You are on page 1of 11

Các yếu tố cấu thành của 10 tội phạm

1. Tội phạm về ma túy


Mặt chủ quan
Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256) và tội vi phạm các
quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) có thể
được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chủ thể
- Chủ thể của các tội phạm về ma túy là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo quy định của BLHS. Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì trong
13 tội phạm về ma túy có 5 tội quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự, cụ thể: Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ
trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua
bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). 8 tội còn lại, người phạm
tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần (Điều 259) là người có trách nhiệm trong công tác này.

Khách thể:

Khách thể chung của các tội phạm về ma túy là sức khỏe, tính mạng của con người trước những tác
hại của ma túy và chế độ quản lí các chất ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản
lí. Bao gồm các quy định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến sản xuất, vận chuyển,
bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua
lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất.

Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm chế độ
độc quyền và thống nhất quản lí các chất ma túy của Nhà nước.
Đó là các hành vi sau:
- Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;
- Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy; tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức người khác sử
dụng trái phép chất ma túy, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
- Tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma
túy;
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử
dụng trái phép chất ma túy;
- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần.
Đối với những hành vi mua bán có tính chất tiêu thụ, người phạm tội thường chia ma tuý thành những
gói nhỏ (tép, chỉ...) mỗi gói là một liều để bán cho các con nghiện. Việc tổ chức tiêu thụ ma tuý cũng
rất tinh vi, chúng thường sử dụng những địa điểm thuận lợi, có phân công người canh gác, khi các lực
lượng chống ma tuý phát hiện thì chúng tẩu thoát dễ dàng.
Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội chủ yếu là những con nghiện
rủ nhau, góp tiền, góp tài sản để mua để trao đổi lấy chất ma tuý sử dụng chung, ít có trường hợp
người phạm tội đứng ra tổ chức như kiểu tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Đây cũng là đặc điểm mà
thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp rất khó phân biệt giữa hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma
tuý với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Không ít trường hợp có nhiều người cùng sử dụng trái
phép chất ma tuý nhưng người này thì phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý còn người khác
chỉ phạm tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
Ví dụ: Một người mua bán trái trái phép Heroin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn có
hành vi sản xuất Heroin. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248).

2. Tội phạm giao thông đường bộ


Chủ thể
Chủ thể của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là người tham gia giao thông
đường bộ như điều khiển phương tiện giao thông (gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy
chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ), người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; người
điều khiển, dẫn dắt súc vật;ngườiđibộtrênđườngbộ).
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì
tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm
trọng.
Khách thể
Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ xâm phạm vào những quy định về trật tự an
toàn giao thông đường bộ. Những quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại
các văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
Xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng những quy định trong
Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ.
Mặt khách quan
Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp
hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao
thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Mặt chủ quan

Là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người
khác. Quy định về tham gia giao thông đường bộ là quy định của Luật Giao thông đường bộ năm
2008 (gọi tắt Luật GTĐB) về bảo đảm an toàn trong hoạt động người tham gia giao thông đường bộ
như quy định về: Việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện
tham gia giao thông; sử dụng làn đường; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều;
dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị); tham gia giao thông đường bộ qua cầu, phà, trong
hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe
kéo rơ moóc….

Ví dụ: Một người khi chặt cây ở vườn nhà ở của mình, mặc dù thấy có nhiều trẻ em chơi đùa gần đó
nhưng người chặt cây đã không chú ý và không đuổi những đứa trẻ đi (một nguyên tắc đảm bảo an
toàn thông thường mà ai cũng biết, do đó khi cây đổ làm một đứa trẻ bị thương tích trên 31%). Trong
trường hợp này được coi là hành vi vô ý gây thương tích cho người khác.
3. Tội phạm cướp giật
– Khách thể

Trong tội cướp giật tài sản khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng
tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài
sản.

– Chủ thể

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất
định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Như vậy đối với cướp giật tài sản chủ thể của tội phạm trước
hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và những người từ đủ
14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau:
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội
không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một
cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.
– Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử
dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp
tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự
sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như
trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.
– Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh
chóng (trong một khoản thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi
chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay
người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị
hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe
phân khối lớn để cướp giật…)
– Mặt chủ quan: Đối với tội cướp giật tài sản, mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ
và mục đích phạm tội trong đó:

 Người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

 Động cơ phạm tội là thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý.

 Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi
thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ: Người phạm tội giả vờ hỏi mua và xem điện thoại. Khi chủ sở hữu đưa điện thoại cho
xem và test thử. Lợi dụng lúc chủ sở hữu không để ý đã nhanh chóng cầm điện thoại chạy mất
và tẩu thoát nhanh chóng.

4. Tội phạm trộm cắp


 Trộm cắp tài sản (quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015) là hành vi lén lút, bí mật
chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
Khách thể:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Loại tội này tương tự một số tội có tính chất chiếm đoạt khác (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản) ở chỗ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan
hệ sở hữu.
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết
hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng (Căn cứ
Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP).

Mặt khách quan:


Là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút,
với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh
khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà
người quản lý tài sản không biết.
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị
người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh toán như
ngân phiếu, công trái, trái phiếu…

Căn cứ quy định hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội
phạm; còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện khác.

Hậu quả tài sản bị chiếm đoạt hoàn thành đối với từng loại tài sản được quy định cụ thể như sau:

- Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi
cất giữ
- Với nhưng tài sản nhỏ, dễ cất giấu, chỉ cần đưa tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu
- Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa
điểm phạm tội) thì tội mới hoàn thành..

Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích là nhằm chiếm đoạt được tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm tài sản. Mục
đích của tội phạm ở đây chính là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.
Chủ thể:
- Người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người
khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
- Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự mới nhất quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể
của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm quy định tại khoản 3,4 Điều
173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 – là các khoản thuộc khung hình
phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Ví dụ: A thấy một người vừa nhận ở kho bạc 100 triệu đồng bỏ vào một chiếc túi xách để trước giỏ xe
máy nên có ý định cướp giật 100 triệu đồng này. A lấy xe máy đi theo người vừa nhận tiễn và đã cướp
giật được chiếc túi xách này, nhưng trong chiếc túi xách này chỉ còn có 200 nghìn đồng, bởi vì 100
triệu đồng người nhận tiền đã bỏ vào cốp xe máy. Trong trường hợp này phải truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với A theo các điểm d và g khoản 2 Điều 136 BLHS.
5. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý tác động trái phép
đến thân thể người khác gây thương tích hoặc thiệt hại cho sức khỏe của họ với tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.
Khách thể: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm
cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của
con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong
xã hội phải tôn trọng.
Chủ thể: Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại Điều 134 . Theo đó người phạm tội thuộc khoản 3, 4, 5 Điều 134 thì bị
truy cứu TNHS.
Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

Mặt khách quan:


Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị
thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bị tra tấn,

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở
lên bị coi là tội phạm.
Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi
là tội phạm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ
khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm
2017, sửa đổi bổ sung 2019. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm
khác. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của
cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng
công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe
của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn,
gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
- Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có
phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân
dân,… để xác định tuổi nạn nhân.
Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang
có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay
không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại
khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân
hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật nguyền, thương binh nặng,

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội,
ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội
làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như
vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa,
chuyên môn, nghề nghiệp,…
- Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách
nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để
xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do
được thuê.
- Có tính chất côn đồ: Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn
cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc
phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số
22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám
định pháp y, giám pháp y tâm thần
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải
xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý khi thực hiện hành vi mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương tích
hoặc bị tổn hại cho sức khoẻ. Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu định tội.
Ví dụ: A đấm nhiều cải vào mồm của B bị chảy máu, nhưng tỷ lệ thương tật của B chỉ có 8% nhưng A
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự vì A gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của B nhièu lần.
6. Tội phạm giết người: Bao gồm hành vi giết người, gây chết người mà
không thuộc các trường hợp giết người phạm tội khác.
- Chủ thể:
 Chủ thể có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện hành vi giết người.
 Có thể có nhiều động cơ khác nhau đằng sau hành vi giết người, bao gồm nhưng
không giới hạn: sự thù địch, lòng ghen tuông, cuộc xung đột, tình dục bạo lực, hoặc
tội phạm tổ chức.
- Khách thể:

