You are on page 1of 45

1 – Đại cương về môi trường

Mục tiêu:

1. Trình bày định nghĩa và phân loại môi trường.

2. Phân đặc điểm thể hiện bản chất hệ thống của môi trường.

3. Giải thích 3 chức năng của môi trường.

4. Giải thích phát triển bền vững, hoạt động của con người nhằm thực hiện mục tiêu này.

1. Định nghĩa và phân loại môi trường.

1.1. Định nghĩa:

Điều 3 luật BVMT 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật.”

1.2. Phân loại:

- Về mặt hóa lý: Trái đất được chia làm 3 quyển:

+ Thạch quyển (MT đất): là phần bề mặt rắn có độ sâu 60 km.

+ Thủy quyển (MT nước): là phần nước có ở các đại dương, sông ngòi, ao hồ… băng tuyết.

+ Khí quyển (MT khí) chỉ phần vật chất ở dạng khí bao quanh mặt đất.

- Về mặt sinh học:

+ Trên Trái đất có sinh quyển bao gồm các cơ thể sống và các bộ phận tạo nên môi trường sống của các
cơ thể này. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh, quan hệ chặt chẽ với 3 quyển vô sinh ở trên.

+ Sinh quyển mang thông tin sinh học  Duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của sự sống. Dạng
thông tin phức tạp này phát triển theo quá trình tiến hóa và đạt đến đỉnh cao là trí tuệ con người.

+ Trí tuệ này tác động mạnh mẽ tới môi trường  Gây nên những tác động to lớn trên trái đất và ở ngoài
trái đất.

1/4
- Theo nội dung nghiên cứu, môi trường: chia làm 3 loại.

+ Môi trường thiên nhiên: gồm các yếu tố thiên nhiên vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài
ý muốn của con người.

+ Môi trường xã hội: tổng thể các quan hệ giữa người và người trong quá trình tồn tại và phát triển của
cá nhân và cộng đồng.

+ Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội do con người tạo ra và
chịu sự chi phối của con người.

2. Bản chất hệ thống của môi trường (4)

2.1. Tính cấu trúc

- Hệ thống môi trường có cấu trúc phức tạp gồm nhiều phần tử hợp thành.

- Hoạt động của mỗi phân tử được quy định theo những nguyên tắc ảnh hưởng lẫn nhau => Thay đổi ở
một phần tử sẽ gây ra phản ứng dây truyền trong hệ thống.

2.2. Cân bằng động.

- Các phân tử tạo nên sự cân bằng động của hệ thống: Khi có sự thay đổi bên trong  Hệ sẽ lệch khỏi
trạng thái cân bằng trước đó  Hệ sẽ thiết lập lại thế cân bằng mới. Đó chính là quá trình vận động và
phát triển của hệ thống môi trường.

- Cân bằng động là 1 đặc tính cơ bản.

2.3. Tính mở.

Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục chảy trong không gian và theo thời gian từ hệ này sang
hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác.

=> Môi trường là hệ thống mở. Môi trường là vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, cần sự tham gia của
cộng đồng quốc tế.

2.4. Tính tự điều chỉnh.

- Các phần tử hữu sinh của môi trường có khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh để thích ứng với các thay
đổi của điều kiện bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm tiến tới trạng thái ổn định.

- Đặc tính này quy định tính chất, quy mô can thiệp của con người.

2/4
3. Chức năng của môi trường.

3.1. Là không gian sống cuả con người.

Con người cần khoảng không gian sống nhất định. Tuy nhiên:

- Trái đất không thay đổi về độ lớn trong khi đó dân số tăng rất nhanh  Diện tích đất bình quân đầu
người giảm mạnh.

- Mật độ dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đô thị, vùng đất màu mỡ  Hạn chế không
gian sống.

=> Con người còn đòi hỏi 1 không gian sống có chất lượng nhất định.

3.2. Là nơi cung cấp tài nguyên.

- Tài nguyên trong môi trường bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất
và vũ trụ, có thể khai thác sử dụng, phục vụ cuộc sống con người.

- Phân loại:

+ Tài nguyên tái tạo được: Tài nguyên được cung cấp liên tục và vô tận, có thể duy trì hoặc tự bổ sung
khi quản lý chúng thích hợp (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều…)

+ Tài nguyên không tái tạo được: Nguồn tài nguyên hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi, không giữ lại tính
chất ban đầu sau 1 quá trình sử dụng (than đá, dầu mỏ…)

- Con người khai thác tài nguyên để phục vụ cuộc sống của mình. Khi khai thác quá mức (tài nguyên
không tái tạo được)  Cạn kiệt.

3.3. Là không gian chứa phế thải.

- Con người sử dụng nguyên liệu, năng lượng không bao giờ đạt hiệu suất 100% => Luôn tạo phế thải.
Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó.

- Phế thải chưa hoặc đã xử lý được đưa vào môi trường dưới nhiều hình thức.

- Phế thải phân hủy tự nhiên/không phân hủy tự nhiên được.

4. Phát triển bền vững và hoạt động con người trong sự nghiệp bảo về môi trường.

4.1. Phát triển bền vững

- Là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáo ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến độ
xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển bền vững là phát triển liên tục, đều đặn, lành mạnh khác phát triển vượt bậc bằng cách khai
thác tài nguyên ồ ạt.
3/4
- Chỉ số của phát triển:

+ GNP: tổng sản phẩm quốc dân bình quân theo đầu người.

+ Chỉ số phản ánh trình độ dân trí (tỷ lệ người biết chữ…), văn hóa, thẩm mỹ…

+ Chỉ số phản ánh sự tiến bộ xã hội về y tế: sứ khỏe, tuổi thọ…

+ Chỉ số phản ánh tự do con người HFI: việc làm, tôn trọng quyền con người, k có bạo lực…

- Thực tế lời giải cho việc phát triển bền vững rất phức tạp và khó khăn, không phải lúc nào cũng tìm
được đáp án tối ưu.

4.2. Hoạt động của con người trong bảo vệ môi trường.

- 9/1968: Hội nghị quốc tế đầu tiên về môi trường tổ chức tại Pari do UNESCO tài trợ, 63 nước, 6 tổ
chức quốc tế tham dự.

- 6/1972: Hội nghị toàn thế giới về môi trường tại Stockholm do liên hợp quốc tổ chức. Đây là chuỗi
chương trình và tổ chức được thiết lập nhằm bảo vệ môi trường chống ô nhiễm:

+ Chương trình môi trường.

+ Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế.

+ Chương trình phát triển .

- 1992: Bộ khoa học và công nghệ được thành lập

- 12/ 1993: Quốc hội thông qua luật bảo vệ môi trường

- 10/ 1994: Chính phủ ban hành nghị định đầu tiên hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường-nghị định
thư Kyoto.

- 2004: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

- 2012: Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020.

5. Phát triển

- Phát triển thường được đề cập trong môi trường. Nói đến phát triển là nói đến việc nâng cao hạnh phúc
cho nhân dân thể hiện qua tiêu chuẩn sống, cải thiện nền giáo dục, nâng cao sức khỏe, đảm bảo quyền
chính trị và công dân, sự bình đẳng giữa người với người => Khái niệm đầy đủ: Phát triển KT – XH.

- Đối với 1 quốc gia, quá trình phát triển ở 1 giai đoạn nhằm đạt mục tiêu nhất định về vật chất và tinh
thần. Để đạt được mục tiêu trên cần các hoạt động phát triển: Lập chính sách, chiến lược, chương trình,
kế hoạch dài hạn, kế hoạch cụ thể khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng…

=> Đây thường là nguyên nhân gây sự use tài nguyên không hợp lý  Giảm chất lượng môi trường.
4/4
2 - Hóa học – Ô nhiễm khí quyển

Mục tiêu:

1. Trình bày cấu tạo, thành phần, quá trình phát triển KQ và cân bằng năng lượng trên trái đất.

2. Trình bày về 1 số chất ô nhiễm khí quyển: nguồn gốc, tác động, nguyên tắc xác định, kiểm soát.

3. Trình bày về ô nhiễm trong nhà: tác hại, thành phần, nguồn gốc, cách xác định, giảm thiểu.

4. Giải thích nguyên nhân và tác động, giải pháp xử lý 1 số hiện tượng ô nhiễm môi trường toàn cầu.

1. Cấu tạo, thành phần, sự phát triển khí quyển.

1.1. Cấu tạo, thành phần khí quyển:

Tên tầng Chiều cao (km) Nhiệt độ (0C) Thành phần hóa học chủ yếu
Tầng đối lưu 0 – 11 15 -56 (giảm) N2, O2, CO2, Ar
Tầng bình lưu 11 – 50 -56  -2 (tăng) O3
Tầng trung gian 50 – 85 -2  -92 (giảm) O2+, NO+, e
Tầng nhiệt 85 - 110 -92  1200 (tăng) O2+, NO+, O+

1.2. Sự phát triển của khí quyển

- Ban đầu trái đất không có khí quyển.

- Khí quyển quanh trái đất được hình thành từ sự giải phóng các khí từ núi lửa hoạt động: CH4, CO, H2,
H2O, NH3. Sự ngưng tụ hơi nước tạo ra thủy quyển.

- Các khí trên + Ozon, tia tử ngoại  Hình thành các chất hữu cơ amino acid, pyridine trong nước 
Xuất hiện sự sống ở đại dương (VK yếm khí).

- Cơ thể sống có quá trình quang hợp xuất hiện  Tạo ra lượng lớn O2  Hình thành lớp ozon ngăn cản
UV  Cơ thể sống có thể xuất hiện trên cạn; Oxy nhiều đã oxy hóa NH3 thành N2  Khí quyển có Nitơ.

=> Thành phần khí quyển được duy trì ổn định  Sinh quyển phát triển.

1.3. Cân bằng năng lượng trên trái đất.

- Trái đất nhận năng lượng mặt trời dưới dạng bức xạ UV, VIS, IR. Trái đất với nhiều cơ chế phức tạp
đã điều chỉnh năng lượng, giữ cân bằng nhiệt, chỉ dao động trong 1 khoảng hẹp => Tạo điều kiện cho sự
sống tồn tại và phát triển.

- Năng lượng mặt trời tới trái đất: 30,5% bị phản xạ lại (do khí quyển, địa quyển) và 69,5% được hấp thụ
(bởi bề mặt trái đất, khí quyển)  Làm nóng khí quyển, thủy quyển, làm bay hơi nước.

1/12
- Cân bằng nhiệt trên Trái đất theo 3 cơ chế:

+ Truyền nhiệt.

+ Đối lưu.

