùng).
Bán kính cation luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử tương ứng: .
(c) O + 2e → O2–
Khi nguyên tử O nhận thêm electron để tạo thành anion, điện tích dương của hạt không đổi, điện tích
âm tăng nên electron bị hút vào hạt nhân yếu hơn, ngoài ra electron được nhận thêm làm tăng tương tác
đẩy electron, làm cho kích thước nguyên tử tăng lên.

Bán kính anion luôn lớn hơn bán kính của nguyên tử tương ứng: .
3– –
(d) Hai ion N và F của hai nguyên tố ở cùng chu kì 2. Sự giảm bán kính ion của cá nguyên tố trong
một chu kì còn mạnh hơn sự giảm bán kính nguyên tử, là do các ion đều có cùng số electron lớp ngoài
cùng, điện tích hạt nhân tăng lên sẽ tương tác với cùng một số electron làm co kích thước dần.
Bán kính ion: N3– > F–.
Câu 26.
Hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kì có điện tích hạt nhân hơn kém nhau 1 đơn vị.
Ta có: ZA + ZB = 25 ⇔ ZA + ZA + 1 = 25 => ZA = 12 ⇒ ZB = 13. Hai nguyên tố A và B là Mg và Al
a) Cấu hình electron: 12Mg (1s22s22p63s2) và 13Al (1s22s22p63s23p1)
Vị trí trong bảng tuần hoàn: 12Mg, só hiệu nguyên tử 12, chu kì 3, nhóm IIA.
13Al, số hiệu nguyên tử 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

b) So sánh tính kim loại: Mg > Al do trong một chu kì, tính kim loại giảm dần theo chiều điện tích hạt
nhân tăng
Câu 27.
(a) Gọi số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt là P1, P2, P3. Trong đó P1 < P2 < P3, ta có:

P1 + P2 + P3 = 39 (I) và (II)
Giải hệ (I) và (II), ta được P2 = 13 => Y là nhôm (Al) =>Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p1.
Ta có P1 < 13 < P3 và X, Y, Z thuộc cùng một chu kì nên P1 11 => P1 = 11 hoặc P1 = 12.
Khi P1 = 11 thì X là Na (sodium) không phù hợp vì Na tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ thường.
Vậy X là Mg (magnesium), có P1 = 12 và cấu hình electron: 1s22s22p63s2.
=> P3 = 14 và Z là Si (silicon), có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2.
(b) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố tăng
dần, bán kính nguyên tử giảm dần:
- Độ âm điện: Mg < Al < Si.
- Bán kính nguyên tử: Mg > Al > Si.
(c) Tính base: Mg(OH)2 > Al(OH)3 > H2SiO3.H2O.
Mg(OH)2 là một base yếu, Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính và H2SiO3.H2O là một acid yếu.
Câu 28.

89
(a)
(b) Công thức oxide cao nhất của X và hydroxide tương ứng là Na2O, NaOH có tính base mạnh.
Công thức oxide cao nhất của X và hydroxide tương ứng là MgO, Mg(OH)2 có tính base TB.
Câu 29.
(a) Methadone có công thức phân tử C21H27NO được cấu tạo bỏi các nguyên tố C, H, O, N.
Vị trí trong bảng tuần hoàn:
- Nguyên tố hydrogen ở ô số 1, chu kì 1, nhóm IA.
- Ba nguyên tố C, N, O đều nằm ở chu kì 2, trong đó carbon ở ô số 6 nhóm IVA, nitrogen ở ô số 7
nhóm VA và oxygen ở ô số 8 nhóm VIA.
(b) – Độ âm điện : C < N < O, do trong một chu kì, độ âm điện tăng dần theo sự tăng của điện tích hạt
nhân.
- Bán kính nguyên tử: C > N > O, do trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm dần theo sự tnawg của
diện tích hạt nhân.
- Tính phi kim: C < N < O, do trong một chu kì, tính phi kim tăng dần thoe sự tăng của điện tích hạt
nhân.
Câu 30.
Sodium(11Na); boron (5B) và oxygen (8O)
(a) Vị trí trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron:
2 2 6 1
11Na, số hiệu nguyên tử 11, chu kì 3, nhóm IA. (1s 2s 2p 3s )
2 2 1
5B, số hiệu nguyên tử 5, chu kì 2, nhóm IIIa. (1s 2s 2p )
2 2 4
8O, số hiệu nguyên tử 8, chu kì 2, nhóm VIA. (1s 2s 2p )

(b) Thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần: O < B < Na


Vì O và B cùng chu kì,thoe quy luật biến đổi bắn kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải; Na ở chu
kì 3 có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tử chu kì 2.
(c) Thứ tự độ âm điện giảm dần: O > B > Na
Vì trong một chu kì, độ âm điện tăng từ trái sang phải nên B< O và Na < Al; trong 1 nhóm A, độ âm
điện giảm từ trên xuống dưới nên Al < B.
Câu 31.
(a)
- Vì X, Y thuộc cùng 1 chu kì, 2 nhóm A liên tiếp .
- Đề cho tổng số điện tích hạt nhân là 31 .
.

; chu kì 3, nhóm VA; X là phosphorus (P) là phi kim vì có 5 electron lớp


ngoài cùng.

; chu kì 3, nhóm VIA; Y là sulfur (S) là phi kim vì có 6 electron lớp ngoài
cùng.
90
(b) Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
- Trong một chu kì:
+ Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần.
+ Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
Bán kính nguyên tử: P > S.
Độ âm điện: S > P.
Tính phi kim: S > P.
Câu 32.
Công thức hợp chất khí của R với hydrogen có dạng: RH3

Cách 1:

Cách 2:
Câu 33.
-

- Xét 1 mol
a) Vậy R là S (sulfur).
b) oxide cao nhất: ; hydroxide: .

c) Ta có: .

- Phương trình:
Theo phương trình

Câu 34.
Hợp chất với hydrogen có công thức là RHx ⇒ Hợp chất oxide cao nhất có công thức là R2O8 – x.

Ta có:
Vậy R là carbon ⇒ oxide cao nhất của R là CO2 và hợp chất khí với hydrogen là CH4.
Câu 35.
(a) A (Z = 13): 1s22s22p63s23p1: A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA ⇒ A là kim loại.
91
B (Z = 15): 1s22s22p63s23p4: B thuộc chu kì 3, nhóm VIA ⇒ B là phi kim.
(b) Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen của A là III; của B là VI
Hóa trị trong hợp chất khí với hydrogen của B là II; A không có hợp chất khí với hydrogen.
(c) Công thức oxide cao nhất: A2O3, BO3
Công thức hợp chất khí với hydrogen là BH2.

BÀI 7. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
92
I. Định luật tuần hoàn
Nội dung của định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và
tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích
hạt nhân”.
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron nguyên
tử. - Từ đó có thể dựa vào cấu hình electron nguyên tử để dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố
khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Ví dụ 1: Cấu hình electron của nguyên từ phosphorus (P) là 1s22s22p63s23p3.
- Nguyên tử P có Z = 15 (do số proton = số electron = Z)
- Nguyên tử P ở chu kì 3, nhóm VA (do có 3 lớp electron và có 5 electron ở lớp ngoài cùng 3s23p3).
- P là nguyên tố phi kim. Oxide cao nhất (P 2O5) là acidic oxide và acid tương ứng là (HPO 3 hay H3PO4)
là acid trung bình.
- Dựa vào định luật tuần hoàn, có thể so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố xung
quanh.
Ví dụ 2: So sánh tính phi kim của P (Z=15), N (Z=7) và S (Z=16).
Nguyên tố P và N cùng nhóm nên N có tính phi kim mạnh hơn P, P và S cùng chu kì nên P có tính phi
kim yếu hơn S.

93
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3.
(a) Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3. B. 2. C. 6. D. 5.
(b) X thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(c) X thuộc nhóm
A. IA. B. VA. C. IIIA. D.IVA.
2- 2 6
Câu 2. Anion X có cấu hình electron [Ne]3s 3p . Nguyên tố X có tính chất nào sau đây?
A. Kim loại. B. Phi kim. C. Trơ của khí hiểm. D. Lưỡng tính.
6 2
Câu 3. Cấu hình electron nguyên tử iron (Fe): [Ar]3d 4s . Iron ở
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 4. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử
nguyên tố X là
A. 1s²2s²2p6. B. 1s²2s²2p3s²3p¹. C. 1s²2s²2p3s³. D. 1s²2s²2p63s².
Câu 5. Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh
bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viét gọn là [Ar]3d 54s1. Vị trí của chromium
trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 17, chu kì 4, nhóm IA. B. ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VB. D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IB.
Câu 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p53s4. D. 1s22s22p63s2.
Câu 7. Nguyên tử X có Z = 15. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 8. Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 4. Công thức oxide ứng với hoá trị
cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là
A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tinh. B. XO3, H2XO4, tính acid.
C. XO2, H2XO3, tỉnh acid. D. XO, X(OH)2, tỉnh base.
Câu 9. Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân của nguyên tố Ca có 20 proton.
D. Nguyên tố Ca là một phi kim.
Câu 10. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X (1s 22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và
Z (1s22s22p63s23p1). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y.

94
Câu 11. Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là
A. ns1 và ns2np5. B. ns1 và ns2np7. C. ns1 và ns2np3. D. ns2 và ns2np5.
Câu 12. Các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: [He]2s 22p5; [Ar]3d104s24p5;
[Ne]3s23p5. Dãy gồm các nguyên tố xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim là
A. X, Y, Z. B. Y, Z, X. C. X, Z, Y. D. Y, Z, X.
Câu 13. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F.
Câu 14. Cho các nguyên tố: X (Z = 19), Y (Z = 37), R (Z = 20), T (Z = 12). Dãy các nguyên tố sắp xếp
theo chiều tính kim loại tăng dần từ trái sang phải là
A. T < X < R < Y. B. T < R < X < Y. C. Y < X < R < T. D. Y < R < X < T.
Câu 15. Dãy nào sau đây sắp xếp thứ tự giảm dần tính base?
A. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4. B. NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4; Al(OH)3.
C. NaOH; MgOH)2; Al(OH)3; Si(OH)4. D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
Câu 16. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base?
A. K2O; Al2O3; MgO; CaO. B. Al2O3; MgO; CaO; K2O.
C. MgO; CaO; Al2O3; K2O. D. CaO; Al2O3; K2O; MgO.
Câu 17. Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử: 13Al, 6C, 16S, 11Na, 12Mg. Chiều giảm tính base và
tăng tính acid của các oxide như sau
A. Na2O, MgO, CO2, Al2O3, SO2. B. MgO, Na2O, Al2O3, CO2, SO2.
C. Na2O, MgO, Al2O3, CO2, SO2. D. SO2, CO2, Al2O3, MgO, Na2O.
Câu 18. Sắp xếp các hợp chất H2CO3, H2SiO3, HNO3 theo chiều giảm dần tính acid
A. H2SiO3 > H2CO3 > HNO3. B. HNO3 > H2SiO3 > H2CO3.
C. HNO3 > H2CO3 > H2SiO3. D. H2SiO3 > HNO3 > H2CO3.
Câu 19. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3. B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.
C. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4. D. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4.
Câu 20. Cation R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6. Công thức oxide ứng với hoá trị
3+

cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tinh acid – base của chúng là
A. R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính). B. RO3 (acidic oxide), H₂RO4 (acid).
C. RO2 (acidic oxide), H₂RO3 (acid). D. RO (basic oxide), R(OH)2 (base).
Câu 21. X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước
tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm
xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. X là kim loại; Y là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Z là phi kim.
B. X là phi kim; Y là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Z là kim loại.
C. X là kim loại; Z là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Y là phi kim.
D. X là phi kim; Z là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Y là kim loại.
Câu 22. Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu
sau:
95
(a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng.
(b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.
(c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z=8).
(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao
nhất của X, Y có dạng X2O và YO3. Cho các phát biểu sau:
(a) X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp.
(b) X là kim loại, Y là phi kim.
(c) X2O là basic oxide còn YO3 là acidic oxide.
(d) Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH)6 và có tính base.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12 , chu kì 3 , nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
(a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide,
hydroxide chứa magnesium.
(b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.
Câu 2. Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X.
(b) Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
(c) Electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
(d) X là kim loại hay phi kim?
Câu 3. Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn,
cho biết:
(a) Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất. Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.
(b) Các nguyên tố kim loại và phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn.
(c) Những nhóm nào gồm các kim lại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất.
Câu 4. Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố
phosphorus ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.
(a) Viết cấu hình electron của phosphorus và cho biết:
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus.
- Phosphorus là kim loại hay phi kim.
- Công thức oxide cao nhất của phosphorus.
- Công thức hợp chất khí của phosphorus với hydrogen.
- Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus.
- Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base.
(b) So sánh tính phi kim của phosphorus với nitrongen (N) và sulfur (S).
96
Câu 5. Nguyên tố sulfur (S) thuộc nhóm VIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn, là một nguyên tố thiết
yếu cho sự sống, sulfur được dùng rộng rãi trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm…,
sulfur được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công
nghiệp.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của sulfur và cho biết:
- Sulfur là kim loại hay phi kim.
- Công thức oxide cao nhất của sulfur.
- Công thức hợp chất khí của sulfur với hydrogen.
- Công thức hydroxide cao nhất của sulfur.
- Oxide và hydroxide cao nhất của sulfur có tính acid hay base.
(d) So sánh tính phi kim của sulfur với nguyên tố O (Z = 8), P (Z = 15) và Cl (Z = 17).
Câu 6. Potassium (K) có vai trò quan trọng trong chống co cơ và việc gửi tất cả các xung động thần
kinh ở động vật qua các tiềm năng hành động (Action potential). Sự thiếu hụt potassium trong các dung
dịch trong cơ thể có thể gây ra các tình trạng có thể tử vong như thiếu kali máu, đặc biệt gây nôn
mửa, tiêu chảy, hoặc tăng bài tiết niệu đạo. Số hiệu nguyên tử của potassium là 19.
(a) Viết cấu hình electron của potassium và cho biết:
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử potassium.
- Potassium là kim loại hay phi kim.
- Công thức oxide cao nhất của potassium.
- Công thức hydroxide cao nhất của potassium.
- Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base.
(b) So sánh tính kim loại của potassium với sodium (Na) và calcium (Ca).
Câu 7. Nguyên tố X được sử dụng để sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh
quang. X có Z = 56, có cấu hình e lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 5s25p66s2.
(a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
(b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì? (là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu).
(c) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X, cho biết chúng có tính acid hay base?
(d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X, oxide và hydroxide của X lần lượt tác dụng với
H2O, HCl (nếu có).
Câu 8. Nguyên tố X có Z = 119
(a) Hãy dự đoán vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
(b) Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của X (X là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu).
Câu 9. Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu hình electron: [Ar]4s 2. Nguyên tố này là một trong
những nguyên tố thiết yếu cho cơ thể, được bổ sung trong các sản phẩm sữa.
(a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
(b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì? (là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu).
(c) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X, cho biết chúng có tính acid hay base?
(d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X, oxide và hydroxide của X lần lượt tác dụng với
H2O, HCl (nếu có).
Câu 10. M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y– có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6.
97
(a) Xác định cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y.
(b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn.
(c) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide cao nhất, hydroxide tương ứng của Y.
Câu 11. Một nguyên tử của nguyên tố A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mạng điện là 24 hạt.
(a) Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố A. Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
(b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của A và nêu tính acid – base
của chúng.
Câu 12. Nguyên tố X có Z = 120
(a) Hãy dự đoán vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
(b) Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của X (X là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu).
Câu 13. Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19.
(a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
(b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại tăng dần. Giải thích.
Câu 14. Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17.
(a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
(b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn A).
Câu 15. Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ tím
chuyển sang màu xanh. Biết rằng tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là
bằng nhau, khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X.
(a) Dự đoán X và Y thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim,…). Giải thích?
(b) Dự đoán hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì hay cùng một nhóm? Giải thích.
(c) So sánh số hiệu nguyên tử của X và Y. Giải thích.
Câu 16. Hydroxide của nguyên tố T có tính base rất mạnh và tác dụng được với HCl theo tỉ lệ mol giữa
hydroxide của T và HCl là 1: 2. Hãy dự đoán nguyên tố T thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế
tiếp nhau vào nước thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 (dư) thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.
Câu 18. Nguyên tử X có kí hiệu .
(a) Xác định các giá trị: số proton, số electron, số neutron, số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối của
X.
(b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
(c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích.
(d) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid –
base của chúng.
Câu 19. Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 62,
(a) Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
(b) Viết cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố đó và cho biết chúng là nguyên tố s, p , d, hay f.

98
(c) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của mỗi nguyên tố.
(d) Nêu tính chất đơn chất và tính chất mỗi hợp chất trên.
Câu 20. Hoàn tan hết 2,3 gam hỗn hợp có chứa kim loại barium và hai kim loại kiềm kế tiếp nhau
trong nhóm IA của bảng tuần hoàn vào nước, thu được dung dịch X và 611 mL (25 oC và 1 bar). Nếu
thêm 1,278 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết thước, nước lọc vẫn
còn ion Ba2+. Nếu thêm 1,491 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết
thúc, nước lọc có mặt ion . Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên 2 kim loại kiềm ở trên.
Câu 21. Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự
thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa M có thể
dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2 g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 L khí (đo ở 25° C và 1
bar).
(a) Xác định M và cho biết vị trí của M trong bảng tuần hoàn.
(b) So sánh tính kim loại của M với 19K và 12Mg. Giải thích.
Câu 22. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là R 2O5. Oxide
này là một chất hút nước mạnh, được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ. Khả năng hút ẩm của nó đủ
mạnh để chuyên nhiều acid vô cơ thành alhydrite (oxide tương ứng) của chúng. Hợp chất khí của R với
hydrogen có chứa 8,82% khối lượng hydrogen là chất khí không màu, rất độc, kém bền, sinh ra trong
quá trình phân hủy xác động thực vật.
(a) Nêu vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
(b) Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử R.
(c) Nêu một số tính chất hóa học cơ bản của R và hợp chất.
Câu 23. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ, có tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân bằng 25.
(a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y.
(b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn và tên nguyên tố X, Y.
Câu 24. X và Y là hai nguyên tố thuộc chu kỳ nhỏ, thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.
Ở trạng thái đơn chất, X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X
và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Xác định tên nguyên tố X, Y.
Câu 25. Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np 2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài
cùng là np3. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất
của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a : b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh
hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và
titan được sử dụng cho các thiết bị tổng hợp tủy sống. Khối lượng mol của A là 140 g/mol
(a) Xác định X, Y.
(b) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của X, oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương
ứng của X, Y và nêu tính acid - base của chúng.
Câu 26. Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH 4, được sử dụng làm tác nhân
ghép nối để bám dính các sợi như sợi thuỷ tinh và sợi carbon. Oxide cao nhất cùa X chứa 53,3%
oxygen về khối lượng, thường được dùng đề sản xuất kính cửa sổ, lọ thuỷ tinh.

99
(a) Tính nguyên tử khối của X.
(b) X là nguyên tố nào?
Câu 27. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH 3, được sử dụng để trung hoà
các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí.
Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
Câu 28. Oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxygen về khối lượng, là một sản
phẩm trung gian để sản xuất acid H2SO4 có tầm quan trọng bậc nhất trong công nghiệp. Hãy xác định
nguyên tố R và viết công thức oxide cao nhất.
Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp chất
hydroxide (hợp chất của X với hydrogen), nguyên tố X chiếm 94,12% khối lượng.
(a) Xác định phần trăm khối lượng của X trong oxide cao nhất.
(b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và nêu tính acid – base
của chúng.
Câu 30. Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống. D là nguyên tố rất quan trọng trong
nhiều ngành công nghiệp đồ gốm, men sứ, thuỷ tinh, vật liệu bản dẫn, vật liệu y tế, .... Oxide ứng với
hóa trị cao nhất của hai nguyên tố A và D đều có dạng RO 2. Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25
% hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của D chứa 87,5 % D về khối lượng.
(a) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố A và D.
(b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của A, D và hydroxide tương úng. So sánh tính acid –
base giữa các oxide, hydroxide đó. Giải thích.
Câu 31. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài
cùng là ns1. X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO 3. Một hợp chất của M và X, trong đó
M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất
giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lý ô nhiễm kim loại nặng…
(a) Xác định công thức hóa học của hợp chất giữa M và X.
(b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và công thức hydroxide tương ứng của M, của X và
nêu tính acid – base của chúng.
Câu 32. Quá trình sản xuất aluminium từ quặng bauxite gồm tinh chế bauxite và trộn Al 2O3 thu được
với cryolite (Na3AlF6) rồi điện phân nóng chảy. Trường hợp bể điện phân chưa đúng tiêu chuẩn, sản
phẩm là Al có lẫn Na. Cho 1,0 gam hỗn hợp sản phẩm phản ứng với dung dịch sunfuric acid loãng, dư,
thoát ra 1,356 L khí hydrogen (25 oC và 1 bar).
(a) Xác định độ tinh khiết của aluminium trong sản phẩm.
(b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của các kim loại trên.
(c) So sánh tính acid – base giữa các oxide, hydroxide tương ứng đó. Giải thích.
Câu 33. Một nguyên tố kim loại được sử dụng làm vỏ lon nước giải khát. Nguyên tử cùa nguyên tố này
có cấu hình electron: [Ne]3s2 3p1. Hãy xác định tên nguyên tố này và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
Nêu cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố này.

100
101
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1DCB 2B 3B 4D 5B 6D 7D 8B 9D 10A
11A 12D 13C 14B 15C 16B 17C 18C 19C 20A
21D 22B 23B

TỰ LUẬN
Câu 1.
(a) Mg: 1s22s22p63s2 là kim loại
Công thức oxide cao nhất: MgO; công thức hydroxide cao nhất: Mg(OH)2 đều có tính base.
(b) Tính kim loại của Mg yếu hơn Na, Ca, mạnh hơn Al, Be.
Câu 2.
(a) Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
(b) X có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
(c) Electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
(d) X là phi kim.
Câu 3.
(a) Xu hướng biến đổi tính kim loại, ohi kim trong bảng tuần hoàn:
Trong chu kì, tính phi kim tăng từ trái qua phải; theo nhóm A, tính kim loại tăng từ trên xuống dưới.
Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là nguyên tố ở phía trên cùng bên phải trong bảng tuần hoàn, đó
là fluorine (F). Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là nguyên tố ở phía dưới cùng bên trái trong bảng
tuần hoàn, đó là francium ( 87Fr), nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ không bền nên thực tế nguyên tố có
tính kim loại mạnh nhất là caesium (55Cs).
(b) Trong bảng tuần hoàn, nếu kẻ mtojo dường chéo qua 5B, 14Si, 33As, 52Te và 85At thì phần bên phải
(trừ các khí hiếm nhóm VIIIA) là các phi kim, còn phần bên trái ( 1H) là các kim loại. Ngoài ra dãy
lanthanide và acinide đều là các kim loại.
(c) Nhóm IA gồm các kim loại kiềm là các kim loại mạnh nhất, nhóm VIIA gồm các halogen là các phi
kim mạnh nhất.
Câu 4.
(a) P: 1s22s22p63s23p3
- Số electron lớp ngoài cùng: 5; P là phi kim.
- Công thức oxide cao nhất: P2O5; công thức hợp chất khí với hydrogen: PH3.
- Công thức hydroxide cao nhất: H3PO4.
- P2O5 và H3PO4 có tính acid.
(b) Tính phi kim của P yếu hơn N do trong cùng một nhóm tính phi kim giảm dần từ trên xuống dưới.
Tính phi kim của P yếu hơn S do trong cùng một chu kì tính phi kim tăng dần từ trái sang phải.
Câu 5.

(a) Cấu hình electron nguyên tử của sulfur:


- Sulfur là phi kim vì có 6 electron lớp ngoài cùng.
102
- Công thức oxide cao nhất là SO3 có tính acid; hydroxide H2SO4 là acid mạnh.
- Công thức hợp chất khí với hydrogen là H2S.
(b) Tính phi kim của S (VIA) mạnh hơn P (VA) và yếu hơn Cl (VIIA) vì cùng chu kì 3, theo chiều tăng
dần điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng.
Tính phi kim của S yếu hơn O vì cùng nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì tính phi kim giảm.
Câu 6.
(a) K: 1s22s22p63s23p64s1
- Số electron lớp ngoài cùng: 1; K là kim loại.
- Công thức oxide cao nhất: K2O; công thức hydroxide cao nhất: KOH.
- K2O và KOH có tính base.
(b) Tính kim loại của K mạnh hơn Na do trong cùng một nhóm tính kim loại tăng dần từ trên xuống
dưới.
Tính kim loại của K mạnh hơn Ca do trong cùng một chu kì tính kim loại giảm dần từ trái sang phải.
Câu 7.
(a) X có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là: 5s25p66s2.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: ô số 56, chu kì 6, nhóm IIA
(b) Tính chất hóa học cơ bản của X:
- X là nguyên tố kim loại vì có 2e ở lớp electron ngoài cùng.
- X là kim loại hoạt động hóa học mạnh.
(c) Công thức hóa học của oxide: XO; công thức hóa học của hydroxide: X(OH)2
XO và X(OH)2 đều có tính base mạnh.
(d) X là Ba ⇒ oxide là BaO; hydroxide là Ba(OH)2
PTHH: (1) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
(2) Ba + 2HCl → BaCl2 + H2↑
(3) BaO + H2O → Ba(OH)2
(4) BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
(5) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Câu 8.
(a) Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn: ô số 119, chu kì 8, nhóm IA.
(b) Tính chất hóa học cơ bản của X: X là nguyên tố kim loại mạnh do X đứng cuối nhóm IA.
Câu 9.
(a) X: [Ar]4s2: Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA ⇒ X là Ca.
(b) Ca là kim loại
(c) Công thức oxide cao nhất: CaO; công thức hydroxide cao nhất: Ca(OH)2, chúng đều có tính base.
(d) PTHH:
(1) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
(2) Ca + 2HCl → CaCl2 + H2↑
(3) CaO + H2O → Ca(OH)2
(4) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

103
(5) Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Câu 10.
M M3+ + 3e và Y + e Y–
(a) Cấu hình e của M là: [18Ar] 3d64s2. Cấu hình e của Y là: [18Ar] 3d104s24p5.
(b) Vị trí của M trong bảng tuần hoàn: ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB ⇒ M là Fe.
Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn: ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA ⇒ Y là Br.
(c) Br là phi kim.
- Oxide cao nhất: Br2O7; hydroxide cao nhất: HBrO4 có tính acid.
Câu 11.

(a)
(b) Công thức oxide cao nhất: As2O5; công thức hydroxide cao nhất: H3AsO4
As2O5 và H3AsO4 có tính acid yếu.
Câu 12.
(a) Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn: ô số 120, chu kì 8, nhóm IIA.
(b) Tính chất hóa học cơ bản của X: X là nguyên tố kim loại mạnh do X đứng cuối nhóm IIA.
Câu 13.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí nguyên tố trong BTH
2 1
X (Z = 5) [He]2s 2p Ô số 5, chu kì 2, nhóm IIIA
1
Y (Z = 11) [Ne]3s Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA
2 1
Z (Z = 13) [Ne]3s 3p Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA
1
T (Z = 19) [Ar]4s Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA

+ Trong một chu kì, tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải ⇒ tính kim loại Y > Z.
+ Trong cùng một nhóm, tính kim loại tăng dần theo chiều từ trên xuống dưới ⇒ tính kim loại Z > X; T
> Y ⇒ Tính kim loại tăng dần: X < Z < Y < T.
Câu 14.
Nguyên tố Cấu hình electron Vị trí nguyên tố trong BTH
2 2
A (Z = 6) [He]2s 2p Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA
2 5
D (Z = 9) [He]2s 2p Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA
2 2
E (Z = 14) [Ne]3s 3p Ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA
2 5
G (Z = 17) [Ne]3s 3p Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA

+ Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần theo chiều từ trái sang phải ⇒ tính phi kim A < D.
+ Trong cùng một nhóm, tính phi kim giảm dần theo chiều từ trên xuống dưới ⇒ tính phi kim A > E; D
> G.
+ G có độ âm điện lớn hơn A ⇒ tính phi kim G > A.
⇒ Tính phi kim giảm dần: D > G > A > E.
Câu 15.
104
(a) Oxide của X và Y tan trong nước tạo hydroxide có tính base mạnh.
Suy ra X và Y là nguyên tố kim loại, X và Y có thể là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ. Do oxide các
nguyên tố này tan trong nước tạo hydroxide mạnh.
(b) Tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau nên X và Y thuộc
cùng một nhóm A.
(c) Khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X nên số hiệu nguyên tử của
X nhỏ hơn của Y.
Câu 16.
- Vì hydroxide của T có tính base rất mạnh, tác dụng với HCl nên T có thể thuộc nhóm IA hoặc IIA.
- Tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2 Suy ra T có hóa trị II.
- Vậy T thuộc nhóm IIA, nhóm kim loại kiềm thổ nên hydroxide có tính base rất mạnh.
Câu 17.
Gọi công thức chung của 2 muối là

+ AgNO3 → AgCl ↓ +

nAgCl = = 0,13 mol → n =0,13 mol

= 51,12 → = 15,62
Nên M1 < 15,62 < M2; suy ra M1 là Li (M=7); M2 là Na (M=23)
Câu 18.
(a) Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron= 16.
Số khối = 32 và số neutron = 32 – 16 =16.
(b) Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4; ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
(c) Nguyên tố X là phi kim, do có 6 electron lớp ngoài cùng, dễ thu thêm electron để có cấu hình
electron bão hòa theo quy tắc octet.
(d) Hóa trị cao nhất của X với oxygen là VI, công thức XO 3 và là acidic oxide. Công thức hydroxide
tương ứng H2XO4 là acid.
Câu 19.
(a) Vị trí trong bảng tuần hoàn:
Z = 15 ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
Z = 62 ở ô số 62, chu kì 6, nhóm IIIB.
(b) Cấu hình electron: Z = 15: [Ne]3s23p3 và là nguyên tố p.
Z = 62: [Xe]4f66s2 và là nguyên tố f.
(c) Công thức hợp chất:
Z = 15: Oxide cao nhất X2O5; hydroxide H2XO4.
Z = 62: kim loại chuyển tiếp; X2O3; hydroxide X(OH)3.
(d) Tính chất:
Z = 15: phi kim trung bình; X2O5 acidic oxide; H3XO4 acid trung bình.
105
Z = 62: kim loại chuyển tiếp; X2O3 basic oxide; X(OH)3 base.
Câu 20.
Số mol H2 = 0,025 mol; số mol NaSO 4 là 0,009 mol và 0,0105 mol. Kí hiệu hai kim loại kiềm kế tiếp là
M, có nguyên tử khối trung bình là .
Ba + 2H2O → Ba(OH)2+ H2
2M + 2H2O → MOH+ H2

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2 NaOH (số mol Ba2+ = số mol ).


2+ 2+
Khi thêm 0,009 mol Na2SO4, Ba dư: số mol Ba = số mol Ba > 0,009 mol.

Khi thêm 0,0105 mol Na2SO4, dư: số mol Ba = Ba2+ < 0,0105 mol.
Coi số mol Ba và M lần lượt là x và y.
Ta có 137.x + .y = 2,3 (I)
Và x + 0,5.y = 0,025 (II)
Với 0,009 < x < 0,0105 => 0,019 < y < 0,032.

Ghép (I) và (II), ta được: (68,5 - ).y = 1,125 hay y =

0,019 < < 0,032 => 26,92 < < 36,79.


⇒ Hai kim loại kiềm thỏa mãn đề bài sodium (23) và potassium (39).
Câu 21.

(a)
PTHH: M + 2HCl MCl2 + H2
0,03 ← 0,03 mol

⇒ M là Ca.
Cấu hình electron của Ca: [Ar]4s2 ⇒ Ca thuộc ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
(b) Tính kim loại: 20Ca < 19K (trong cùng chu kì, từ trái sang phải tính kim loại giảm).
Tính kim loại: 20Ca > 12Mg (trong cùng nhóm A, từ trên xuống dưới tính kim loại tăng).
Câu 22.
(a) Hợp chất khí của R với hydroxide có dạng RH3.

Ta có: R là P (phosphorus).
Vị trí trong bảng tuần hoàn của R: ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
(b) Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p3

(c) – Tính chất đơn chất: nguyên tố P là phi kim trung bình:
106
+ Phản ứng với oxygen tạo oxide.
+ Phản ứng chlorine tạo phosphorus chloride.
+ Phản ứng với kim loại phosphide.
- Tính chất hợp chất: P2O5 là acidic oxide phản ứng với nước tạo hydroxide tương ứng là H 3PO4 là acid
trung bình.
Câu 23.

Câu 24.
Ta có: Zx + Zy = 23 (1) → = 11,5
Vì X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn nên Xy < 11,5 < Zx < 23
X, Y thuộc 2 nhóm kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn nên có các trường hợp sau
TH1: Zx – Zy = 1 TH2: Xx – Zy = 7 TH3: Zx – Zy = 9
Zx = 12 (Mg) ; Zy = 11 (Na)
ZX = 15 (P); ZY = 16 (O) ZX = 16 (S); ZY = 7 (N)
Loại vì Mg không phản ứng
Thỏa mãn vì P + O2 → P2O5 Loại vì S không phản ứng với N
với Na

Câu 25.
(a) Theo giả thiết, X thuộc nhóm IVA và Y thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn. Hợp chất khí với
hydrogen của X là XH4 và oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là Y2O5.

Ta có :

(1)
Hợp chất tạo bởi X, Y có dạng X3Y4, ta có : 3MX + 4MY = 140 (2)
Kết hợp (1) và (2), ta được : 3,5475MX2 – 65,36MX – 942,2 = 0
⇒ MX1 = 27,93 và MX2 = - 9,5 < 0

Chọn MX = MX1 = 27,93 (Si) và


⇒ Chất A là Si3N4 (Silicon nitride)
b) Hợp chất với hydrogen của X là SiH 4, oxide ứng với hóa trị cao nhất của Si là acidic oxide SiO 2,
Hydroxide tương ứng H4SiO4 hay H2SiO3.H2O là acid yếu.
Hợp chất với hydrogen của Y là NH3, oxide ứng với hóa trị cao nhất là N2O5 là acidic oxide tan trong
nước tạo ra hydroxide tương ứng HNO3 là acid mạnh.
Câu 26.
(a) Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH4. Oxide cao nhất của X là XO2.

107
(b) X là silicon (Si).
Câu 27.
Hợp chất với hydrogen là RH3 ⇒ Oxide cao nhất có công thức là: R2O5.

Ta có:
Câu 28.

Nhóm VIA nên hợp chất oxide cao nhất là RO3 ⇒


⇒ Công thức oxide cao nhất là: SO3.
Câu 29.
X thuộc nhóm VIA ⇒ Công thức trong hợp chất với hydrogen là XH2.

Câu 30.
(a) Công thức hợp chất khí với hydrogen của A và D có dạng AH4 và DH4.

Ta có: ⇒ A là 6C (carbon)
Công thức hợp chất khi với hydrogen của A là CH4.

Ta có: ⇒ D là 14Si (silicon)


Công thức hợp chất khí với hydrogen của D là SiH4.
(b) Oxide cao nhất: CO2 và SiO2 đều là acidic oxide.
Hydroxide tương ứng: H2CO3, H2SiO3 đều là acid và tính acid H2CO3 mạnh hơn H2SiO3.
6C và 14Si nằm cùng nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới

tính acid của hydroxide tương ứng giảm dần theo xu hướng biến đổi tính phi kim).
Câu 31.
(a) M là nguyên tố S có electron lớp ngoài cùng là ns1 thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
X ở chu kì 3 và nhóm VIA nên X là S.

Công thức hợp chất M2S có: ⇒ M = 23: M là 11Na


(b)
Oxide cao nhất của M là Na2O là basic oxide, hydroxide tương ứng NaOH là base mạnh.
Oxide cao nhất của X là SO3 là acicdic oxide, hydroxide tương ứng H2SO4 là acid mạnh.
Câu 32.
(a) Gọi số mol Na, Al lần lượt là x và y.

Số mol H2 =
Theo phương trình hóa học: 1 mol Na giải phóng 0,5 mol H2;
108
1 mol Al giải phóng 1,5 mol H2.
⇒ 0,5x + 1,5y = 0,0547 (1)
Theo bài ra ta có: 23x + 27y = 1,0 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: x = 0,0011 và y = 0,0361.
Khối lượng Al là: 0,0361.27 = 0,9747 (g) có độ tinh khiết bằng 97,47%.
(b) Oxide cao nhất: Na2O và Al2O3; hydroxide tương ứng: NaOH và Al(OH)3.
(c) Na2O là basic oxide mạnh, còn Al2O3 là oxide lưỡng tính.
NaOH là base mạnh còn Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính.
So sánh tính base: Na2O > Al2O3 ; NaOH > Al(OH)3.
Mg(OH)2 là một base yếu, Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính và H2SiO3.H2O là một acid yếu.
Câu 33.
- Cấu hình electron: [Ne]3s23p1: Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA ⇒ aluminium (Al).
- Al có 3 lớp electron, có 3 electron lớp ngoài cùng, là kim loại.
- Công thức oxide cao nhất: Al2O3, công thức hydroxide cao nhất: Al(OH)3 có tính lưỡng tính.

109
BÀI 8. QUY TẮC OCTET
I. Liên kết hóa học
- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
- Khi tạo liên kết hóa học nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm và
chỉ có các electron hóa trị tham gia vào quá trình hình thành liên kết.
- Các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt
xung quanh kí hiệu nguyên tố.

II. Quy tắc octet


- Khi hình thành liên kết hóa học nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt
tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ Helium) đều có 8 electron
lớp ngoài cùng nên quy tắc được gọi là quy tắc octet.
Ví dụ: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành liên kết phân tử Cl2
Nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị. Mỗi nguyên tử chlorine cần 1 electron để đạt cấu hình electron bão
hòa theo quy tắc octet do đó mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron.

Lưu ý: Quy tắc octet chỉ đúng cho sự tạo thành liên kết hóa học của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và
một số kim loại, phi kim điển hình. Ngoài ra còn các ngoại lệ như phân tử PCl5

110
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận
hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 2. Liên kết hóa học là
A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 3. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2
electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
A. (Z = 12). B. (Z = 9). C. (Z = 11). D. (Z = 10).
Câu 4. Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu
electron để đạt được cấu hình bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Câu 5. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi
A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron.
Câu 6. Để lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng
A. nhường 6 electron B. nhận 2 electron
C. nhường 8 electron D. nhận 6 electron
Câu 7. Để lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử lithium (Z = 3) có xu hướng
A. nhường 1 electron B. nhận 7 electron
C. nhường 11 electron D. nhận 1 electron
Câu 8. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất
bằng cách
A. cho đi 2 electron B. nhận vào 1 electron
C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron.
Câu 9. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa
học ?
111
A. Boron. B. Potassium. C. Helium. D. Fluorine.
Câu 10. Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền
vững ?
A. Silicon B. Beryllium C. Nitrogen D. Selenium
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí
hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine.
Câu 12. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi
tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. hydrogen.
Câu 13. Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng
đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Hellum và argon. B. Helium và neon.
C. Neon và argon. D. Argon và helium.
Câu 14. Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các
phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride,
nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm
A. helium. B. argon. C. krypton D. neon.
Câu 15. Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của
các khí hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon. B. Helium và xenon.
C. Helium và radon. D. Helium và krypton.
Câu 16. Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
Câu 17. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt lớp vỏ
thỏa mãn quy tắc octet ?
A. Calcium B. Magnesium C. Potassium D. Chlorine
Câu 18. Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa
học của nguyên tử nào?

A. Aluminium B. Nitrogen C. Phosphorus D. Oxygen


Câu 19. Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào khi nó
thỏa mãn quy tắc octet ?
112
A. 3+ B. 5+ C. 3- D. 5-
Câu 20. Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào
khi hình thành liên kết hóa học ?

A. Nhận 1 electron. B. Nhường 1 electron.


C. Nhận 7 electron. D. Nhường 7 electron.
Câu 21. Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22. Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử nào sau đây?
A. H2O B. NO2. C. CO2. D. Cl2
Câu 23. Nguyên tử trong phần tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?
A. H2O. B. NH3. C. HCl D. BF3.
Câu 24. Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?
A. BeH2. B. AlCl3. C. PCl5. D. SiH4.
Câu 25. Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?

A. B. C. D.

TỰ LUẬN
Câu 1. Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm
không liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác.
Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích.
Câu 2. Cho các nguyên tố: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Mg (Z = 12), P (Z = 15), K (Z = 19).
(a) Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên.
(b) Các nguyên tử của các nguyên tố trên có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt đến
cấu hình của khí hiếm gần nhất và đó là khí hiếm nào?
Câu 3. Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?

113
Câu 4. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố potassium (K) là 4s 1, cấu hình electron lớp
ngoài cùng của nguyên tố bromine (Br) là 4s 24p5. Làm thế nào các nguyên tố potassium và bromine có
được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm theo quy tắc octet.
Câu 5. Em hãy vẽ mô hình mô tả quá trình tạo lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các trường hợp sau
đây:
(a) Nguyên tử O (Z = 8) nhận 2 electron để tạo anion O2-.
(b) Nguyên tử Ca (Z = 20) nhường 2 electron để tạo cation Ca2+.
(c) Nguyên tử Cl (Z = 17) “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.
Câu 6. Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH 3.
Đây là chất khí không màu có mùi tỏi, rất độc, không bền tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và
tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường
xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo
thành liên kết hóa học trong phosphine.
Câu 7. Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng
muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường
hoặc nhận electron. Giải thích.
Câu 8. Sodium fluoride (NaF) là thành phần hoạt chất phổ biến nhất trong kem đánh răng để ngăn
ngừa sâu răng, hình thành men răng. Trong phân tử NaF, các nguyên tử Na và F đều đã đạt được cơ cấu
bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?
Câu 9. Khi hình thành liên kết H + Cl → HCl và khi phá vỡ liên kết HCl → H + Cl thì hệ thu hay tỏa
năng lượng. Năng lượng phân tử HCl lớn hơn hay nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ? Trong hệ
đó thì hệ nào bền hơn?
Câu 10. Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ
chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong
trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm
nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của
khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?
Câu 11. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O 2, H2O, CO2,
CaCl2, KBr.
Câu 12. Các phân tử phosphous pentachloride (PCl 5), borane (BH3) có thỏa mãn quy tắc octet không?
Vì sao?
Câu 13. Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố A, D có phân tử khối là 76. X là dung môi không phân
cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất chất hữu cơ chứa sulfur (S) và được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có công thức hydride dạng AH 4 và D có công thức oxide
ứng với hóa trị cao nhất dạng DO3.
(a) Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có hóa trị cao nhất trong X.
(b) Đề xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet không.
Câu 14. Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp.

114
Cột A Cột B
(a) Ne (Z = 10) (1) Có xu hướng nhận thêm 1 electron.
(b) F (Z = 9) (2) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 8 electron bền vững.
(c) Mg (Z = 12) (3) Có xu hướng nhường đi 2 electron.
(d) He (Z = 2) (4) Lớp vỏ ngoài cùng chứa 2 electron bền vững.

Câu 15. Cho một số hydrocacbon sau: H – C ≡ C – H, H2C = CH2, H3C – CH3.
(a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi
gạch (–) trong các công thức biểu diễn hai electron hóa trị chung.
(b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao
nhiêu?

115
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1D 2B 3A 4A 5C 6B 7A 8A 9B 10A
11D 12C 13A 14D 15D 16A 17D 18C 19A 20B
21C 22B 23D 24D 25B

TỰ LUẬN
Câu 1.
- Các nguyên tử khí hiếm đã có cấu hình electron bền vững nên khó tham gia liên kết.
- Các nguyên tử nguyên tố khác có cấu hình electron chưa bền vững nên có xu hướng liên kết với nhau
hoặc với nguyên tử nguyên tố khác để đạt đến cấu hình electron bền vững.
Câu 2.
Nguyên tố Cấu hình electron Xu hướng Khí hiếm
1
Li (Z = 3) [He]2s Nhường 1 electron He
2 4
O (Z = 8) [He]2s 2p Nhận 2 electron Ne
F (Z = 9) [He]2s22p5 Nhận 1 electron Ne
2
Mg (Z = 12) [Ne]3s Nhường 2 electron Ne
2 3
P (Z = 15) [Ne]3s 2p Nhận 3 electron Ar
1
K (Z = 19) [Ar]4s Nhường 1 electron Ar

Câu 3.
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng đạt đến cấu hình electron
bền vững của khí hiếm (8 electron lớp ngoài cùng, riêng He là 2 electron).
Câu 4.
- K có 1 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 1 electron để đạt đến cấu hình của khí hiếm
argon (Ar).
- Br có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 1 electron để đạt đến cấu hình của khí hiếm
kypton (Kr)
Câu 5.
(a) (b) (c)

116
Câu 6.
- P có 5 electron hóa trị cần thêm 3 electron, H có 1 electron hóa trị cần thêm 1 electron ⇒ P góp chung
3 electron với 3 electron của 3 H ⇒ Trong PH3, xung quanh P có 8 electron giống khí hiếm Ar còn 3H
đều có 2 electron giống khí hiếm He.

Câu 7.
Do trong muối ăn (NaCl) thì Na và Cl có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nên
bền vững, khó tham gia các phản ứng nhường hay nhận electron.
Câu 8.
Na: [Ne]3s1; F: [He]2s22p5 ⇒ Để thỏa mãn quy tắc octet thì Na đã trường 1 electron và F nhận 1
electron ⇒ cấu hình của Na và F trong NaF đều giống khí hiếm neon (Ne).
Câu 9.
- Khi hình thành liên kết giữa các nguyên tử thành phân tử thì năng lượng giảm, hệ nào có năng lượng
càng nhỏ thì càng bền vững.
- Khi hình thành liên kết H + Cl → HCl thì hệ tỏa năng lượng, khi phá vỡ liên kết HCl → H + Cl thì
hệ thu năng lượng.
- Năng lượng phân tử HCl nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ ⇒ Hệ HCl bền hơn hệ H và Cl.
Câu 10.
K (Z = 19): [Ar]4s1; I (Z = 53): [Kr]4d105s25p5
Trong KI thì K đã nhường 1 electron ⇒ giống khí hiếm Ar, I nhận 1 electron ⇒ giống khí hiếm Xe.
Câu 11.

+ →
+ + → + [Ca]2+ +

+ + →
+ → [K]+ +

+ + →

Câu 12.
PCl5 BH3

117
- BH3 không thỏa mãn quy tắc octet do xung
quanh B chỉ có 6 electron.
- PCl5 không thỏa mãn quy tắc octet do xung
quanh P có 10 electron.

Câu 13.
(a) A tạo hợp chất AH4 ⇒ A thuộc nhóm IVA ⇒ Hóa trị cao nhất của A là IV.
D có oxide cao nhất là DO3 ⇒ D thuộc nhóm VIA ⇒ Hóa trị cao nhất là VI, thấp nhất là II
⇒ Trong hợp chất với A (thuộc nhóm IVA) D có hóa trị thấp ⇒ Công thức của X có dạng: AD2
Vì X được sử dụng để tổng hợp hợp chất hữu cơ chứa sulfur ⇒ X chứa sulfur (S) ⇒ AS2
Ta có: MA + 2.32 = 76 ⇒ MA = 12 ⇒ A là carbon (C) ⇒ X là CS2.

(b) Công thức của X:


Trong CS2, các nguyên tử C và S đều có 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.
Câu 14.
a – 2; b – 1; c – 3; d – 4.
Câu 15.
(a)

H–C≡C–H

Xung quanh mỗi C có 4 gạch (–) ⇒ có 8 electron; mỗi H có 1 gạch (–) ⇒ có 2 electron
⇒ Các nguyên tử C và H trong cả 3 hydrocacbon trên đều thỏa mãn quy tắc octet.

