You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KỲ II (2022-2023)

MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


Hình thức thi Tự luận đề đóng
Lưu ý: thầy cô giới thiệu nội dung ôn thi cuối kì cho sinh viên
Chương 4
1. Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về: Định nghĩa chất thải? Chất thải sinh hoạt đô thị? Chất
thải sinh hoạt nông thôn?
2. Nêu các loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh và các đặc điểm của chúng. Nêu các cách
phân loại rác thải hiện nay?
* Nêu các loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh và các đặc điểm của chúng
- Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan…
- Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…
- Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Ví dụ
như nhựa, cao su, giấy, thủy tinh
* Nêu các cách phân loại rác thải hiện nay?
Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế
3. Hãy nêu các nguồn phát sinh chất thải rắn? Trong rác thải sinh hoạt có chất thải nguy hại
không? Hãy liệt kê 3 loại chất thải nguy hại trong rác thải hộ gia đình?
4. Lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn?
5. Tại sao có thể nói rác thải là nguồn tài nguyên?
6. Trình bày các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn và thứ tự ưu tiên giữa các biện pháp
này?
7. Trình bày cách phân loại rác thải. Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn? Liệt kê 05 (năm)
loại chất thải trong nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (dùng làm nguyên liệu cho sản xuất
compost/Liệt kê 05 (năm) loại chất thải trong nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái
chế/Liệt kê 05 (năm) loại chất thải trong nhóm chất thải còn lại (được xử lý bằng phương
pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh).
* Trình bày cách phân loại rác thải.
- Rác hữu cơ: Là những loại rác dễ dàng phân hủy, chúng thường được tận dụng làm
phân xanh (phân hữu cơ) hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi.
- Rác vô cơ: Là những rác thải không thể tái sử dụng hoặc tái chế, với những loại rác
thải này chỉ có cách chôn hoặc đốt.
- Rác tái chế: Là rác thải mà sau khi con người loại bỏ vẫn có thể tái sử dụng lại.
* 5 chất thải hữu cơ dễ phân hủy:
- Các loại rau thải (tươi hoặc đã chín)
- Trứng
- Củ (cà rốt, củ cải, khoai)
- Quả (đu đủ, táo, lê, xoài, chuối,..)
- Bã cà phê, bã trà, cơm
* 5 chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế:
- Giấy báo
- Nhựa (hộp nhựa, túi nhựa,..)
- Kim loại (hộp sữa, xoong nồi,..)
- Quần áo cũ
- Máy tính
* 5 chất thải xử lý bằng pp đốt, chôn lắp hợp vệ sinh:
- túi nilon, găng tay cao su
- đồ gốm, thủy tinh vỡ
- vải sợi quần áo cũ
- đầu lọc thuốc lá
- tã, băng vệ sinh
8. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn khác nhau cơ bản như thế nào?Nêu đặc điểm và lợi
ích của kinh tế tuần hoàn. Cho ví dụ về một mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế tuần
hoàn?
* Đặc điểm và lợi ích:
- Đặc điểm: tăng cường sửa chữa và tái sản xuất sản phẩm, tăng cường tái chế nguyên vật
liệu, sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn; tăng cường tái sử dụng, tăng năng suất vật
liệu, cải thiện việc sử dụng tài sản và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
- Lợi ích:
 Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), kinh tế tuần hoàn là nơi
giá trị của sp, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất
có thể và đồng thời giảm tối thiểu chất thải.
 KTTH giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, trong khi giảm khai thác tài nguyên và
giảm chất thải ra môi trường.
 Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn gần đây
đã trở thành xu thế tại nhiều nước trên thế giới.
 Tính đến 2018, đã có hơn 45 quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, với hơn 100 mô
hình tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
* Cho ví dụ về một mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn?
- Ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa.
Chương 5
1. Trình bày chức năng của cây xanh trong tự nhiên và cuộc sống con người?
2. Trình bày vai trò, chức năng của cây xanh trong tự nhiên? Cây xanh có những vai trò gì trong
việc cải thiện môi trường sống đối với con người?
* Cây xanh có những vai trò gì trong việc cải thiện môi trường sống đối với con người:
Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt
trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất, không khí, kiểm soát gió và lưu
thông gió; bảo vệ môi trường: hút khí CO 2 và cung cấp khí O2, ngăn giữ các chất khí bụi
độc hại từ nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra từ đó giúp giảm bớt nhiệt.
Cây xanh, cây rừng còn giúp tiết kiệm nước, giảm xói mòn đất, chống sạt lở, lũ ống, lũ
quét, lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo trở thành mạch nước ngầm. Ngoài
ra, cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và kiến tạo cảnh quan, cân bằng hệ sinh
thái và phục vụ cho con người.
3. Trình bày vai trò của động vật hoang dã. Liệt kê 05 (năm) loài động vật hoang dã mà em
biết? Để bảo vệ động vật hoang dã cần làm gì?
* Liệt kê 05 (năm) loài động vật hoang dã mà em biết?
- Voi, tê tê, linh trưởng, hổ, tê giác.
* Để bảo vệ động vật hoang dã cần làm gì
- không khai thác ĐVHD cho mục đích giải trí
- Xây dựng các khu bảo tồn, sở thú....để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
- Tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng
sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động
vật hoang dã.
- Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép
động vật, thực vật hoang dã; đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ
thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm.
4. Anh/chị hay nêu giá trị của việc bảo tồn động vật hoang dã? Định nghĩa và mục tiêu bảo tồn
Đa dạng sinh học?
5. Trình bày các hình thức bảo tồn? cho ví dụ minh họa?/ Trình bày bảo tồn nguyên vị và bảo
tồn chuyển vị? cho ví dụ?

