You are on page 1of 2

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN

Phạt tiền là việc nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bị xử
phạt vi phạm hành chính phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.

1. Các mức phạt tiền:


Căn cứ Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi
phạm hành chính sửa đổi 2020, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là:
 Đối với cá nhân: từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
 Đối với tổ chức: từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
(Trừ trường hợp mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực
phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật
tương ứng).
(Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể
cao hơn)

2. Cách quy định tiền phạt:


Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của
khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nếu có tình tiết tăng nặng
thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền
phạt.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính nào cần lập biên bản?
 Trường hợp không lập biên bản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử
phạt hành chính không lập biên bản, theo đó:

Đối với các trường hợp vi phạm nhưng chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000
đồng đối với cá nhân và đến 500.000 đồng với tổ chức.

 Trường hợp có lập biên bản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 3 Điều
12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, quy định về việc xử phạt hành chính có lập biên bản,
theo đó: Các hành vi vi phạm hành chính có lập biên bản là các hành vi không thuộc
trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản như đã phân tích ở trên.
4. Các hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức vi
phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:

- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước
mở tài khoản
- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước
(thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng
hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán)
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt

5. Phạt tiền đối với người chưa thành niên:


- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo, không bị
phạt tiền.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì có thể áp dụng
đối với họ không được quá 1/2 mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp họ
không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.

6. So sánh với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính:


- Nâng các mức tiền phạt lên
- Quy định cơ chế đặc thù về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với khu vực nội thành của các
thành phố trực thuộc trung ương.
- Bổ sung thêm mức phạt cho rất nhiều lĩnh vực mới như hôn nhân và gia đình; bình đẳng
giới; bạo lực gia đình; tôn giáo; phòng chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du
lịch;…

 Đảm bảo hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu phòng,
chống vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay.

You might also like