+ Bức xạ IR từ trái đất

=> Nhiệt độ bề mặt trái đất dao động trong khoảng hẹp với trị số trung bình là 150C. Nhiệt độ trên bề
mặt trái đất ít biến động do hơi nước, khí CO2 tái hấp thu bức xạ IR trái đất phát ra  “Hiệu ứng nhà
kính tự nhiên” => Đóng vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng trên Trái đất.

- Chỉ 1 phần nhỏ năng lượng mặt trời dùng để quang hợp tạo ra carbonhydrat (sinh khối).

2. Các chất ô nhiễm khí quyển

2.1. Khí CO: Khí không màu, không mùi, không tan trong nước.

a. Nguồn gốc: Cháy không hoàn toàn: 2C + O2  2CO.

- Tự nhiên: Núi lửa, phóng điện trong khí quyển.

- Nhân tạo: Giao thông vận tải; Công nghiệp; Nông nghiệp; cháy rừng.

b. Tác động: Cạnh tranh gắn Hb

HbO2 + CO  HbCO + O2

c. Xác định: Sắc kí khí hoặc đo phổ hồng ngoại không phân tán.

d. Kiểm soát: GTVT, CN

- Cải tiến, thay đổi động cơ

- Bình phản ứng chuyển đổi xúc tác CO  CO2.

2.2. Khí NO2: Khí nâu đỏ.

a. Nguồn gốc:

- Tự nhiên: Vi khuẩn.

- Nhân tạo: Đốt than đá, GTVT (nhiệt độ cao, nhiên liệu chứa N), sản phẩm oxy hóa NO.

N2 + O2  2NO

2NO + O2  NO2

2/12
b. Tác động

- Kích thích niêm mạc, gây bệnh hô hấp.

- Tạo hạt mịn trong khí quyển.

- Tạo mưa acid:

NO + O3  NO2 + O2

NO + HO*  HNO2

NO2 + HO*  HNO3

- Phân hủy ozon: NO + O3  NO2 + O2

c. Xác định: (Phương pháp Griess-Saltzman cải biên):

Tạo phẩm màu azo: Hấp thụ bằng acid sulphanilic trong acid acetic và N-(1-naphtyl)-etylendiamin
dihydroclorid  Sản phẩm hồng  Đo quang 540 nm.

d. Kiểm soát:

- GTVT: chuyển đổi xúc tác NOx  N2.

- Đốt than:

+ Kiểm soát tỷ lệ không khí/ nhiên liệu, nhiệt độ để chuyển nitơ  N2.

+ Hấp thụ bởi NH3: 4NH3 + 4NO + O2  4N2 + 6H2O

2.3. Khí SO2: Khí không màu nặng hơn không khí: gần mặt đất, dễ tan trong nước.

a. Nguồn gốc:

- Tự nhiên: Núi lửa 67%.

- Nhân tạo: Đốt cháy nguyên liệu chứa S 33%.

b. Tác động.

- Khó thở, ho, viêm loét hô hấp.

- Độc đối với thực vật.

- Dễ tạo mây mù, giảm tầm nhìn.

3/12
- Tạo hạt mịn:

- Tham gia tạo mưa acid: SO2 + HO* + M  HOSO2* + M

HOSO2* + O2  HOSO2O2*

HOSO2O2* + NO  HOSO2O* + NO2

HOSO2O* + H+  H2SO4

c. Xác định:

- Đo quang dùng thorin, hấp thụ bằng dung dịch H2O2 tạo H2SO4, sau đó thêm Ba2+ dư tạp kết tủa,
lượng Ba2+ dư tạo phức màu với thorin  đo quang.

- Tetracloromercurat (TCM): Hấp thụ bằng dung dịch TCM tạo phức, sau đó thêm tác nhân tạo màu 
Sản phẩm  Đo quang.

- Huỳnh quang cực tím:

d. Kiểm soát:

- Loại S trong nhiên liệu: Phụ thuộc dạng nhiên liệu, đặc điểm hợp chất S

+ S hữu cơ: hóa lỏng, hóa khí.

+ S pyrite: vật lý.

- Thay thế nhiên liệu, công nghệ.

- Loại SO2 trong khí đốt:

+ Hấp phụ bằng than hoạt tính.

+ Hấp thụ: Dùng CaCO3, CaO tạo CaSO3 (khi có ít SO2)

+ Hấp thụ: bằng Na2SO3 thu hồi S hoặc SO2  sản xuất H2SO4

- Loại SO2 và NOx trong khí đốt

+ Phương pháp khô:

 Oxy hóa: CuO + 1/2 O2 + SO2  CuSO4


 CuO, CuSO4 xúc tác: 4NH3 + 4NO + O2  4N2 + 6H2O
 Khử về Cu: CuSO4 + 2H2  Cu + SO2 + 2H2O
 Tái tạo CuO: Cu + 1/2 O2  CuO

+ Phương pháp dùng dòng electron: phản ứng dây chuyền sinh ra các acid, oxid acid  Loại bằng base.
4/12
2.4. Khí Ozon

a. Nguồn gốc:

- Phản ứng quang hóa VOC (chất hữu cơ dễ bay hơi), NOx nồng độ cao: Ozon là chất gây ô nhiễm thứ
cấp được hình thành từ khí quyển có nhiền VOC NOx kèm theo bức xạ và nhiệt độ (nắng ấm).

NO2 + hv  NO + O

O + O2 + M  O3 + M

CO + 2O2  O3 + CO2

O3 + NO  NO2 + O2

VOC  Gốc tự do HO2*, RO2*  Oxy hóa NO thành NO2  Tăng phá hủy O3.

- Nguồn gốc VOC: Khí thải phương tiện giao thông, các trạm xăng dầu, dung môi dùng trong công
nghiệp, phòng thí nghiệm, cửa hàng in ấn, các hóa chất dùng trong nhà…

b. Tác động:

- Ở tầng đối lưu O3 gây tác hại cho con người, động thực vật, hệ hô hấp, niêm mạc: Khó thở, ho, viêm
loét hô hấp, gây hen.

- Là khí nhà kính, tạo khói quang hóa.

c. Xác định:

- Pp phát quang hóa học: O3 phản ứng với etylen  Phát quang λmax ≈ 400nm, cường độ tỉ lệ với [O3].

- Pp đo độ hấp thụ UV-VIS: Đo độ hấp thụ ở bước song 253,7 nm (loại bụi, khí gây cản trở).

d. Kiểm soát:

- Giảm thải VOC:

+ Phương tiện GTVT: công nghệ.

+ Thay đổi thiết kế vời bơm xăng thu lại phần khí.

+ Sử dụng dung môi chứa ít VOC hơn.

+ Hấp phụ bằng carbon hoạt tính…

- Giảm thải NOx: Tương tự NO2.

5/12
2.5. Hạt: Khối vật chất rắn – lỏng không thấy rõ: Sol khí, bụi, hơi, mù, khói… kích thước 2.10-4 – 500µm.

a. Nguồn gốc:

- Tự nhiên: Biển, núi lửa, bụi…

- Nhân tạo: Công nghiệp, năng lượng, đốt cháy, nông nghiệp…

b. Tác động

- Ảnh hưởng đến sức khỏe:

+ Các hạt >10µm gây kích ứng mắt, mũi, họng.

+ PM10, PM2,5, PM0,1 vào sâu trong hệ hô hấp (đặc biệt khi vận động mạnh), mang theo các thành phần
hóa học khác  Gây bệnh hoặc tăng tần số mắc bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư.

+ Đối tượng nhạy cảm: Người bị bệnh tim mạc, phổi, người già, trẻ em.

- Ảnh hưởng tới khí hậu: Phản xạ, tán xạ ánh sáng (làm ấm, 1 số làm mát), giảm tầm nhìn, thay đổi hình
thành mây mưa, tuyết… tham gia phản ứng hóa học, quang hóa.

- Tác động lên vật liệu: Ăn mòn kim loại, công trình công cộng.

c. Xác định:

- Phương pháp khối lượng: Lọc 1 thể tích không khí nhất định  Cân lượng bụi. Dùng đầu chọn lọc kích
thước hạt PM10, PM2,5, PM0,1.

- Phương pháp hấp thụ tia beta: Dùng vật liệu lọc thích hợp thu lại bụi trên đó, đo độ hấp thụ tia beta.

d. Kiểm soát:

- Giao thông vận tải: Giảm số lượng phương tiện, giảm tốc độ, cải thiện chất lượng mặt đường, thêm các
chất kết dính hạt trên mặt đường.

- Công nghiệp:

+ Giảm tạo hạt: Cải tiến, thay đổi thiết kế, vận hành, bảo dưỡng thiết bị; Tăng hiệu suất đốt cháy; Chọn
nhiên liệu sạch hơn (khí thiên nhiên < dầu < than đá); Làm sạch nhiên liệu trước khi đốt.

+ Loại bỏ hạt: Sử dụng buồng lắng, buồng góp xoáy, buồng lọc ướt, buồng lắng tĩnh điện.

- Hạt thứ cấp: Giảm VOC, NOx, SOx, NH3…

6/12
2.6. Chì: Kim loại mềm, màu xám. Hai loại trong khí quyển: (C2H5)4Pb, (CH3)4Pb: Chất chống shock
trong xăng.

a. Nguồn gốc:

- Phương tiện giao thông dùng nhiên liệu chứa chì;

- Sản xuất Pb, Cu, Ni, Cd, Fe, thép;

- Nhiệt điện, đốt rác thải, khai thác mỏ, tranh sơn có chì.

b. Tác động:

- Độc tính: Thận, đường tiêu hóa, thần kinh, sinh sản, độc với động thực vật.

- Đối tượng nhạy cảm: Trẻ em.

=> Bắt đầu được kiểm soát trong GTVT khi biết Pb tác động đến bộ chuyển đổi xúc tác  Tăng thải
CO, NOx, VOCs từ các phương tiện giao thông.

c. Xác định:

Thu bụi bằng cách lọc  Phân hủy bằng acid  Chì được hòa tan, phân tích bằng AAS.

d. Kiểm soát:

- Loại chì khỏi xăng;

- Nhà máy luyện chì: Thu hồi, giảm thiểu thải chì ra ngoài dưới dạng bụi.

3. Ô nhiễm trong nhà

3.1. Định nghĩa, tác hại

- Con người dành phần lớn thời gian trong không gian kín (nhà, ô tô, văn phòng).

- “Sick building syndrome”: Hiện tượng đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực, đau mắt, đau họng, đau cơ,
da khô, ngất khi ở trong nhà và được cải thiện khi ra khỏi nhà.

- Gây 1,6 triệu người chết/năm.