(b) Để thỏa mãn quy tắc octet, mỗi nguyên tử C tạo 4 liên kết, mỗi nguyên tử H tạo 1 liên kết. Để số H
lớn nhất thì số liên kết C – H là lớn nhất và số liên kết C – C là nhỏ nhất ⇒ đều là liên kết C – C

Ta có công thức phù hợp: ⇒ C3H8 ⇒ tối đa 8H.

118
BÀI 9. LIÊN KẾT ION
I. Ion và sự tạo thành liên kết ion
- Kim loại điển hình phản ứng rất mạnh với phi kim điển hình tạo ra hợp chất ion. Khi đó, nguyên tử
kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation) còn nguyên tử phi kim nhận
electron để trở thành ion mang điện tích âm (anion).
Ví dụ 1:
Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
→ Có 1 electron ở lớp ngoài cùng (hay có 1 electron hóa trị).
Nguyên tử Na nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Na+ (cation sodium).
Na → Na+ + 1e

Sự tạo thành ion dương Na+


Ví dụ 2:
Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 8): 1s22s22p4.
→ Có 6 electron ở lớp ngoài cùng (hay có 6 electron hóa trị)
Nguyên tử O nhận 2 electron để tạo thành ion âm O2- (anion oxide).
O + 2e → O2-

Sự tạo thành ion âm O2-


Chú ý:
- Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) hoặc ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã
nhường hoặc nhận.
119
Sự hình thành liên kết ion:
- Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo
thành ion đó trong bảng tuần hoàn.
- Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu trong phân tử (hay tinh thể) tạo ra liên kết ion.
- Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Các hợp chất tạo
nên từ các ion được gọi là những hợp chất ion.
Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử sodium chloride (NaCl):
Khi kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na + và Cl-, các ion này mang điện
tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

- Phương trình minh họa: 2Na + Cl2 ➙ 2NaCl.


II. Tinh thể ion
Sự tạo thành tinh thể ion:
- Các ion được sắp xếp theo một trật tự xác định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó ở các
nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau
do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau), tạo
thành mạng tinh thể ion.
Ví dụ: Tinh thể muối ăn NaCl

Mô hình tinh thể NaCl


Độ bền và tính chất của hợp chất ion:

120
- Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn,
khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.
- Các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.
Ví dụ: Tinh thể muối ăn ở dạng rắn, cứng, nhưng khi tác dụng một lực mạnh thì vỡ vụn.
Các hợp chất ion có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
Câu 2. Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
Câu 3. Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành
A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion.
+ 3+ 2- + - - 2+
Câu 4. Cho dãy các ion: Na , Al , SO4 , NH4 , NO3 , Cl , Ca . Số cation trong dãy trên là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
3+
Câu 5. Quá trình tạo thành ion Al nào sau đây là đúng?
A. Al → Al3+ + 2e. B. Al → Al3+ + 3e.
C. Al + 3e → Al3+. D. Al + 2e → Al3+.
Câu 6. Quá trình tạo thành ion O2- nào sau đây là đúng?
A. O → O2- + 2e. B. O → O2- + 1e. C. O + 2e → O2-. D. O + 1e → O2-.
Câu 7. Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các
nguyên tố khác có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.
Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các
nguyên tố khác có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.
2+
Câu 10. Ion Mg có cấu hình eletron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton.
Câu 11. Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử
nào sau đây?
A. Cation và anion. B. Các anion.

121
C. Cation và các electron tự do. D. Electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 12. Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al
có xu hướng tạo thành ion:
A. Na+, Mg+, Al+. B. Na+, Mg2+, Al4+.
C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 14. Liên kết ion có bản chất là
A. sự dùng chung các electron.
B. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
D. lực hút giữa các phân tử.
Câu 15. Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau:
Khi tạo thành các hợp chất ion, … (1) … mất các electron hóa trị của chúng để tạo thành … (2) …
mang điện tích dương và … (3) … nhận các electron hóa trị để tạo thành … (2) … mang điện tích âm.
A. (1) kim loại, (2) anion, (3) phi kim, (4) cation.
B. (1) phi kim, (2) cation, (3) kim loại, (4) anion.
C. (1) kim loại, (2) ion đa nguyên tử, (3) phi kim, (4) anion
D. (1) kim loại, (2) cation, (3) phi kim, (4) anion.
Câu 16. Cho các ion sau. Ca2+, F- , Al3+ và N3-. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
+
Câu 17. Số electron và proton trong NH4 là
A. 11 electron và 11 proton. B. 10 electron và 11 proton.
C. 11 electron và 10 proton. D. 11 electron và 12 proton.
2-
Câu 18. Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S ?
A. Có chứa 18 proton.
B. Có chứa 18 electron.
C. Trung hoà về điện.
D. Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton.
Câu 19. Liên kết ion thường tạo thành giữa hai nguyên tử
A. kim loại điển hình.
B. phi kim điển hình.
C. kim loại và phi kim.
D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 20. Phân tử K2O được hình thành do
A. sự kết hợp giữa 2 nguyên tử K và nguyên tử O.
B. sự kết hợp giữa 2 ion K+ và ion O2-.
122
C. sự kết hợp giữa 1 ion K+ và ion O2-.
D. sự kết hợp giữa 1 ion K2+ và ion O-.
Câu 21. Phân tử KCl được hình thành do
A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
B. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 22. Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.
D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
Câu 23. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion?
A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. Chứa các liên kết ion.
Câu 24. Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung
dịch dẫn điện được. Hợp chất A là
A. sodium chloride (NaCl). B. glucose (C6H12O6).
C. sucrose (C12H22O11). D. fructose (C6H12O6).
Câu 25. ZnO là hợp chất được sử dụng nhiều trong kem chống nắng. Bán kính của nguyên tử O như
thế nào so với bán kính của anion O2– trong tinh thể ZnO?
A. Bằng nhau B. Bán kính của O lớn hơn O2–.
C. Bán kính của O nhỏ hơn O2–. D. Không dự đoán được.
Câu 26. Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.
B. Chất khí ở điều kiện thường.
C. Có cấu trúc tinh thể.
D. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2- và O2-.
Câu 27. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?
A. Trong phân tử Na2O, các ion Na+ và ion O2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2-.
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon
tetrachloride,...
Câu 28. Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo được hợp chất ion dạng X2Y hoặc XY2?
A. Na và O. B. K và S. C. Ca và O. D. Ca và Cl.
Câu 29. Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng?
123
A. Nitrogen và oxygen. B. Carbon và oxygen.
C. Sulfur và oxygen. D. Calcium và oxygen.
Câu 30. Trong các chất sau, chất nào có chứa liên kết ion?
A. H2O. B. Br2. C. NH3. D. KI.
Câu 31. Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. HClO. B. Cl2. C. KCl. D. HCl.
Câu 32. Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. H2CO3. B. Na2O. C. NO2. D. O3.
Câu 33. Chất nào sau đây chứa liên kết ion trong phân tử?
A. H2SO4. B. NH4NO3. C. CH3OH. D. HCl.
Câu 34. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?
A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl.

Câu 35. Cho các ion Na+, Ca2+, F–, . Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ
các ion này là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. vô số hợp chất
3+ 2- + 3+ 3- - -
Câu 36. Cho dãy các ion sau: Al , SO4 , NH4 , Fe , PO4 , OH , Cl . Số ion đa nguyên tử là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 37. Cho dãy các hợp chất sau: H 3PO4, NH4NO3, HCl, Fe2(SO4)3, MgBr2, Ca(OH)2. Số chất chứa
ion đa nguyên tử trong phân tử là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
2 2 6 2 6 1
Câu 38. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 4s , nguyên tử của nguyên tố
Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 39. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết ion?
A. K2O; BaCl2; HCl; NaCl. B. CO2; BaO; Na2O; NaCl.
C. KI; Li2O; BaCl2; NaF. D. BaO; CaO; NaCl; H2S.
Câu 40. Cho các chất: CO, NaCl, CaO, SO2, O2, K2O, BaBr2. Số chất chứa liên kết ion trong phân tử là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 41. Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl 2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion
nhất là
A. HCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. AlCl3.
Câu 42. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(2) Khá mềm.
(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(4) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. Cho các phát biểu sau về hợp chất tạo thành giữa Na+ và O2–:
124
(a) Là hợp chất ion.
(b) Có công thức hóa học là NaO.
(c) Trong điều kiện thường, tồn tại ở thể khí.
(d) Trong điều kiện thường, tồn tại ở thể rắn.
(e) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(g) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
(h) Lực tương tác giữa Na+ và O2– là lực tĩnh điện.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi nguyên tử nhường hay nhận electron sẽ trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
(2) Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion dương (cation)
(3) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
(4) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ nhiều nguyên tử
(5) Nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm (anion)
(6) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Số phát biểu đúng là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

TỰ LUẬN
Câu 1. Cho biết sự tạo thành NaCl (s) từ Na (s) và Cl2 (g) giải phóng nhiều năng lượng. Hãy cho biết năng
lượng giải phóng có nguồn gốc từ đâu.
Gợi ý: Nếu các tiểu phân hút nhau sẽ giải phóng năng lượng, đẩy nhau sẽ hấp thu năng lượng.

Câu 2. Cho các ion sau:


(a) Viết cấu hình electron của mỗi ion trên.
(b) Mỗi cấu hình đã viết giống với cấu hình electron của nguyên tử nào?
Câu 3. Cho các nguyên tố: N (Z = 7), O (Z = 8), Na (Z = 11), Al (Z = 13), Cl (Z = 17), Ca (Z = 20).
(a) Viết cấu hình electron của ion: Na+, Ca2+, Al3+, Cl-, O2-, N3- và cho biết các cấu hình trên giống khí
hiếm nào.
(b) Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion trên từ các nguyên tử tương ứng.
Câu 4. Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong các phân tử sau:
(a) Potassium flouride (KF). (d) Magnesium chloride (MgCl2).
(b) Calcium oxide (CaO). (e) Aluminium fluoride (AlF3).
(c) Sodium oxide (Na2O). (g) Lithium nitride (Li3N).
Câu 5. Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Công thức hợp chất ion Cation Anion
CaF2 F-
K+ O2-
125
KF
CaCO3
Al3+ SO42-

Câu 6. Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3+, F-, O2-, PO43-. Hãy viết công thức tất cả các hợp chất ion (tạo nên từ
một loại cation và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Biết rằng tổng điện tích của
các ion trong hợp chất bằng 0.
Câu 7. Sodium sulfide (Na2S) là một hợp chất hoá học được sử dụng trong ngành
công nghiệp giấy và bột giấy, xử lý nước, công nghiệp dệt may và các quy trình sản xuất hoá chất
khác như sản xuất cao su, thuốc nhuộm lưu huỳnh và thu hồi dầu. Điều thú vị là sodium sulfide đã
được chứng minh là có vai trò trong bảo vệ tim mạch, chống lại chẳng thiếu máu cục bộ ở tim và giúp
bảo vệ phổi, chống lại tổn thương phối do máy thở. Trình bày sự tạo thành sodium sulfide khi cho
sodium phản ứng với sulfur.
Câu 8. Nguyên tố X tích luỹ trong tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên
tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và
đột quỵ. Nguyên tố Z được dùng để chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng. X
thuộc loại nguyên tố s, nguyên tử X chỉ có 7 electron ở phân lớp s, nguyên tử Z chỉ có 17 electron ở
phân lớp p.
(a) Viết công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Z .
(b) Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không? Tại sao?
(c) Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì?
Câu 9. Trong đời sống, muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia (C 5H8NO4Na: bột ngọt; C7H5O2Na: chất
bảo quản thực phẩm) đều có chứa ion sodium. Hiệp hội Tim mạch Hòa Kỳ khuyến cáo các cá nhân
nên hạn chế lượng sodium xuống dưới 2300 mg mỗi ngày vì nếu tiêu thụ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến
tim mạch và thận. Nếu trung bình mỗi ngày, một người dùng tổng cộng 5,0 gam muối ăn; 0,5 gam bột
ngọt và 0,05 gam chất bảo quản thì lượng sodium tiêu thụ có vượt mức giới hạn cho phép nói trên
không?
Câu 10. Tổng số hạt proton trong hai ion XA 32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố
X, A và các ion XA32- và XA42-.
Câu 11. Cho biết tổng số electron trong ion AB 32- là 42. Tổng số proton của A và B bằng 24. Trong các
hạt nhân A cũng như B số proton bằng số nơtron. Xác định số khối của A và B.
Câu 12. Một hợp chất Y được tạo ra từ ion M 2+ và X2-. Trong Y có tổng số hạt là 60, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số hạt mang điện trong ion X 2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt.
Tìm số hạt mang điện trong M2+ và trong X2-.
Câu 13. Potasssium (K) và magnesium (Mg) là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể sinh vật sống.
(a) Viết cấu hình electron của các ion được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố này.
(b) Chúng có cấu hình electron của những nguyên tử khí hiếm nào?
(c) Có hợp chất ion nào chỉ tạo bởi các ion trên với nhau không? Vì sao?

126
Câu 14. Cho các ion: Mg2+, Na+, O2-, Cl-. Những ion nào có thể liên kết với nhau để tạo thành liên kết
ion?
Câu 15. Phân loại các hợp chất ion dưới đây vào các nhóm sau: hợp chất tạo nên bởi các ion đơn
nguyên tử, hợp chất tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử, hợp chất tạo nên bởi các ion đa
nguyên tử: KCl, Na2CO3, (NH4)2SO4, BaCO3, AgCl, BaSO4, KMnO4.
Câu 16. Biết rằng năng lượng tỏa ra khi hình thành các hợp chất ion từ các cation và anion tỉ lệ thuận
với điện tích của mỗi ion và tỉ lệ nghịch với bán kính của chúng. Dựa trên cơ sở này, hãy cho biết khi
hình thành hợp chất nào trong mỗi cặp chất sau đây từ các ion tương ứng thì năng lượng tỏa ra là nhiều
hơn.
(a) LiCl và NaCl (b) Na2O và MgO
Câu 17. X, Y, Z là các hợp chất ion thuộc trong số các chất sau: NaF, MgO và MgCl2.
Nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất X, Y, Z được thể hiện qua biểu đồ:

Nhiệt độ nóng chảy (toC)


3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0
X Y Z

Trình bày cách xác định X, Y, Z


Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion là nhiệt độ tại đó có đủ năng lượng dưới dạng nhiệt để phá vỡ
lực hút tĩnh điện mạnh giữa các ion và phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Hợp chất ion có liên kết bền hơn sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
Câu 18. Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với
khoảng cách giữa chung.

Biều đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần càng thuận lợi để hệ đạt được trạng thái
năng lượng tối thiểu (bền vững). Tuy nhiên, ở khoảng cách nhỏ quả, các ion lại đầy nhau do hạt nhân
127
của các ion đều mang điện tích dương. Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng
cách đo tại mức năng lượng tối thiều gọi là độ dài liên kết. Bằng cách thực hiện một loạt các phép
tính, người ta thấy rằng các hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra
liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn.
Sử dụng nhận định trên để dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:
(a) NaCl và Na2O. (b) NaCl và NaF.
Câu 19. Cho biết lực hút tĩnh điện được tính theo công thức sau: F = k.(q 1.q2)/r² (q1,q2 là giá trị điện
tích của hai điện tích điểm, đơn vị là C (coulomb); r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị là
m (meter); k là hằng số coulomb). Dựa vào công thức trên, hãy so sánh gần đúng lực hút tĩnh điện
giữa các ion trái dấu trong phân tử NaCl và phân tử MgO. Từ đó, cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt
độ sôi của hợp chất nào cao hơn .
Câu 20. Hãy giải thích vì sao:
(a) Bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng.
(b) Na2O và MgO đều là chất rắn ở nhiệt độ thường?
(c) Nhiệt độ nóng chảy của MgO (2852oC) lớn hơn rất nhiều so với Na2O (1132oC)?

128
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1B 2C 3D 4C 5B 6C 7D 8A 9C 10B
11A 12D 13D 14B 15D 16D 17B 18B 19D 20B
21D 22B 23C 24A 25C 26B 27D 28C 29D 30D
31C 32B 33B 34C 35C 36C 37C 38C 39C 40B
41B 42A 43B 44B

TỰ LUẬN
Câu 1.
Na nhường electron tạo thành cation Na + và Cl nhận electron tạo thành anion Cl –. Hai ion trái dấu
Na+ và Cl– hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion đồng thời giải phóng nhiều năng lượng.
Câu 2.
Cấu hình e nguyên tử Cấu hình e ion Giống cấu hình e của nguyên tử
2 2+
Ca: [Ar]4s Ca : [Ar] Argon (Ar)
Al: [Ne]3s23p1 Al3+: [Ne] Neon (Ne)
2 5 -
F: [He]2s 2p F : [Ne] Neon (Ne)
2 4 2-
S: [Ne]3s 3p S : [Ar] Argon (Ar)
N: [He]2s22p3 N3-: [Ne] Neon (Ne)

Câu 3.
Cấu hình e nguyên tử Cấu hình e ion Giống khí hiếm Sự hình thành ion
Na: [Ne]3s1 Na+: [Ne] Neon (Ne) Na → Na+ + 1e
Ca: [Ar]4s2 Ca2+: [Ar] Argon (Ar) Ca → Ca2+ + 2e
Al: [Ne]3s22p1 Al3+: [Ne] Neon (Ne) Al → Al3+ + 3e
Cl: [Ne]3s22p5 Cl-: [Ar] Argon (Ar) Cl + 1e → Cl-
O: [He]2s22p4 O2-: [Ne] Neon (Ne) O + 2e → O2-
129
N: [He]2s22p3 N3-: [Ne] Neon (Ne) N + 3e → N3-

Câu 4.

KF

CaO

Na2O

MgCl2

AlF3

Li3N

Câu 5.
Công thức hợp chất ion Cation Anion
CaF2 Ca2+ F-
K2O K+ O2-
KF K+ F-
CaCO3 Ca2+ CO32-
Al2(SO4)3 Al3+ SO42-

Câu 6.
Các công thức: LiF, Li2O, Li3PO4, CaF2, CaO, Ca3(PO4)2, AlF3, Al2O3, Al2(SO4)3.
Câu 7.
Khi cho sodium phản ứng với sulfur, mỗi nguyên tử sodium sẽ nhường 1 electron để tạo thành Na+,
mỗi nguyên tử sulfur sẽ nhận 2 electron từ 2 nguyên tử sodium nhường để tạo thành S2-.
Các ion được tạo thành mang điện tích trái dấu, hút nhau tạo thành phân tử Na2S (sodium sulfide):
2Na+ + S2- → Na2S.
Câu 8.
(a) X có 7 electron ở phân lớp s ⇒ cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ X là potassium (K)
Z có 17 electron ở phân lớp p ⇒ cấu hình e của Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
⇒ Z là bromine (Br)
130
⇒ Hợp chất tạo bởi X và Z là KBr.
(b) KBr là hợp chất ion nên sẽ dẫn điện khi nóng chảy hoặc hòa tan vào nước.
(c) Trong thực tế, KBr được dùng rộng rãi như thuốc chống co giật và an thần.
Câu 9.

Vì 2024 mg < 2300 mg ⇒ lượng sodium (Na) chưa vượt quá mức giới hạn cho phép.
Câu 10.

Câu 11.

Câu 12.
Y có dạng: MX

Câu 13.
K (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ K có xu hướng nhường 1e ⇒ K+: [Ar]: giống cấu hình của argon (Ar).
Mg (Z = 12): [Ne]3s2 ⇒ Mg có xu hướng nhường 2e ⇒ Mg2+: [Ne]: giống cấu hình của neon (Ne).
Từ K+ và Mg2+ không tạo được hợp chất ion vì hai ion này cùng dấu.
Câu 14.
Mg2+ + O2- → MgO
Mg2+ + 2Cl- → MgCl2
2Na+ + O2- → Na2O
Na+ + Cl- → NaCl
Câu 15.
Hợp chất tạo bởi các ion đơn nguyên tử: KCl, AgCl.
Hợp chất tạo bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử: Na2CO3, BaCO3, BaSO4, KMnO4.
Hợp chất tạo bởi các ion đa nguyên tử: (NH4)2SO4.
Câu 16.
(a) LiCl và NaCl
- Điện tích ion: Cả ion Li+ và Na+ đều có điện tích 1+.

- Bán kính: < (do Na+ số lớp e lớn hơn Li+).


Năng lượng tỏa ra khi hình thành LiCl lớn hơn năng lượng tỏa ra khi hình thành NaCl.
(b) Na2O và MgO
- Điện tích ion: cation Na+ có điện tích 1+, cation Mg2+ có điện tích 2+.
131
- Bán kính: > (do 2 ion cùng cấu hình e nhưng Mg2+ có điện tích hạt nhân lớn hơn).
Năng lượng tỏa ra khi hình thành Na2O nhỏ hơn năng lượng tỏa ra khi hình thành MgO.
Câu 17.
- Do điện tích O2- lớn hơn điện tích của F -, trong khi bán kính anion O2- và F- là khác biệt không đáng
kể (O và F cùng thuộc chu kì 2) nên MgF2 phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn MgO.
- Do điện tích Mg2+ lớn hơn điện tích của Na+, trong khi bán kính Mg2+ lại nhỏ hơn bán kính Na+ nên
NaF phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn MgF2 ⇒ Nhiệt đọ nóng chảy: NaF < MgF2 < MgO.
Vậy X là NaF; Y là MgF2 và Z là MgO.
Câu 18.
Do hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết bền hơn và các hợp
chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết bền hơn nên:
(a) NaCl và Na2O
Ion O2- có điện tích lớn hơn ion Cl -, ngoài ra kích thước ion O 2- lại nhỏ hơn ion Cl- nên liên kết trong
Na2O bền hơn so với NaCl.
(b) NaCl và NaF
Tuy các ion Cl- và F- có cùng điện tích, nhưng kích thước ion F - nhỏ hơn ion Cl- nên liên kết trong NaF
bền hơn trong NaCl.
Câu 19.
Do phân tử NaCl có |q1| = |q2| = 1 đơn vị điện tích; phân tử MgO có |q1| = |q2| = 2 đơn vị điện tích, ngoài
ra bán kính cation Mg2+ lại nhỏ hơn bán kính cation Na + và bán kính anion O2- cũng nhỏ hơn bán kính
anion Cl- nên liên kết trong MgO bền hơn nhiều so với trong NaCl. Điều này dẫn đến nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi của MgO cao hơn nhiều so với NaCl.
Thực nghiệm cho thấy, NaCl nóng chảy ở 801 oC và sôi ở 1413oC; MgO nóng chảy ở 2850oC và sôi ở
3600oC.
Câu 20.
(a) Na → Na+ + 1e
[Ne]3s1 [Ne] ⇒ bán kính của Na lớn hơn với Na+ do Na có 3 lớp e còn Na+ có 2 lớp e.
Mg → Mg2+ + 2e
[Ne]3s2 [Ne] ⇒ bán kính của Mg lớn hơn với Mg2+ do Mg có 3 lớp e còn Mg2+ có 2 lớp e.
(b) Na2O và MgO đều là các hợp chất ion nên nhiệt độ nóng chảy cao ⇒ điều kiện thường là chất rắn.
(c) Mg2+ có điện tích lớn hơn Na+ và bán kính của Mg2+ nhỏ hơn Na+ ⇒ liên kết trong MgO bền hơn
trong Na2O nên nhiệt độ nóng chảy của MgO cao hơn Na2O.

132
BÀI 10. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
I. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị
● Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl

Giữa nguyên tử hydrogen và nguyên tử chlorine trong phân tử HCl có một cặp electron chung, được
biểu diễn bằng một gạch nối “−− ”, đó là liên kết đơn.
⇒ Do đó liên kết trong phân tử HCl được biểu diễn là H − Cl.
● Sự hình thành liên kết trong phân tử O2

Giữa hai nguyên tử trong phân tử O2 có hai cặp electron chung, được biểu diễn bằng hai gạch nối “=”,
đó là liên kết đôi.
⇒ Do đó liên kết trong phân tử O2 được biểu diễn là O = O.
● Sự hình thành liên kết trong phân tử N2

Giữa hai nguyên tử nitrogen trong phân tử N 2 có ba cặp electron chung, được biểu diễn bằng ba gạch
nối “≡”, đó là liên kết ba.
⇒ Do đó liên kết trong phân tử N2 được biểu diễn là N ≡ N.
Như vậy: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp
electron.
● Tìm hiểu cách viết công thức Lewis:
- Công thức Lewis biểu diễn sự hình thành liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong một phân tử.
- Cách viết công thức Lewis: Công thức Lewis của một phân tử được xây dựng từ công thức electron
của phân tử, trong đó mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng gạch
nối “−”.

133
Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoặc giữa
các nguyên tử của các nguyên tố không khác nhau nhiều về độ âm điện.
II. Liên kết cho – nhận
Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hoá trị, trong đó cặp electron chung
chỉ do một nguyên tử đóng góp.
● Sự hình thành liên kết cho - nhận trong ion ammonium

- Trên nguyên tử N của NH 3 còn một cặp electron chưa tham gia liên kết. Khi NH 3 kết hợp với ion
H+ để hình thành ion NH4+ cặp electron này được dùng chung giữa N và H +, vậy là sau khi hình thành
liên kết, N có 8 electron lớp ngoài cùng, H có 2 electron lớp ngoài cùng, thoả mãn quy tắc octet.
- Vì cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử N đóng góp nên liên kết giữa N và ion H + là liên kết cho
nhận, kí hiệu là →, xuất phát từ N vì N là nguyên tử đóng góp electron.
⇒ Do đó liên kết trong ion ammonium được biểu diễn là N → H .
III. Phân biệt các loại liên kết dựa theo độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tham gia
hình thành liên kết hoá học.
Liên kết cộng hoá trị không phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung không
lệch về phía của nguyên tử nào.
Liên kết cộng hoá trị phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung lệch về phía
nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
- Người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết để dựa đoán loại liên
kết giữa chúng.
 0 ≤ Δχ < 0,4: Liên kết cộng hoá trị không cực.
 0,4 ≤ Δχ < 1,7: Liên kết cộng hoá trị có cực.
 Δχ > 1,7: Liên kết ion.
IV. Sự hình thành liên kết σ , π và năng lượng liên kết
Liên kết σ là loại liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen
phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
- Các loại xen phủ trục:
 Xen phủ trục s - s
134
 Xen phủ trục s - p

 Xen phủ trục p - p

Liên kết π là loại liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen
phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
 Xen phủ bên p - p

Năng lượng liên kết là năng lượng đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì
liên kết càng bền và ngược lại.
Trong phân tử nhiều nguyên tử, tổng năng lượng liên kết trong phân tử bằng năng lượng cần cung cấp
để phá vỡ hoàn toàn 1 mol phân tử đó ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.

135
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung B. sự cho-nhận electron
A. một cặp electron góp chung D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 2. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết
A. ion. B. cộng hóa trị. C. kim loại. D. hidro.
Câu 3. Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa
A. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau
B. Các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau
C. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tố phi kim
D. Các nguyên tử khí hiếm với nhau.
Câu 4. Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa
A. hai kim loại giống nhau. B. hai phi kim giống nhau.
C. một kim loại mạnh và một phi kim mạnh. D. một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 5. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử CH 4 là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm
điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro. D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 6. Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử C là 2,55
và O là 3,44)?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết cho – nhận. D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 7. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hiđro.
C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 8. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị phân cực.
C. ion. D. hiđro.
Câu 9. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.

136
C. hiđro. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 10. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. CHCl3. C. CH4. D. N2.
Câu 11. Chất nào sau đây không có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. O₂. B. CO2. C. NH3. D. HCl.
Câu 12. Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là
A. NaCl, CaO. B. HCl, CO2. C. KCl, Al2O3. D. MgCl2, Na2O.
Câu 13. Trong các liên kết sau, liên kết có độ phân cực yếu nhất là:
A. C – F. B. H – F. C. N – F. D. O – F.
Câu 14. Liên kết trong phân tử nào sau đây phân cực mạnh nhất?
A. H2O. B. NH3. C. NCl3. D. CO2.
Câu 15. Liên kết π là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital. C. cặp electron chung.
B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 16. Liên kết σ là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital. B. cặp electron chung.
B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 18. Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hoá trị?
A. Các hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hoá trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hoá trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
Câu 19. Chất vừa có liên kết cộng hoá trị phân cực, vừa có liên kết cộng hoá trị không phân cực là
A. CO₂. B. H₂O. C. NH3. D. C₂F6.
Câu 20. Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hoá trị và liên kết ion?
A. CH₂O. B. CH4. C. Na₂O. D. KOH.
Câu 21. Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, Na2O2.
C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl.
Câu 22. Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:
A. Na2O ; KCl ; HCl. B. K2O ; BaCl2 ; CaF.
C. Na2O ; H2S ; NaCl. D. CO2 ; K2O ; CaO.
Câu 23. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. CO2 ; SO2 ; HCl ; O2. B. CO2 ; SO2 ; Na2S ; NaCl.
C. CO2 ; CO ; K2O ; HCl. D. CO2 ; HCl ; H2O ; AlCl3.
137
Câu 24. Trong các phân tử: CO2, NH3, C2H2, SO2, H2O có bao nhiêu phân tử phân cực?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 25. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên
kết cộng hóa trị phân cực là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 27. Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử
chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 28. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử là
A. HCl, Cl2, NaCl. B. Cl2, HCl, NaCl.
C. NaCl, Cl2, HCl. D. Cl2, NaCl, HCl.
Câu 29. Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung.
Nhờ đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?
A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
Câu 30. Công thức cấu tạo đúng của CO2 là:
A. O = C  O. B. O = C = O. C. O – C = O. D. O = C  O.
Câu 31. Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên
tử hydrogen là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 32. Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử F
lần lượt là:
A. 1 và 3. B. 2 và 2. C. 3 và 1. D. 1 và 4.
2 5
Câu 33. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns np . Liên kết của các nguyên tố
này với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion. D. Liên kết kim loại.
Câu 34. Cho hai nguyên tố X (Z = 20), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và
liên kết trong phân tử là
A. XY: liên kết cộng hóa trị. C. X2Y3: liên kết cộng hóa trị.
B. X2Y: liên kết ion. D. XY2: liên kết ion.
Câu 35. Khi tham gia hình thành liên kết trong phân tử HF, F 2; orbital tham gia xen phủ tạo liên kết
của nguyên tử F thuộc về phân lớp nào, có dạng gì?
A. Phân lớp 2s, hình cầu. B. Phân lớp 2s, hình số tám nổi.
C. Phân lớp 2p, hình số tám nổi. D. Phân lớp 2p, hình cánh hoa.
Câu 36. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.

138
Câu 37. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p ?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 38. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3 D. O2
Câu 39. Số obital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 40. Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các obital
cùng loại (ví dụ cùng là obital s, hoặc cùng là obital p)?
A. Cl2. B. H2. C. NH3. D. Br2.
Câu 41. Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi, ba lần lượt là
A. 1, 2 và 3. B. 2, 4 và 6. C. 1, 3 và 5. D. 2, 3 và 4.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.
B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết δ.
C. Liên kết δ bền vững hơn liên kết π.
D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên.
Câu 43. Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của
A. các orbital s với nhau.
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.
C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không
gian.
Câu 44. Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là
B. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1.
Câu 45. Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết π. C. 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
B. 2 liên kết σ. D. 1 liên kết σ.
Câu 46. Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl. Số chất mà trong phân tử chứa
liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là:
A. 4, 2, 2. B. 3, 3, 2. C. 4, 1, 2. D. 4, 3, 2.
Câu 47. Trong các chất sau: (1) H2S, (2) SO2, (3) NaCl, (4) CaO, (5) NH3, (6) HBr, (7) H2SO4, (8) CO2,
(9) K2S. Các chất chứa liên kết cộng hóa trị là
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9. B. 1, 2, 5, 6, 7, 8. C. 1, 4, 5, 7, 8, 9. D. 3, 5, 6, 7, 8, 9.
Câu 48. Cho biết năng lượng liên kết H-I và H-Br lần lượt là 297 kJ mol và 364 kJ mol-1. Phát biểu
-

nào sau đây là không đúng?


A. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2 và Br2).
B. Liên kết H-Br là bền vững hơn so với liên kết H-I
C. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ cao hơn so với HBr (thành H2 và Br2)
D. Liên kết H – I ngắn hơn liên kết H – Br.

139
Câu 49. Cho các phân tử: H2; CO2; Cl2; N2; I2; C2H4; C2H2. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong
phân tử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50. Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”?
A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2.
C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3.
Câu 51. Cho các chất sau: CO, O3, CO2, HNO3, NH4Cl, NaNO3, H2O2. Số chất có chứa liên kết cho –
nhận là:
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 52. Cho các phát biểu:
(a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.
(b) Liên kết ba được tạo nên tử 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
(c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
(d) Liên kết ba được tạo nên tử 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 53. Cho các phát biểu sau về phân tử CO2:
(a) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
(b) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực.
(c) Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng.
(d) Phân tử CO2 có 4 cặp electron hoá trị riêng.
(e) Trong phân tử CO2 có 3 liên kết σ và 1 liên kết π.
(g) Trong phân tử CO2 có 2 liên kết σ và 2 liên kết π.
(h) Trong phân tử CO2 có 1 liên kết σ và 3 liên kết π.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 54. Cho các phát biểu sau:
(a) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ bền vững hơn.
(b) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.
(c) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo lớp vỏ electron thỏa mãn quy tắc octet.
(d) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng cao hơn.
(e) Các nguyên tử nguyên tố phi kim chỉ liên kết với các nguyên tử nguyên tố kim loại.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 55. Xét phân tử H2O, cho những phát biểu sau:
(a) Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
(b) Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị phân cực
(c) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O
(d) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử H
(e) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O phân bố đều giữa hai nguyên tử.
140
(g) Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

TỰ LUẬN
Câu 1. Ammonia (NH3) khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến
ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn
định của ammonia khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón ammonia khan vào mùa thu để
bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Viết công thức elctron, công thức Lewis và công thức cấu
tạo của ammonia.
Câu 2. Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2, và CCl4.
Câu 3. Hãy điền từ/công thức thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:
Trong số các hợp chất: Cl2, H2O, O2, CsF, NaF, SO2, có …(1)… chất ion và …(2)…. chất cộng hoá trị.
Trong điều kiện thường, ….(3)…. hợp chất tồn tại ở thể rắn là …(4)… và …(5)…, …(6)… hợp chất
tồn tại ở thể lỏng là …(7)… còn lại là các chất khí. Chất có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
…(8)… .Trong số các chất cộng hoá trị …(9)… và …(10)… là các chất cộng hoá trị phân cực; …(11)
… và …(12)… là các chất cộng hoá trị không phân cực.
Câu 4. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); N (3,04); H (2,20); Al (1,61); Na
(0,93). Xác định kiểu liên kết (liên kết ion? cộng hóa trị không phân cực? cộng hóa trị phân cực?) trong
các phân tử sau: HCl, H2, NH3 Na2O, O2, NaCl, AlCl3.
Câu 5. Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:
Hydrogen halide Năng lượng liên kết (kJ/mol)
HF 565
HCl 427
HBr 363
HI 295

Sắp xếp theo chiều tăng độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr, HI
Câu 6. Dự đoán kiểu liên kết hóa học trong các phân tử sau đây: Cl 2, NH3, KCl, O2, NaF, CaCl2, HCl,
MgO.
Câu 7. Cho các phân tử sau: F2, N2, H2O, CO2.
(a) Hãy viết công thức Lewis của các phân tử đó.
(b) Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết cộng hóa
trị không phân cực; phân tử nào phân cực, phân tử nào không phân cực?
Câu 8. Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hoá mạnh, phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Ozone
xuất hiện ở tầng đối lưu và tầng binh lưu của khí quyển. Tuỳ thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng
trên mà nó ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự
hiện diện liên kết cho – nhận. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone.
Câu 9. Cho biết năng lượng liên kết H-H là 436 kJ mol -1. Hãy tính năng lượng cần thiết (theo eV) để
phá vỡ liên kết trong phân tử H2, cho biết 1 eV= 1,602x10-19J.
141
Câu 10. Ammonium (NH4+) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở động vật. Với cá và động vật
không xương sống dưới nước, ion ammonium được bài tiết trực tiếp vào nước. Ở động vật có vú, cá
mập và động vật lưỡng cư, ion ammonium được chuyển đổi trong chu trình urea thành urea (NH 2)2CO.
Ở chim, bò sát và ốc trên cạn, ion ammonium được chuyển hoá thành uric acid. Ion ammonium là
nguồn cung cấp nitrogen quan trọng cho nhiều loài thực vật. Trình bày liên kết cho – nhận trong ion
ammonium.
Câu 11. Dưới đây là biểu đồ tương tác của hai nguyên tử hydrogen ở thể khí so với khoảng cách hạt
nhân giữa chúng:

Cho biết năng lượng liên kết của phân tử hydrogen (H2) và độ dài liên kết H- H là bao nhiêu? Giải
thích.
Câu 12. Trả lời các câu hỏi sau:
(a) Ở 25 °C và 0,99 atm, khả năng tan của carbon dioxide (CO 2) trong nước là 1,45 gam/L, kém hơn
nhiều so với sulfur dioxide (SO2) là 94 gam/L. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt.
(b) Nhận xét độ tan của carbon dioxide trong nước theo nhiệt độ dựa trên đồ thị sau:

(c) Nước giải khát có gas là gì? Vì sao người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát có gas trước
khi sử dụng?

142
(d) Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường phải ngoi lên mặt nước đề thở, trong khi vào mùa
lạnh, điều này không xảy ra?
Câu 13. Biết phân tử BF3 có cấu trúc phẳng, phân tử CCl4 có cấu trúc hình tứ diện đều. Hãy cho biết có
bao nhiêu phân tử phân cực và không phân cực trong hình dưới đây? Giải thích.

Câu 14. Cho các phân tử sau: Br2, HCl, NH3, CH4, C2H4, C2H2.
(a) Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực? Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị phân cực?
(b) Phân tử nào chỉ có liên kết đơn? Phân tử nào có liên kết đôi? Phân tử nào có liên kết ba?
Câu 15. Nhận xét mối tương quan giữa độ dài liên kết và năng lượng liên kết dựa theo kết quả bảng
sau:
C–C C=C C≡C

Độ dài liên kết ( ) 1,54 1,34 1,20


Năng lượng liên kêt (kJ/ mol) 347 614 839

Câu 16. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ
quan Quản lí an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H 2S khoảng 100 ppm gây kích thích
màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H 2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút.
Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và làm tử vong ngay lập tức.
(a) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
(b) Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
(c) Một gian phòng trống (25 °C; 1 bar) có kích thước 3 m x 4 m x 6m bị nhiễm 10 gam khí H 2S. Tính
nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này.
Cho biết 1 mol khí ở 25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L.
Câu 17.
(a) Sự hình thành liên kết σ và liên kết π khác nhau như thế nào?
(b) Vẽ sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của nguyên tử
chlorine trong sự hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen chloride (HCl).
(c) Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các orbital.
(d) Xác định số liên kết σ và số liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2).
Câu 18. Cho biết năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn (25 oC, 1 bar) như sau: S – H (368
kJ/mol); O – H (464 kJ/mol).

143
(a) Tính tổng năng lượng liên kết trong mỗi phân tử H2S và H2O.
(b) Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ thành nguyên tử hai chất trên là 400 0C và 10000C. Theo em, nhiệt độ
phân huỷ của chất nào cao hơn? Vì sao?
Câu 19. Khi phản ứng với H2 các phân tử như F2, N2 cần phải cắt đứt liên kết giữa các nguyên tử. Em
hãy dự đoán phản ứng của F2 hay của N2 với H2 sẽ thuận lợi hơn (dễ xảy ra hơn) biết rằng năng lượng
liên kết Eb (H – H) = 159 kJ/mol, Eb (N ≡N) = 946 kJ/mol?
Câu 20. Sodium chloride (NaCl) tan được trong nước hay trong dầu hoả? Giải thích.
Câu 21. Vì sao benzene (C6H6) không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như
tetrachloromethane (CCl4), hexane (C6H14), ...?
Câu 22. Ghép nhiệt độ nóng chảy với chất tương ứng và giải thích
Chất Nhiệt độ nóng chảy (0C)
(a) Nước (1) -138
(b) Muối ăn (2) 80
(c) Băng phiến (C10H8) (3) 0
(d) Butane (C4H10) (4) 801

Câu 23. Cho biết tổng số electron trong anion là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số
proton bằng số neutron
(a) Tính số khối của A, B.

(b) Đề xuất cấu tạo Lewis của anion sao cho phù hợp với quy tắc octet.
Câu 24. Hợp chất X được sử dụng làm thuốc pháo, ngòi nổ, thước đầu diêm, thuốc giúp nhãn ra hoa…
X có khối lượng mol bằng 122,5 g/mol, chứa ba nguyên tố, trong đó nguyên tố A có 7 electron s,
nguyên tố B có 11 electron p và nguyên tố C có 4 electron p. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên
tố có C trong X bằng 39,19%.
(a) Xác định công thức phân tử của X.
(b) Viết công thức cấu tạo Lewis, chỉ rõ loại liên kết có trong X.

144
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1D 2B 3B 4B 5D 6B 7C 8B 9B 10B
11A 12B 13D 14A 15A 16D 17C 18C 19D 20D
21C 22B 23D 24C 25B 26D 27B 28B 29A 30B
31A 32A 33B 34D 35C 36A 37B 38C 39D 40C
41B 42A 43D 44D 45C 46D 47B 48C 49B 50D
51D 52B 53C 54A 55B

TỰ LUẬN
Câu 1.
Công thức electron Công thức Lewis Công thức cấu tạo

Câu 2.
CS2 SCl2 CCl4

Câu 3.
(1) hai; (2) bốn; (3) hai; (4) CsF; (5) NaF; (6) một; (7) H 2O; (8) NaF; (9) H2O; (10) SO2; (11) Cl2; (12)
O2.
Câu 4.
Phân tử Hiệu độ âm điện Kiểu liên kết
HCl 3,16 – 2,2 = 0,96 < 1,7 Cộng hóa trị phân cực
H2 2,2 – 2,2 = 0 Cộng hóa trị không phân cực
NH3 3,04 – 2,2 = 0,84 < 1,7 Cộng hóa trị phân cực
Na2O 3,44 – 0,93 = 2,51 > 1,7 Ion
O2 3,44 – 3,44 = 0 Cộng hóa trị không phân cực
NaCl 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 Ion
AlCl3 3,16 – 1,61 = 1,55 < 1,7 Cộng hóa trị phân cực

Câu 5.
Năng lượng liên kết càng lớn thì độ bền liên kết càng cao
⇒ chiều tăng độ bền liên kết: HI, HBr, HCl, HF.

145
Câu 6.
Liên kết cộng hóa trị phân không phân cực: Cl2, O2.
Liên kết cộng hóa trị phân cực: NH3, HCl.
Liên kết ion: KCl, NaF, CaCl2, MgO.
Câu 7.
F2 N2 H2O CO2

Công thức Lewis

Liên kết cộng


không phân cực không phân cực phân cực phân cực
hóa trị
Phân tử không phân cực không phân cực phân cực không phân cực

Câu 8.
Công thức electron Công thức Lewis Công thức cấu tạo
O=O→O
HClO2 H – O – Cl → O
HClO3

HClO4

Câu 9.
Năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết trong phân tử H2 là

Câu 10.

Câu 11.
Năng lượng liên kết tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách r o tại mức năng lượng tối
thiểu là độ dài liên kết ⇒ Năng lượng liên kết của H2 là 432 kJ/mol và độ dài liên kết H – H là 74 pm.
Câu 12.
146
(a) Phân tử CO2 có dạng đường thẳng nên CO2 là phân tử không phân cực; Phân tử SO 2 có dạng góc
nên SO2 là phân tử phân cực. Như vậy CO 2 là phân tử không phân cực nên CO 2 tan kém trong nước là
dung môi phân cực, trái với SO 2 là phân tử phân cực nên SO 2 tan được nhiều hơn trong nước là dung
môi phân cực.
(b) Trên đồ thị, độ tan của CO2 trong nước giảm khi nhiệt độ tăng.
(c) Nước giải khát có gas là nước giải khát có hòa tan khí CO 2. Trong sản xuất, người ta hòa tan CO 2
vào nước giải khát ở nhiệt độ thấp và áp suất cao để CO 2 tan được nhiều hơn. Khi uống nước giải khát
có gas, nhiệt độ cao trong dạ dày làm CO 2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt
một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Do CO 2 tan tốt trong
nước ở nhiệt độ thấp hơn nên để giữ lại lượng CO 2 trong nước, người ta thường ướp lạnh các loại nước
giải khát trước khi sử dụng.
(d) Oxygen là phân tử không phân cực nên khả năng tan trong nước là dung môi phân cực cũng kém.
Giống như độ hoà tan của carbon dioxide trong nước, độ hoà tan của oxygen giảm khi nhiệt độ tăng.
Do đó vào mùa lạnh, cá có thể thở dễ dàng bằng lượng oxygen tan trong nước, còn mùa hè lượng
oxygen tan trong nước ít hơn nên chúng phải thường ngoi lên mặt nước để thở.
Câu 13.
Ba phân tử HCl, NH3, CH3Cl là các phân tử phân cực vì tổng momen lưỡng cực không triệt tiêu.
Hai phân tử BF3 và CCl4 là các phân tử không phân cực vì tổng momen lưỡng cực triệt tiêu.
Câu 14.
(a) Phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực: Br2, CH4, C2H4, C2H2.
Phân tử chứa liên kết cộng hóa trị phân cực: HCl, NH3.
(b) Phân tử chỉ chứa liên kết đơn: Br2, HCl, NH3, CH4.
Phân tử chứa liên kết đôi: C2H4: CH2 = CH2
Phân tử chứa liên kết ba: C2H2: CH ≡ CH
Câu 15.
Theo bảng số liệu ta thấy độ dài liên kết giảm dần đồng thời năng lượng liên kết tăng dần ⇒ độ dài liên
kết tỉ lệ nghịch với năng lượng liên kết.
Câu 16.

(a) Công thức Lewis: ; công thức cấu tạo: H – S – H.


(b) Nồng độ ppm của H2S trong không khí là số lít khí H2S có trong 1 000 000 L không khí.
Ví dụ nếu trong 1 000 L không khí có sẵn 0,1 L H2S

thì trong 1 000 000 L không khí có


Ta nói nồng độ ppm của H2S trong không khí là 100 ppm.
(c) Thể tích không khí = thể tích gian phòng = 3 x 4 x 6 = 72 m3 = 72 000 L.

Thể tích của 10 gam H2S =


Trong 72 000 L không khí có 7,3 L H2S

147
⇒ trong 1 000 000 L không khí có
Vậy nồng độ H2S trong gian phòng là 101,38 ppm nên gây kích thích màng phổi.
Câu 17.
(a) Liên kết σ hình thành do xen phủ trục của hai orbital còn liên kết π hình thành do xen phủ bên của
hai orbital.

