You are on page 1of 6

ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM

Môn: Khoa học - Lớp 4


Năm học 2020 - 2021

Câu 1: Tại sao có gió?


Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.
Câu 2: Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách
phòng chống bão?
Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi
bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, đề phòng khan
hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Ở thành phố cần
cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ản
an toàn.
Câu 3: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm một số cách
phòng chống ô nhiễm không khí?
- Nguyên nhân:
Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…là những nguyên nhân làm
không khí bị ô nhiễm.
- Cách phòng chống
Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như:
Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động
cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây
xanh,…
*Không khí có những thành phần nào? Thành phần nào trong không khí
quan trọng đối với sự thở của sinh vật ?
- Không khí gồm hai thành phần chính là: khí ô-xi và khí ni-tơ .
- Ngoài hai thành phần chủ yếu trên, không khí còn chứa các thành phần
khác như các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn……
Thành phần trong không khí quan trọng đối với sự thở của sinh vật là khí ô-
xi
* Nêu Vai trò của không khí đối với sự cháy?
Không khí cung cấp khí ô-xi để duy trì sự cháy, nếu không có ô-xi sự cháy
không tồn tại. Khí ni – tơ giúp cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.
Câu 4:Âm thanh phát ra do đâu? Âm thanh truyền qua những môi
trường nào?
- Âm thanh do các vật rung động phát ra
- Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất
rắn, chất lỏng
Câu 5: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?
Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể
học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu, phòng tránh
tai nạn,...
Câu 6: Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người? Hãy nêu những biện
pháp phòng chống tiếng ồn?
* Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây mất ngủ,
đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai,…
* Những biện pháp phòng chống tiếng ồn như:
- Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng
- Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền qua tai.
Câu 7: Khi nào ta nhìn thấy vật?
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
Câu 8: Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào bóng của một vật thay đổi?
- Phía sau vật cản sáng (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó.
- Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó
thay đổi
Câu 9: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực
vật?
Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là:
-Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn,
sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được vẻ
đẹp của thiên nhiên.
-Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn, nước
uống và tránh kẻ thù.Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến
sự sinh sản của một số động vật.
-Đối với thực vật : Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống. Mặt trời
đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch
cho động vật và con người.
Câu 10: Ánh sáng như thế nào sẽ có hại cho mắt?
- Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt.
- Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt.
- Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt.
- Nhìn quá lâu vào màn hình máy vi tính, ti vi cũng làm hại mắt.
*Tại sao ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc lửa hàn ?
Vì ánh sáng mặt trời và ánh lửa hàn quá mạnh sẽ làm tổn thương đến mắt
Câu 11 : Em hãy nêu các việc em nên làm để tránh tác hại do ánh sáng
gây ra cho mắt khi đọc sách, xem ti-vi?
Để tránh tác hại do ánh sáng gây ra cho mắt khi đọc sách, xem ti-vi
chúng ta cần:
- Không đọc sách, xem tivi dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu,
khoảng cách giữa sách và mắt khoảng 30cm, tránh để sấp bóng khi đọc.
- Đọc sách trong khoảng 1 giờ phải nghỉ ngơi chốc lát hoặc phải đưa mắt
nhìn về phía xa một lúc.
- Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy
lắc lư.
Câu 12: Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có
cảm giác lạnh?
Những hôm trời rét, khi chạm tay vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho
ghế (vật lạnh hơn). Do đó, tay ta có cảm giác lạnh.
Câu 13: Em hãy cho biết nhiệt độ của nước đang sôi, của nước đá đang
tan và nhiệt độ của người khỏe mạnh.
- Nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC.
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC.
- Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh vào khoảng 37oC.
Câu 14: Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được Mặt Trời sưởi ấm
Gió sẽ ngừng thổi, trái đất sẽ nên lạnh giá, không có nước, sự sống trên trái
đất sẽ lụi tàn.
Câu 15: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay
đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
-Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
-Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,…
-Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí. gỗ, nhựa, bông, len,…
Câu 16: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực
vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực
vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải
sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều
chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
Câu 17: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống
của thực vật như thế nào?
-Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống
và phát triển bình thường.
-Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật là :Mỗi loại thực vật,
mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng,
không khí và ánh sáng khác nhau.
Câu 18: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? Giai đoạn nào cây
lúa cần ít nước?
- Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng.
- Cây lúa chỉ cần ít nước ở giai đoạn lúa chín.
Câu 19: Em hãy nêu quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi
trường.
Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các -
bô - níc, nước, khí ô - xi và thải ra hơi nước, khí các - bô - níc, chất khoáng
khác. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi
trường.
Câu 20: Sự trao đổi khí trong hô hấp và sự trao đổi thức ăn ở thực vật
diễn ra như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ về sự trao đổi thức ăn của thực
vật.
- Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật: Thực vật hấp thụ khí ô – xi và
thải ra khí các – bô –nic
- Sự trao đổi thức ăn ở thực vật Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực
vật hấp thụ khí các – bô –níc, nước, các chất khoáng và thải ra khí ô – xi,
hơi nước và các chất khoáng khác.
- Sơ đồ về sự trao đổi thức ăn của thực vật.
Thải ra
Hấp thụ Ánh sáng mặt
trời. Hơi nước
Nước
Thực vật
Khí ô- xi
Khí các-bô-nic

Các chất
Các chất khoáng khoáng khác

Câu 21: Em hãy nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật.
Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn
tại và phát triển bình thường.
Câu 22: Động vật ăn gì để sống?
Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn. Các loài
động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có
loài ăn thịt, ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.
Câu 23: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Em hãy ve sơ đồ sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường
Quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường :Động vật phải
thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn,nước, khí ô-xi và thải ra các chất
cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu…
-Sơ đồ sự trao đổi chất gữa động vật và môi trường:
Hấp thụ Thải ra
Khí ô-xi Khí các - bô - níc

ĐỘNG VẬT Nước tiểu


Nước

Thức ăn
Các chất thải

Câu 24:Thế nào là chuỗi thức ăn?


Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiênđược gọi là chuỗi thức ăn.
Câu 25:Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Hãy vẽ sơ đồ
về một chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Cây ngô châu chấu ếch.
- Cây lúa chuột đồng cú mèo.

Cỏ Hươu

Vi khuẩn Sư tử
( phân hủy xác chết)

BỔ SUNG ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến
chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn ?

Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng đối với cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn:

- Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan
của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về
nước.

- Nước ta hoàn toàn độc lập


-Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

You might also like