3.2. Nguồn gốc.

- Đồ vật, hóa chất trong nhà;

- Hoạt động trong nhà: Đốt nhiên liệu, sưởi ấm, nấu ăn;

- Các chất ô nhiễm xâm nhập từ bên ngoài qua cửa, ống khói, bám vào quần áo, giầy dép.

7/12
3.3. Thành phần các chất gây ô nhiễm:

- CO: Phản ứng đốt cháy: Lò sưởi, bếp, hút thuốc lá, khí thải phương tiện giao thông để trong nhà.

- SO2: Đốt cháy gỗ, kerosen, được hấp phụ lên tường, sàn nhà, hòa tan trong nước.

- NO2: Phương tiện giao thông trong nhà, máy sưởi, lò sưởi, khói thuốc lá.

- O3: Từ bên ngoài, thiết bị làm sạch không khí, máy photocopy.

- VOC: Nội thất, vật liệu xây dựng, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, hút thuốc lá.

- Hạt, sợi: Nấu ăn, hút thuốc, đốt lửa, vật liệu xây dựng, nội thất, đồ chăm sóc cá nhân, từ bên ngoài.

3.4. Xác định

- Đặt thiết bị lấy mẫu ở nhiều vị trí trong, ngoài nhà: Hấp phụ, chiết pha rắn  Xác định khối lượng.

- Phân tích thành phần hóa học: Các kỹ thuật khác nhau tùy bản chất chất phân tích: GC-MS, GC-FID
(ion hóa ngọn lửa), HPLC.

3.5. Kiểm soát.

- Quản lý nguồn thải: Hạn chế sử dụng sảm phẩm không cần thiết (chứa VOC), hạn chế hút thuốc, sử
dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, thiết kế nhà hợp lý, thông thoáng.

4. Ô nhiễm môi trường toàn cầu.

4.1. Mưa acid.

a. Nguyên nhân:

- Tự nhiên: Núi lửa, sinh vật, sấm sét.

- Nhân tạo: Nguồn sinh SO2, NO2, HCl.

=> pH nước mưa ≈ 5,6. Các nguồn gây ô nhiễm SOx, NOx làm giảm pH nước mưa.

b. Tác động

- Tác động lên hồ, sông, suối: Giảm pH  Tiêu diệt nhiều loài cá, động vật không xương sống, VSV.

- Tác động lên sinh quyển:

+ Gây hại cho thực vật: Lá, rễ, phá hoại rừng, mùa màng;

+ Hòa tan, rửa trôi các chất dinh dưỡng quan trọng, giải phóng các ion độc.

- Tác động lên công trình xây dựng: Ăn mòn vật liệu: Đá vôi, đồng…
8/12
c. Giải pháp xử lý.

- Trung hòa, làm tăng pH hồ: NH4OH, NaOH, Ca(OH)2, NH3, CaCO3.

- Giảm thải các khí SO2, NO2.

4.2. Suy giảm tầng ozon.

a. Nguyên nhân

- Sự hình thành ozon trên tầng bình lưu:

O2 + hv  O + O

O + O2 + M  O3 + M

- Sự phá hủy ozon:

+ Bởi ánh sáng: O3 + hv  O2 + O

O + O3  2O2

+ Bởi NOx và OH*: NO + O3  NO2 + O2

NO2 + O  NO + O2

O + O3  2O2

OH* + O3  HO2* + O2

HO2* + O3  OH* + 2O2

2O3  3O2

- Các hợp chất CFC: Bền ở tầng đối lưu, lên được tầng bình lưu, tham gia phản ứng phân hủy ozon.

- Các hợp chất chứa Clo: HCl.

+ Xúc tác ClO*: CFCl3 + hv  CFCl2 + Cl*

CFCl2 + O2  COFCl + ClO*

Cl* + O3  ClO* + O2

ClO* + O + M  Cl* + O2 + M

O + O3  2O2

9/12
+ Ngắt mạch: Cl* + CH4  HCl + CH3*

Cl* + HO2*  HCl + O2

Cl* + H2  HCl + H

ClO* + NO2 + M  ClONO2 + M

- Xuất hiện suy giảm mạnh tầng ozon vào mùa xuân ở Nam cực từ sau những năm 1950 vì: Khi nhiệt độ
xuông thấp hơn 195K  Hình thành mây bình lưu (PSC) có nhiều hạt aerosol.

+ Bình thường giải phóng Cl* từ HCl, ClONO2: Chậm tại bề mặt băng ở PSC.

+ Khi mặt trời xuất hiện: Giải phóng ồ ạt Cl*  Phân hủy nhanh chóng ozon.

b. Tác động

- Giảm 1% lượng ozon trong tầng bình lưu sẽ làm tăng 2% bức xạ tử ngoại có hại đến mặt đất.

- Bức xạ UV gây ung thư da, khô mắt, rối loạn cơ chế miễn dịch ở người, hệ sinh thái biển, đời sống
động thực vật trên trái đất.

c. Giải pháp xử lý

- Hội nghị Montreal Protocol 1987 về bảo vệ tầng ozon.

- Cấm sản xuất CFCs, thay thế bằng HFCs.

- Ngày bảo vệ tầng ozon 16/9

=> Giải pháp có hiệu quả, làm giảm lỗ thủng tầng ozon.

4.3. Hiệu ứng nhà kính.

a. Nguyên nhân

- Hiệu ứng nhà kính tự nhiên: Do các khí nhà kính (GHG – Green House Gas): Hơi nước, CO2, CH4,
O3, N2O hấp thụ và phát xạ bức xạ IR.

- Hiệu ứng nhà kính nhân tạo (Ấm lên toàn cầu) do:

+ Tăng khí nhà kính có nguồn gốc nhân tạo.

+ Hạt aerosol hấp thu bức xạ mặt trời.

10/12
*Các hạt trong khí quyển:

- Hạt làm ấm:

+ Hạt carbon đen (than đen – BC): Hấp thụ tất cả bước sóng từ bức xạ mặt trời.

+ Hạt carbon nâu (than nâu – BrC): Hấp thụ UV, không hấp thụ IR.

- Hạt làm mát: Sulfat, nitrat, amoni… không hấp thụ, chỉ phản xạ bức xạ mặt trời.

=> Gia tăng các hạt làm ấm trong khí quyển  Ấm lên toàn cầu. Do hạt là 1 trong các nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong => Cần giảm cả hạt làm mát và làm ấm.

b. Tác động

- Băng tan, nước biển dâng: Tan chảy biển băng, dòng sông băng…  Ngập lụt, nhấn chìm khu đất thấp,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái các cực (giảm tỷ lệ sống sót của gấu Bắc cực).

- Thay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nông nghiệp:

+ Biến động khí hậu, số ngày cực nóng tăng, số ngày cực rét tăng; Tăng lượng mưa trên trái đất, hạn hán
1 số nơi, lụt lội 1 số nơi; Tăng cường độ các cơn bão.

+ Một số nơi tăng nhẹ nhiệt độ, độ ẩm  Nông nghiệp phát triển; Nơi có nhiệt độ thay đổi đột ngột 
Ảnh hưởng trầm trọng; Tuyệt chủng 1 số loài nhạy cảm.

- Thay đổi tính acid của đại dương và hệ sinh thái biển: pH nước biển giảm  Phá hoại rặng san hô, ảnh
hưởng đến quá trình tạo vỏ calci của động vật.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Gia tăng bệnh liên quan đến nhiệt: ban nhiệt, đột quỵ. Đối tượng nhạy cảm:
người quen sống ở vùng nhiệt độ thấp, người già.

- Thay đổi bệnh tật: Gia tăng muỗi và các loài mang bệnh khác; Gia tăng các bệnh ở xứ nóng: sốt rét,
cảm cúm.

- Thay đổi ô nhiễm khí quyển: Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm gây hại cho sức khỏe (O3).

- Ảnh hưởng tới xã hội: Lượng mưa và gió thay đổi bất thường  Thiên tai, đói nghèo  Di cư; Gia
tăng khoảng cách giàu nghèo; Cấu trúc xã hội, tập quán thay đổi.

c. Giải pháp xử lý

- Nghị định thư Kyoto 2008 – 2012 đã cắt giảm 5% GHGs so với năm 1990.

- Sử dụng tài nguyên tái tạo được.

11/12
*Khó khăn:

- Rất nhiều nền công nghiệp và công ty năng lượng dựa vào sự đốt cháy của nhiên liệu hóa thạch, do đó
họ phản ứng với các điều luật có thể làm tăng chi phí của họ.

- Tổng chi phí cho toàn xã hội (cho ô nhiễm khí quyển, thay đổi thời tiết) có thể giảm nếu loại bỏ hoàn
toàn các nhiên liệu hóa thạch và dử dụng các nguồn năng lượng sạch.

- Nhiều quốc gia đang phát triển tăng sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch để phát triển kinh tế. Tuy
nhiên phải trả giá cao hơn cho ô nhiễm không khí, gánh nặng bệnh tật, khí hậu và các chi phí cho môi
trường khác.

4.4. Biến đổi khí hậu.

a. Nguyên nhân

Do hiệu ứng nhà kính.

b. Tác động

Ảnh hưởng tới xã hội: Lượng mưa và gió thay đổi bất thường  Thiên tai, đói nghèo  Di cư; Gia tăng
khoảng cách giàu nghèo; Cấu trúc xã hội, tập quán thay đổi.

c. Giải pháp xử lý

Hiệp ước biến đổi khí hậu: Ổn định khí nhà kính, giới hạn nước phát thải.

12/12
3 - Hóa học – Ô nhiễm địa quyển

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày thành phần, đặc tính của đất.

2. Phân tích các nguyên nhân ô nhiễm địa quyển.

3. So sánh các phương pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ô nhiễm địa quyển.

4. Trình bày cách cải tạo đất ô nhiễm.

5. Trình bày vai trò của rừng đối với đất.

I. Cấu trúc, thành phần địa quyển, sự suy thoái đất.

1. Cấu trúc địa quyển:

- Trái đất (r ≈ 6400km) chia làm 3 phần:

+ Vỏ: Vỏ lục địa, vỏ đại dương.

+ Các lớp phủ mantle: Mantle trên (Fe, Mg, Si, Al, O), Mantle dưới (đặc hơn).

+ Nhân: Lõi lỏng (Fe, S, Ni), Lõi rắn (Fe).

- Địa quyển (50 – 100km): Phần vỏ và một phần lớp phủ trên.

- Đặc điểm: Cứng, mỏng, không đồng nhất về thành phần và độ dày.