(b) Sự hình thành liên kết σ trong HCl:

(c) Sự hình thành liên kết σ trong Cl2:


(d) Công thức cấu tạo của C2H2: H – C ≡ C – H ⇒ Trong C ≡ C có 2π + 1 σ, trong C – H có 1 σ
⇒ Trong C2H2 chứa 2π và 3σ.
Câu 18.
(a) H2S: H – S – H ⇒ Tổng năng lượng liên kết trong H2S: 2.368 = 736 kJ/mol.
H2O: H – O – H ⇒ Tổng năng lượng liên kết trong H2O: 2.464 = 928 kJ/mol.
(b) Nhiệt độ phân hủy của H2O cao hơn H2S do liên kết O – H bền hơn liên kết S – H.
Câu 19.
Vì năng lượng liên kết của H – H thấp hơn N ≡ N nên liên kết H – H dễ bị phá vỡ hơn ⇒ phản ứng của
F2 với H2 sẽ xảy ra dễ hơn.
Câu 20.
Sodium chloride (NaCl) là hợp chất ion nên dễ tan trong nước do nước là dung môi phân cực, NaCl
không tan trong dầu hỏa vì dầu hỏa là dung môi không phân cực.
Câu 21.
Benzene (C6H6) là phân tử không phân cực nên không tan vào nước do nước là dung môi phân cực,
ngược lại tetrachloromethane (CCl4), hexane (C6H14) là các dung môi không phân cực nên hòa tan được
benzene.
Câu 22.
(a) – (3), (b) – (4), (c) – (2), (d) – (1).
Muối ăn (NaCl) là hợp chất ion nên nhiệt độ nóng chảy cao nhất (801 oC), H2O nóng chảy ở 0o C, C10H8
phân tử khối lớn hơn C4H10 nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
Câu 23.
(a) Coi x, y lần lượt là số proton (electron) tương ứng của nguyên tử A và B

Ta có x + 3y = 42 – 2 = 40  y < =13,33
B thuộc chu kì 2 và là một phi kim (tạo anion) nên B chỉ có thể là O, F hoặc N

*Nếu B là F thì y = 9, trong  x = 40 - 3.9 = 13  A là Al (không hợp lí vì AlF3 là phân tử)

*Nếu B là O thì y = 8, trong  x = 40 - 3.8 = 16  A là S (sulfur )  anion là

148
*Nếu B là N thì y = N, trong  x = 40 - 3.7 = 19  A là K (không hợp lí KN32- không tồn tại)
(b) Cấu tạo Lewis của SO32-:

Câu 24.
(a) Nguyên tố A có 7 electron s là K ( );
Nguyên tố B có 11 electron p là Cl ( );
Nguyên tố C có 4 electron p là O ( );
Khối lượng oxi trong X là 122,5.0,3919  48 (amu) ứng với 3 nguyên tử O
Công thức X có dạng KxClyO3
Ta có 39x + 35,5y = 122,5 – 48 = 74,5
 x = y = 1  Công thức X là KClO3

(b) Công thức Lewis của KClO3:

Gồm liên kết và là liên kết ion, liên kết đơn O - Cl và liên kết cho – nhận Cl
→ O là các liên kết cộng hóa trị phân cực.

149
BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
I. Liên kết hydrogen
1. Tìm hiểu về liên kết hydrogen

Phân tử H2S

Phân tử H2O
- Giữa các phân tử H2O có một liên kết yếu được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang
một phần điện tích dương của phân tử H 2O này với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của phân
tử H2O khác. Liên kết này là liên kết hydrogen, thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…).

Liên kết hydrogen trong phân tử H2O


Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một
nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là
F, O, N) còn cặp electron hoá trị chưa tham gia liên kết.
2. Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước
- Các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi cao hơn do tạo được liên kết hydrogen liên
phân tử.
Ví dụ 1: H2O và H2S có cấu trúc phân tử tương tự nhau. Nhưng H 2O do tạo được liên kết hydrogen nên
có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy lớn hơn nhiều so với H2S không tạo được liên kết hydrogen.
- Các hợp chất có liên kết hydrogen tan tốt hơn trong nước do tạo được liên kết hydrogen với các phân
tử nước.
Ví dụ 2: H2O là một dung môi tốt. Không chỉ hoà tan được nhiều hợp chất ion, mà còn hoà tan được
nhiều hợp chất cộng hoá trị phân cực.
150
- Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng. Đó là do nước đá có cấu trúc tinh thể
phân tử với bốn phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng. Nên
nước đá nổi được trên mặt nước lỏng.
Nhờ có liên kết hydrogen mà ở điều kiện thường nước ở thể lỏng có nhiệt độ sôi cao (100oC).
II. Tương tác Van der Waals
1. Giới thiệu về tương tác Van der Waals
- Trong phân tử các electron không ngừng chuyển động. Khi các electron di chuyển tập trung về một
phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời.

Tương tác Van der Waals


- Các phân tử có lưỡng cực tạm thời cũng có thể làm các phân tử lân cận xuất hiện các lưỡng cực cảm
ứng. Do đó các phân tử có thể tập hợp thành một mạng lưới với các tương tác lưỡng cực cảm ứng, được
gọi là tương tác Van der Waals.
Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của
các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tương tác Van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của
các chất
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng
phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.

151
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử.
Câu 2. Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhấp là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 3. Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 4. Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử
hydrogen linh động.
Câu 5. Tương tác van der Waals được hình thành do
A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
Câu 6. Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?
A. PF3. B. CH4. C. CH3OH. D. H2S.
Câu 7. Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?
A. H2O. B. CH4. C. CH3OH. D. NH3.
Câu 8. Giữa các nguyên tử He có thể có loại liên kết nào?
A. Liên kết cộng hoá trị. B. Liên kết hydrogen.
C. Tương tác van der Waals. D. Không có bất kì liên kết nào.
Câu 9. Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
Câu 10. Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
A. một ion dương. B. một ion âm.
C. một lưỡng cực vĩnh viễn. D. một lưỡng cực tạm thời.
Câu 11. Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. H2S. B. PH3. C. HI. D. CH3OH.
Câu 12. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)?
δ −¿ ¿ δ −¿¿
δ +¿ −F ¿ δ −¿−F ¿
δ−¿… H ¿ δ +¿ …H ¿
A. H δ +¿− F ¿
. B. H δ +¿− F ¿
.
δ +¿ ¿ δ +¿ ¿
δ −¿ −F ¿ δ −¿−F ¿
δ+ ¿… H ¿ δ−¿… H ¿
C. H δ −¿−F ¿
. D. H δ +¿− F ¿
.
Câu 13. Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao
nhất lần lượt là
A. Xe và He. B. Ar và Ne. C. He và Xe. D. He và Kr.
152
Câu 14. Chất nào trong các chất sau tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường?
A. CH3OH. B. CF4. C. SiF4. D. CO2.
Câu 15. Dãy các chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần?
A. H2O, H2S, CH4. B. H2S, CH4, H2O.
C. CH4, H2O, H2S. D. CH4, H2S, H2O.
Câu 16. Cho các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH. Số chất tạo được kiên kết hydrogen là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17. Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18. Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl
không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH 3 tạo được liên kết hydrogen
với nhau, nguyên nhân là do
A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl.
C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine
không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Câu 19. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các
lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
A. các nguyên tử trong phân tử. B. các electron trong phân tử.
C. các proton trong hạt nhân. D. các neutron và proton trong hạt nhân.
Câu 20. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử?
A. Là lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử H (thường trong các liên kết H-F, H-N, H-O ở phân tử
này) với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác.
B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bất kì phân tử nào có chứa nguyên tử hydrogen cũng có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử
cùng loại.
B. Liên kết hydrogen là liên kết hình thành do sự góp chung cặp electron hoá trị giữa nguyên tử
hydrogen và nguyên tử có độ âm điện lớn.
C. Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu nhất giữa các phân tử.
D. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất là mạnh hơn
ảnh hưởng của tương tác van der Waals.
Câu 22. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen nội phân tử?
A. Là lực hút giữa các proton của nguyên tử này với các electron ở nguyên tử khác.
B. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H-F, H-N, H-O) ở một phân tử
với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở ngay chính phân tử đó.
C. Là lực hút giữa các ion trái dấu.
153
D. Là lực hút giữa các phân tử có chứa nguyên tử hydrogen.
Câu 23. Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết?
A. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
B. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.
C. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion.
Câu 24. Ethanol tan vô hạn trong nước do
A. cả nước và ethanol đều là phân tử phân cực.
B. nước và ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với nhau.
C. ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với các phân tử ethanol khác.
D. ethanol và nước có tương tác van der Waals mạnh.
Câu 25. Nếu giữa phân tử chất tan và dung môi có thể tạo thành liên kết hydrogen hoặc có tương tác
van der Waals càng mạnh với nhau thì càng tan tốt vào nhau. Lí do nào sau đây là phù hợp để giải thích
dầu hoả (thành phần chính là hydrocabon) không tan trong nước?
A. Cả nước và dầu đều là các phân tử có cực.
B. Nước là phân tử phân cực và dầu là không/ ít phân cực.
C. Nước là phân tử không phân cực và dầu là phân cực.
D. Cả nước và dầu đều không các phân cực.
Câu 26. Cho các phân tử H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với
phân tử cùng loại là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 27. Quy tắc octet không được được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết hoặc
tương tác nào sau đây?
(1) Liên kết cộng hoá trị. (2) Liên kết ion.
(3) Liên kết hydrogen. (4) Tương tác van der Waals.
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 28. Cho các phát biểu về các loại liên kết?
(a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị.
(b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị.
(c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
(d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

TỰ LUẬN
Câu 1. Biểu diễn liên kết hydrogen giữa
(a) hai phân tử nước.
(b) phân tử ammonia (NH3) và nước.
(c) methylamine (CH3NH2) và nước.

154
Câu 2. Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có những kiểu liên kết hydrogen nào? Kiểu nào bền nhất và
kém bền nhất? Mô tả bằng hình vẽ.
Câu 3. Ethylene glycol (HOCH2CH2OH) là một chất chống đông trong công nghiệp ô tô, hàng không
do khả năng can thiệp vào liên kết hydrogen của nước, làm các phân tử nước khó liên kết hơn, khiến
nước khó đóng bang hơn. Biểu diễn liên kết hydrogen liên phân tử và nội phân tử trong ethylene
glycol.
Câu 4. Cho các chất sau: C2H6, H2S, H2O, CH3OH, CH3COOH, CH3NH2. Chất nào có thể tạo được liên
kết hydrogen? Vì sao?
Câu 5. Khối lượng mol (g/mol) của nước, ammonia (NH 3) và methane (CH4) lần lượt bằng 18, 17 và
16. Nước sôi ở 100 oC, còn ammonia sôi ở – 33,35 oC và methane sôi ở – 161,58 oC. Giải thích vì sao
các chất trên có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau.
Câu 6. Dầu mỏ chứa hỗn hợp nhiều hydrocarbon như: octane (C8H18) có trong xăng; butane (C4H10) có
trong gas. Khi chưng cất dầu mỏ, octane hay butane sẽ bay hơi trước? Giải thích.
Câu 7. Cho các chất và các trị số nhiệt độ sôi ( oC) sau: H2O, H2S, H2Se, H2Te và – 42; –2; 100; –
61. Ghép các trị số nhiệt độ sôi vào mỗi chất sao cho phù hợp và giải thích.
Câu 8. So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của pentane (CH 3CH2CH2CH2CH3) và neopentane
((CH3)4C). Giải thích nguyên nhân sự khác biệt trên.
Câu 9. Trong dung dịch acetic acid (CH3COOH) có thể tồn tại dạng dimer (hai phân tử kết hợp) có sự
hình thành liên kết hydrogen giữa hai phân tử. Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydogen giữa hai phân
tử acetic acid hình thành dimer.
Câu 10. Trong phân tử nước và ammonia, phân tử nào có thể tạo nhiều liên kết hydrogen hơn? Vì sao?
Câu 11. Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại ở dạng khí đơn nguyên tử. Hãy giải thích sự biến đổi
nhiệt độ sôi của các khí hiếm từ He đến Rn theo số liệu trong bảng sau:
Khí hiếm He Ne Ar Kr Xn Rn
Số hiệu nguyên tử 2 10 18 36 54 86
0
Nhiệt độ sôi ( C) -269 -246 -186 -152 -108 -62

Câu 12. Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát nam châm
siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở -195,8 0C. Dự đoán nhiệt độ sôi của oxygen lỏng sẽ cao hay thấp hơn so
với nitrogen lỏng? Giải thích.
Câu 13. Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan
trong nước lớn hơn? Giải thích.
Câu 14. Phân tử potassium fluoride (KF) có nhiệt độ nóng chảy 858 0C và calcium oxide (CaO) có
nhiệt độ nóng chảy 25720C) có cùng 28 electron. Giải thích tại sao nhiệt độ nóng chảy của KF và MgO
lại chênh lệch nhiều ?
Câu 15. Hãy giải thích vì sao trong quá trình chưng cất rượu, C 2H5OH bay hơi trước H2O mặc dù khối
lượng phân tử C2H5OH lớn hơn khác nhiều khối lượng phân tử của H2O.
Câu 16. Hãy giải thích sự biến đổi về nhiệt độ nóng chảy của dãy hydrogen halide sau:
Hadrogen halide HF HCl HBr HI

155
Nhiệt độ nóng chảy (0C) -83,1 -114,8 -88,5 -50,8

Câu 17. Vì sao nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát, … trong ngăn đá của tủ lạnh?
Câu 18. Giải thích vì sao các tương tác van der Waals giữa các phân tử có kích thước lớn lại mạnh hơn
so với các phân tử có kích thước nhỏ.
Câu 19. Giải thích tại sao ở điều kiện thường, các nguyên tố trong nhóm halogen như fluorine và
chlorine ở trạng thái khí, còn bromine ở trạng thái lỏng và iodine ở trạng thái rắn.
Câu 20. Nhện nước là một động vật trong nhóm bọ nước. Chúng sống chủ yếu ở sông, ao hồ và được
coi là một trong những loài tiến bộ nhất trong giới tự nhiên về khả năng cư ngụ trên mặt nước. Nhện
nước không thuộc lớp nhện mà là một loài côn trùng. Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt
nước?

156
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1D 2A 3D 4D 5C 6C 7B 8C 9A 10D
11D 12A 13C 14A 15D 16B 17C 18D 19B 20A
21D 22B 23A 24B 25B 26A 27D 28B

TỰ LUẬN
Câu 1.
H2O và H2O NH3 và H2O CH3NH2 và H2O

Câu 2.
Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4

Kém bền nhất Bền nhất

Câu 3.
Liên kết hydrogen liên phân tử Liên kết hydrogen nội phân tử

Câu 4.
Các chất muốn tạo được liên kết hydrogen cần có H linh động (F – H, N – H, O - H) và phi kim độ âm
điện lớn (F, O, N) ⇒ các chất có liên kết F- H, N – H, O – H sẽ tạo được liên kết hydro với nhau.
Bao gồm: H2O, CH3OH, CH3COOH, CH3NH2.
Câu 5.
H2O và NH3 tạo được liên kết hydrogen còn CH4 thì không nên nhiệt độ sôi của H2O và NH3 cao hơn
nhiều CH4. Liên kết hydrogen trong H2O bền hơn trong NH3 nên nhiệt độ sôi trong H2O cao hơn.
Câu 6.
Octane có phân tử khối lơn hơn butane nên nhiệt độ sôi cao hơn.
⇒ khi chưng cất dầu mỏ thìbutane sẽ bay hơi trước.
Câu 7.
H2O có nhiệt độ sôi cao nhất vì tạo được liên kết hydrogen liên phân tử; từ H 2S → H2Se → H2Te nhiệt
độ sôi tăng dần do tăng phân tử khối.

157
⇒ H2S (- 61oC), H2Se (-42 oC), H2Te (-2 oC), H2O (100 oC).
Câu 8.
Nhiệt độ sôi của pentane cao hơn do pentan có cấu trúc thẳng nên diện tích tiếp xúc giữa các phân tử
lớn, tương tác van der Waals mạnh hơn so với neopentane có cấu trúc dạng cầu.
Câu 9.

Câu 10.
- Mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hydrogen và hai cặp electron chưa liên kết nên phân tử nước có
nhiều liên kết hydrogen với các phân tử nước khác. Nó có mức trung bình là hai liên kết hydrogen trên
mỗi phân tử.
- Ammonia có ít liên kết hydrogen hơn nước. Trung bình nó có thể hình thành chỉ một liên kết
hydrogen trên mỗi phân tử. Mặc dù mỗi phân tử ammonia có ba nguyên tử hydrogen gắn với nguyên tử
nitrogen, nhưng nó chỉ có một cặp electron duy nhất có thể tham gia vào quá trình hình thành liên kết
hydrogen.
Câu 11.
Nhiệt độ sôi các khí hiếm từ He đến Rn tăng dần do phân tử khối tăng dần, số electron tăng dần nên
tương tác van der Waals tăng ⇒ nhiệt độ sôi tăng.
Câu 12.
O2 có phân tử khối, số electron lớn hơn N 2 nên tương tác van der Waals giữa các phân tử O 2 lớn hơn
nhiệt nhiệt độ sôi của oxygen lỏng cao hơn so với nitrogen lỏng.
Câu 13.
NH3 tạo được liên kết hydrogen liên phân tử còn PH3 thì không nên nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn.
NH3 tạo được liên kết hydgen với H2O nên độ tan trong nước lớn hơn PH3.
Câu 14.
Phân tử potassium fluoride (KF) và calcium oxide (CaO) có cùng 28 electron nhưng lại có nhiệt độ
nóng chảy chênh lệch nhau nhiều là do các ion calcium và ion oxide mang điện tích lần lượt là 2+ và 2-
nên có lực hút tĩnh điện mạnh hơn nhiều so với các ion potassium và ion fluoride chỉ mang điện tích
lần lượt là 1+ và 1-.
Câu 15.
- H2O có khối lượng phân tử thấp hơn so với C 2H5OH nhưng các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với
nhau bởi các liên kết hydrogen ⇒ nhiệt độ sôi của nước cao hơn C2H5OH ⇒ Khi chưng cất rượu,
C2H5OH có điểm sôi thấp hơn nước sẽ bay hơi trước.
Câu 16.
Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn HCl. Từ HCl đến HI khối
lượng tăng nên tương tác van der Waals tăng ⇒ nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
Câu 17.

158
Do nước đá có cấu trúc tinh thể phân tử với bốn phân tử H 2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều,
bên trong là cấu trúc rỗng nên nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng. Điều này
khiến các lon bia, nước giải khát,… khi làm lạnh trong ngăn đá của tủ lạnh có thể phát nổ do sự tăng
thể tích của nước.
Câu 18.
Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều electron.
⇒ khả năng tạo lưỡng cực – lưỡng cực nhiều hơn ⇒ lực tương tác van der Waals mạnh hơn.
Câu 19.
Từ F2 → Cl2 → Br2 → I2 thì khối lượng phân tử tăng dần nên tương tác van der Waals tăng dần.
⇒ Khả năng các phân tử “dính” với nhau tăng dần ⇒ F2, Cl2 ở điều kiện thường là chất khí, Br 2 là chất
lỏng còn I2 là chất rắn.
Câu 20.
- Mỗi phân tử nước đều tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước xung quanh theo mọi hướng, trừ
các phân tử nằm ở bề mặt. Điều này tạo ra sức căng bề mặt biến mọi bề mặt nước thành một màng căng
vô hình.
- Một số côn trùng như nhện nước có khối lượng rất nhỏ. Vì vậy, chân của chúng không chọc thủng
được màng căng này mà chỉ tạo ra vết lún trên bề mặt, cho phép côn trùng di chuyển trên mặt nước.

159
BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG
I. Số oxi hoá
1. Tìm hiểu về số oxi hoá
- Số oxi hoá là một đại lượng quan trọng trong việc nghiên cứu các phản ứng có sự chuyển dịch
electron, là điện tích giả định của nguyên tử nguyên tố trong hợp chất.
Số oxi hoá của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định
cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
- Quy ước viết số oxi hoá
+ Dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau.
+ Số oxi hoá được đặt ở phía trên kí hiệu của nguyên tố.

Ví dụ:

2. Quy tắc xác định số oxi hoá


Quy tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0.
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử bằng 0.
Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hoá của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hoá
các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích ion đó.
Ví dụ:
- Tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử NH3 là: (–3) + 3 × (+1) = 0.
- Số oxi hoá của nguyên tử Na, Cl trong Na+, Cl– lần lượt bằng +1, –1.
- Số oxi hoá của nguyên tử C và O trong CO32- lần lượt bằng +4 và –2.
Quy tắc 4: Trong đa số các hợp chất

160
II. Phản ứng oxi hoá - khử
Thí nghiệm: Zinc tác dụng với H2SO4.
- Phản ứng hoá học:

+ Trước phản ứng, số oxi hoá của Zn là 0.


+ Sau phản ứng, số oxi hoá của Zn là +2.
→ Chứng tỏ Zn đã nhường 2 electron. Zn là chất khử.
Quá trình Zn nhường 2 electron là quá trình oxi hoá:

+ Trước phản ứng, số oxi hoá của ion H+ là +1.


+ Sau phản ứng, số oxi hoá của H2 là 0.
→ Chứng tỏ ion H+ đã nhận 2 electron. H+ là chất oxi hoá.
Quá trình H+ nhận electron gọi là quá trình khử:

161
Phản ứng oxi hoá ‒ khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất( *)
phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tử trong phân tử. Trong phản ứng oxi hoá –
khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hoá và quá trình khử.
III. Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử
Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hoá nhận.
Ví dụ:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá, chất khử.
Ta có phản ứng sau:

- Nhận xét:
+ Nguyên tử Cu trước phản ứng có số oxi hoá là 0, sau phản ứng có số oxi hoá +2. Ta thấy số
oxi hoá của Cu sau phản ứng tăng ⇒ Cu là chất khử.
+ Nguyên tử Ag trong phân tử AgNO3 trước phản ứng có số oxi hoá là +1, sau phản ứng có số
oxi hoá là 0. Ta thấy số oxi hoá của Ag giảm sau phản ứng ⇒ AgNO3 là chất oxi hoá.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron
chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hoá nhận.

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các
chất khác có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên
tố ở hai vế.

IV. Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử


1. Tìm hiểu về sự cháy của nhiên liệu
- Gas: Nhiên liệu trong nấu nướng
+ Thành phần chính là hỗn hợp propane (C3H8) và butane (C4H10).
+ Gas cháy trong không khí, xảy ra phản ứng oxi hoá - khử. Phản ứng này toả nhiệt lớn và
lượng nhiệt này thường được dùng để nấu chín thức ăn.

162
Đốt cháy khí butane trong khí gas, PTHH: 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O
- Hỗn hợp nổ H2 và O2: Kích nổ nhiên liệu cho những chiếc tàu con thoi.
2. Mô tả một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống
- Quang hợp ở thực vật: Điều kiện xảy ra phản ứng là có ánh sáng mặt trời và có sắc tố quang

6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2


- Luyện kim: Ứng dụng trong luyện chromium, gang thép, nhôm (aluminium),...
- Điện hoá: Các quá trình oxi hoá - khử xảy ra có sự tham gia của dòng điện hoặc phát sinh dòng điện.
Ứng dụng: mạ điện, mạ nhúng nóng; hoạt động pin - ắc quy, điện phân,...

163
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng D. Số hiệu.
Câu 2. Fe2O3 là thành phần chính quặng hematit đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt)
trong Fe2O3 là
A. +3 B. 3+. C. 3. D. -3.
Câu 3. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
Câu 4. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau
đây của nguyên tử?
A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol.
Câu 5. Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. 1.
Câu 6. Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là
A.-2 B.+2 C.+6 D. -6
Câu 7. Ion có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Câu 8. Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3. B. Na2CrO4. C. CrCl2. D. Cr2O3.
Câu 9. Số oxi hóa của magnesium, aluminium, carbon, nitrogen trong Mg, O2, C, N2 lần lượt là
A. 0, 0, 0, 0. B. +2, -2, 0, 0. C. 0, 0, +4, +1. D. +2, -2,+4, +1.
Câu 10. Chromium (VI) oxide, CrO3, là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hoá
mạnh. Số oxi hoá của chromium trong oxide trên là
A. 0. B. +6. C. +2. D. +3.

164
Câu 11. Số oxi hóa của bromine trong KBr là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +2.
Câu 12. Số oxi hóa của sodium trong Na, NaCl lần lượt là
A. +1, 0. B. 0, +1. C. +1, +1. D. 0,-1.
Câu 13. Số oxi hóa của magnesium trong MgCl2 là
A. +1. B. +2. C. 0. D. -2
Câu 14. Số oxi hóa của Mg trong MgO là
A. 0. B. +1. C. +2. D. -2.
Câu 15. Số oxi hóa của iron và chlorine trong FeCl3 lần lượt là
A. +3, +1. B. +3, -1. C. -1, +3. D. +1, -3.
Câu 16. Số oxi hóa của hydrogen và oxygen trong H2O lần lượt là
A. +1, -2. B. -1, +2. C. +1, -1. D. -1, -1.
Câu 17. Số oxi hóa của aluminium trong Al, Al2O3 lần lượt là
A. 0, +2. B. 0, +3. C. +3, 0. D. 0, -3.
Câu 18. Số oxi hóa của manganese trong KMnO4 là
A. +1. B. +5. C. +7. D. -2.
Câu 19. Số oxi hoá của nitrogen trong NH4NO3 là
A. -3, -3. B. +3, +5. C. -3, +5. D. +5, +5.
Câu 20. Số oxi hóa của iron và sulfur trong FeS2 lần lượt là
A. +2, -2. B. +3, -3. C. +2, -1. D. -2, +1.
Câu 21. Số oxi hóa của chromium trong K2Cr2O7 là
A. +1. B. +4. C. +6. D. +12.
2-
Câu 22. Số oxi hóa của chromium trong CrO4 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. +7.
2-
Câu 23. Số oxi hóa của sulfur trong SO4 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. -2.
Câu 24. Số oxi hóa của S và N trong H2SO4 và HNO3 lần lượt là
A. +4, -5. B. +4, +5. C. +6, -5. D. +6, +5.
Câu 25. Số oxi hóa của Na, Mg, Al trong Na+, Mg2+, Al3+ lần lượt là
A. -1, -2, -3. B. +1, +2, +3. C. -1, +2, +3. D. +1, +2, -3.
Câu 26. Số oxi hóa của Al trong Al, Al2O3, AlCl3 lần lượt là
A. 0, +2, +3. B. 0, +3, +3. C. +3, +3, +3. D. 0, -3, -3.
Câu 27. Số oxi hóa của H trong HCl, HNO3, H2SO4, H2 lần lượt là
A. +1, +1, 0, 0. B. +1, +1, -2, 0. C. +1, +1, +1, 0. D. 0, 0, 0, +1.
Câu 28. Trong phản ứng hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2.
Câu 29. Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?
A. NaCl. B. Br2. C. Cl2. D. NaBr.
165
Câu 30. Cho quá trình Al → Al3+ + 3e, đây là quá trình
A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton.
2+ 3+
Câu 31. Cho quá trình Fe → Fe + 1e, đây là quá trình
A. oxi hóa. B. khử.
C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Câu 32. Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã
A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron.
C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron.
Câu 33. Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng
A. đốt cháy. B. phân huỷ. C. trao đổi. D. oxi hoá – khử.
Câu 34. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. acid. D. base.
Câu 35. Cho quá trình N+5 + 3e → N+2, đây là quá trình
A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton.
Câu 36. Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:

CuO + H2 Cu + H2O. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
A. CuO. B. H2. C. Cu. D. H2O.
Câu 37. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 38. Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4.
C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 39. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 40. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.
Câu 41. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
A. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. D. CaO + CO2 → CaCO3.
Câu 42. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. B.

166
C. D. .
Câu 43. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Câu 44. Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e.
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 45. Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hoá +2 và +3?
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe2O3.
Câu 46. Số oxi hóa của H trong NaH, CaH2, BaH2 lần lượt là
A. +1, +1, +1. B. -1, -1, -1. C. 0, 0, 0. D. -1, +1, 0.
Câu 47. Số oxi hóa của O trong H2O, H2O2, OF2 lần lượt là
A. 0, -2, -1. B. -2, -1, +2. C. -2, -2, -2. D. 0, -1, +2.
Câu 48. Số oxi hóa của N trong NH3, N2, N2O, NO, NO2 lần lượt là
A. -3, 0, +1, +2, +4. B. -3, 0, +2, -2, +4.
C. -3, 0, 0, +2, +4. D. -3, +1, +1, +2, +4.
Câu 49. Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất NaClO, NaClO2, NaClO3, NaClO4 là
A. -1, +3, +5, +7 B.+1,-3,+5,-2. C. +1, +3, +5, +7 D.+1,+3,-5,+7.
Câu 50. Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các
phân tử trên lần lượt là
A. 0; +6; +4; +4; +6. B. 0; +6; +4; +2; +6.
C. +2; +6; +6; -2; +6. D. -2; +6; +6; -2; +6.
Câu 51. Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số
oxi hoá -3 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 52. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố
đó với giả thiết hợp chất là ion.
B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
C. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.
D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.
Câu 53. Chất oxi hoá là chất
A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
167
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 54. Chất khử là chất
A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 55. Cho phương trình phản ứng
aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4   dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O.
Tỉ lệ a: b là
A. 6: 1. B. 2: 3. C. 3: 2. D. 1: 6.
Câu 56. Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 
 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 2: 3. C. 2: 5. D. 1: 4.
Câu 57. Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên,
khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.
Câu 58. Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên
và tối giản thì số phân tử H2O tạo thành là:
A. 3. B. 10. C. 5. D. 4.

Câu 59. Cho phương trình phản ứng sau: Nếu hệ số của HNO3 là
8 thì tổng hệ số của Zn và NO là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 60. Cho phản ứng hoá học sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số cân bằng (nguyên, tối
giản) của các chất trong sản phẩm lần lượt là:
A. 8, 3, 15. B. 8, 3, 9. C. 2, 2, 5. D. 2, 1, 4.
Câu 61. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO 3. Khi tài xế hà hơi
thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO 3 có
màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau:
CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O
Tỉ lệ chất khử: chất oxi ở phương trình hóa học trên là
A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 1: 3.
Câu 62. Để hàn nhanh đường ray tàu hỏa bị hỏng, người ta dùng hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng
nhiệt nhôm: Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Al là chất khử. B. Fe2O3 là chất oxi hóa.
C. Tỉ lệ giữa chất bị khử: chất bị oxi hóa là 2:1. D. Sản phẩm khử là Fe.
Câu 63. Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử
trong chất nào sau đây?
A. C. B. CO2. C. CaCO3. D. CH4.
Câu 64. Chất hoặc ion nào sau đây có cả tính khử và tính oxi hoá?
A. SO2. B. F2. C. Al3+. D. Na.
168
Câu 65. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base.
Câu 66. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2C + Ca CaC2 (b) C + 2H2 CH4

(c) C + CO2 2CO (d) 3C + 4Al Al4C3


Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (c) B. (b) C. (a) D. (d)
Câu 67. Thực hiện các phản ứng hóa học sau:

(a) (b)

(c) (d)
Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 68. Cho các phản ứng sau:
(1) PCl3 + Cl2 → PCl5
(2) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
(3) CO2 + 2LiOH → Li2CO3 + H2O
(4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Phản ứng oxi hóa – khử là
A. (3) B. (4) C. (1) và (2) D. (1), (2) và (3).
Câu 69. Cho các phản ứng sau:
(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

(2) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3


(3) MgCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + MgCO3
(4) 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

(5) (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O


Số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2. B. 3 C. 4 D. 5
Câu 70. Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) (b)

(c) (d)
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 71. Cho các phản ứng sau:
(a) Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O
(b) 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O
169
(c) O3 + 2Ag Ag2O + O2
(d) 2H2S + SO2 3S + 2H2O
(e) 4KClO3 KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 72. Cho các phản ứng sau đây:

(1) (4)

(2) (5)

(3)
Có bao nhiêu phản ứng đã cho thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73. Cho sơ đồ chuyển hóa nitrogen như sau:

Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử ở sơ đồ trên?


A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 74. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,
Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá -
khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 75. Cho các chất: KBr, S, SiO 2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể
bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 76. Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO 2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion
trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 77. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất
khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 1: 5. B. 5: 1. C. 3: 1. D. 1: 3.
Câu 78. Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 79. Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là
A. 19. B. 21. C. 23. D. 25.
170
Câu 80. Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng
phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y.

TỰ LUẬN
Câu 1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất và ion sau:
(a) N2, Al, H2O, CH4, NH3, H3PO4.
(b) Mn, MnCl2, MnO2, K2MnO4, KClO4, NaCrO2.
(c) S2-, SO32-, PO43-, MnO4-, HPO4-, ClO3-.
Câu 2. Xác định số oxi hóa của chlorine, sulfur trong các chất sau:
(a) HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
(b) H2S, S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO3.
Câu 3. Cho các phân tử và ion sau: Na+, S2-, Mg2+, SO2, NO2, Fe3+, Fe2+, I-, FeO, HCl, FeCl3.
Trong các phản ứng oxi hóa – khử, phân tử hoặc ion nào chỉ có tính khử? chỉ có tính oxi hóa? vừa có
tính oxi hóa, vừa có tính khử?
Câu 4. Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2).
(a) Từ công thức cấu tạo H-O-O-H hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử.
(b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết quá trình khử minh họa.
Câu 5. Số oxi hóa có thể xác định thông qua công thức cấu tạo bằng cách tính điện tích các nguyên tử
trong hợp chất với giả định đó là hợp chất ion. Ví dụ carbon dioxide (CO 2) có công thức cấu tạo là O =
C = O, khi giả định CO2 là hợp chất ion thì coi như C nhường 2 electron cho mỗi nguyên tử O nên công
thức ion giả định là O2-C4+O2-, từ đó xác định được số oxi hóa của O là -2, của C là +4.
Dựa vào cách trên hãy viết công thức ion giả định của các hợp chất sau, từ đó suy ra số oxi hóa của
các nguyên tử: H2O, OF2, H2O2.
Câu 6. Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:
(a) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

(b) H2S + O2 SO2 + H2O.


(c) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
(d) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
(e) Al + 6H+ + NO3- →Al3+ + 3NO2 + 3H2O
Câu 7. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa và chất khử
trong các phản ứng oxi hóa khử đó.
(1) 2SO2 + O2 → 2SO3. (2) Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2.
(3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O. (4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(5) 2H2O2 → 2H2O + O2. (6) 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
(7) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. (8) KOH + CO2 → KHCO3.
(9) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O. (10) 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.
Câu 8. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(a) Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2.
171
(b) NH3 + Cl2 → N2 + HCl.
(c) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(d) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
(e) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
(g) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.

(h) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.


(i) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(k) FeS + HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
(l) Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (VNO : VN2O = 3 : 1)
(m) Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + H2O
(n) FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
(o) C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
Câu 9. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

(a) Phản ứng xảy ra trong lò luyện gang: Fe2O3 + CO Fe + CO2

(b) Phản ứng đốt cháy trong đèn oxygen – acetylene: C2H2 + O2 CO2 + H2O

(c) Phản ứng quang hợp của cây xanh: C6H12O6 + O2 CO2 + H2O

(d) Phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp: NaCl + H2O NaOH + H2↑ + Cl2↑
Câu 10. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau đây bằng phương pháp thằng bằng electron:
(a) NaBr + Cl2→ NaCl + Br2
(b) Fe2O3 + CO→ Fe + CO2
(c) CO + I2O5→ CO2 + I2
(d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- →CrO42- + Br- + H2O
(e) H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2
Câu 11. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất
khử trong mỗi trường hợp sau:
(a) H2S + SO2 S + H2O
(b) SO2 + H2O + Cl2 H2SO4 + HCl
(c) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
(d) C12H22O11 + H2SO4 CO2 + SO2 + H2O
Câu 12. Cho các đơn chất: K, O2, Cl2, N2, F2, Fe, Cu, Mg, Al, S, C. Trong các phản ứng oxi hóa – khử,
chất nào chỉ có tính khử? Chất nào chỉ có tính oxi hóa? Chất nào vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
Câu 13. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? Giải thích. Xác định chất oxi hóa, chất khử.
(a) SO3 + H2O H2SO4
(b) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2↑ + H2O

172
(c) C + H2O CO + H2
(d) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
(e) Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2

(g) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑


Câu 14. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu
rõ chất oxi hóa, chất khử trong mỗi trường hợp.
(a) HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2↑ + H2O
(b) KMnO4 + KNO2 + H2SO4 MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
(c) Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO ↑ + H2O
(d) H2C2O2 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 15. Copper (II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc
Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công
nghiệp),…
Trong công nghiệp, copper (II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong
dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí: Cu + O2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O (1)
(a) Lập phương trình hoá học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất
oxi hoá, chất khử.
(b) Copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid

đặc, nóng: (2)


Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?
Câu 16. Trong quá trình luyện gang từ quặng chứa Fe2O3, ban đầu không khí nóng được nén vào lò
cao, đốt cháy hoàn toàn than cốc kèm theo sự tỏa nhiệt mạnh:

(1) C + O2 CO2
Khí CO2 đi lên phía trên, gặp các lớp than cốc và bị khử thành CO.

(2) C + CO2 CO
Tiếp đó, khí CO khử Fe2O3 thành Fe theo phản ứng tổng quát:

(3) Fe2O3 + CO Fe + CO2


Lập các PTHH ở trên, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.
Câu 17. Rượu gạo là một thức uống có cồn lên men được chưng cất từ gạo theo truyền thống. Rượu
gạo được làm từ quá trình lên men tinh bột đã được chuyển thành đường. Vi khuẩn là nguồn gốc của
các enzyme chuyển đổi tinh bột thành đường. Nhiệt độ phù hợp để lên mem rượu khoảng 20 – 25 oC.
Phản ứng thủy phân và lên men:
(1) (C6H10O5)n + H2O C6H12O6
(2) C6H12O6 C2H5OH + CO2
173
(a) Phản ứng nào ở trên là phản ứng oxi hóa – khử? Giải thích.
(b) Trong phản ứng oxi hóa – khử, em hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố, nêu rõ chất oxi hóa,
chất khử.
(c) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
Câu 18. Một số loai xe ôtô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa môt lượng nhất định hợp chất
ion sodium azide (NaN3), được gọi là túi khí. Khi có va cham xảy ra mạnh sodium azide bị phân hủy
rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi
thương tích. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải phản ứng oxi hóa -
khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3?
Câu 19. Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium

permanganate:
(a) Lập PTHH của phản ứng theo pp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.
(b) Tính thể tích KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dd FeSO4 0,1M.
Câu 20. Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO 4) trong dung dịch
sulfuric acid (H2SO4) thu được 3,02 gam manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4.
(a) Tính số gam iodine (I2) tạo thành.
(b) tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.
Câu 21. Hòa tan 14 gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Thêm dung dịch
KMnO4 1M vào dung dịch X. Biết KMnO 4 có thể oxi hóa FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành
Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(a) Lập phương trình hóa học cho phản ứng oxi hóa – khử trên.
(b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng.
Câu 22. Sự cháy của hydrocacbon trong oxygen. Quá trình đốt cháy nhiên liệu (khí đốt, xăng, dầu hoặc
khí hóa lỏng) là một ví dụ về sự cháy của hydrocacbon trong oxygen và cung cấp cho ta năng lượng.
Nếu oxygen dư thì sự cháy hoàn toàn và cho sản phẩm là CO 2 và H2O. Nếu thiếu oxygen, sự cháy xảy
ra không hoàn toàn và một phần carbon chuyển thành CO là một khí độc gây ô nhiễm môi trường. Còn
khi rất thiếu oxygen thì chỉ tạo ra nước và để lại muội là carbon. Hãy viết phương trình hóa học cho
phản ứng cháy của xăng (octane - C8H18) trong ba điều kiện dư oxygen, thiếu oxygen, và rất thiếu
oxygen. Theo em điều kiện nào tiết kiệm năng lượng nhất? Vì Sao? Trong điều kiện đó một phân tử
C8H18 sẽ nhường bao nhiêu electron?
Câu 23. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng
ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol
trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K 2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó Cr +6 bị
khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).
(a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
(b) Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K 2Cr2O6 0,01M.
Người lái xe đó có vi phạm luật không? Tại sao?
Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.

174
Câu 24. Gỉ sét là quá trình oxi hóa kim loại, mỗi năm phá hủy khoảng 25% sắt thép. Gỉ sét được hình
thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ẩm.
Trên bề mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ
hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào
cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O.
Một số phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt:
Fe + O2 + H2O Fe(OH)2 (1)
Fe + O2 + H2O + CO2 Fe(HCO3)2 (2)
Fe(HCO3)2 Fe(OH)2 + CO2 (3)
Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe2O3.nH2O (4)
(a) Phản ứng nào ở trên là phản ứng oxi hóa – khử?
(b) Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử.
(c) Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
Câu 25. Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dd H 2SO4 (đặc nóng, dư) thu được 3,2227 L
SO2 (đk chuẩn). Xác định kim loại M.
Câu 26. Cho 10,2 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, sau phản
ứng thu được 4,958 lít khí SO2 (ở đkc) và 3,2 gam một chất kết tủa vàng. Tính phần trăm khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3, thu được V lít (ở
đkc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X
đối với H2 bằng 19. Xác định V?
Câu 28. Nitric acid (HNO3) là hợp chất vô cơ, trong tự nhiên được hình thành trong những cơn mưa
giông kèm sấm chớp. Nitric acid là một acid độc, ăn mòn và dễ gây cháy, là một trong những tác nhân
gây ra mưa acid.
Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại sắt bằng nitric acid đặc, nóng thu
được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam
Fe(NO3)3. Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc
25oC, 1bar).
a) Viết phản ứng và cân bằng bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Xác định công thức của iron oxide.
Câu 29. Trong công nghiệp, sulfuric aclid được sản xuất từ quặng pirite sắt có thành phần chính là
FeS2 theo sơ đồ sau:

(a) Hoàn thành sơ đồ trên bằng phương trình hóa học, cân bằng các phản ứng đó. Trong sơ đồ trên phản
ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa của mỗi phản ứng.
(b) Tính khối lượng H2SO4 98% điều chế từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS 2. Biết hiệu suất cả quá trình là
80%.
(c) Đề xuất một công thức cấu tạo phù hợp cho FeS2, biết S có số oxi hóa -1 trong chất này.
175
Câu 30. Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:
NH3 + O2 → NO + H2O
Trong công nghiệp, cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện
phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt
độ và áp suất.
Câu 31. Dưới tác dụng của các chất xúc tác, glucose tạo thành các sản phẩm khác nhau.
- Lên men tạo thành ethanol: C6H12O6 C2H5OH + CO2 (1)
(glucose) (ethanol)
- Ethanol lên men thành acetic acid: C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (2)
(acetic acid)
(a) Cho biết vai trò các chất trong phản ứng (1) và (2).
(b) Tính lượng glucose cần dùng để thu được 1 lít acetic acid 1M. Giả sử hiệu suất cả quá trình là 50%.
Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn
hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là
6,1975 lít (ở đkc). Tìm kim loại M.
Câu 33. Cho 8,6765 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y
gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong Y.
Câu 34. Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dạng
hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc
tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo các
phản ứng sau:
Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2↑
KO2 + CO2 → K2CO3 + O2↑
(a) Cân bằng các phương trình hóa học trên biết rằng nguyên tử oxygen trong Na 2O2, KO2 là nguyên tố
tự oxi hóa – khử.
(b) Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích oxygen
hút vào. Cần trộn Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ
bằng thể tích khí oxygen sinh ra?
Câu 35. Quặng pyrite có thành phần chính là FeS 2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric

acid. Xét phản ứng đốt cháy:


(a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
(b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy
hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite.
Câu 36. Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản
ứng xảy ra theo sơ đồ sau: SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4
(a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
(b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

176
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O 2
và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.
(a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1B 2A 3A 4B 5B 6C 7C 8C 9A 10B
11C 12B 13B 14C 15B 16A 17B 18C 19C 20C
21C 22C 23C 24D 25B 26B 27C 28A 29D 30B
31A 32A 33D 34A 35A 36B 37A 38A 39D 40D
41C 42D 43C 44B 45B 46B 47B 48A 49C 50D
51C 52C 53D 54A 55A 56D 57D 58D 59D 60B
61C 62C 63C 64A 65B 66A 67B 68C 69B 70D
71C 72B 73B 74C 75B 76A 77B 78D 79A 80B

TỰ LUẬN
Câu 1.
0 0 +1 -2 -4 +1 -3 +1 +1 +5 -2
(a) N2, Al, H2O, CH4, NH3, H3PO4.
0 +2 -1 +4 -2 +1 +6 -2 +1 +7 -2 +1 +3 -2
(b) Mn, MnCl2, MnO2, K2MnO4, KClO4, NaCrO2.

177
-2 +6 -2 +5 -2 +7 -2 +1 +5 -2 +5 -2
(c) S , SO3 , PO43-, MnO4-, HPO4-, ClO3-.
2- 2-

Câu 2.
+1 -1 0 +1 +1 -2 +1 +3 -2 +1 +5 -2 +1 +7 -2
(a) HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
+1 -2 0 +4 -2 +6 -2 +1 +6 -2 +1 +4 -2
(b) H2S, S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO3.
Câu 3.
Chất chỉ có tính khử: S2-, I-.
Chất chỉ có tính oxi hóa: Na+, Mg2+, Fe3+.
Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: SO2, NO2, Fe2+, FeO, HCl, FeCl3.
Câu 4.

(a) Số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong H2O2:


(b) Nguyên tố gây nên tính oxi hóa của H2O2 là O.
Quá trình khử: O-1 +1e → O-2
Câu 5.
H1+O2-H1+ ⇒ số oxi hóa của H là +1, của O là -2
F1-O2+F1- ⇒ số oxi hóa của F là -1, cả O là +2
H1+O1-O1-H1+ ⇒ số oxi hóa của H là +1, của O là -1
Câu 6.
0 +2 +2 0
(a) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
Chất khử: Mg ⇒ sự oxi hóa: Mg0 → Mg+2 + 2e
Chất oxi hóa: FeSO4 ⇒ sự khử: Fe+2 + 2e → Fe0
-2 0 +4 -2

(b) H2S + O2 SO2 + H2O


Chất khử: H2S ⇒ sự oxi hóa: S-2 → S+4 + 6e
Chất oxi hóa: O2 ⇒ sự khử: O20 + 4e → 2O-2
0 +5 +2 +1
(c) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
Chất khử: Mg ⇒ sự oxi hóa: Mg0 → Mg+2 + 2e
Chất oxi hóa: HNO3 ⇒ sự khử: 2N+5 + 8e → N2+1
+7 -1 +2 0
(d) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Chất khử: HCl ⇒ sự oxi hóa: 2Cl-1 → Cl20 + 2e
Chất oxi hóa: KMnO4 ⇒ sự khử: Mn+7 + 5e → Mn+2
0 +5 +3 +4
(e) Al + 6H+ + NO3- →Al3+ + 3NO2 + 3H2O

178
Chất khử: Al ⇒ sự oxi hóa: Al0 → Al+3 + 3e
Chất oxi hóa: NO3- ⇒ sự khử: N+5 + 1e → N+4
Câu 7.
+4 0 +6-2
(1) 2SO2 + O2 → 2SO3 ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: O2, chất khử: SO2
+3 +2 +2 +4
(2) Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2 ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: Fe2O3, chất khử: CO
-2 +4 0
(3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: SO2, chất khử: H2S
+4 -1 +2 0
(4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: MnO2, chất khử: HCl
-1 -2 0
(5) 2H2O2 → 2H2O + O2 ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa và chất khử đều là H2O2
+5 -2 -1 0
(6) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử. Chất oxi hóa và chất khử đều là KClO3
+5-2 +1 -2 +1 +5-2
(7) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 ⇒ Không phải phản ứng oxi hóa – khử.
+1-2+1 +4-2 +1+1+4-2
(8) KOH + CO2 → KHCO3 ⇒ Không phải phản ứng oxi hóa – khử.
0 +1 +5 -2 +3 +5-2 +2-2 +1 -2
(9) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: HNO3, chất khử: Fe
0 +3 -2 +3 -2 0
(10) 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe ⇒ Phản ứng oxi hóa – khử.
Chất oxi hóa: Fe2O3, chất khử: Al
Câu 8.
0 +1 0 +2
(a) Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2

-3 0 0 -1
(b) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

179
0 +5 +3 +2
(c) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

0 +5 +2 +1
(d) 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O

0 +5 +3 -3
(e) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

+8/3 -2 +5 +3 +2
(g) 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

+4 -1 +2 0

(h) MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O

+7 -1 +2 0
(i) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

+2 -2 +5 +3 +3 +2
(k) 3FeS + 12HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 9NO + 6H2O

180
0 +5 +3 +2 +1
(l) 17Al + 66HNO3  17Al(NO3)3 + 9NO + 3N2O + 33H2O (VNO : VN2O = 3 : 1)

0 -1 +5
(m) 3Cl2 + 6KOH  5KCl + KClO3 + 3H2O

+2 +5 +3 +2y/x
(n) (5x-2y)FeO + (16x-6y)HNO3  (5x-2y)Fe(NO3)3 + NxOy + (8x-3y)H2O

-2 +7 -1 +4
(o) 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2

Câu 9.
+3 +2 0 +4

(a) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2

-1 0 +4 -2

(b) 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

0 0 +4 -2

(c) C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O

-1 +1 0 0
181
(d) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑

Câu 10.
-1 0 -1 0
(a) 2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2

+3 +2 0 +4
(b) Fe2O3 + 3CO→ 2Fe + 3CO2

+2 +5 +4 0
(c) 5CO + I2O5→ 5CO2 + I2

+3 0 +6 -1
(d) 2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10OH → 2CrO4 + 6Br- + 8H2O
- 2-

+7 +2 +2 +4
+ - 2+
(e) 6H + 2MnO4 + 5HCOOH → 2Mn + 8H2O + 5CO2

Câu 11.
-2 +4 0
(a) 2H2S + SO2 3S + H2O
Chất khử: H2S Chất oxi hóa: SO2
+4 0 +6 -1
(b) SO2 + 2H2O + Cl2 H2SO4 + 2HCl
Chất khử: SO2 Chất oxi hóa: Cl2
+2 -1 0 +3 +4
182
(c) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Chất khử: FeS2 Chất oxi hóa: O2
0 +6 +4 +4
(d) C12H22O11 + 24H2SO4 12CO2 + 24SO2 + 35H2O
Chất khử: C12H22O11 Chất oxi hóa: H2SO4
Câu 12.
Chất chỉ có tính khử: K, Fe, Cu, Mg, Al.
Chất chỉ có tính oxi hóa: F2.
Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: O2, N2, S, C.
Câu 13.
Phản ứng (c), (e), (g) là phản ứng oxi hóa – khử do có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong
phản ứng.

