You are on page 1of 3

II.

Trách nhiệm hành chính


1. Khái niệm:
Xếp theo mức độ cưỡng chế (cao xuống thấp): hình sự  hành chính  kỷ luật 
dân sự
Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi
mà các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi thực hiện VPHC, thể hiện ở việc áp dụng
các chế tài pháp luật hành chính đối với
2. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính
- TNHC chỉ phát sinh khi có VPHC. Nói cách khác, cơ sở thực tế để truy cứu TNHC là
vi phạm hành chính.
- Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC là Luật xử lý VPHC và các văn bản pháp luật về
xử lý VPHC trong các lĩnh vực.
- TNHC được áp dụng bởi cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định pháp luật, trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà
nước.  TNHC thuộc về các cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Vd: chánh án, thẩm phán phiên tòa vẫn có thể xử phạt VPHC.
 Tuy nhiên, chiếm đa số là cán bộ công chức đến từ các cơ quan hành chính
nhà nước.
- TNHC được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là ngoài trình tự xét xử của Tòa
án.
- Người bị truy cứu TNHC không mang án tích.
- TNHC được áp dụng ngoài quan hệ công vụ, tức giữa người truy cứu TNHC và
người bị truy cứu TNHC không có quan hệ công tác, không lệ thuộc về mặt tổ
chức.
 TNHC là trách nhiệm hướng ra ngoài vì giữa người có thẩm quyền xử phạt
hành chính và người bị xử phạt hành chính không có quan hệ ràng buộc.
- Kết quả của việc truy cứu TNHC được thể hiện bởi quyết định xử phạt VPHC.
- Việc truy cứu TNHC không phụ thuộc vào việc VPHC đã gây ra thiệt hại hay chưa.
Thiệt hại đã xảy ra chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình thức và mức phạt.
 VPHC là những hành vi vi phạm quản lý nhà nước, vì nó nguy hiểm nên nguy
cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
3. Thẩm quyền quy định về xử phạt VPHC.
- Chính phủ: là cơ quan hành chính NN cao nhất được QH hợp pháp
 2 lĩnh vực mà CP không được phép quyết định:
- Các hành vi VPHC liên quan đến việc kiểm toán vì kiểm toán là lĩnh vực độc lập
thuộc QH, do QH bầu ra và chịu trách nhiệm trước QH, do UBQH quy định
- Các hành vi cản trở vi phạm tố tụng: vì liên quan đến lĩnh vực tư pháp mà tư pháp
thì độc lập
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
- Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương: có thẩm quyền quyết định
khung tiền phạt cao gấp đôi trong khu vực nội thành: giao thông đường bộ, bảo
vệ môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội.
4. Các biện pháp TNHC.
Bao gồm 2 nhóm biện pháp:
- Xử phạt vi phạm hành chính:
 Các hình thức xử phạt chính
 Các hình thức xử phạt bổ sung làm tăng tính răn đe, sức mạnh của hình thức
xử phạt chính.
- Khắc phục hậu quả do VPHC gây ra.
a. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cảnh cáo: các hình thức xử phạt chính
- Áp dụng đối với:
 VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp
dụng HTXP cảnh cáo
 Mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện.
2. Phạt tiền: các hình thức xử phạt chính: là hình thức xử phạt phổ biến nhất và chủ
đạo
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn: là hình thức xử
phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
4. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
5. Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC
6. Trục xuất: áp dụng đối với người nước ngoài (người không mang quốc tịch VN mà
mang quốc tịch quốc gia khác; không mang quốc tịch nào cả)  có thể áp dụng
hình thức trục xuất đối với người không có quốc tịch (Điều 84 Luật xử lý VPHC
2012, sđ bổ sung 2020)
 3  6: có thể là các hình thức xử phạt chính cũng có thể là các hình thức xử
phạt bổ sung.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC:
Vd: phạt tiền từ 2tr đến 4tr
Mức tiền phạt: 2tr + 4tr / 2 = 3tr
Giảm nhẹ: 2tr =< X =< 3tr
Tăng nặng: 3tr =< X =< 4tr
b. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sđ)
5. Thời hiệu xử phạt VPHC
 Bao lâu?
 1 năm
 2 năm đối với VPHC trong các lĩnh vực:
- Đê điều
- Báo chí
- Xuất bản
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa
- Sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả
- Quản lý lao động ngoài nước
(K1 Đ6 LXLVPHC 2012)
- Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC:
- Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi
phạm
- Đối với VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện
hành vi vi phạm.
6. ….
7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý VPHC (K1Đ7 Luật XLVPHC)
8. Nguyên tắc xử lý VPHC

You might also like