You are on page 1of 5

QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TIỂU LUẬN

I. Về hình thức Tiểu luận

- Tiểu luận gồm Trang bìa, Danh sách Nhóm (Họ và tên + MSSV từ thấp đến cao),
Danh mục từ viết tắt (nếu có), Mục lục, Phần mở đầu, Phần Nội dung và Phần kết luận. 

- Tiểu luận sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, line: 1,5; căn lề trên, dưới,
phải: 2, trái 3; số trang được đánh ở giữa, cuối mỗi trang. 

- Cách thụt dòng: Cái này sẽ tùy vào thẩm mỹ của mỗi người, tuy nhiên phải đảm
bảo sự gọn gàng, thống nhất và đồng bộ của cả bài. Mọi người có thể tham khảo cách
thông dụng sau:

+ Các mục I, II,…; 1,2,3,… sẽ in đậm, thẳng hàng và sát lề

+ Các mục 1.1; 1.2;… sẽ in đậm, in nghiêng, thẳng hàng với mục I, 1 và sát lề

+ Các mục 1.1.1; 1.1.2; … sẽ in nghiêng, thẳng hàng với mục I, 1, 1.1 và sát lề

+ Mỗi đoạn nội dung chính trong bài sẽ thụt vào 1 tab 1 cm, các nội dung nhỏ
bên trong sẽ thụt vào 0,5 cm so với ý bên trên

Lưu ý: Mục lục là phần giúp cho thầy cô có thể nắm được những luận điểm và cách bạn
khai thác cũng như triển khai đề tài. Ngoài ra, nó cũng giúp thầy cô chấm bài dễ theo dõi
và tra cứu khi cần thiết. Do đó mà mục lục tuy không yêu cầu phải trình bày quá chi tiết
nhưng cũng không nên quá sơ sài. Một bản mục lục đạt chuẩn và được đánh giá cao cần
phải phản ánh và thể hiện được nội dung cơ bản nhất mà bạn sẽ trình bày trong bài luận. 

Cách làm mục lục tự động: 

1. Lựa chọn phần nội dung cần có trong mục lục

Bước 1: Chọn phần nội dung cần có trong mục lục

Bước 2: Chọn Tab References -> Add Text -> Level (chọn mức level phù hợp nhất)

● Những tiêu đề chính nên chọn level 1


● Những tiêu đề phụ với mức cấp độ khác nhau sẽ giảm dần từ level 2-3-4

2. Tạo bảng mục lục

Bước 1: Di chuột trỏ vào vị trí bạn muốn đặt mục lục (thông thường sẽ là vị trí đầu
trang hoặc cuối trang tài liệu). Có thể sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + Enter” để qua trang.

Bước 2: Vào Reference > Table of Contents và lựa chọn các bảng mục lục theo ý
muốn. Tại đây bạn cần lựa chọn mẫu mục lục có sẵn (Automatic Table) hoặc tự tạo theo
ý muốn của mình (Custom Table of contents.)

Bước 3: Sau khi tạo bảng mục lục, trong trường hợp bạn tiến hành thực hiện các
chỉnh sửa lên nội dung, hãy cập nhật lại bảng bằng cách click chuột phải vào bảng nội
dung và chọn Update Table…

II. Về nội dung Tiểu luận

- Phần mở đầu của Tiểu luận bao gồm các nội dung sau:

+ Lý do chọn đề tài: nêu ra tính cấp thiết, lý do, tầm quan trọng của đề tài,... Sau
đó kết luộn bằng câu: vì thế, nhóm lựa chọn đề tài: “...” nhằm mục đích giải quyết vấn
đề...

● Lý do lí luận: khái quát tính chất, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng)
nghiên cứu trong đề tài;

● Lý do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị
trí, yêu cầu nêu trên.

+ Tình hình nghiên cứu đề tài: tình hình, vấn đề, phạm vi và lịch sử nghiên cứu
của các bài nghiên cứu liên quan đã có trước đó. Chỉ ra điểm mới, điểm khác biệt
của bài nghiên cứu của bạn so với các bài trước.

+ Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài


+ Bố cục của Tiểu luận. 