(c)
Chất khử: C chất oxi hóa: H2O

(e)
Chất khử: Ca chất oxi hóa: H2O

(g)
chất oxi hóa và chất khử đều là KMnO4.
Câu 14.

(a)
Chất khử: HCl Chất oxi hóa: MnO2

(b)
Chất khử: KNO2 Chất oxi hóa: KmnO4

(c)
Chất khử: Fe3O4 Chất oxi hóa: HNO3

(d)
Chất khử: H2C2O2 Chất oxi hóa: KMnO4
Câu 15.

(a)

183
PTHH: 2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O
(b) Nếu cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng theo phản ứng:

Phương pháp Tỉ lệ mol H2SO4: Cu Nhiệt độ Phát sinh khí gây ô nhiễm
(1) 1: 1 Thường
(2) 2: 1 Đun nóng SO2
Theo phương pháp (2) tiêu thụ lượng sulfuric acid nhiều hơn, cần cung cấp nhiệt và tạo ra khí sulfur
dioxide gây ô nhiễm còn phương pháp (1) sử dụng ít sulfuric acid hơn, ít gây ô nhiễm môi trường hơn.
Câu 16.
0 0 +4-2

(1) C + O2 CO2
Chất khử: C Chất oxi hóa: O2
0 +4 +2

(2) C + CO2 2CO


Chất khử: C Chất oxi hóa: CO2
+3 +2 0 +4

(3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2


Chất khử: CO Chất oxi hóa: Fe2O3
Câu 17.
(a) Phản ứng (2) là phản ứng oxi hóa – khử do có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố C.

(1)

(2)

(b) (2)
Chất oxi hóa và chất khử đều là C6H12O6
(c) (1) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Câu 18.

Là phản ứng oxi hóa - khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của Na và N.
Câu 19.

184
+2 +7 +3 +2
(g) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Chất khử: FeSO4 chất oxi hóa: KMnO4

(b)
0,002 → 0,0004 mol

Câu 20.

Ta có: = 0,02 mol

10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 2MnSO4 + 5I2 + 6K2SO4 + 8H2O


0,1 mol  0,02 mol  0,05 mol

(a) = 0,05.254 = 12,7 gam.


(b) mKI = 0,1.166 = 16,6 gam.
Câu 21.
Ta có: nFe = 0,25 mol

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
0,25 mol  0,25 mol

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O


0,25 mol  0,05 mol
 Vdung dịch KMnO4 = 0,05 : 1 = 0,05 L = 50 mL.
Câu 22.

(1) Dư oxygen:

(2) Thiếu oxygen:

(3) Rất thiếu oxygen:


Phản ứng đốt cháy trong điều kiện dư oxygen là tiết kiệm nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

Trong phản ứng này mỗi phân tử C8H18 nhường 50 electron:


Câu 23.

(a) 3C2H5OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

185
(b) Ta có: = 0,01.0,02 = 0,0002 mol  = 0,0002.3 = 0,0006 mol

 = 0,0006.46 = 0,0276 gam

% trong huyết tương = > 0,02 %


 người lái xe vi phạm luật giao thông.
Câu 24.
(a) Phản ứng (1), (2), (4) là phản ứng oxi hóa – khử.

(b) (1)
Chất khử: Fe chất oxi hóa: O2

(2)
Chất khử: Fe chất oxi hóa: O2

(4)
Chất khử: Fe(OH)2 chất oxi hóa: O2
(c) 2Fe + O2 + 2H2O 2Fe(OH)2 (1)
2Fe + O2 + 2H2O + 4CO2 2Fe(HCO3)2 (2)
Fe(HCO3)2 Fe(OH)2 + 2CO2 (3)
2Fe(OH)2 + O2 + (2n  4)H2O 2(Fe2O3.nH2O) (4)
Câu 25.

Câu 26.

Câu 27.
nFe = nCu = x mol ⇒ mhh = 56x + 64x = 12 ⇒ x = 0,1 mol

Câu 28.

(a) FexOy + (6x – 2y)HNO3 xFe(NO3)3 + (3x  2y)NO2 + (3x-y)H2O


0,3 mol 0,1 mol
(b) Theo tỉ lệ phản ứng: 0,3.( 3x – 2y) = 0,1.x  x : y = 3 : 4  công thức oxit sắt là Fe3O4.
Câu 29.

(a) (1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

186
(2) 2SO2 + O2 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
Phản ứng (1) là phản ứng oxi hóa khử. Chất khử FeS2, chất oxi hóa O2
Phản ứng (2) là phản ứng oxi hóa khử. Chất khử SO2, chất oxi hóa O2

(b)

Theo sơ đồ cứ 1 mol FeS2 có khối lượng 120 gam thì điều chế được 2 mol H2SO4 khối lượng 196 g

Theo đề bài 0,6 tấn

(c)
Câu 30.
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
1 → 1,25

⇒ Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với 5,95 thể tích không khí.
Câu 31.
(a) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (1) Chất khử và chất oxi hóa đều là C6H12O6
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (2) Chất khử: C2H5OH; chất oxi hóa: O2

(b)
Câu 32.

Câu 33.

Câu 34.
(a) 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2↑
4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2↑
(b) Để thể tích CO2 bằng thể tích O2 ta cần trộn Na2O và KO2 theo tỉ lệ mol 1 : 2.
PTHH: Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2↑

187
Câu 35.

(a)

PTHH:

b)

Câu 36.

(a)

PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4


0,005 ← 0,002 mol

(b)

Câu 37.
(a) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mX = 8,84 – 2,52 = 6,32 (g)
Gọi x, y lần lượt là số mol O2, Cl2 trong hỗn hợp X, ta có:

(b)

188
BÀI 13. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN
ỨNG HOÁ HỌC
I. Phản ứng toả nhiệt

189
- Trong ngành đường sắt, phương pháp nhiệt nhôm được dùng để hàn đường ray. Hỗn hợp Fe 2O3 và bột
Al được đốt cháy toả rất nhiều nhiệt (trên 2500 oC). Nhiệt lượng toả ra từ phản ứng này làm nóng chảy
hỗn hợp trên, đồng thời Fe sinh ra từ phản ứng sẽ lấp đầy khe hở.

0
Phương trình hoá học: Fe2O3(s) + 2Al(s) t→ Al2O3(s) + 2Fe(m)

- Phản ứng tôi vôi: Khi hoà tan vôi sống CaO vào nước tạo ra dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2, đồng
thời phản ứng toả nhiệt và làm tăng nhiệt độ của hỗn hợp dung dịch.

Phương trình hoá học: CaO(s) + H2O → Ca(OH)2(l)


⇒ Phản ứng nhiệt nhôm và phản ứng tôi vôi là hai phản ứng toả nhiệt.
Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
II. Phản ứng thu nhiệt
- Khi hoà tan viên vitamin C sủi vào nước, ta thấy nước trong cốc mát hơn.
- Nhiệt phân hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide, ta thu được khí O2.

Phương trình hoá học:


⇒ Phản ứng hoàn tan viên vitamin C sủi và phản ứng điều chế O2 từ KClO3 là hai phản ứng thu nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
III. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng
1. Tìm hiểu về biến thiên enthalpy của phản ứng
- Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng) được kí hiệu là, thường tính đơn vị là kJ
hoặc kcal.
- Biến thiên enthalpy của phản ứng là lượng nhiệt toả ra hay thu vào của một phản ứng hoá học trong
điều kiện áp suất không đổi (đẳng áp).

190
- Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hoá học, được kí hiệu là

, là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.


- Điều kiện chuẩn:
+ Áp suất 1 bar (đối với chất khí).
+ Nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch).
+ Nhiệt độ không đổi, thường lấy 25oC tương đương 298K.
2. Tìm hiểu về phương trình nhiệt hoá học

- Phản ứng thu nhiệt (hệ nhận nhiệt của môi trường) thì

- Phản ứng toả nhiệt (hệ toả nhiệt của môi trường) thì
- Phương trình nhiệt hoá học là phương trình phản ứng hoá học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng
thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).
3. Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)
- Enthalpy tạo thành (hay nhiệt tạo thành) được kí hiệu ∆fH , thường tính theo đơn vị kJ/mol hoặc
kcal/mol.
- Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất
bền nhất.
- Enthalpy tạo thành trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo

thành chuẩn) và được kí hiệu là


V. Ý nghĩa của dấu và giá trị
- Phản ứng toả nhiệt có: Tổng nhiệt tạo thành chuẩn của chất sản phẩm lớn hơn tổng nhiệt tạo thành
chuẩn của chất đầu nên nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng nhỏ hơn 0.

- Phản ứng thu nhiệt có: Tổng nhiệt tạo thành chuẩn của chất sản phẩm nhỏ hơn tổng nhiệt tạo thành
chuẩn của chất đầu nên nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng lớn hơn 0.

- Thường các phản ứng toả nhiệt sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
191
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 2. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 3. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
o
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

Câu 4. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( ) nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.

C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.


Câu 5. Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là

A. B. C. D.
Câu 6. Kí hiệu enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là

A. B. C. D.
Câu 7. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều
kiện chuẩn?
A. những hợp chất bền vững nhất.
B. những đơn chất bền vững nhất.
C. những oxide có hóa trị cao nhất.
D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điền kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol (đối với chất
tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1atm, nhiệt độ
Câu 9. Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
D. bằng 0.
Câu 10. Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:

192
2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2.
B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4.
D. Phản ứng đốt cháy cồn.
Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân huỷ khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 13. Nung KNO3 lên 5500C xảy ra phản ứng:

KNO3(s) KNO2(s) +
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng

A. toả nhiệt, có < 0. B. thu nhiệt, có > 0.

C. toả nhiệt, có > 0. D. thu nhiệt, có < 0.


Câu 14. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

A. 2C (than chì) B. C (than chì) +

C. C (than chì) D. C (than chì)


Câu 15. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng tỏa nhiệt.


B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
193
Câu 16. Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 17. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = -571,68kJ


Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng.
D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 18. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

N2(g) + O2(g) 2NO(l) = +179,20kJ


Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. tỏa nhiệt.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
Câu 19. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +180kJ


Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
Câu 20. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g) = -1110,21 kJ (1)

CO2(g) CO(g) + O2(g) = +280,00 kJ (2)

Na(s) + 2H2O NaOH(aq) + H2(g) = -367,50 kJ (3)

ZnSO4(s) ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ (4)


Cặp phản ứng thu nhiệt là:
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 21. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

CO2(g) CO(g) + O2(g) = +280 kJ

194
Giá trị của phản ứng: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g) là
A. +140 kJ. B. -1120 kJ. C. +560 kJ. D. -420 kJ.
Câu 22. Phương trình nhiệt hóa học:

3H2(g) + N2(g) NH3(g) = -91,80kJ


Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là
A. -275,40 kJ. B. -137,70 kJ. C. -45,90 kJ. D. -183,60 kJ.
Câu 23. Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)
Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?
A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.
B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt tỏa ra khi tạo thành sản phẩm.
C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.
D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm.
Câu 24. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

3Fe(s) + 4H2O(l) Fe3O4(s) + 4H2(g) = +26,32 kJ

Giá trị của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) 3Fe(s) + 4H2O(l) là


A. -26,32 kJ. B. +13,16 kJ. C. +19,74 kJ. D. -10,28 kJ.
Câu 25. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng trung hòa sau:
HCl (aq) + NaOH (aq) NaCl (aq) + H2O (l)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
B. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.
C. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư tỏa nhiệt lượng là 57,3 kJ.
Câu 26. Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Câu 27. Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = -572 kJ


Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng
A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ. B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ. D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

195
Câu 28. Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là kJ. Nếu đốt
cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng lượng được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

A. 0,450 kJ. B. kJ. C. kJ. D. kJ.


Câu 29. Cho các phản ứng sau:

(1) C (s) + CO2 (g) 2CO2 (g)

(2) C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g)


(3) CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g)
Ở 500K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là
A. -39,8 kJ. B. 39,8 kJ. C. -47,00 kJ. D. 106,7 kJ.
Câu 30. Phản ứng đốt cháy Ethanol: C2H5OH (l) + 3O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O (l)
Đốt cháy hoàn toàn 5 g ethanol, nhiệt tỏa ra làm nóng chảy 447 g nước đá ở 0 oC. Biết 1 g nước đá nóng
chảy hấp thụ nhiệt lượng 333,5 J, biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy ethanol là
A. -1371 kJ/mol. B. -954 kJ/mol. C. -149 kJ/mol. D. +149 kJ/mol.
Câu 31. Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol
glucose tạo thành CO2 (g) và H2O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ.
Một người bệnh được truyền một chai nước chứa 500 mL dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ
phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là
A. +397,09 kJ. B. -397,09 kJ. C. +416,02 kJ. D. -416,02 kJ.
Câu 32. Cho phương trình phản ứng
Zn (s) + CuSO4 (aq) ZnSO4 (aq) + Cu (s)
Và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa;
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt;
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ;
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên;
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4).
Câu 33. Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6kJ:

Cho các phát biểu:


(a) Nhiệt tạo thành của HCl là – 184,6 kJ
(b) Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là – 184,6 kJ.
(c) Nhiệt tạo thành của HCl là – 92,3 kJ
(d) Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là – 92,3 kJ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

196
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo
nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.
(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.
(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt.
(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng tỏa nhiệt.
(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35. Cho các phát biểu:
(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp
suất 1 atm và
(b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên
enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt
và lấy nhiệt từ môi trường.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 36. Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:

Cho các phát biểu:

(a) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là

(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của là

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol với 1 mol tạo thành 2 mol NO là

(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí tạo thành 1 mol

khí là

(e) Enthalpy tạo thành chuẩn của là:


Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

197
Câu 37. Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric
acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh
luyện..) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm gây hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1
bar và nhiệt độ 25°C, phản ứng giữa mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình
“S (s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 196,9kJ. Cho các phát biểu sau:
(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ mol -1
(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ.
(c) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó
tham gia.
(d) 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(e) 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969x105J.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38. Cho các phát biểu:
(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt.
(b) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản
ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì
cần khơi mào.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

TỰ LUẬN
Câu 1. Cho các đơn chất sau đây: C(graphite, s); Br 2(l); Br2(g); Na(s); Hg(l); Hg(s). Đơn chất nào có

= 0?
Câu 2. Cho phản ứng:

C (kim cương) C (graphite)


(a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?
(b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO 2(g): C(s) + O2(g) CO2(g). Carbon ở dạng
kim cương hay graphite?
Câu 3. Cho phản ứng sau:

S(s) + O2(g) SO2(g) (SO2, g) = -296,80 kJ/mol

(a) Cho biết ý nghĩa của giá trị (SO2, g).


(b) Hợp chất SO2 (g) bền hơn hay kém hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g).

198
Câu 4. Mỗi quá trình sau đây là thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

(1) (lỏng, ở ) (hơi, ở 1000C).

(2) (lỏng, ở ) (rắn, ở 00C).

(3) (Đá vôi)


(4) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.
Câu 5. Khi pha loãng 100 ml H2SO4 đặc bằng nước thấy cốc đựng dung dịch nóng lên. Vậy quá trình
pha loãng H2SO4 đặc là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Theo em, khi pha loãng H2SO4 đặc nên cho
từ từ đặc vào nước hay ngược lại? Vì sao?
Câu 6. Đun nóng hai ống nghiệm: Ống (1) chứa bột potassium chlorate (KClO 3), ống (2) chứa bột
sulfur (S), xảy ra các phản ứng:
(1) 3KClO3(s) → 2KCl(s) + 3O2(g)
(2) S(s) + O2(g) → SO2(g)
Khi ngừng đun, ở ống (1) phản ứng dừng lại, ở ống (2) phản ứng vẫn xảy ra. Hãy cho biết phản ứng
nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?
Câu 7. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn?
(a) Đốt một ngọn nến.
(b) Nước đóng băng.
(c) Hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát.
(d) Luộc chín quả trứng.
(e) Hòa tan một ít bột giặt trong tay với nước, thấy tay ấm.
(g) Muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối.
(h) Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
(i) Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.
Câu 8. Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
25oC (hay 298K) trạng thái giải phóng 1 bar nhiệt lượng 1 mol
nhiệt phản ứng hấp thu thu nhiệt tỏa nhiệt 1 mol/L bền vững

(a) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng …..(1)……năng lượng dưới dạng nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng …..(2)……năng lượng dưới dạng nhiệt.
(b) Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là …..(3)……tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều
kiện áp suất không đổi.
- Điều kiện chuẩn (đkc) ở nhiệt độ: …..(4)……, áp suất …..(5)…… (đối với chất khí), nồng độ …..(6)
…… (đối với chất tan trong dung dịch).
- Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo …..(7)…… các chất và …..(8)……

- > 0: Phản ứng…..(9)……; < 0: Phản ứng…..(10)…….


(c) Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (Δ fH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo
thành …..(11)…….chất đó từ các đơn chất ở trạng thái …..(12)……., ở một điều kiện xác định.

199
Câu 9. Phân biệt enthalpy tạo thành của một chất và biến thiên enthalpy của phản ứng. Lấy ví dụ minh
họa.
Câu 10. Dự đoán các phản ứng sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

(a) Nung (s) tạo ra HCl (g) và (g).


(b) Cồn cháy trong không khí.
(c) Phản ứng thủy phân collagen thành gelain (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương
động vật.
Câu 11. Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) 2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)

(2) 4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(l)


Các phương trình nhiệt hóa học trên cho biết những gì?
Câu 12. Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)

(2) C2H4(g) + H2(g) C2H6(g)

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s)

(4)

(5) C(graphite, s) + O2(g) CO2(g)


(a) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?
(b) Trong phương trình (2) và (6) thì enthalpy chuẩn của phản ứng có phải enthalpy tạo thành chuẩn
của C2H6 và CO2 không? Vì sao?
(c) Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng (1) và (2).
Câu 13. Viết phương trình nhiệt hóa học ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của hai phản ứng
sau:

Câu 14. Phân tử hemoglobin(Hb) trong máu nhận O 2 ở phổi để chuyển thành HbO2. Chất này theo máu
tới các bộ phận cơ thể, tại đó HbO2 lại chuyển thành Hb và O2( để cung cấp O2 cho các hoạt động sinh

200
hóa cần thiết trong cơ thể). Nếu trong không khí có lẫn carbon monoxide(CO), cơ thể nhanh chóng bị
ngộ độc. Cho các số liệu thực nghiệm sau:

Hb + O2 → HbO2 = -33,05kJ (1)

Hb + CO → HbCO = -47,28kJ (2)

HbO2 + CO → HbCO + O2 = -14,23kJ (3)

HbCO + O2 → HbO2 + CO = 14,23 kJ (4)

Liên hệ giữa các mức độ thuận lợi các phản ứng (qua ) với những vấn đề thực nghiên nêu trên.
Câu 15. Tính biến thiên enthapy chuẩn theo các phương trình phản ứng sau, biết nhiệt tạo thành chuẩn
của NH3 bằng -46 kJ/mol.
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) (1)

(2)

(a) Tính (1) và (2), so sánh (1) và (2)


(b) Khi tổng hợp được 1 tấn NH3 thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào là bao nhiêu? (Tính theo cả 2
phương trình trên và đưa ra nhận xét)

Câu 16. Cho phản ứng:

Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol phản ứng hết sẽ tỏa ra 92,22 kJ.

Tính enthalpy tạo thành chuẩn của


Câu 17. Cho phản ứng:

2ZnS(s) + 3O2(g) 2ZnO(s) + 2SO2(g) = -285,66 kJ

Xác định giá trị của khi:


(a) Lấy gấp 3 lần khối lượng của các chất phản ứng.
(b) Lấy một nửa khối lượng của các chất phản ứng.
(c) Đảo chiều của phản ứng.
Câu 18. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

(a) Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?
(b) Ở điều kiện chuẩn, nếu nhiệt lượng tỏa ra 1277,25 kJ thì thể tích khí CO đã dùng là bao nhiêu L?
Câu 19. Phản ứng phân hủy 1 mol H2O (g) ở điều kiện chuẩn:

cần cung cấp một nhiệt lượng là 241,8 kJ.


Điền vào chỗ trống trong các phát biểu dưới đây:
(a) Phản ứng (1) là phản ứng…… nhiệt.
201
(b) Nhiệt tạo thành chuẩn của là …….

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là ……


(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là……
Câu 20. Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất dưới đây từ đơn chất ở
điều kiện chuẩn:
(a) Nước ở trạng thái, biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước tỏa ra 214,6 kJ nhiệt.
(b) Nước lỏng, biết rằng sự tạo thành 1 mol nước lỏng tỏa ra 285,49 kJ nhiệt.
(c) Ammonia (NH3), biết rằng sự tạo thành 2,5 g ammonia tỏa ra 22,99 kJ nhiệt.
(d) Phản ứng nhiệt phân đá vôi (CaCO 3), biết rằng để thu được 11,2 g vôi (CaO) phải cung cấp 6,94
kcal.
Câu 21. Biến thiên enthalpy chuẩn quá trình “H2O(s) → H2O(l)” là 6,020kJ.
(a) Quá trình tan chảy của nước đá là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Vì sao?
(b) Vì sao khi cho viên nước đá vào cốc nước lỏng ấm, viên đá lại tan chảy dần?
(c) Vì sao cốc nước lỏng bị lạnh dần trong quá trình viên nước đá tan chảy?
(d) Biết rằng để làm cho nhiệt độ của 1 mol nước lỏng thay đổi 1°C cần một nhiệt lượng là 75,4J. Giả
sử mỗi viên nước đá tương ứng với 1 mol nước, hãy xác định số viên nước đá tối thiểu cần tan chảy để
có thể làm lạnh 500 gam nước lỏng ở 20°C xuống 0°C.
(e) Để làm lạnh 120 gam nước lỏng ở 45°C xuống 0°C, một bạn học sinh đã dùng 150 gam nước đá.
Lượng nước đá này là vừa đủ, thiếu hay dư? (Trong phần d, e giả thiết có sự trao đổi nhiệt giữa nước
và nước đá)
Câu 22. Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hoá học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh
hoá, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hoá học Thuỵ Điền Carl Wilhelm Scheele.
Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công A thức câu tạo CH3-CH(OH)-COOH.
Khi vận động mạnh cơ thề không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thề sẽ chuyền hoá glucose thành lactic
acid từ các tế bào đề cung cấp năng lượng cho cơ thề (lactic acid tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi
cơ) theo phương trình sau:

C6H12O6(aq) 2C3H6O3(aq) = -150 kJ.


Biết rằng cơ thề chỉ cung cấp 98% năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyền
hoá glucose thành lactic acid.
Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ
quá trình chuyền hoá đó (biết 1 cal = 4,184 J).
Câu 23. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) C(graphite) + O2(g) → CO2(g) (1) = -393,5 kJ

(2) C(graphite) → C(kim cương) (2) = 2,87 kJ

(3) C(kim cương) + O2(g) → CO2(g) (3) = ? kJ

Hãy tính của phản ứng (3)?


202
Câu 24. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g) (1) = -467,0 kJ

(2) MgO(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2O(l) (2) = -151,0 kJ

và (H2O, l) = -286 kJ/mol. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của MgO(s)
Câu 25. Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một mẫu than là 23,0 kJ. Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt
của quá trình đốt than tỏa ra đều dùng để làm nóng nước, không có sự thất thoát nhiệt, hãy tính lượng
than cần phải đốt để làm nóng 500 gam nước từ tới Biết để làm nóng 1 mol nước thêm
cần một nhiệt lượng là 75,4 J.
Câu 26. Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.

Cho các phản ứng:

Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Xác định tỉ lệ số mol của
propane và butane trong X.
Câu 27. Ở một lò nung vôi công nghiệp, cứ sản xuất được 1000 kg vôi sống cần dùng m kg than đá
(chứa 80% carbon) làm nhiên liệu cung cấp nhiệt.

Cho các phản ứng:

Biết hiệu suất hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi là 60%. Tính giá trị của m.
Câu 28. Hoàn thành bảng thông tin sau bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp (tại cột tỏa nhiệt/
thu nhiệt):
STT Quá trình Tỏa nhiệt Thu nhiệt
1 Hóa hơi X(l) → X(g)
2 Ngưng tụ X(g) → X(l)
3 Thăng hoa X(s) → X(g)
4 Nóng chảy X(s) → X(l)
5 Đông đặc X(l) → X(s)

Câu 29. Các quá trình sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Hãy giải thích.
(a) Nước hóa rắn.
(b) Sự tiêu hóa thức ăn.
(c) Quá trình chạy của con người.
(d) Khí CH4 đốt ở trong lò.
(e) Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh.
(g) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

203
Câu 30. Cho 2 sơ đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của phản ứng (1) và (2). Sơ đồ nào
chỉ quá trình thu nhiệt và sơ đồ nào chỉ quá trình tỏa nhiệt. Giải thích.

Sơ đồ (1) Sơ đồ (2)
Sơ đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của phản ứng
Câu 31. Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:

C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g) = +131,25kJ (1)

CuSO4(aq) + Zn(s) ZnSO4(aq) + Cu(s) = -231,04kJ (2)


Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào thu nhiệt, phản ứng nào tỏa nhiệt?
Câu 32. Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:

CO(g) + O2(g) CO2(g) = -283,00kJ

H2(g) + F2(g) 2HF(g) = -546,00kJ


So sánh nhiệt giữa hai phản ứng (1) và (2). Phản ứng nào xảy ra thuận lợi hơn?

Câu 33. Cho biết phản ứng sau có và diễn ra ở ngay nhiệt độ phòng.

Khi trộn đều một lượng ammonium nitrate ( ) rắn với một lượng barium hydroxide ngậm nước

( ) ở nhiệt độ phòng thì nhiệt độ của hỗn hợp sẽ tăng hay giảm? Giải thích.
Câu 34. Hãy làm cho nhà em sạch bong với hỗn hợp baking soda (NaHCO 3) và giấm (CH3COOH).
Hỗn hợp này tạo ra một lượng lớn bọt.
Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

NaHCO3(s) + CH3COOH(aq) CH3COONa(aq) + CO2(g) + H2O(l) = 94,30kJ


Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Tìm những ứng dụng khác của phản ứng trên.

Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn 1 gam ở điều kiện chuẩn, thu được và giải

phóng 49,98 kJ. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol

204
Câu 36. Nhiệt tỏa ra khi hình thành 1 mol (s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và

(g) có được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của (s) không? Giả sử Na tác dụng được với thu

được
Câu 37. Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hoá học sau:

2H2(g) + O2(g) 2H2O(g) = - 484 kJ


(a) Nước hay hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn? Giái thích.
(b) Vẽ sơ đồ biến thiên năng lượng của phản ứng giữa hydrogen và oxygen.
Câu 38. Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

(1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) = +178,49kJ

(2) NaOH(aq) + HCl(aq) NaCl(aq) + H2O(l) = -57,3kJ


Câu 39. Đường sucrose (C12H22O11) là một đường đôi. Trong môi trường acid ở dạ dày và nhiệt độ cơ
thể, sucrose bị thủy phân thành đường glucose và fructose, sau đó bị oxi hóa bởi oxygen tạo thành CO 2
và H2O. Sơ đồ thay đổi năng lượng hóa học của phản ứng được cho hình dưới đây:

Tiến trình phản ứng

(a) Dựa theo đồ thị, hãy cho biết phản ứng trong đó là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.Vì sao?
(b) Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân sucrose. Phản ứng trong sơ đồ có phải là phản
ứng oxi hóa – khử không? Nếu có, hãy chỉ ra chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng và cân bằng
phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thằng bằng electron?
(c) Khi 1 mol đường sucrose bị đốt cháy hoàn toàn với một lượng vừa đủ oxygen ở điều kiện chuẩn tỏa
ra một lượng nhiệt là 5645kJ. Xác định biến thiến enthalpy chuẩn của phản ứng oxi hóa sucrose
(d) Nếu 5,00 gam đường sucrose được đốt cháy hoàn toàn ở điều kiện như trên thì biến thiên enthalpy
quá trình bằng bao nhiêu?
(e) Vì sao để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập thể dục
hợp lí?
Câu 40. Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

SO2(g) + O2(g) SO3(g) = - 98,5 kJ


(a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3.

205
(b) Giá trị của phản ứng: SO3(g) SO2(g) + O2(g) là bao nhiêu?
Câu 41. Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất dưới đây từ đơn chất:
(a) Đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng, tỏa ra
nhiệt lượng 571,6 kJ.
(b) Nhiệt phân hoàn toàn 1 mol Cu(OH) 2 tạo thành 1 mol CuO và 1 mol H 2O, thu vào nhiệt lượng 9,0
kJ.
(c) Đốt cháy 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol CO 2, nhiệt
lượng tỏa ra là 393,5 kJ.
Câu 42. Điều chế NH3 từ N2(g) và H2(g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản
xuất phân urea.
Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH 3, biết khi sử dụng 7 g khí N2 sinh ra 22,95
kJ nhiệt.
Câu 43. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) C2H4(g) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 2H2O(l) (1) = -1411 kJ

(2) C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) (2) = -1367 kJ

(3) C2H4(g) + H2O(l) → C2H5OH(l) (3) = ? kJ


Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (3).
Câu 44. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) 2C(graphite) + 3H2(g) → C2H6(g) (1) = -84,7 kJ

(2) C(graphite) + O2(g) → CO2(g) (2) = -393,5 kJ

(3) H2(g) + O2(g) → H2O(l) (3) = -285,8 kJ

(4) C2H6(g) + 3,5O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) (4) = ? kJ


Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (4).
Câu 45. Ở điều kiện chuẩn 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium chloride
và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81kJ.
(a) Viết phương trình nhiệt của phản ứng trên. Đây có phải là phản ứng oxi hóa- khử không? Vì sao?
(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
(c) Tính lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam AlCl3 được tạo thành.
(d) Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt cần bao nhiêu gam Al phản ứng

Câu 46. Ethanol sôi ở Để làm 1 gam ethanol nóng thêm cần một nhiệt lượng là 1,44 J;

để 1 gam ethanol hóa hơi (ở ) cần một nhiệt lượng là 855 J. Hãy tính lượng nhiệt cung cấp để

làm nóng 1kg ethanol từ đến nhiệt độ sôi và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ đó.

206
Câu 47. Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam để cung cấp nhiệt cho

phản ứng tạo 1 mol bằng cách nung Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Phương trình nhiệt của phản ứng nung vôi và đốt cháy CH4 như sau:

(1)

(2)
Câu 48. Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,8 kg
than. Giả thiết loại than đá trên chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất
trơ.

Cho các phản ứng:

Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số
điện (1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)?
Câu 49. Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:

CH4 (g) + 2O2 (g) CO2 (g) + 2H2O (l)


Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (g) và H2O (l) tương ứng là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol.
Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane
Câu 50. Cho các phản ứng sau:

(1) 2H2S (g) + SO2 (g) 2H2O (g) + 3S (s)

(2) 2H2S (g) + O2 (g) 2H2O (g) + 2S (s)


(a) Cùng một lượng hydrogen sulfide chuyển thành nước và sulfur thì tại sao nhiệt phản ứng (1) và (2)
lại khác nhau

(b) Xác định nhiệt tạo thành chuẩn ( ) của SO2 từ 2 phản ứng trên.

207
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1A 2A 3A 4C 5A 6B 7B 8A 9D 10B
11C 12C 13B 14C 15A 16C 17B 18A 19D 20D
21C 22B 23A 24A 25D 26C 27A 28C 29A 30A
31A 32C 33A 34A 35A 36A 37C 38B

TỰ LUẬN
Câu 1.

Các đơn chất C(graphite, s), Br2(l), Na(s), Hg(l), bền có = 0.


Câu 2.
(a) Mức năng lượng của graphite thấp hơn kim cương, graphite bền vững hơn.
(b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2, cacbon ở dạng graphite.
Câu 3.

(a) Giá trị (SO2, g) = -296,80kJ/mol cho biết lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO 2 từ các đơn
chất ở trạng thái bền ở điều kiện chuẩn (sulfur ở dạng rắn, oxygen ở phân tử khí ) là -296,80kJ.

(b) Do < 0, hợp chất SO2 (g) bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2 (g).
Câu 4.
Các phản ứng chuyển trạng thái rắn → lỏng → khí (nhiệt độ tăng) là các phản ứng thu nhiệt vì cần phải
cung cấp năng lượng để nâng nhiệt độ còn chuyển từ khí → lỏng → rắn là phản ứng tỏa nhiệt.
⇒ (1) Thu nhiệt; (2) Tỏa nhiệt.

208
(3) Thu nhiệt vì để phản ứng xảy ra cần phải đốt nóng liên tục.
(4) Tỏa nhiệt vì phản ứng methane cháy làm không khí xung quanh nóng, tỏa nhiệt và phát sáng.
Câu 5.

Phản ứng tỏa nhiệt. Cần nhỏ từ từ đặc vào nước. Nếu làm ngược lại, do phản ứng tỏa nhiệt rất

mạnh sẽ làm bắn ra xung quanh, gây mất an toàn và làm hư hại đồ vật, quần áo,…
Câu 6.
Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt vì cần cung cấp nhiệt liên tục phản ứng mới xảy ra còn phản ứng.
Phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt vì khi phản ứng đã xảy ra không cần cung cấp nhiệt.
Câu 7.
(a) Phản ứng tỏa nhiệt vì nến (parafin) bị đốt cháy đã giải phóng năng lượng, cung cấp cho việc phát
sáng và tỏa nhiệt.
(b) Phản ứng tỏa nhiệt vì nước hạ nhiệt độ (hay giải phóng nhiệt) để tạo khối băng.
(c) Phản ứng thu nhiệt vì muối hấp thu nhiệt từ nước để hòa tan, nước giảm nhiệt độ và cốc nước trở
nên mát.
(d) Phản ứng thu nhiệt vì trứng hấp thu nhiệt khiến các phân tử protein kết dính với nhau làm trứng
chín.
(e) Phản ứng tỏa nhiệt. Vì khi hòa tan bột giặt trong tay với ít nước, bột giặt giải phóng nhiệt khi hòa
tan, tạo phản ứng giúp loại bỏ nhanh các vết bẩn trên áo quần.
(g) Phản ứng thu nhiệt. Nước biển dưới ánh nắng mặt trời sẽ hấp thụ nhiệt và bay hơi, tạo thành nước
biển kết tinh.
(h) Phản ứng tỏa nhiệt. Ban đêm, hơi nước trong không khí hạ nhiệt để ngưng tụ, tạo thành các giọt
đọng lại trên lá cây.
(i) Phản ứng thu nhiệt. Chạy bộ làm nhiệt độ cơ thể tăng. Khi đổ mồ hôi, một phần nước hấp thụ nhiệt
và bay hơi. Sự bay hơi của mồ hôi giúp làm mát cơ thể và duy trì thân nhiệt ổn định.
Câu 8.
(1) giải phòng; (2) hấp thu; (3) nhiệt lượng; (4) 25 oC (hay 298K); (5) 1 bar; (6) 1 mol/L; (7) trạng thái;
(8) nhiệt phản ứng; (9) thu nhiệt; (10) tỏa nhiệt; (11) 1 mol; (12) bền vững.
Câu 9.
- Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất
bền nhất.
- Biến thiên Enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học trong
quá trình đẳng áp (áp suất không đổi)
Enthalpy tạo thành của một chất Biến thiên enthalpy của phản ứng
- Chất tham gia phải là đơn chất bền nhất. - Chất tham gia ở dạng đơn chất hay hợp
- Sản phẩm chỉ có 1 chất duy nhất chất đều được.
- VD: - Sản phẩm có thể là 1 hay nhiều chất.
C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) - VD:
C2H4(g) + H2(g) C2H6(g)

209
Câu 10.

(a) Nung (s) tạo ra HCl (g) và (g) là phản ứng thu nhiệt.
Giải thích: Do cần cung cấp nhiệt trong suốt quá trình phản ứng.
(b) Cồn cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt.
Giải thích: Do phản ứng đốt cháy cồn chỉ cần cung cấp nhiệt vào thời điểm ban đầu và có tỏa nhiệt
trong quá trình phản ứng
(c) Phản ứng thủy phân collagen thành gelain (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương
động vật là phản ứng thu nhiệt.
Giải thích: Do cần cung cấp nhiệt trong suốt quá trình phản ứng (hầm).
Câu 11.
Phản ứng (1) cho biết: Cứ 2 mol NaHCO3 ở thể rắn nhiệt phân tạo thành 1 mol Na2CO3 ở thể rắn, 1 mol
CO2 ở thể khí và 1 mol H2O ở thể khí sẽ hấp thu nhiệt lượng là 20,33 k.J

⇒ Phản ứng thu nhiệt ( > 0).


Phản ứng (2) cho biết: Khi đốt cháy 4 mol NH 3 bằng 3 mol O2 tạo thành 2 mol N 2, 6 mol H2O sẽ tỏa ra
nhiệt lượng là 1531 kJ.

⇒ Phản ứng tỏa nhiệt ( < 0).


Câu 12.

(a) Phản ứng (1): thu nhiệt do > 0.

Phản ứng (2), (3), (4), (5): toả nhiệt do < 0.


(b) Enthalpy chuẩn của phản ứng (2) không phải enthalpy tạo thành chuẩn của C 2H6 do C2H6 trong
phản ứng này không được tạo ra từ các đơn chất bền.
Enthalpy chuẩn của phản ứng (5) là enthalpy tạo thành chuẩn của CO 2 do CO2 trong phản ứng này
được tạo ra từ các đơn chất bền.
(c) Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng (1), (2)

Câu 13.

210
2ClF3(g) + 2O2(g) Cl2O(g) + 3F2O(g) = +394,10 kJ

2CH3OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 4H2O(l) = -1450 kJ


Câu 14.

Vì phản ứng (2) có âm hơn (1) và phản ứng (3) < (4) nên sự hình thành HbCO thuận lợi hơn sự
tạo thành HbO2
⇒ không có sự nhả O 2 và giải phóng Hb như trường hợp không có CO, điều này giải thích sự ngộ độc
CO trong máu.
Câu 15.
(a) ∆H(1) = 2.(-46) – 1.0 – 3.0 = -92 kJ.

∆H(2) = (-46) – .0 – .0 = -46 kJ.


Phản ứng toả nhiệt và ∆H(1) = 2.∆H(2).

(b) Khi tổng hợp 1 tấn NH3 thì nhiệt lượng toả ra = .
Tính theo 2 phương trình trên thì đều ra kết quả giống nhau.
Câu 16.
Từ phản ứng ta thấy:

Cứ 1 mol phản ứng hết tạo ra 2 mol và tỏa ra 99,22 kJ.

Cần 0,5 mol phản ứng hết tạo ra 1 mol và tỏa ra x kJ.

(enthalpy có giá trị âm vì đây là phản ứng tỏa nhiệt).


Câu 17.

(a) Nhân phương trình của phản ứng với 3: = -285,66 x 3 = -856,98 kJ.

(b) Chia phương trình của phản ứng với 2: = -285,66 : 2 = -142,83 kJ.

(c) Đảo chiều của phản ứng: = +285,66 kJ.


Câu 18.
Theo phương trình nhiệt hóa học ta có: Cứ đốt cháy 1 mol CO thì nhiệt lượng tỏa ra là 851,15 kJ.

(a) Ta có: ⇒ Nhiệt lượng toả ra là: 0,1.851,5 = 85,15 kJ

(b) Ta có: ⇒ Thể tích CO đã dùng ở đkc là


Câu 19.
(a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt.
211
(b) Nhiệt tạo thành chuẩn của là

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là – 483,6 kJ.
(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là 241,8 kJ.
Câu 20.

(a) H2(g) + O2(g) H2O(g) = -214,6 kJ

(b) H2(g) + O2(g) H2O(l) = -285,49 kJ

(c) Số mol ammonia = mol. 1 mol ammonia tỏa ra 22,99 : = 156,332 kJ nhiệt.

H2(g) + N2(g) NH3(g) = -156,332 kJ


(d) nCaO = 0,2 mol ⇒ Để tạo thành 1 mol CaO cần cung cấp 6,94.5 = 34,7 kcal.

CaCO3(s) CO2(g) + CaO(s) = +34,7 kcal


Câu 21.
(a) Quá trình tan chảy của nước đá là quá trình thu nhiệt vì có biến thiên enthalpy dương.
(b) Viên đá lại tan chảy dần vì nó lấy nhiệt từ nước lỏng( là môi trường xung quanh)
(c) Nước lỏng nhường nhiệt cho viên nước đá, sự mất nhiệt làm cho nước lỏng lạnh đi.
(d) Nhiệt lượng mà 500 gam nước lỏng từ ở 20°C xuống 0°C tỏa ra là:

= 41,8889(kJ).
Mỗi viên đá tan chảy hấp thụ một nhiệt lượng là 6,020 kJ

⇒ Số viên nước đá tối thiểu cần là viên.


(e) Nhiệt lượng mà 120gam nước lỏng ở 45°C xuống 0°C tỏa ra là:

.
⇒ Lượng nước đá cần dùng là: (22620:6020)x18= 67,63 (g).
Vậy dùng 150 gam nước đá là dư.
Câu 22.
Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chạy bộ. Năng lượng cùa sự chuyển hoá glucose thành
lactic acid trong quá trình chạy bộ chiếm 2% 300 kcal = 6 kcal = 6 000 cal
25 104 J = 25,104 kJ.

C6H12O6 2C3H6O3 = -150 kJ


0,335 mol -25,104 kJ

212
Khối lượng lactic acid được tạo ra trong quá trình chuyển hoá: 0,335 90 = 30,15 g.
Câu 23.

Ta có: (1) – (2) = (3) ⇒ (3) = (1) - (2) = -393,5 – 2,87 = -396,37 kJ
Câu 24.

Ta có: (3) H2(g) + ½ O2(g) → H2O(l) (3) = -286kJ

(4) Mg(s) + ½O2(g) → MgO(s) (4) = ? kJ.

Ta có: (4) = (1) – (2) + (3) ⇒ (4) = -467 – (-151) + (-286)= - 602 kJ.

⇒ Enthalpy tạo thành chuẩn của MgO(s) là (MgO, s) = -602 kJ/mol.


Câu 25.
Lượng nhiệt cần dùng để đun nóng 500 gam nước từ 200C lên 900C là:

Vậy lượng than đá cần dùng là:


Câu 26.

Gọi
12 gam X tỏa ra lượng nhiệt là: (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Câu 27.
Để thu được 1000 kg CaO thì nhiệt lượng cần cung cấp (với hiệu suất là 60%)

Ta có:
Câu 28.
STT Quá trình Tỏa nhiệt Thu nhiệt
1 Hóa hơi X(l) → X(g) X
2 Ngưng tụ X(g) → X(l) X
3 Thăng hoa X(s) → X(g) X
4 Nóng chảy X(s) → X(l) X
5 Đông đặc X(l) → X(s) X

213
Câu 29.
(a) Nước hóa rắn là quá trình tỏa nhiệt vì nước từ lỏng về rắn giảm nhiệt độ
⇒ giải phóng nhiệt ra môi trường.
(b) Sự tiêu hóa thức ăn là quá trình thu nhiệt vì cần cung cấp năng lượng để tiêu hóa thức ăn.
(c) Quá trình chạy của con người là quá trình tỏa nhiệt vì khi con người vận động sẽ xảy ra các phản
ứng oxi hóa các chất dinh dưỡng như glucozơ sẽ tỏa nhiệt.
(d) Khí CH4 đốt ở trong lò là quá trình tỏa nhiệt vì phản ứng chỉ cần đốt nóng lúc đầu, sau đó thì tự
cháy (phát sáng và tỏa nhiệt).
(e) Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh là quá trình thu nhiệt do làm nước lạnh đi.
(g) Thêm sulfuric acid đặc vào nước, nước nóng lên là quá trình tỏa nhiệt do làm nước nóng lên.
Câu 30.
Sơ đồ (1) là quá trình tỏa nhiệt, do nhiệt độ phản ứng tăng so với nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ phòng)
Sơ đồ (2) là quá trình thu nhiệt, do nhiệt độ phản ứng giảm so với nhiệt độ ban đầu.
Câu 31.

- Phản ứng (1) có > 0: phản ứng thu nhiệt.

- Phản ứng (2) có < 0: là phản ứng tỏa nhiệt.


Câu 32.

Phản ứng (2) có âm hơn ⇒ tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn nên xảy ra thuận lợi hơn.
Câu 33.

Khi phản ứng diễn ra ở

nhiệt độ phòng thì nhiệt độ của hỗn hợp bị giảm đi do phản ứng có là phản ứng thu nhiệt
(hay hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt) ở môi trường xung quanh làm nhiệt độ của hỗn hợp giảm
(lạnh đi).
Câu 34.

Đây là phản ứng thu nhiệt vì > 0.


Trong các sản phẩm tự nhiên, baking soda (NaHCO 3) giúp làm sạch, khử mùi, làm mềm mảng bám khi
giấm (CH3COOH) giúp loại bỏ mùi hôi và một số vết bẩn cứng đầu khác.
Ngoài tác dụng tẩy rửa của phản ứng giữa baking soda và giấm những ứng dụng khác của phản ứng
trên là: trắng quần áo, thông bồn cầu, vệ sinh máy giặt, khử mùi…
Câu 35.

Theo đề bài đốt cháy hoàn toàn 1 gam ở điều kiện chuẩn, thu được và giải

phóng 49,98 kJ. Mà 1 mol có khối lượng 26 gam.

Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 mol .

(do đây là phản ứng tỏa nhiệt nên giá trị enthalpy mang giá trị âm).
Câu 36.
214
Nhiệt tỏa ra khi hình thành 1 mol (s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và (g) không

được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của (s) vì (g) không phải dạng bền nhất của đơn chất
oxygen.
Câu 37.

(a) Do < 0 nên nước (H2O) có năng lượng thấp hơn hỏn hợp oxygen và hydrogen.
(b) Sơ đồ biến thiên năng lượng:

Câu 38.

