You are on page 1of 13

Lớp: CLCQTL47A

Nhóm 5:
1. Trần Châu Minh - 2253401020133
2. Hoàng Thị Quỳnh Anh - 2253401020011
3. Tạ Trần Hương Giang - 2253401020059
4. Nguyễn Thị Thùy An - 2253401020002
5. Võ Đỗ Đông Nghi - 2253401020155
6. Bùi Việt Phương Linh - 2253401020113
7. Nguyễn Gia Bảo Uyên - 2253401020288
8. Huỳnh Trần Kiều Linh - 2253401020117

KINH TẾ VI MÔ
Đề tài: Lý thuyết về chi phí
I. Một số khái niệm
1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán:
 Khái niệm về chi phí:
Chi phí của một hàng hóa là tất cả những gì mà người ta phải bỏ ra để có được hàng
hóa đó.
 Chi phí sản xuất là toàn bộ những phí tổn hoặc tiêu hao mà các cơ sở sản xuất
phải bỏ ra để sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ trong mỗi đơn vị thời gian.
→ Đây chỉ là chi phí kế toán, là chi phí chưa đầy đủ.
→ Đối với các nhà kinh tế, chi phí sản xuất phải là chi phí sản xuất đầy đủ hay còn
gọi là chi phí kinh tế.
Chi phí kinh tế gồm hai bộ phận là:
 Chi phí kế toán (chi phí biểu hiện - explicit costs):
 Là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất
trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm:
 Chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng;
 Chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu;
 Tiền lương, tiền thuê đất đai, mặt bằng;
 Chi phí quảng cáo;
 Chi tiền lãi vay;
 Các loại thuế nộp cho chính phủ; …
→ Những chi phí này được ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán.
 Chi phí ẩn (implicit costs):
Là chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp sử dụng nguồn lực do chính người
chủ doanh nghiệp sở hữu thay vì cố gắng kiếm tiền từ việc bán hoặc cho thuê
các nguồn lực đó. Đó là những gì một công ty phải từ bỏ khi chọn không
khai thác một tài sản.
 Chi phí này không thể hiện cụ thể bằng tiền nên do đó không được ghi chép
vào sổ sách kế toán.
Ví dụ:
Vd1: Giả sử bạn điều hành một công ty in áo thun và công ty có một nhà kho nhỏ.
Công ty của bạn có thể cho người khác thuê nhà kho với giá 50 triệu mỗi tháng.
Nhưng thay vào đó, bạn chọn sử dụng toàn bộ kho để kinh doanh riêng – in áo thun và
lưu kho.
→ Bằng cách sử dụng tài sản của bạn (nhà kho) thay vì cho một doanh nghiệp khác
thuê, bạn đang chọn từ bỏ thu nhập cho thuê 50 triệu mỗi tháng. Thu nhập bị mất đó là
chi phí tiềm ẩn của việc sử dụng tài sản của bạn trong nội bộ.
Vd2: Một chủ doanh nghiệp chọn làm việc cho công ty của mình mà không đòi hỏi
lương. Tức là họ đã bỏ qua cơ hội kiếm thu nhập cho các kỹ năng và tài năng kinh
doanh của mình. Tiền lương của chủ doanh nghiệp là một chi phí ẩn. Trong trường
hợp của một doanh nghiệp nhỏ, chủ sở hữu từ bỏ tiền lương trong những ngày đầu
thành lập công ty là điều phổ biến. Điều này làm giảm gánh nặng chi phí cho công ty.
Nó cũng mang lại cơ hội lớn hơn để tối đa hóa doanh thu trong quá trình thành lập của
công ty khi mỗi đồng tiền là rất quan trọng để duy trì thành công.
 Chi phí tiềm ẩn có thể khó xác định. Điều này là do doanh nghiệp không thể
ghi nhận trực tiếp các chi phí này trên các bảng cân đối kế toán, vì các khoản
tiền không được trao đổi trực tiếp. Hơn nữa, chi phí ẩn chỉ thể hiện sự mất mát
nguồn thu nhập tiềm năng chứ không phải mất lợi nhuận thực tế.
 Phân biệt chi phí ẩn với chi phí hiện:
 Về mặt kỹ thuật, chi phí ẩn không được phát sinh. Và nó không thể được đo
lường chính xác cho mục đích kế toán. Không có sự trao đổi tiền mặt trong
việc thực hiện các chi phí ẩn. Nhưng chúng là một sự cân nhắc quan trọng vì
chúng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả cho công ty.
→ Những chi phí này là một sự tương phản lớn với chi phí hiện – một phân loại rộng
khác của chi phí kinh doanh. Tiền thuê mặt bằng, tiền lương và các chi phí hoạt động