Chương 6

1. Nêu khái niệm về năng lượng. Liệt kê một số dạng tài nguyên năng lượng. Giải thích tại sao
năng lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người? Hãy cho ví dụ cụ thể?
* Giải thích tại sao năng lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người?

* Hãy cho ví dụ cụ thể:


- Cây quạt gió chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Giúp con người, thực vật và động vật phát triển, có sự sống
- Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối …
2. Kể tên các dạng năng lượng truyền thống (năng lượng không tái tạo) và năng lượng tái tạo
mà anh/chị biết? Hãy mô tả nguồn gốc của năng lượng mặt trời, đồng thời cho biết ưu thế và
nhược điểm của loại năng lượng này.
3. Hãy giải thích tại sao năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính gây suy thoái và ô nhiễm
môi trường? Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại nguyên liệu hóa thạch bất kì?
* năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính gây suy thoái và ô nhiễm môi trường?
- Vì quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO2 và các chất gây ô
nhiễm như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng,... Vào mỗi năm, có đến khoảng 21,3 tỉ
tấn CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong đó có đến 10,65 tỉ tấn (chiếm
50%) khí thải sẽ thải ra không khí gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn
đến khí hậu và môi trường xung quanh. Các chất như NO2 và SO2 là nguyên nhân chính
gây nên mưa axit gây nên phá hoại mùa màng và các công trình đang xây dựng. Trong tất
cả các nguồn nguyên liệu hóa thạch thì than đá là nguồn thải ra lượng CO2 lớn nhất, nó
lớn gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn lên đến 30% so với xăng.
- Ví dụ: Tại Trung Quốc, ô nhiễm không khí xung quanh gây 1,1 triệu ca tử vong vào năm
2016. Còn ở Ấn Độ gây ra 1,2 triệu ca tử vong vào năm 2017. Tuổi thọ của người Ấn Độ
giảm rõ rệt. Nguyên nhân do sự phụ thuộc lớn vào than đá.
4. Kể tên các nguồn năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) có thể khai thác được tại Việt Nam.
Cho biết tại sao năng lượng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững? Lấy 1 ví dụ cụ thể
đối với 1 loại tài nguyên năng lượng sạch tại Việt Nam?
* Cho biết tại sao năng lượng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững?
Năng lượng tái tạo giữ vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đây cũng là nguồn cung ứng lâu dài cho hoạt động của con người. So với năng lượng nhiên
liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo ít rủi ro hơn, giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm phụ
thuộc vào than nhập khẩu và góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng.
* Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại tài nguyên năng lượng sạch tại Việt Nam?
Một hệ thống điện mặt trời công suất 1MWp được lắp đặt trên mái của nhà xưởng doanh
nghiệp sẽ tạo ra 120-150 nghìn kWh điện/tháng, hơn 1,5 triệu kWh điện/năm, giúp giảm phát
thải khoảng 1.000 tấn CO2/năm và tương đương với trồng hơn 17.000 cây xanh mỗi năm.
Như vậy, trong suốt vòng đời khoảng 25-30 năm, hệ thống này sẽ giúp giảm phát thải khoảng
25-30 tấn CO2.
5. Trình bày các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
6. Liệt kê các nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo? Năng lượng tái tạo hay không tái tạo
gây ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ minh họa? Nêu các hoạt động hàng ngày của con người
từ nguồn năng lượng không tái tạo?
* Nêu các hoạt động hàng ngày của con người từ nguồn năng lượng không tái tạo?
Sản xuất điện năng: nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện dùng than đá)
Khí đốt: để dùng cho sinh hoạt, sưởi ấm.
Phụ phẩm từ nhiên liệu hóa thạch: được dùng để phục vụ đời sống con người như xăng xe,
nhựa đường, sản xuất mạch điện tử,..