Câu 39.
(a) Phản ứng đó tỏa nhiệt vì có biến thiên enthalpy âm
(b) Phản ứng thủy phân đường sucrose môi trường acid và đun nóng:

Tiến trình phản ứng


215
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)
Phản ứng trong sơ đồ là phản ứng oxi hóa- khử, oxygen là chất oxi hóa, đường glucose và fructose là
chất khử C6H12O6(s) + 6 O2(g) → 6 CO2(g) + 6 H2O(l)
(c) Phản ứng đố cháy đường sucrose: C12H22O11(s) + 12O2(g) → 12 CO2(g) + 11 H2O(l)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -5645kJ.

(d) Biến thiên enthalpy của quá trình =


(e) Cơ thể cần năng lượng để hoạt động nên phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Luyện tập thể dục, thể
thao hợp lí giúp đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Câu 40.
(a)
Số mol SO2: 1,125 mol.
Lượng nhiệt giải phóng: -98,5 1,125 = -110,81 kJ.

(b) Giá trị của phản ứng: SO3(g) SO2(g) + O2(g) là 98,5 kJ.
Câu 41.

2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = -571,6 kJ

Cu(OH)2(s) CuO(s) + H2O(l) = +9,0 kJ

Cu(graphite) + O2(g) CO2(g) = -393,5 kJ


Câu 42.
Số mol N2 = 7 : 28 = 0,25 mol.

Để tạo 1 mol NH3 cần 0,5 mol N2 ⇒ = -22,95 x 2 = -45,9 kJ.

Phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) = -91,8 kJ.
Câu 43.

Ta có: (3) = (1) – (2) ⇒ (3) = (1) - (2) = -1411- (-1367) = -44 kJ.
Câu 44.

Ta có: (4) = -(1) + 2.(2) + 3.(3) ⇒ (4) = -(-84,7) + 2.(-393,5) + 3.(-285,6) = -1559,1 kJ.
Câu 45.

(a) 2Al(s) + 3Cl2(g) → 2AlCl3(s) = -1390,81 kJ.


Đây là phản ứng oxi hóa- khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng.

(b) = -1390,81 kJ < 0 phản ứng tỏa nhiệt.

(c) .
Cứ 2 mol Al phản ứng tạo thành 2 mol AlCl3 thì giải phóng nhiệt lượng là 1390,81 kJ

216
0,075 mol ---------------------------- x =
(d) Cứ 2 mol Al phản ứng thì giải phóng nhiệt lượng là 1390,81 kJ

x= ← 1 kJ
⇒ mAl = 0,0388 gam.
Câu 46.
- Lượng nhiệt cần để đưa 1 gam ethanol từ 20oC đến 78,29oC là Q = 1,44(78,29 - 20) = 83,9376 J.
- Lượng nhiệt cần để hóa hóa hơi 1 gam ethanol là 855 J.
⇒ Lượng nhiệt cần để đưa 1 kg ethanol từ 20oC đến nhiệt độ sôi và hóa hơi hoàn toàn là:
(83,9376 + 855).103 = 9,39.105 J.
Câu 47.

Ta có phản ứng nung vôi: .

Tức là để tạo 1 mol CaO cần cung cấp 178,29 kJ phản ứng đốt cháy cần tỏa ra 178,29 kJ.

Mà ta có phản ứng đốt cháy .

Đốt cháy 1 mol tỏa ra 890,36 kJ.

Đốt cháy x mol tỏa ra 178,29 kJ.

khối lượng cần dùng để đốt cháy là:


Câu 48.
Trong 1800 g than đá chứa 1620 gam (135 mol) carbon và 21,6 g (0,675 mol) sulfur.
Nhiệt lượng giải phóng ra khi đốt cháy 1800 gam than đá:

Nhiệt lượng trên tương đương với số điện: số.


Câu 49.

Ta có: = (CO2) + 2 (H2O) - (CH4) - 2 (O2)

- 890,3 = (-393,5) + 2(-285,8) - (CH4)

 (CH4) = 890,3 – 393,5 + 2(-285,8) = - 74,8 kJ/mol.

Lưu ý: (O2) = 0 kJ/mol.


Câu 50.
(a) Phản ứng (1) cần tiêu hao 1 nhiệt lượng để tách SO 2 ra thành S và O2 nên tỏa nhiệt lượng ít hơn so
với phản ứng (2).

(b) (1) = 2 (H2O) - 2 (H2S) - (SO2) = - 237 (kJ).

(2) = 2 (H2O) - 2 (H2S) = - 530,5 (kJ).


217
(2) - (1) = (SO2) = - 530,5 – (- 237) = - 293,5 (kJ).

BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết
- Phản ứng hoá học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hoá học của các chất đầu (cđ) và hình thành
liên kết hoá học của các sản phẩm (sp).
- Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết lại giải phóng năng lượng.
Cho phản ứng tổng quát ở điều kiện chuẩn:
aA(g) + bB(g) → mM(g) + nN(g)

⇒ Công thức tính của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hoá trị ở thể khí khi
biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trông phản ứng.
Một cách tổng quát:

II. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành
Cho phương trình hoá học tổng quát:
218
aA + bB → mM + nN

⇒ Có thể tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học ( ) khi biết các giá

trị của tất cả các chất đầu và sản phẩm theo công thức sau:

Một cách tổng quát:

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho phản ứng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)
(kJ mol-1) –296,83 0 –395,72
Biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn có giá trị là
A. –98,89 kJ. B. –197,78 kJ. C. 98,89 kJ. D. 197,78 kJ.
Câu 2. Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

CO (g) + O2 (g) CO2 (g)

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2: .


Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là
A. -110,5 kJ. B. +110,5 kJ. C. -141,5 kJ. D. -221,0 kJ.
Câu 3. Tiến hành quá trình ozone hoá 100 g oxi theo phản ứng sau:
3O2(g) (oxigen) 2O3(g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành của
ozone (kJ/mol) có giá trị là
219
A. 142,4. B. 284,8. C. -142,4. D. -284,8.
Câu 4. Cho các giá trị năng lượng liên kết của một số liên kết:
Liên kết C–H O–H C=O O=O
Eb(kJ/mol) 410 460 732 498
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) là
A. -284 kJ. B. - 1304 kJ. C. - 668 kJ. D. -540 kJ.
Câu 5. Cho các giá trị năng lượng liên kết của một số liên kết:
Liên kết H–H O–O O=O H-O
Eb(kJ/mol) 436 142 498 460
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: H2(g) + O2(g) → H2O2(g) là
A. -128 kJ. B. - 333 kJ. C. - 841 kJ. D. -381 kJ.
Câu 6. Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau:
Chất TiCl4(g) H2O(l) TiO2(s) HCl(g)

(kJ/mol) -763 -286 -945 -92


Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng TiCl4(g) + 2H2O(l) → TiO2(s) + 4HCl(g) là
A. +22 kJ. B. +3 kJ. C. -22 kJ. D. -3229 kJ.
Câu 7. Phosphine (PH3) là một chất khí không màu, nhẹ hơn không khí, rất độc và dễ cháy. Khí này
thường thoát ra từ xác động vật thối rữa, khi có mặt diphosphine (P 2H4) thường tự bốc cháy trong
không khí, đặc biệt ở thời tiết mưa phùn, tạo hiện tượng “ma trơi” ngoài nghĩa địa.
Phản ứng cháy phosphine: 2PH3(g) + 4O2(g) → P2O5(s) + 3H2O(l)
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất cho trong bảng sau:
Chất PH3(g) P2O5(s) H2O(l)

(kJ/mol) 5,4 -365,8 -285,8


Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là
A. -657 kJ. B. + 657 kJ. C. + 1234 kJ. D. - 1234 kJ.
Câu 8. Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:
Liên kết C-H C-C C=C
Eb (kJ/mol) 418 346 612

Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là
A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ.
Câu 9. Cho phản ứng hydrogen hoá ethylene sau:
H2C=CH2(g) + H2(g) H3C–CH3(g)
Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:
Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol) Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol)
C=C C2H4 612 C–C C2H6 346
C–H C2H4 418 C–H C2H6 418
H–H H2 436
Biết thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
220
A. 134. B. -134. C. 478. D. 284.
Câu 10. Phản ứng tổng hợp ammonia:
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) = -92 kJ
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của và H – H lần lượt là 946 và 436.
Năng lượng liên kết của trong ammonia là
A. 391 kJ/mol. B. 361 kJ/mol. C. 245 kJ/mol. D. 490 kJ/mol.

TỰ LUẬN
Câu 1. Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau:
Chất C6H6(l) C3H8(g) CO2(g) H2O(l)

(kJ/mol) +49,00 -105,00 -393,50 -285,84

(a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol benzene C 6H6(l) và 1 mol
propane C3H8(g) trong khí oxygen, tạo thành CO2(g) và H2O(l).
(b) So sánh lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C 3H8(g) với lượng nhiệt sinh ra
khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzene C6H6(l).
Câu 2. Cho nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất trong bảng sau:
Chất CaCO3(s) CaO(s) CO2(g) CS2(l) SO2(g) NH3(g) H2O(g)

(kJ/mol) -1206,90 -635,10 -393,50 +87,9 -296,80 -45,90 -241,82

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau:
CaO(s) + CO2(g) CaCO3(s) (1)
C(graphite) + O2(g) CO2(g) (2)

CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g) (3)

4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(g) (4)


Câu 3. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2):

2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l)


Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy tính
nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2).
Câu 4. Cho phản ứng nhiệt nhôm sau: 2Al(s) + Fe2O3(s) Al2O3(s) + 2Fe(s)
Biết nhiệt tạo thành, nhiệt dung của các chất (nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó tăng lên 1 độ)
được cho trong bảng sau:
C C
Chất Chất
(kJ/mol) (J/g.K) (kJ/mol) (J/g.K)
Al 0 Al2O3 -16,37 0,84

221
Fe2O3 -5,14 Fe 0 0,67

Giả thiết phản ứng xảy ra vừa đủ, hiêu suất 100%; nhiệt độ ban đầu là 25 0C, nhiệt lượng toả ra bị thất
thoát ra bị thất thoát ra ngoài môi trường là 50%. Tính nhiệt độ đạt được trong lò phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 5. Quá trình hoà tan calcium chloride trong nước:

CaCl2(s) Ca2+(ag) + 2Cl- (ag) =?


2+
Chất CaCl2 Ca Cl-
-795,0 -542,83 -167,16
(kJ/mol)

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình.


Câu 6. Cho 3 hydrocarbon X, Y, Z đều có 2 nguyên tử C trong phân tử. Số nguyên tử H trong các phân
tử tăng dần theo thứ tự X, Y, Z.
(a) Viết công thức cấu tạo và công thức phân tử của X, Y, Z.
(b) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn X, Y, Z với hệ số nguyên tối giản.
(c) Tính biến thiên enthalpy của mỗi phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành tiêu chuẩn trong bảng sau.
Chất X(g) Y(g) Z(g) CO2(g) H2O(g)
+227,0 +52,47 -84,67 -393,5 -241,82
(kJ/mol)

(d) Từ kết quả tính toán đưa ra kết luận về ứng dụng của phản ứng đốt cháy X, Y, z trong thực tiễn.
Câu 7. Nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của C 2H5OH(l), CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -267, -
393,5 và -285,8. Cần đốt cháy bao nhiêu gam cồn để đun 100 gam nước từ 25 oC đến 100oC (biết nhiệt
dung của nước là 4,2 J/g.K)? Giả thiết, cồn là C 2H5OH nguyên chất và có 40% nhiệt lượng thất thoát ra
môi trường.
Câu 8. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng phân huỷ trinitroglycerin (C 3H5O3(NO2)3) theo phương
trình sau (biết nhiệt tạo thành của nitroglycerin, CO 2(g), H2O(g) lần lượt là là - 370,15 kJ/mol; -393,5
kJ/mol; -241,82 kJ/mol):

4C3H5O3(NO3)2 (s) 6N2(g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g)


Hãy giải thích vì sao trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần thuốc súng không khói.
Câu 9. Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau:
Fe2O3(s) + CO(g) → Fe (s) + CO2(g) (1)
(a) Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng (1) và tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng
với các hệ số cân bằng tương ứng (biết nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của Fe 2O3, CO, CO2 lần
lượt là -824,2; -110,5; -393,5).
(b) Cho 1 mol Fe2O3 phản ứng với 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải
phóng một lượng nhiệt bao nhiêu?
Câu 10. Cho các phản ứng:

CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) = + 178,49 kJ

222
C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) = -1370,70 kJ

C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) = -393,51 kJ


(a) Phản ứng nào có thề tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu), phản ứng nào không thể tự xảy ra?
(b) Khối lượng ethanol hay graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình
nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Câu 11.
(a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O 2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và
607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
N2(g) + O2(g) 2NO(g)
(b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện?

Câu 12. Tính của hai phản ứng sau:


3O2(g) 2O3(g) (1)
2O3(g) 3O2(g) (2)

Liên hệ giữa giá trị với độ bền của O3, O2 và giải thích, biết phân tử O 3 gồm 1 liên kết đôi O=O
và 1 liên kết đơn O-O .
Câu 13. Tính ∆r H° 298 cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết
CH4(g) + X2(g) → CH3X (g) +HX (g)
Với X=F, Cl, Br, I. Liên hệ giữa mức độ phản ứng ( dựa theo ∆ r H° 298 ) bới tính phi kim ( F>Cl>Br>I).
Tra các giá trị năng lượng liên kết ở Phục lục 2, trang 119
Câu 14. Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP được sử dụng để sản xuất
các sản phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác.
Phản ứng tạo thành propene từ propyne:

CH3-C≡CH(g) + H2(g) CH3-CH=CH2(g)


(a) Hãy xác định số liên kết C-H; C-C; C=C trong hợp chất CH3-C≡CH (propyne).
(b) Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên biết rằng năng lượng liên kết đo ở
điều kiện chuẩn của một số liên kết như sau:
Liên kết H–H C–H C–C C=C C≡C
Eb (kJ/mol) 432 413 347 614 839

Câu 15. Phosgene là chất khí không màu, mùi cỏ mục, dễ hoá lỏng; khối lượng riêng 1,420 g/cm 3 (ở 0
°C); ts = 8,2 °C. Phosgene ít tan trong nước; dễ tan trong các dung môi hữu cơ, bị thuỷ phân chậm bằng
hơi nước; không cháy; là sản phẩm công nghiệp quan trọng; dùng trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất
sản phầm nhuộm, chất diệt cỏ, polyurethane,... Phosgene là một chất độc. Ở nồng độ 0,005 mg/L đã
nguy hiểm đối với người; trong khoảng 0,1 -0,3 mg/L, gây tử vong sau khoảng 15 phút.
Phosgene được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và Cl 2 đi qua than hoạt tính. Biết: E b(Cl-Cl) =
243 kJ/mol; Eb(C-Cl)= 339 kJ/mol; Eb(C=O) = 745 kJ/mol; Eb(C≡O) = 1075 kJ/mol.

223
Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và Cl2.
Câu 16. Cho năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn của một số liên kết như sau:
Liên kết H–H O=O C–H C–C C=O H–O
Eb (kJ/mol) 436 498 414 347 799 464

(a) Hãy tính biến thiên enthalpy của các phản ứng sau (biết trong C7H16 có 6 liên kết C-C và 16 liên kết
C-H):

(1) C4H10(g) + O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O(g)

(2) 2H2(g) + O2(g) 2H2O (g) (1);

(3) C7H16 (g) + 11O2 (g) 7CO2(g) + 8H2O (g) (2);


(b) So sánh biến thiên enthalpy của phản ứng (2) và (3) nếu lấy cùng khối lượng H 2 và C7H16, từ đó cho
biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa?
Câu 17. Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):

C3H8(g) + 5O2(g) 3CO2(g) + 4H2O(g)


Cho nhiệt tạo thành và năng lượng liên kết như sau:
Chất C3H8 CO2 H2O

(kJ/ -105 -393,5 -241,82


mol)
Liên kết C–H C–C O=O C=O H–O
Eb(kJ/mol) 413 347 498 745 467

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo hai cách. So sánh kết quả của hai cách và rút ra kết
luận.
Câu 18. Cho phản ứng đốt cháy butane sau:
C4H10(g) + O2(g) CO2(g) + H2O(g) (1)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol) Liên kết Phân tử Eb (kJ/mol)
C–C C4H10 346 C=O CO2 799
C–H C4H10 418 O–H H2O 467
O=O O2 495

(a) Cân bằng phương trình phản ứng (1)

(b) Xác định biến thiên enthalpy ( ) của phản ứng (1).
(c) Một bình gas chứa 12 kg butane có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước? (Giả thiết mỗi ấm nước chứa 2
L nước ở 250C, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 40% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài
môi trường).
224
Câu 19. Bằng cách tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình sau dựa vào năng lượng liên kết, hãy
chỉ ra điều kiện chuẩn H3C-CH2-OH hay H3C-O-CH3 bền hơn.
H3C-CH2-OH (g) → H3C-O-CH3 (g)
Câu 20. Chloromethane (CH3Cl), còn được gọi là methyl chloride, Refrigerant-40 hoặc HCC 40.
CH3Cl từng được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh. Hợp chất khí này rất dễ cháy, có thề không
mùi hoặc có mùi thơm nhẹ.
Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng: CH4(g) + Cl2(g) CH3Cl(g) + HCl(g)
Biết năng lượng liên kết của một số liên kết như sau:
Liên kết C–H Cl – Cl H – Cl C – Cl
Eb (kJ/mol) 414 243 431 339

Cho biết phản ứng dễ dàng xảy ra dưới ánh sáng mặt trời. Kết quả tính có mâu thuẫn với khả năng dễ
xảy ra của phản ứng không.
Câu 21. Trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu, các ankan thường được loại bỏ hydrogen trong các
phản ứng dehydro hóa để tao ra những sản phẩm hydrocacbon không no có nhiều ứng dụng trong công
nghiệp. Hãy tính biến thiên anthalpy chuẩn của các phản ứng sau dựa vào năng lượng liên kết.
Liên kết H–H C–H C–C C=C
Eb (kJ/mol) 436 414 347 611

(a) H3C-CH2-CH2-CH3 → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2


(b) 6CH4 → C6H6 (1,3,5- cyclohexatriene) + 9H2
Cho biết công thức cấu tạo 1,3,5- cyclohexatriene như sau:

Các phản ứng trên có thuận lợi về phương diện nhiệt hay không? Phản ứng theo chiều ngược lại có
biến thiên enthalpy bằng bao nhiêu?
Câu 22. Cho phản ứng phân huỷ hydrazine: N2H4(g) N2(g) + 2H2(g)

(a) Tính theo năng lượng liên kết của phản ứng trên.
(b) Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thường (sôi ở 114 °C, khối lượng riêng 1,021 g/cm 3).
Hãy đề xuất lí do N2H4 được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa. Biết: E b(N-N) = 160 kJ/mol;
Eb(N-H) = 391 kJ/mol; Eb(N≡N) = 945 kJ/mol, Eb(H-H) = 432 kJ/mol.
Câu 23. Trộn 50 mL dung dịch NaCl 0,5M ở 25 oC với 50 mL dung dịch AgNO 3 0,5M ở 26oC. Khuấy
đều dung dịch và quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 28oC. Tính nhiệt của phản ứng.
Câu 24. Cho năng lượng liên kết của một số liên kết như sau:
Liên kết H–H C–H C–C C=O C≡C
225
Eb(kJ/mol) 436 414 347 732 839

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau và cho biết phản ứng đó thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

(1)
(2) CH3COCH3(g) + 4O2(g) 3CO2(g) + 3H2O(g)

Biết rằng CH3COCH3 có công thức cấu tạo như sau:


Câu 25. Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 10g cồn X
tỏa ra nhiệt lượng 291,9 kJ. Xác định phần trăm tạp chất methanol trong X biết rằng:

CH3OH (l) + O2 (g) CO2 (g) + 2H2O


C2H5OH (l) + 3O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O
Câu 26. Cho 16,5 gam Zn vào 500 g dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được có nhiệt độ tăng thêm
5oC. Xác định nhiệt lượng của phản ứng giữa Zn và HCl trong dung dịch (Giả thuyết không có sự thất
thoát nhiệt ra ngoài môi trường, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K))
Câu 27. Cho sơ đồ hòa tan NH4NO3 sau:
NH4NO3 (s) + H2O (l) NH4NO3 (aq)
Hòa tan 80 gam NH4NO3 khan vào bình chứa 1 L nước ở 25 oC. Sau khi muối tan hết, nước trong bình
có nhiệt độ là bao nhiêu?
Câu 28. Rót 100 mL dung dịch HCl 1M ở 27 oC vào 100 mL dung dịch NaHCO 3 1M ở 28oC. Sau phản
ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là bao nhiêu?
Biết nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:
Chất HCl (aq) NaHCO3 (aq) NaCl (aq) H2O (l) CO2 (g)
-168 -932 -407 -286 -392

Câu 29. So sánh nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg cồn (C 2H5OH) và 1 kg tristearin (C 57H110O6,
có trong mỡ lợn). Cho biết:

C2H5OH (l) + 3O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O (l)

C57H110O6 (s) + O2 (g) 57CO2 (g) + 55H2O (l)


Câu 30. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1:2. Xác định nhiệt
lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.
Cho biết các phản ứng:

C3H8 (g) + 5O2 (g) 3CO2 (g) + 4H2O (l)


226
C4H10 (g) + O2 (g) 4CO2 (g) + 5H2O (l)
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt
là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1B 2A 3A 4C 5A 6A 7D 8C 9B 10A

TỰ LUẬN
Câu 1.

Phản ứng: C6H6 (l) + O2(g) 6CO2 (g) + 3H2O (g)

227
+49,0 0 -393,50 -285,84

=6 (-393,50) + 3 (-285,84) - 49 = -3267,52 kJ

Phản ứng: C3H8 (g) + 5O2 (g) 3CO2 (g) + 4H2O (g)

-105 0 -393,50 -285,84

=3 (-393,50) + 4 (- 285,84) - (-105) = -2218,86 kJ.


(b)

Số mol propane = = -50,43 kJ.

Số mol benzene = = -41,89 kJ.


Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1,0 g propane C3H8(g) nhiều hon so với lượng nhiệt sinh ra khi đốt
cháy 1,0 g benzene C6H6(l).
Câu 2.

.
Câu 3.

Câu 4.
Xét phản ứng: 2Al(s) + Fe2O3(s) Al2O3(s) + 2Fe(s)
Biến thiên enthalpy của phản ứng:

= 102.(-16,37) + 2.0 – 2.0 – 160.(-5,14) = - 847,34 (kJ)


Nhiệt dung của sản phẩm: C = 102.0,84 + 2.56.0,67 = 160,72 (J.K-1).

Nhiệt độ tăng lên: .


Nhiệt độ đạt được: (25 + 273) + 2636 = 2934 (K).
Câu 5.

Enthalpy của quá trình: = -542,83 + 2.(-167,16) – (-795,0) = -82,15 kJ.


Câu 6.
(a) Ba hydrocarbon X, Y, Z lần lượt là:
HC CH (ethyne hay acetylene); H2C=CH2 (ethene hay ethylene); H3C-CH3 (ethane).
228
(b) Phản ứng hoá học xảy ra:

2C2H2(g) + 5O2(g) 4CO2(g) + 2H2O(g) (3)

C2H4(g) + 3O2(g) 2CO2(g) + 2H2O(g) (4)

2C2H6(g) + 7O2(g) 4CO2(g) + 6H2O(g) (5)

(O2) = 0

(3) = 4 (CO2) + 2 (H2O) - 5 (O2) - 2 (C2H2)


= 4 (-393,5) + 2 (-241,82) - 2 (227,0) = -2 511,64 kJ.

(4) = 2 (CO2) + 2 (H2O) - 3 (O2) - (C2H4)


= 2 (-393,5) + 2 (-241,82) -(52,47) = -1 323,11 kJ.

(5) = 4 (CO2) + 6 (H2O) - 7 (O2) - 2 (C2H6)


= 4 (-393,5) + 6 (-241,82) - 2 (-84,67) = - 2 855,58 kJ.

(d) Kết quả tính toán của phản ứng đốt cháy acetylene; ethylene; ethane giá trị lớn và < 0 (giải
phóng năng lượng lớn) nên trong thực tiễn được sử dụng làm nhiên liệu.
Riêng C2H2 trong thực tiễn làm đèn xì acetylene vì đèn xì acetylene có nhiệt độ cao nhất.
Câu 7.
Phản ứng cháy: C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l).

.
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun 100 gam nước từ 25 C đến 100oC là:
o

Q = 100.4,2.(100 - 25) = 31500 J = 31,5 kJ.

Gọi khối lượng cồn cầ đốt là m (g) ⇒


Câu 8.

= 12 (C02) + 10 (H20) - 4 (C3H5O3(NO2)3)


= 12 (-393,50) + 10 (-241,82) - 4 (-370,15) = -5 659,6 kJ.

Do giá trị = -5 659,6 kJ << 0, toả nhiệt mạnh.


Phản ứng tạo ra các chất khí là CO2, H2O, N2 và O2 nên trinitroglỵcerin được sử dụng làm chất nổ.
Câu 9.
(a) Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

= 3x(-393,5) – 2.0 – 3.(-110,5) – (-824,4)= -24,8kJ


(b) Khi cho 1 mol Fe2O3 pư với 1 mol CO thì CO hết ⇒ nhiệt lượng giải phóng = 24,8/3 = 8,27 kJ.
Câu 10.

(a) Phản ứng nung vôi không tự xảy ra do > 0 nên cần nguồn nhiệt ngoài.
Hai phản ứng còn lại có thề tự xảy ra sau giai đoạn khơi mào do ArH298 < 0.
229
(b) Lượng nhiệt cần để thu được 0,1 mol CaO là 0,1 178,49 = +17,849 kJ.

Vậy: Lượng C2H5OH(l) cần dùng: 0,013 mol ⇒ 0,598 g.

Lượng C(graphite,s) cân dùng: 0,045 mol ⇒ 0,54 g.


Câu 11.
(a) Ta có: N ≡ N + O = O → 2N + 2O → 2NO

Vậy:
= 945 + 494 – 2.607 = + 225 (kJ).
(b) Năng lượng cần cung cấp để phá vỡ liên kết trong phân tử nitrogen và oxygen là rất lớn, trong khi
phản ứng trên lại thu nhiệt nên chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa diện.
Câu 12.

3O2 (g) 2O3 (g) =3 498 - 2 (498 + 204) = +90 kJ

2O3 (g) 3O2 (g) = 2 (498 + 204) - 3 498 = -90 kJ


Dựa vào kết quả tính toán cho thấy quá trình:

O2 2O và 3O2 2O3 có >0 Chứng tỏ không có khả năng tồn tại.

Quá trình: 2O3 3O2 có < 0, chứng tỏ khả năng tồn tại của O2
Do đó O2 là trạng thái bền cua nguyên tố oxygen.
Câu 13.
- Xét X là F:
CH4(g) + F2(g) → CH3F(g) + HF(g)
∆fH0298 = 1x Eb (CH4) + 1x Eb (F2) – 1x Eb (HF) - 1x Eb (CH3F)
∆fH0298 = 1x 4EC-H + 1xEF-F - 1x EH-F - 1x (3EC-H + EC-F)
∆fH0298 = 1x4 x414 + 1x159– 1x565 - 1x(3x414 + 1x485) = -477kJ
- Xét X là Cl:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
∆fH0298 = 1 x Eb (CH4) + 1 x Eb (Cl2) - 1 x Eb (HCl) - x Eb (CH3Cl)
∆fH0298 = 1 x 4EC-H + 1 x ECl-Cl - 1 x EH-Cl - 1 x (3EC-H + EC-Cl)
∆fH0298 = 1x4 x414 + 1x243– 1x431 - 1 x(3x414 + 1x339) = -113kJ.
- Xét X là Br:
CH4(g) + Br2(g) → CH3Br(g) + HBr(g)
∆fH0298 = 1 x Eb (CH4) + 1 x Eb (Br2) - 1 x Eb (HBr) - x Eb (CH3Br)
∆fH0298 = 1 x 4EC-H + 1 x EBr-Br - 1 x EH-Br - 1 x (3EC-H + EC-Br)
∆fH0298 = 1x4 x414 + 1x193– 1x364 - 1 x(3x414 + 1x276) = -33kJ.
- Xét X là I:
CH4(g) + I2(g) → CH3I(g) + HI(g)
∆fH0298 = 1 x Eb (CH4) + 1 x Eb (I2) - 1 x Eb (HI) - x Eb (CH3I)
230
∆fH0298 = 1 x 4EC-H + 1 x EI-I - 1 x EH-I - 1 x (3EC-H + EC-I)
∆fH0298 = 1x4 x414 + 1x151– 1x297 - 1 x(3x414 + 1x240) = 28kJ.
⇒ Từ F đến I, tính phi kim giảm dần nên khả năng tham gia phản ứng giảm dần.
Câu 14.
(a) Trong hợp chất CH3-C CH số liên kết C-H: 4; C-C: 2; C C: 1.
(b) Biến thiên enthalpy của phản ứng:

CH3-C CH(g) + H2(g) CH3-CH=CH2(g)

= Eb(C C) + Eb(C-C) + 4 Eb(C-H) + Eb(H-H) - Eb(C=C) - Eb(C-C) - 6 Eb(C-H)


= 839 + 347+ 4x413 + 432-614-347-6x413 = -169 kJ.
Câu 15.
Phản ứng hoá học: CO(g) + Cl2(g) COCl2(g)
(Phosgene)

⇒ = = 1075 + 243 - 2x339 - 745 = -105 kJ.


Câu 16.
(a)
(1) C4H10: CH3 – CH2 – CH2 – CH3 có 3 liên kết C-C và 10 liên kết C-H.

(1) = 3Eb(C-C) + 10 Eb (C-H) + . Eb (O=O) – 8E(C=O) – 10 Eb(O-H)


= 3.347 + 10.414 + 6,5.498 – 8.799 – 10.464 = -2614 (kJ).

(2) = 2 436 + 498 - 4 464 = -486 kJ.

(3) = 6 347 + 16 414 + 11 498 - 14 799 - 16 464 = - 4426 kJ.

(b) = 100 amu có = -4426 kJ.

= 2 amu có = -486 kJ ⇒ 100 amu H2 có = -486. = -24300 kJ.


Nếu lấy cùng khối lượng nhiên liệu chứng tỏ hydrogen là một loại khí có nhiệt cháy rất cao ⇒ H2 là
nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa.
Câu 17.
(a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành:
Phương trình hoá học của phản ứng:

C3H8(g) + 5O2(g) 3CO2(g) + 4H2O(g)

: -105 0 -393,50 -241,82

= 3 (-393,50) + 4 (-241,82) -105 = -2042,78 kJ


(b)Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết

Áp dụng công thức: =


231
Phân tử C3H8 số liên kết là: C-H: 8; C-C: 2.

= 8 413 + 2 347 + 5 498 - 3 2 745 - 4 2 467 = -1 718 kJ.


Biến thỉên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành có giá trị -2042,78 kJ âm hơn so
với biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vàc năng lượng liên kết -1718 kJ.
Câu 18.

(a) Xét phản ứng: C4H10(g) + O2(g) 4CO2(g) + 5H2O(g)

(b) 3.EC-C + 10.EC-H + 6,5.EO=O – 4.2.EC=O – 5.2.EO-H


= 3.346 + 10.418 + 6,5.495 – 8.799 – 10.467 = - 2626,5 (kJ).

(c)
Nhiệt cần đun 1 ấm nước: 2.103.4,2.(100 – 25) = 630 000 (J) = 630 (kJ).

Số ấm nước: (ấm nước).


Câu 19.
H3C-CH2-OH có 1 liên kết C-C, 5 liên kết C-H, 1 liên kết C-O và 1 liên kết O-H
H3C-O-CH3 có 6 liên kết C-H và 2 liên kết C-O
Quá trình đã cho có biến thiên enthalpy chuẩn là:

= Eb(H3C-CH2-OH) – Eb(H3C-O-CH3 )
= (347 + 5.414 + 360 + 464) – (6.414 + 2.360) = 37kJ.

> 0 chứng tỏ ở điều kiện chuẩn H3C-CH2-OH bền hơn H3C-O-CH3.


Câu 20.

Dựa vào công thửc tính theo năng lượng liên kết cho phản ứng:
CH4(g) + Cl2(g) CH3Cl(g) + HCl(g)

= 4 414 + 243 - (3 414 + 339) - 431 = -113 kJ.

Phản ứng có < 0 nên thuận lợi về mặt nhiệt nên có thề tự xảy ra.
Kết quả tính hoàn toàn phù hợp với thực tế phản ứng xảy ra dễ dàng.
Câu 21.
a, H3C-CH2-CH2-CH3 → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2

= 10Eb(C-H) + 3Eb(C-C) – 6Eb(C-H) - 2Eb(C=C) - Eb(C-C) - 2Eb(H-H)


= 4.414 + 2.347 – 2.611 – 2.436 = 256kJ
b, 6 CH4 → C6H6 + 9H2

= 6.4 Eb(C-H) – 3Eb(C-C) - Eb(C=C) - 6Eb(C-H) – 9.Eb(H-H)


= 18.414 – 3.347 – 3.611 – 9.436 = 654kJ

232
Các phản ứng này không thuận lợi về phương tiện nhiệt
Phản ứng theo chiều ngược lại thuận lợi hơn về phương diện nhiệt:

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 → H3C-CH2-CH2-CH3 = -256kJ

C6H6 + 9H2 →6 CH4 = -654kJ


Câu 22.
(a) Hydrazine có công thức cấu tạo: H2N-NH2.
Một phân tử hydrazine có 1 liên kết đơn N-N (Eb = 160 kJ/mol); 4 liên kết đơn N-H (Eb = 391 kJ/mol).
N2 có 1 liên kết ba N=N (Eb = 945 kJ/mol),
H2 Có 1 liên kết đơn H-H (Eb = 432 kJ/mol).

Áp dụng công thức tính theo năng lượng liên kết:

= Eb(N-N) + 4.Eb(N-H) - Eb(N=N) – 2.Eb(H-H)


= 160 + 4.391 – 945 - 2.432 = - 85 kJ.
(b)
- N2H4 là chất lỏng ở điều kiện thường nên dễ bảo quản (nếu là chất khí cần nén ở áp suất cao gây nguy
hiềm).
- Khối lượng riêng nhỏ nên nhẹ, phù hợp với nhiên liệu động cơ tên lửa (nếu nặng sẽ gây tốn năng
lượng).

= - 85 kJ nên phản ứng có thề tự xảy ra mà không cần nguồn nhiệt ngoài.
- Giả sử 1 mol N2H4 lỏng phản ứng (có thể tích khá nhỏ) sẽ sinh ra 3 mol khí có thề tích lớn hơn rất
nhiều nên sê tạo được luồng khí đầy tên lửa đi.
Câu 23.

Khi trộn hai dung dịch, nhiệt độ trước phản ứng là: .
Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = (50 + 50).4,2.(28 – 25,5) = 1050 (J).
Phản ứng xảy ra: AgNO3(aq) + NaCl(aq)  AgCl(s) + NaNO3(aq)

Số mol AgNO3 = số mol NaCl = .

 H = .
Câu 24.

= 2E(C-H) + E(CC) – 6E(C-C) – E(C-C)


= (2.414) + 839 + (2.436) – (6.414) – 347 = - 292 (kJ/mol)
 phản ứng tỏa nhiệt.

= (6EC-H + 2EC-C + EC=O + 4EO=O) – (6EC=O + 6EO-H)


= 6.418 + 2.346 + 732 + 4.494 – 6.732 – 6.459 = - 1238 (kJ/mol)
⇒ phản ứng tỏa nhiệt.
233
Câu 25.
Gọi số mol CH3OH và C2H5OH trong 10g X lần lượt là a và b
Ta có: 32a + 46b = 10 (1)
716a + 1370b = 291,9 (2)
Giải (1) và (2), ta được: a = 0,025; b = 0,2.
 Khối lượng CH3OH là 32.0,025 = 0,8 (g).
 Phần trăm tạp chất methanol trong X bằng 8%.
Câu 26.
Nhiệt lượng của dung dịch nhận là: 500.4,2.5 = 10500 (J) = 10,5 (kJ)
Phản ứng hóa học xảy ra: Zn(s) + 2HCl(aq)  ZnCl2(aq) + H2(g)
Số mol HCl = 0,5 mol; số mol Zn = 0,254 mol
 HCl hết, Zn phản ứng 0,25 mol.

Nhiệt phản ứng là: rH = .


Câu 27.
80g NH4NO3  1 mol  Q = 26 (kJ).
H > 0, quá trình hòa tan thu nhiệt, nhiệt độ giảm đi một lượng là:

T =  Nhiệt độ cuối cùng là 25 – 6,2 = 18,80C.


Câu 28.
Phản ứng xảy ra: HCl(aq) + NaHCO3(aq)  NaCl (aq) + H2O(l) + CO2(g)
H = (-407) + (-286) + (-392) – (-168) – (-932) = 15 (kJ).
 Phản ứng thu nhiệt.
Số mol HCl = số mol NaHCO3 = 0,1 mol  Q = 0,1.15 = 1,5 (kJ).

Nhiệt độ giảm đi: T = .

Nhiệt độ ban đầu khi trộn hai dung dịch: .


 Nhiệt độ cuối cùng là: 27,5 – 1,8 = 25,7 C. 0

Câu 29.

Nhiệt đốt cháy 1 kg cồn:

Nhiệt đốt cháy 1 kg stearin:


Mỡ lợn cháy tỏa nhiều nhiệt hơn cồn.
Câu 30.
Gọi số mol C3H8 và số mol C4H10 là 2a, ta có: 44a + 58.2a = 12.1000  a = 75 mol.
234
Nhiệt đốt cháy 12 kg gas là Q = 75.2220 + 150.2874 = 597600 (kJ).

Số ngày sử dụng hết bình gas = (ngày).

235
BÀI 15. PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN
ỨNG
I. Tốc độ phản ứng
1. Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng hoá học

- Khái niệm tốc độ phản ứng hoá học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản
ứng.
Tốc độ phản ứng của phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một
trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
+ Kí hiệu: ν .
+ Đơn vị: Đơn vị nồng độ/đơn vị thời gian.
- Theo thời gian, nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm thay đổi nên tốc độ phản ứng sẽ thay đổi, vì
vậy người ta sử dụng tới đại lượng tốc độ phản ứng trung bình. Ngoài ra còn có tốc độ tức thời của
phản ứng, là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng hoá học
Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian của phản ứng.
- Phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD
Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng là:

II. Biểu thức tốc độ phản ứng


Tìm hiểu về định luật tác dụng khối lượng
Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ
thích hợp.

236
*Chỉ đúng cho các phản ứng đơn giản, đó là phản ứng một chiều, chỉ qua một giai đoạn từ chất phản
ứng tạo ra sản phẩm.
- Phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → cC + dD
Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức:

Trong đó: k là hằng số tốc độ phản ứng; CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
• Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được
gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
• Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.

237
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời
gian.
C. độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
D. độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Câu 2. Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ
giảm khi
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
B. thêm 100 ml dung dịch HCl 4 M.
C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1 M vào hệ ban đầu.
Câu 3. Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau và có kích
thước như nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?
A. Fe + dung dịch HCl 0,1 M. B. Fe + dung dịch HCl 0,2 M.
C. Fe + dung dịch HCl 0,3 M. D. Fe + dung dịch HCl 0,5 M.
Câu 4. Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Tốc
độ của phản ứng không đổi khi
A. thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa.
C. thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100 ml dung dịch H2SO4 2M.
D. đun nóng dung dịch.
Câu 5. Cho 5,6 gam lá sắt kim loại vào 50ml dung dịch axit HCl 3M ở nhiệt độ 30 oC. Trường hợp nào
sau đây sẽ không làm tăng tốc độ phản ứng
A. thay 5,6 gam lá sắt bằng 2,8 gam lá sắt. B. tăng nhiệt độ phản ứng lên 50oC.
C. thay 5,6 gam lá sắt bằng 5,6 gam bột sắt. D. thay axit HCl 3M thành axit HCl 4M.
Câu 6. So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):
(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M
Kết quả thu được là:
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C. như nhau. D. không xác định được.
Câu 7. Trong dung dịch phản ứng thủy phân ethyl acetate (CH 3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra

như sau: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH


Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nồng độ acid (CH3COOH) tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
238
D. HCl chuyển hóa dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Câu 8. Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu sau đây không
đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn.
B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn so với không đun nóng khi phản ứng kết thúc.
D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.

Câu 9. Cho phản ứng hóa học xảy ra trong pha khí sau: N2 + 3H2 2NH3
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,
A. Tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
B. Tốc độ va chạm giữa phân tử N2 và H2 tăng lên.
C. Số va chạm hiệu quả tăng lên.
D. Tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.

Câu 10. Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4 (aq) ZnSO4 (aq) + H2 (g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt zinc.
B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid.
D. Nhiêt độ của dung dịch sulfuric acid.
Câu 11. Cho phản ứng thủy phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.
B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi không có HCl, phản ứng thủy phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng tốc độ chậm.
D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.
Câu 12. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian

A. B.

C. D.
Câu 13. Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước,
O2(g) + 2H2(g) 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen?

239
A. Đường cong số (1). B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
Câu 14. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO 3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên
nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện
thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 < t2 < t3. B. t1 = t2 = t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng
hoặc sản phẩm tạo thành.
(b) Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai
thời điểm khác nhau.
(c) Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương.
(d) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác
nhau, tùy thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hóa học.
(e) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tiêu thụ của chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu
chúng được lấy với cùng một nồng độ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Tốc độ của phản ứng hóa học chỉ có thể được xác định theo sự thay đổi nồng độ chất phản ứng
theo thời gian.
(b) Tốc độ của phản ứng hóa học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo
thành theo thời gian.
(c) Theo công thức tính, tốc độ trung bình của phản ứng hóa học trong một khoảng thời gian nhất
định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.
(d) Dấu “–” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm
bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.
(e) Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng
biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.
Số phát biểu không đúng là
240
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước.
(b) Phản ứng đơn giản là phản ứng có các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học bằng nhau và
bằng 1.
(c) Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
(d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp
phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.
(e) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng
(g) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.
(h) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và
bằng 1 M.
Số phát biểu không đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k).
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br 2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ
trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là
A. 8.10-4 mol/(L.s). B. 2.10-4 mol/(L.s).
C. 6.10-4 mol/(L.s). D. 4.10-4 mol/(L.s).
Câu 19. Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của
chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng
tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10−4 mol/(L.s). B. 1,0.10−4 mol/(L.s).
C. 7,5.10−4 mol/(L.s). D. 5,0.10−4 mol/(L.s).
Câu 20. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br 2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung
bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(L.s). Giá trị của a là
A. 0,012. B. 0,016. C. 0,014. D. 0,018.

Câu 21. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H 2 + Cl2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của
phản ứng là:

A. . B. .

C. . D. .

Câu 22. Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc
độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(L.s). B. 2,5.10-5 mol/(L.s).

241
C. 2,5.10-4 mol/(L.s). D. 2,0.10-4 mol/(L.s).
Câu 23. Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC:

N2O5 → N2O4 + O2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N 2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo N2O5 là
A. 2,72.10−3 mol/(L.s). B. 1,36.10−3 mol/(L.s).
C. 6,80.10−3 mol/(L.s). D. 6,80.10−4 mol/(L.s).
Câu 24. Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở

đktc) theo phương trình: 2H2O2 2H2O + O2


Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 5,0.10−4 mol/(L.s). B. 5,0.10−5 mol/(L.s).
C. 1,0.10−3 mol/(L.s). D. 2,5.10−4 mol/(L.s).

Câu 25. Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl CaCl2 + CO2 ↑ + H2O. Theo dõi thể tích CO 2
thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ
phòng).

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0.
B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 ml/s.
D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau.
Câu 26. Cho phương trình hóa học:
2KMnO4(aq) + 10FeSO4(aq) + 8H2SO4(aq) 5Fe2(SO4)3 (aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4 (aq) + 8H2O(l)
Nếu lấy cùng số mol các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là:
A. KMnO4. B. FeSO4.
C. H2SO4. D. Cả 3 chất hết cùng lúc.
Câu 27. Đối với phản ứng: A + 3B 2C, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
242
Câu 28. Phương trình tổng hợp ammonia (NH 3), N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành
NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s.
o
Câu 29. Khi tăng nhiệt độ thêm 10 C thì tốc độ của một phản ứng tăng 2 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t
Hoff của phản ứng đó là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 10.

Câu 30. Ở 50 oC, tốc độ của một phản ứng là ; ở 60 oC, tốc độ của phản ứng đó là . Biết ,
hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
o
Câu 31. Khi nhiệt độ tăng lên 10 , tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản
ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 30oC đến 50oC?
A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 27 lần.
o
Câu 32. Khi nhiệt độ tăng lên 10 , tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản
ứng đó thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ lên từ 80oC xuống 40oC?
A. Tăng 81 lần. B. Tăng 27 lần. C. Giảm 81 lần. D. Giảm 27 lần.
o
Câu 33. Khi tăng nhiệt độ của một phản ứng hóa học lên 50 thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần. Giá
trị hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên là bao nhiêu?
A. 2,0. B. 2,5. C. 3,0. D. 4,0.
o
Câu 34. Khi nhiệt độ tăng lên 10 tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Điều khẳng định
nào dưới đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng trên tăng 36 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC.
B. Tốc độ phản ứng trên tăng 54 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC.
C. Tốc độ phản ứng trên tăng 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC.
D. Tốc độ phản ứng trên tăng 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC.
Câu 35. Phương trình hóa học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g) CCl4(g) + HCl(g).
Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. Tăng gấp đôi. B. Giảm một nửa.
C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần.

TỰ LUẬN

Câu 1. Thực hiện phản ứng: 2ICl + H2 I2 + 2HCl. Nồng độ đầu của ICl và H 2 được lấy đúng
theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng
theo thời gian, thu được đồ thị sau:

243
Cho biết các đường (a), (b), (c), (d) tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất nào trong phương trình
phản ứng trên. Giải thích.

Câu 2. Xét phản ứng: H2 + Cl2 2HCl. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng
theo thời gian, thu được đồ thị sau:

(a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?
(b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này.
Câu 3. Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H 2SO4 1 M, nhưng ở hai
nhiệt độ khác nhau theo PTHH: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị sau:

(a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ (1) ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh (2).
(b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?
Câu 4. Xúc tác có hiệu quả cao là xúc tác làm tăng nhanh tốc độ phản ứng. Hai chất MnO 2 và Fe2O3
đều có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy H 2O2. Đo nồng độ H2O2 theo thời gian, thu được đồ thị
sau:
244
Cho biết xúc nào có hiệu quả hơn. Giải thích.
Câu 5. Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO 3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác
nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau:

Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn?


Câu 6. Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có
nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl
cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khí hydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí
theo thời gian, thu được hai đồ thị sau:

Cho biết đồ thị nào mô tả tốc độ thoát khí từ miếng sắt A, miếng sắt B. Giải thích.
Câu 7. Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên
các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng ban đầu biến đổi
như thế nào? (tăng lên, giảm xuống hay không đổi). Vì sao?
(a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
(b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
245
(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 oC).
(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
Câu 8. Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) CH3COOC2H5 (l) + H2O (l) CH3COOH (l) + C2H5OH (l)

(b) Zn (s) + H2SO4 (aq) ZnSO4 (aq) + H2(g)

(c) H2C2O4 (aq) + 2KMnO4 (aq) + 8H2SO4 (aq) 10CO2(g) + 2MnSO4 (aq) + 8H2O (l)
Tốc độ các phản ứng trên sẽ thay đổi thế nào nếu ta thêm nước vào bình phản ứng?

Câu 9. Cho phản ứng của các chất ở thể khí: 2NO + 2H2 N2 + 2H2O
Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình theo sự biến đổi nồng độ chất đầu và chất sản phẩm của phản
ứng trên.

