You are on page 1of 5

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Môn: Kỹ năng của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc hành chính

HỒ SƠ 4B
A. XÁC ĐỊNH VBPL
- Luật Tố tụng hành chính năm 2015
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
- Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
của quản lý thị trường.
- Thông tư số 09/2013/TT-BTC ngày 2/5/2013 của Bộ trưởng Bộ công thương
quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính cảu quản lý thị
trường.
B. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ VỤ ÁN
- Người khởi kiện: Công ty TNHH Hà Trung Hậu.
- Người bị kiện: Đội trưởng Nguyễn Thanh Tùng
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Chi nhánh Công ty TNHH SXTM Hà
Trung Hậu tại Đà Nẵng
C. NHẬN XÉT ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN
Đánh giá Đối tượng khởi kiện
Nội dung khởi kiện 1: Kiểm tra vượt quá nội dung thông báo tại quyết định kiểm
tra việc chấp hành pháp luật.
 Về nội dung
Quyết định số 0196707/QĐ-KT ngày 24 tháng 6 năm 2015 về việc kiểm tra việc chấp
hành pháp luật (“Quyết định 0196707”), tại mục 2 của Nội dung kiểm tra việc chấp
hành pháp luật có có nội dung “Kiểm tra hàng hóa tại địa điểm kinh doanh”. Trong
quá trình kiểm tra đội QLTT đã thực hiện kiểm tra hàng hóa và đã phát hiện các vi
phạm về sở hữu trí tuệ. Vì vậy việc kiểm tra này nằm trong phạm vi kiểm tra của
Quyết định 0196707.
Ngoài ra theo quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 02/05/2013 của Bộ Công
thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị
trường (“Thông tư 09”), hoạt động kiểm tra của đội quản lý thị trường tuân thủ quy
định về trường hợp kiểm tra ngay và xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình
kiểm tra.
Điều 16 Thông tư 09 Trường hợp kiểm tra ngay
“1. Trừ trường hợp pháp luật sở hữu công nghiệp có quy định khác, việc kiểm tra
ngay theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này được thực hiện trong
các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc vừa thực hiện xong thì
bị phát hiện, đang chạy trốn hoặc đang tẩu tán, tang vật, phương tiện vi phạm mà
nhiều người cùng nhìn thấy (sau đây gọi tắt là hành vi vi phạm pháp luật quả tang);
b) Nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì đối tượng vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn
chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (sau đây gọi tắt là trường
hợp khẩn cấp).”
Điểm đ Khoản 5 Điều 22 Thông tư 09:
“đ) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;”
Điều 23 Thông tư 09: Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình
kiểm tra
“Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm pháp luật
ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Tổ kiểm tra được tiến hành kiểm tra
ngay mà không phải đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền
ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra đối với hành vi vi phạm hành
chính đã phát hiện.”
 Về thủ tục kiểm tra
Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 sửa đổi bổ sung
năm 2019 (“Pháp lệnh quản lý thị trường”), Đội trưởng đội quản lý thị trường tuân
thủ quy định về thủ tục giao quyết định kiểm tra, lập, ký biên bản kiểm tra sau khi kết
thúc kiểm tra (Biên bản số 0169662/BB-KT ngày 24/06/2015).
 Về thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Pháp lện quản lý thị trường
Nội dung khởi kiện 2: Việc xác định giá trị hàng hóa được cho là xâm phạm
quyền nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật.
 Về nội dung
Căn cứ quy định tại Nghị định 99/2013NĐ-CP quy đinh xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Sở hữu công nghiêp (“Nghị định 99”).
Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 99
“a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;”
Điều 4 Nghị định 99: Xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm
“1. Việc xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để
làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt được áp dụng dựa trên một
trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 60 của Luật xử lý vi
phạm hành chính như sau:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập
khẩu;
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông
báo giá thì giá theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành
chính;
c) Giá thành của hàng hóa vi phạm nếu là hàng hóa chưa xuất bán.”
Vậy việc xác định giá trị hàng hóa được cho là xâm phạm quyền nhãn hiệu là đúng
quy định pháp luật.
 Về thẩm quyền
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ
sung (“Luật xử lý vi phạm hành chính”): “Trong trường hợp cần xác định giá trị
tang vât vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định thu tiền phạt, thẩm quyền xử
phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và
phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó”, việc xác định giá trị của đội quản lý thị
trường là đúng thẩm quyền.
Nội dung khởi kiện thứ 3: Trình tự thủ tục thu giữ hàng hóa không đúng quy
định
 Về thẩm quyền
Căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính, đội trưởng đội quản lý thị
trường có thẩm quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt trên.
Theo phụ lục biên bản, giá trị tài sản thu giữ là 705.554.800 đồng. Vì vậy, việc thu giữ
hàng hóa trên vượt quá thẩm quyền của đội trưởng đội quản lý thị trường.
 Về thủ tục
Căn cứ khoản 3 Điều 60 và Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trả lại hàng hóa được thực hiện như sau:
24/6/2015 tạm giữ: Được giữ 7 ngày.
30/6/2015: Quyết định Kéo dài 30 ngày
24/7/2015: Thủ trưởng ra QĐ kéo dài 30 ngày do phức tạp
23/8//2015: QĐ trả lại tang vật
Do đó, hành vi này của ông Nguyễn Thanh Tùng là hành vi hành chính đúng thủ tục
quy định pháp luật.
Nội dung khởi kiện 4: Trả lại hàng hóa thiếu 4 bao
Hàng hóa đang còn niêm phong, và biên bản trả hàng ghi nhận trả đủ. Người
nhận hàng trả lại không ghi vào biên bản ngay lúc đó thì không có cơ sở khiếu kiện.
Không có cơ sở tính đền bù thiệt hại theo yêu cầu.