Câu hỏi liên hệ thực tế


1. Hãy mô tả 3 vấn đề ô nhiễm môi trường đã xảy ra tại địa phương mà anh/chị biết. Theo
anh/chị, các giải pháp phòng ngừa và đối phó hiệu quả nhất với mỗi vấn đề ô nhiễm vừa nêu
trên là gì?
2. Em hãy trình bày và phân tích về 05 hoạt động đã từng thực hiện góp phần vào bảo vệ môi
trường?
3. trình môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP (2011). Mục tiêu của Sản xuất xanh là gì? Mô tả
Sản xuất xanh (SXX) theo chương
4. Vì sao cần phải sản xuất xanh? Trình bày những lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện sản
xuất xanh. Hãy đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh.
5. Em có nhận xét gì về công tác phân loại rác thải tại nguồn ở TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất một
số giải pháp cho công tác phân loại rác thải tại nguồn ở TP.HCM / ở Việt Nam.
6. Tái sử dụng (Reuse) là gì? Tái chế (Recycle)là gì? Em hãy lấy ví dụ minh họa thực tế cho
thấy lợi ích của hai hoạt động trên đối với việc bảo vệ môi trường?
* Tái sử dụng là gì?
Tái sử dụng có nghĩa là sự kết hợp việc tái sử dụng các vật liệu cũng như sử dụng các
vật dụng có thể dùng lại được. Vd: thay vì vứt đi 1 cái chai, chúng ta biến nó thành 1
cái chậu bông hoặc ống đựng bút
* Tái chế là gì?
Đó là quá trình biến rác thải hoặc các phế liệu thành vật liệu mới có khả năng ứng
dụng để phục vụ cho con người. Vd: giấy, bìa cứng có thể làm ra thùng carton, bao
thư, lịch,…
7. Hãy nêu các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn? Trong vai là người tiêu dùng, với
trách nhiệm bảo vệ môi trường căn cứ vào đâu để em lựa chọn mua một sản phẩm? Cho ví dụ
minh họa?
8. Anh/Chị hãy liệt kê 5 cách sử dụng tiết kiệm năng lượng áp dụng trong đời sống/ Hãy nêu 5
hoạt động bảo vệ môi trường thực tế đã được áp dụng tại địa phương mà anh/chị biết hoặc cá
nhân thực hiện, phân tích rõ tác dụng của các hoạt động trên đến chất lượng môi trường/ Em
hãy trình bày và phân tích về 05 hoạt động đã từng thực hiện góp phần vào bảo vệ môi
trường.
9. Vì sao việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam?
10. Kinh tế tuần hoàn là mô hình sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất
độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật
liệu, sản phẩm vậy để quá trình chuyển đổi này diễn ra thuận lợi thì đòi hỏi sự tham gia của
chính phủ. Vậy chính phủ cần làm những gì để quá trình đó diễn ra thuận lợi?
11. Viết ý tưởng của em về năng lượng sạch? Công trình ấn tượng của em về năng lượng sạch?
12. Theo bạn sống là gì? Làm sao để sống xanh? Hãy nêu 10 hành động cụ thể trong cuộc sống
thường nhật của bạn để góp phần có được môi trường sống xanh?
* Sống là gì?
sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý
nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống.
* Làm sao để sống xanh?
- Cuộc sống kết hợp với sản phẩm thân thiện môi trường
- Sống tối giản và khỏe mạnh.
- Du lịch bền vững
- Ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường quanh mình
