You are on page 1of 8

Đề bài: Phân tích đặc điểm của hình thức xử phạt tiền từ đó nêu vai trò

của hình thức xử phạt tiền trong quản lý hành chính nhà nước

A.MỞ ĐẦU

Vi phạm hành chính là “hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi


phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Xử phạt
vi phạm hành chính (XPVPHC) là “việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính”.

Trong số các hình thức XPVPHC, phạt tiền là hình thức xử phạt được áp
dụng phổ biến. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
(XLVPHC) hiện hành, mức tiền phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính
là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với vi phạm hành
chính đó (nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể
giảm xuống hoặc tăng lên tương ứng nhưng không được giảm thấp hơn mức
tiền phạt tối thiểu hoặc tăng vượt hơn so với mức tiền phạt tối đa của khung
tiền phạt được quy định). Mức tiền phạt trong XPVPHC phải đảm bảo nhiều
yêu cầu khác nhau như: tính thích đáng với hậu quả của vi phạm hành chính
gây ra; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như
điều kiện về mặt tài chính của từng đối tượng vi phạm cụ thể nói riêng… và
một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm được tính “răn
đe” của chế tài xử phạt; từ đó, nhằm giúp giảm thiểu vi phạm hành chính có
thể xảy ra. Và để giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về hình thức xử phạt

B.NỘI DUNG.

I.Khái niệm và đặc điểm của hình thức phạt tiền.

1. Khái niệm hình thức phạt tiền

1
- Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính tác động trực tiếp
đến kinh tế của người bị xử phạt.

- Hình thức phạt tiền được quy định tại Điều 23 Luật XLVPHC năm
2012, theo đó mức  phạt được căn cứ trên nhiều yếu tố: (i) chủ thể bị áp dụng
hình phạt là tổ chức hay cá nhân; (ii) khu vực áp dụng hình phạt là ở nội
thành của thành phố trực thuộc trung ương hay khác:

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000
đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật
này.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức
phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp
dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ;
bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng
khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại
Điều 24 của Luật này:

a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;

b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang
vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm
hành chính.

3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy
định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù
của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết
định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong
các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
2
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình
tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm
quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền
phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của
khung tiền phạt.

2. Đặc điểm của hình thức phạt tiền.

2.1 Về đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền

Cá nhân từ đủ 16 trở lên, tổ chức vi phạm hành chính là đối tượng bị áp


dụng hình thức phạt tiền. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền thì
mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên,
trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực
hiện thay (theo khoản 3 Điều 134 Luật này). Người đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo không bị phạt tiền.

2.2 Về mức phạt tiền chung

Theo quy định tại khoản 1 điều 23, mức phạt tiền đối với cá nhân là từ
50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng ; đối với tổ chức từ 100.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng, trừ trường hợp mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
thuế, đo lường, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, chứng khoán, hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật
này. Đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ
môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nội thành của thành phố
trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không
quá 2 lần mức phạt chung.

2.3 Về thẩm quyền quy định khung tiền phạt, mức tiền phạt

3
Khoản 2, Khoản 3 của Điều 23 quy định thẩm quyền định khung tiền
phạt và mức phạt:

Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền quy định khung tiền phạt hoặc mức
tiền phạt cho các hành vi vi phạm hành chính nhưng không vượt quá mức tiền
phạt tối đa nêu ở trên. Chính phủ quy định bằng một trong hai phương thức là
xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa hoặc xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của
giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh
thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung
tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực
giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu
vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương dựa trên quy định của
Chính phủ và đặc điểm của địa phương.

2.4 Về nguyên tắc định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành
chính cụ thể

được quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng
không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.

Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không
được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

2.5 Về mức tiền phạt tối đa trong mỗi lĩnh vực

Mức tiền phạt tối đa đối với từng lĩnh vực được quy định chi tiết tại Luật
xử lý vi phạm hành chính

4
II. Thực trạng vai trò và một số kiến nghị về việc áp dụng hình phạt
tiền trong quản lý hành chính.

1.Thực trạng vai trò.

Nhìn từ thực tiễn, việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính đã đem lại nhiều hiệu quả không nhỏ cho. Theo đó, thông qua việc áp
dụng quy định này trong thực tiễn, cơ quan chức năng đã xử lý được nhiều
hành vi vi phạm hành chính, tức là tình trạng bỏ sót đã giảm thiểu đi nhiều.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng nhiều nhất là phạt
tiền  Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, đa phần cơ quan,
người có thẩm quyền xử phạt đều đã áp dụng, tuân theo đúng quy định pháp
luật. Điều này đã góp phần đảm bảo trật tự kỷ luật, kỷ cương tại địa phương,
đồng thời mang lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thực trạng tiêu cực diễn ra trong
quá trình áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính:

Thứ nhất, vẫn còn tồn tại hiện tượng cơ quan, người có thẩm quyền làm
ngơ không xử lý vi phạm hành chính hoặc người vi phạm không chấp hành
quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song không chấp hành hình phạt bổ
sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Mà nguyên nhân chủ yếu được xác
định ở đây là do các đối tượng không tự nguyện chấp hành, chính quyền địa
phương chưa tổ chức triệt để việc tổ chức cưỡng chế, mối quan hệ phối hợp
giữa các ngành với chính quyền xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa hiệu
quả. Bên cạnh đó, tình trạng nể nang trong xử lý cũng là một trong những
nguyên nhân phổ biến, dẫn đến kéo dài thời gian, gây tình hình phức tạp và
ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.