khác được coi là chi phí hiện. Nói một cách đơn giản, bất kỳ khoản chi phí hữu hình
nào mà một công ty trả để duy trì hoạt động hoặc tạo ra lợi nhuận sẽ thuộc chi phí
hiện.
 Chi phí hiện là khoản chi phí thực tế có hạn thanh toán, nên chúng được dùng
trong kế toán. Để tính toán lợi nhuận kế toán của một công ty, chỉ cần lấy tất cả
doanh thu kinh doanh. Và sau đó trừ đi tất cả các chi phí hiện cũng như khấu
hao tài sản. Số tiền bạn còn lại là bao nhiêu lợi nhuận bạn đã tạo ra trong các
điều khoản kế toán.
→ Chi phí hiện có thể được sử dụng cùng với chi phí ẩn để tính ra lợi nhuận kinh tế.
Lợi nhuận kinh tế được tính bằng cách trừ đi cả chi phí hiện và ẩn từ tổng doanh thu.
Lợi nhuận kinh tế sẽ phản ánh chính xác hơn về hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp tạo
ra.
 Các loại chi phí ẩn thường gặp:
- Chi phí cơ hội của thời gian và của vốn tài chính.
Ví dụ: (phần này người thuyết trình nói thêm)
Đối với sinh viên chi phí kinh tế cho việc học hàng năm gồm: chi phí kế toán là học
phí và chi phí cho sách vở… chi phí ẩn là phần thu nhập mà sinh viên đó đã phải mất
đi vì thời gian bận học không thể đi làm kiếm tiền và tiền lãi bị mất đi do dùng tiền
đóng học phí nên không thể gửi tiết kiệm lấy lãi.
- Chi phí cơ hội cho các tài nguyên tự sở hữu, tự sử dụng mà thông thường bị bỏ
qua không được ghi vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Ví dụ: (phần này người thuyết trình nói thêm)
Một doanh nghiệp tự bỏ vốn ra kinh doanh, lại tự mình quản lý doanh nghiệp
thì chi phí cơ hội ẩn dấu là:
 Khoản tiền lương mà lẽ ra anh ta nhận được nếu đi làm cho một doanh nghiệp
khác với công việc tương tự.
 Khoản tiền lời về đầu tư: là khoản tiền mà anh ta có thể thu được nếu anh ta
đầu tư vốn vào công việc kinh doanh khác có mức rủi ro tương tự hay gửi ngân
hàng. Do đó khoản lợi nhuận này được gọi là khoản lợi nhuận thông thường.
 Kết luận:
 Sự khác nhau giữa chi phí ẩn và chi phí hiện cho chúng ta thấy điểm khác
nhau quan trọng giữa phương pháp phân tích doanh nghiệp của nhà kinh
tế và của nhà kế toán. Các nhà kinh tế quan tâm đến việc nghiên cứu để đưa
ra được các quyết định về sản xuất và giá cả một cách hợp lý, và những quyết
định này phải dựa vào cả chi phí hiện và chi phí ẩn, nên các nhà kinh tế phải
xem xét cả hai để tính chi phí của doanh nghiệp. Còn các nhà kế toán thì khác,
họ làm công việc theo dõi các dòng tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Do
vậy, họ phải tính tất cả các chi phí hiện nhưng lại thường bỏ qua các chi phí ẩn.
(phần này người thuyết trình nói thêm).
 Tác dụng của cách phân loại này:
- Chi phí kế toán giúp ta kiểm soát được các khoản chi phí đã bỏ ra dưới dạng
tiền tệ, phục vụ phân tích chi phí.
- Chi phí kinh tế giúp các nhà quản trị xây dựng chọn lựa phương án trong kinh
doanh, quản lý toàn diện các loại chi phí.
2. Chi phí sản xuất và thời gian:
Trong phân tích kinh tế, thời gian được phân biệt nhất thời, ngắn hạn và dài
hạn. (người thuyết trình nói thêm)
 Nhất thời: là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của bất kỳ
yếu tố sản xuất nào, do đó sản lượng của nó cố định.
 Ngắn hạn: là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của ít nhất
một yếu tố sản xuất, do đó quy mô sản xuất của nó là cố định và sản lượng có
thể thay đổi.
 Dài hạn: là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu
tố sản xuất nào, do đó quy mô và sản lượng sản xuất của nó đều có thể thay
đổi.
 Vì trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng sản xuất
do đó chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo, nên phần tiếp theo ta sẽ phân tích chi
phí trong ngắn hạn và dài hạn. (người thuyết trình nói thêm)

