You are on page 1of 9

NỘI DUNG ÔN TẬP KHOA HỌC CUỐI NĂM – LỚP 5

Năm học 2022 – 2023


A. Học sinh học thuộc nội dung những bài học sau trong SGK:
- Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
- Bài 45: Sử dụng năng lượng điện
- Bài 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
- Bài 64: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
- Bài 67: Tác động của con người đến môi trường không khí, nước.
B. Một số câu hỏi gợi ý:
TỤ LUẬN
Câu 1: Năng lượng gió có tác dụng gì?
Năng lượng gió giúp cho thuyền, bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc,
năng lượng gió làm quay các cánh quạt để quay tua – bin của nhà máy phát điện, tạo ra
dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngay: đun nấu, thắp sáng, bơm
nước, chạy máy,…
Câu 4: Nêu vai trò của điện ?
Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng
để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin,… Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động
sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngày.
Câu 7: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con
người những gì?
- Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,…
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời,
gió, nước,…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
và trong các hoạt động khác của con người.
Câu 8: Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa
bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
- Chính con người sẽ phải chịu hậu quả nếu khai thác tài nguyên bừa bãi, thải ra môi
trường nhiều chất độc hại.
- Tài nguyên cạn kiệt con người không còn tài nguyên để sử dụng.
- Môi trường sẽ bị ô nhiễm từ các khí thải ra môi trường do đó sẽ đầu độc con người, gây
ra những bệnh hiểm nghèo.
Câu 9: Không khí và nước ô nhiễm gây tác hại gì? Nêu 1 số việc làm ở địa phương
gây ô nhiễm.
* Nước ô nhiễm gây tác hại:
- Đe dọa sức khỏe con người
- Ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi
- Đe dọa sự sống của động vật thủy sinh
- Thiệt hại về kinh tế
* Không khí ô nhiễm gây tác hại:
- Tăng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên
- Gây nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho con người như bệnh về hô hấp, ung thư, đột quỵ, …
- Đe dọa đời sống của động, thực vật.
*Những việc làm ở địa phương gây ô nhiễm: đun than tổ ong; vứt rác bừa bãi, khói của
nhà máy, chất thải của nhà máy, bệnh viện, khói của ô tô, xe máy…
Câu 10: Nêu biện pháp bảo vệ môi trường nước, không khí
a. Bảo vệ môi trường nước:
- Có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống
thoát nước rồi đưa vào bộ phận sử lí nước thải.
- Làm ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
b. Bảo vệ môi trường không khí:
- Hạn chế việc đun nấu bằng than tổ ong và đốt chất thải.
- Khuyến khích trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Làm ống khói dẫn khói lên cao.
- Hạn chế đi ô tô, xe máy. Nên đi xe đạp, đi bộ để giảm khí thải ra môi trường.
Câu 11: Kể 2 việc làm của em ở trường để bảo vệ môi trường nước, 2 việc làm của
em để bảo vệ môi trường không khí:
a. Bảo vệ môi trường nước:
- Dùng nước tiết kiệm
- Không xả nước bừa bãi
- Dùng nước xong khoá ngay vòi nước
- Vứt rác đúng nơi quy định
b. Bảo vệ môi trường không khí:
- Vứt rác đúng nơi quy định
- Không xả rác bừa bãi
- Đi vệ sinh xong phải xả nước
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Nhìn thấy rác thì nhặt ngay.
- Bảo vệ, chăm sóc cây xanh để bầu không khí trong lành hơn.

TRẮC NGHIỆM KHOA


Câu 1: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió?
a. Quạt máy. b. Thuyền buồm.
c. Tua-bin của nhà máy thủy điện. d. Pin mặt trời.
Câu 2: Viết chữ Đ vào ☐ trước ý kiến đúng, chữ S ☐ trước ý kiến sai.
Đ - ☐ Khi làm nhà, cần phải tính đến việc sử dụng năng lượng gió tự nhiên cho tòa nhà.
S - ☐ Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.
Đ - ☐ Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.
Đ - ☐ Người ta có thể sử dụng năng lượng nước chảy để làm sạch vật bị bẩn.
Câu 3: Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn điện?
a. Bóng đèn điện. b. Bếp điện. c. Pin. d. Cả ba vật kể trên.
Câu 4: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
1. Năng lượng điện để thắp sáng a. Bàn ủi
2. Năng lượng điện để truyền tin b. Máy điều hòa
3. Năng lượng điện để đốt nóng c. Bóng điện
4. Năng lượng điện để làm mát d. Máy tính, tivi
Đáp án: 1-c, 2-d, 3-a, 4-b
Câu 5: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là:
A. Nhị B. Nhuỵ C. Cả nhị và nhuỵ D. Hoa
Câu 6: Điền nội dung vào các khung trống dưới đây cho phù hợp:

