You are on page 1of 32

ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC

MÔI TRƯỜNG – (NA151)


TUẦN 1
Câu 1: Yếu tố nào trong môi trường giúp giảm nhẹ tác động có hại của
thiên nhiên?

A: Tầng ozon B: Hệ sinh thái rừng

C: Năng lượng mặt trời D: Không khí

Câu 2: Tài nguyên thiên nhiên nào dưới đây có thể tái tạo được?

A: Tài nguyên khoáng sản B: Tài nguyên rừng

C: Tài nguyên năng lượng than đá D: Tài nguyên nước

Câu 3: Môi trường là gì?

A: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người và có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật

B: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên đất, nước, không khí bao quanh con
người và có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

C: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người có mối quan hệ tương
tác qua lại với nhau.

Câu 4: Vai trò của môi trường là gì?

A: Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội B: Không gian sống


C: Lưu trữ và cung cấp thông tin D: Cung cấp tài nguyên

Câu 5: Điền từ và chỗ trống: “Môi trường là nơi ...CHỨA ĐỰNG… và …


PHÂN HỦY… chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động
sản xuất”

Câu 6: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò gì trong phát triển kinh tế - xã
hội?

A: Là yếu tố nguồn lực B: Là yếu tố tích lũy

C: Là yếu tố tích lũy D: Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 7: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Hiện nay, chất lượng không gian sống của con người càng ngày được cải
thiện”

A: Đúng B: Sai

Câu 8: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Tài nguyên thiên nhiên là đối tượng sản xuất của con người”

A: Đúng B: Sai

Câu 9: Những yếu tố nào dưới đây thuộc yếu tố vật chất tự nhiên trong môi
trường?

A: Không khí B: Sóng điện tử

C: Khu dân cư D: Nước

Câu 10: Thông tin của Trái Đất nào dưới đây được lưu trữ trong môi
trường?

A: Tài nguyên thiên nhiên B: Đa dạng sinh học


C: Chỉ thị môi trường D: Hóa thạch

Câu 11: Lựa chọn các vấn đề thách thức môi trường toàn cầu hiện nay?

A: Gia tăng hiệu ứng nhà kính B: Suy giảm tầng ozon

C: Suy giảm đa dạng sinh học D: Biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu 12: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình
thành và tồn tại trng tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các
nhu cầu trong cuộc sống”.

A: Đúng B: Sai

Câu 13: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Môi trường – Con người có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau”

A: Đúng B: Sai

TUẦN 2
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây tham gia vào quá trình hình thành đất tự
nhiên?

A: Khí hậu B: Đá

C: Động thực vật D: Con người

Câu 2: Tài nguyên rừng được định nghĩa như thế nào?

A: Là một thảm thực vật gồm những cây gỗ thân gỗ

B: Là một hệ sinh thái bao gồm quần thể sinh vật có yếu tố môi trường bao
quanh
C: Là thành phần quan trọng của sinh quyển

D: Là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường môi trường khác

Câu 3: Tài nguyên đất có vai trò gì?

A: Là môi trường sống của con người và sinh vật B: Điều hòa nguồn nước

C: Tiếp nhận và phân hủy chất thải D: Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Lựa chọn các tác động của hoạt động khai thác than đá đến môi
trường và sức khỏe con người?

A: Gây ô nhiễm nước B: Gây tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp

C: Gây ô nhiễm bụi D: Suy giảm đa dạng sinh học

Câu 5: Lựa chọn các biện pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên khoáng sản?

A: Hoàn chỉnh công nghệ khai thác, tăng hiệu suất và chất lượng khoáng
sản

B: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nơi khai thác khoáng sản

C: Đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác và chế biến khoáng
sản

D: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản

Câu 6: Lựa chọn các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên nước ở Việt
Nam?

A: Hạn hán, xâm nhập mặn

B: Biến đổi khí hậu

C: Chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất


D: Gia tăng nhu cầu khai thác và sử dụng nước

Câu 7: Tài nguyên khoáng sản được định nghĩa là?