III. Chi phí sản xuất dài hạn


- Dài hạn (Long-run): Khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể thay đổi mọi
yếu tố sản xuất, quy mô và số lượng sản phẩm cũng thay đổi (Trong dài hạn, tất cả
đầu vào đều thay đổi và tất cả chi phí đều thay đổi).
 Trong dài hạn, mọi chi phí đều là biến phí.
- Tại các mức sản lượng, hãng có thể lựa chọn quy mô thích hợp có chi phí thấp nhất.
- Chi phí dài hạn: Chi phí thấp nhất ứng với các mức sản lượng khác nhau khi quy
mô thay đổi.
CÁC LOẠI CHI PHÍ DÀI HẠN:
Trong dài hạn, mọi yếu tố sản xuất đều thay đổi, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô
sản xuất  Về mặt chi phí không còn chi phí cố định, mọi chi phí trong dài hạn đều là
chi phí biến đổi.

* Tổng chi phí dài hạn (LTC): Là toàn bộ các chi phí cần thiết thấp nhất mà doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất một khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định trong
thời kỳ dài hạn với các yếu tố sản xuất biến đổi.
- Trong dài hạn để tối thiểu hóa chi phí bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, nhiều
yếu tố đầu vào được sử dụng, tổng chi phí cũng thay đổi.
- Công thức tính:

- Đường tổng chi phí dài hạn là dạng của chi phí biến đổi trong ngắn hạn xuất phát từ
gốc tọa độ và có dạng nghiêng từ gốc tọa độ sang phải, phản ánh sản lượng tăng làm
tổng chi phí tăng tương ứng, có độ dốc cao phản ánh quy luật chi phí biên tế tăng dần
theo sản lượng.

* Chi phí trung bình dài hạn (LAC): Là chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản
xuất trong dài hạn.
- Công thức tính:

- Dựng đường LAC trong dài hạn:


+ Cách 1: Dựa vào hàm số chi phí trung bình dài hạn  Lập biểu chi phí trung bình
dài hạn  Vẽ đường chi phí trung bình dài hạn.
+ Cách 2: Dựa vào các đường chi phí trung bình ngắn hạn  Vẽ đường cong bao bọc
các đường chi phí trung bình ngắn hạn  Được đường chi phí trung bình dài hạn.
- Xác định đường cong bao hình: Tùy thuộc vào sự vận động lợi nhuận:
+ Trường hợp 1: Trong dài hạn, lợi nhuận không thay đổi theo quy mô (lợi nhuận
không thay đổi ở mọi sản lượng)  Đường chi phí trung bình dài hạn là 1 đường
thẳng bao bọc các chi phí trung bình ngắn hạn.

=> Nhận xét: Ở mọi quy mô sản xuất


của doanh nghiệp, chi phí đều giống nhau  Trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất
nhiều hay ít thì lợi nhuận vẫn không thay đổi.
+ Trường hợp 2: Lợi nhuận thay đổi theo quy mô, vận động từ cao xuống thấp sau đó
tăng lên  Đường chi phí trung bình dài hạn có dạng chữ U, là hình bao được nối từ
các tiếp điểm của đường chi phí trung bình ngắn hạn với đường bao.
* Chi phí biên dài hạn (LMC): Là tổng chi phí dài hạn tăng lên hoặc giảm xuống khi
sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm trong dài hạn.
- Công thức tính:
+ Cách 1: Chi phí biên điểm dài hạn: Được tính tại các điểm trên đường tổng chi phí
dài hạn.
Đạo hàm bậc nhất của hàm tổng chi phí dài hạn:
+ Cách 2: Chi phí biên đoạn dài hạn: Chi phí biên được tính trên các đoạn hữu hạn
trên đường tổng chi phí dài hạn.

