You are on page 1of 6

I/Xác định, phân tích hình thức thực hiện pháp luật với các ví dụ sau đây:

1-Không khởi kiện đòi thanh toán nợ.

->Sử dụng pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng không hành động.

2-Không tố cáo nhận hối lộ.

->Sử dụng pháp luật. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng không
hành động.

3-Chiếm đoạt tài sản.

->Không tuân thủ pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng hành động.

4-Kê khai hàng hóa khi nhập cảnh.

->Thi hành pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng hành động.

5-Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.

->Thi hành pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng hành động

6-Công chứng hợp đồng khi giao dịch nhà,đất.

->Thi hành pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng hành động.

7-Không khiếu nại khi bị cán bộ gây phiền hà.

->Sử dụng pháp luật. Hành vi được thực hiện dưới dạng không hành động.

II/Bài tập tuân theo pháp luật:


1/Ví dụ: Theo quy định Điều 8 Bộ luật lao động 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm:
Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

2/Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động.”Kiềm chế”
nghĩa là giữ một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động,tự do phát triển.Chủ
thể phải kiềm chế không thực hiện điều pháp luật cấm.

3/Tuân theo pháp luật cần đến mọi chủ thể thực hiện. Bởi lẽ,những quan hệ xã hội
phong phú,đa dạng. Có những quan hệ xã hội chưa cần sự điều chỉnh của pháp luật mà
được điều chỉnh bởi những quy phạm xã hội nhưng cũng có những quan hệ xã hội cần
sự điều chỉnh của pháp luật. Có những hành vi bị pháp luật cấm đoán,nếu mọi chủ thể
không tuân theo sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của các chủ thể khác
hoặc gây nguy hiểm cho xã hội-thực hiện dưới hình thức tuân theo pháp luật.

4/Loại quy phạm tương ứng cho hình thức tuân theo pháp luật là là loại quy phạm
pháp luật cấm đoán. Quy phạm pháp luật cấm đoán là loại quy phạm mà trong phần
quy định của quy phạm pháp luật cấm chủ thể không được thực hiện một số hành vi
nhất định.

5/Theo hình thức tuân theo pháp luật thì tuân theo có nghĩa là không làm điều cấm(mà
không làm điều cấm là không vi phạm pháp luật) ->Hành vi thực hiện pháp luật lúc
này phải là không hành động.

III/Bài tập thi hành pháp luật:


1/Ví dụ: Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại
diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người
đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng
văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn
phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

2/Thi hành pháp luật được thể hiện bằng hành vi hành động vì trong xã hội có những
việc mà nhà nước yêu cầu các chủ thể phải làm. Nếu không làm có thể sẽ gây nguy
hiểm và có thể để lại những hậu quả bất lợi cho chính bản thân chủ thể đó và cho cả
xã hội.

3/Thi hành pháp luật được thể hiện bằng hành vi hành động vì trong xã hội có những
việc mà nhà nước yêu cầu các chủ thể phải làm. Nếu không làm có thể sẽ gây nguy
hiểm và có thể để lại những hậu quả bất lợi cho chính bản thân chủ thể đó và cho cả
xã hội.

4/Sự khác nhau về hành vi:

Tuân theo pháp luật đó và tác động xấu đến xã hội).

-Không hành động. Thi hành pháp luật

-Bởi lẽ tuân theo pháp luật là không -Hành động.


làm những gì mà pháp luật cấm (những
-Vì trong xã hội có những việc mà nhà
điều mà pháp luật cấm là những điều
nước yêu cầu các chủ thể phải làm
cần phải hạn chế,cần phải loại bỏ ra
(Nếu không làm có thể sẽ gây nguy
khỏi xã hội bởi vì đó là những hiện
hiểm và có thể để lại những hậu quả bất
tượng tiêu cực và nếu thực hiện nó sẽ
lợi cho chính bản thân chủ thể đó và
gây nên nguy hiểm cho chính chủ thể
cho cả xã hội).
IV/Bài tập về sử dụng pháp luật:
1/Ví dụ: Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người
dân được quy định rõ tại các Điều 27, 28, 29 Hiến pháp 2013.

