You are on page 1of 2

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC NCSK ĐỂ CÓ THỂ THAY ĐỔI HÀNH VI DINH DƯỠNG CỦA GIỚI

TRẺ HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ


1, Nhóm đối tượng đích: Giới trẻ từ 16 – 21 tuổi hút thuốc lá điện tử
Đặc điểm chính
 Tính độc lập: Có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, đôi khi chống đối.
 Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình, có những hành vi bắt chước người lớn.
 Về tình cảm: Bắt đầu mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ và điều khiển cảm xúc, phát triển khả
năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
 Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, các hoạt động
văn hóa,... là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
 Về trí tuệ: Giai đoạn phát triển đặc biệt chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ môi trường, gia đình và xã hội;
gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.
2, Các chiến lược
a) Chiến lược về chính sách và môi trường
 Hoạch định chính sách sức khỏe
 Tìm hiểu môi trường, đặc điểm, mức độ tần suất sử dụng của đối tượng hút thuốc lá điện tử -> định
hướng, quyết định kế hoạch chiến lược phù hợp -> tạo một môi trường thuận lợi, phù hợp với đối
tượng ( môi trường lành mạnh, nói không với khói thuốc) -> nâng cao sức khỏe đối tượng ( thay đổi
hành động hút thuốc lá bằng cách thay thế thói quen ấy bằng một thói quen khác, tạo một môi
trường không khói thuốc, thay đổi suy nghĩ của đối tượng về mối nguy hiểm của thuốc lá điện tử;
duy trì thói quen bỏ thuốc lá, tạo thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên,
duy trì những thói quen lành mạnh sẽ giúp đối tượng quên đi được cơn thèm thuốc lá điện tử )
 Định hướng lại dịch vụ sức khỏe
 Mọi người cũng đã biết tự bảo vệ sức khỏe của bản thân như phổ cập kiến thức thuốc lá điện tử, ăn
uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
 Tổ chức các buổi tham vấn sức khỏe cho toàn dân về tác hại và cách phòng tránh thuốc lá điện tử;
đặc biệt trong học đường.
 Nhân lực làm nghiên cứu sức khỏe, CBYT phụ trách tìm hiểu cách cai nghiện thuốc lá điện tử, biện
pháp phòng tránh, đưa lời khuyên cho đối tượng cũng như mọi người xung quanh; Nhân viên
CTXH, giáo viên, nhân viên tình nguyện sẽ hỗ trợ đối tượng trong việc nhắc nhở, giải thích, theo
dõi để đối tượng có thể tránh xa thuốc lá điện tử.
 Tạo môi trường thuận lợi hình thành và duy trì hành vi tích cực: tạo cho mọi người xung quanh và
đối tượng một môi trường văn minh, tích cực, nói không với khói thuốc, thay đổi thói quen hút thuốc
sang những thói quen tích cực hơn như tập thể dục, ăn uống khoa học,.. để đối tượng có thể quên đi
cơn thèm và dần từ bỏ thói quen hút thuốc, và cứ duy trì như vậy thì sẽ bỏ được thói quen hút thuốc.
b) Chiến lược giáo dục sức khỏe
 Cách phòng ngừa, các nguy cơ từ thuốc lá điện tử
 Vai trò của gia đình và giáo dục của nhà trường là yếu tố quan trọng họ không bị lôi kéo hút thuốc
lá điện tử.
 Trang bị kiến thức, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo những sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút
học sinh tham gia về cách phòng tránh và các tác hại do sử dụng thuốc lá (điện tử) trong nhà
trường.
 Chính sách pháp luật về thuốc lá điện tử : Hiện chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể về thuốc lá
điện tử
 Thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (giúp người nghiện cai thuốc lá (điện tử)): Các buổi nói
chuyện, tư vấn với bệnh nhân, Đoàn đội đã thực hiện nhiều nội dung, giải pháp nhằm đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến cán bộ, đoàn
viên, thanh niên, các giải thể thao nói không với thuốc lá, các cuộc thi sân khấu hóa,...
c) Chiến lược thay đổi hành vi
 Nâng cao kĩ năng quản lí/kiểm soát hành vi:
 Tạo quy định cho người cai. Ví dụ: 30 ngày qua bạn có hút vape không. Nếu họ mới bắt đầu, 1
ngày cho hút 1-2 lần, dần dần giảm số lượng và bỏ dần.
 Tạo thói quen khác để quên cơn thèm thuốc. Trang truthinitiative.org nói rằng điều chỉnh chế độ ăn
để cân bằng các vitamin khi ăn nhiều rau củ giúp giảm cơn thèm thuốc,…
 Có sự tham gia của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...
 Bạn bè và gia đình chiếm phần lớn sự ảnh hưởng đến việc cá nhân hút thuốc (động viên và khích lệ
người cai thuốc).
 Lập ra những hội, nhóm những người cùng cai thuốc với nhau. Khi mọi người cùng nhau nỗ lực bỏ
thuốc sẽ có động lực và hiệu quả hơn
d) Chiến lược về cộng đồng
 Đảm bảo công bằng chính sách sức khỏe: mọi người đều có quyền được tìm hiểu, đưa ra lời khuyên,
cách chữa trị phù hợp khi chưa, đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử để có thể nâng cao sức khỏe của
chính bản thân
 Cung cấp những hỗ trợ cho người dân khởi động thay đổi và duy trì hành vi có lợi:
 Năm 2021 Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không
thuốc lá 31/5
e) Các chiến lược bổ sung
 Ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm thuốc lá điện tử:
Các nghiên cứu đã chỉ ra Sol - khí sinh ra từ thuốc lá điện tử có thể tăng cường hoạt động các enzym
gây ung thư, dẫn đến tổn thương DNA và ung thư sau khi hút trong thời gian dài.
 Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả
 Ký Quyết định số 568/QĐ-TTg ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc
lá đến năm 2030, với các mục tiêu và giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường hiệu quả của
công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
 Cần có những văn bản cấm thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên, siết chặt quản lý các điểm kinh
doanh thuốc lá, thuốc lá điện tử

Danh sách thành viên


Nguyễn Hà Vi - 2214010136
Đỗ Thuý Quỳnh - 2214010108
Lê Thị Thanh Hiền - 2214010045
Định Yến Ngọc - 2214010087
Nguyễn Như Quỳnh - 2214010110
Nguyễn Thị Tường Giang - 2214010032
Phạm Mỹ Duyên - 2214010028

You might also like