* Mối liên hệ giữa LMC và LAC:

Sản lượng SX tăng

Chi phí trung bình dài


LMC < LAC
hạn giảm

Hiệu suất SX tăng

Sản lượng SX tăng

Chi phí trung bình dài


LMC > LAC
hạn tăng

Hiệu suất SX giảm

Chi phí trung bình


cực tiểu
Quy mô tối ưu
LMC = LAC Giá không đổi

Lợi nhuận tối đa


hoặc Lỗ tối thiểu
* Đường đồng phí: Cho biết các tập hợp tối đa về đầu vào mà doanh nghiệp có thể
mua (thuê) với một lượng chi phí nhất định và giá của đầu vào là cho trước.
Phương trình đường đồng phí:

Ví dụ: (Để ví dụ và hình ảnh vào slide cho


người thuyết trình nói, hình ảnh chỉ là mẫu, bên làm PPT nên thiết kể lại cho đồng bộ
với theme của mình)
- Ông Sơn có 4 nhà máy sản xuất giày thể thao xuất khẩu với quy mô khác nhau: 1
máy, 2 máy, 3 máy và 4 máy.

- Mỗi một quy mô có 1 đường ATC.


- Chi phí trung bình của 1 mức sản lượng cho trước thay đổi khi quy mô của hãng thay
đổi.
- Quy mô càng lớn, sản lượng ứng với chi phí trung bình thấp nhất càng lớn.
- So sánh ATC đối với mức sản lượng (Q) cho trước với các quy mô khác nhau.
QUY MÔ SẢN XUẤT:
- Trong dài hạn, yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dáng của đường chi phí trung
bình và chi phí biên tế dài hạn là sự thay đổi của lợi tức.
+ Doanh nghiệp tăng lượng đầu vào các yếu tố sản xuất lên 2 lần  Sản lượng đầu
ra tăng lớn hơn 2 lần  Doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện lợi thế nhờ
quy mô  Gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí trung bình dài hạn ngày một
giảm.
+ Doanh nghiệp tăng lượng đầu vào các yếu tố sản xuất lên 2 lần  Sản lượng đầu
ra cũng tăng lên 2 lần  Hiệu suất không đổi theo quy mô.
+ Doanh nghiệp tăng lượng đầu vào các yếu tố sản xuất lên 2 lần  Sản lượng đầu
ra tăng nhỏ hơn 2 lần  Doanh nghiệp đang hoạt động trong điều kiện bất lợi
thế về quy mô  Gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí trung bình dài hạn ngày
càng tăng.

Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất  Sử dụng lượng đầu vào lớn  Có thể
thay đổi tỉ lệ kết hợp các yếu tố đầu vào làm cho chi phí sản xuất trung bình thay
đổi  Lợi tức theo quy mô được thay thế bằng thuật ngữ tính kinh tế và phi kinh tế
theo quy mô.

QUY MÔ SẢN XUẤT TỐI ƯU:


- Khái niệm: Là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất với chi phí tối thiểu hoặc lợi
nhuận tối đa trong tất cả các quy mô sản xuất mà doanh nghiệp có thể thiết lập.
- Các doanh nghiệp luôn muốn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* (do chi phí sản
xuất tại đây là thấp nhất).
 Mức sản lượng mà chi phí trung bình thấp nhất (AC min) chính là mức sản lượng
tối ưu (hay tại mức sản lượng tối ưu thì hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là
cao nhất):

LAC min = AC min = LMC = MC

* Lưu ý:

Mức sản lượng tối ưu =/= Mức sản lượng có lợi nhuận cực đại

 Vì lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa.
 Hơn nữa, không phải lúc nào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng được đặt lên hàng
đầu. Trong những giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp có thể có những mục tiêu khác
nhau  Doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng phù hợp với mục
tiêu của mình.
 Quy mô sản xuất phù hợp với mức sản lượng dự định sẽ sản xuất là quy mô
có chi phí trung bình bé nhất.