Câu 10. Xét phản ứng 3O2 2O3. Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ
của oxygen còn lại là 0,02M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.
Câu 11. Cho phản ứng: 2N2O5 (g) 4NO2 (g) + O2 (g)
Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO 2 tăng từ 0,30M lên 0,40M. Tính tốc độ trung
bình của phản ứng.
Câu 12. Thả một mảnh magnesium có khối lượng 0,1g vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy mảnh
magnesium tan hết. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng hòa tan magnesium.
Câu 13. Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột)
với dung dịch H2SO4 loãng là 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) với dung dịch H-
2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc.

Câu 14. Cho phản ứng tert-butyl chloride (tert-C4H9Cl) với nước:
C4H9Cl (l) + H2O (l) C4H9OH (aq) + HCl (aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert-butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22M, sau 4s,
nồng độ còn lại 0,10 M.
Câu 15. Khi tăng nhiệt độ thêm 10 oC thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 3 lần. Để tốc độ của phản
ứng đó (đang thực hiện ở 30 oC) tăng lên 81 lần thì cần nâng nhiệt độ đến bao nhiêu độ?
Câu 16. Ở 200C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30 0C, tốc độ phản ứng này là 0,15
mol/(L.min).
(a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
(b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 400C (giả thiết hệ số nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ này không
đổi).
Câu 17. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản
ứng từ 30oC lên 60oC?
Câu 18. Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân
bón, lọc dầu, xử lí nước thải, … Một giai đoạn để sản xuất H 2SO4 là phản ứng: 2SO2(g) + O2(g)
2SO3(g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng:

246
Thời gian (s) SO2 (M) O2 (M) SO3 (M)
300 0,0270 0,0500 0,0072
720 0,0194 0,0462 0,0148
Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên.

Câu 19. Cho phản ứng hóa học sau: H2O2 H2O + O2
Biết rằng tốc độ của phản ứng này tuân theo biểu thức của định luật tác dụng khối lượng.
(a) Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng.
(b) Tốc độ phản ứng tức thời tăng dần hay giảm dần theo thời gian?
Câu 20. Cho phản ứng đơn giản sau: H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g)
(a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên.
(b) Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?
Câu 21. NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân hủy nước cường toan (hỗn hợp HNO 3 và HCl có tỉ lệ
1:3) NOCl có tính oxi hóa mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:

2NOCl 2NO + Cl2. Tốc độ phản ứng ở 700C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 800C là 4,5.10-7
mol/(L.s).
(a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
(b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 600C.

Câu 22. Xét phản ứng phân hủy hydrogen peroxide: 2H 2O2 2H2O + O2. Thể tích khí oxygen
tạo thành được đo sau mỗi 20 giây. Giá trị tốc độ trung bình của phản ứng được tính sau mỗi khoảng
thời gian 20 giây được cho trong bảng sau:
Thời gian(s) 0 20 40 60 80 100
Thể tích khí oxygen (cm3) 0 48 70 82 88 88
3 -1
Tốc độ trung bình của phản ứng (cm s ) 2,4 1,1 x 0,3 0,0 0,0
(a) Giải thích cách tính tốc độ phản ứng trung bình trong 20 giây đầu tiên.
(b) Xác định giá trị của x trong bảng.
(c) Giải thích tại sao tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
Câu 23. Ở 225 oC, khí NO2 và O2 có phản ứng sau:
2NO + O2 →2NO2

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: .


Cho biết tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu (các yếu tố khác không đổi):
(i) Tăng nồng độ NO lên 2 lần.
(ii) Giảm nồng độ O2 đi 3 lần.
(iii) Tăng nồng độ NO2 lên 2 lần.
Câu 24. Trong một phản ứng ở 45 oC có tốc độ là 0,068 mol/(L·min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ
bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L·min). Giả sử , trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số
nhiệt Van’Hoff của phản ứng bằng 2.

247
Câu 25. Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100 oC. Trên đỉnh núi Fansipan
(cao 3200m so với mực nước biển ), nước sôi ở 90 oC. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở
vùng đồng bằng mất 3,2 phút (min), trong khi trên đỉnh núi Pansipan mất 3,8 phút (min).
(a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
(b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80 oC thì mất bao lâu để luộc chín
miếng thịt?
Câu 26. Phosgen (COCl2) là một chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phản ứng tổng hợp phosgen như sau: CO + Cl2 COCl2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng:


Tốc độ phản ứng thay đổi như nào nếu:
(a) Tăng nồng độ CO lên 2 lần.
(b) Giảm nồng độ Cl2 xuống 4 lần.
Câu 27. Từ dữ liệu trong hình dưới đây:

(a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng mà A biến mất trong khoảng thời gian từ 20 s đến 40 s.
(b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng mà B xuất hiện trong khoảng thời gian từ 0s đến 40s.

Câu 28. Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4(aq) ZnSO4(aq) + H2(g)
(a) Ở nhiệt độ phòng, đo được sau 1 phút có 7,5 ml khí hydrogen thoát ra. Tính tốc độ trung bình của
phản ứng theo hydrogen.
(b) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng là 3ml/min. Hãy tính xem sau bao lâu thì thu được 7,5 mL khí
hydrogen.
Câu 29. Giải thích tại sao tốc độ tiêu hao của NO (mol/(L.s)) và tốc độ tạo thành của N 2 (mol/(L.s))
không giống nhau trong phản ứng: 2CO (g) + 2NO (g) 2CO2 (g) + N2 (g)

Câu 30. Thực hiện phản ứng sau: H2SO4 + Na2S2O3 Na2SO4 + SO2 + S + H2O. Theo dõi thể
tích SO2 thoát ra theo thời gian, ta có bảng sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ
phòng).
Thời gian (s) 0 10 20 30 40 50 60 70
Thể tích SO2 (mL) 0,0 12,5 20,0 26,5 31,0 32,5 33 33
(a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí SO2 vào thời gian phản ứng.
(b) Thời điểm đầu, tốc độ phản ứng nhanh hay chậm?
(c) Thời điểm kết thúc phản ứng, đồ thị có hình dạng như thế nào?
248
(d) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng: từ 0 ÷ 10 giây; từ 10 ÷ 20 giây; từ 20÷ 40 giây.
Câu 31. Một số phản ứng diễn ra với số mol chất phản ứng cụ thể theo thời gian được thể hiện trong
bảng dưới đây:
Lượng chất phản ứng Thời gian Tốc độ phản ứng
Phản ứng
(mol) (s) (mol/s)
(1) 2 30 ?
(2) 5 120 ?
(3) 1 90 ?
(4) 3,2 90 ?
(5) 5,9 30 ?
(a) Tính tốc độ trung bình của mỗi phản ứng.
(b) Phản ứng nào diễn ra với tốc độ nhanh nhất? Phản ứng nào diễn ra với tốc độ chậm nhất?
Câu 32. Hai phương trinh hóa học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg(s) + Cl2(g) MgCl2(s) (1)
2Na(s) + Cl2(g) 2NaCl(s) (2)
Sau 1 phút, khối lượng MgCl2 được tạo ra 2 gam.
(a) Tính tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1).
(b) Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2) tương đương (1), thì khối lượng sản phẩm NaCl
thu được là bao nhiêu?
Câu 33. Xét phản ứng phân hủy khí N2O5 xảy ra như sau: 2N2O5 (g) 4NO2 (g) + O2 (g)
(a) Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng theo sự biến thiên nồng độ của chất tham gia và sản phẩm theo
thời gian.
(b) Sau khoảng thời gian t (s), tốc độ tạo thanh O2 là 9,0 x 10-6 (M/s), tính tốc độ của các chất còn lại
trong phản ứng.
Câu 34. Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng: SO2Cl2 (g) SO2 (g) + Cl2 (g) được trinh bày ở bảng sau:
Nồng độ (M)
SO2Cl2 SO2 Cl2
Thời gian (phút)
0 1,00 0 0
100 ? 0,13 0,13
200 0,78 ? ?
(a) Tính tốc độ trung binh của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
(b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu?
(c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu?

Câu 35. Cho phản ứng của các chất ở thể khí: I2 + H2 2HI. Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận
với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình
hóa học
(a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này.
(b) Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10 -4 L/(moL.s). Nồng độ đầu của I2
và H2 lần lượt là 0,02M và 0,03M. Hãy tính tốc độ phản ứng:
249
- Tại thời điểm đầu.
- Tại thời điểm đã hết một nửa lượng I2.
Câu 36. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO (g) + O2 (g) 2NO2 (g)
(a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng.
(b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi:
- Nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- Nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- Nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?
Câu 37. Cho phương trinh hóa học của phản ứng: CO(g) + H2O(g) CO2(g) + H2(g)
Viết biểu thức tốc độ của phản ứng trên. Khi nồng độ CO tăng 2 lần, lượng hơi nước không thay đổi,
tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Câu 38. Xét phản ứng hóa học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B C.
Từ thông tin đã cho, hoàn thành bảng dưới đây:
Thí nghiệm Nồng độ chất A (M) Nồng độ chất B (M) Tốc độ phản ứng (M/s)
(1) 0,20 0,050 0,24
(2) ? 0,030 0,20
(3) 0,40 ? 0,80

Câu 39. Xét phản ứng sau: 2ClO2 + 2NaOH NaClO3 + NaClO2 + H2O

Tốc độ phản ứng được viết như sau: . Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất
đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau:
Nồng độ ClO2 Nồng độ NaOH Tốc độ phản ứng
STT
(M) (M) (mol/(L.s))
1 0,01 0,01 2.10-4
2 0,02 0,01 8.10-4
3 0,01 0,02 4.10-4
Hãy tính x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng.
Câu 40. Tốc độ của các phản ứng sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
(a) Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25 oC lên 75 oC, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng là 2.
(b) Tăng nhiệt độ phản ứng đó từ 30 oC lên 60 oC, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng là 3.
(c) Giảm nhiệt độ từ 70 oC xuống còn 30 oC, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng là 3.
Câu 41. Khi nhiệt độ phòng là 250C, cho 10g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100g dung dịch HCl
loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau
1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 350C. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau:
Khối lượng cốc (g)
STT Nhiệt độ (0C)
Thời điểm đầu Sau 1 phút
1 25 235,40 235,13
2 35 235,78 235,21
(a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
250
(b) Giả sử ban đầu cốc chứa dung dịch HCl và đá vôi có khối lượng 235,40g. Thực hiện thí nghiệm ở
450C. Hỏi sau 1 phút, khối lượng cốc là bao nhiêu? (Bỏ qua khối lượng nước bay hơi).
Câu 42. Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH 3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng

xảy ra trong pha khí như sau: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O. Trong một thí nghiệm, cho vào
bình phản ứng (bình kín) 560ml khí NH 3 và 672ml khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau
khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432g nước tạo thành.
(a) Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia và chất tạo thành trong
phản ứng.
(b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.
(c) Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ.
Câu 43. Aspirin (acetylsalicylic acid, C9H8O4) là thuốc hạ sốt, giảm đau, có tính kháng viêm, được sử
dụng khá phổ biến trên thế giới, khoảng 25000 tấn mỗi năm. Khi uống aspirin, phản ứng thủy phân xảy
ra như sau:

Salicylic acid là thành phần chính có tác dụng hạ sốt, giảm đau và viêm nhiễm, nên có nhiều nghiên
cứu tập trung vào phản ứng thủy phân này và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Dữ liệu về
quá trình thủy phân của một mẫu aspirin trong nước (môi trường trung tính) ở 37 oC(*) thể hiện trong
bảng:
Thời gian (h) Nồng độ aspirin (M) Nông độ salicylic acid (M)
0 5,55 x 10-3 0
-3
2 5,51 x 10 0,040 x 10-3
5 5,45 x 10-3 0,10 x 10-3
10 5,35 x 10-3 0,20 x 10-3
20 5,15 x 10-3 0,40 x 10-3
30 4,96 x 10-3 0,59 x 10-3
40 4,78 x 10-3 0,77 x 10-3
50 4,61 x 10-3 0,94 x 10-3
100 3,83 x 10-3 1,72 x 10-3
200 2,64 x 10-3 2,91 x 10-3
300 1,82 x 10-3 3,73 x 10-3

251
(*) Ở điều kiện này, phản ứng xảy ra rất chậm, trong môi trường axid, như điều kiện trong dạ dày, phản
ứng xảy ra nhanh hơn.
(a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng thủy phân aspirin sau thời gian 2, 5, 10, ...., 300 giờ
(b) Nhận xét sự thay đổi tốc độ của phản ứng theo thời gian. Giải thích.
(c) Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên nồng độ chất tham gia và sản phẩm theo thời gian của phản ứng
trên.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1B 2C 3D 4C 5A 6A 7A 8C 9D 10C
11A 12C 13C 14C 15B 16B 17D 18B 19B 20A
21D 22A 23B 24A 25D 26B 27A 28D 29A 30B
31C 32C 33D 34C 35D

TỰ LUẬN
Câu 1.
Đường (a) nồng độ HCl thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần lượng tăng gấp đôi I2.
Đường (b) nồng độ I2 thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần.
Đường (c) nồng độ ICl thay đổi theo thời gian: nồng độ giảm dần, lượng giảm gấp đôi H2.
Câu 2.
(a) Từ đồ thị ta thấy: theo thời gian, nồng độ chất tăng lên. Vậy đồ thị mô tả sự thay đổi theo thời gian
của chất sản phẩm, tức là HCl.
(b) Đơn vị của tốc độ phản ứng: mol/(L.min)
Câu 3.
(a) Vì phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao hơn nên tốc độ tạo thành khí H2 lớn hơn.
(b) Do cùng lượng chất phản ứng nên lượng H2 được sinh ra là như nhau.
Câu 4.
Xúc tác MnO2 có hiệu quả cao hơn vì đồ thị nồng độ H2O2 theo thời gian khi có mặt MnO2 dốc hơn khi
có mặt Fe2O3.
Câu 5.
Phản ứng (1) có tốc độ cao hơn do đó phản ứng (1) đã sử dụng nồng độ HCl cao hơn.

252
Câu 6.
Miếng iron có nhiều lỗ có diện tích bề mặt lớn hơn nên lúc đầu tốc độ phản ứng với HCl cao hơn. Đồ
thị (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron B, đồ thị (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron A.
Câu 7.
(a) Tốc độ phản ứng tăng vì diện tích tiếp xúc tăng.
(b) Tốc độ phản ứng giảm vì nồng độ giảm.
(c) Tốc độ phản ứng tăng vì nhiệt độ tăng.
(d) Tốc độ phản ứng không đổi vì thể tích không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 8.
Tốc độ các phản ứng thay đổi khi thêm nước vào bình phản ứng:
(a) Tăng do nồng độ nước tăng
(b) Giảm do nước làm loãng nồng độ H2SO4.
(c) Giảm do nước làm loãng nồng độ các chất tham gia phản ứng.
Câu 9.

Câu 10.

Tốc độ phản ứng trung bình:


Câu 11.

Tốc độ trung bình của phản ứng là:


Câu 12.

Tốc độ trung bình của phản ứng hòa tan magnesium là:
Câu 13.
Lượng zinc đã tan là: 0,4 – 0,05 = 0,35 mol

Thời gian để hòa tan 0,35 mol zinc là:


Câu 14.

Câu 15.

Ta có :
Câu 16.

(a) Hệ số nhiệt độ của phản ứng:


253
(b) mol/(L.min)
Câu 17.

Khi nhiệt độ phản ứng tăng từ 30 oC lên 60oC, ta có . Vậy tốc độ phản ứng
tăng 8 lần khi tăngnhiệt độ từ 30oC lên 60oC
Câu 18.

Câu 19.

(a) Biểu thức tốc độ phản ứng:


(b) Theo thời gian, nồng độ H2O2 giảm dần nên tốc độ phản ứng giảm dần.
Câu 20.

(a) Biểu thức tốc độ tức thời phản ứng:


(b) Khi nồng độ H2 giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ Cl2, biểu thức tốc độ phản ứng được viết như sau:

Vậy, tốc độ phản ứng giảm 2 lần.


Câu 21.

a) Hệ số nhiệt độ:

b) Tốc độ phản ứng ở 600C:


Câu 22.

(a) Tốc độ phản ứng trung bình tính theo oxygen trong 20 s đầu tiên:

(b)
(c) Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian là do nồng độ hydrogen peroxide giảm.
Câu 23.
(i) Tốc độ phản ứng tăng: 22 = 4 lần
(ii) Tốc độ phản ứng giảm đi 3 lần.
(iii) Không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên.
Câu 24.

254
Ta có: ⇒ Phải giảm xuống nhiệt độ 25oC
Câu 25.
(a) Tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian ⇒ Khi giảm từ 100oC xuống 90oC (10o) thì thời gian tăng

từ 3,2 phút đến 3,8 phút ⇒ hệ số nhiệt độ:


(b) Nếu luộc miếng thịt ở 80oC thì thời gian cần là 3,8.1,1875 = 4,5 (min)
Câu 26.
a) Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
b) Tốc độ phản ứng giảm 8 lần.
Câu 27.

(a) Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo A:

(a) Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo B:


Câu 28.

(a)

(b)
Câu 29.

Tốc độ trung bình của phản ứng trong một đơn vị thời gian là:

(Dấu – biểu diễn cho chất tham gia bị giảm sau phản ứng).
Câu 30.
(a) Đồ thị:

(b) Thời điểm đầu: tốc độ phản ứng rất nhanh.


(c) Thời điểm kết thúc phản ứng: đồ thị nằm ngang.

255
(d) Tốc độ trung bình trong các khoảng thời gian:

÷
Từ 0 10 giây:

÷
Từ 10 20 giây:

÷
Từ 20 40 giây:
Câu 31.
(a)
Lượng chất phản ứng Thời gian Tốc độ phản ứng
Phản ứng
(mol) (s) (mol/s)
(1) 2 30 0,067
(2) 5 120 0,042
(3) 1 90 0,011
(4) 3,2 90 0,036
(5) 5,9 30 0,197
(b) Phản ứng 5 xảy ra nhanh nhất và phản ứng 3 chậm nhất.
Câu 32.

(a)

(b)
Câu 33.

a) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng:


b) Theo hệ số cân bằng của phương trình, ta có:
+ tốc độ tạo thành NO2 = 4 lần tốc độ tạo thành O2 = 9,0 × 10-6 × 4 = 3,6 × 10-5 (M/s)
+ tốc độ tạo thành N2O5 = 2 lần tốc độ tạo thành O2 = 9,0 × 10-6 × 2 = 1,8 × 10-5 (M/s)
Câu 34.
(a) Theo tỉ lệ phản ứng trong PTHH nhận thấy: [SO2Cl2] = [SO2] = [Cl2] = 0,13 M.

Tốc độ trung bình của phản ứng là: (M/phút)


(b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là: 1,00 – 0,13 = 0,87 M.
(c) Sau 200 phút, nồng độ SO2 và Cl2 thu được là 1 – 0,78 = 0,22 M.
Câu 35.

(a) Phương trình tốc độ của phản ứng đơn giản: I2 + H2 2HI

256
(b) Tại thời điểm đầu, tốc độ phản ứng là: = 2,5.10-4. 0,02. 0,03 = 1,5.10-7 (mol/(L.s))
Tại thời điểm lượng X đã hết một nửa: ⇒ [I2] = 0,01M; [H2] = 0,02M
Tốc độ phản ứng: = 2,5.10-4. 0,01 . 0,02 = 5.10-8 (mol/(L.s))
Câu 36.

(a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng:


(b) Tốc độ phản ứng thay đổi khi:

nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi:


Tốc độ phản ứng tăng 3 lần.

- nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi:


Tốc độ phản ứng tăng 9 lần.

- nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần:


Tốc độ phản ứng tăng 27 lần.
Câu 37.

Biểu thức tốc độ phản ứng là:

Khi nồng độ CO tăng 2 lần, ta có:


=> tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Câu 38.
Biểu thức tốc độ phản ứng: = k.CA.CB

Từ thí nghiệm (1): = 0,24 = k.0,2.0,05 ⇒ k = 24

Thí nghiệm (2): = 24.CA.0,03 = 0,2 ⇒ CA = 0,27777 0,28 M

Thí nghiệm (3): = 24.0,4.CB = 0,8 ⇒ CB = 0,08333 0,83 M


Câu 39.
Thay giá trị của v và nồng độ ClO2, NaOH lần lượt vào biểu thức tốc độ phản ứng.
x = 2, y = 1
Câu 40.

(a) Tốc độ phản ứng tăng: lần.

(b) Tốc độ phản ứng tăng: lần.

(c) Tốc độ phản ứng giảm: lần


Câu 41.
a) Tốc độ phản ứng ở 250C là 0,27 g/min
Tốc độ phản ứng ở 350C là 0,57 g/min

257
Hệ số nhiệt độ của phản ứng:

b) Tốc độ phản ứng ở 450C là:


Khối lượng cốc sau 1 phút là: 235,40 – 1,20 = 234,20 (g)
Câu 42.

(a) Biểu thức tính tốc độ phản ứng trung bình:


(b) Trong bình kín, tỉ lệ về nồng độ chính là tỉ lệ về số mol. Do đó, tốc độ phản ứng có thể được tính

thông qua công thức:

Ta có:

Tốc độ trung bình của phản ứng:


(c) Ta có: số mol NH3 ban đầu là 0,025; số mol O2 ban đầu là 0,03 mol.

Sau 2,5 giờ, số mol NH3 còn lại là 9.10-3 mol; số mol O2 còn lại là 0,01 mol.
Câu 43.
(a)
Thời gian (h) Nồng độ aspirin(M) Nồng độ Salicylic acid (M) Tốc độ phản ứng (M/h)
0 5,55x10-3 0 0
2 5,51x10-3 0,040x10-3 2,000x10-5
5 5,45x10-3 0,10x10-3 2,000x10-5
10 5,35x10-3 0,20x10-3 2,000x10-5
20 5,15x10-3 0,40x10-3 2,000x10-5
30 4,96x10-3 0,59x10-3 1,967x10-5
40 4,78x10-3 0,77x10-3 1,925x10-5
50 4,61x10-3 0,94x10-3 1,880x10-5
100 3,83x10-3 1,72x10-3 1,720x10-5
200 2,64x10-3 2,91x10-3 1,455x10-5
300 1,82x10-3 3,37x10-3 1,243x10-5
(b) Trong khoảng thời gian 20 giờ đầu tiên của phản ứng thủy phân, nồng độ aspirin đủ lớnđể tạo ra số
va chạm hiệu quả tương đương nhau, tố độ trung bình phản ứng đạt 2,000x10 -5(M/h), sau đó tốc độ
phản ứng thủy phân aspirin chậm dần. Khi nồng độ aspirin giảm, làm giảm tần số va chạm hiệu quả
giữa các phân tử, tố độ phản ứng giảm.
258
(c)

BÀI 16. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng cũng đồng thời làm tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng
tăng.

Hình minh hoạ chất phản ứng có nồng độ lớn (a) và nồng độ bé (b)
II. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng
- Khi tăng nhiệt độ cũng đồng thời làm tăng tốc độ chuyển động của các phân tử chất dẫn đến làm tăng
số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
259
Hình minh hoạ chuyển động của chất phản ứng khi chưa đun nóng (a) và được đun nóng (b)
- Kết quả từ thực nghiệm cho biết, khi nhiệt độ tăng lên 10 oC, tốc độ của phần lớn các phản ứng tăng từ
2 đến 4 lần. Số lần tăng lên này được gọi là hệ số nhiệt độ Van't Hoff.
- Hệ số nhiệt độ Van't Hoff:
+ Kí hiệu: γ
+ Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hoá học được biểu diễn bằng công thức:

III. Ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng


- Đối với phản ứng hoá học có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.

Các phân tử khí ở nhiệt độ thấp (bên trái) và nhiệt độ cao (bên phải).
IV. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc tới tốc độ phản ứng
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

260
V. Ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng
- Với một số phản ứng hoá học, để tăng tốc độ phản ứng, người ta sử dụng chất xúc tác được ghi trên
mũi tên trong phương trình hoá học.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi
kết thúc phản ứng.

VI. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất
Việc kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng
như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 2. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác.
Câu 3. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã
được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.
Câu 4. Tốc độ của một phản ứng hóa học
A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.

261
B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng.
C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn.
D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt.
Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 7. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác
D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 8. Cho phản ứng: 2KClO3 (s) 2KCl(s) + 3O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ
của phản ứng trên là:
A. Kích thước các tinh thể KClO3. B. Áp suất.
C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ.
Câu 9. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 10. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 11. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g)
Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm
tăng tốc độ phản ứng là
A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3.
Câu 12. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn
nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
262
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 13. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 14. Cách nào sau đây làm củ khoai tây chín nhanh nhất?
A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thủy trong nồi cơm.
0
C. Nướng ở 180 C. D. Hấp trên nồi hơi.
Câu 15. Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản
ứng ?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ Z và T.
C. Chất xúc tác. D. Nồng độ X và Y.
Câu 16. Người ta thường sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi. Biện pháp kĩ
thuật nào sau đây không sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.
B. Tăng nhiệt độ của phản ứng lên khoảng 900oC.
C. Tăng nồng độ khí cacbonic.
D. Thổi khí nén vào lò nung vôi.
Câu 17. Cho các yếu tố sau: (1) nồng độ; (2) áp suất; (3) nhiệt độ; (4) diện tích tiếp xúc; (5) chất xúc
tác. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ có các yếu tố (1), (2), (3), (4) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
B. Chỉ có các yếu tố (1), (3), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
C. Chỉ có các yếu tố (2), (3), (4), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
D. Các các yếu tố (1), (2), (3), (4), (5) đều có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 18. Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.
(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.
(2) Cho thêm muối vào. (4) Nấu cùng nước lạnh.
Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 19. Trong phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối
potassium chlorate (KClO3):
(a) Dùng chất xúc tác manganese dioxide (MnO2).
(b) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.
(c) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
Những biện pháp nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng là
A. a, c. B. a, b. C. b, c. D. a, b, c.
Câu 20. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
263
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

TỰ LUẬN
Câu 1. Áp suất ảnh hương đến tốc độ phản ứng nào sau đây?

N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) (1)

CO2(g) + Ca(OH)2(aq) CaCO3(s) + H2O(l) (2)

SiO2(s) + CaO(s) CaSiO3(s) (3)

BaCl2(aq) + H2SO4(aq) BaSO4(s) + 2HCl(aq) (4)


Câu 2. Thực hiện hai phản ứng phân hủy H 2O2: một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng không
xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như hình dưới đây:

Đường phản ứng nào trên đồ thị tương ứng với phản ứng có xúc tác, với phản ứng không có xúc tác?
Câu 3. Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.
(a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các chất sau đây vào dung dịch:
(i) HCl; (ii) NaCl; (iii) H2O; (iv) K2CO3.
(b) Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Câu 4. Điền các từ và cụm từ sau vào chỗ trống thích hợp:
nhiệt độ đơn vị thời gian tăng chất khí
thời gian tỉ lệ thuận nồng độ chất và lượng
(a) Tốc độ phản ứng (kí hiệu ) của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên …..(1)
….. của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một ……(2)……..

- Tốc độ trung bình của phản ứng ( ) là tốc độ được tính trong khoảng ……(3)….. phản ứng.
(b) Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ của một phản ứng …..(4)….. với tích nồng độ các chất tham
gia phản ứng với số mũ thích hợp.

- Trong biểu thức: thì hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào …….(5)….. và bản
chất của chất phản ứng.
(c) Khi tăng nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng ….(6)…..
- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng có …….(7)…… tham gia.

264
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng được bảo toàn về ….(8)….. khi kết thúc phản ứng.
Câu 5. Khí oxygen và hydrogen có thể cùng tồn tại trong một bình kín ở điều kiện bình thường mà
không nguy hiểm. Nhưng khi có tia lửa điện hoặc một ít bột kim loại được thêm vào bình thì lập tức có
phản ứng mãnh liệt xảy ra và có thể gây nổ.
(a) Tia lửa điện có phải là chất xúc tác không? Giải thích.
(b) Bột kim loại có phải là chất xúc tác không? Giải thích.
Câu 6. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
(a) Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng.
Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật.
(b) Khi thắng đường để làm caramen hoặc nước hàng, ta thường dùng đường kính chứ không dùng
đường phèn.
(c) Khi dùng MnO2 làm xúc tác trong phản ứng phân hủy H 2O2, tại sao ta cần dùng MnO2 ở dạng bột
chứ không dùng ở dạng viên.
(d) Trong công nghiệp, vôi sống được sản xuất bằng cách nung đá vôi. Phản ứng hóa học xảy ra như

sau: CaCO3 CaO + CO 2. Khi nung, đá vôi cần phải được đập nhỏ nhưng không nên nghiền
mịn đá vôi thành bột.
Câu 7. Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection-EFI) được sử dụng trong động cơ ô
tô, xe máy giúp tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm và giảm ô nhiễm môi trường. Hệ thống sử dụng
bộ điều khiển điện tử để can thiệp vào bước phun nhiên liệu vào buồng đốt, nhiên liệu được phun giọt
cực nhỏ (1); hệ thống điều chỉnh chính xác tỉ lệ nhiên liệu – không khí trước khi phun vào buông đốt,
một cách đồng đều, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn (2). Khi phương tiện thay đổi vận tốc (tăng
hoặc giảm), hệ thống sẽ nhanh chóng thay đổi lượng nhiên liệu – không khí phù hợp để phun vào
buồng đốt (3) nên tiết kiệm được nhiên liệu và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các ý (1),
(2), (3) vận dụng yếu tố chính nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
Câu 8. Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid: 4NH 3

(g) + 5O2 (g) 4NO (g) + 6H2O (g). Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.
Câu 9. Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường
hợp
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Duy trì thổi không khí vào bếp than để than cháy đều
Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình luyện kim loại
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ axit và enzyme
Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc
cực và Nam cực hàng ngàn năm
Vụ nổ bụi xảy ra ở một xưởng cưa

Câu 10. Hoàn thành bảng sau, cho biết mỗi thay đổi sẽ làm tăng hay giảm tốc độ của phản ứng
Yếu tố ảnh hưởng Tốc độ phản ứng
265
Đun nóng chất tham gia ?
Thêm chất xúc tác phù hợp ?
Pha loãng dung dịch ?
Ngưng dùng enzyme (chất xúc tác) ?
Giảm nhiệt độ ?
Tăng nhiệt độ ?
Giảm diện tích bề mặt ?
Tăng nồng độ chất phản ứng ?
Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ ?

Câu 11. Có 3 phương pháp chính được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng hóa học: tăng nồng độ, tăng
nhiệt độ và thêm chất xúc tác. Theo lí thuyết va chạm, hãy giải thích 3 phương pháp đó.
Câu 12. Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) Fe3O4 (s) + 4CO (g) 3Fe (s) + 4CO2 (g)

(b) 2NO2 (g) N2O4(g)

(c) H2(g) + Cl2 (g) 2HCl(g)

(d) CaO(s) + SiO2 (s) CaSiO3 (s)

(e) CaO (s) + CO2 (g) CaCO3 (s)

(g) 2KI (aq) + H2O (aq) I2 (s) + 2KOH (aq)


Tốc độ những phản ứng ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?
Câu 13. Yếu tố nào đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong hình?

Câu 14. Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình sau:
(a) Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
(b) Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy nhanh hơn.
(c) Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh.
(d) Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dụng nồi áp suất.
(e) Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp.
Câu 15. Tốc độ phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
(a) Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự cháy diễn ra mạnh hơn.
(b) Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt xúc tác V2O5.

266
(c) Aluminium dạng bột phản ưng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng
lá.
(d) Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn.
(e) Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín.
(g) Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,....
Câu 16. Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình sau:
(a) Đưa sulfur đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxygen, sự cháy diễn ra nhanh hơn.
(b) Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
(c) Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
(d) Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
(e) Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.
(g) Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh.
(h) Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dụng nồi áp suất.
(i) Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp.
Câu 17. Bộ chuyển đổi xúc tác là thiết bị được sử dụng để giảm lượng khí thải từ động cơ đốt trong
của ô tô và các loại phương tiện giao thông hiện đại.

Thiết bị có sử dụng các kim loại platinum, rhodium palladium để thúc đẩy quá trình nhường, nhận
eclectron của chất trong khí thải, nó hoạt động theo cơ chế phản ứng oxi hóa - khử, chuyển đổi khoảng
98% khí thải độc hại thành khí ít độc hại hoặc không độc hại cho môi trường. Khí thải chứa các
hydrocarbon bị oxihóa thành carbon dioxide và nước, carbon monoxide thành carbon dioxide, các
oxide của nitrogen bị khử thành nitrogen và oxygen giải phóng ra môi trường.
Thiết bị trên vận dụng yếu tố nào để tác động đến phản ứng?

267
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
TRẮC NGHIỆM
1A 2B 3B 4B 5D 6A 7B 8B 9B 10A
11A 12B 13C 14C 15B 16C 17D 18A 19B 20C

TỰ LUẬN
Câu 1.
Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (1) và (2) vì đây là các phản ứng có sự tham gia của chất khí.
Câu 2.
Đường cong (b) nằm cao hơn (a), nghĩa là trong cùng một khoảng thời gian, thể tích khí oxygen thoát
ra trong trường hợp (b) nhiều hơn (a). Như vậy, tốc độ thoát khí oxygen trong trường hợp (b) nhanh
hơn, tương ứng với phản ứng có xúc tác. Còn trường hợp (a) là phản ứng không có xúc tác.
Câu 3.
(a) Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ
(i) giảm do HCl phản ứng với Na2CO3 làm nồng độ Na2CO3 giảm

268
(ii) không thay đổi.
(iii) giảm do làm giảm nồng độ Na2CO3.
(iv) tăng do K2CO3 cũng phản ứng với CO2.
(b) Nếu tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.
Câu 4.
(1) Nồng độ; (2) đơn vị thời gian; (3) thời gian; (4) tỉ lệ thuận;
(5) nhiệt độ; (6) tăng; (7) chất khí; (8) chất và lượng.
Câu 5.
(a) Tia lửa điện chỉ cung cấp năng lượng, không phải là chất xúc tác. Phân tử H 2 và O2 hấp thu năng
lượng đó để có năng lượng cao hơn giá trị năng lượng hoạt hóa, xảy ra phản ứng.
Chú ý: Nhiệt tạo thành ra từ phản ứng H2 + O2 2H2O lại cung cấp năng lượng để phản ứng tiếp
tục xảy ra.
(b) Bột kim loại là chất xúc tác, làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, giúp phản ứng xảy ra.
Câu 6.
(a) Nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng phân hủy xảy ra rất chậm.
(b) Đường kính có kích thước hạt nhỏ nên diện tích bề mặt lớn, phản ứng nhiệt phân tạo nước hàng
nhanh chóng. Đường phèn có kích thước hạt lớn nên diện tích bề mặt lớn, khó phản ứng tạo nước hàng.
(c) Dạng bột để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa chất xúc tác và H2O2.
(d) Đập nhỏ đá vôi để tăng diện tích bề mặt, tăng tốc độ phản ứng phân hủy. Tuy nhiên, nếu nghiền đá
vôi thành bột mịn thì CO2 lại khó thoát ra khỏi khối chất rắn. Khi đó CO 2 lại tác dụng với CaO ở nhiệt
độ cao, tạo thành CaCO3.
Câu 7.
Ý (1) vận dụng yếu tố bề mặt tiếp xúc; ý (2) là yếu tố nồng độ, tỉ lệ nhiên liệu – không khí phù hợp
đảm bảo các phản ứng xảy ra hoàn toàn; ý (3) là nồng độ, khi tăng/giảm vận tốc, hệ thống sẽ tăng giảm
tỉ lệ nhiên liệu- không khí tương ứng.
Câu 8.
Một số cách để tăng tốc độ phản ứng tổng hợp ammonia:
+ Tăng áp suất hoặc tăng nồng độ các chất tham gia phản ứng
+ Tăng nhiệt độ
+ Sử dụng xúc tác Fe được chế tạo để có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn.
Câu 9.
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Duy trì thổi không khí vào bếp than để than cháy đều Nồng độ
Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình luyện kim loại Bề mặt tiếp xúc
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ axit và enzyme Xúc tác
Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc
Nhiệt độ
cực và Nam cực hàng ngàn năm
Vụ nổ bụi xảy ra ở một xưởng cưa Diện tích tiếp xúc, nồng độ

269
Câu 10.
Yếu tố ảnh hưởng Tốc độ phản ứng
Đun nóng chất tham gia Tăng
Thêm chất xúc tác phù hợp Tăng
Pha loãng dung dịch Giảm
Ngưng dùng enzyme(chất xúc tác) Giảm
Giảm nhiệt độ Giảm
Tăng nhiệt độ Tăng
Giảm diện tích bề mặt Giảm
Tăng nồng độ chất phản ứng Tăng
Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ Tăng

Câu 11.
- Tăng nồng độ: Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng, sẽ tạo ra nhiều va chạm hiệu quả, tốc độ
phản ứng tăng.
- Tăng nhiệt độ: Khi đun nóng, năng lượng các phân tử thu được sẽ chuyển hóa thành động năng,
chuyển động với tốc độ nhanh hơn, làm gia tăng tần số va chạm hiệu quả, tốc độ phản ứng tăng.
- Thêm chất xúc tác: Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của chất tham gia phản ứng, phản ứng
dễ xảy ra hơn hoặc tăng tốc độ phản ứng.
Câu 12.
Tốc độ các phản ứng a, b, c, e thay đổi khi áp suất thay đổi.
Câu 13.
(a) Tăng nồng độ oxygen làm tăng tốc độ phản ứng đốt cháy acetylene
(b) Giảm nhiệt độ làm giảm tốc độ phản ứng phân hủy gây ôi thiu thức ăn.
(c) Thêm xúc tác (nước dưa chua) để làm tăng tốc độ phản ứng lên men trong muối dưa.
Câu 14.
(a) Khi đậy nắp bếp lò làm giảm nồng độ oxygen nên tốc độ phản ứng giảm nên than cháy chậm lại.
(b) Chẻ nhỏ củi là làm tăng diện tích tiếp xúc, nên phản ứng cháy diễn ra nhanh hơn.
(c) Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp làm các phản ứng phân hủy thức ăn bởi các vi khuẩn xảy ra chậm nên
tốc độ phản ứng giảm.
(d) Nồi áp suất làm tăng nhiệt độ, nên thức ăn chín nhanh hơn.
(e) Men chính là chất xúc tác, nên tốc độ phản ứng tăng lên.
Câu 15.
(a) Ảnh hưởng bởi yếu tố nồng độ. Than cháy luôn cần oxygen để duy trì sự cháy, khi thổi không khí
vào, làm tăn nồng độ oxygen, than cháy mạnh hơn.
(b) Ảnh hưởng bởi yếu tốc xúc tác. Xúc tác giúp phản ứng dễ xảy ra hơn.
(c) Ảnh hưởng yếu tố bề mặt tiếp xúc. Aluminum dạng bột có bề mặt tiếp xúc lớn hơn dạng lá, phản
ứng xảy ra nhanh hơn.

270
(d) Ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ. Quá trình bảo quản thực phẩm là hạn chế vi khuẩn phá hủy thức ăn,
khi bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp sẽ giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, làm chậm qua trình
phá hủy thức ăn.
(e) Ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ. Khi tăng áp suất, nhiệt độ sôi của nước tăng, thực phẩm nhanh chín
hơn.
(g) Ảnh hưởng bởi yếu tố chất xúc tác làm tăng tốc độ quá trình lên men.
Câu 16.
(a) Do tăng nồng độ oxygen nên tốc độ phản ứng tăng lên.
(b) Đậy nắp làm giảm nồng độ oxygen nên tốc độ phản ứng giảm.
(c) Chất xúc tác V2O5 làm tăng tốc độ phản ứng.
(d) Dây nhôm được nghiền thành bột tăng diện tích bề mặt tiếp xúc nên tăng tốc độ phản ứng.
(e) Chẻ nhỏ củi là làm tăng diện tích tiếp xúc, nên phản ứng cháy diễn ra nhanh hơn.
(g) Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp làm các phản ứng phân hủy thức ăn bởi vi khuẩn xảy ra chậm, nghĩa là
tốc độ phản ứng giảm.
(h) Nồi áp suất làm tăng nhiệt độ, nên thức ăn nhanh chín hơn.
(i) Men chính đóng vai trò là chất xúc tác, nên tốc độ phản ứng tăng.
Câu 17.
Thiết bị sử dụng những kim loại quí như Pt, Rh, Pd để thúc đẩy quá trình nhường và nhận electron của
các chất có trong khí thải thành những chất ít ô nhiễm môi trường:
Quá trình oxi hóa các hydrocarbon (CxHy), carbon monoxide:
4CxHy (g) + (4x+y) O2(g) → 4xCO2 (g) + 2yH2O(g)
2CO(g) + O2(g) →2CO2 (g)
Quá trình khử các oxide của nitrogen:
2NaOb (g) →aN2(g) + bO2(g)
Chỉ có chất khí trong khí thải tham gia phản ứng, các kim loại Pt, Rh, Pd đóng vai trò chất xúc tác. Yếu
tố xúc tác được vận dụng trong thiết bị trên.

271
BÀI 17. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA
I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At) và tennessine (Ts). Hai nguyên tố At
và Ts là hai nguyên tố phóng xạ.

272
II. Trạng thái tự nhiên của các halogen
Halogen trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu tồn tại dưới dạng muối của các ion
halide (F-, Cl-, Br-, I-).
- Ion F-: Thường được tìm thấy trong khoáng chất như fluorite (CaF 2); fluorapatite (Ca5(PO4)3F) và
cryolite (Na3AlF6).
- Ion Cl-: Có nhiều trong nước biển, trong quặng halite (NaCl, thường gọi là muối mỏ), sylvite (KCl).
- Ion Br-: Có trong quặng bromargyrite (AgBr).... cũng có trong nước biển và các mỏ muối.
- Ion I-: iodargyrite (AgI)... cũng có trong nước biển và các mỏ muối.

III. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. Đặc điểm cấu tạo
phân tử halogen
- Lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron dạng ns2np5.
- Ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử halogen
có công thức cấu tạo là X - X, công thức phân tử là X2.

IV. Tính chất vật lí của các halogen

273
- Các halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như hexane (C 6H14),
carbon tetrachloride (CCl4),...
- Màu của các halogen:

 Từ fluorine đến iodine:


− Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20 o C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng,
iodine ở thể rắn.
− Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
− Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
 Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals
giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng
tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.
V. Tính chất hoá học của các halogen
- Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5
⇒ Xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung 1 electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình
electron bền vững của khí hiếm tương ứng.
X + 1e → X-
1. Tác dụng với kim loại
Các halogen phản ứng với kim loại thể hiện các mức độ khác nhau.
- Fluorine tác dụng được với tất cả kim loại.
- Chlorine tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt).
- Bromine phản ứng với nhiều kim loại, nhưng khả năng phản ứng yếu hơn nhiều so với fluorine và
chlorine.
- Iodine phản ứng với kim loại yếu hơn nhiều so với bromine, chlorine và fluorine (cần xúc tác).

2. Tác dụng với hydrogen


274
- Các halogen phản ứng với hydrogen, tạo thành hydrogen halide.
- Mức độ phản ứng của các halogen với hydrogen giảm dần khi đi từ fluorine đến iodine, phù hợp
với tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ F2 đến I2.

3. Tác dụng với dung dịch kiềm


- Halogen tác dụng với dung dịch kiềm, sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng.

- Phản ứng của chlorine với dung dịch kiềm được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa, sát trùng, tẩy trắng
trong ngành dệt, da, bột giấy,... như calcium hypochlorite (Ca(ClO)2); calcium oxychloride (CaOCl2).
4. Tác dụng với dung dịch muối halide
Chlorine có thể oxi hoá ion Br- trong dung dịch muối bromine và ion I- trong dung dịch muối iodine,
bromine có thể oxi hoá ion I- trong dung dịch muối iodide.

5. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm


Phương trình hoá học điều chế khí Cl2:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
VI. Ứng dụng của các halogen
- Fluorine:
+ Sản xuất chất dẻo ma sát thấp, như teflon phủ trên bề mặt chảo chống dính dùng cho thiết bị nhà bếp,
dụng cụ thí nghiệm,...
+ Hợp chất cryolite dùng trong sản xuất nhôm.
+ Sodium fluoride sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, chống gián.
+ Một số muối fluoride khác được thêm vào thuốc đánh răng, tạo men răng,...
- Chlorine: Chất oxi hoá mạnh
+ Chất tẩy trắng và khử trùng nước.
+ Sản xuất dung môi: carbon tetrachloride (CCl4), chloroform (CHCl3), 1,2-dichloroethylene (C2H2Cl2)
- Bromine:
+ Điều chế thuốc an thần, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, mực in.
+ AgBr là chất nhạy với ánh sáng, dùng để tráng phim ảnh, phụ gia chống ăn mòn cho xăng,...
275
- Iodine:
+ Nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người.
+ Hỗn hợp ethanol và iodine là chất sát trùng phổ biến.
+ Các hợp chất iodine được sử dụng làm chất xúc tác, dược phẩm và thuốc nhuộm.

BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 2. Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. Flo. B. Chlorine. C. Iot. D. Brom.
Câu 3. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này
được gọi là
A. Sự thăng hoa. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự ngưng tụ.
Câu 4. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

276
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2 np5. D. ns2np6.
Câu 5. Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
A. Chlorine. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon.
Câu 6. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 7. Số oxi hóa cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1. B. +1. C. +7. D. +5.
Câu 8. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 9. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 10. Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 11. Trong hợp chất chlorine có các số oxi hóa nào sau đây?
A. -2, 0, +4, +6. B. -1, 0, +1, +3, +5, +7.
C. -1, +1, +3, +5, +7. D. -1, 0, +1, +2, +3, +5, +7.
Câu 12. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 13. Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 14. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A.Tính khử. B. Tính oxi hóa C. Tính acid D. Tính base.
Câu 15. Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 16. Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 17. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. Trong phản ứng trên chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 18. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng trên, chlorine là chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử
Câu 19. Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 20. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. Chlorine. B. Sodium (natri). C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 21. Trong hợp chất, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.

277
Câu 22. Sản phẩm tạo thành khi cho iron (sắt) tác dụng với khí chlorine là
A. FeCl2. B. AlCl3. C. FeCl3. D. CuCl2.
Câu 23. Chlorine chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. H2O. C. Fe. D. NaOH.
Câu 24. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 25. Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường thu được dịch X. Trong X chứa
chất tan nào sau đây?
A. NaCl. B. NaClO. C. NaCl, NaClO. D. NaCl, NaClO3
Câu 26. Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.. D. Nước vôi trong.
Câu 27. Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine.
Câu 28. Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C.phosphorus. D. carbon.
Câu 29. Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. CaF2. B. HF. C. NaF. D. Na3AlF6.
Câu 30. Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 31. Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 32. Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 33. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ

A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
3
Câu 34. Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m không khí (QCVN
06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. Cl2. B. F2. C. N2. D. O3.