2. Thành phần địa quyển: Luôn thay đổi do tác động bên ngoài (phong hóa); nhiều SiO2, Al, Fe.

2.1. Sự phong hóa

- Phong hóa: Quá trình thay đổi các lớp vỏ trái đất, đá thành các hạt nhỏ dưới các tác động của khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển.

- Phân loại:

+ Phong hóa vật lý: Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

+ Phong hóa hóa học: Phản ứng hóa học  thay đổi cấu trúc đá, xảy ra sau phong hóa vật lý.

 Hòa tan và kết tinh.


 Carbonat hóa các chất vô cơ.
 Thủy phân
 Oxy hóa khử: đất màu đỏ, nâu, vàng do oxy hóa sắt nằm trong các khoáng.

=> Tốc độ khác nhau tùy thuộc tính chất đá, độ ẩm, nhiệt độ không khí.

+ Phong hóa sinh học: Biến đổi, phân rã do cây trồng, vi khuẩn  thay đổi thành phần, tính chất đá.

1/9
2.2. Vai trò của địa quyển

- Môi trường sống của con người, sinh vật cạn kiệt.

- Biến đổi, phân hủy chất vô cơ và hữu cơ.

- Cư trú động vật, thực vật đất.

- Tiếp nhận chất thải.

2.3. Đất

- Đặc tính của đất: độ phì nhiêu.

- Thành phần hóa học của đất:

+ Pha rắn: Khoáng (45%), hợp chất hữu cơ và sinh vật trong đất (5%).

+ Pha lỏng: Nước (25%)

+ Pha khí: 25%

a. Khoáng vô cơ rắn

- Thành phần: Si, O, Al, Fe; Các hạt Silicat kích thước khác nhau.

- Phân loại:

+ Đất sét: d < 2µm: Silicat kép nhôm, sắt hydrat hóa.

 nSiO2.Al2O3.mH2O
 Hấp thụ các ion  Ca2+, Mg2+, Na+, K+, NH4+  ion không bị rửa trôi.
 Giữ nước.

+ Đất thịt d 2-50µm: Silicat canxi, silicat nhôm, canxi carbonat.

+ Đất cát d 50-200µm: SiO2

 Thấm nước tốt


 Hấp thụ kém

b. Hợp chất hữu cơ và sinh vật trong đất

- Sinh vật trong đất, phân hủy xác sinh vật trong đất; Quyết định độ phì nhiêu của đất.

- Vai trò:

+ Thức ăn cho vi khuẩn

+ Quyết định tính chất vật lý cảu đất

+ Tham gia phong hóa chất vô vơ

+ Humic: Tạo phức giữ kim loại.

2/9
- Thành phần chính: Mùn, chất béo, nhựa, saccharide, Hợp chất chứa N, P hữu cơ…

- Chuyển hóa:

+ Mùn hóa: M lớn, cấu trúc phức tạp  Mùn: bền, màu đen.

 Khả năng hút nước


 Trao đổi ion

+ Khoáng hóa: bị VSV phân hủy thành chất vô cơ đơn giản.

c. Nước và khí trong đất

- Đất rỗng chứa khí và nước, phân loại:

+ Đất mịn: d rỗng < 0.2 µm

+ Đất vừa: d rỗng: 0.2 – 10 µm

+ Đất xốp: d rỗng > 10 µm.

- Nước: Trao đổi chất dinh dưỡng, hòa tan và phân tán nhiều chất vô cơ (cation Ca2+, K+, Na+, ion
NO3- PO43-, Cl-) chất hữu cơ và chất khí (CO2).

- Khí: Hàm lượng nước cao, O2 ít hơn 1-6%, CO2 cao gấp 5-100 lần khí quyển.

+ Phân hủy hiếu khí và kỵ khí.

+ O2 oxy hóa

+ Thiếu O2: Khử  NO2, H2, CH4, C2H4, H2S.

3. Sự suy thoái đất

- Mất đất: xói mòn, biển dâng.

- Giảm chất lượng đất, sa mạc hóa.

- Nguyên nhân:

+ Tự nhiên: Xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn.

+ Nhân tạo: Chặt phá rừng, công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, bãi rác, đô thị hóa…

- Chỉ thị:

+ Sinh học: mật độ vi sinh vật, hoạt động hô hấp.

+ Vật lý: Mật độ đất, khả năng lọc, giữ nước

+ Hóa học: pH, nồng độ một số ion

- 1996: Khoảng 15% đất trên toàn cầu bị suy thoái (2% cấp độ nghiêm trọng)

3/9
- Chỉ tiêu chất lượng đất:

+ QCVN 03:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng
trong đất.

+ QCVN 04:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ tài nguyên
trong đất.

II. Ô nhiễm môi trường đất

1. Chất ô nhiễm công nghiệp

- Nhiều chất thải rắn và lỏng.

- Ô nhiễm nhiệt (ảnh hưởng tới VSV trong đất, giảm O2 trong đất…).

1.1. Luyện kim, khai thác than

- Luyện gang: Oxid kim loại.

- Luyện kim màu: Hiệu suất 5-10%, thải chứa nhiều kim loại.

- Khai thác than: 20% than, thải chất rắn.

- Làm giàu quặng: Chất thải rắn nhiều Fe, S, kim loại…

- Kim loại nặng.

+ Giảm năng suất cây trồng.

+ Ức chế hoạt động của VSV

+ Ô nhiễm nước ngầm.

- Ảnh hưởng sức khỏe người:

+ Trường diễn: qua chuỗi thức ăn.

+ Acute: tiêu hóa, tiếp xúc.

+ As: Ung thư, ngoài da, thận, rối loạn thần kinh.

+ Cr: Độc động vật, thực vật; ung thư.

+ Cu: độc, rối loạn thần kinh, thiếu máu.

+ Pb: Giảm thông minh, tác động tủy, máu, thận.

+ Cd: Ảnh hưởng thận, gan, hệ tiêu hóa, các bệnh về xương…

+ Hg: Vô sinh, ảnh hưởng thần kinh, biến đổi AND.

4/9
1.2. Sản xuất năng lượng.

- Tro bụi vào khí quyển  Thâm nhập vào môi trường nước đất.

- Bã lò (phần thải nóng chảy).

- Ô nhiễm nhiệt.

1.3. Công nghiệp hóa học

- Acid sulfuric từ pirit

 FeS2  SO2  SO3  H2SO4


 1 tấn FeS2  0.7 tấn bã thải (oxid kim loại, tro, bụi…).

- Acid phosphoric

+ Phương pháp chiết từ apatit 3Ca2(PO4)2.CaX2.

 Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4  3H3PO4 + 5CaSO4 + HF


 1 tấn P2O5 có 4.25 – 5.86 tấn bã thải CaSO4

+ Phương pháp nhiệt 1500oC

 Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2  P2 + 5CO + 3SiO3


 1 tấn P: 4000m3 khí, 0.05 tấn bụi, 7.5 – 11 tấn Silicat.

- Dung môi, dầu mỏ, VOCs, PCBs, PAHs…

2. Chất ô nhiễm nông nghiệp

2.1. Phân bón: Bổ sung N, P, K…

- Ô nhiễm tồn dư kim loại nặng trong đất As, Pb, Cd…

- Tích lũy NO3- trong đất, nước ngầm, nông sản.

- Dùng bừa bãi làm giảm chất lượng đất và nông sản.

2.2. Thuốc bảo vệ thực vật (Trừ sâu bọ, diệt cỏ).

- Phân bố: Hấp thụ - khuếch tán

- Vấn đề môi trường:

+ Dư lượng trong đất

+ Dư lượng trong thực phẩm.

+ Hàm lượng trong nước mặt, nước ngầm.

- Biến đổi: Phân hủy hóa học, phản ứng quang hóa, phân hủy sinh học.

5/9
- Tác hại:

+ Độc cho người, động vật, giảm độ máu mỡ của đất.

+ DDT: bền vững, theo đuổi chuỗi thức ăn  mỏng vỏ trứng.

+ Dioxin: ung thư…

2.3. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus gây bệnh cho người.

- Nguồn thải:

+ Phân người, gia súc (bón phân tươi).

+ Nước thải bệnh viện.

+ Nước thải sinh hoạt

- Mưa bão lũ:

+ Lở đất, trượt đất, nứt đất.

+ Lũ bùn, lũ đá, lũ quét.

- Du canh, du cư  Phá rừng, đốt rừng  Tăng rửa trôi, xói mòn.

- Phóng xạ, chiến tranh

+ Khai thác quặng phóng xạ

+ Nhà máy điện, nguyên tử.

+ Thử hạt nhân.

+ Dùng phóng xạ trong chữa trị.

*Tác động của ô nhiễm đất

- Ảnh hưởng sức khỏe con người: Tiếp xúc; Nông sản, nước uống.

- Ảnh hưởng hệ sinh thái đất.

- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

6/9
III. Các phương pháp thu gom, xử lý chất thải rắn.

1. Chất thải thông thường

- Thu gom, phân loại, tái chế (nhựa giấy, thủy tinh…)

- Xử lý nước rác, dùng yếm khí xử lý rác: sinh CH4, NH3  tài nguyên.

- Cách lưu giữ:

+ Bãi chất thải: Lưu trữ chất thải ngoài trời

 Đơn giản, giá rẻ


 Không kiểm soát, ảnh hưởng thời tiết, ÔNMT (không khí, đất, nước), một số trở nên độc hơn.

+ Hố chôn chất thải:

 Hố chôn lấp được che chắn, chất thải được tiền xử lý giảm độc, kiểm soát phân hủy, thu và
xử lý nước rác, thu khí đốt.
 Chi phí cao hơn bãi rác thải.

+ Nhà chứa chất thải:

 Công trình kiên cố lưu trữ chất thải tránh rò rỉ ra kk, nước, có mái che, hệ thống thoát nước.
 Chi phí cao hơn bãi rác thải.

2. Chất thải độc hại

- Gây tác động xấu cấp tính hay mãn tính; Tác dụng lâu dài/tức thời lên sức khỏe con người, sinh vật.

- Tính chất: ăn mòn, cháy nổ, tích đọng sinh học, bền vững trong môi trường, gây bệnh.

=> Thu gom riêng, xử lý:

2.1. Thiêu đốt:

Thích hợp với nhiều loại chất thải (chất thải rắn, lỏng, khí): đốt có thừa oxy  bay hơi (lò quay
400oC), phân hủy (>1000oC). Sản phẩm:

 Khí thải: CO2, H2O, khí khác (hấp thụ, hấp phụ, xả thải)
 Tro (chôn lấp, phụ gia vật liệu xây dựng).

