You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN 01


HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Sinh viên lựa chọn 01 trong các đề sau:

Đề số 01. Phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của
Luật Tố tụng hành chính hiện hành.

Đề số 02. Phân tích căn cứ thụ lý vụ án hành chính và các trường hợp trả lại đơn
khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật Tố tụng hành chính hiện
hành.

Đề số 03. Nguyên tắc đối thoại trong xét xử vụ án hành chính và biểu hiện của
nguyên tắc đối thoại theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 sửa
đổi năm 2019.

Đề số 04. Phân tích phương thức khởi kiện vụ án hành chính thông qua ví dụ
tình huống cụ thể.

Đề số 05. Phân tích quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của người khởi kiện
và người bị kiện, từ đó chỉ ra những điểm khác nhau về quyền và nghĩa vụ tố
tụng hành chính của người khởi kiện và người bị kiện.

Yêu cầu:

- Sinh viên ghi rõ đề đã chọn tại trang đầu tiên.

- Bài làm có dấu hiệu sao chép sẽ bị trừ điểm theo quy định.

- Tài liệu: Sinh viên làm bài trên cơ sở các tài liệu sau:
+ Luật Tố tụng hành chính, Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Trường Đại học
Mở Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014;
+ Giáo trình Luật Tố tụng hành chính, Đại học Luật; Đại học quốc Gia
Hà Nội (2016);
+ Luật tố tụng hành chính Năm 2015 sửa đổi năm 2019;
+ Giải đáp 02/2016 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về TTHC;
+ Giải đáp 01/2017 của HĐTP TATC về TTHC;
+ Giải đáp 02/2018 của HDTP TATC về TTHC;
+ Giải đáp 64/2019 của HĐTP TATC về TTHC;
+ Chỉ thị 03/2018/CA-TATC về nâng cao chất lượng hiệu quả giải quyết
vụ án hành chính.

- Hình thức
+ Tiểu luận từ 4 đến 8 trang, đánh máy 1 mặt; Font chữ: Times New
Roman 13pt; Lề trái 3.5cm; Lề phải 2.0cm; Lề trên 2.5cm; Lề dưới
2.5cm; cách dòng 1.5. Đánh dấu trang ở chính giữa cuối mỗi trang.
+ Không được lạm dụng viết tắt trong bài tự luận; chỉ viết tắt những từ,
cụm từ hoặc thuật ngữ sử dụng nhiều lần trong tiểu luận; không viết tắt
những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất
hiện trong bài tự luận.

- Về nội dung: Bài tự luận cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phần nội dung: Nêu và phân tích được các vấn đề nội dung chính của
tiểu luận. Phân tích, đánh giá, bình luận được các số liệu, liên hệ thực tế.
Nêu được các kiến nghị, giải pháp liên quan đến nội dung đề tài (8 điểm)
+ Phần kết luận: Tóm tắt nội dung chủ đạo thể hiện trong bài tự luận, rút
ra nhận xét, đánh giá. (2 điểm)

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021


NGƯỜI RA ĐỀ

TS. Nguyễn Thị Thủy

You might also like