Câu 35. Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Chlorine thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính oxi hóa. B. Tính khử.
C. Tính acid. D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 36. Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. Iodine.
Câu 37. Phản ứng giữa hydrogen và chất nào sau đây thuận nghịch?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Iodine. D. Bromine.
278
Câu 38. Trong thiên nhiên, chlorine chủ yếu tồn tại dưới dạng
A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật carnalite (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sylvinite (KCl.NaCl).
Câu 39. Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 40. Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn
Câu 41. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 42. Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là
A. +1, +1, +5. B. –1, +1, +7. C. +1, -1, +7. D. –1, +1, +5.
Câu 43. Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 44. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 45. Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 46. Khi tác dụng với các kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhận 1 electron. B. Nhường 7 electron.
C. Nhường 1 electron. D. Góp chung 1 electron.
Câu 47. Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớp nhất:
A. H –F. B. H – Cl. C. H – Br. D. H – I.
Câu 48. Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào:
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 49. Trong đơn chất tử F2 đến I2. Chất có tính oxi hoá mạnh nhất là:
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 50. Nguyên tử Halogen nào sau đây thể hiện số oxi hoá -1 trong các hợp chất?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 51. Trong y học halogen nào sau đây được hoà tan trong cồn để dùng làm thuốc sát trùng ngoài
da?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 52. Trong tự nhiên nguyên tố chlorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất nào sau đây?
A. MgCl2. B. NaCl. C. KCl. D. HCl.
Câu 53. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen có dạng chung là:
A. ns2np5. B. ns2. C. ns2np6. D. ns2np4.
Câu 54. Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu
rơi vào da?
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
Câu 55. Trong dãy các hydrogen halide, từ HF đến HI, độ dài liên kết biến đổi như thế nào?
279
A. Không đổi. B. Giảm dần. C. tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 56. Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là?
A. HCl. B. HI. C. HF. D. HBr.
Câu 57. Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 58. Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau đây?
A. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + H2O.
B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2
C. Cl2 + 2NaBr 2NaC + Br2
D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
Câu 59. Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
A. Xử lí nước bể bơi.
B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC.
D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 60. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl 2 khi cho chất rắn nào sau đây tác dụng với
dung dịch HCl đặc, đun nóng?
A. CaCO3. B. NaHCO3. C. FeO. D. MnO2.
Câu 61. Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đung nóng thu được dung dịch chứa muối KCl và
muối nào sau đây?
A. KClO. B. KClO3. C. KClO4. D. KClO2.
Câu 62. Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?
A. HI. B. HF. C. HCl. D. HBr.
Câu 63. Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần
hoá học chính là:
A. CF3Cl. B. NaF. C. Na3AlF6. D. Ca10(PO4)6F2.
Câu 64. Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen và halogen nào sau đây xảy ra thuận
nghịch?
A. F2. B. I2. C. Br2. D. Cl2.
Câu 65. Trong các đơn chất halogen, từ F2 đến I2, nhiệt độ sôi biến đổi như thế nào?
A. Giản dần. B. Tuần hoàn. C. Không đổi. D. Tăng dần.
Câu 66. Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waal
mạnh nhất?
A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. I2
Câu 67. Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhận 2 electron. D. Góp chung electron.
Câu 68. Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
280
B. tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen.
C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 69. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 70. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 71. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp
chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 72. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất dưới áp suất thường?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 73. Không dùng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic
acid nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 74. Khi tiến hành điều chế và thu khí chlorine vào bình, để ngăn khí chlorine thoát ra ngoài gây
độc, cần đậy miệng bình thu khí chlorine bằng bông có tẩm dung dịch:
A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl.
Câu 75. Cho các dung dịch hydrofluoric, potassium iodide, sodium chloride, kí hiệu ngẫu nhiên là X,
Y, Z. Khi dùng thuốc thử silicon dioxide và silver nitrate để nhận biết Y, Z thu được kết quả cho trong
bảng sau:
Chất thử Thuốc thử Hiện tượng
Y Silicon dioxide Silicon dioxide bị hoà tan
Z Silver nitrate Có kết tủa màu vàng
Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là
A. Z, Y, X. B. Y, X, Z. C. Y, Z, X. D. X, Z, Y.
Câu 76. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn chât chlorine?
A. Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
B. Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát
khuẩn trong công nghiệp và trong gia đình.
C. Khí chlorine được sử dụng để sản xuất hydrogen chloride, từ đó tạo hydrochloric acid.
281
D. Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Câu 77. Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium
iodide là do phản ứng sau: I2(s) + KI(aq) KI2(aq)
Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?
A. Chất oxi hoá.
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hoá cũng không phải chất khử.
Câu 78. Calcium chloride hypochlorite (CaOC12) thường được sử dụng làm chất khử trùng bể bơi do
có tính oxi hoá mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu về công thức cấu tạo của CaOCl 2, từ đó, biết được
số oxi hoá của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
A. + 1 và −1. B. -1. C. 0 và −1. D. 0.
Câu 79. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hoá trị.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 80. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ
fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 81. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hoá từ fluorine đến
iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa
iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 82. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với nước?
A. Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm
dần từ fluorine đến iodine.
B. Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát
khuẩn.
C. Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch.
D. Iodine tan rất nhiều và phản ứng mạnh với nước.
Câu 83. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung
dịch muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
282
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Câu 84. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ
vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là chlorine và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do
A. chlorine độc nên có tính sát trùng.
B. chlorine có tính oxi hóa mạnh.
C. chlorine tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. một nguyên nhân khác.
Câu 85. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản
ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. Cl2, NaOH. D. HCl, Al(OH)3.
Câu 86. Phương pháp điều chế khí chlorine trong công nghiệp là
A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 87. Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng của
các chất lần lượt là:
A. 2, 12, 2, 2, 3, 6. B. 2, 14, 2, 2, 4, 7. C. 2, 8, 2, 2, 1, 4. D. 2, 16, 2, 2, 5, 8.
Câu 88. Để điều chế chlorine trong công nghiệp ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách hai
điện cực với mục đích
A. Tránh Cl2 tiếp xúc với dung dịch NaOH. B. Thu được dung dịch nước Giaven.
C. Bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 89. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
D. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 90. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hydrogen.
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 91. Câu nào sau đây không đúng?
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
D. Tính oxygen hoá của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.

283
Câu 92. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H 2O, Ca, Fe, Cu. Khí chlorine tác dụng
trực tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 93. Người ta thu khí X sau khi điều chế như hình vẽ bên dưới đây:

Trong các khí: N2, Cl2, SO2, NO2, số chất thoả mãn là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 94. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hydrogen chlorinerua. Để thu được khí Cl 2 khô thì bình (1)
và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 95. Cho các phản ứng:

(1) Cl2 + dung dịch KI vừa đủ  (2) Cl2 + H2O

(3) MnO2 + HCl đặc (4) Cl2 (khí) + H2S (khí) 


Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 96. Cho các phản ứng sau:
(1) A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O (2) B + C → nước Javel
(3) C + HCl → D + H2O (4) D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất Khí E là chất nào sau đây?
A. O2. B. H2. C. Cl2O. D. Cl2.
Câu 97. Có các nhận xét sau về chlorine và hợp chất của chlorine
(1) Nước Javel có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.

284
(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước chlorine thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu.
(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
(4) Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện
cực trơ).
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1
Câu 98. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Đơn chất chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
(b) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm
tăng nhiệt độ sôi của chúng.
(c) Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
(d) Hóa trị phổ biến của nguyên tố halogen là I.
(e) Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 99. Cho các phát biểu sau:
(1) Màu sắc các halogen đậm dần từ fluorine đến iodine.
(2) Các đơn chất halogen đều là chất khí ở nhiệt độ thường.
(3) Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là tác dụng mạnh với nước.
(4) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các halogen tăng dần từ fluorine đến iodine.
(5) Trong các hợp chất, các halogen có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 100. Cho các phát biểu sau:
(1) Chlorine được dùng sản xuất potassium chlorate, nước Javel.
(2) Chlorine được dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải và sát trùng nước sinh hoạt
(3) Số oxi hoá của chlorine trong các chất: NaCl, NaClO, KClO 3, Cl2, KClO4 lần lượt là: -1, +1, +3,
0, +7.
(4) Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất KCl,
KClO3, KOH, H2O.
(5) Chlorine tác dụng được với tất cả các chất H2, Na, O2, Cu ở điều kiện thích hợp.
(6) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế Cl 2 từ HCl đặc và các chất như MnO 2, KMnO4,
KClO3.
(7) Trong tự nhiên chlorine chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
(8) Trong công nghiệp người ta sản xuất chlorine bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng
ngăn xốp.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 101. Rót 3 mL dung dịch HBr 1M vào 2 mL dung dịch NaOH 1M, cho quỳ tím vào dung dịch sau
phản ứng, mẩu quỳ tím sẽ
285
A. hóa màu đỏ. B. hóa màu xanh.
C. mất màu tím. D. không đổi màu.
Câu 102. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,5. B. 25,0. C. 19,6. D. 26,7.
Câu 103. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl2 (đkc). Kim loại X là
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Câu 104. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05
gam muối. M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 105. Cho 3,7185 lít (đkc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với Cu thu được 33,6 gam CuX 2. Tên gọi
của X2 là
A. iodine. B. chlorine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 106. Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ số mol Al : Mg : M
= 1 : 2 : 1 cần 11,1555 lít Cl2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối chlorinerua. Kim loại
M là.
A. Ca B. Ba C. Zn D. Fe
Câu 107. Cho 30,45 gam MnO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đặc, nóng thu được V lít khí Cl 2
(đkc). Giá trị của V là
A. 7,437 lít. B. 12,395 lít. C. 8,6765 lít. D. 4,958 lít.
Câu 108. Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl 2 (đkc).
Giá trị của V là
A. 7,437. B. 8,6765. C. 3,718. D. 6,1975.
Câu 109. Cho 7,35 gam KClO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl (đặc) tới khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Thể tích khí khí Cl2 thu được (ở đkc) là
A. 8,064 lít. B. 4,4642 lít. C. 1,344 lít. D. 0,4958 lít.
Câu 110. Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư. Khí chlorine sinh ra tác dụng vừa đủ
với bao nhiêu gam sắt?
A. 5,6 gam. B. 6,5 gam. C. 8,4 gam. D. 11,2 gam.
Câu 111. Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc, khí Cl 2 thoát ra cho tác dụng với hết với kim
loại M thu được 30,9 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được 107,7 gam
kết tủa. M là
A. Zn B. Mg C. Fe D. Cu
Câu 112. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư được khí Cl 2. Chia lượng khí này
làm 2 phần. Cho phần 1 tác dụng với Fe được 3,25 gam muối. Cho phần 2 tác dụng với 500 ml dung
dịch NaOH 1M được dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ NaOH có trong dung
dịch X là
A. 0,04M. B. 0,06M. C. 0,12 M. D. 0,08M

286
Câu 113. Hỗn hợp X gồm KMnO4, MnO2 có phần trăm khối lượng oxi là 39,114%. Cho m gam hỗn
hợp X tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được 10,6597 lít khí Cl 2 (đkc) và dung dịch Y.
Khối lượng MnCl2 trong dung dịch Y là
A. 37,80 gam B. 25,20 gam C. 18,35 gam D. 31,50 gam
Câu 114. Cho 34,175 gam hỗn hợp KMnO4 và KClO3 có tỉ lệ số mol KMnO4 : KClO3 = 2 : 3 tác dụng
với dung dịch HCl đặc (dư) thu được V lít khí Cl 2. Cho V lít khí Cl2 vào 1,6 lít dung dịch KOH 1M thu
được dung dịch X chứa m gam chất tan. Giá trị của m là:
A. 126,70 B. 101,36 C. 139,37 D. 152,04
Câu 115. Hỗn hợp X gồm các chất rắn KMnO 4, KClO3 và CaOCl2 trong đó O chiếm 32,12% khối
lượng. Để hòa tan m gam X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 2,7 mol HCl đặc, đun nóng, sau phản
ứng thấy thoát ra 26,0295 lít khí chlorine (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng KMnO 4 trong
hỗn hợp X là:
A. 17,62% B. 35,24% C. 46,99% D. 28,19%

TỰ LUẬN
Câu 1. Đặt cốc thủy tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100
g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g.
(a) Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
(b) Tính khối lượng muối và thể tích khí hydrogen (đkc) được tạo ra.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg vào dung dịch HCl dư thu được dung
dịch Y và 8,6765 lít H2 (đkc). Khi cô cạn Y thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch HCl 14,6 % vừa đủ thu
được dung dịch muối có nồng độ 24,15 %. Xác định M.
Câu 4. Cho 4,64 gam hỗn hợp A chứa FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 tác
dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1 M thu được dung dịch X.
(a) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng trên.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m?
Câu 5. Xu hướng biến đổi tính chất của các halogen. Các nguyên tố nhóm VIIA gọi chung là nhóm các
nguyên tố halogen, trong dó “halogen” có nghĩa là “tạo ra muối”. Các nguyên tố nhóm này gồm:
fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At), tennessine (Ts).
Bảng sau tổng hợp những dữ liệu về một số nguyên tố nhóm VIIA:
Nguyên tố Fluorine Chlorine Bromine Iodine
Số hiệu nguyên tử 9 17 35 53
Nguyên tử khối 19 35,5 80 127
Bán kính nguyên tử (nm) 0,064 0,099 0,114 0,133
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
Đơn chất F2 Cl2 Br2 I2
Trạng thái ở điều kiện thường khí khí lỏng rắn
Màu sắc lục nhạt vàng lục nâu đỏ đen tím
Nhiệt độ nóng chảy (0C) -219,6 -101,0 -7,3 113,6
287
Nhiệt độ sôi (0C) -188,1 -34,1 59,2 185,5
Quan sát bảng trên, hãy:
(a) Nhận xét sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trên và giải thích cho sự biến đổi đó.
(b) Nhận xét sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trên. Từ đó, giải thích tại sao “trong tự nhiên,
fluorine chỉ có thể tồn tại ở dạng hợp chất với số oxi hoá -1”?
(c) Nhận xét sự biến đổi nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố trên và giải thích cho sự
biến đổi đó.
Câu 6. Khi trộn bột nhôm (aluminium) với bột iodine rồi nhỏ thêm vài giọt nước thì xuất hiện phản
ứng, kèm theo khói màu tím bốc lên. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò
của nước trong phản ứng trên.
Câu 7. Dùng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và được áp dụng phổ
biến. Tuy nhiên, lượng chlorine dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường nên cần phải
thường xuyên kiểm tra nồng độ chlorine dư trong nước. Cách đơn giản để kiểm tra lượng chlorine dư là
dùng potassium iodine và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng
xảy ra trong quá trình kiểm tra này.
Câu 8. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(a) Xác định số oxi hóa của F, Cl trong các chất sau: NaF, F2, HF, KCl, HCl, HClO, NaClO, KClO3.
(b) Cho các nguyên tố: Cl, Br, I, F. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện và bán
kính nguyên tử.
(c) Nhận xét về sự biến đổi màu sắc, trạng thái và tính oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2.
(d) So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của F2, Cl2, Br2, I2. Giải thích.
Câu 9. Astatine là nguyên tố phóng xạ, được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm VIIA. Thực tế, các
nhà khoa học chỉ thu được đồng vị biến của astatine từ quá trình nghiên cứu về phóng xạ, đồng thời nó
chỉ tồn tại khoảng 8 giờ .
Dựa vào xu hướng biển đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán:
(a) Tính oxi hoá của nguyên tử astatine mạnh hơn hay yếu hơn so với nguyên tử iodine?
(b) Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay nhạt hơn so với đơn chất iodine?
Câu 10. Tại sao đơn chất halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực
như hexane (C6H14), carbon tetracholoride ( CCl4)?
Câu 11. Một học sinh thực hiện thí nghiệm và cho kết quả như sau:
Bước 1: Lấy 2ml dung dịch NaBr vào ống nghiệm, dung dịch không màu.
Bước 2: Lấy tiếp 1ml hexane vào ống nghiệm, lắc mạnh để quan sát khả năng hoà tan của hai chất
lỏng. Nhận thấy hai chất lỏng không tan vào nhau và phân tách lớp.
Bước 3: Thêm 1ml nước Cl2 vào ống nghiệm, lắc đều rồi để yên. Quan sát thấy lớp chất lỏng phía trên
có màu da cam.
Viết phương trình hoá học của phản ứng. Thí nghiệm trên chứng minh tính chất vật lí và hoá học nào
của halogen tương ứng?

288
Câu 12. Thực nghiệm cho thấy các phản ứng: H2(g) + X2(g) 2HX(g) trong dãy halogen xảy ra với
mức độ giảm dần từ F2 đến I2. Biến thiên enthalpy của các phản ứng thay đổi như thế nào trong dãy
trên?
Câu 13. Từ bảng giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-l) dưới đây:
F-F H-H O2 H-F O-H
159 436 498 565 464
Hãy cho biết:
(a) Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất?
(b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng sau là bao nhiêu?
F2(g) + H2(g) → 2HF(g) (1)
O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g) (2)
(c) Trong hai phản ứng (1) và (2), phản ứng nào toả nhiệt nhiều hơn?
Câu 14. Khi sản xuất chlorine trong công nghiệp, NaOH và H2 được tạo thành ở cực âm, còn Cl2 được
tạo thành ở cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách 2 điện cực.
Câu 15. Bố trí thí nghiệm như hình sau:

Nêu hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra khi thí nghiệm được tiến hành (Biết rằng iodine có phản
ứng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh)
Câu 16. Để bảo đảm vệ sinh, nước ở các hồ bơi thường xuyên được xử lí bằng hoá chất. Hãy tìm hiểu
và cho biết:
(a) Các hoá chất nào thường được sử dụng để xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
(b) Nhờ đâu mà các hoá chất ấy giúp xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
(c) Để bảo đảm an toàn cho người bơi trong hồ, cần lưu ý gì khi sử dụng các hoá chất ấy?
Câu 17. Nối mỗi chất trong cột A với những tính chất tương ứng của chúng trong cột B.
Cột A Cột B
(a) Fluorine, F2 (1) Hầu như không tan trong nước.
(b) Chlorine, Cl2 (2) Chất khí ở điều kiện thường.
(c) Bromine, Br2 (3) Chất lỏng ở điều kiện thường.
(d) Iodine, I2 (4) Chất rắn ở điều kiện thường.
(5) Là chất oxi hoá khi phản ứng với kim loại.
289
(6) Chất phản ứng mãnh liệt với nước.
(7) Có tương tác van der Waals mạnh nhất trong nhóm đơn chất halogen.
(8) Dùng để xử lí nước sinh hoạt.

Câu 18. Trong công nghiệp, dung dịch sodium chloride được đem điện phân để có phản ứng theo
phương trình hóa học sau
NaCl(aq) + H2O(1)→ A(aq) + X(g) + Y(g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến .
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chloride.
(a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y.
(b) Hoàn thành phương trình hóa học.
Câu 19. Giả sử có thí nghiệm sau: Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ vào ống nghiệm chứa
nước, đậy kín, lắc đều. Trong dung dịch bromine có những chất nào? Vì sao?
Câu 20. Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Nhưng
ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 21. Ở các đô thị, khi thay nước cho các bể nuôi cá cảnh, người ta không cho trực tiếp nước sinh
hoạt (nước máy) vào bể cá. Nước này phải được chứa trong xô, thau, chậu khoảng một ngày rồi mới
được cho vào bồn nuôi cá. Hãy giải thích cách làm trên.
Câu 22. Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với nước mà không
phản ứng với sodium chloride. Vậy, hãy dự đoán giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nào
dưới đây có thể âm hơn so với phản ứng còn lại.
F₂(aq) + H₂O(l) →2HF(aq) + 1/2 O2 (g)
F₂(aq) + 2NaCl(aq) → 2NaF (aq) + Cl₂(g)
Câu 23. Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí chlorine vào dung dịch
chiết chứa ion bromide. Phương trình hoá học của phản ứng có thể được mô tả dạng thu gọn như sau:
2Br¯(aq) + Cl₂(aq) → 2Cl(aq) + Br₂(aq)
Cho các số liệu enthalpy tạo thành chuẩn ∆ fH0298 (kJ mol-1) trong bảng dưới đây:
Br - (aq) Cl - (aq) Br2(aq) Cl2(aq)
-121,55 -167,16 -2,16 -17,30
(a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng trên.
(b) Phản ứng trên có thuận lợi về năng lượng không?
Câu 24. Hydrochloric acid được dùng để đánh sạch lớp gỉ đồng màu xanh gồm hydroxide và muối
carbonate của một tấm đồng trước khi sơn.
Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra.
Câu 25. Trong công nghiệp nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl
không sử dụng màng ngăn điện cực. Khi đó Cl2 và NaOH tiếp tục phản ứng với nhau.
Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra khi sản xuất nước Javel. Xác định vai trò của NaCl và
Cl2 trong mỗi phản ứng.
Câu 26. Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu vào bình theo sơ đồ dưới
đây.
290
Hãy đề xuất một dung dịch để sử dụng cho từng mục đích sau:
(a) Cho vào bình làm khô để làm khô khí Cl2.
(b) Tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra.
Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có)
Câu 27. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na tác dụng với Br2, đun nóng.
(b) Cho F2 tác dụng với nước
(c) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng.
(d) Cho H2 tác dụng với I2, xúc tác, đun nóng.
(e) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaI.
Câu 28. Khí Cl2 phản ứng với dung dịch sodium hydroxide nóng tạo thành sodium chloride, sodium
chlorate và nước. Lập phương trình hóa học của phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron,
chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.
Câu 29. Hoàn thành các phương trình hóa học sau và chỉ rõ vai trò (chất oxi hóa hay chất khử) của
halogen trong từng phản ứng:
(1) Cu + Cl2 →
(6) Br2 + KOH
(2) Al + Br2 →
(7) Cl2 + Ca(OH)2 →
(3) Na + I2 →
(8) Cl2 + KBr →
(4) Fe + Cl2 →
(9) Br2 + NaI →
(5) H2 + Cl2 →
(10) F2 + H2O →
Câu 30. Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl 2 để khử trùng 1 lít nước sinh hoạt. Tính khối lượng Cl 2
nhà máy cần dùng để khử trùng 80000 m3 nước sinh hoạt.
Câu 31. Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt. vật
dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác
dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén ( mỗi viên có
khối lượng 0,3- 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên
nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản.

291
(a) Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí
nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% ( loại viên 1 gam ) để xử lí bình chứa
200 lít nước?
(b) Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây
bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng Chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột
chloramine B 25% pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%.
Câu 32. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a)

(b) MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl Cl2 CuCl2 AgCl


Câu 33. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử
trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng
chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m 3. Nếu với dân số của
một tỉnh là 3,5 triệu người, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt
cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Câu 34. Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A,
vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine.
Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1 000 μg iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần
bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?
Câu 35. Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút - chlorine với công suất lớn nhất trong cả
nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, chlorine dùng cho việc tẩy trắng bột giấy. Nước muối đi
vào thùng điện phân có hàm lượng 316 g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa natri hiđroxit
với hàm lượng 100 g/lít. Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện phân không thay đổi.
Tính hiệu suất chuyển hoá muối trong thùng điện phân ?
Câu 36. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử
trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng
chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m 3. Nếu với dân số Hà
Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200L nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng
bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 0,48 gam kim loại M ( hóa trị II) bằng khí chlorine, thu được 1,332 gam
muối chloride. Xác định kim loại M.
292
Câu 38. Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với kim loại kẽm thì thu được 13,6 gam muối. Cũng
lượng X2 đó đem tác dụng với kali thì thu được 14,9 gam muối. Xác định công thức của X2.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1A 2C 3A 4C 5A 6B 7C 8C 9B 10C
11C 12C 13B 14B 15A 16B 17B 18A 19B 20D

293
21C 22C 23C 24D 25D 26B 27C 28A 29A 30A
31C 32A 33B 34A 35D 36B 37B 38B 39C 40C
41A 42D 43C 44B 45A 46A 47A 48C 49A 50A
51D 52B 53A 54D 55B 56C 57D 58B 59B 60D
61B 62A 63D 64B 65D 66A 67D 68B 69D 70D
71C 72C 73A 74C 75C 76D 77D 78A 79D 80A
81A 82C 83A 84C 85C 86C 87D 88A 89B 90C
91B 92D 93C 94A 95B 96B 97B 98C 99D 100B
101A 102D 103A 104B 105C 106C 107C 108B 109B 110A
111B 112C 113D 114A 115C

TỰ LUẬN
Câu 1.
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
x → x mol

Đặt x là số mol của Mg cho vào dung dịch HCl ⇒ = x mol.

BTKL: mMg + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + ⇒ 24x + 100 = 105,5 + 2x ⇒ x = 0,25 (mol).
(a) mMg = 0,25 × 24 = 6 (g).

(b) = 0,25 × 95 = 23,75 (g); = 0,25 × 24,79 = 6,2 (L).


Câu 2.

Câu 3.
PTHH: M + 2HCl → MCl2 + H2↑

Giả sử có 1 mol HCl ⇒

mHCl = 36,5 gam ⇒ mddHCl =


Câu 4.

Vì nên coi như hỗn hợp A chỉ có Fe3O4 ⇒


PTHH: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,02 0,16 0,02 0,04 mol
(a) Vdd HCl = 0,16 lít = 160 ml.
(b) mmuối = 0,02.127 + 0,04.162,5 = 9,04 gam.
Câu 5.

294
(a) Bán kính nguyên tử tăng dần: F, Cl, Br, I do số lớp electron tăng dần.
(b) Độ âm điện giảm dần: F, Cl, Br, I ⇒ F có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố nên khả năng hút
e lớn ⇒ chỉ nhận 1 electron của các nguyên tử nguyên tố khác để đạt octet ⇒ chỉ có SOH -1 trong hợp
chất.
(c) Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng dần: F 2, Cl2, Br2, I2 do khối lượng phân tử và tương tác van
der Waals tăng dần.
Câu 6.
PTHH: 2Al + 3I2 2AlI3
H2O đóng vai trò là chất xúc tác.
Bổ sung: Hiện tượng phản ứng: Al phản ứng mãnh liệt với I 2 tạo thành AlI3 có ánh sáng chói, hỗn hợp
nóng đỏ và hơi màu tím bay lên là I2 bị thăng hoa do phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
Câu 7.
PTHH: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 + hồ tinh bột → hợp chất màu xanh
Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu tím sau đó chuyển sang màu xanh.
Câu 8.
-1 0 -1 -1 -1 +1 +1 +5
(a) NaF, F2, HF, KCl, HCl, HClO, NaClO, KClO3
(b) Tăng dần độ âm điện: I, Br, Cl, F.
Tăng dần bán kính nguyên tử: F, Cl, Br, I.
(c) Màu sắc đậm dần: F2, Cl2, Br2, I2; trạng thái: Khí (F2, Cl2) → Lỏng (Br2) → Rắn (I2).
Tính oxi hóa giảm dần: F2, Cl2, Br2, I2.
(d) Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng dần: F 2, Cl2, Br2, I2 do khối lượng phân tử và tương tác van
der Waals tăng dần.
Câu 9.
(a) Trong nhóm halogen, đi từ F đến I có Tính oxi hóa giảm dần
⇒ Tính oxi hóa của nguyên tử astatine yếu hơn so với nguyên tử iodine
(b) Trong nhóm halogen, đi từ F2 đến I2 có màu sắc của các đơn chất đậm dần
⇒ Đơn chất astatine có màu đậm hơn so với đơn chất iodine
Câu 10.
Chất tan dễ dàng hoà tan trong dung môi có cùng bản chất: chất tan phân cực dễ tan trong dung môi
phân cực và ngược lại. Đơn chất halogen là chất không phân cực nên dễ tan trong các dung môi không
phân cực như hexane ( C6H14), carbon tetracholoride ( CCl4) và ít tan trong dung môi phân cực như
nước.
Câu 11.
Phương trình hoá học của phản ứng: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Bước 1: NaBr là hợp chất ion, phân tử phân cực mạnh nên tan tốt trong nước, dung dịch đồng nhất
không màu.

295
Bước 2: Hexane là chất hữu cơ không phân cực, hỗn hợp dung dịch muối NaBr và hexane không tan
vào nhau, hexane nhẹ hơn nên phân lớp phía trên.
Bước 3: Br2 được tạo ra dễ tan trong hexane, lớp chất lỏng phía trên có màu da cam.
Thí nghiệm chứng minh tính tan của đơn chất halogen trong hai loại dung môi và chứng minh tính oxi
hoá của Cl2 mạnh hơn Br2 .
Câu 12.
F2 tác dụng với H2 mạnh nhất nên phản ứng H2(g) + F2(g) → 2HF(g) có biến thiên enthalpy âm nhất.
I2 tác dụng với H2 yếu nhất nên phản ứng H2(g) + I2(g) → 2HI(g) có biến thiên enthalpy ít âm nhất.
Vậy: Biến thiên enthalpy của các phản ứng tăng dần trong dãy các halogen từ F2 đến I2.
Câu 13.
(a) Liên kết bền nhất là H-F. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.
(b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn tính theo năng lượng liên kết với từng phản ứng được tính như sau
Với phản ứng (1): ∆rH0298 = (1 ×E(F-F) +1× E(H-H)) - 2× E(H-F)= 159 + 436 - 2×565 = -535 kJ
Với phản ứng (2): ∆rH0298 = (1 ×E(O-O) +2× E(H-H)) - 2×2×E(O-H)= 498 + 2× 436 - 2×2 ×464= -486 kJ
(c) Phản ứng (1) toả ra nhiều nhiệt hơn. Phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn âm hơn thì sẽ toả
nhiệt nhiều hơn.
Câu 14.
Vai trò của màng ngăn xốp để ngăn không cho các phân tử Cl 2 hình thành ở cực dương khuếch tán sang
cực âm và ngăn các ion OH- hình thành ở cực âm khuếch tán sang cực dương.
Nếu không có màng ngăn xốp sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa Cl 2 và NaOH, khi đó sản phẩm thu
được sẽ là nước Javel chứ không phải chlorine.
Câu 15.
- Ống nghiệm chứa KMnO4 và đoạn thứ nhất ở của ống hình trụ nằm ngang có màu vàng lục vì có khí
chlorine.
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
- Đoạn giữa của ống hình trụ nằm ngang có màu đỏ nâu vì có hơi bromine sinh ra
Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
- Đoạn cuối của ống hình trụ nằm ngang có màu tím vì có hơi iodine sinh ra
Br2 + 2KI → 2KBr + I2
- Ống nghiệm chứa hồ tinh bột chuyển màu xanh vì iodine sinh ra tác dụng với hồ tinh bột.
Câu 16.
Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn học liệu khác nhau, có thể từ các nguồn học liệu số
trên internet. Từ đó, học sinh xác định được sự đa dạng trong sử dụng chất khử khuẩn nước hồ bơi.
Dưới đây là thông tin gợi ý.
(a) Do khó bảo quản trong vận chuyển và lưu trữ, nước chlorine ít được sử dụng để khử khuẩn nước hồ
bơi. Hiện nay, trong thực tế, để khử khuẩn cho hồ bơi, người ta có thể dùng nước Javel hoặc chlorine
70 (Ca(OCl)2 hay Ca(Chlorine)2 calcium hypochlorite dạng bột dễ bảo quản, lưu trữ và sử dụng . Chất
này có hàm lượng ion hypochlorite lớn hơn so với nước Javel khoảng 70%).
Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất
trichloroisocyanuric acid (C3Cl3N3O3).
296
(b+c) Với Nước Javel hoặc chlorine 70 (Ca(OCl)2 hay Ca(Chlorine)2 calcium hypochlorite dạng bột .
Các hóa chất này cung cấp ion hypochlorite và hypochlorous acid có tính sát khuẩn cao, giúp khử
khuẩn cho hồ bơi. Lưu ý : Do ion hypochlorite và hypochlorous acid dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc trực
tiếp với ánh sáng mặt trời nên việc khử khuẩn hồ bơi thường được thực hiện vào ban đêm.
Với hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất trichloroisocyanuric acid (C 3Cl3N3O3). Hợp
chất này khi tan trong nước tạo thành hypochlorous acid và cyanuric acid. Trong đó, cyanuric acid
có tác dụng ổn định tính khử khuẩn của hypochlorous acid dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Câu 17.
(a) Fluorine, F2 (b) Chlorine, Cl2 (c) Bromine, Br2 (d) Iodine, I2
(2), (5), (6) (2), (5), (8) (3), (5) (1), (4), (5), (7)

Câu 18.
- Chất tẩy rửa phổ biến là nước Javel gồm có NaCl và NaClO.
⇒ Hai chất tác dụng với nhau để tạo thành nước Javel là: NaOH và Cl2.
- Vì A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí ⇒ A là dung dịch NaOH, Y là khí Cl2.
- Để sản xuất được hydrogen chloride cần: Cl2 và H2, mà Y là khí Cl2 ⇒ X là khí H2.
(a) Công thức hóa học của A, X, Y lần lượt là: NaOH, H2, Cl2.
(b) Phương trình hóa học: 2NaCl(aq) + 2H2O(l) → 2NaOH (aq) + H2(g) + Cl2(g).
Câu 19.
Sau khi nhỏ nhanh vài giọt bromine vào ống nghiệm chứa nước, dung dịch bromine có những chất: Br 2,
H2O, HBr, HBrO.
Br2(aq) + H2O(l) ⇄ HBr(aq) + HBrO(aq)
- Vì phản ứng xảy ra thuận nghịch nên trong dung dịch có cả chất tham gia và chất sản phẩm.
Câu 20.
Khí chlorine tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp gồm HCl và HClO
Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)
Do có acid nên làm giấy quỳ chuyển màu đỏ , tuy nhiên HClO có tính tẩy màu nên màu đỏ trên giấy
quỳ sẽ biến mất.
Câu 21.
Cách làm trên nhằm làm giảm lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt (chlorine phát tán vào không
khí) không ảnh hưởng đến cá cảnh.
Câu 22.
- Giá trị biến thiên enthalpy càng âm thì phản ứng diễn ra thuận lợi.
- Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với nước mà không phản
ứng với sodium chloride.
=> Phản ứng của fluorine với nước diễn ra thuận lợi hơn.
=> Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng F2 với H2O âm hơn.
Câu 23.
(a) Với phản ứng: 2Br - (aq) + Cl₂(aq) → 2Cl - (aq) + Br₂(aq)

297
Dựa vào enthalpy tạo thành chuẩn của các chất, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính như
sau:
∆rH0298 = 2 ×∆fH0298 (Cl–(aq)) + ∆fH0298 (Br₂(aq)) - 2 ×∆fH0298 (Br–(aq)) - ∆fH0298 (Cl₂(aq))
= 2 × (-167,16) + (-2,16) - 2 × (-121,55) - (-17,30)
= -76,08 (kJ).
(b) Đây là phản ứng toả nhiệt nên thuận lợi về mặt năng lượng. Thực tế, phản ứng trên diễn ra dễ dàng.
Câu 24.
Phương trình phản ứng:
Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + H2O.
CuCO3 + 2HCl CuCl2 + CO2 + H2O
Câu 25.
Phản ứng điện phân sinh ra khí chlorine ở anode, hydrogen và sodium hydroxide ở cathode:

2 NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2.


Do không có màng ngăn điện cực nên khí Cl2 và NaOH khuếch tán sang nhau trong bình điện phân và
xảy ra phản ứng:
2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.
Tổng hợp 2 phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân là:

NaCl + H2O NaClO + H2

Câu 26.
(a) Dung dịch hút ẩm cần có khả năng hút nước và không tác dụng với chất cần làm khô là Cl 2, do vậy
không chọn dung dịch có tính kiềm. Chọn dung dịch H2SO4 đặc.
(b) Để hạn chế khí Cl2 bay ra cần chọn dung dịch có tính kiềm để tẩm vào bông đậy ở miệng bình thu
khí. Chọn dung dịch NaOH 4% hoặc dung dịch nước vôi trong.
Phương trình hóa học : Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 27.

(a) 2Na + Br2 2NaBr


(b) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

(c) 3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

(d) H2 + I2 2HI
(e) Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Câu 28.
0 -1 +5

3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O


Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Sự oxi hóa: Cl0 → Cl+5 + 5e x1

298
Sự khử: Cl0 + 1e → Cl-1 x5
Câu 29.

(1) Cu + Cl2 CuCl2 (6) 3Br2 + 6KOH 5KBr + KBrO3 + 3H2O


(7) 2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
(2) 2Al + 3Br2 2AlBr3
Hay Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
(3) 2Na + I2 2NaI (8) Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
(9) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
(4) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(10) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
(5) H2 + Cl2 2HCl
Halogen đóng vai trò chất oxi hóa trong các phản ứng: (1), (2), (3), (4), (5), (8), (9), (10)
Halogen vừa đóng vai trò chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng: (6), (7).
Câu 30.
Đổi 80.000 m3 thành 80.000.000 = 8.107 lit.
Vậy mCl2 = 5.8.107 = 4.108 mg = 400kg
Câu 31.
(a) Gọi a là số viên nén chloramine B 25% cần dùng

, vì dnước = 1 g/ml

(viên)
Số viên nén chloramine B 25% cần dùng để xử lí 200 lít nước sinh hoạt là 8 viên
(b) Gọi b là khối lượng (gam) bột chloramine B 25% cần dùng

, vì dnước = 1 g/ml

(g)
Để pha 1 lít dung dịch nước sát khuẩn chloramine B nồng độ 2% cần hoà tan 81,63 gam bột chloramine
B 25% vào 1 lít nước ( sự thay đổi thể tích dung dịch không đáng kể).
Câu 32.
(a)

(1) MnO2 + 4HClđặc MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(2) Cl2 + H2 2HCl

(3) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

(4) 2FeCl3 + Fe 3FeCl2


(5) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(b)

299
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)
Câu 33.
Lượng nước cần dùng mỗi ngày của 1 tỉnh: 3,5.106. 200.10-3 = 70000 m3
Khối lượng Cl2 cần dùng là: 700000.5 = 3500000 gam =3500 kg
Câu 34.
Có khoảng 1000 μg (10-3 g) iodide trong 100 gam tảo bẹ khô.
Để sản xuất 1 tấn ion iodide (I-) cần khối lượng tảo bẹ khô là:

tấn = 0,1 triệu tấn


Câu 35.
- Giả sử lấy 1 lít nước muối đem điện phân.

Câu 36.
Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là:
200 L x 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3
Lượng khí chlorine cần dùng là:
6.105 m3 . 5g/m3 = 3.106 gam = 3.103 kg
Câu 37.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
0,852
mCl2 = 1,332 – 0,48 = 0,852 (gam) => nCl2 = = 0,012 (mol)
71
Phương trình phản ứng: M + Cl2 MCl2
Mol : 0,012 ← 0,012
0 , 48
M= = 40. M là Ca
0,012
Câu 38.
PTHH: (1) Zn + X2 → ZnX2
(2) 2K + X2 → 2KX
300
BÀI 18. HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE
I. Tính chất vật lí của các halogen halide
- Hydrogen halide là hợp chất của hydrogen với halogen.
- Công thức tổng quát: HX (X là halogen).
- Ở 20oC, các hydrogen halic tồn tại ở thể khí và không có màu.
- Tên gọi: Hydrogen + tên halogen với hậu tố "ide".
- HF có nhiệt độ cao bất thường là do HF có khả năng hình thành liên kết hydrogen liên phân tử làm
tăng nhiệt độ sôi.

Liên kết hydrogen trong HF


II. Hydrohalic acid
- Các hydrogen halide tan trong nước, tạo thành hydrohalic acid tương ứng.
- HF là acid yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thuỷ tinh.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
- Dung dịch HCl, HBr, HI là những acid mạnh, có đầy đủ tính chất hoá học chung của acid.
- Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid.
III. Tính khử của các ion halide
- Trong ion halide, các halogen có số oxi hoá thấp nhất là -1.
⇒ Ion halide chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng oxi hoá - khử.
- Khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh như H2SO4 đặc
+ Ion chlorine không khử được H2SO4 nên chỉ xảy ra phản ứng trao đổi:

+ Ion bromine khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2 và Br- bị oxi hoá thành Br2, sản
phẩm có màu vàng đậm.
2KBr + 2H2SO4 → Br2 + SO2↑ + K2SO4 + 2H2O
+ Ion iodine có thể khử H 2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành H2S, S, SO2 tuỳ vào điều kiện
phản ứng và I- bị oxi hoá thành I2 có màu đen tím.
2KI + 2H2SO4 → I2 + SO2↑ + K2SO4 + 2H2O

301
6KI + 2H2SO4 → 3I2 + S↓ + 3K2SO4 + 4H2O
8KI + 5H2SO4 → 4I2 + H2S↑ + 4K2SO4 + 4H2O
⇒ Tính khử của các ion halide tăng theo chiều F- < Cl- < Br- < I-.
IV. Nhận biết ion halide trong dung dịch
Có thể nhận biết dung dịch muối halide bằng dung dịch AgNO3:

V. Ứng dụng của các hydrogen halide


- Hydrogen fluoride: Tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong nhà máy lọc dầu,
công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm,...
- Hydrogen chloride: Dùng để loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các hợp chất vô cơ và
hữu cơ phục vụ đời sống sản xuất,...
- Hydrogen bromine: Làm chất xúc tác cho các phản ứng hữu cơ, tổng hợp chất chống cháy chứa
nguyên tố bromine như tetrabromobisphenol A, điều chế nhựa epoxy, sản xuất các vi mạch điện tử,...
- Hydrogen iodine: Dùng làm chất khử phổ biến trong các phản ứng hoá học; sản xuất iodine và alkyl
iodine,...

302
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 2. Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 3.Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu nhất?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 4. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 5. Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 6. Số oxi hóa của halogen trong hợp chất HX là
A. +1. B. -1. C. 0. D. +2.
Câu 7. Khí hydrogen iodide có công thức hóa học là
A. HBr. B. HCl. C. HF. D. HI.
Câu 8. Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen
mạnh?
A HCl. B. HI. C. HF. D. HBr.
Câu 9. Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch hydrochloric acid. Hydrochloric acid khi tiếp
xúc với quỳ tím làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh.
C. không chuyển màu. D. chuyển sang không màu.
Câu 10. Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đày?
A NaHCO3. B.CaCO3. C. NaOH. D. MnO2.
Câu 11. Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3. B. Fe. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 12. Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng
trao đổi?
A. KBr. B. KI. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 13. Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
- - - -
Câu 14. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F , Cl , Br , I trong dung dịch muối?
A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. KNO3.

303
Câu 15. Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?
A. Phenolphthalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước brom.
Câu 16. Trong dịch vị dạ dày của người có hydrochloric acid với nồng độ trong khoảng
A. 10–4 – 10–3 mol/L. B. 103 – 104 mol/L.
C. 10-4 – 103 mol/L. D. 10–2 – 10–1 mol/L.
Câu 17. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl?
A. HCl. B. HF. C. AgNO3. D. Br2.
Câu 18. Khí hydrogen chloride có công thức hóa học là
A. HCl. B. HClO2. C. KCl. D. NaClO.
Câu 19. Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
A. Cl2. B. Cl-. C. I2. D. I-.
Câu 20. Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản
phẩm là:
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 va Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
Câu 21.Oxide nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.
Câu 22. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl 2 cho cùng một muối
chloride?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 23. Thuốc thử để nhận biết dung dịch KI là
A. quì tím. B. chlorine và hồ tinh bột.
C. hồ tinh bột. D. dung dịch HCl.
Câu 24. Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung iodine?
A. I2, HI. B. HI, HIO3. C. KI, KIO3. D. I2, AlI3.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Chloramin-B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch covid – 19.
(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.
(d) Muối là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước javel.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch KI có chứa
sẵn một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 27. Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện
là:
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl.
Câu 28. Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là:
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
304
Câu 29. X là một loại muối chloride, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế
Cl2, H2, NaOH, nước Javel,.. đặc biệt quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là
A. ZnCl2 B. AlCl3 C. NaCl D. KCl
Câu 30. Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 31. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl ® CuCl2 + H2.
C. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O. D. AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3.
Câu 32. Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh ?
A. HNO3. B. HF. C. HCl. D. NaOH.
Câu 33. Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 34. Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl.
Câu 35. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. chlorine hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho chlorine tác dụng với hydrogen.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 36. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hydrogen chloride trong phòng thí nghiệm?

A. H2 + Cl2 2HCl

B. Cl2 + H2O HCl + HClO


C. Cl2 + SO2 + 2H2O  2HCl + H2SO4

D. NaClrắn + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl


Câu 37. Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đối như thế nào?
A. Tuần hoàn. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Không đổi.
Câu 38. Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
A. F-, Cl-, Br-, I-. B. I-, Br-, Cl-, F-. C. F-, Br-, Cl-, I-. D. I-, Br-, F-, Cl-.
Câu 39. Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đối như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Tuần hoàn.
Câu 40. Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào
sau đây?
A. Tương tác vander Waals tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần.
C. Độ bền liên kết giảm dần. D. Độ phân cực hên kết giảm dần.
Câu 41. Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 42. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O. B. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2. D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O.
305
Câu 43. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.
Câu 44. Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH) 3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Acid HCl tác
dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5).
Câu 45. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ
trái sang phải là:
A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.
Câu 46. Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?
A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.
C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI.
Câu 47. Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF NaF + H2O.
C. H2 + F2 2HF. D. 2F2 +2H2O 4HF + O2.
Câu 48. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl
được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M
có thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 49. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với acid chlorinehidric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
Câu 50. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?

A. H2S. B. NH3. C. SO2. D. HCl.


Câu 51. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu theo hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây
không áp dụng được với cách thu khí này?

306
0

A. NaCl(r) + H2SO4(đặc)   HCl(k) + NaHSO4.


t
B. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
t0
C. 2KClO3   2KCl + 3O2. D. Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
Câu 52. Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành làm
muối trên ruộng chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30 gam NaCl và hiệu suất
quá trình làm muối thành phẩm đạt 60%.
Khối lượng muối hộ gia đình thu được là:
A. 1 200 kg. B. 10 000 kg. C. 6 000 kg. D. 3 600 kg.
Câu 53. Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp, Z x < ZY. Hoà tan
hoàn toàn 0,402 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước, thu được dung dịch E. Cho từ từ E vào cốc đựng
dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,574 gam kết tủa.
Kí hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A. F và Cl. B. Cl và Br. C. Br và I. D. Cl và I.
Câu 54. Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau:
A. sục khí F2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
B. sục khí Cl2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
C. cho bromine đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
D. sục khí oxygen đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
Câu 55. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. chlorine có bán kính nguyên tử lớn hơn fluorine.
B. Bromine có độ âm điện lớn hơn iodine.
C. Trong dãy HX (X là halogen), tính acid giảm dần từ HF đến HI.
D. Trong dãy HX (X là halogen), tính khử tăng dần từ HF đến HI.
Câu 56. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iodine có bán kính nguyên tử lớn hơn bromine.
C. Fluorine có tính oxi hóa yếu hơn chlorine.
D. Acid HBr có tính acid yếu hơn acid HCl.
Câu 57. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn bán kính nguyên tử của fluorine.
B. Độ âm điện của bromine lớn hơn độ âm điện của iodine.
C. Tính khử của ion Br− lớn hơn tính khử của ion Cl−.
D. Tính acid của HF mạnh hơn tính acid của HCl.
Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng?
307
A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, fluorine và chlorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5,
+7.
B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 59. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ cao vượt trội so với các
hydrogen halide còn lại do
A. Fluorine có nguyên tử khối nhỏ.
B. Năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi hơn.
C.Các nhóm phân tử HF được tạo thành dó có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. Fluorine là phi kim mạnh nhất.

Câu 60. Cho phản ứng: NaX(s) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HX(g).


Các hydrogen halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl.
C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 61. Bình thủy tinh có thể chứa tất cả các dung dịch acid trong dãy nào sau đây?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF.
C. H2SO4, HF, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 62. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. CuO + 2HCl ⟶ CuCl2 + H2O. B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. Fe(OH)2 + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2O. D. KClO3 + 6HCl ⟶ KCl + 3Cl2 + 3H2O.
Câu 63. Quan sát mô hình thí nghiệm thực hành dưới đây với các dung dịch loãng cùng nồng độ:

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm
A. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho
kết tủa vàng.
B. ống 1,2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng.
C. ống 1, 2 cho kết tủa trắng, ống 3, 4 cho kết tủa vàng.
D. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng xanh, ống 3, 4 cho kết tủa vàng nhạt.
308
Câu 64. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu đuợc hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 65. Chọn phát biểu không đúng:
A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F- và Cl- không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 66. Trong công nghiệp HCl có thể điều chế bằng phương pháp sulfate theo phương trình hóa học:
2NaCl (s) + H2SO4 (đặc) 2HCl ↑ + Na2SO4. Phương pháp này không được dùng để điều chế
HBr và HI là do
A. tính acid của H2SO4 yếu hơn HBr và HI.
B. NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm
C. HBr và HI sinh ra là chất độc.
D. Br-, I- có tính khử mạnh bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc, nóng.
Câu 67. Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl 2, FeCl2, FeCl3, AlCl3,
NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. Ba(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 68. Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 69. Cho các phản ứng sau:

4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O

14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O


2HCl + Fe FeCl2 + H2
6HCl + 2Al 2AlCl3 + 3H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 70. Cho các phát biểu về các hydrohalic acid:
(a) Đều là các acid mạnh.