=> Nhận xét:


- Hình 5.9 cho thấy mức sản lượng dự định sẽ sản xuất là Q0, ta có 3 quy mô lựa chọn
để sản xuất.
- Tuy nhiên, với mục đích là chi phí bé nhất, doanh nghiệp sẽ chọn lựa sản xuất tại
quy mô sản xuất có SAC 2, vì tại quy mô này, chi phí trung bình là bé nhất so với 2 quy
mô còn lại.
TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ THEO QUY MÔ SẢN XUẤT:

Sản lượng SX tăng

LMC < LAC

Chi phí trung bình giảm

Sản lượng SX tăng

LMC > LAC

Chi phí trung bình tăng

=> Lý giải cho hiện tượng đường chi phí trung bình dài hạn có dạng hình chữ U, bắt
đầu là tính kinh tế theo quy mô, sau cùng là tính phi kinh tế theo quy mô.

- Tính kinh tế theo quy mô: Mở rộng quy mô tạo điều kiện:
+ Chuyên môn hóa.
+ Phân công lao động: Trình độ tay nghề được nâng cao, năng suất cao, chi phí lao
động giảm, chi phí dài hạn giảm.
Ví dụ:
- 1 tiệm cắt may với 1 thợ may áo làm từ A – Z công việc, mỗi ngày người đó làm ra
được 2 chiếc áo. Còn 1 công ty may mặc sẽ có nhiều thợ may, mỗi thợ may công
nghiệp chỉ làm 1 công việc như là 1 mắc xích trong dây chuyền. Mỗi ngày, bình quân
mỗi người thợ may làm ra được 10 chiếc áo.
- Khi vốn tăng, doanh nghiệp có điều kiện trang bị kỹ
thuật, công nghệ hiện đại  Tiết kiệm nguyên liệu, ít
sản phẩm hỏng, năng suất lao động cao, giá thành
hạ.

- Tận dụng tốt công suất, máy móc, thiết bị,…


 LAC giảm.

- Tính phi kinh tế theo quy mô:


+ Quy mô tăng vượt ngoài khả năng quản lý  Việc điều hành kém hiệu quả.
+ Quy mô tăng  Bộ máy tổ chức lớn, cồng kềnh  Xử lý vấn đề chậm chạp
 Mất cơ hội kinh doanh
+ Quy mô tăng  Địa bàn hoạt động rộng  Tốn kém chi phí vận chuyển…
=> Chi phí trung bình tăng.
HIỆU SUẤT CỦA QUY MÔ:
- Đường tổng chi phí dài hạn bình quân: Là đường thể hiện chi phí bình quân thấp
nhất ở tất cả các mức sản lượng khác nhua mà doanh nghiệp có thể đạt được, khi có
đủ thời gian để điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp với từng mức sản lượng đó.
- Ví dụ:
Hiệu suất không thay đổi theo quy mô:
Ngành dịch vụ: 1% nước gội đầu tăng thêm  1% thời gian lao động tăng thêm 
Người ta gội thêm được 1% cái đầu (không hơn, không kém).

* Nguyên nhân:

Hiệu suất tăng theo quy mô Hiệu suất giảm theo quy mô

Q3edx- Giảm tương đối chi phí cố định - Do quá trình mở rộng sản xuất dẫn đến phân
cấp quản lý làm tăng chi phí bình quân.
- Tăng cường trình độ chuyên môn hóa
- Do vấn đề địa lý khi mở rộng sản xuất xây
- Tận dụng lợi thế của máy móc thiết bị dựng nhà máy ở vị trí không thuận lợi làm tăng
chi phí bình quân.

 Cần tính toán tỉ mỉ, thận trọng khi xác định quy mô sản xuất của doanh
nghiệp, vì hiệu suất và quy mô không phải luôn đi đôi cùng nhau.
Nguồn:
1. https://vietnambiz.vn/loi-nhuan-kinh-te-economic-profit-va-loi-nhuan-ke-toan-
accounting-profit-la-gi-2019080715454421.htm#:~:text=L%E1%BB%A3i
%20nhu%E1%BA%ADn%20kinh%20t%E1%BA%BF%20trong,t%E1%BB
%95ng%20chi%20ph%C3%AD%20k%E1%BA%BF%20to%C3%A1n.
2. Giáo-trình-Kinh-tế-vi-mô-TS.-Lê-Bảo-Lâm_1008655 (1).pdf
3. Bài-giảng-Kinh-tế-vi-mô-1 (1).pdf

You might also like