You are on page 1of 3

Trường TH Trần Quốc Toản

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN KHOA HỌC LỚP 4
Thời gian 40 phút Ngày 16 tháng 7 năm 2021

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM


1. Viết Đ vào trước câu đúng, S vào trước câu sai.
Trường hợp nào sau đây có thể là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
Đ a. Xả phân, nước thải bừa bãi Đ b. Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Đ c. Khói từ nhà máy Đ d. Dùng săm, lốp cũ để đun
S e. Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than, củi.

2. Khi gõ trống, tại sao ta nghe được tiếng trống ?


A. Âm thanh được tạo ra từ bên trong trống, chuyển động trong không khí đi đến
tai, tác động lên màng nhĩ làm ta nghe thấy.
B. Mặt trống rung làm không khí xung quanh mặt trống rung động, rung động này
được lan truyền trong không khí. Khi đến tai ta, không khí rung động sẽ tác động đến
màng nhĩ và tai ta nghe được tiếng trống.
C. Mặt trống rung đẩy không khí chuyển động đi mọi phía, trong đó một phần
không khí sẽ chuyển động từ trống đến tai ta, lọt vào tai, tác động vào màng nhĩ làm tai
nghe được.
D. Âm thanh là một loại khí đặc biệt được trống phát ra, từ trống chuyển động đến
tai ta, khi lọt vào tai sẽ tác động đến màng nhĩ làm tai ta nghe được.

3. Trong các vật : Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, cái gương, ngọn lửa, cốc thủy
tinh, các vật tự phát sáng là :
A. Mặt trời và Mặt trăng
B. Mặt trời và ngọn lửa
C. Mặt trời, Mặt trăng, cái gương, ngọn lửa, cốc thủy tinh
D. Tất cả các vật đã nêu.

4. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:


Trong quá trình trao đổi chất khí, động vật hấp thụ khí oxi (1) và thải ra khí các -
bô – níc (2); trong quá trình trao đổi thức ăn, động vật lấy từ môi trường các chất hữu
cơ (3) và nước (4), đồng thời thải ra môi trường chất thải (5) và nước tiểu (6)
5. Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy
thành ngoài của cốc ướt. Kết quả này được giải thích như sau:
A. Nước lạnh có thể thấm qua cốc thủy tinh.
B. Nước ở trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc.
C. Nước đưa từ trong tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy.
D. Trong không khí có hơi nước, gặp thành cốc lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành
những giọt nước ở bên ngoài cốc.
6. Viết Đ vào trước câu đúng, S vào trước câu sai.
Phân loại động vật theo thức ăn của chúng:
S a) Hổ, báo, rắn, voi là nhóm động vật ăn thịt
Đ b) Chó, mèo, lợn là nhóm động vật ăn tạp
Đ c) Hươu, nai, dê, ngựa là nhóm động vật ăn cỏ, lá cây
S d) Cáo, cá, thỏ là nhóm động vật ăn thịt

7. Chuỗi thức ăn chỉ ra :


A. Mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống
C. Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với các sinh vật

8. Nối tên các loài sinh vật ở cột A với các loài sinh vật ở cột B để chỉ ra mối quan
hệ thức ăn giữa các loài đó.
A B
1. Thỏ a. Châu chấu
2. Sâu bọ b. Hươu
3. Hổ c. Cáo
4. Cây ngô d. Chim chóc

Đáp án: 1-c; 2-d; 3-b; 4-a

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 8: a) Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật?
b) Trình bày hiểu biết của em về nhu cầu nước của thực vật ?
a) Vai trò của nhiệt độ đối với con người, động vật và thực vật là:
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
- Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện
nhiệt độ không thích hợp, mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.

b) - Các loài cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được
khô hạn.
- Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước
khác nhau.
- Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày
nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu của cây cũng cao hơn.
Câu 9: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
Hấp thụ Thải ra
Khí ô - xi Khí các – bô - níc

Nước Động vật Nước tiểu


Các chất hữu cơ
trong thức ăn Các chất thải
(lấy từ thực vật
hoặc
động vật khác)

Câu 10: Nêu 5 việc em có thể làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và cho
những người khác ở nhà và ở trường.
Để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và cho những người khác ở nhà và ở trường, chúng
ta cần:
- Không nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
- Khuyên nhủ, nhắc nhở mọi người nên đi nhẹ, nói khẽ ở nơi đông người, nơi công cộng.
- Không nổ xe máy, ô tô trong nhà.
- Không mở nhạc to, tivi to, không trêu đùa súc vật để chúng sủa.

You might also like