Thứ hai, vẫn còn tình trạng các địa phương phụ thuộc nhiều vào văn bản
hướng dẫn của Trung ương, dẫn đến tình trạng không triển khai thực hiện văn

5
bản, cá biệt có trường hợp không triển khai xử lý vi phạm hành chính với lý
do không có Thông tư hướng dẫn, trong khi Nghị định quy định rất chi tiết.
Điều này phần lớn xuất phát từ lý do chất lượng, nhận thức chung trong đội
ngũ cán bộ hành chính tại địa phương chưa thực sự đồng đều và đáp ứng tiêu
chuẩn. Đồng thời, việc thực tế hệ thống pháp luật hiện hành đang coi trọng
việc thông tư hóa luật cũng dẫn tới tình trạng hiểu sai, hiểu không chính xác
trong việc áp dụng pháp luật. Thực trạng này dẫn tới việc pháp luật không
được áp dụng kịp thời vào đời sống thực tế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của
việc áp dụng pháp luật, tốn thời gian, việc xử lý hành vi vi phạm hành chính
bị chậm trễ so với quy định.

Thứ ba, liên quan đến quy định về hình thức phạt tiền. Việc xác định
mức tiền phạt cụ thể được quy định là: “mức trung bình của khung tiền phạt
được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt
có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền
phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không
được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”. Mặc dù quy định này góp
phần làm rõ hơn trong việc xác định mức tiền phạt cụ thể đối với mỗi hành vi.
Tuy nhiên, trên thực tế các quy định về phạt tiền trong luật này chỉ giới hạn
mức trần đối hành vi đó; đồng thời khái niệm mức trung bình lại không được
hiểu rõ ràng, cụ thể, đó là ở giữa mức phạt hay trung bình của nhiều mức phạt
khác nhau. Việc quy định không chi tiết nội dung này có thể dẫn tới áp dụng
thiếu thống nhất, thiếu chính xác trong thực tiễn dẫn tới giảm hiệu quả của
việc áp dụng pháp luật.

2.Một số kiến nghị.

Trước hết, liên quan đến quy định pháp luật.

Nhà nước cần ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn để làm rõ hơn về
việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt trong việc áp dụng hình

6
thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, hướng dẫn cần là
rõ được cách hiểu về mức trung bình, mức trung bình được tính và xác định
cụ thể như thế nào. Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn
trong công tác áp dụng pháp luật.

Tiếp theo, liên quan đến việc áp dụng pháp luật.

Thứ nhất, các cơ quan cần phải tăng cường việc tập huấn, đào tạo và bồi
dưỡng chuyên môn, chuyên ngành cho các cán bộ trong công tác áp dụng
pháp luật và xử lý vi phạm hành chính nói chung và các hình thức xử lý vi
phạm nói riêng. Theo đó, cần chỉ ra rõ vai trò giữa luật và thông tư, thứ tự áp
dụng pháp luật và yêu cầu trong việc nhanh chóng áp dụng pháp luật khi luật
mới được ban hành. Ngoài ra, quá trình đào tạo cũng cần có những hướng dẫn
chuyên sâu về kinh nghiệm, cách thức xử lý đối với trường hợp các đối tượng
không có thái độ hợp tác trong việc thực hiện hình phạt để giảm thiểu tình
trạng bối rối khi xử lý trên thực tế.

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa địa phương với các cơ quan
có thẩm quyền về việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Công tác phối hợp này có thể cần được quy định trong hệ thống pháp luật
hiện hành đồng thời các cơ quan cũng nên chủ động mở cuộc hội thảo hay
chương trình trao đổi với sự tham gia của một số địa phương nhằm trao đổi,
nêu rõ quan điểm, tăng cường sự thấu hiểu và giúp đẩy mạnh công tác hỗ trợ
tại những địa phương này.

Thứ ba, cần có các biện pháp xử lý phù hợp, mang tác dụng răn đe đúng
trường hợp đối với trường hợp cán bộ, cơ quan có thẩm quyền vì nể nang hay
tư lợi cá nhân mà bỏ qua quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, bên cạnh các quy định pháp luật, để tăng hiệu quả của nội dung này
cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện
kịp thời thực trạng đang diễn ra. Điều này là cần thiết bởi lẽ nếu để tình trạng

7
diễn ra liên tục thường xuyên sẽ dẫn tới thái độ nhờn, coi thường pháp luật
trong tư tưởng của các cá nhân, tổ chức dẫn tới giảm hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật trong thực tiễn.

C. KẾT LUẬN

Xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là một phần không
thể thiếu trong công tác quản lí Nhà nước. Để có một nhà nước ổn định, phồn
vinh thì công tác xử lý vi phạm hành chính là một điều cần quan tâm chú
trọng hàng đầu. Mặc dù còn nhiều vướng mắc trong điều luật cũng như còn
nhiều hạn chế trong thực hiện. Nhưng không thể phủ nhận xử lí vi phạm hành
chính bằng hình thức phạt tiền là một hình thức xử lí mang lại được nhiều
hiệu quả trong xử lí vi phạm hành chính và trong công cuộc phát triển đất
nước hiện nay.

You might also like