You are on page 1of 22

Chương 4

1. Nêu các loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh và các đặc điểm của chúng. Nêu
các cách phân loại rác thải theo luật BVMT2020?
2. Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về: Định nghĩa chất thải? Chất thải sinh hoạt đô
thị? Chất thải sinh hoạt nông thôn?

3. Hãy nêu các nguồn phát sinh chất thải rắn? Trong rác thải sinh hoạt có chất thải
nguy hại không? Hãy liệt kê 3 loại chất thải nguy hại trong rác thải hộ gia đình?

- Trong rác thải sinh hoạt có chất thải nguy hại.
- Liệt kê 3 loại chất thải nguy hại trong rác thải hộ gia đình:
• Rác thải có tính ăn mòn: Thuốc tẩy, hóa chất
• Rác thải nguy hại: Nhiệt kế, pin
• Rác thải khó phân hủy: Túi nilong, chai nhựa
4. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại TP Hồ Chí Minh và Việt
Nam?

5. Lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn?
6. Tại sao có thể nói rác thải là nguồn tài nguyên?

7. Trình bày các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn và thứ tự ưu tiên giữa các
biện pháp này? Mô tả ngắn gọn các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn?
8. Liệt kê 05 (năm) loại chất thải trong nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (dùng làm
nguyên liệu cho sản xuất compost/Liệt kê 05 (năm) loại chất thải trong nhóm chất
thải có khả năng tái sử dụng, tái chế/Liệt kê 05 (năm) loại chất thải trong nhóm
chất thải còn lại (được xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh).

• Liệt kê 5 loại chất thải trong nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (dùng làm
nguyên liệu cho sản xuất compost): thực phẩm thừa; xác, phân động vật; rau củ
quả hư hỏng; bã trà, bã café; hoa, lá, cây cỏ;…
• Liệt kê 5 loại chất thải trong nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế:
nhựa (vỏ chai nhựa, nilông); giấy (giấy trắng, giấy báo, carton, vỏ hộp sữa…); kim
loại (vỏ lon…);…
• Liệt kê 5 loại chất thải trong nhóm chất thải nguy hại: pin; bo mạch điện tử; vỏ
chai hóa chất; rác y tế (kim tiêm; dây truyền, chai chuyền, bông gạc, thuốc hết
hạn sử dụng...);…
• Liệt kê 5 loại chất thải trong nhóm chất thải còn lại (được xử lý bằng phương
pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh): túi nilon; gạch; đá; sành sứ; vỏ chai thủy tinh;…
9. Nêu khái niệm của các quá trình ủ phân hiếu khí và ủ phân kỵ khí.Liệt kê một số
chất thải sinh hoạt hộ gia đình có thể được dùng làm nguyên liệu để ủ phân hiếu
khí (ủ phân compost).

Liệt kê một số chất thải sinh hoạt hộ gia đình có thể được dùng làm nguyên liệu
để ủ phân hiếu khí (ủ phân compost): rau, củ, vỏ trái cây, bã trà, bã cà phê, hoa
tươi, cỏ nhật, phân bò khô,…

10. Hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về bãi chôn lấp Chất thải rắn (CTR) (landfills)?
- Phải có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc
chất liệu tương đương > 30%, bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn
thận, chiều dày >= 60 cm.
- Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn bảo đảm thoát nước
tốt và không trượt lở, sụt lún. Sau đó thực hiện các hoạt động: phủ lớp đệm bằng
đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 - 60 cm; phủ lớp đất trồng dày từ 20
- 30 cm; trồng cỏ và cây xanh
- Có nhiều ô chôn lấp có thể thực hiện đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt theo trình tự quy định
11. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn khác nhau cơ bản như thế nào? Nêu đặc
điểm và lợi ích của kinh tế tuần hoàn. Cho ví dụ về một mô hình thể hiện cách tiếp
cận của kinh tế tuần hoàn?
Chương 5
1. Trình bày chức năng của cây xanh trong tự nhiên và cuộc sống con người?