A: Là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể
lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi thải của nó

B: Là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể khí tồn
tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải
của nó

C: Là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn tồn tại
trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của

D: Là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng
tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi
thải của mỏ

Câu 8: Nguyên nhân nào làm suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam?

A: Đốt nương làm rẫy B: Suy thoái tài nguyên nước

C: Canh tác nông nghiệp không hợp lí D: Mất rừng

Câu 9: Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Tài nguyên nước là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được”

A: Đúng B: Sai

Câu 10: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Việt Nam không giàu về tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản
ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bố tản mạn không tập trung”

A: Đúng B: Sai
Câu 11: Tài nguyên nước bao phủ bao nhiêu % bề mặt Trái Đất?

A: 50% B: 60%

C: 70% D: 80%

Câu 12: Lựa chọn các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng ở Việt
Nam hiện nay?

A: Khai thác quá mức B: Đốt nương làm rẫy

C: Chuyển đổi mục đích sử dụng D: Cháy rừng

Câu 13: Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Tài nguyên rừng là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được”

A: Đúng B: Sai

Câu 14: Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Tài nguyên rừng được coi là bể hấp thụ khí CO2, khổng lồ tự nhiên của
Trái Đất”

A: Đúng B: Sai

Câu 15: Lựa chọn các biện pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên nước ở Việt Nam?

A: Xử lí chất thải trước khi xả thải vào nguồn nước

B: Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

C: Khai thác hiệu quả, sử dụng tiết kiệm

D: Quan trắc, giám sát chất lượng nước

Câu 16: Tài nguyên đất có vai trò gì trong phát triển kinh tế?
A: Cung cấp tài nguyên trong lòng đất

B: Là nguyên liệu cho hoạt động sản xuất

C: Địa bàn xây dựng, sản xuất

D: Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 17: Nhận định dưới đây đúng hay sai:

“Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được”

A: Đúng B: Sai

Câu 18: Tác động của hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản bao
gồm?

A: Gây ô nhiễm môi trường B: Suy thoái tài nguyên đất, rừng

C: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người D: Cả 3 tác động trên

Câu 19: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Năng lượng hóa thạch là tài nguyên năng lượng có thể tái tạo được”

A: Đúng B: Sai

Câu 20: Các loại tài nguyên năng lượng bao gồm?

A: Năng lượng hạt nhân, quặng kim loại, gió

B: Than đá, bức xạ mặt trời, gió, đá quý

C: Dầu mỏ, bức xạ mặt trời, địa nhiệt, thủy triều

D: Năng lượng sinh khối, thạch anh, năng lượng từ đại dương

Câu 21: Nhận định dưới đây đúng hay sai?


“Tiềm năng dầu khí của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác khoảng 30 năm
nữa”

A: Đúng B: Sai

Câu 22: Tài nguyên rừng có vai trò gì đối với môi trường sinh thái?

A: Điều hòa khí hậu B: Bảo vệ đất nước

C: Làm sạch không khí D: Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 23: Lựa chọn các tác động của hoạt động khai thác năng lượng thủy
điện đến môi trường và sức khỏe con người?

A: Thay đổi khí hậu, cảnh quan B: Gia tăng rủi ro thiên tai

C: Suy thoái tài nguyên đất, rừng D: Gia tăng nguy cơ dịch bệnh

Câu 24: Lựa chọn các tác động của khai thác tài nguyên năng lượng đến
môi trường?

A: Ô nhiễm môi trường B: Suy thoái tài nguyên thiên nhiên

C: Biến đổi khí hậu D: Ảnh hưởng đến tiềm phát triển kinh tế

Câu 25: Lựa chọn vai trò của tài nguyên khoáng sản?

A: Điều hòa khí hậu

B: Tạo vị thế, tiềm lực phát triển kinh tế

C: Cung cấp nguồn năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất

D: Là nguyên liệu cho hoạt động sản xuất

Câu 26: Lựa chọn các tác động của hoạt động khai thác năng lượng hạt
nhân đến môi trường và sức khỏe con người?