+ Ưu: giảm đáng kể thể tích và khối lượng rác, tiệt khuẩn, thu hồi năng lượng (nhiệt điện)

+ Nhược: chi phí cao, có thể sinh nhiều chất độc (khí thải, hạt chứa dioxin, furan – rác chứa clor), tro
có thể chứa kim loại (cần tiền xử lý trước khi chôn)

7/9
2.2. Nhiệt phân:

Chất thải nhiều hợp chất hữu cơ: đốt không có oxy (450 – 600oC)  bẻ gãy. Sản phẩm: khí (CO, H2,
CH4, hydrocarbon), lỏng, bã thải rắn (tro, carbon), hạt. Vd: Lốp xe, chất thải y tế.

+ Ưu: nhiệt độ thấp, sản phẩm thu được có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy (than đá, dầu)

+ Nhược: chương trình nhiệt độ phụ thuộc vào bản chất chất rắn, có thể biến thành chất khó xử lý
hơn, quy mô nhỏ, cần loại bỏ nước trước khi xử lý.

2.3. Thủy tinh hóa: chất phóng xạ, chất thải cực độc + Silicat nung ở to cao, làm nguội  khối rắn
 Chôn lấp.

IV. Xử lý đất ô nhiễm: Tại chỗ (in situ) hoặc di chuyển ra chỗ khác (ex situ).

1. Xử lý hóa lý: Nguyên tắc: biến đổi các chất ô nhiễm bằng tác nhân lý hóa

- Oxy hóa: phổ biến, hiệu quả cao cho đất ô nhiễm chất hữu cơ, cyanide (tác nhân hydro peroxide,
ozon, kali permananat)

- Trao đổi ion: loại các chất hữu cơ, kim loại, chất phóng xạ.

- Quang phân: dùng UV nhân tạo, ánh sáng mặt trời.

- Hấp phụ bằng than hoạt tính: loại các chất hữu cơ, halogen, thuốc trừ sâu.

- Rửa đất.

2. Xử lý sinh học: Nguyên tắc: sử dụng các vi khuẩn tự nhiên trong đất có khả năng phân hủy các
chất độc, dùng cây trồng có khả năng hấp thụ, cố định các chất độc.

- Dùng vi khuẩn: hiếu khí, kỵ khí, cần bổ sung chất dinh dưỡng và oxy (hiếu khí).

- Dùng thực vật (phytoremediation): loại các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ, xử lý đất và nước ngầm,
được sử dụng ngày càng nhiều.

3. Ổn định/đóng rắn: nguyên tắc: giữ các chất ô nhiễm trong đất, giảm phát tán.

- Xi măng hóa.

- Thủy tinh hóa.

4. Xử lý nhiệt: nguyên tắc: dùng nhiệt độ cao bay hơi và phá hủy các chất ô nhiễm.

- Thiêu đốt: nhiệt độ cao trên 1000oC

- Khử hấp thu nhiệt: 300 – 600oC bay hơi các chất ô nhiễm, thu hồi tách ra khỏi đất.

8/9
V. Rừng:

1. Vai trò của rừng

- Cung cấp tài nguyên: nguyên liệu gỗ, nhiên liệu, lâm sản.

- Duy trì và bảo vệ môi trường :

+ Điều hòa khí hậu: chu trình carbon

+ Rừng quan hệ chặt chẽ với đất: Hạn chế xói mòn, bồi lắng.

+ Bảo vệ biển

+ Điều tiết nguồn nước: điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt

+ Chắn gió bão, bảo vệ dân cư, sản xuất nông nghiệp

2. Tài nguyên đất và rừng ở Việt Nam

- Đa dạng về thành phần các kiểu rừng

- Đa dạng tài nguyên sinh vật rừng

- Từ năm 1945-1990: suy giảm chất lượng và số lượng

+ Dự trữ gỗ, tre, nứa, dược liệu giảm.

+ Động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: cầm lai, tràm hương, hổ, vooc quần đùi trắng, gà
lôi, hồng tía…

- Sau luật bảo vệ rừng 1991:

+ Tăng diện tích rừng: độ che phủ tăng bình quân 0,5% mỗi năm.

+ Chất lượng rừng giảm: tăng diện tích rừng non, rừng nghèo, rừng trồng.

3. Nguyên nhân gây biến động diện tích rừng.

- Khách quan: Tăng dân số; Kinh tế: nhu cầu lâm sản tăng; Thời tiết diễn biến thất thường

- Chủ quan:

+ Luật pháp; Công tác tuyên truyền; Đốt nương làm rẫy

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng: phá rừng trồng cây công nghiệp

+ Khai thác không có kế hoạch, khai thác quá mức

+ Bom đạn, chất độc hóa học

+ Cháy rừng

9/9
4 – Môi trường trong công nghiệp dược phẩm/y tế (khí quyển – địa quyển)

Mục tiêu
1. Nêu các tác động đến môi trường khí quyển, địa quyển của ngành công nghiệp dược phẩm và dịch
vụ chăm sóc sức khỏe: Nguồn gốc, xử lý, thực trạng.
2. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật, quản lý để giải quyết các tác động trên.

I. Khí thải, rác thải từ các quá trình sản xuất, sử dụng thuốc và cách xử lý.
1. Các quá trình sản xuất thuốc.
1.1. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm: hóa dược, hóa hữu cơ, bệnh học, độc chất, vi sinh, dược lý…
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất, thuốc thử.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi hữu cơ chứa và không chứa halogen, chất phóng
xạ, hóa chất, chất oxy hóa, chất thải y tế, sinh học.
1.2. Tổng hợp hóa học: Phần lớn thuốc được tổng hợp hóa dược, các bể phản ứng, tách, tinh chế nối
tiếp nhau.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất, thuốc thử: Vô cơ, hữu cơ, xúc tác, dung môi.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi hữu cơ chứa và không chứa halogen, chất phóng
xạ, hóa chất, chất oxy hóa.
1.3. Chiết xuất từ thiên nhiên: Chiết từ rễ cây, lá cây, phủ tạng động vật… (insulin, morphin,
alkaloid, papaverin)
- Lượng sản phẩm thu được nhỏ hơn niều so với nguyên liệu (có thể tới hàng nghìn lần).
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: Chì, kẽm để kết tủa, dung môi ceton, alcohol, NH3,
điều chỉnh pH.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: Bã dược liệu, hơi dung môi, nước thải.
1.4. Lên men: Sản xuất vitamin C, kháng sinh, steroid…
- Thường có các giai đoạn: gây độc, nuôi cấy và lên men, thu hồi, tinh chế sản phẩm.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: kiểm soát pH, dung môi để chiết, kết tủa, tinh chế.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: thành phần tế bào, sản phẩm dư, hơi dung môi và nước thải.
1.5. Bào chế: Viên nén (hay gặp nhất), thuốc nang, thuốc tiêm…
- Thuốc chứa hoạt chất chính và nhiều tá dược (độn, dính, rã, trơn..), nhiều kĩ thuật: trược tiếp, tạo
hạt khô, ướt…
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: Hoạt chất chính, tá dược, dung môi, chất tẩy rửa,
khử trùng thiết bị, tràn đổ hóa chất, sản phẩm bị loại bỏ, bao gói sản phẩm…
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: bụi, hơi dung môi, đồ bao gói.

1/4
1.6. Kiểm tra chất lượng: thành phẩm, bán thành phẩm.
- Nhiều kĩ thuật hóa học: hóa lý, sinh học.
- Sử dụng đa dạng các loại hóa chất và thuốc thử: dung môi hữu cơ, vô cơ.
- Sinh ra nhiều loại chất thải rắn, khí: hơi dung môi.
2. Đóng gói, vận chuyển, phân phối.
- Sử dụng nhiều loại bao gói sản phẩm.
- Lưu giữ trong kho, có thể sinh hơi dung môi và hơi hóa chất.
- Trong quá trình phân phối: kiểm tra chất lượng sản phẩm sinh hơi dung môi, bao gói, sản phẩm thừa
3. Sử dụng
- Có thể sinh hơi dung môi và hóa chất khi bảo quản.
- Các chất thải rắn: bao bì, sản phẩm thừa, hết hạn.
4. Thu gom, xử lý sản phẩm thừa, hết hạn.
- Thu gom, phân loại dược phẩm, các chất thải y tế khác: phế thải chữa trị, phẫu thuật, thử nghiệm,
dược phẩm quá hạn, không cần sử dụng, bị đổ, bị nhiễm khuẩn.
- Xử lý: đốt rác thải sinh khí thải, hạt mịn, bã thải rắn.
- Ngoài ra: sự cố tràn dung môi, hóa chất, sản phẩm… sinh các hơi dung môi, chất thải rắn.

Kết luận
1. Khí thải
- Từ quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc, phân phối, sử dụng: hơi dung môi chiết xuất dược liệu,
tổng hợp hóa dược, tinh chế sản phẩm lên men, hơi dung môi từ quá trình bao film, hơi dung môi từ
các phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm, hơi dung môi từ kho hóa chất, dược phẩm…
- Sau sử dụng: Xử lý sản phẩm thừa, hết hạn, bao gói sản phẩm bằng nhiệt  Sinh khí thải.
=> Thu gom và xử lý:
+ Hệ thống hút mùi, thoáng khí.
+ Sử dụng vật liệu hấp phụ trong ống khói.
2. Chất thải rắn.
- Từ quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc, phân phối, sử dụng: bã dược liệu, tế bào động vật thí
nghiệm, hóa chất dư, chất phóng xạ, bao gói…
- Sau sử dụng: sản phẩm thừa, hết hạn, bao gói sản phẩm.
- Xử lý sau sử dụng có thể sinh bã thải rắn.

2/4
- Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi
trường như: dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy
hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn.
- Phân loại chất thải:
+ Chất thải lây nhiễm
+ Chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phóng xạ.
+ Bình chứa áp suất.
+ Chất thải sinh hoạt.
=> Dụng cụ đựng có màu sắc riêng; Cần vận chuyển, lưu trữ, xử lý theo quy định (thiêu đốt, nhiệt
phân chôn lấp, tái sử dụng).
II. Thực trạng.
1. Khí thải:
- Khí thải lò đốt: khó kiểm soát, sinh khí thải tương tự đốt nhiên liệu, các khí độc hại (dioxin, furan)
- Khói thải: nhiều hạt, có thể có kim loại, oxyd kim loại nặng.
- Ở Mỹ: Đốt chất thải y tế sinh dioxin (đứng thứ 3), thủy ngân (thứ 4). Ở Việt Nam: Khó kiểm soát.
2. Chất thải rắn:
- WHO (2002): 18-64% cơ sở y tế ở các nước đang phát triển không xử lý chất thải rắn thích hợp.
- Ở Việt Nam:
+ 2005: Khối lượng chất thải rắn là 300 tấn/ngày, trong đó có 40-50 tấn chất thải rắn nguy hại.
+ 2009: Khối lượng chất thải rắn là 490 tấn/ngày, trong đó có 60-70 tấn chất thải rắn nguy hại.
- Các cơ sở thuộc Bộ Y tế: phần lớn được trang bị thiết bị xử lý chất thải rắn.
- Cấp cơ sử: Lượng thải lớn, chưa xử lý hợp lý:
+ Đốt thủ công, chôn lấp.
+ Thu gom, phân loại.
+ Lưu trữ chất thải.