2/Nội dung: Có những hành vi khi thực hiện không gây nguy hiểm cho xã hội,không
để lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội vì vậy mà các chủ thể có thể tự do lựa
chọn cách thức xử sự cho phù hợp với điều kiện của mình hoặc có thể tự do thỏa
thuận với các chủ thể khác để thực hiện quyền của mình-sử dụng pháp luật.

3/Ở hình thức sử dụng pháp luật các chủ thể có thể lựa chọn không thực hiện hành vi
pháp lý theo hình thức này.

4/Việc thực hiện pháp luật theo hình thứ này có mức độ tự do ý chí cao hơn 2 hình
thức tuân theo pháp luật và thi hành pháp luật.Bởi lẽ đây là những hành vi mà khi chủ
thể thực hiện không gây ra những tác động xấu cho xã hội mà đa phần trường hợp có
lợi cho chủ thể thực hiện và tác động tốt đến xã hội,thúc đẩy xã hội phát triển.Vì vậy
đây là những hành vi khuyến khích được thực hiện.

V/Ví dụ về trường hợp cần áp dụng pháp luật:


-Tình huống: Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm
vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án
này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng
tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn
xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý
kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Lê Văn Luyện khét tiếng vì phạm tội
khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm
tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

->Trường hợp:Áp dụng pháp luật được thực hiện khi cần áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

*Các giai đoạn giải quyết:


Giai đoạn I:phân tích,làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp
luật và các đặc trưng pháp lí của chúng.

Vì lỡ cầm mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền để
chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.

Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cách
tiệm vàng một quãng. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột
nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao
phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy
tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ
rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta. Anh
này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền
hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao
phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh
kia im hẳn.

Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thông minh nên tìm điện thoại liên lạc
bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên vung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm
nhiều nhát. Tưởng cô bé này đã chết nên Luyện bỏ đi.

Vì cô con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống.

Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1.
Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã
sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho
người anh họ đến đón rồi bỏ trốn.

Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá
với 200.000 đồng.Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện rơi
vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy
trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang.

Giai đoạn II: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung,
ý nghĩa quy phạm đó.

Các quy phạm pháp luật cần áp dụng là:

• Điểm a, c, g, i, n, q khoản 1 Điều 93 (Tội giết người) Bộ luật hình sự 1999

Lí do: Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng
cùng đứa con 18 tháng tuổi.

• Điều 33 bộ luật luật dân sự sửa đổi năm 2015(vi phạm quyền được pháp luật
bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể)

Lí do: Con gái lớn- 8 tuổi của cặp vợ chồng chủ tiệm vàng bị chém đứt tay.

• Khoản 1 Điều 133 (Tội cướp tài sản) Bộ luật hình sự 1999
Lí do:Hành động phá tủ kiến lấy vàng và bỏ trốn thông qua cửa nhà bếp.

• Điều 69 Bộ Luật hình sự 1999, Khoản 3 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi
2009(Người chưa thành niên phạm tôi không bị tử hình hoặc tù chung thân.

Lí do:Tội nhân Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi(17 tuổi, 10 tháng 6 ngày).

• Điều 228 (Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án) Bộ luật tố tụng hình sự 2003

• Căn cứ Điều 74 Bộ luật Hình sự 1999(tù có thời hạn)

Áp dụng: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

• Điều 50 (Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội) Bộ luật hình
sự 1999

Lí do:Sát thủ Lê Văn Luyện vừa giết 3 mạng người(cặp vợ chồng và đứa bé 18 tháng
tuổi,làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của đứa con lớp 8,cướp tài sản( Luyện vơ
vét 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng bày ở tầng 1. Tổng giá trị tài
sản hơn 1,27 tỷ đồng).

Giai đoạn III: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Giai đoạn IV: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

1/Lê Văn Luyện:17 giờ 40 phút chiều 11/1, Thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh
tòa Hình sự - TAND tỉnh Bắc Giang thay mặt HĐXX tuyên bản án 18 năm tù đối với
Lê Văn Luyện.

2/ Trương Thanh Hồng: 30 tháng tù

3/ Lê Văn Miên: 48 tháng tù

4/ Lê Thị Định: 15 tháng tù

5/ Lê Thanh Nghi: 15 tháng tù

6/ Trương Văn Hợp: 12 tháng tù

7/ Dương Thị Lược: 9 tháng tù

HĐXX cũng đã tuyên mức bồi thường cho gia đình bị hại là 1,683 tỉ đồng.

You might also like