Từ những đánh giá trên đây những hành vi hành chính của ông Nguyễn Thanh
Tùng đưa đến thủ tục tạm giữ hành hóa đối với Công ty TNHH SX TM Hà
Trung Hậu là có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công ty.

Yêu cầu người khởi kiện:


- Bổ sung tài liệu chứng minh về thiệt hại
- Bổ sung Ủy quyền của ông Đội trưởng Nguyễn Thanh Tùng cho đội phó
Đội Quản lý Thị trường

D. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN


1. Quyền của chủ thể khởi kiện

- Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hà Trung (Công ty Hà Trung), cụ thể là chi
nhánh Công ty tại Đà Nẵng là chủ thể bị ảnh hướng trực tiếp bởi Hành vi hành chính
của ông Nguyền Thanh Tùng - Đội trưởng đội QLTT số 8 – Căn cú theo , Điều 5, Điều
8, Khoản 1 Điều 115 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

- CN Công ty là đối tượng bị kiểm tra theo Điều 1 Quyết định ktra việc chấp hành
pháp luật số 0196707/QĐ-KT ngày 24/6/2015 của ông Nguyễn Thanh Tùng – Đội
trường đội quản lý thị trường số 8- Chi cục quản lý thị trường Thành phố Đà Nẵng.

- Hành vi hành chính của ông Tùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh,
uy tín thương hiệu, doanh nghiệp, doanh thu của Chi nhánh công ty Hà Trung nói
riêng, Công ty Hà Trung nói chung.

2. Thời hiệu khởi kiện

Ngày 24/06/2015, ông Nguyễn Thanh Tùng tiến hành kiểm tra Chi nhánh Công ty Hà
Trung.

Ngày 28/10/2015, Công ty khởi kiện ông Tùng tại Toà án nhân dân TP. Đà Nẵng với
yêu cầu khởi kiện sau: Hành vi hành chính của ông Tùng là trái pháp luật

- Kiểm tra vượt quá nội dung thông báo tại quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp
luật

- Việc xác định giá trị hàng hóa được cho là xâm phạm quyền nhãn hiệu không đúng
quy định pháp luật

- Trình tự, thủ tục thu giữ hàng hóa không đúng quy định pháp luật

- Trả lại hàng hóa trên thực tế hiện đang còn niêm phong của Đội QLTT số 08

- Đền bù thiệt hại 1.493.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm chín mươi ba triệu
đồng) cho Công ty Hà Trung.

=> Thời hiệu khởi kiện đối với Hành vi hành chính của ông Tùng vẫn còn thời hiệu
căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 116 Luật TTHC năm 2015.

3. Thẩm quyền giải quyết


Đội trường Đội quản lý thị trường - Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà
Nẵng là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (Thành phố
Đà Nẵng là Thành phố trực thuộc trung ương), vì vậy căn cứ theo Khoản 3 Điều 32
Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng là tòa án có
thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.

4. Thủ tục khởi kiện

+ Về đơn khởi kiện của Công ty Hà Trung, theo Điều 118 Luật tố tụng hành chính
2015, công ty chưa kèm theo tài liệu chứng cứ kèm theo Đơn khởi kiện.

+ Về người khởi kiện là pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật. Người đại diện hợp
pháp của Công ty Hà Trung là bà Võ Thị Nghè – Giám đốc công ty ký tên và đóng dấu
vào đơn khởi kiện theo Khoản 5 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
6. Đánh giá tính hợp pháp của ĐTKK
Đối tượng khởi kiện chưa đúng.
Sau khi có Biên bản vi phạm hành chính thì sẽ có quyết định xử phạt vi phạm
hành chính. Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì công ty Hà Trung
Hậu có thể khởi kiện.
7. Đưa ra định hướng tư vấn cho khách hàng về khởi kiện
Có duy nhất nội dung: Định giá giá trị tang vật thu giữ chưa đúng sẽ dẫn đến
mức xử phạt vi phạm ko đúng . (Tang vật trong kho chưa đưa ra lưu hành thì
xác định giá trị theo giá thành sản xuất chứ không phải giá xuất bán- Điểm c
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 99/2013).
Đánh giá tổng quan vụ việc thì không nên khởi kiện vì sẽ gặp nhiều bất lợi.

You might also like