 Đây là người bị hành vi giết người nhắm vào và chết vì hành vi đó.
 Khách thể có thể là một cá nhân duy nhất hoặc có thể là nhiều người nếu hành vi giết
người xảy ra trong một vụ thảm sát hoặc tấn công tại một nơi công cộng.
- Hành vi khách quan:

 Đây là mô tả về hành động cụ thể mà người gây tội phạm thực hiện để giết người.
 Hành vi khách quan trong tội giết người có thể bao gồm sử dụng vũ khí, sử dụng lực
vật lý ,sử dụng thuốc độc hoặc các phương pháp khác để gây tử vong cho người khác.
 Hành vi khách quan này tập trung vào các hành động vật lý và cụ thể mà người phạm
tội thực hiện để giết người.
- Hành vi chủ quan:

 Đây là mô tả về tình tiết, động cơ và cách mà người phạm tội tiếp cận với hành vi giết
người.
 Hành vi chủ quan trong tội giết người có thể liên quan đến sự chủ động và ý chí của
người phạm tội để gây chết người. Đây có thể là kết quả của sự căm phẫn, lòng ghen
tuông, tâm lý bất ổn, cuộc xung đột, hay những động cơ cá nhân khác.

7. Tội phạm hiếp dâm: Bao gồm hành vi cưỡng bức tình dục đối với
người khác mà không thuộc các trường hợp hiếp dâm phạm tội khác.
- Chủ thể:

 Chủ thể trong tội phạm hiếp dâm là người thực hiện hành vi cưỡng bức tình dục đối
với người khác.
 Chủ thể có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện hành vi cưỡng bức.
- Khách thể:

 Khách thể trong tội phạm hiếp dâm là người bị chủ thể cưỡng bức tình dục.
 Khách thể có thể là một cá nhân duy nhất hoặc có thể là nhiều người nếu hành vi
cưỡng bức xảy ra trong một tình huống như tấn công tập thể.
 Khách thể thường là người không đồng ý hoặc không có khả năng đồng ý tham gia
vào hành vi tình dục mà chủ thể áp đặt lên họ.
- Hành vi khách quan:

 Hành vi khách quan liên quan đến các hành động vật lý cụ thể mà người phạm tội
thực hiện trong quá trình cưỡng bức tình dục.
 Hành vi khách quan trong tội hiếp dâm có thể bao gồm sự sử dụng lực lượng hoặc bạo
lực vật lý để ép buộc người bị hiếp dâm tham gia vào hành vi tình dục, bao gồm việc
sử dụng sức ép, đe dọa, áp lực tâm lý, sử dụng vũ khí hoặc các biện pháp khác.
 Hành vi khách quan tập trung vào các hành động vật lý cụ thể và phương pháp mà
người phạm tội sử dụng để cưỡng bức tình dục.
- Hành vi chủ quan:

 Hành vi chủ quan liên quan đến tâm lý, động cơ và ý định của người phạm tội khi
thực hiện hành vi cưỡng bức tình dục.
 Hành vi chủ quan trong tội hiếp dâm có thể liên quan đến sự muốn kiểm soát, sự tham
vọng quyền lực, tình dục bạo lực, lòng ghen tuông, tâm lý bất ổn hoặc các động cơ
khác.
 Hành vi chủ quan cũng có thể liên quan đến việc lên kế hoạch và chuẩn bị trước để
thực hiện hành vi cưỡng bức tình dục, và ý định đánh đổ sự đồng ý hoặc bất lực của
người bị hiếp dâm.