309
(b) Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm độ bền
liên kết từ HF đến HI.
(c) Hòa tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.
(d) Hòa tan được tất cả các kim loại.
(e) Tạo môi trường base.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 71. Cho các phát biểu:
(a) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
(b) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
(c) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai
trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
(d) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất.
(e) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước
ở nhiệt độ thường.
(g) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen
halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 72. Cho các phát biểu về ứng dụng hiện nay của một số hydrogen halide và hydrohalic acid:
(a) Hằng năm, cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid..
(b) Lượng lớn hydrochloric acid được sử dụng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm,…
(c) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thủy phân các chất trong sản xuất, chế biến thực
phẩm.
(d) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
(e) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
(g) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay
thế chất CFC), chất chảy cryolite,…
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73. Cho các phát biểu sau về tính acid của hydrochloric acid:
(a) Phản ứng với các hydroxide.
(b) Hòa tan các oxide của kim loại.
(c) Hòa tan một số kim loại.
(d) Phản ứng với phi kim.
(e) Làm quỳ tím hóa xanh.
(g) Khi phản ứng với kim loại thì tạo ra muối và khí hydrogen.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 74. Cho các phát biểu sau về iodine và hợp chất:
310
(a) Iodine là chất có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm halogen.
(b) Iodine là chất rắn tinh thể, màu tím đen, có tính thăng hoa, iodine tan nhiều trong nước, tạo nước
iodine.
(c) Iodine chỉ oxi hóa H2 ở nhiệt độ cao, có xúc tác.
(d) Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iodine.
(e) Dung dịch HI có tính acid yếu và tính khử yếu.
(g) I2 có thể phản ứng với dung dịch NaBr tạo muối NaI.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 75. Cho các phát biểu sau:
(1) Acid HF hòa tan được thủy tinh.
(2) Phương pháp điều chế HF là cho CaF2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
(3) AgF tan trong nước còn AgCl không tan.
(4) Tính acid của HF mạnh hơn HCl.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 76. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối iodine dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Sản xuất fluorine người ta điện phân dung dịch HF với điện cực trơ.
(c) Iodine có tính oxi hóa và nó phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng.
(d) Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch NaI, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 77. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 78. Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về các hydrogen halide HX?
(a) Ở điều kiện thường, đều là chất khí.
(b) Các phân tử đều phân cực.
(c) Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide, phú hợp với xu hướng tăng tương
tác van der Waals từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide.
(d) Đều tan tốt trong nước, tạo các dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
(e) Năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
311
Câu 79. Cho các phát biểu sau về bromine và hợp chất:
(a) Bromine là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi.
(b) Br2 có thể phản ứng với dung dịch NaCl tạo muối NaBr
(c) Bromine tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh.
(d) Nguyên liệu chính để điều chế bromine là nước biển.
(e) Muối AgBr là chất kết tủa màu trắng.
(g) Hydrobromic acid HBr có tính khử mạnh và tính acid mạnh hơn so với HCl.

(h) Có thể điều chế HBr bằng phản ứng: NaBr (s) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HBr
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 80. Cho 1,92 gam kim loại X (chưa rõ hóa trị) phản ứng vừa đủ với 1,9832 lít khí fluorine (đkc)
tạo ra một muối fluoride. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Fe.
Câu 81. Cùng lấy một lượng a mol thì chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, lấy
vừa đủ thu được lượng khí chlorine nhiều nhất?
A. KMnO4. B. MnO2. C. KClO3. D. CaOCl2.
Câu 82. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl 2 và m gam FeCl3. Giá
trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.
Câu 83. Cho 30,7 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na 2O, K2O tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được
2,7269 lít H2 (đkc), dung dịch chứa 22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là
A. 32,78 B. 31,29 C. 35,76 D. 34,27
Câu 84. Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 21,44 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu
được 6,496 lít khí (đkc) và dung dịch Y. Trong Y có 24,7 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
A. 31,08. B. 33,3. C. 39,96. D. 26,64.
Câu 85. Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, CaO, MgO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa
đủ, thu được 5,2059 lít hỗn hợp khí (đkc) có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825 gam
MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A. 18,78. B. 19,425. C. 20,535. D. 19,98.
Câu 86. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 87. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxide kim loại (hóa trị II) cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl
2M. Công thức của oxide là
A. MgO. B. FeO. C. CuO. D. ZnO.
Câu 88. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 4,958 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 6,4. B. 8,5. C. 2,2. D. 2,0.
312
Câu 89. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 9,916
lít khí H2 (đkc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,4. B. 28,4. C. 36,2. D. 22,0
Câu 90. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe 2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỷ lệ
mol là 1: 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40.
Câu 91. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl
2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
Câu 92. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu
được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl 2
trong dung dịch Y là
A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%.
Câu 93. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu
được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe 2+ và Fe3+ là 1: 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần
một thu được m1 gam muối khan. Sục khí chlorine (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml.
Câu 94. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X.
Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của V là
A. 160. B. 240. C. 480. D. 320.
Câu 95. Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng
thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,02 mol. D. 0,01 mol.
Câu 96. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có
trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch
AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%.
Câu 97. Hòa tan toàn 13,76 gam hỗn hợp X gồm hai muối NaCl và NaBr vào nước thu được dung
hoàn dịch X. Cho khí chlorine lội từ từ cho đến dư qua dung dịch X thu được dung dịch Y. Làm bay
hơi dung dịch Y cho tới khi thu được 12,87 gam muối khan Z. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp X
là (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 11,7. B. 5,85. C. 8,77. D. 9,3.
Câu 98. Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch Y. Nếu cho
bromine dư vào dung dịch Y, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được
giảm 7,05 gam. Nếu sục khí chlorine dư vào dung dịch Y, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy
khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần phần trăm khối lượng của một chất trong hỗn hợp
X là
A. 39,1% B. 64,3% C. 47,8% D. 35,9%
313
Câu 99. Cho lượng dư AgNO3 vào 100 ml dung dịch KCl y M thu được 4,305 gam kết tủa. Giá trị của
y là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 100. Trộn 300 ml dung dịch hỗn hợp KBr 0,2 M; NaBr 0,5 M với lượng dư dung dịch AgNO 3.
Khối lượng kết tủa thu được là
A. 38,49. B. 39,48. C. 30,14. D. 16,92.
Câu 101. Lấy 11,7 gam muối NaX (X là halogen) phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 thu được
28,7 gam kết tủa. X là
A. chlorine. B. bromine. C. iodine. D. fluorine.
Câu 102. X, Y là hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp (M X < MY). Cho 15,92 gam hỗn hợp NaX và NaY
vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,67 gam kết tủa. X và Y lần lượt là:
A. fluorine và chlorine. B. bromine và iodine.
C. chlorine và bromine. D. bromine và chlorine.
Câu 103. Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta
thu được 1,17 gam NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là
A. 0,01 mol. B. 0,015 mol. C. 0,02 mol. D. 0,025 mol.
Câu 104. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối carbonate kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu
được dung dịch X và 2,479 lít khí bay ra (đkc). Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối
khan?
A. 11,10 gam. B. 13,55 gam. C. 12,20 gam. D. 15,80 gam.
Câu 105. Cho 7,437 lít khí Cl2 (đkc) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam muối NaCl. Nồng độ của dung dịch NaOH là
A. 0,36 M. B. 0,72 M. C. 0,6 M. D. 1,2 M.
Câu 106. Hấp thụ hoàn toàn 2,9748 lít khí Cl2 (đkc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 loãng, ở nhiệt độ
thường. Sau phản ứng, nồng độ Ca(OH) 2 còn lại là 0,1 M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi).
Nồng độ ban đầu của dung dịch Ca(OH)2 là
A. 0,5 M. B. 0,4 M. C. 0,3M. D. 0,9 M.
Câu 107. Dẫn hai luồng khí Cl2 đi qua hai dung dịch:
- Dung dịch 1: KOH loãng và nguội, ở nhiệt độ thường.
- Dung dịch 2: KOH đậm đặc đun nóng 80oC.
Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí Cl 2 đi qua dung dịch
1 và dung dịch 2 là
A. 1: 3. B. 5: 3. C. 3: 5. D. 2: 3.
Câu 108. Cho 100 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng
thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,3. C. 0,8. D. l,0.
Câu 109. Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 7,437 lít khí
(đkc) và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%.

314
C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%.
Câu 110. Cho 1,456 lít khí Cl2 (đkc) đi qua 0,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 37,25 gam muối KCl. Nồng độ của dung dịch KOH là
A. 0,36 M. B. 0,72 M. C. 0,6 M. D. 1,2 M.

TỰ LUẬN
Câu 1.
(a) X là các nguyên tố bền thuộc nhóm halogen. Hãy điền công thức hóa học của nguyên tố, chất, ion
theo thứ tự với các tính chất tương ứng theo bảng sau:

Tính chất

Độ âm điện của nguyên tố X F


Tính oxi hóa của đơn chất X2
Tính khử của ion X-
Tính acid của hợp chất HX

(b) Viết các phản ứng chứng minh sự thay đổi tính khử của các ion X - theo xu hướng trong bảng đã
được hoàn thành ở câu a.
(c) Tìm hiểu và giải thích vì sao tính acid của các hợp chất HX lại thay đổi theo thứ tự như câu a.
Câu 2. Cho bảng thông tin sau:
Đặc điểm HF HCl HBr HI
Năng lượng liên kết (kJ/mol) 565 427 363 295

0,92 1,27 1,41 1,61


Độ dài liên kết ( )
Hằng số điện li acid (Ka) (*) 7.10-4 1.10-7 1.109 1.1010
(*)
Đại lượng đo độ mạnh của một acid trong dung dịch
(a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hydrohalic acid.
(b) Dựa vào bảng thông tin, giải thích thứ tự tính acid của các hydrohalic acid.
Câu 3. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối của sodium. Cho vài giọt dung dịch
AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng nhạt. Nhỏ vài giọt nước Cl 2 vào ống thứ hai, lắc
nhẹ, thêm 1 ml benzene và lắc đều, thấy benzene từ không màu chuyển sang màu da cam. Xác định
công thức cùa muôi sodium và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 4. Dung dịch HBr và HI đậm đặc không màu, thường được đựng trong lọ thủy tinh sẫm màu, sau
một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí, dung dịch HBr có màu vàng cam, dung dịch HI
có màu vàng đậm. Giải thích sự thay đổi màu sắc của 2 dung dịch acid trên.
Câu 5. Phản ứng dưới đây có thể được thực hiện để điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm:
4HCl + MnO2 Cl2 + MnCl2 + 2H2O
(a) Trong phản ứng trên, hãy xác định chất khử và chất oxi hóa.
(b) Hãy dự đoán hydroiodic acid có phản ứng được mangan (IV) oxide không. Giải thích.
Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo phản ứng sau:

315
NaX (s) + H2SO4 (aq, đặc) HX↑ (g) + NaHSO4 (aq)
(a) Cho biết HX là chất nào trong các chất sau: HCl, HBr, HI. Giải thích.
(b) Có thể dùng dung dịch NaX và H2SO4 loãng để điều chế HX theo phản ứng trên được không? Giải
thích?
Câu 7. Nối mỗi chất trong cột A với tính chất tương ứng của chúng trong cột B cho phù hợp.
Cột A Cột B
(a) Hydrogen fluoride (1) Là chất khí ở điều kiện thường.
(b) Hydrofluoric acid (2) Các phân tử tạo liên kết hydrogen với nhau.
(c) Hydrogen chloride (3) Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hydrogen halide.
(d) Hydrochloric acid (4) Là acid mạnh.
(5) Ăn mòn thủy tinh.
(6) Thường được dùng để thủy phân các chất trong quá trình sản xuất.
(7) Hòa tan calcium carbonate có trong đá vôi, magnesium hydroxide,
copper (II) oxide.

Câu 8. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp:
(a) Kim loại Mg phản ứng với dung dịch HBr.
(b) Dung dịch KOH phản ứng với dung dịch HCl.
(c) Muối CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl.
(d) Dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch CaI2.
Câu 9. Trong cơ thể người, dịch vị dạ dày có môi trường acid (HCl), pH = 1,6 - 2,4 giúp hỗ trợ tiêu
hoá.
(a) Một bệnh nhân bị đau dạ dày do dư thừa acid được kê đơn thuốc uống có chứa NaHCO 3. Viết phản
ứng minh họa tác dụng của thuốc.
(b) Ở 37°C, tinh bột bị thuỷ phân thành glucose trong môi trường acid (HCl) có xúc tác enzyme. Viết
phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Câu 10. Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver
nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium bromide.
Câu 11. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
(a) Cho Zn phản ứng với dung dịch HBr.
(b) Cho CuO phản ứng với dung dịch HCl.
(c) Cho Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch HCl.
(d) Cho Na2CO3 phản ứng với dung dịch HCl.
(e) Cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch NaBr.
(g) Cho SiO2 phản ứng với dung dịch HF.
Câu 12. Hoàn thành chuỗi phản ứng:

Câu 13. Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonatee bám
trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện.
316
(a) Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học nào của hydrochloric acid?
(b) Hãy viết phương trình hóa học khi cho hydrochloric acid tác dụng với hợp chất oxide, hydroxide,
muối carbonatee của iron (II).
Câu 14. Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối X của potassium (kali). Cho vài giọt
dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br 2 vào ống
thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh. Xác định công thức hóa học của X và viết các
phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 15. Hãy giải thích vì sao
(a) nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride.
(b) không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?
Câu 16. Viết phương trình hóa học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với: Fe,
MgO, Cu(OH)2, AgNO3.
Câu 17. Hoàn thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau:
(a) HCl + KMnO4  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
(b) MnO2 + HCl  MnCl2 + ? + H2O
(c) Cl2 + ?  ? + NaClO3 + H2O
(d) NaBr + H2SO4  NaHSO4 + ? + SO2 + H2O
(e) HI + ?  I2 + H2S + H2O
Câu 18. Ở một nhà máy sản xuất vàng từ quặng, sau khi cho dung dịch chứa hợp chất tan của vàng
chảy qua cột chứa kẽm hạt, thu được chất rắn gồm vàng và kẽm. Đề xuất phương pháp thu được vàng
tinh khiết.
Câu 19. Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper (II) oxide.
(a) Vì sao có thể sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa copper (II) oxide.
(b) Có thể sử dụng một số dung dịch thưởng có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper (II) oxide. Đó có
thể là dung dịch nào? Vì sao?
Câu 20. Thực hiện thí nghiệm thử tính tan của hydrogen chloride theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị một bình khô chứa khí HCl, đậy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh xuyên qua và
một cốc nước.
Bước 2: Nhúng ống thuỷ tinh vào cốc nước, thấy nước phun vào bình (xem hình bên).
(a) Hiện tượng nước phun vào bình cho thấy áp suất khí HCl trong bình đã tăng hay giảm rất nhanh.
Giải thích.
(b) Sự biến đồi áp suất như vậy đã chứng tỏ tính chất gì của khí HCl?

317
Câu 21. Hydrogen chloride được điều chế bằng cách cho tinh thể sodium chloride tác dụng với sulfuric
acid đặc. Tuy nhiên, không thể dùng phương pháp này để điều chế hydrogen bromide. Nêu nguyên
nhân và đề nghị phương pháp hóa học điều chế hydrogen bromide.
Câu 22. Nêu cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy
ra.
Câu 23. Hãy đề xuất cách phân biệt bốn dung dịch hydrohalic acid bằng phương pháp hóa học.
Câu 24. Một trong những ứng dụng quan trọng của hydrochloric acid là dùng để loại bỏ gỉ thép trước
khi đem cán, mạ điện,… Theo đó, thép sẽ được ngâm trong hydrochlric acid nồng độ khoảng 18% theo
khối lượng. Các oxide tạo lớp gỉ trên bề mặt thép, chủ yếu là các oxide của sắt và một phần sắt sẽ bị
hòa tan bởi acid. Quá trình này thu được dung dịch (gọi là dung dịch A), chủ yếu chứa hydrochloric
acid dư và iron (II) chloride được tạo ra từ phản ứng sắt khử ion Fe3+.
(a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng diễn ra. Các phản ứng này có phát thải khí độc vào môi
trường không?
(b) Để tái sử dụng acid, dung dịch A được đưa đến thiết bị phun, ở khoảng 180C để thực hiện phản
ứng: 4FeCl2 + 4H2O + O2 8HCl + 2Fe2O3
Sau quá trình trên, cần làm thế nào để thu được hydrochloric acid?
Câu 25. Hoàn thành các câu sau:
(1) Các nguyên tố nhóm halogen không phóng xạ bao gồm: ………………...................................
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen có dạng: ………………….
(3) Trong các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa …..; các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa
…… còn có số oxi hóa ………………………….
(4) Cho các nguyên tố: F, Cl, Br, I; các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2; các hợp chất: HF, HCl, HBr, HI.
- Thứ tự các nguyên tố sắp xếp theo chiều độ âm điện tăng dần là ……………………………….
- Thứ tự các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là ……………………………..
- Thứ tự các đơn chất sắp xếp theo chiều tính oxi hóa giảm dần là …………………………….…
- Thứ tự các hợp chất sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần là ………………………………...….
- Thứ tự các hợp chất sắp xếp theo chiều tính acid giảm dần là ………………………………..….
(5) Tính tan: AgF ……..…..; AgCl ………..…..…..; AgBr …………….……; AgI ……….……..
(6) Thuốc thử dùng để nhận biết các ion halide là ……………………………
Câu 26. Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng
để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
(a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
(b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối
ăn?
Câu 27. “Natri chlorinerid 0,9%” là nước muối sinh lí chứa sodium chloride (NaCl), nồng độ 0,9%
tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt, … thường được sử dụng để súc miệng,
sát khuẩn, … Em hãy trình bày cách pha chế 500 mL nước muối sinh lí.
Câu 28. Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine ( NaClO, Ca(Chlorine)2) là các hoá chất có tính oxi
hoá rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước ( Chlorine được nhắc đến là tên

318
thương mại, không phải là đơn chất Cl2) Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một số
mầm bệnh như:
Mầm bệnh Thời gian tiêu diệt
E.coli 0157:H7 ( gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút
Hepatllis A virus ( gây bệnh viêm gan siêu vi A) 16 phút
Kí sinh trùng Giardia ( gây tiêu chảy, đau bụng và và sụt cân) 45 phút
Chlorile cần dùng là tổng lượng chlorile cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hoá các chất khử trong
nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất
định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorile cần dùng trong một ngày là
11 mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/l tại vòi sử dụng. Một ngày, nhà máy phải
cung cấp 3000 m3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu?
Câu 29. “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ
potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu cổ,
phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion iodide dao
động từ 2 200 μg – 2 500 μg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành từ 66 μg –
110 μg/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày?
Câu 30. Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc ( Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2022) xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế
giới, trong có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất
lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong
danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorile không vượt quá 1mg/l
( chlorile sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorile trong thực phẩm
theo phương trình:
Cl2+ 2 KI → 2 KCl + I2
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodiumthiosulfate theo phương trình
I2+ 2 Na2S2O3 → 2 Nal + Na2 S4O6
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorile trong dung dịch mẫu.
Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thể tích Na2S2O3
dùng hết 0,28 ml ( dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1ml, vạch chia 0,01ml).
Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorile cho phép để xuất khẩu không? Giải thích.
Câu 31. Potassium iodide (KI) trộn trong muối ăn để làm muối i-ốt là một chất rất dễ bị oxi hóa thành
I2 rồi bay hơi mất, nhất là khi có nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối hoặc khi ở nhiệt độ cao.
Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng potassium iodide trong muối ăn sẽ bị mất hoàn toàn. Để đề phòng điều
đó, người ta hạn chế lượng muối i -ốt không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn của Liên
Xô), cho thêm chất ổn định iodine như Na2S2O3. Khi đó có thể giữa lượng KI trong muối i-ốt khoảng 6
tháng. Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối i-ốt theo tiêu chuấn của Liên Xô và nêu phương pháp
bảo quản muối i-ốt, cách dùng muối i-ốt khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát i-ốt.
Câu 32.

319
(a) Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch
sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ
minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho
nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô
khí chlorine?
A. Sulfuric acid 98%.
B. Sodium hydroxide khan.
C. Calcium oxide khan.
D. Dung dịch sodium chloride bão hoà.
(b) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất
hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL -1ở 30 °C). Một nhà máy với quy mô sản
xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m 3 acid thương phẩm trên. Biết rằng,
tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất
của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng.
Câu 33. Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua,
sản lượng muối Ninh Thuận chiếm khoảng 50% sản lượng muối cả nước. Nghề làm muối truyền thống
có quy trình: cải tạo ô ruộng muối, dẫn nước biển vào, phơi nắng để nước biển bốc hơi và thu hoạch
muối. Sản lượng muối hằng năm đạt hơn 426 500 tấn (giai đoạn 2021 – 2025), tăng trưởng 650 000 tấn
(đến năm 2030) đảm bảo cho yếu cầu phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho lực lượng lao động địa
phương (theo Thông tấn xã Việt Nam).
Nước biển từ biển và đại dương có độ mặn khoảng 3,5% (độ mặn không đồng nhất trên toàn cầu, phần
lớn từ 3,1 – 3,8%), với khối lượng riêng 1,02 – 1,03 g/mL, nghĩa là mỗi lít nước biển có khoảng 36 g
muối. Độ mặn được tính bằng tổng lượng (đơn vị gam) hòa tan của 11 ion chính (chiếm 99,99%) là
Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- có trong 1 kg nước biển, trong đó ion
Cl- (55,04%), Na+ (30,61%), SO42- (7,68%) và Mg2+ (3,69%).
(a) Để khai thác được sản lượng 426 500 tấn/ năm như hiện tại 650 000/năm (đến năm 2030) thì thể
tích nước biển cần dẫn vào ruộng muối là bao nhiêu?
(Tính toán nhằm cung cấp số liệu để tính diện tích ruộng muối, từ đó xây dựng quy trình sản xuất để
đạt năng suất cao hơn, … )
(b) Tính khối lượng ion chloride được khai thác từ nước biển hàng năm.

320
Câu 34. Cho a gam đơn chất halogen X2 tác dụng hết với Cu tạo ra 20,25 gam muối. Cũng lượng
halogen đó tác dụng hết với Zn tạo ra 20,4 gam muối. Xác định công thức của X và giá trị a.
Câu 35. Cho từ từ đến hết 10 gam dung dịch gồm NaF 0,84% và NaCl 1,17%, vào dung dịch AgNO 3
dư, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


TRẮC NGHIỆM
1D 2A 3A 4D 5A 6B 7D 8C 9A 10D
11B 12C 13B 14C 15C 16A 17C 18A 19D 20D
21B 22B 23B 24C 25D 26D 27D 28A 29C 30C
31B 32B 33B 34B 35D 36D 37C 38B 39B 40A
41D 42D 43B 44A 45B 46C 47A 48D 49B 50D
51A 52D 53A 54B 55C 56B 57D 58A 59C 60B
61D 62B 63A 64D 65C 66D 67B 68A 69A 70B
71A 72A 73C 74A 75C 76C 77D 78C 79B 80B
81C 82A 83A 84A 85D 86B 87C 88D 89C 90C
91A 92B 93D 94D 95B 96B 97A 98C 99C 100B
101A 102B 103C 104A 105B 106A 107B 108A 109C 110D

TỰ LUẬN
Câu 1.
(a)

Tính chất

Độ âm điện của nguyên tố X I Br Cl F


Tính oxi hóa của đơn chất X2 I2 Br2 Cl2 F2
Tính khử của ion X- F- Cl- Br- I-
Tính acid của hợp chất HX HF HCl HBr HI
(b) Phản ứng sulfuric acid đặc trong cùng điều kiện:

321
NaF + H2SO4 → NaHSO4 + HF
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
2NaBr + 3H2SO4 → 2NaHSO4 + SO2 + Br2 + 2 H2O
8NaI + 9H2SO4 → 8NaHSO4 + H2S + 4I2 + 4H2O
Dễ nhận thấy F- và Cl- không thể hiện tính khử, Br- khử sulfur có số oxi hóa +6 về số oxi hóa +4, X - có
thể khử sulfur có số oxi hóa +6 về số oxi hóa thấp hơn là -2. Vậy tính khử I- > Br- > Cl-, F-
Phản ứng này dùng điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm, trong khí đó, F - trong điều kiện tượng tự
thì không xảy ra phản ứng. Ngoài ra, F- hầu như không thể bị oxi hóa bởi các hóa chất khác trong điều
kiện thông thường.
(c) Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy trên là do sự giảm độ bền liên kết
theo thứ tự: H-F > H-Cl > H-Br > H-I.
Câu 2.
(a) Theo chiều từ HF đến HI, giá trị K a tăng dần nên tính acid tăng dần. Vậy, tính acid giảm dần theo
thứ tự: HI > HBr > HCl > HF.
(b) Năng lượng liên kết càng lớn, độ dài liên kết H – X càng ngắn, liên kết càng bền, trong dung dịch,
tính acid càng yếu. Từ HF đến HI, năng lượng liên kết giảm, độ dài liên kết sẽ tăng, nên trong dung
dịch, tính acid cũng tăng dần.
Câu 3.
NaBr + AgNO3 → NaNO3 + AgBr ↓ ( màu vàng nhạt).
2NaBr + Cl2 → 2 NaCl + Br2
(Br2 tan vào trong benzene làm cho dung dịch có màu da cam).
Câu 4.
Dung dịch HBr và HI là chất khử mạnh, sau một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí,
oxygen trong không khí oxi hóa 2 ion Br- và I- thành halogen tương ứng là Br2 có màu vàng, I2 trong
dung dịch I- có màu vàng đậm, dung dịch sẩm màu nhanh hơn.
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
4HI + O2 → 2H2O + 2I2
Câu 5.
(a) Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, chất khử có số oxi hóa tăng lên; chất oxi hóa có số oxi hóa giảm
dần
-1 +4 0 +2
4HCl + MnO2  Cl2 + MnCl2 + 2H2O
HCl là chất khử vì số oxi hóa của Cl tăng từ -1 lên 0
MnO2 là chất oxi hóa vì số oxi hóa của Mn giảm từ +4 xuống +2
(b) Dựa vào tính khử của I - và Cl- để dự đoán. Vì tính khử của I- lớn hơn Cl- nên hydroiodic acid phản
ứng được mangan (IV) oxide
-1 +4 0 +2
4HI + MnO2  I2 + MnI2 + 2H2O
Câu 6.

322
(a) Phản ứng chỉ điều chế được HCl, vì ion Cl - có tính khử không đủ mạnh để khử H2SO4 đặc nên xảy
ra phản ứng trao đổi. Đối với ion Br - và I- sẽ khử được H2SO4 đặc tạo ra các sản phẩm oxi hóa Br 2, I2,
không tạo được HBr và HI.
(b) Không thể dùng dung dịch NaX và H2SO4 loãng để điều chế HX theo phương trình trên, vì HX dễ
tan trong nước làm cho phản ứng trao đổi khó xảy ra.
Câu 7.
(a) Hydrogen fluoride: (1), (2), (3).
(b) Hydrofluoric acid: (5), (7).
(c) Hydrogen chloride: (1).
(d) Hydrochloric acid: (4), (6), (7).
Câu 8.
(a) Mg + 2HBr → MgBr2 + H2↑
(b) KOH + HCl → KCl + H2O
(c) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O
(d) 2AgNO3 + CaI2 → Ca(NO3)2 + 2AgI↓
Câu 9.
(a) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

(b) (C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6


Câu 10.
Dựa vào phản ứng hóa học để mô tả hiện tượng
- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch potassium fluoride (KF).
+ Hiện tượng: Không thấy sự thay đổi
+ Phương trình hóa học: Không xảy ra phản ứng.
- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrochloric acid (HCl)
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.
+ Phương trình hóa học: HCl(aq) + AgNO3(aq) → AgCl(s)↓ + HNO3(aq)
- Nhỏ dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào ống nghiệm chứa dung dịch sodium bromide (NaBr)
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt
+ Phương trình hóa học: NaBr(aq) + AgNO3(aq) → AgBr(s)↓ + NaNO3(aq)
Câu 11.
(a) Zn + 2HBr → ZnBr2 + H2↑
(b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(c) Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
(d) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
(e) AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
(g) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Câu 12.
(1) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

(2) Cl2 + H2 2HCl


323
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

(4) 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3

(5) 2FeCl3 + Fe 2FeCl2


(6) FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓
Câu 13.
(a) Ứng dụng dựa trên tính acid mạnh của HCl: Tác dụng với oxide, hydroxide, muối carbonatee.
(b) PTHH: (1) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
(2) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
(3) FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O
Câu 14.
Hiện tượng hồ tinh bột chuyển màu xanh tím chứng tỏ sau phản ứng ống thứ hai có sinh ra I 2 nên muối
X là KI.
PTHH: KI + AgNO3 → KNO3 + AgI↓ vàng.
2KI + Br2 → 2KBr + I2
I2 + hồ tinh bột → hợp chất màu xanh.
Câu 15.
(a) Do HBr có phân tử khối và tương tác van der Waals lớn hơn so với HCl.
(b)
(c) Trong nước biển có nồng độ muối khoảng NaCl 3%, nồng độ các muối khác khoảng 0,5%. Do đó
khi dùng nước biển để uống, hàm lượng muối lớn vượt quá công suất làm việc của thận, gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ. Dùng nước biển để tưới cây, do hiện tượng thẩm thấu, nước từ trong tế bào của cây trồng
sẽ thoát ra qua màng tế bào, gây mất nước thay vì bổ sung nước cho cây, sẽ làm cây bị chết.
Câu 16.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Câu 17.
(a) 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
(b) MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(c) 3Cl2 + 6 NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
(d) 2NaBr + 2H2SO4  2NaHSO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
(e) HI + H2SO4  I2 + H2S + H2O
Câu 18.
Sử dụng acid dư. ví dụ HCl dư để tạo phản ứng với kẽm, thu được vàng nguyên chất.
Câu 19.
(a) Dựa vào tính chất hóa học của acid.Dung dịch hydrochloric acid tác dụng được copper (II) oxide
nên tẩy rửa copper (II) oxide.

324
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
(b) Dùng những chất có tính acid có sẵn trong gia đình. Đó có thể là nước chanh, giấm ăn vì chúng có
tính acid.
Câu 20.
(a) HCl tan tốt trong nước nên giảm áp suât trong bình khiến nước bị cuốn vào (phun vào bình).
Hiện tượng nước phun vào bình chứng tỏ áp suất trong bình đã giảm xuống rất nhanh. Chênh lệch so
với áp suất khí quyển, áp suát của khí quyển đẩy nước vào bình.
(b) Sự biến đổi áp suất như vậy chứng tỏ khí HCl tan tốt trong nước.
Câu 21.
Hydrogen chloride được điều chế bằng cách cho tinh thể sodium chloride tác dụng với sulfuric acid
đặc, được gọi là phương pháp sulfate hóa. Phương pháp sulfate hóa điều chế được HF và HCl, vì ion F -
và Cl- có tính khử không đủ mạnh để khử dung dịch H 2SO4 đặc. Ion Br-, I- có tính khử mạnh hơn F-, Cl-
nên được khử H2SO4 đặc, tạo ra Br2 và I2, không thu được HBr, HI. Để điều chế HBr và HI, có thể thay
thế H2SO4 bằng acid H3PO4 đặc:
2NaBr(s) + H3PO4(l) → Na2HPO4(s) + 2HBr(g)
2NaI(s) + H3PO4(l) → Na2HPO4(s) + 2HI(g)
Hoặc đun nóng hỗn hợp khí H2 và hơi Br2: H2(g) + Br2(g) → 2HBr(g)
Câu 22.
Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử, mẫu thử cho kết tủa trắng là dung dịch CaCl 2, lọ còn
lại là NaNO3.
CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ca(NO3)2
Câu 23.
Lấy các muối NaF, NaCl, NaBr, NaI.
Trích mẫu thử của mỗi bình
Cho dung dịch silver nitrate vào mỗi mẫu thử
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch sodium chloride.
AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng nhạt là dung dịch sodium bromide.
AgNO3 + NaBr  AgBr + NaNO3
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng là dung dịch sodium iodide.
AgNO3 + NaI  AgI + NaNO3
+ Mẫu thử nào không có hiện tượng là dung dịch sodium fluoride.
Câu 24.
(a) FeO(s) + 2HCl(aq)  FeCl2(aq) + H2O(l)
Fe2O3(s) + 6HCl(aq) 2FeCl3(aq) + 3H2O(l)
Fe(s) + 2HCl(aq)  FeCl2(aq) + H2(g)
Fe(s) + 2FeCl3(aq) 3FeCl2(aq)
(b) Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao, thu khí hydrogen chloride. Khí này cần được hòa tan vào nước để
thu lại hydrochloric acid, dung dịch này được tái sử dụng.

325
Câu 25.
(1) Các nguyên tố nhóm halogen không phóng xạ bao gồm: F, Cl, Br, I.
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen có dạng: ns2np5.
(3) Trong các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1; các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1
còn có số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
(4) Cho các nguyên tố: F, Cl, Br, I; các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2; các hợp chất: HF, HCl, HBr, HI.
- Thứ tự các nguyên tố sắp xếp theo chiều độ âm điện tăng dần là I, Br, Cl, F.
- Thứ tự các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là F, Cl, Br, I.
- Thứ tự các đơn chất sắp xếp theo chiều tính oxi hóa giảm dần là F2, Cl2, Br2, I2.
- Thứ tự các hợp chất sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần là HF, HCl, HBr, HI.
- Thứ tự các hợp chất sắp xếp theo chiều tính acid giảm dần là HI, HBr, HCl, HF.
(5) Tính tan: AgF tan; AgCl: kết tủa trắng; AgBr: kết tủa vàng nhạt, AgI: kết tủa vàng đậm.
(6) Thuốc thử dùng để nhận biết các ion halide là AgNO3.
Câu 26.
(a) Loại cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định bác sĩ là: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch.
(b) Khối lượng riêng của nước muối là D = 1100 kg/m3.
Suy ra khối lượng dung dịch nước muối là: 1,1 kg
Khối lượng NaCl trong 1 L nước muối sinh lí là: 1,1.0,9 = 0,99 kg = 990 g.
Vậy cần 990 g muối ăn để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9%. (Thầy xem lại cách tính? Hẳn gần
1kg muối để pha 1 lít muối)

Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% cần dùng khoảng 9 gam muối ăn.
Câu 27.
Nồng độ nước muối sinh lí 0,9% nghĩa là có 0,9 g muối trong 100 g dung dịch NaCl.
Cách pha chế 500 mL nước muối sinh lí:
- Cách 1: Cân 4,5 g tinh thể NaCl sạch, cho vào cốc có vạch chia thể tích 500mL, rót nước sôi để
nguội vào cốc đến đủ thể tích 500mL, khuấy đều để muối tan hết.
- Cách 2: Đặt cốc lên cân, chỉnh về 0. Cân 4,5 g tinh thể NaCl sạch, rót từ từ nước sôi để nguội vào
cốc đến 500 g, khuấy đều để muối tan hết.
(Cách thực hiện trên có sai số nhỏ)
Câu 28.
1 m3 = 1000 lít
Để xử lí 1 lít nước cần 11mg chlorine, nhà máy xử lí 3000 m3 nước / ngày cần khối lượng chlorine là :
3000 x 11 x 1000 = 33 x mg = 33 kg.
Câu 29.
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 200 μg:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

326
+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200 μg/100 gam muối, lượng muối cần dùng
mỗi ngày từ 3 – 5 gam.
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 500 μg:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

+ Hàm lượng iodide tối đa ở mức 110 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:

+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200 μg/100 gam muối, lượng muối cần dùng
mỗi ngày từ 2,64 – 4,4 gam.
Câu 30.
Phương trình hoá học của phản ứng:
Cl2 + 2 KI → 2 KCl + I2
I2+ 2Na2S2O3 → 2 Nal + Na2S4O6
Tính theo đơn vị ml và mg.

Số mol Na2S2O3 phản ứng:


Theo tỉ lệ các chất trong phương trình , số mol Cl2 bằng ½ số mol Na2S2O3:

Khối lượng Cl2 có trong 100 ml dung dịch mẫu cần kiểm tra:

Trong 1 lít dung dịch mẫu, khối lượng Cl2 là: 0,0994 x 10 = 0,944 ( mg).
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về dư lượng chlorine không vượt qua 1mg/L, mẫu sản
phẩm trên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Câu 31.
Lượng nước tối đa trong 1 tấn muối i-ốt theo tiêu chuẩn của Liên Xô là:

Phương pháp bảo quản muối i-ốt và cách dùng muối i-ốt khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát
i-ốt: Để muối ở nơi tránh ánh sáng, nhiệt độ, khi đun sau khi bắc nồi xuống mới cho muối i-ốt vào
nhằm giảm hiện tượng iodine thăng hoa.
Câu 32.
(a) A.
327
(b) PTHH: (1) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
(2) H2 + Cl2 2HCl

Xét với 200 gam xút

Vậy với 200 tấn = 200 × 106 gam xút thì lượng acid thương phẩm được tạo thành tương ứng là:
237,4 mL × 106 = 237,4 m3.
Câu 33.
(a) Mỗi lít nước biển chứa khoảng 36 g muối. Để thu được 426 500 tấn muối/năm thì thể tích nước biển
cần dẫn vào ruộng muối là:

Để đạt được 650 000 tấn/năm vào năm 2030, thì thể tích nước biển cần là:

(b) Hàm lượng ion Cl- chiếm khoảng 55,04%, khối lượng Cl- được khai thác hàng năm là:

= 426 500 × 55,04% = 234 745,6 (tấn)


Với khối lượng 650 000 tấn, khối lượng Cl- được khai thác là:

= 650 000 × 55,04% = 357 760 (tấn)


Các phép toán bỏ qua sai số của cân phân tích, cân kĩ thuật, có các sai số từ 1-5 số lẻ: 0,1 g; 0,01 g;
0,001 g; 0,0001 g; 0,00001 g.
Câu 34.
PTHH: (1) Cu + X2 → CuX2 (2) Zn + X2 → ZnX2

Câu 35.

Phản ứng chỉ tạo kết tủa với NaCl.

328
MỤC LỤC
BÀI 1. NHẬP MÔN HOÁ HỌC.............................................................................................................1
I. Đối tượng nghiên cứu của hoá học.....................................................................................................1
1. Chất................................................................................................................................................1
2. Sự biến đổi của chất.......................................................................................................................1
II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học....................................................................................1
III. Vai trò của hoá học với đời sống và sản xuất..................................................................................1
1. Trong đời sống...............................................................................................................................1
2. Trong sản xuất................................................................................................................................2
BÀI TẬP....................................................................................................................................................3
TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................................3
TỰ LUẬN..............................................................................................................................................6
ĐÁP ÁN THAM KHẢO...........................................................................................................................9
TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................................9
TỰ LUẬN..............................................................................................................................................9
BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ........................................................................................12
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử...................................................................................................12
II. Sự tìm ra electron............................................................................................................................12
III. Sự khám phá hạt nhân nguyên tử...................................................................................................12
IV. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử...........................................................................................................13
V. Kích thước và khối lượng nguyên tử..............................................................................................14
1. Kích thước nguyên tử...................................................................................................................14
2. Khối lượng nguyên tử..................................................................................................................14

329
BÀI TẬP..................................................................................................................................................15
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................15
TỰ LUẬN............................................................................................................................................17
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.........................................................................................................................20
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................20
TỰ LUẬN............................................................................................................................................20
BÀI 3. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.........................................................................................................22
I. Hạt nhân nguyên tử...........................................................................................................................22
1. Điện tích hạt nhân........................................................................................................................22
2. Số khối của nguyên tử..................................................................................................................22
II. Nguyên tố hoá học...........................................................................................................................22
1. Số hiệu nguyên tử........................................................................................................................22
2. Nguyên tố hoá học.......................................................................................................................22
3. Kí hiệu nguyên tử.........................................................................................................................22
III. Đồng vị...........................................................................................................................................23
IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình...............................................................................23
1. Nguyên tử khối............................................................................................................................23
2. Nguyên tử khối trung bình...........................................................................................................23
BÀI TẬP..................................................................................................................................................24
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................24
TỰ LUẬN............................................................................................................................................30
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.........................................................................................................................34
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................34
TỰ LUẬN............................................................................................................................................34
BÀI 4. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ.......................................................38
I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.................................................................................38
1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.............................................................................38
2. Orbital nguyên tử.........................................................................................................................38
II. Lớp và phân lớp electron.................................................................................................................39
1. Lớp electron.................................................................................................................................39
2. Phân lớp electron.........................................................................................................................39
III. Cấu hình electron nguyên tử..........................................................................................................39
1. Nguyên lí vững bền......................................................................................................................39
2. Nguyên lí Pauli............................................................................................................................40
3. Số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong mỗi lớp..............................................40
4. Quy tắc Hund...............................................................................................................................40
5. Cách viết cấu hình electron nguyên tử.........................................................................................41
6. Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.........................................................41
BÀI TẬP..................................................................................................................................................42
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................42
330
TỰ LUẬN............................................................................................................................................48
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.........................................................................................................................51
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................51
TỰ LUẬN............................................................................................................................................51
BÀI 5. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC......................................55
I. Sự tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.............................................................................55
II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn...............................................................55
III. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học......................................................................55
1. Ô nguyên tố..................................................................................................................................55
2. Chu kì...........................................................................................................................................56
3. Nhóm............................................................................................................................................56
4. Phân loại nguyên tố......................................................................................................................56
a) Theo cấu hình electron.................................................................................................................56
b) Theo tính chất hóa học.................................................................................................................56
BÀI TẬP..................................................................................................................................................57
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................57
TỰ LUẬN............................................................................................................................................61
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.........................................................................................................................65
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................65
TỰ LUẬN............................................................................................................................................65
BÀI 6. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ,
THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ
NHÓM.....................................................................................................................................................68
I. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A........................................................................68
II. Bán kính nguyên tử.........................................................................................................................68
III. Độ âm điện.....................................................................................................................................68
V. Thành phần của các oxide và hydroxide.........................................................................................69
BÀI TẬP..................................................................................................................................................71
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................71
TỰ LUẬN............................................................................................................................................78
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.........................................................................................................................84
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................84
TỰ LUẬN............................................................................................................................................84
BÀI 7. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN - Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HOÁ HỌC..............................................................................................................................................92
I. Định luật tuần hoàn...........................................................................................................................92
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.......................................................................92
BÀI TẬP..................................................................................................................................................93
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................................93
TỰ LUẬN............................................................................................................................................95
331
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................101
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................101
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................101
BÀI 8. QUY TẮC OCTET..................................................................................................................109
I. Liên kết hóa học.............................................................................................................................109
II. Quy tắc octet..................................................................................................................................109
BÀI TẬP................................................................................................................................................110
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................110
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................112
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................115
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................115
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................115
BÀI 9. LIÊN KẾT ION........................................................................................................................118
I. Ion và sự tạo thành liên kết ion.......................................................................................................118
II. Tinh thể ion...................................................................................................................................119
BÀI TẬP................................................................................................................................................120
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................120
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................124
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................128
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................128
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................128
BÀI 10. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ...............................................................................................132
I. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị.................................................................................................132
II. Liên kết cho – nhận.......................................................................................................................133
III. Phân biệt các loại liên kết dựa theo độ âm điện...........................................................................133
IV. Sự hình thành liên kết σ , π và năng lượng liên kết.....................................................................133
BÀI TẬP................................................................................................................................................135
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................135
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................139
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................144
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................144
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................144
BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS....................................149
I. Liên kết hydrogen...........................................................................................................................149
1. Tìm hiểu về liên kết hydrogen...................................................................................................149
2. Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.....................................149
II. Tương tác Van der Waals..............................................................................................................150
1. Giới thiệu về tương tác Van der Waals......................................................................................150
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tương tác Van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của
các chất...........................................................................................................................................150
332
BÀI TẬP................................................................................................................................................151
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................151
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................153
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................156
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................156
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................156
BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG......................159
I. Số oxi hoá.......................................................................................................................................159
1. Tìm hiểu về số oxi hoá...............................................................................................................159
2. Quy tắc xác định số oxi hoá.......................................................................................................159
II. Phản ứng oxi hoá - khử.................................................................................................................160
III. Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử..............................................................160
IV. Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử............................................................................................161
1. Tìm hiểu về sự cháy của nhiên liệu............................................................................................161
2. Mô tả một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.................................161
BÀI TẬP................................................................................................................................................163
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................163
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................169
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................176
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................176
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................176
BÀI 13. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ
HỌC......................................................................................................................................................188
I. Phản ứng toả nhiệt..........................................................................................................................188
II. Phản ứng thu nhiệt.........................................................................................................................188
III. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng.....................................................................................188
1. Tìm hiểu về biến thiên enthalpy của phản ứng..........................................................................188
2. Tìm hiểu về phương trình nhiệt hoá học....................................................................................189
3. Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)..........................................................................................189
V. Ý nghĩa của dấu và giá trị.............................................................................................................189
BÀI TẬP................................................................................................................................................190
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................190
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................196
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................206
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................206
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................206
BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC...................................216
I. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết......................................216
II. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành......................................216
BÀI TẬP................................................................................................................................................217
333
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................217
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................218
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................225
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................225
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................225
BÀI 15. PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG.........233
I. Tốc độ phản ứng.............................................................................................................................233
1. Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng hoá học...........................................................................233
2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng hoá học............................................................................233
II. Biểu thức tốc độ phản ứng............................................................................................................233
Tìm hiểu về định luật tác dụng khối lượng....................................................................................233
BÀI TẬP................................................................................................................................................235
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................235
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................240
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................249
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................249
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................249
BÀI 16. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC..........................256
I. Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng.................................................................................256
II. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng................................................................................256
III. Ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng................................................................................256
IV. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc tới tốc độ phản ứng...................................................................257
V. Ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng..........................................................................257
VI. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất.............................................257
BÀI TẬP................................................................................................................................................258
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................258
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................260
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................265
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................265
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................265
BÀI 17. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA........................269
I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn..............................................................................269
II. Trạng thái tự nhiên của các halogen..............................................................................................269
III. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. Đặc điểm cấu tạo phân
tử halogen...........................................................................................................................................269
IV. Tính chất vật lí của các halogen..................................................................................................270
V. Tính chất hoá học của các halogen...............................................................................................270
1. Tác dụng với kim loại................................................................................................................270
2. Tác dụng với hydrogen..............................................................................................................271
3. Tác dụng với dung dịch kiềm....................................................................................................271
334
4. Tác dụng với dung dịch muối halide.........................................................................................271
5. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm..............................................................................................271
VI. Ứng dụng của các halogen...........................................................................................................271
BÀI TẬP................................................................................................................................................273
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................273
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................283
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................290
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................290
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................290
BÀI 18. HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE........................297
I. Tính chất vật lí của các halogen halide...........................................................................................297
II. Hydrohalic acid.............................................................................................................................297
III. Tính khử của các ion halide.........................................................................................................297
IV. Nhận biết ion halide trong dung dịch..........................................................................................297
V. Ứng dụng của các hydrogen halide...............................................................................................298
BÀI TẬP................................................................................................................................................299
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................299
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................310
ĐÁP ÁN THAM KHẢO.......................................................................................................................317
TRẮC NGHIỆM................................................................................................................................317
TỰ LUẬN..........................................................................................................................................317

335

You might also like