3/4
III. Giải pháp.
1. Giải pháp kĩ thuật
a. Giảm thiểu chất thải
- Trong sản xuất dược: Tỷ lệ thành phẩm/nguyên liệu thấp (chiết xuất, lên men), để giảm thải cần:
+ Giảm sử dụng
+ Tái chế.
- Thay đổi sản phẩm, nguyên liệu thô, quy trình, thiết kế… nhưng cần đáp ứng khả năng điều trị,
độ ổn định, tinh khiết, phê duyệt của FDA, nhu cầu của khách hàng:
+ Thay đổi nguyên liệu: Giảm dung môi hữu cơ. Vd: dùng dung môi thân nước và bộ xịt mới để bao
viên nén  Không cần lắp đặt kiểm soát chất lượng không khí  Tiết kiệm 15.000 USD/năm.
=> Cần nghiên cứu từ khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm.
+ Thay đổi quy trình: Tự động hóa, kiểm soát thông số hòa trộn, phản ứng, tăng hiệu suất phản ứng,
giảm sản phẩm phụ, giảm lỗi tràn đổ do vận chuyển.
+ Thay đổi thiết kế, giảm thiểu rò rỉ, lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước, dung môi, sản xuất liên tục
thay vì theo mẻ để tái sử dụng dung môi.
- Thực hành vận hành tốt GMP (medicalfactory), GSP (store), GLP (labor).
b. Xử lý chất thải
- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng, cụm sở y tế.
- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường y tế:
+ Tiêu chuẩn về hệ thống xử lý khí.
+ Tiêu chuẩn về hệ thống thông khí.
+ Bộ KHCN ban hành TCVN 6560-2005: “Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép và
một số tiêu chuẩn khác về các phương pháp xác định các chất ô nhiễm trong khí thải”.
2. Giải pháp quản lý
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ ngành, cộng đồng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.

4/4
5- Hóa học thủy quyển

Mục tiêu:

1. Trình bày được 1 số tính chất, đặc điểm của nước tự nhiên.

2. Giải thích được vai trò của khí, vi sinh vật đối với các phản ứng xảy ra trong môi trường nước.

3. Giới thiệu được sơ lược nguồn tài nguyên nước của Việt Nam.

1. Tính chất, đặc điểm của nước:

- Là dung dịch điện ly, có nhiệt hóa hơi lớn.

- Nhiệt dung riêng lớn  Bốc hơi chậm  Ổn định, điều hòa khí hậu và bảo vệ cơ thể.

- Tổng lượng nước: 1,454 tỷ km3:

+ Nước chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ nơi này sang nơi khác;

+ Thời gian luân hồi có thể dài hoặc ngắn.

a. Nước ngọt:

- Tính chất và nhiệt độ nước thay đổi.

- Sự phân vùng của nước:

+ Lớp trên: Luôn tiếp xúc với không khí, có cân bằng động giữa 2 pha khí và lỏng.

+ Lớp giữa: Diễn ra phần lớn các quá trình sinh học (quang hợp, hô hấp của các sinh vật …).

+ Lớp đáy: Diễn ra quá trình trao đổi chất hòa tan trong nước với trầm tích, xuất hiện phân hủy yếm khí

b. Nước biển:

- Nhiệt độ trung bình 50C (0 - 300C), áp suất trung bình 200 atm (1 - 1000atm).

- Có nhiều cân bằng phức tạp.

- pH đệm 8,1 ± 0,2. Nước biển có tác dụng đệm là do:

+ Hệ carbonat: H2O + CO2  H2CO3 (pH<5)

HCO3-  H+ + CO32- (pH>8,3).

+ Hệ borat: B(OH)3 + H2O  B(OH)4- + H+


1/4
+ Cân bằng trao đổi ion của các cation hòa tan trong nước với pha silicat trong lớp trầm tích ở đáy biển:

K+, Ca2+ (pha nước) + Silicat (pha trầm tích)  H+ + Silicat (chủ yếu).

- pE: đặc trưng cho sức oxy hóa – khử của dung dịch

1/2 O2 + 2H+ + 2e  H2O

pE = - log ae = 20,8 - pH

2. Thành phần hóa học trong nước:

a. Các ion hòa tan:

- Nước biển có thể coi là dung dịch NaCl 0,5M + MgSO4 0,05M + vi lượng.

- Nước sông hồ: thành phần phức tạp, thay đổi theo: Thời gian, địa điểm; biến động địa chất, địa hóa; độ
sâu của nước; phân vùng.

b. Các khí hòa tan: Chủ yếu là O2 và CO2, thường tuân theo định luật Henry:

- O2:

+ Hàm lượng thay đổi theo chiều sâu lớp nước do khuếch tán từ kk, từ giữa các lớp nước, pứ phân hủy.

+ Độ hòa tan (DO) phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất: Ở 250C DOmax= 8 mg/l; khi nhiệt độ tăng, DO giảm

- CO2:

+ Tồn tại dưới dạng hệ đệm carbonat  duy trì pH.

+ Hàm lượng phụ thuộc vào các yếu tố vật lý và các loài thủy sinh.

c. Các phức kim loại tan trong nước:

- Hợp chất tổng hợp: EDTA, citrat, ...

- Các chất humic:

+ Là những chất tạo phức quan trọng trong tự nhiên.

+ Là sản phẩm từ sự phân hủy của thực vật, lắng đọng và dễ tạo phức bền với kim loại.

Humic + OH-  Humin

Humic + H+  Acid humic, acid fulvic

- Các chất rắn: Vô cơ và hữu cơ.


2/4
3. Thành phần sinh học trong nước:

a. Vi khuẩn:

- Dạng đơn bào, không màu, hình que/cầu/xoắn, kích thước 0,5 – 5 mm.

- Phân loại:

+ Dị dưỡng: Oxy hóa chất hữu cơ, có thể là hiếu khí, kị khí hay tùy khí.

+ Tự dưỡng: Xúc tác oxy hóa các chất vô cơ.

- Vai trò: Phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước:

b. Virus: Kích thước 20 - 100 nm, xâm nhập vào tế bào vật chủ ký sinh để tổng hợp protein và acid
nucleic của virus mới.

c. Tảo:

- Thực vật nổi đơn giản nhất, chứa clorophyl đóng vai trò quan trọng trong quang hợp.

- Sống tự dưỡng, sử dụng các chất vô cơ để phát triển.

4. Phản ứng nhờ vi khuẩn trong nước

a. Vi khuẩn dị dưỡng:

- Hiếu khí: [CH2O] + O2  CO2 + H2O + E

- Kị khí: [CH2O] + NO3-  CO2 + N2 + E

[CH2O] +SO42-  CO2 + H2S + E

[CH2O]  RCOOH + CO2 + H2O + E

[CH2O]  CH4 + CO2

CO2 + 8H+ + 8e  CH4 + 2H2O + E

b. Vi khuẩn tự dưỡng:

- Nitơ: 2NH4+ + 3O2  2NO2- + 4H+ + 3H2O + E

+ VK nitrosomonas: 2NH3 + 3O2  2H+ + 2NO2- + 2H2O

+ VK nitrobacter: 2NO2- + O2  2NO3-

+ VK Rhizobium: 3[CH2O] + 2N2 + 3H2O + 4H+  3CO2 + 4NH4+


3/4
- Oxy hóa sắt: 4Fe2+ + 4H+ + O2  4Fe3+ + 2H2O + E

- Oxy hóa H2S: HS- + 4H2O  SO42- + 9H+ + 8e + E

5. Tài nguyên nước của Việt Nam:

a. Nước mặt (Sông ngòi):

- Mạng lưới sông ngòi dày, tổng số sông dài ≥ 10km là 2345 sông nhưng phân bố không đều theo vùng.

- Phân bố dòng chảy không đều trong năm.

- Hàng năm các sông ngòi tải ra biển hàng trăm triệu tấn cát bùn.

- Nước sông có độ khoáng hóa thấp, các cửa sông thường bị nhiễm mặn.

b. Nước dưới đất:

- Tổng trữ lượng chiếm 15% tổng lượng nước mặt sản sinh trên lãnh thổ.

- Phân bố không đều theo các vùng.

- Tiềm năng dự trữ có thể đạt 15 triệu m3/ ngày.

c. Nước khoáng nước nóng: Phân bố không đồng đều, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại
và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

4/4
6 - Ô nhiễm môi trường nước

Mục tiêu học tập:

1. Giới thiệu sự ô nhiễm nước.

2. Trình bày các nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường nước.

3. Trình bày các chỉ tiêu chất lượng nước và ý nghĩa của nó.

4. Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước và xử lý nước bị ô nhiễm

1. Ô nhiễm nước

- Định nghĩa theo Hiến chương châu Âu: Sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, động vật nuôi và các loài hoang dã.

- Dấu hiệu ô nhiễm nước:

+ Màu sắc, mùi, độ đục …

+ Sự phát triển khác thường của cỏ dại trong nước.

+ Sự suy giảm các loài thủy sinh.

- Chất ô nhiễm:

+ Tích lũy và giải phóng từ sinh vật trong nước.

+ Tích lũy và trao đổi với lớp đáy nước

+ Luân chuyển từ không khí, đất vào nước và ngược lại.

+ Hình thành vòng tuần hoàn ô nhiễm môi trường.

2. Các nguyên nhân ô nhiễm nước: Các nguyên nhân nhân tạo

- Nước thải đô thị: Nguồn gốc từ sinh hoạt, dịch vụ. Thành phần phong phú, lưu lượng không đều.

- Nước thải nông nghiệp: Có nhiều NO3-, PO43-; có hiện tượng phú dưỡng, gây độc cho con người.

- Nước thải công nghiệp: Phụ thuộc vào loại hình: (5)

+ Dầu mỏ: Ít phân hủy sinh học, ngăn cản khuếch tán oxy, tích lũy trong tế bào, mô  gây ung thư.

+ Tẩy rửa: Tạo keo, huyền phù nên làm giảm hoạt tính sinh học của nước  khó xử lý nước.