2. Trình bày vai trò, chức năng của cây xanh trong tự nhiên? Cây xanh có những vai
trò gì trong việc cải thiện môi trường sống đối với con người?
Vai trò của cây xanh trong tự nhiên:
• Rất quan trọng với sự sống của con người cũng như tất cả mọi sinh vật trên
Trái Đất.
• Là thành phần không thể thiếu trong bất kì 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh nào.
• Là nhóm sinh vật sản xuất cùng với nấm và vi khuẩn tự dưỡng.
• Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2 và trả lại khí Oxy cần cho
sự hô hấp của các thực thể sống.
• Hệ thống rễ cây giúp giữ đất, chống xói mòn và rửa trôi.
• Khi lá cây rụng hay cây chết đi sinh khối của chúng được giữ lại trong đất, được
vi sinh vật phân hủy và cung cấp chất hữu cơ cho đất.
• Các bộ phận trên mặt đất trở thành nơi ở, sinh cảnh sống cũng như thức ăn
của tất cả các loài động vật kể cả con người.
• Là lá phổi của Trái Đất: sản xuất khoảng một nửa lượng Oxy trong bầu khí quyển
• Nếu không có cây xanh thì không có nhóm sinh vật sản xuất dẫn đến thiếu
nguồn thức ăn cho hầu hết nhóm động vật, gây mất cân bằng sinh thái và dẫn
đến con đường tuyệt chủng các loài trong tự nhiên.

3. Anh/chị hay nêu giá trị của việc bảo tồn động vật hoang dã? Cho ví dụ 3-5 loài động
vật hoang dã tại Việt Nam cần bảo tồn

Cho ví dụ 3-5 loài động vật hoang dã tại Việt Nam cần bảo tồn: vượn má trắng,
chà vá chân xám, cá chạch suối, chà vá chân nâu, bọ hung ba sừng
4. Bảo tồn nguyên vị là gì? Bảo tồn chuyển vị là gì? Cho VD minh họa làm rõ hai hình
thức bảo tồn trên? Theo Anh/chị, chúng ta nên khuyến khích việc bảo tồn chuyển
vị hay bảo tồn nguyên vị? Vì sao lại như thế?
Chương 6
1. Hãy trình bày cách phân loại năng lượng theo nguồn gốc và theo khả năng tái tạo
của năng lượng?
2. Giải thích tại sao năng lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người?
Hãy cho ví dụ cụ thể?

3. Khái niệm về năng lượng? Kể tên các dạng năng lượng truyền thống (năng lượng
không tái tạo) và năng lượng tái tạo mà anh/chị biết?
Khái niệm: nguyên câu 2
Năng lượng tái tạo:
• Năng lượng mặt trời
• Năng lượng sinh khối
• Năng lượng gió
• Năng lượng đại dương
• Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng không tái tạo:
• Nhiên liệu hóa thạch
• Dầu
• Khí thiên nhiên
• Uranium
4. Hãy giải thích tại sao năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính gây suy thoái và
ô nhiễm môi trường? Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại nguyên liệu hóa thạch bất kì?

• Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật phân hủy và các sinh vật
khác, bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích và đá hàng thiên nhiên kỷ. Những
nhiên liệu không thể tái tạo này, bao gồm than, dầu và khí đốt tự nhiên.

• Nhiên liệu hóa thạch góp phần vào thay đổi khí hậu, tạo ra một lượng lớn khí
nhà kính khi chúng bị đốt cháy. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một
lượng lớn khí CO2 và các chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại
nặng,.. gây nóng lên toàn cầu và các hậu quả như môi trường sống tự nhiên bị
phá hủy, mực nước biển dâng...

Ví dụ: Việc khai thác than đá có thể làm biến mất thảm thực vật và lớp đất mặt,
gia tăng xói mòn đất (nếu khai thác lộ thiên) hoặc gây lún đất, ô nhiễm nước (nếu
khai thác hầm lò).

5. Hãy mô tả nguồn gốc của năng lượng mặt trời, đồng thời cho biết ưu thế và nhược
điểm của loại năng lượng này.
6. Hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về khí sinh học (Biogas).

7. Hãy trình bày định nghĩa, nguồn gốc và tiềm năng của năng lượng địa nhiệt.
8. Kể tên các nguồn năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) có thể khai thác được tại
Việt Nam. Cho biết tại sao năng lượng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững?
Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại tài nguyên năng lượng sạch tại Việt Nam?
Các nguồn năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) có thể khai thác được tại Việt Nam:
• Năng lượng gió
• Năng lượng mặt trời
• Năng lượng sinh khối
• Năng lượng rác

Cho biết tại sao năng lượng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững?

Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại tài nguyên năng lượng sạch tại Việt Nam?

9. Trình bày các giải pháp tiết kiệm năng lượng.


10. Anh/chị hãy trình bày mối liên hệ giữa việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
với các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay?

Các nguồn năng lượng tái tạo có thể giúp bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách giảm
nhu cầu sử dụng đất, nước và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, năng lượng mặt trời
và năng lượng gió không cần sử dụng đất hoặc nước, và không gây ra ô nhiễm
không khí hoặc nước.

Tóm lại, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có mối liên hệ chặt chẽ với
việc giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Các nguồn năng lượng
tái tạo không thải ra khí nhà kính, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và
chất gây ô nhiễm ra môi trường, do đó góp phần giảm biến đổi khí hậu, cải thiện
chất lượng không khí, nước và bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu hỏi liên hệ thực tế
1. Hãy mô tả 3 vấn đề ô nhiễm môi trường đã xảy ra tại địa phương mà anh/chị biết.
Theo anh/chị, các giải pháp phòng ngừa và đối phó hiệu quả nhất với mỗi vấn đề
ô nhiễm vừa nêu trên là gì?

• Ô nhiễm nguồn nước: đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Các chất ô nhiễm bao
gồm dầu mỡ, hóa chất, rác thải công nghiệp,... gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước ngầm, nước mặt và các ao hồ, sông suối.
• Ô nhiễm không khí: chỉ số chất lượng không khí tại nhiều khu vực đã vượt
ngưỡng cảnh báo. Các khu vực có chất lượng không khí kém nhất bao gồm các
quận trung tâm, các khu công nghiệp và các khu vực đông dân cư.
• Ô nhiễm đất: do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá mức.
Các chất ô nhiễm được phát hiện bao gồm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực
vật,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất nông nghiệp.

Các giải pháp phòng ngừa và đối phó hiệu quả nhất:
Về ô nhiễm nguồn nước:
- Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp,
làng nghề và hộ gia đình.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Về ô nhiễm không khí:
- Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện
giao thông công cộng, đi bộ hoặc đạp xe.
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Về ô nhiễm đất:
- Sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học thay vì hóa học.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tăng cường xử lý, tái chế rác thải sinh hoạt.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
2. Nêu định nghĩa về Tăng trưởng xanh theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD).

3. Mô tả Sản xuất xanh (SXX) theo chương trinh môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP
(2011). Mục tiêu của Sản xuất xanh là gì?
4. Theo bạn, Sống Xanh có giúp làm giảm lượng CTR sinh hoạt phát sinh hằng ngày
không? Tại sao?
Có, Sống Xanh có thể giúp làm giảm lượng CTR sinh hoạt phát sinh hằng ngày.
Sống Xanh là lối sống hướng tới giảm thiểu tác động của con người đến môi
trường. Lối sống này bao gồm các hành động như:
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- Tiết kiệm năng lượng và nước
- Tái chế và compost rác thải
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ, đạp xe
- Trồng cây xanh

5. Vì sao việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối
với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam?
Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với
tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam, vì:
- Giảm thiểu tác động đến môi trường: Kinh tế tuyến tính dựa trên nguyên tắc
khai thác, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ => gây ra nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất và
mất đa dạng sinh học. Kinh tế tuần hoàn dựa trên nguyên tắc tái sử dụng, tái chế
và phục hồi => giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi
trường.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Kinh tế tuần hoàn có thể giúp các doanh nghiệp
tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên và tạo ra các sản phẩm mới có giá trị cao hơn.
- Tạo ra các cơ hội kinh tế mới: Kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra các cơ hội kinh tế
mới trong các lĩnh vực như tái chế, tái sử dụng, phục hồi và dịch vụ môi trường.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững: Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế bền vững,
giúp đảm bảo sự phát triển của xã hội hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả
năng phát triển của các thế hệ tương lai.
6. Kể tên các hoạt động, sự kiện về môi trường. Nêu 02 (hai) sự kiện về môi trường
có quy mô lớn (quốc gia hoặc quốc tế) gần đây mà em biết, và phân tích ý nghĩa
của các sự kiện đó?