A: Ô nhiễm chất phóng xạ


B: Tiềm ẩn rủi ro môi trường và sức khỏe

C: Suy thoái tài nguyên thiên nhiên

Câu 27: Các biện pháp của Nhà nước trong việc khai thác và sử dụng tài
nguyên năng lượng?

A: Ưu tiên khai thác, đầu tư và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo

B: Tiết kiệm tiêu dùng điện trong các cơ sở sản xuaart, giao thông, sinh hoạt

C: Khai thác và sử dụng hợp lí nhiên liệu hóa thạch

D: Sử dụng tiết kiệm các nguồn điện năng trong sinh hoạt hàng ngày

Câu 28: Lựa chọn các biện pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên đất ở Việt Nam?

A: Bảo vệ tài nguyên nước B: Canh tác nông nghiệp hợp lí

C: Xử lí ô nhiễm đất D: Trồng rừng, bảo vệ rừng

Câu 29: Tài nguyên đất có vai trò gì đối với môi trường và sinh vật?

A: Là môi trường sống của con người và sinh vật

B: Điều hòa nguồn nước

C: Tiếp nhận và phân hủy chất thải

D: Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 30: Tài nguyên nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con
người?

A: Cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất

B: Tham gia cấu trúc chức năng cơ thể sống và bảo về sức khỏe
C: Là tài nguyên mang năng lượng

D: Là nơi sống của sinh vật trong nước

Câu 3: Lựa chọn biện pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước ở
Việt Nam?

Quan trắc, giám sát chất lượng nước


Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Khai thác hiệu quả, sử dụng tiết kiệm
Xử lý chất thải trước khi xả thải vào nguồn nước

TUẦN 3
Câu 1: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Đa dạng di truyền là đa dạng về gen của tất cả các cá thể thực vật, động
vật, nấm và vi sinh vật”

A: Đúng B: Sai

Câu 2: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ
bao nhiêu trên thế giới?

A: 12 B: 13

C: 16 D: 20

Câu 3: Giá trị nào dưới đây thuộc giá trị về kinh tế của đa dạng sinh học?

A: Cung cấp nguồn thực phẩm B: Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước

C: Cung cấp địa bàn nghỉ dưỡng D: Cung cấp nguồn dược liệu
Câu 4: Loài thực vật ngoại lai nào dưới đây đã xâm nhập và ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam?

A: Bèo tây B: Cây bông ổi

C: Xương rồng D: Cây mai dương

Câu 5: Hình thức nào dưới đây thuộc biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
tại chỗ (Bảo tồn nguyên vị) ?

A: Vườn bách thú B: Khu bảo tồn thiên nhiên

C: Ngân hàng gen D: Vườn quốc gia

Câu 6: Đa dạng sinh học là gì?

A: Là đa dạng về di truyền B: Là đa dạng về loài sinh vật

C: Là đa dạng về hệ sinh thái D: Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Các biện pháp nào dưới đây thuộc biện pháp quản lý – chính sách
trong bảo vệ đa dạng sinh học?

A: Kiểm soát chặt chẽ nạn phát rừng, săn bắt, buôn bán động thực vật
hoang dã

B: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học

C: Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

D: Bảo vệ đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Câu 8: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Đa dạng hệ sinh thái sự đa dạng của các loài động vật, thực vật được tìm
thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó”

A: Đúng B: Sai
Câu 9: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Việt Nam đã ban hành Luật đa dạng sinh học”

A: Đúng B: Sai

Câu 10: Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam là gì?

A: Mất cân bằng sinh thái môi trường

B: Giảm nhẹ tác động của thiên tai

C: Gia tăng hiệu ứng nhà kính

D: Suy giảm nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu

Câu 11: Loài động vật nào đã tuyệt chủng ở Việt Nam?

A: Hươu sao B: Tê giác một sừng

C: Hổ D: Voọc mũi hếch

Câu 12: Các biện pháp nào dưới đây thuộc biện pháp giáo dục, truyền
thông trong bảo vệ đa dạng sinh học?