+ Chất hữu cơ: Bền, khó phân hủy.

+ Kim loại: Vô hiệu hóa liên kết trong enzym, ngăn cản sự trao đổi chất.

+ Ô nhiễm nhiệt: Làm chết các loài thủy sinh.


1/8
3. Hậu quả ô nhiễm nước

- Khủng hoảng nước sạch:

+ Nhu cầu nước sạch tăng, 20% dân số không được tiếp cận nước sạch lây lan bệnh truyền nhiễm

+ Căng thẳng sắc tộc.

- Biến mất các loài thủy sinh.

4. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước

4.1. Thông số lý hóa (đa lượng):

a. pH:

- Là chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nước cấp và nước thải  Quyết định cách xử lí nước.

- Sự hòa tan kết tủa, phản ứng sinh hóa trong nước  Thay đổi tp các chất  Thay đổi pH.

b. Màu sắc:

- Do các chất bẩn trong nước gây nên, được đo bằng cách so màu.

- Ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nước, chất lượng sản phẩm của quá trình sản xuất.

c. Độ đục:

- Do nước chứa các chất lơ lửng cản trở ánh sáng đi qua, các chất này có

- Các chất này có kích thước khác nhau và nguồn gốc vô cơ, hữu cơ rất đa dạng  Không có phương
pháp chung để loại trừ nó ra khỏi nước.

d. Mùi vị:

- Do các chất hữu cơ phân hủy tạo ra.

- Được đo bằng đơn vị độ pha loãng.

e. Chất rắn: Bao gồm:

- Chất lơ lửng (SS).

- Chất rắn hòa tan (DS).

f. Oxy hòa tan (DO – mg/l):

- Đặc điểm:

+ Biến đổi theo ngày và đêm, theo chiều sâu của lớp nước.

+ Phụ thuộc vào sự trao đổi O2 giữa không khí và nước, sự quang hợp và hoạt động của sinh vật.

- Phương pháp xác định: Phương pháp Winkler và điện hóa.

2/8
g. Nhu cầu oxy hóa sinh (BOD – mg/l): Thường dùng BOD5 (phép đo diễn ra trong 5 ngày liền).

- Định nghĩa: Là lượng O2 cần để VK cố định chất hữu cơ phân hủy được ở điều kiện hiếu khí.

- Điều kiện để thực hiện phép thử:

+ Trong nước không được có chất ức chế vi khuẩn.

+ Cần có đủ chất dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển.

+ Nếu cần, có thể cho thêm vi khuẩn vào mẫu.

- TCVN: BOD < 4 mg/l đối với nước mặt, ≤ 20 mg/l đối với nước thải công nghiệp loại A.

- Ý nghĩa: Đánh giá mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước thải.

h. Nhu cầu oxy hóa học (COD):

- Định nghĩa: Là lượng oxy cần để oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O.

- Phương pháp xác định: CnHaObNc + [O] (K2Cr2O7) + H+  nCO2 + H2O + NH4+

- TCVN: COD < 10 mg/l đối với nước mặt; < 50mg/l đối với nước thải công nghiệp.

- Ý nghĩa: Thường lớn hơn BOD, tỷ số COD/BOD5 càng lớn thì càng có nhiều chất hữu cơ không
phân hủy vi sinh được.

i. Các hợp chất của nitơ:

- Dạng tồn tại chủ yếu (5): NH3; N2; NO2-; NO3- và N hữu cơ.

- Phương pháp định lượng:

+ Với NH3: Dùng thuốc thử Nesler/ phương pháp cất.

+ Với NO2-: Dùng phản ứng diazo hóa.

+ Với NO3-: Dùng SK trao đổi ion/ khử NO3- thành NO2- bằng Zn.

+ Với đạm N hữu cơ: Phương pháp Kjeldahl.

- Ý nghĩa: Đánh giá chất lượng vệ sinh của nước.

k. Sắt và mangan:

- Có trong nước ngầm dưới dạng Fe2+ và Mn2+ do hoạt động vi khuẩn trong điều kiện yếm khí.

- Phương pháp xác định:

+ Với Fe3+: Tạo phức màu  Định lượng.

+ Với Mn2+: Chuyển thành MnO4-  Định lượng.

3/8
4.2. Thông số vi sinh

- Nước mặt: Coliform 5000MPN/100ml.

- Nước ngầm: Coliform 3MPN/100ml.

- Fecal coli: Không được có.

5. Một số kỹ thuật xử lý nước: Trước khi xử lí nước, ta cần: Định lượng 1 số thành phần và đánh
giá sơ bộ chất lượng nước  Lựa chọn biện pháp thích hợp kỹ thuật và kinh phí.

5.1. Đông tụ, keo tụ

- Nguyên tắc: Làm thay đổi tính chất của các hạt lơ lửng và hạt keo để tăng hiệu quả quá trình lắng.

- Phương pháp: (4)

+ Thêm các ion dương không hydrat hóa vào nước.

+ Hấp phụ các ion hydrat hóa.

+ Thêm hydroxyd Al và Fe để tạo keo.

+ Thêm phèn tạo chuỗi tăng kích thước bông cặn.

=> Phèn Al/ phèn Fe được sử dụng nhiều: Hiệu quả tương đối và chi phí ít

- Phèn Al và Fe thủy phân lần lượt tạo Al2O3.nH2O và Fe(OH)3: => Các bông tủa này hấp phụ các
hạt lơ lửng và lắng xuống.

2Al3+ + (n+3)H2O  Al2O3.nH2O + 6H+

Fe3+ + 3H2O  Fe(OH)3 + 3H+

- Yếu tố quyết định hiệu suất quá trình là pH: Với phèn Al là pH 5 – 9 và phèn Fe là pH > 10.

- Có thể sử dụng thêm các chất trợ keo để tạo thành bông tủa có kích thước lớn, tăng tốc độ keo tụ.

5.2. Lọc nước

- Nguyên tắc: Giữ các hạt lơ lửng trong nước nhờ lớp vật liệu xốp và cho nước thấm qua.

- Phân loại:

Đặc điểm Lọc nhanh Lọc chậm


Kích thước vật liệu lọc Lớn Nhỏ
Tốc độ dòng Nhanh Chậm
Mục đích sử dụng Xử lí sơ cấp (nước ít ÔN) Xử lí thứ cấp (trong CN, qui mô nhỏ hộ gđ)
Đầu tư, thời gian Vận hành nhanh, ít tốn kém Đầu tư nhiều hơn, mất nhiều thời gian hơn
Chất lượng nước Kém hơn Tốt hơn

- Ý nghĩa: Đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên cần rửa lọc sau 1 thời gian dùng nhất định.
4/8
5.3. Làm mềm kết hợp làm ngọt nước

- Nguyên tắc làm mềm nước: Loại muối Ca và Mg bằng cách tạo tủa với CO32- bằng Ca(OH)2 hoặc
Na2CO3 rồi loại tủa  Phạm vi sử dụng: Rộng rãi, giá thành rẻ.

- Nguyên tắc làm mềm kết hợp với làm ngọt nước: Loại muối khỏi nước bằng các phương pháp:

+ Trao đổi ion: Lần lượt qua cột cationit và anionit

+ Thẩm thấu ngược: Áp lực nước > áp suất thẩm thấu, H2O từ bên muối thấm qua màng bán thấm.

+ Điện thẩm tích: Điện trường làm cho các ion muối di chuyển về điện cực trái dấu.

 Phạm vi ứng dụng: Hẹp, giá thành cao

5.4. Loại sắt và mangan

- Nguyên tắc: Sắt và Mangan (II) dạng hòa tan được oxy hóa để kết tủa và tách khỏi nước

- Kỹ thuật xử lý:

+ Làm thoáng tự nhiên: Tăng bề mặt tiếp xúc của nước với không khí:

Fe2+, Mn2+ + O2  Fe(OH)3, MnO2 kết tủa

+ Oxy hóa bằng khí clor:

2Fe2++ Cl2 + Ca2+ + H2O  2Fe(OH)3 + CaCl2 + 6H+

- TCVN: Nước phục vụ công nghiệp: Fe < 0,3 mg/l, Mn < 0,05 mg/l; Nước uống: Fe < 0,1 mg/l

5.5. Xử lý nước bằng phương pháp sinh học

- Nguyên tắc: Phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ hoạt động các vi sinh vật

- Thiết bị:

+ Cánh đồng lọc: VSV/lớp đất dày  Vô cơ hóa hợp chất hữu cơ/nước thải  sau một thời gian 
Sử dụng cánh đồng cho mục đich khác

+ Bể Aeroten: VSV hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ Phải cung cấp O2 bằng cách sục/khuấy trộn

+ Bể metan: VSV phân hủy yếm khí.

- Phạm vi sử dụng: Chủ yếu sử dụng trong quy mô công nghiệp.

5/8
5.6. Khử trùng

- Nguyên tắc: Loại bỏ hoặc tiêu diệt VSV/nước.

- Tác nhân: Vật lý và hóa học:

a. Tác nhân vật lý:

* Chiếu tia UV:

- Làm cho acid nucleic của vi khuẩn bị biến đổi. Vùng UV diệt VK mạnh nhất: 200 - 280 nm

- Hiệu suất phụ thuộc: Độ đục, màu của nước và đặc điểm vi khuẩn.

- Thiết bị: Đèn thủy ngân chân không

- Ưu điểm:

+ Mùi vị và thành phần nước không thay đổi, không có sản phẩm phụ.

+ Thời gian khử trùng ngắn, không có nguy cơ quá liều

+ Thiết bị hoạt động không phức tạp, an toàn. Vận hành đơn giản, rẻ tiền

- Nhược điểm:

+ Nước có thể bị nhiễm khuẩn trở lại. Nước chứa NO3- có thể chuyển thành NO2-.

+ Tạp chất hữu cơ và một số muối tan hấp thụ UV  giảm hiệu suất

+ Hiệu suất thấp khi độ truyền qua < 80%

* Khử trùng bằng vi lọc:

- Nguyên tắc: Giữ lại hạt lơ lửng trong nước nhờ vật liệu xốp cho nước đi qua (đk lỗ lọc 0,2-0,3 µm).

- Thiết bị: Nến lọc.

- Ưu điểm:

+ Tính linh hoạt cao, giá thành thấp.

+ Thành phần khoáng của nước không đổi

- Nhược điểm:

+ Nước dễ nhiễm khuẩn trở lại khi lưu giữ lâu

+ Chỉ thích hợp với quy mô nhỏ

6/8
b. Tác nhân hóa học:

* Khử trùng bằng Cl2:

- Nguyên tắc: Cl2 thủy phân trong nước  Cl+ phản ứng với enzym của VK  Làm mất khả năng
oxy hóa glucose  VK phát triển mất cân bằng.