8. Tội phạm buôn lậu: Bao gồm nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển,
mua bán, lưu thông hàng hóa trái phép.
- Chủ thể:
-
 Chủ thể trong tội phạm buôn lậu là người hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động liên
quan đến nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, mua bán hoặc lưu thông hàng hóa trái
phép.
 Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, nhóm tội phạm tổ chức hoặc các
mạng lưới buôn lậu quốc tế.
 Chủ thể thường có lợi ích kinh tế từ hoạt động buôn lậu và thường tìm cách trốn tránh
quy định pháp luật, thuế quan hoặc các quy định liên quan đến thương mại quốc tế.
- Khách thể:

 Khách thể trong tội phạm buôn lậu là người hoặc đối tượng bị ảnh hưởng hoặc tham
gia vào quá trình nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, mua bán hoặc lưu thông hàng
hóa trái phép.
 Khách thể có thể là người mua hàng hóa buôn lậu, người được sử dụng làm công cụ
vận chuyển hoặc tham gia vào quá trình gian lận hải quan.
 Khách thể thường là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển, mua bán hoặc
tiêu thụ hàng hóa buôn lậu.
- Hành vi chủ quan:

 Hành vi chủ quan liên quan đến ý định, động cơ và hành động mà người phạm tội
thực hiện trong việc buôn lậu hàng hóa.
 Hành vi chủ quan trong tội phạm buôn lậu có thể bao gồm sự lợi dụng, sự tham gia
vào mạng lưới buôn lậu, tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp, trốn tránh thuế hoặc quy
định hải quan, và vi phạm các quy định về thương mại quốc tế.
 Hành vi chủ quan thường liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động
buôn lậu, bao gồm việc tìm kiếm nguồn hàng hóa, lựa chọn phương thức vận chuyển,
và thiết lập các mạng lưới hoặc kênh buôn lậu.
- Hành vi khách quan:

 Hành vi khách quan liên quan đến các hành động cụ thể mà người phạm tội thực hiện
để thực hiện việc buôn lậu hàng hóa.
 Hành vi khách quan trong tội phạm buôn lậu bao gồm nhập khẩu, xuất khẩu, vận
chuyển, mua bán hoặc lưu thông hàng hóa trái phép.
 Hành vi khách quan tập trung vào các hành động cụ thể như giả mạo giấy tờ, che đậy
hàng hóa, sử dụng phương tiện vận chuyển bí mật, thay đổi quy định về nguồn gốc
hàng hóa, và tiếp xúc với các bên liên quan trong quá trình buôn lậu.

9. Tội phạm lừa đảo: Bao gồm hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản
của người khác bằng các phương pháp gian dối.
- Chủ thể:

 Chủ thể trong tội phạm lừa đảo và gian lận là người hoặc tổ chức thực hiện các hành
vi gian dối để lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tài sản của người khác.
 Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức kinh doanh, nhóm tội phạm tổ chức hoặc các mạng
lưới lừa đảo.
 Chủ thể thường tìm cách lừa dối người khác, tạo ra các chiêu trò, gian lận hoặc sử
dụng các phương pháp gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc đạt được lợi ích cá nhân
trái phép.
- Khách thể:

 Khách thể trong tội phạm lừa đảo là người hoặc đối tượng bị lừa đảo, gian lận hoặc bị
chiếm đoạt tài sản bằng các phương pháp gian dối.
 Khách thể có thể là cá nhân, tổ chức, người tiêu dùng hoặc những người tham gia vào
các giao dịch, hợp đồng hoặc các tình huống khác mà chủ thể sử dụng để lừa đảo và
chiếm đoạt tài sản.
 Khách thể thường là người bị thiệt hại về tài sản hoặc quyền lợi cá nhân do hành vi
lừa đảo và gian lận của chủ thể.
- Hành vi khách quan:

 Hành vi khách quan liên quan đến các hành động và phương pháp cụ thể mà người
phạm tội sử dụng để lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tài sản của người khác.
 Hành vi khách quan trong tội phạm lừa đảo có thể bao gồm sử dụng thông tin gian
dối, tạo ra các tình huống giả mạo, lừa dối hoặc đánh lừa người khác để chiếm đoạt tài
sản, thông qua việc lừa đảo qua điện thoại, email, tin nhắn, hoặc các phương thức trực
tuyến khác.
 Hành vi khách quan cũng có thể bao gồm việc sử dụng tài liệu giả mạo, hợp đồng lừa
đảo, lập các mạng lưới gian lận hoặc các hoạt động gian lận khác để đạt được mục
tiêu chiếm đoạt tài sản.
- Hành vi chủ quan:

