You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG MÔN KHOA HỌC

HỌC KÌ II - LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023


Câu 1. Úp một cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy, cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn
vì:
A. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị hết nên nến tắt.
B. Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung
cấp ô-xi nên nến tắt.
C. Khi nến cháy, khí các-bô-níc bị mất đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để
cung cấp khí các-bô-níc nên nến tắt.
Câu 2. Tại sao người ta sục khí vào bể cá?
A. Để cung cấp khí Ni-tơ cho cá.
B. Để cung cấp khí ô-xy cho cá.
C. Để cung cấp hơi nước cho cá.
Câu 3. Khi bật quạt điện, ta thấy có gió được thổi ra từ phía cánh quạt. Nguyên nhân
có gió là:
A. Gió được sinh ra từ cánh quạt.
B. Gió được sinh ra từ trong quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.
C. Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.
Câu 4. Những yếu tố nào làm ô nhiễm không khí?
A. Khói, bụi, khí độc.
B. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh.
C. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 5. Không khí bị ô nhiễm gây ra:
A. Bệnh viêm phế quản mãn tính, Ung thư phổi, các bệnh về mắt.
B. Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được.
C. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
A. Xả phân, nước thải bừa bãi, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu.
B. Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than củi.
C. Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường
Câu 7. Việc làm nào dưới đây làm cho bầu không khí bị ô nhiễm:

1
A. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
B. Trồng cây xanh.
C. Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
D. Đổ rác ra đường.
Câu 8. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
A. Trái đất sẽ trở nên lạnh giá.
B. Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa.
C. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
Câu 9. Để tránh tác hại của ánh sáng gây ra với mắt, cần:
A. Nhìn trực tiếp vào mặt trời.
B. Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng.
C. Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng.
Câu 10. Vật nào sau đây tự phát sáng ?
A. Mặt trời. B. Trái đất. C. Mặt trăng
Câu 11. Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy
thành ngoài cốc ướt. Kết quả giải thích như sau:
A. Nước lạnh thấm qua cốc thuỷ tinh.
B. Nước trong cốc bay hơi ra ngoài thành cốc.
C. Trong không khí có hơi nước, gặp thành cốc lạnh hơi nước ngưng tụ lại thành
những giọt nước ở bên ngoài thành cốc.
Câu 12. Dòng nào dưới đây đều là những vật dẫn nhiệt:
A. Sắt, gỗ, nhựa, len, vải, không khí.
B. Sắt, đồng, nhôm, vàng, bạc, i-nốc
C. Sắt, đồng, vải, bông, nhựa, không khí.
Câu 13. Ý kiến nào sau đây không đúng về quá trình hô hấp của thực vật:
A. Thực vật lấy khí Cac-bô-nic và thải ô-xy trong quá trình quang hợp.
B. Thực vật cần ô-xy để thực hiện quá trình hô hấp.
C. Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban đêm.
Câu 14. Thực vật cần không khí để :
A. Quang hợp B. Hô hấp, quang hợp C. Tạo các chất dinh dưỡng
Câu 15. Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?
A. Uống ít nước đi. B. Không vứt rác bừa bãi. C. Hạn chế tắm giặt.

2
Câu 16. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ
nhìn không rõ chứ không có hại gì cho mắt
Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt
Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu cũng đều có hại cho mắt
(Trả lời : S, S, Đ)
Câu 17. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Để tránh tác hại của ánh sáng gây ra với mắt:
Nhìn trực tiếp vào mặt trời
Không nhìn trực tiếp vào lửa hàn
Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng
Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng
(Trả lời : S, Đ, Đ, S)
Câu 18. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
S Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.
ĐNhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khoẻ mạnh.
S Chỉ có những động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt trời.
Các loài thực vật khác nhau có thể có nhu cầu về ánh sáng khác nhau.
Đ
Và có cây ưa sáng, có cây ưa bóng râm.
(Trả lời :S, Đ, S, Đ)
Câu 19: Điền các từ: phát triển, khô hạn, nước vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
Các loại cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây
chịu được khô hạn. Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau
cần những lượng nước khác nhau.
(Trả lời : nước, khô hạn, phát triển)
Câu 20: Chọn các từ ( thức ăn, thực vật, sinh vật, chuỗi thức ăn) điền vào chỗ chấm
cho phù hợp.
Trong tự nhiên có rất nhiều…………………… Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ
……………. Sinh vật này ăn ……………….. kia và chính nó lại là ………………..
cho sinh vật khác.

(Trả lời : chuỗi thức ăn, thực vật, sinh vật, thức ăn)
Câu 21: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành “Sơ đồ trao đổi thức
ăn ở thực vật” dưới đây

3
Ánh sáng mặt trời

Hấp thụ Thải ra

Khí các-bô- khí ô xi


nic
Thực vật , hơi nước,
nước

các chất các chất


khoáng khoáng

(Trả lời: Hấp thụ: Khí các-bô-nic, nước, các chất khoáng. Thải ra: khí ô xi, hơi
nước, các chất khoáng)

Câu 22: Em hãy nêu tác dụng của ánh sáng trong cuộc sống của con người?
Trả lời: Tác dụng của ánh sáng trong cuộc sống của con người?
- Ánh sáng giúp ta nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thù,
cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Ánh sáng còn giúp cho con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể.
Câu 23: Khi không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại gì?
Trả lời :
Không khí bị ô nhiễm gây ra bệnh tật như :
- Viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi.
- Gây khó thở, các loại bệnh về mắt.
- Các loại cây hoa quả không lớn được.
Câu 24: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Ví dụ:

- Vứt rác bừa bãi.

- Khí thải của các nhà máy, xí nghiệp.


- Khói bụi của phương tiện giao thông.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong nông nghiệp…
Câu 25. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh để học tập, vui chơi và chống lại các dịch
bệnh, em cần phải làm gì? Nêu ví dụ cụ thể những việc em đã làm trong thời gian
chống dịch covid vừa qua?

4
Trả lời:
- Muốn có một cơ thể khỏe mạnh để học tập, vui chơi và chống lại các dịch bệnh, em
cần: Ăn uống đủ chất; Thường xuyên tập thể dục; Vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch
sẽ.....
- Những việc em đã làm trong thời gian chống dịch covid vừa qua: Rửa tay trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài...; Xúc họng thường xuyên; không bắt tay,
ôm hôn người khác; đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, tiêm phòng covid đầy đủ.

You might also like