- Hiệu quả phụ thuộc:

+ Nồng độ chất khử trùng, bản chất tiểu phân và tốc độ khuếch tán qua màng tế bào VK.

+ Thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và pH. Chủng loại VK

- Các chất được dùng: Nước Javen, clorua vôi, cloramin B, Clo khí …

- Ưu nhược điểm: Bảo quản dễ, rẻ nhưng phải kiểm soát được nồng độ. Nước có mùi clo.

* Khử trùng bằng O3:

- Nguyên tắc: O3 oxy hóa, phá hủy cấu trúc VSV

- Thiết bị: Thiết bị tạo Ozon. Khử trùng nước uống thường dùng 0,5 - 1,5 mg.

- Ưu điểm:

+ Tốc độ và tác dụng hơn Cl2, không có sản phẩm phụ độc hại

+ Oxy hóa các chất vô cơ, hữu cơ và các phức của chúng  Loại màu, mùi của nước.

+ Keo tụ chất hữu cơ tan.

- Nhược điểm:

+ O3 bị phân hủy nhanh  Dễ nhiễm trùng trở lại.

+ Giá thiết bị cao, tiêu thụ điện nhiều, lắp đặt vận hành phức tạp  Chi phí lớn.

+ O3 độc, nguy hiểm  Cần có biện pháp an toàn, kiểm soát nồng độ.

6. Nước cứng

6.1. Nguồn gốc

- Độ cứng của nước do các cation kim loại đa hóa trị gây ra (từ +2 trở lên), chủ yếu là cation Ca2+,
Mg2+, Sr2+, Fe2+ và Mn2+ từ đất đá đi vào nước  Nước ngầm thường có độ cứng cao hơn nước mặt.

- Các cation liên kết với các anion HCO3-, SO42-, Cl-, NO3- và SiO3- có trong nước tự nhiên.

6.2. Ảnh hưởng của độ cứng

- Nước cứng để giặt thường cần nhiều xà phòng để tạo bọt.

- Kết tủa trắng ở đáy xoong, nồi, ấm khi đun  Trong công nghiệp phải dùng nước mềm cho nồi hơi
để tránh nổ, vỡ nồi hơi.

7/8
6.3. Xác định độ cứng

- Chuẩn độ bằng Complexon III với chỉ thị Đen Ericrom T.

- Biểu thị độ cứng bằng nhiều cách, thường tính ra số mg CaCO3 có trong 1 lít nước.

6.4. Phân loại:

- Độ cứng tạm thời: Kim loại Me2+ nằm dưới dạng muối hydrocarbonat. Khi đun lên, kim loại kết
tủa, nước mất cứng.

- Độ cứng vĩnh cửu: Kim loại Me2+ nằm dưới dạng muối Cl-, SO42-, NO3-. Khi đun lên, không có kết
tủa kim loại.

- Độ cứng toàn phần: Tổng 2 loại độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

Trong nước biển và 1 số nước khác có hàm lượng Na+ rất cao, cản trở tính chất tạo bọt của xà phòng
mà Na+ không phải là cation gây độ cứng  Nước có hàm lượng Na+ cao được gọi là độ cứng giả.

7. Bảo vệ nguồn nước (4)

- Kiểm soát chất lượng nguồn nước cấp.

- Kiểm soát nguồn nước thải, xử lý hiệu quả: Theo dõi thường xuyên thông số nước, xử lý kịp thời.

- Tuần hoàn, tái sử dụng nước hợp lý: Tuần hoàn nước tối ưu để tiết kiệm ngay tại cơ sở sản xuất.

- Phối hợp quản lý hiệu quả nguồn nước:

+ Kết hợp chính sách kinh tế với bảo vệ nguồn nước.

+ Xây dựng các nguồn lưu trữ và điều hòa lưu lượng.

+ Khai thác nước có mục đich và kế hoạch cụ thể.

8/8
7 - Các vấn đề môi trường trong công nghiệp dược phẩm, y tế, hóa dược

Mục tiêu học tập:

1. Nêu tác động đến môi trường của ngành công nghiệp dược phẩm, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe.

2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý giải quyết các tác động trên

1. Nước cấp sử dụng

- Mục đích sử dụng: Chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, chăm sóc sức khỏe.

- Yêu cầu: Nước dùng trong y tế có yêu cầu riêng, khắt khe

+ Nước tinh khiết và nước pha loãng dung dịch đặc để sản xuất thuốc: Tiệt trùng, không nhiễm VSV,
tiểu phân, chất hữu cơ, độ dẫn điện < 5 µS/cm …

+ Nước pha tiêm: Tiệt trùng và không có chất gây sốt.

+ Nước dùng cho rửa vết thương: Tiệt trùng và nội độc tố vi khuẩn < 0,5 UI/mL.

- Hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế:

Nguồn nước  Lọc đa lớp  Lọc than hoạt tính  Trao đổi ion (cation và anion)  Lọc tinh 
Thẩm thấu ngược  Tiệt trùng

2. Nước thải

- Thực trạng: Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam:

+ Các bệnh viện và cơ sở công lập tạo ra 350 tấn chất thải y tế/ ngày. Lượng chất thải lỏng ~ 150.000
m3/ngày đêm.

+ 74% bệnh viện trung ương, 40% bệnh viện tỉnh và 27% bệnh viện huyện có hệ thống xử lý nước
thải cũ, đã xuống cấp, không còn đảm bảo quy chuẩn.

- Tác động: Gây ô nhiễm nguồn nước, gieo bệnh cho cộng đồng. Ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.

- Đặc trưng của nước thải: Dựa vào đặc điểm sử dụng:

+ Dây chuyền sản xuất dược phẩm.  Chứa nguyên liệu thừa

+ PTN nghiên cứu tổng hợp: Kiểm tra chất lượng, hóa dược, mỹ phẩm. (động, thực vật, hóa chất,…)

+ Cơ sở y tế khám chữa bệnh: Xét nghiệm, phòng răng  Chứa VSV, phần dư thuốc, …

1/1
8 - Khái quát môi trường Việt Nam

Mục tiêu học tập:

1. Nêu tổng quát tình hình môi trường nước ta

2. Đề xuất những hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường

1. Áp lực dân số tăng

- Dự báo vào năm 2020, dân số Việt Nam đạt khoảng 110 triệu người  Tác động:

+ Diện tích đất cư trú và canh tác giảm theo đầu người.

+ Mức sống tăng  Phát triển cơ sở hạ tầng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm, năng lượng.

+ Tài nguyên không tái tạo được không phục hồi.

+ Lượng chất thải > khả năng tự phân hủy của môi trường.

- Thay đổi lớn về cơ cấu xã hội:

+ Số lượng người sản xuất nông nghiệp giảm.

+ Lượng lao động tại nhà máy, quản lý… tăng.

+ Chênh lệch giàu nghèo lớn.

 Cơ cấu xã hội thay đổi dẫn đến suy nghĩ, nhận thức, văn hóa thay đổi.

- Tác động dân số đến môi trường: I = C.P.E

I: Gia tăng dân số và yếu tố liên quan dân số tác động đến môi trường.

C: Gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên người.

P: Gia tăng tuyệt đối dân số.

E: Gia tăng 1 đơn vị tài nguyên bị khai thác.

2. Môi trường bị tác động nặng nề (4)

- Nông nghiệp:

+ Diện tích trồng trọt giảm. Nông nghiệp thâm canh tăng năng suất.

+ Con người thay đổi chu trình vật chất, năng lượng  Phá bỏ một số đặc tính vốn có của cây trồng.

- Lâm nghiệp:

+ Rừng nhiệt đới, rừng già: Cây gỗ cổ thụ, cây thuốc quý dần biến mất, mất đi.

+ Rừng ngập mặn bị phá để nuôi thủy sản, đất liền bị xâm thực.

1/3
- Khai thác cát hoặc xây dựng các công trình thủy điện gây sạt lở, biến đổi sinh thái.

- Nước:

+ Lượng nước cấp thành thị chỉ đạt ½ tiêu chuẩn mỗi người  Thiếu nước sạch nếu không tái sử
dụng nước (các nhu cầu đòi hỏi chất lượng thấp hơn)

+ Năm 2030, khai thác khoảng 100 tỷ m3 nước/năm. Nước ngầm khai thác không quy hoạch gây lún
đất, ô nhiễm cục bộ.

+ Nước thải đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung không qua xử lý gây ô nhiễm diện rộng. Ô
nhiễm biển từ khai thác, vận chuyển dầu mỏ sẽ thường xuyên xảy ra trong tương lai.

3. Sức khỏe cộng đồng

- Số lượng người chết do ô nhiễm khí quyển tăng lên.

- Thiếu nước sạch, thực phẩm là nguyên nhân gây tử vong ở các nước kém phát triển

4. Công tác quản lý môi trường

- Nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận còn yếu kém.

- Hệ thống quản lý theo dõi chất lượng môi trường đang hình thành và từng bước hoàn thiện, tuy
nhiên chưa theo kịp xu thế phát triển kinh tế.

- Đầu tư cho bảo vệ mô trường, kết quả chưa khả quan.

 Giải pháp:

- Giúp đỡ nhân dân để thay đổi đời sống vật chất:

+ Thay đổi tập quán du canh, du cư.

+ Chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng VAC. Hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm.

+ Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đại bộ phận dân chúng. Có các hình thức giáo dục, tuyên
truyền, nêu gương, xử phạt răn đe dưới mọi hình thức.

- Các biện pháp về mặt hành chính, pháp lý, kỹ thuật :

+ Tiến hành ĐTM: Phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Dự báo và đánh giá ảnh hưởng

+ Thuế môi trường : chi phí bồi thường cho môi trường sinh thái

+ Khoa học kỹ thuật xanh : KHKT là con đường cơ bản để phát triển kinh tế và xã hội bền vững, làm
cho con người mãi sinh tồn phát triển

+ Thiết bị khống chế ô nhiễm, kỹ thuật sản xuất sạch và phương thức thao tác sản xuất sạch

2/3
- GDP xanh :

+ GDP truyền thống: Đánh giá tổng giá trị sản phẩm của 1 nước hay 1 khu vực  Chưa hợp lý: Chưa
tính đến giá phải trả cho môi trường khi phát triển kinh tế

+ 1995, WB đưa ra cách tính GDP tổng hợp: Vốn của thiên nhiên, vốn làm ra và vốn về nhân lực 
GDP xanh.

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Mặt trời, gió, thủy triều …

3/3

You might also like