 Hành vi chủ quan liên quan đến ý định, động cơ và kế hoạch của người phạm tội
trong việc lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tài sản của người khác.
 Hành vi chủ quan trong tội phạm lừa đảo có thể liên quan đến sự lợi dụng, tham vọng
cá nhân, sự tham gia vào các mạng lưới tội phạm hoặc tìm kiếm lợi ích kinh tế trái
phép bằng cách sử dụng các phương pháp gian dối.
 Hành vi chủ quan cũng có thể liên quan đến việc lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện
các hành động lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tài sản một cách tỉ mỉ và có ý định
trước.

10. Tội phạm tàng trữ, sử dụng vũ khí cấm: Bao gồm việc tàng trữ, sử dụng
các loại vũ khí cấm như súng ngắn, súng trường, bom, đạn, chất nổ.
- Chủ thể:

 Chủ thể trong tội phạm tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm là người hoặc tổ chức thực
hiện hành vi tàng trữ, sở hữu hoặc sử dụng các loại vũ khí cấm.
 Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức tội phạm, nhóm tội phạm hoặc các mạng lưới tội
phạm có mục đích sử dụng vũ khí cấm.
 Chủ thể thường có mục đích sử dụng vũ khí cấm để gây tổn hại, đe dọa hoặc thực
hiện các hành động phạm pháp.
- Khách thể:

 Khách thể trong tội phạm tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm là người hoặc đối tượng bị
ảnh hưởng hoặc tiềm ẩn nguy hiểm khi chủ thể tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm.
 Khách thể có thể là các cá nhân, công chúng, nhân viên an ninh hoặc những người
tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương do việc sử dụng vũ khí cấm bởi chủ thể.
 Khách thể thường là những người không có ý định hoặc khả năng tự bảo vệ khi tiếp
xúc với vũ khí cấm.
- Hành vi khách quan:

 Hành vi khách quan liên quan đến các hành động cụ thể mà người phạm tội thực hiện
để tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm.
 Hành vi khách quan trong tội phạm tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm có thể bao gồm
mua bán, lưu trữ, vận chuyển, sở hữu, sử dụng hoặc chế tạo các loại vũ khí cấm như
súng ngắn, súng trường, bom, đạn và chất nổ.
 Hành vi khách quan tập trung vào các hành động cụ thể mà người phạm tội thực hiện
để tiếp cận, nắm giữ và sử dụng vũ khí cấm.
- Hành vi chủ quan:

 Hành vi chủ quan liên quan đến ý định, động cơ và kế hoạch của người phạm tội khi
tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm.
 Hành vi chủ quan trong tội phạm tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm có thể liên quan đến
sự ý muốn sở hữu vũ khí cấm, sử dụng nó để gây tổn hại, tạo ra nguy hiểm, thực hiện
các hành động bạo lực hoặc vi phạm pháp luật.
 Hành vi chủ quan cũng có thể liên quan đến việc lên kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện
các hành động tàng trữ và sử dụng vũ khí cấm một cách tỉ mỉ và có ý định trước.\
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://luathoangsa.vn/toi-cuop-giat-tai-san-va-nhung-van-de-phap-ly-nd60516.html
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/dac-diem-va-dau-hieu-nhan-biet-
toi-cuop-giat-tai-san-moi-nhat-khung-hinh-phat-doi-voi-toi-cuop-giat-31501.html
https://luatminhkhue.vn/toi-pham-ve-ma-tuy-la-gi.aspx
https://luatsutran.vn/cau-thanh-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong-duong-bo
https://luatminhkhue.vn/-cau-thanh-toi-pham-trom-cap-the-nao-.aspx
https://luatminhgia.com.vn/toi-co-y-gay-thuong-tich-hoac-gay-ton-hai-cho-suc-khoe-cua-
nguoi-khac.aspx
https://luathungdong.vn/phan-tich-toi-co-y-gay-thuong-tich-hoac-gay-ton-hai-cho-suc-
khoe-cua-nguoi-khac

You might also like