- Phần nội dung của Tiểu luận thường bao gồm 02 Chương chính, đó là:

+ Chương 1: nêu lên cơ sở lý luận của đề tài

+ Chương 2: thực trạng, bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện

Lưu ý: không bắt buộc phải theo cấu trúc trên, có thể trong từng Chương giải quyết
từng vấn đề cụ thể của đề tài (phân tích đồng thời cơ sở lý luận, thực trạng, bất cập và
kiến nghị giải pháp). Ngoài ra, vì tính chất là một bài tiểu luận nên yêu cầu phải có sự
phân tích lập luận tránh tình trạng tổng hợp và liệt kê mang tính lý thuyết. Mỗi cơ sở, lý
thuyết đều cần có sự phân tích.

- Phần kết luận: Bạn cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên
cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, nêu
ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.

Lưu ý: khi làm tiểu luận nhóm, mỗi người sẽ đảm nhận một phần riêng và có cách
viết, sử dụng từ khác nhau. Vậy nên, trước khi làm bài, cần xác định rõ các viết để bài
làm thống nhất và đồng bộ hơn. Sau khi tổng hợp bài, cũng cần đọc lại để chỉnh sửa về
cách viết bài và thống nhất dùng từ.

- Nội dung trong bài phân tích nên được phân tích thành nhiều đoạn ngắn. Mỗi đoạn
này cần có câu chủ để ở câu đầu tiên, hoặc chứ các từ như: thứ nhất, thứ hai,… Nội dung
của những đoạn này cần đảm bảo các yêu cầu sau:

● Tính thống nhất: Đoạn văn cần tập trung vào ý chính đã được nêu ở đầu đoạn.

● Thể hiện sự phát triển: Diễn giải ý chính một cách tỉ mỉ. Sự tỉ mỉ này thường
bao gồm những bằng chứng mà bạn phải thu thập từ nghiên cứu của mình để
hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn.

● Tính chặt chẽ: Khi tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới
những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ.
- Nên tham khảo bài phân tích, bài nghiên cứu khoa học ở các web uy tín chuyên
cung cấp tài liệu nghiên cứu thay vì sử dụng thông tin từ các bài báo để tăng tính chính
xác và thể hiện được sự đầu tư trong bài làm (hạn chế sử dụng tài liệu từ các bài báo).

III. Yêu cầu về trích dẫn 

1. Tài liệu tham khảo là sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo… phải ghi
đầy đủ các thông tin sau:

-  Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (dấu phẩy ở cuối) (không ghi chức vụ,
danh hiệu, học hàm, học vị của tác giả)

-  Tên sách, luận án, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên)

-  Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản và viết tắt NXB)

-   Nơi xuất bản, (dấu phẩy sau nơi xuất bản)

-   Năm xuất bản

-   Trang (viết tắt: tr. ) (dấu chấm để kết thúc)

VD: Nguyễn Văn A, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học quốc
gia, TP.HCM, 2013, tr.485. 

2. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy
đủ các thông tin theo trình tự sau:

- Tên các tác giả (dấu phẩy ở cuối)

-  Tên bài báo, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

-  Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

-   Số, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

-   Năm công bố, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

-   Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
VD: Nguyễn Văn B, “Bình luận về quyền tư pháp”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, số 6/2016, tr.65. 

3. Nếu tài liệu được trích từ các website, ghi theo cách sau: Tên tác giả, Tên bài viết
(đặt trong “…”), toàn bộ đường dẫn trang web có tài liệu đó, ghi ngày truy cập.

VD: Tạp chí dân chủ, “Phân biệt khiếu nại và tố cáo trong thi hành án dân sự”,
http://www.ccthadsquanbinhthanh.com/Default.aspx?
tabid=69&ctl=ViewNewsDetail&mid=401&NewsPK=22, truy cập ngày
24/02/2020.

4. Nếu tài liệu là văn bản pháp luật: ghi đúng ký hiệu văn bản pháp luật.

VD: Nghị định Chính phủ số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 về Tổ chức và hoạt


động của Thừa phát lại (Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

5. Nếu tài liệu là bản án: ghi đúng ký hiệu bản án và trích yếu.

VD: Bản án số: 10/2017/KDTM-ST "V/v tranh chấp về hợp đồng vận chuyển” của
Tòa án nhân dân tỉnh X.

6. Ngoài ra, có thể sử dụng các footnote để giải nghĩa từ ngữ, làm rõ thêm một nội
dung nào đó.

You might also like