A: Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học

B: Hợp tác quốc tế trong bảo vệ đa dạng sinh học

C: Xử phạt các hành vi khai thác, săn bắt trái phép động thực vật hoang dã

D: Xây dựng nguồn nhân lực, cán bộ trong quản lý đa dạng sinh học

Câu 13: Hoạt động tự nhiên nào dưới đây gây suy giảm đa dạng sinh học ở
Việt Nam?

A: Ô nhiễm môi trường

B: Biến đổi khí hậu toàn cầu


C: Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai

D: Cháy rừng tự nhiên

Câu 14: Giá trị nào dưới đây thuộc giá trị về môi trường – sinh thái của đa
dạng sinh học?

A: Điều hòa khí hậu B: Bảo vệ tài nguyên đất, nước

C: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tiêu dùng

D: Cung cấp địa bàn cho sản xuất

TUẦN 4
Câu 1: Điền cụm từ còn thiếu trong khái niệm dưới đây?

“…CHẤT THẢI… là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”

Câu 2: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Chất gây ô nhiễm là các chất thải hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học
khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi
trường bị ô nhiễm”

A: Đúng B: Sai

Câu 3: Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người
thông qua các con đường nào dưới đây?

A: Qua đường máu B: Qua da

C: Qua đường hô hấp D: Qua đường miệng


Câu 4: Nguồn gây ô nhiễm môi trường được chia thành mấy nhóm chính?

A: 2 nhóm B: 4 nhóm

C: 3 nhóm D: 5 nhóm

Câu 5: Lựa chọn các biện pháp quản lý – chính sách trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường dưới đây?

A: Áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý và kiểm soát ô
nhiễm

B: Tăng cường công cụ thanh tra, quan trắc, giám sát môi trường

C: Áp dụng hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

D: Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường

Câu 6: Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực đến khía cạnh nào sau
đây?

A: Thiệt hại về kinh tế - xã hội B: Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

C: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người D: Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Nguồn gốc tự nhiên nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A: Thiên tai (bão, lũ, động đất, song thần,…) B: Gia tăng chất thải

C: Biến đổi khí hậu D: Cháy rừng tự nhiên

Câu 8: Tác nhân vật lý nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A: Tiếng ồn B: Ánh sáng

C: Kim loại nặng D: Khí cacbon đioxit (CO2)

Câu 9: Điền cụm từ còn thiếu vào khái niệm dưới đây?
“… QUY CHUẨN KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG …” là mức giới hạn của các
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất
gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp
dụng để bảo vệ môi trường”

Câu 10: Điền cụm từ còn thiếu vào khái niệm dưới đây?

“... Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG … là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”

Câu 11: Lựa chọn các biện pháp công nghệ - kỹ thuật trong xử lí ô nhiễm
môi trường không khí dưới đây?

A: Áp dụng hệ thống khử trùng B: Áp dụng công nghệ đốt

C: Áp dụng hệ thống lọc bụi D: Áp dụng hệ thống xử lý khí thải

Câu 12: Tác nhân sinh học nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A: Áp dụng hệ thống khử trùng B: Áp dụng công nghệ đốt

C: Áp dụng hệ thống lọc bụi D: Áp dụng hệ thống xử lý chất thải

Câu 13: Nguồn gốc nhân tạo nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A: Sản xuất công nghiệp B: Hoạt động sinh hoạt

C: Biến đổi khí hậu D: Làng nghề

Câu 14: Lựa chọn các biện pháp công nghệ - kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm
môi trường nước dưới đây?

A: Áp dụng công nghệ đốt

B: Áp dụng biện pháp hóa học (sử dụng hóa chất trong xử lý nước)

C: Áp dụng hệ thống lọc bụi

D: Áp dụng biện pháp sinh học (sử dụng vi sinh vật, thực vật)
Câu 15: Ngày môi trường Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày nào
dưới đây?