- Sống văn minh
* 10 hành động để góp phần có đc môi trường xanh
- Hạn chế sử dụng túi nilong
- Tự mang cốc của mình khi đi mua nước.
- kiểm tra và rút các nguồn điện trước khi ra khỏi nhà
- dùng oto, xe máy một cách thông minh
- chỉ mua đồ thực sự cần thiết
- trồng nhiều cây xanh hơn trong ko gian sống
- lên kế hoạch cho từng bữa ăn
- tái sử dụng lại đồ nhựa
- ăn sạch uống sạch
- hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất.
13. Cách đây khoảng 10 năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành công tác cải tạo để trả lại
dòng nước trong sạch cho kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với việc di dời 7.000 hộ dân, hoàn
thiện hệ thống cống thu gom và làm bờ kè, xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên,
gần đây lại xuất hiện việc nước kênh bị đục, bốc mùi hôi và nhất là có cả cá chết gây ô nhiễm
nhiều hơn. Bên cạnh các giải pháp thành phố đã áp dụng như trên đã nêu, anh/chị hãy đề xuất
và phân tích ưu điểm một số giải pháp hỗ trợ khác có tác động tích cực đến môi trường nước
dòng kênh này?
14. Theo bạn năng lượng hạt nhân nên được sử dụng rộng rãi hay không?
15. Kể tên các hoạt động, sự kiện về môi trường. Nêu 02 (hai) sự kiện về môi trường có quy mô
lớn (quốc gia hoặc quốc tế) gần đây mà em biết, và phân tích ý nghĩa của các sự kiện đó?
* Nêu 02 (hai) sự kiện về môi trường có quy mô lớn (quốc gia hoặc quốc tế) gần
đây mà em biết, và phân tích ý nghĩa của các sự kiện đó?
- Ngày nước thế giới ( Nhấn mạnh về tầm quan trọng của nước ngầm, Tổng Thư ký Liên
Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi: “Chúng ta hãy cam kết tăng cường hợp tác giữa các
ngành và hợp tác xuyên biên giới để có thể cân bằng bền vững giữa nhu cầu của con người
và thiên nhiên; đồng thời khai thác, sử dụng bền vững nước ngầm cho các thế hệ hiện tại và
tương lai”.)
- Ngày khí tượng thế giới (nhấn mạnh vai trò công tác thông tin, dự báo, cảnh báo sớm, đồng
thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan Khí tượng Thủy
văn quốc gia, cơ quan Quản lý thiên tai và chính quyền các địa phương. Những điều này sẽ
góp phần quan trọng để giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo vệ sinh mạng và sinh kế cho người
dân, đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững.)
- Chiến dịch giờ trái đất
16. Hội nghị lần thứ 26 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi
khí hậu (COP26) đã diễn ra ở Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021 vừa qua. Em
hãy nêu một số kết quả đạt được của hội nghị này. Là một công dân của Trái Đất, bản thân
em sẽ làm gì để cùng thực hiện kế hoạch hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hiện
nay?
17. Kể tên các chương trình chiến dịch tiết kiệm năng lượng? Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì
cho gia đình xã hội và môi trường. Nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng?
HẾT

You might also like