You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
HÌNH THỨC THI: LÀM BÀI TIỂU LUẬN

Đề bài:
Cho đề tài nghiên cứu:

1. “Phòng, chống tội phạm trộm cắp xe máy trên địa bàn phố Hà Nội hiện nay”.

Theo đề tài nghiên cứu nêu trên Anh (Chị) hãy:

1. Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

3. Soạn thảo bảng hỏi bao gồm 10 câu hỏi: 02 đóng đơn giản, 03 câu hỏi đóng
phức tạp, 02 câu hỏi mở và 03 câu hỏi kết hợp.

HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN

Chọn đề tài: Sinh viên thực hiện đề tài như đã được công bố.

Tài liệu: Sinh viên làm tiểu luận trên cơ sở các tài liệu sau:

- Giáo trình xã hội học pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội;

- Các tài văn bản pháp luật có liên quan,...

Hình thức: Tiểu luận 5 trang đánh máy; Bìa theo mẫu; Font chữ: Times
New Roman cỡ chữ 13; Lề trái 3cm; Lề phải 2.0cm; Lề trên 2.5cm; Lề dưới
2.5cm; cách dòng 1.3. Đánh dấu trang ở chính giữa cuối mỗi trang tiểu luận.
Các tiểu mục của tiểu luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số
nhiều nhất gồm 2 chữ số với số thứ nhất chỉ Phần, chữ số thứ hai chỉ Mục. Ví
dụ: 1.1; 1.2…

Không được lạm dụng viết tắt trong tiểu luận; chỉ viết tắt những từ, cụm
từ hoặc thuật ngữ sử dụng nhiều lần trong tiểu luận; không viết tắt những cụm
từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong tiểu
luận. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức thì được viết tắt
sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Bộ luật Dân
sự Việt Nam (BLDSVN). Nếu tiểu luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng
danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu tiểu luận.

Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những tư
liệu mà tác giả thu thập được trong quá trình làm tiểu luận. Nguồn tư liệu trích
dẫn được ghi ở phần cuối trang dưới dạng Footnot theo số thứ tự 1, 2, 3...

Phần Danh mục tài liệu tham khảo chỉ gồm những tài liệu được sử dụng
để lấy thông tin, số liệu phục vụ cho tiểu luận; văn bản pháp luật xếp theo trật
tự hiệu lực; tài liệu khác xếp theo vần chữ cái ABC của tên tác giả.

Về nội dung: Tiểu luận cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phần mở đầu : Nêu được tính cấp thiết của đề tài, trình bày được mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu (2 điểm).

- Phần nội dung: Soạn thảo được một bảng câu hỏi có cấu trúc đầy đủ,
phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu (7 điểm).

- Về hình thức trình bày : Trình bày đúng hướng dẫn về hình thức, căn
chỉnh đẹp, đúng qui định, không có lỗi chính tả, kỹ thuật. (1 điểm).

TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. Phan Thị Luyện


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Đề tài:

……………………..

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A


Ngày, tháng, năm sinh: .
MSSV: …..
Lớp: ….
Ngành: …….

Hà Nội, …../2022

You might also like