A: Ngày 3 tháng 6 B: Ngày 1 tháng 6

C: Ngày 7 tháng 6 D: Ngày 5 tháng 6

Câu 16: Tác nhân sinh học nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A: Bụi phấn hoa B: Phân bón hữu cơ

C: Vi khuẩn D: Bào tử nấm

Câu 17: Ô nhiễm môi trường đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
thông qua con đường nào dưới đây?

A: Qua đường máu B: Qua đường da

C: Qua đường hô hấp D: Qua đường miệng

Câu 18: Lựa chọn các biện pháp công nghệ - kĩ thuật trong xử lí ô nhiễm
môi trường không khí dưới đây?

A: Áp dụng hệ thống khử trùng B: Áp dụng công nghệ đốt

C: Áp dụng xử lý khí thải D: Áp dụng hệ thống lọc bụi

Câu 19: Hoạt động nào dưới đây phát thải chất gây ô nhiễm môi trường
không khí nhiều nhất?

A: Hoạt động giao thông B: Hoạt động nông nghiệp

C: Hoạt động sản xuất công nghiệp D: Hoạt động sinh hoạt

Câu 20: Giờ Trái Đất ở Việt Nam diễm ra vào thời gian nào?

A: Thứ 6 cuối cùng của tháng 3 hàng năm B: Thứ 6 cuối cùng mỗi tháng

C: Thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm D: Thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng
TUẦN 5
Câu 1: Nhóm biện pháp nào dưới đây được áp dụng trong kiểm soát ô
nhiễm chất thải rắn?

A: Biện pháp công nghệ - kỹ thuật, kinh tế và quản lý – chính sách

B: Biện pháp quản lý – chính sách, kinh tế và giáo dục – truyền thông

C: Biện pháp công nghệ - kĩ thuật, quản lý – chính sách và giáo dục truyền
thông

D: Biện pháp công nghệ - kĩ thuật, kinh tế và giáo dục – truyền thông

Câu 2: Lựa chọn các biện pháp được áp dụng trong xử lí chất thải rắn sinh
hoạt ?

A: Chôn lấp B: Thiêu đốt

C: Tái chế D: Ủ sinh học

Câu 3: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất
thải rắn nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải rắn nguy hại nhưng có
yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải rắn nguy hại”

A: Đúng B: Sai

Câu 4: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Chất thải rắn y tế là chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của
các bệnh viện”

A: Đúng B: Sai

Câu 5: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Tái sử dụng chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật để thu lại các thành phần các giá trị từ chất thải rắn”
A: Đúng B: Sai

Câu 6: Chọn đáp án đúng để điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“Chất thải rắn là … CHẤT THẢI … ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn
thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác”

Câu 7: Lựa chọn các tác động tiêu cực của ô nhiễm chất thải rắn đến kinh
tế - xã hội?

A: Phá hủy hệ sinh thái tự nhiên

B: Thiệt hại kinh tế trong đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn

C: Thiệt hại kinh tế liên quan đến gánh nặng về bệnh tật

D: Gia tăng nguy cơ dịch bệnh

Câu 8: Lựa chọn các biện pháp được áp dụng trong xử lí chất thải rắn y tế?

A: Tái chế B: Thiêu đốt

C: Ủ sinh học D: Chôn lấp

Câu 9: Ô nhiễm chất thải rắn có tác động tiêu cực đến những khía cạnh
nào sau đây?

A: Hệ sinh thái và sức khỏe con người

B: Kinh tế - xã hội và môi trường

C: Kinh tế - xã hội, hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe con người

D: Kinh tế - xã hội và hệ sinh thái

Câu 10: Việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn dựa trên các tiêu
chí quan trọng nào dưới đây?
A: Tính khả thi B: Hiệu quả kinh tế

C: Yêu cầu bảo vệ môi trường D: Thành phần, tính chất của chất thải rắn

Câu 11: Lựa chọn các biện pháp được áp dụng trong xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường?

A: Thiêu đốt B: Chôn lấp

C: Ủ sinh học D: Tái chế

Câu 12: Chất rắn thải nào dưới đây được coi là chất thải mới nổi và đặc
thù?