Kể tên các hoạt động, sự kiện về môi trường:


Hội nghị quốc tế về môi trường:
- Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất
- Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu
Ngày lễ về môi trường:
- Ngày Trái đất
- Ngày Môi trường Thế giới
- Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
Các dự án bảo vệ môi trường:
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất,...
- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,...
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo,...

Hai sự kiện về môi trường có quy mô lớn (quốc gia hoặc quốc tế) gần đây:
- Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu
Ý nghĩa: thể hiện sự quyết tâm của các quốc gia trong nỗ lực ứng phó với biến đổi
khí hậu. Các cam kết được đưa ra tại hội nghị là một bước tiến quan trọng, nhưng
vẫn cần có sự nỗ lực chung của tất cả các quốc gia để thực hiện hiệu quả các cam
kết này.
- Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại New York
Ý nghĩa: tiếp tục thúc đẩy các quốc gia thực hiện các cam kết của mình tại hội nghị
COP26. Các sáng kiến mới được đưa ra tại hội nghị cho thấy sự cam kết của các
quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
7. Kể tên các chương trình chiến dịch tiết kiệm năng lượng? Tiết kiệm điện năng có
lợi ích gì cho gia đình xã hội và môi trường. Nêu một số biện pháp tiết kiệm năng
lượng?

Kể tên các chương trình chiến dịch tiết kiệm năng lượng:
- Giờ Trái đất
- Tháng tiết kiệm năng lượng
- Chương trình Tiết kiệm điện quốc gia của Việt Nam
- Chương trình tiết kiệm năng lượng của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Lợi ích của tiết kiệm điện năng:


Lợi ích cho gia đình:
- Giảm chi phí tiền điện hàng tháng
- Tăng độ bền của các thiết bị điện
- Bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Lợi ích cho xã hội:
- Giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia
- Tăng cường an ninh năng lượng quốc gia
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Lợi ích cho môi trường:
- Giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:


- Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng
- Tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên
- Sử dụng quạt thay cho điều hòa
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ, đạp xe
8. Vì sao chúng ta nên tránh việc sử dụng điện vào khung giờ cao điểm? Hãy nêu các
ví dụ về việc kêu gọi tránh sử dụng điện vào giờ cao điểm?
Chúng ta nên tránh việc sử dụng điện vào khung giờ cao điểm vì:
- Giảm tải cho hệ thống điện quốc gia
- Giảm chi phí tiền điện
- Bảo vệ môi trường
- Gây quá tải lưới điện => ngắt điện cục bộ hoặc toàn thành phố, khủng hoảng
điện
Ví dụ về việc kêu gọi tránh sử dụng điện vào giờ cao điểm:
- Chương trình Giờ Trái đất
- Chiến dịch “Tiết kiệm điện mùa hè” của Bộ Công Thương
- Chương trình "Tiết kiệm điện cho tương lai" do EVN triển khai
- Chương trình "Tiết kiệm điện - Thêm lợi ích"

9. Theo Anh/chị, Thủy điện có phải là năng lượng tái tạo không? Hãy giải thích cho
nhận định của anh chị?
Thủy điện là một dạng năng lượng tái tạo vì nó được tạo ra từ chuyển động của
nước, một nguồn tài nguyên tự nhiên có thể được phục hồi theo chu kỳ tự nhiên.
Nước chảy từ thượng nguồn xuống hạ nguồn tạo ra dòng chảy, dòng chảy này lại
được sử dụng để vận hành tuabin phát điện. Quá trình này diễn ra liên tục, không
ngừng nghỉ, vì vậy thủy điện được coi là một dạng năng lượng tái tạo.

10. Làm thế nào để bạn thúc đẩy người xung quanh ý thức về môi trường?
▪ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
▪ Tiết kiệm điện, nước, giấy,...
▪ Sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.
▪ Trồng cây xanh, bảo vệ thiên nhiên.
▪ Tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, như Giờ Trái đất, Không rác thải,...
▪ Vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp thực hiện các hành động BVMT.
▪ Lập ra các quy định về bảo vệ môi trường tại nơi làm việc, học tập,...
▪ Tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh,...

You might also like