You are on page 1of 6

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

HS VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


(Chọn đáp án đúng nhất)
TT Nội dung câu hỏi Đáp án
Câu 1: Hàng năm, thế giới chọn ngày tháng nào để tổ chức Lễ kỷ
niệm ngày môi trường thế giới?
a. Ngày 05 tháng 5
1 b. Ngày 05 tháng 6
c. Ngày 05 tháng 9
d. Ngày 05 tháng 12
Câu 2: Hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
a. Là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện
chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý
2 chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý
chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo
vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ
xác định.
c. Là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án
đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực
hiện dự án đầu tư.
d. Là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến
môi trường.
Câu 3: Động đất là biểu hiện của …?
a. Suy thoái môi trường
b. Khủng hoảng môi trường.
3 c. Sự cố môi trường.
d. Ô nhiễm môi trường
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
a. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt;

4 b. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe;
c. Tiếng ồn của các loại động cơ
d. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh
5 Câu 5: Đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
a. Mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật
b. Gây hạn hán, xói mòn, sạt lở đất,
c. Gây biến đổi khí hậu
d. Cả 3 đáp án trên
6 Câu 6: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng biện pháp cần làm là:
a. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng
b. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng.
c. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
d. Chặt phá khu rừng già để trồng lại rừng mới.
7 Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
a. Nước thải không được xử lí
b. Khí thải của các phương tiện giao thông
c. Tiếng ồn của các loại động cơ.
d. Động đất.
8 Câu 8: Nước được coi là nước ô nhiễm khi:
a. Chứa các chất ô nhiễm
b. Nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.
c. Nước không sử dụng được.
d. Có màu và có mùi.
9 Câu 9: Biện pháp chủ yếu và cần thiết đối với vùng đất trống, đồi trọc là
gì?
a. Xây nhà ở
b. Chăn thả gia súc
c. Trồng cây, gây rừng
d. Cày xới trồng lương thực.
10 Câu 10: Đâu không phải là hành vi chấp hành Luật bảo vệ môi trường?
a. Săn bắn Động vật hoang dã;
b. Sử dụng đất hợp lí, cải tạo đất;
c. Cấm đổ rác bừa bãi
d. Cấm chặt phá rừng bừa bãi
11 Câu 11: Chấp hành Luật Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
a. Học sinh
b. Người cao tuổi.
c. Tất cả mọi người.
d. Kiểm lâm.
12 Câu 5:Luật Bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên
vào tháng/năm nào?
a. Tháng 8/1991
b. Tháng 01/1994
c. Tháng 4/2002
d. Tháng 12/2003
13 Câu 13: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường
qui định:
a. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường
b. Có thể tự do chuyên chở chất thảI từ nơi này sang nơi khác
c. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công
nghệ thích hợp
d.  Chôn vào đất.
Câu 14: Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường nào sau
đây
a. Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và
14 chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định.
b. Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo
quy định của pháp luật.
c. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
d. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Cần làm gì để bảo vệ môi trường?


a. Sử dụng năng lượng bẩn.
15 b. Tận dụng ánh sáng mặt trời
c. Sử dụng túi nilông.
d. Giảm ý thức bảo vệ môi trường
Câu 16: Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải
nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ?
a. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô
16 nhiễm môi trường
b. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
c. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
d. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch

Câu 17: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
a. Gia đình.
17 b. Nhà trường.
c. Trưởng công an
d. Chính quyền địa phương
Câu 18: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng,
chống rác thải nhựa
a. Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần như
18 ống hút, bao bì nilon, hộp nhựa, hộp xốp.
b. Sử dụng làn, giỏ cói, túi vãi, túi giấy… khi đi chợ; sử dụng các hộp,
bình thủy tinh để dùng được nhiều lần trong sinh hoạt hàng ngày.
c. Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao,
hồ, kênh, rạch, sông và đại dương
d. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Các hành vi nào sau đây là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động bảo vệ môi trường
19
a. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại
không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường
b. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây
nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc
vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người,
sinh vật và tự nhiên.
c. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường ra môi trường.
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?
a. Là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
20 b. Là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
c. Là hoạt động của con người nhằm ngăn chặn hiệu ứng nhà kính
d. Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đối bất thường của tự nhiên
Câu 21: Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ
năm nào?
a. Năm 1982
b. Năm 1994
c. Năm 1995
d. Năm 1999
21
MC có thể giải thích thêm: Từ năm 1982, Việt Nam đã hưởng ứng các hoạt
động kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước. Hàng
năm Bộ Tài nguyên&Môi trường thường phối hợp với các cơ quan liên
quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên
cả nước với các hoạt động như tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi
trường sống, môi trường làm việc... và cũng chọn ra một địa phương đại
diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước. 
Câu 22: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên
của con người?
a. Nhất nước, nhì phân, tàm cần, tứ giống
22
b. Làm rộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng
c. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 23:Một người vứt rác thải xuống long đường, vỉa hè hoặc hệ thống
thoát nước trong khu vực đô thị sẽ chịu mức phạt bao nhiêu?
a. Từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng
23 b. Từ 3 triệu đến 4,5 triệu đồng
c. Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng
d.  Từ 7 triệu đến 8 triệu đồng
CÂU HỎI
DÀNH CHO KHÁN GIẢ

TT Nội dung câu hỏi Đáp án


Hãy cho biết Chiến dịch Làm cho thế giới
sạch hơn được tổ chức vào thời gian nào
trong năm?
1 a. Tháng 3
b. Tháng 5
c. Tháng 9
d. Tháng 10
Cụm từ “ô nhiễm trắng” được các nhà khoa
học dùng để nói về một loại ô nhiễm do cái gì
gây ra?
a. Túi nilon
b. Xác chết động vật
c. Nước thải
d. Khí thải

Hãy cho biết “Giờ trái đất” năm 2022 ở Việt


Nam diễn ra vào thời điểm nào?
a. Tối thứ 7 cuối Tháng 2
3
b. Tối thứ 7 cuối tháng 3
c. Tối thứ 7 cuối tháng 4
d. Tối thứ 7 cuối tháng 5

You might also like