A: Chất thải sinh hoạt B: Chất thải công nghiệp

C: Chất thải điện tử D: Chất thải nhựa

Câu 13: Lựa chọn các tác động tiêu cực ô nhiễm chất thải rắn đến sinh thái
– môi trường?

A: Gia tăng hiệu ứng nhà kính

B: Ô trường đất nhiễm môi, nước, không khí

C: Gây biến đổi khí hậu

D: Đe dọa hệ sinh thái

Câu 14: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Hãy coi rác như một nguồn tài nguyên”

A: Đúng B: Sai

Câu 15: Nguyên tắc 3R trong quản lý ô nhiễm chất thải rắn là gì?

A: Renew, Rethink, Recover

B: Restore, Reward, Responsibility

C: Refuse, Reuse, Rethink


D: Reduce, Reuse, Recycle

Câu 16: “… CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP…” là chất thải rắn phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”

Câu 17: Có mấy nguồn phát sinh chất thải rắn chính?

A: 2 nguồn B: 3 nguồn

C: 4 nguồn D: 5 nguồn

Câu 18: “… XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN …” là quá trình sử dụng các giải
pháp công nghệ, kĩ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập,
cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn và các yếu tố có hại trong
chất thải rắn”

TUẦN 6
Câu 1: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“Biến đổi khí hậu (BĐKH): là sự thay đổi của … HỆ THỐNG KHÍ HẬU…
hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong
một giai đoạn nhất định tính bằng giai đoạn nhất định tính bằng thập kỉ
hay hàng triệu năm”

Câu 2: Lựa chọn các tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên năng
lượng?

A: Ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia, quốc tế

B: Giảm sản lượng điện do hạn hán

C: Tiềm năng khai thác dầu, khí trên biển bị ảnh hưởng do bão, lốc
D: Giảm tiêu thụ tài nguyên năng lượng

Câu 3: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính là sự giảm nồng độ các khí nhà kính trong
khí quyển”

A: Đúng B: Sai

Câu 4: Các biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu?

A: Gia tăng hạn hán, lũ lụt B: Nước biển dâng

C: Gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu D: Ô nhiễm môi trường

Câu 5: Lựa chọn các biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam?

A: Mùa hè mát hơn B: Nước biển dâng, lụt lội

C: Mùa đông lạnh hơn D: Nhiệt độ tăng, hạn hán

Câu 6: Nguyên nhân tự nhiên nào dưới đây gây biến đổi khí hậu toàn cầu?

A: Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

B: Gia tăng cường độ bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất

C: Động đất, sóng thần D: Hoạt động núi lửa

Câu 7: Lựa chọn các tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp?

A: Gia tăng bệnh dịch mới trong nông nghiệp

B: Gia tăng quá trình sa mạc hóa đất nông nghiệp

C: Thay đổi chế độ thủy văn

D: Giảm sản lượng các loại cây lương thực


Câu 8: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“… THỜI TIẾT … là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy
ra trong khí quyển ở một thời điểm, khu vực nhất định như nắng hay mưa,
nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo”

Câu 9: Lựa chọn tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng?

A: Tài nguyên rừng bị suy thoái do hạn hán, bão lũ

B: Ảnh hưởng đến tiềm năng lâm sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tiêu
dùng, xây dựng

C: Tăng nguy cơ tuyệt chủng cho các loài động thực vật

D: Các phương án trên đều đúng

Câu 10: Chọn phương án đúng cho mỗi khái niệm sau:

… là các hoạt động nhằm giảm mức


độ hoặc cường độ phát thải khí nhà
kính (sử dụng xăng, sinh học, sử dụng Giảm nhẹ BĐKH
điện mặt trời,…)
... là các hoạt động điều chỉnh hệ thống
tự nhiên hoặc con người nhằm sự tổn
thương do BĐKH gây ra (trồng rừng, Thích ứng với BĐKH
đắp đê, ngăn lũ,…)

Câu 11: Lựa chọn các tác động của Biến đổi khí hậu đến sức khỏe con
người?