Đầu nhụy

Vòi nhụy Bao phấn

Bầu nhụy Chỉ nhị

Noãn

Câu 7: Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con
người?
a. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí
b. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống
c. Là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của
con người
d. Tất cả các ý trên
Câu 8: Đánh mũi tên và điền tên những thứ môi trường cho con người và những thứ
môi trường nhận từ con người

Môi trường cho Môi trường nhận

Thức ăn Phân, rác thải

Nước uống Nước thải


MÔI TRƯỜNG
Chất đốt Khói, khí thải

Đất Mất diện tích đất


cho trồng trọt,…
Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những
ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
a. Nước biển bị ô nhiễm
b. Động vật và thực vật sống ở biển bị chết
c. Những loài chim hoặc sinh vật khác sống và kiếm ăn ở biển hoặc bờ biển có thể bị chết
d. Tất cả các ý trên
Câu 10: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng.
A B

Khói từ các nhà máy, bếp của gia đình.

Ô nhiễm nước
Nước thải từ các nhà máy chảy ra.

Rác thải sinh hoạt vứt xuống ao, hồ,… Ô nhiễm không khí

Tiếng ồn của các phương tiện giao thông.


NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ CUỐI NĂM – LỚP 5
Năm học 2022 – 2023
A. Học sinh học thuộc nội dung những bài học sau trong SGK:
- Bài 19 : Nước nhà bị chia cắt
- Bài 20 : Bến Tre đồng khởi
- Bài 22 : Đường Trường Sơn
- Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
- Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
B. Một số câu hỏi gợi ý:
TỰ LUẬN
Câu 2: Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ – ne – vơ là gì?
- Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam –Bắc.
- Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam.
- Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất
đất nước.
Câu 3:Thuật lại sự kiện ngày 17 – 1 – 1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào
“Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre.
- Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
- Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác.
- Từ Bến Tre, phong trào lan khắp miền Nam
Câu 4: Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào
đối với cách mạng miền Nam?
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre là một ngọn cờ tiên phong, mở ra thời
kì mới cho đấu tranh nhân dân miền Nam.
- Khẳng định cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh
chính trị mà còn phải kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Câu 5: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Mục đích mở đường Trường Sơn là để chi viện lương thực, vũ khí, sức người… cho chiến
trường miền Nam.
Câu 6: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước của dân tộc ta?
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đường Trường Sơn là tuyến giao thông
quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp
phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
Câu 7: Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam Tết Mậu Thân
năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì:
- Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa
- Bất ngờ về địa điểm: tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
- Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện
rộng vào cùng một lúc.
Câu 8: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào
đối với nước Mĩ ?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 làm cho nước Mĩ sửng sốt, hoang
mang, lo sợ, quân tay sai chùn bước trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam
Câu 10: Nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong
cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh
và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không
quân Mĩ.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại sao đế quốc Mĩ lại phá hoại Hiệp định Giơ – ne – vơ?
a. Vì Mĩ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và muốn thay chân Pháp xâm lược
nước ta.
b. Vì Mĩ muốn xâm chiếm nước ta cùng Pháp.
c. Vì Mĩ muốn bảo vệ nhân dân miền Nam thoát khỏi sự xâm lược của Pháp.
d. Vì Mĩ muốn gây “Chiến tranh lạnh” với Việt Nam.
Câu 3: Phong trào “Đồng khởi” diễn ra vào thời gian nào ?
a. Cuối năm 1954 b. Giữa năm 1954
c. Năm 1958 d. Cuối năm 1959, đầu năm 1960
Câu 4: Vì sao nhân dân miền Nam lại tiến hành phong trào “Đồng khởi” ?
a. Nhân dân miền Nam không cam chịu sự tàn sát của Mĩ- Diệm
b. Để tàn phá kìm kẹp của Mĩ-Diệm, bảo vệ đất nước, đồng bào
c. Để ủng hộ Pháp đánh Mĩ
Câu 5: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn lúc nào?
a. ngày 19-5-1959 b. ngày 19-5-1969
c. ngày 30-4-1969 d. ngày 30-4-1959
Câu 6: Trên các ngả đường Trường Sơn miền Bắc đã chi viện cho miền Nam những
gì?
a. sức người, lương thực, vũ khí b. lương thực
c. vũ khí d. người và vũ khí
Câu 7 : Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra vào Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam nước ta?
a. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tại miền Nam
b. Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam
c. Mĩ phải chấp nhận đàm phán tại Pa – ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam.
d. Tổng thống Mĩ Giôn – xơn sang thăm miền Nam, động viên tinh thần quân Mĩ và quân
đội Sài Gòn.
Câu 8 : Ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng, S vào ô trống trước ý sai:
Đ☐ Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành
phố, thị xã miền Nam.
S☐ Sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân năm 1968, Mĩ tiếp tục ngoan cố, không chấp
nhận đàm phán ở Pa-ri.
