You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

DẠNG 1: LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Ví dụ 1: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
Ví dụ 2: Dãy các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Na, Fe, Cu B. Fe, Cu, Zn C. Mg, K, Cu D. Na, Ca, Ba
Ví dụ 3: Cho một luồng khí H2 dư đi qua ống sứ chứa CuO, PbO, CaO, Al2O3, Fe2O3 nung
nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại trong ống sứ là:
A. Cu, Pb, Ca, Al2O3, Fe B. CuO, PbO, Ca, Al, Fe
C. Cu, Pb, CaO, Al2O3, Fe D. Cu, PbO, CaO, Al, Fe

Ví dụ 4: Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion di
chuyển về
A. anot và bị khử. B. catot và bị oxi hóa.
C. catot và bị khử. D. anot và bị oxi hóa.
Ví dụ 5: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra
khí Z:

Phản ứng hóa học nào sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên là?

A. CaSO3 + 2HCl CaCl2 + SO2 + H2O

B. CuO + CO Cu + CO2

C. 2C + Fe3O4 3Fe + 2CO2

D. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O


DẠNG 2: OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI CHẤT KHỬ
Ví dụ mẫu: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 4,8 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 (tỉ lệ mol
là 1:1) nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,52 B. 4,48 C. 2,40 D. 4,16
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn a gam ox it Fe3O4 cần dùng 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị a là
A. 5,8 B. 23,2 C. 11,6 D. 17,4
Ví dụ 2: Để khử hoàn toàn 19,36 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 7,392 lít
khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 14,08 gam B. 15,08 gam C. 10,05 gam D. 10,45 gam
Ví dụ 3: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí cho vào bình đựng nước vôi trong dư
thu được a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 30 B. 20 C. 10 D. 40
Ví dụ 4: Trong bình kín có chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với CO ban đầu là 1,457. Giá trị
của m là
A. 16,8 B. 21,5 C. 22,8 D. 23,2

DẠNG 3: ĐIỆN PHÂN


 Bài toán 1: Xác định lượng chất trong quá trình điện phân
Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng
điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch
giảm sau điện phân là
A. 2,88 gam B. 3,84 gam
C. 2,56 gam D. 3,20 gam
Ví dụ 1: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M với điện
cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây, khối lượng Ag thu
được ở catot là
A. 7,56 gam B. 4,32 gamC. 8,64 gam D. 6,48
gam
Ví dụ 2: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M (điện cực
trơ) với cường độ dòng điện 10A, thời gian điện phân là 32
phút 10 giây. Tổng thể tích khí (đktc) sinh ra ở catot và anot

A. 1,12 lít B. 0,56 lít C. 3,36 lít D. 2,24 lít

Bài toán 2: Xác định thời gian điện phân


Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M và AgNO3 0,1M với cường độ
dòng điện . Sau t giây, khối lượng kim loại bám trên catot là 1,72 gam.
Giá trị của t là
A. 250 B. 1000
C. 500 D. 750
Bài tập cơ bản

Câu 1: Điện phân nóng chảy muối với điện cực trơ. Khi catot thu được 16
gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg B. Fe C. Cu D. Ca
Câu 2: Điện phân đến hết 0,2 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì
sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?
A. 3,2 gam B. 12,8 gam C. 16,0 gam D. 20,0 gam
Câu 3: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,4M (điện cực trơ) cho đến khi ở
catot thu được 9,6 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 1,68 lít
Câu 4: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 14,9 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2
(điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,1 gam thì
ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim
loại thu được ở catot là
A. 15,1 gam B. 6,4 gam C. 7,68 gam D. 9,6 gam
Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ bằng dòng điện một
chiều I = 9,65A. Khi thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực đều là 1,12 lít (đktc)
thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại sinh ra ở catot và thời gian điện phân là
A. 3,2 gam và 2000s. B. 2,2 gam và 800s. C. 6,4 gam
và 3600s. D. 5,4 gam và 800s.
Câu 6: Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hóa trị II với
cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,95 gam.
Muối sunfat đã điện phân là
A. CuSO4 B. NiSO4 C. MgSO4 D. ZnSO4
Câu 7: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2
0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 5A
trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam
Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05 B. 2,70 C. 1,35 D. 5,40
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào nước, thu được
dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi nước bắt đầu
điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4
lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
A. 61,70% B. 34,93% C. 50,63% D. 44,61%

You might also like