A: Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

B: Tăng nguy cơ tử vong sớm


C: Gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

D: Làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ

Câu 12: Nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí
hậu trên thế giới”

A: Đúng B: Sai

Câu 13: Biến đổi khí hậu có tác động đến tài nguyên thiên nhiên nào dưới
đây?

A: Tài nguyên năng lượng B: Tài nguyên nước

C: Tài nguyên rừng D: Tài nguyên khoáng sản

Câu 14: Biện pháp nào dưới đây được áp dụng để thích ứng với biến đổi
khí hậu toàn cầu?

A: Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

B: Áp dụng công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên nhiên liệu

C: Cải tiến kĩ thuật canh tác nông nghiệp

D: Trồng rừng và bảo vệ rừng

Câu 15: Khí nào dưới đây được gọi là khí nhà kính?

A: SO2 B: H2O

C: CH4 D: CO2

Câu 16: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm
dưới đây?
“… là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí
quyển ở một thời điểm, khu vực nhất định như nắng hay mưa, nóng hay
lạnh, ẩm thấp hay khô ráo.”

A. Thời tiết
B. Hệ thống thời tiết
C. Hệ thống khí hậu
D. Khí hậu

Câu 17: Lựa chọn các tác động Biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người?

A. Tăng nguy cơ tử vong sớm


B. Làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ
C. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
D. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

TUẦN 7

Câu 1: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Dân số già là khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ từ 20% trở lên
trong tổng số dân”

A: Đúng B: Sai

Câu 2: Ngày Dân số Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày tháng nào?

A: Ngày 11 tháng 8 B: Ngày 11 tháng 7

C: Ngày 11 tháng 6 D: Ngày 11 tháng 5


Câu 3: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Sự gia tăng dân số là khi quy mô dân số của một địa phương tại thời điểm
cuối thấp hơn thời điểm đầu của một thời kì nhất định”

A: Đúng B: Sai

Câu 4: Quy mô dân số Thế giới năm 2019 là bao nhiêu?

A: Hơn 6 tỷ người B: Hơn 8 tỷ người

C: Hơn 7 tỷ người D: Hơn 9 tỷ người

Câu 5: Quy mô dân số Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu?

A: Hơn 96 triệu dân B: Hơn 90 triệu dân

C: Hơn 100 triệu dân D: Hơn 93 triệu dân

Câu 6: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong hai khái niệm
dưới đây?

“… BÙNG NỔ DÂN SỐ … là sự gia tăng dân số nhanh chóng một cách đột
biến trong một khoảng thời gian ngắn của một vùng lãnh thổ (quốc gia,
khu vực, vùng địa lí, toàn cầu,…)”

Câu 7: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Cơ cấu dân số vàng là khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ từ 10%
đến dưới 20% trong tổng số dân”

A: Đúng B: Sai

Câu 8: Sự gia tăng dân số có tác động gì đến phát triển kinh tế - xã hội?

A: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo

B: Gia tăng tệ nạn xã hội


C: Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội

D: Gia tăng ô nhiễm môi trường

Câu 9: Năm 2019, Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên bản đồ dân số Đông
Nam Á?

A: Thứ tư B: Thứ năm

C: Thứ ba D:Thứ hai

Câu 10: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“… PHÂN BỐ DÂN SỐ … là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng
kinh tế - xã hội hoặc một đơn vị hành chính”

Câu 11: Khái niệm dưới đây đúng hay sai?

“Dân cư là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất
định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ Trái Đất)

A: Đúng B: Sai

Câu 12: Lựa chọn các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số?

A: Gia tăng nhu cầu về lực lượng sản xuất

B: Tỷ lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh

C: Tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử D: Di cư

Câu 13: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và …
TINH THẦN … của toàn bộ dân số”

Câu 14: Sự gia tăng dân số có tác động tiêu cực gì đến môi trường?
A: Biến đổi khí hậu toàn cầu

B: Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

C: Gia tăng thiên tai

D: Gia tăng phát sinh chất thải rắn

Câu 15: Lựa chọn các biện pháp trong phát triển dân số bền vững ở Việt
Nam?