Đ☐ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dây Tết Mậu Thân năm 1968, Mĩ buộc phải thừa nhận
sự thất bại và chấp nhận đàm phán ở Pa-ri.
Đ☐ Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam.
Câu 9. Trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra vào thời gian:
a. Từ ngày 12/12/1972 đến ngày 23/12/1972
b. Từ ngày 14/12/1972 đến ngày 25/12/1972
c. Từ ngày 18/12/1972 đến ngày 30/12/1972
d. Để ủng hộ Mĩ đánh Pháp
NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ CUỐI NĂM – LỚP 5
Năm học 2022 – 2023
A. Học sinh học thuộc nội dung những bài học sau trong SGK:
- Bài 17: Châu Á (2 tiết)
- Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam
- Bài 20: Châu Âu
- Bài 28: Các Đại dương trên thế giới
B. Một số câu hỏi gợi ý:
TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Á
- Vị trí địa lí: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
- Giới hạn: Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương. Đó là: Châu Phi, Châu Âu và
Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Câu 3: Kể tên 1 số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Châu Âu?
Nhiều nước Châu Âu có nền kinh tế phát triển, họ liên kết với nhau để sản xuất và buôn
bán nhiều loại hàng hóa. Những sản phẩm công nghiệp của Châu Âu nổi tiếng thế giới là :
máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm,....
Câu 6: Hoàn thành bảng sau:
Tiêu chí Châu Á Châu Âu
Diện tích Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các Rộng 10 triệu km2
châu lục.
Khí hậu Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa.
đới đến hàn đới.
Địa hình Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện Đồng bằng chiếm 2/3 diện
tích, có đỉnh núi Ê- vợ- rét cao nhất tích, kéo dài từ tây sang đông.
thế giới.
Chủng tộc Chủ yếu là người da vàng Chủ yếu là người da trắng
Hoạt động Làm nông nghiệp là chính Công nghiệp phát triển.
kinh tế
Câu 7: Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở vùng nào ? Tại sao ?
Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu
mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại ...
Câu 8: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo ?
Khu vực Đông Nam Á sản xuất nhiều lúa gạo vì có nhiều điều kiện thuận lợi :
- Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa.
- Sông ngòi phát triển, nguồn nước dồi dào vừa cung cấp phù sa, cung cấp nước cho tưới
tiêu.
- Nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
Câu 9 : Nêu những hoạt động kinh tế của các nước Châu Âu ?
Một số hoạt động kinh tế ở Châu Âu : trồng lúa mì, chăn nuôi gia súc lớn, chế tạo máy
bay, chế tạo ô tô, hàng điện tử, mĩ phẩm, len dạ, dược phẩm, chế tạo máy móc thiết bị ....
Câu 10: Vận dụng sự hiểu biết của bản thân. Em hãy giới thiệu 2-3 câu về một cảnh
đẹp nổi tiếng ở Châu Á
- Vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng của Việt Nam,…………
- Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, …………..
- Đền Angcovat của Campuchia, ……………
- Núi Phú sỹ của Nhật, ……………
- Đảo Bali ở Indonesia.........
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào ?
a. Châu Âu, châu Phi ; Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
b. Châu Âu, châu Phi ; Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
c. Châu Mĩ, châu Phi ; Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
d. Châu Âu, châu Phi ; Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Câu 2 Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì ?
a. Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ, có khí hậu ôn đới.
b. Có nhiều biển và đồng bằng ven biển màu mỡ, có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
c. Có nhiều đồng bằng ven biển màu mỡ, có khí hậu hàn đới.
d. Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ, có khí hậu gió mùa nóng.
Câu 3. Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai:
S Châu Âu có khí hậu nóng và khô.
Đồng bằng của châu Âu kéo dài từ tây sang đông.
Đ Châu Âu có rừng lá kim ở Tây Âu và nhiều rừng cây lá rộng ở phía Bắc.
S Dân cư châu Âu chủ yếu là người da vàng.
S
Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
Đ Câu 4 : Điền vào chấm còn thiếu :
Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa. Rừng cây là kim tập trung ở vùng phía
Bắc và trên các sườn núi cao.Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu, mùa thu lá cây nhuộm
vàng các cánh rừng. Mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu, chỉ trừ dải đất phía
nam ấm áp.
Câu 5: Vì sao châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới?
a. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc
b. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục
c. Châu Á trải dài từ tây sang đông
d. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo
Câu 8: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của nước Lào?
A. Lào giáp với Việt Nam, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan.
B. Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, không giáp biển.
C. Địa hình của Lào chủ yếu là núi và cao nguyên.
D. Lào là nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất Đông Nam Á.
Câu 9: Châu Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu C. Châu Nam Cực
B. Châu Mĩ D. Châu Đại Dương
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trên Trái Đất có (1) 4 đại dương, đó là: (2)Thái Bình Dương, (3) Đại Tây Dương, (4)
Ấn Độ Dương và (5) Bắc Băng Dương. Các đại dương đều có kích thước lớn và thông với
nhau, nhưng mỗi đại dương vẫn có những điểm khác biệt. Trong đó, (6) Thái Bình Dương là
đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.

You might also like