A: Duy trì mức sinh B: Duy trì cơ cấu dân số già

C: Đa dạng hóa hoạt động truyền thông về dân số

D: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Câu 16: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“… QUY MÔ DÂN SỐ ... của một vùng lãnh thổ (một địa phương, một
nước hay một châu lục,…) là tổng số dân cư sinh sống trên vùng lãnh thổ
đó”

Câu 17: Chọn đáp án đúng và điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm
dưới đây?

“…là sự gia tăng dân số nhanh chóng một cách đột biến trong một khoảng
thfoiw gian ngắn của một vùng lãnh thổ (quốc gia, khu vực, vùng địa lí,
toàn cầu,…)”

A. Tăng trưởng dân số


B. Bùng nổ dân số
C. Dư thừa dân số
D. Quá tải dân số
Câu 18: Chọn đáp án đúng

“Chất lượng dân số là sự phản án các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và…
của toàn bộ dân số”

A. Xã hội
B. Sức khỏe
C. Tinh thần
D. Sức sống

TUẦN 8
Câu 1: Lựa chọn các thách thức về lĩnh vực xã hội trong phát triển bền
vững ở Việt Nam?

A: Chất lượng cuộc sống chưa cao và đồng đều

B: Tệ nạn xã hội vẫn chưa được kiểm soát tốt

C: Xung đột xã hội xảy ra thường xuyên

D: Khoảng cách giàu nghèo tiếp tục gia tăng

Câu 2: Chọn đáp án đúng để điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“ … KINH TẾ XANH … là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con
người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi
trường và sự khan hiếm tài nguyên”

Câu 3: Lựa chọn các thuận lợi về lĩnh vực kinh tế trong phát triển bền
vững ở Việt Nam?

A: Môi trường chính trị ổn định


B: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định

C: Nguồn lực cho phát triển kinh tế tương đối dồi dào

D: Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh tương đối tốt

Câu 4: Chọn đáp án đúng để điền vào nội dung còn thiếu trong khái niệm dưới
đây?

“… PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG …” là phát triển đáp ứng được nhu cầu
của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của
các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên “

Câu 5: Lựa chọn các tiêu chí đảm bảo phát triển bền vững về xã hội dưới
đây?

A: Đảm bảo tiến bộ xã hội, ổn định, đoàn kết

B: Chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao

C: Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

D: Tăng trưởng kinh tế cao

Câu 6: Lựa chọn các thách thức về lĩnh vực môi trường trong phát triển
bền vững ở Việt Nam?

A: Tác động của biến đổi khí hậu

B: Ô nhiễm môi trường đáng báo động

C:Gia tăng các tệ nạn xã hội

D: Suy thoái tài nguyên thiên nhiên

Câu 7: Lựa chọn các tiêu chí đảm bảo phát triển kinh tế bền vững dưới
đây?
A: Kinh tế tăng trưởng cao

B: Hiệu quả kinh tế lớn

C: Thu nhập bình quân đầu người cao

D: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Câu 8: Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự phát triển hài hòa
về lĩnh vực nào dưới đây?

A: Phát triển bền vững về kinh tế

B: Phát triển bền vững về xã hội

C: Phát triển bền vững về môi trường

D: Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Lựa chọn các thuận lợi về lĩnh vực môi trường trong phát triển bền
vững ở Việt Nam?

A: Nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường tốt

B: Tài nguyên thiên nhiên, phong phú, đa dạng

C: Xã hội hóa bảo vệ môi trường được thúc đẩy mạnh mẽ

D: Chính sách, quản lý môi trường được quan tâm, chú trọng

Câu 10: Lựa chọn các tiêu chí đảm bảo phát triển bền vững về môi trường
dưới đây?

A: Nâng cao chất lượng cuộc sống con người

B: Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

C: Kiểm soát ô nhiễm môi trường


D: Bảo vệ đa dạng sinh học

You might also like