You are on page 1of 8

NHẬN ĐỊNH

26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở
lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định trên là Sai.
CSPL: Điều 188, Điều 189 BLHS 2015.
Giải thích: Tùy thuộc vào mục đích của hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá
trị 100 triệu trở lên qua biên giới có thể cấu thành các tội phạm khác nhau. Trong trường
hợp người có hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị 100 triệu trở lên qua biên
giới nhằm mục đích buôn bán kiếm lời thì sẽ cấu thành Tội buôn lậu quy định tại Điều
188 BLHS 2015, nhưng nếu hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị 100 triệu trở
lên qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán mà thay vào đó, người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội với động cơ phạm tội là vụ lợi (vận chuyển thuê để lấy tiền công)
thì lúc này hành vi này sẽ cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới quy định tại Điều 189 BLHS 2015.
Do đó, không phải hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng
trở lên nào qua biên giới cũng đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng
giả.
Nhận định trên là Sai.
CSPL: điểm b Khoản 7 Điều 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP
Giải thích: Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp
hơn so với tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố, ghi trên bao bì là hàng giả. Trong trường hợp
trên, để hàng hóa đó là hàng giả thì phải đáp ứng điều kiện theo:“Hàng hóa có hàm
lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản
khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”.
Theo quy định trên, chỉ có hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính đạt từmức
70% trở xuống so với mức tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố, áp dụng thìmới là
hàng giả.
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng của tác động của các Tội
sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
Đây là câu nhận định đúng.
CSPL: Điều 190, Điều 248, Điều 251 BLHS 2015.
Giải thích: Ma túy cũng là một loại hàng cấm nhưng ma túy lại không phải là đối
tượng tác động của Tội sản xuất, buôn bán hàng hóa quy định tại Điều 190 BLHS 2015
mà hành vi sản xuất, mua bán ma túy được quy định riêng ở Điều 248 và Điều 251 BLHS
2015.
Do đó, không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng của tác động của các Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều
192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định trên là Sai.
CSPL: Điều 226 BLHS 2015.
Giải thích: Để xác định hàng giả thì có thể phân loại thành 2 loại hàng giả: hàng giả
về nội dung và hàng giả về hình thức. Trong trường hợp hàng giả về nội dung thì lúc này
hàng giả sẽ là đối tượng tác động của cá tội phạm quy định tại các Điều 192, 193, 194,
195 BLHS. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng giả về hình thức (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
và thuộc các trường hợp luật định và không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều
192, 193, 194, 195 BLHS) thì lúc này hàng giả sẽ là đối tượng tác động của Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 BLHS 2015.
Do đó, hàng giả không chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định
tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội
dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.
Nhận định trên là Sai.
CSPL: điểm c khoản 3 Điều 2 TTLT 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-
VKSNDTC-BTC.
Giải thích: Theo đó, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước quy định tại Điều 203 BLHS 2015 không chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi
nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định mà còn bao
gồm các hành vi như mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch
vụ kèm theo; mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá
trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch
vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; mua, bán, sử dụng hóa
đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Nhận định trên là Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 226 BLHS 2015
Giải thích: Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành tội trên, mà chỉ có các
hành vi như chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ thì mới cấu thành tội này. Bên cạnh đó các hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà
đối tượng không phải là nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý thì không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Điều 226 BLHS2015
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định trên là Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 235 BLHS 2015.
Giải thích: Theo đó, không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô
nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) mà phải
căn cứ vào lượng chất gây ô nhiễm được thải ra. Nếu lượng chất gây ô nhiễm được thải ra
mà vượt quá các quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại khoản 1 Điều 235 BLHS 2015 thì
lúc này mới cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường.
BÀI TẬP
20. Khoảng tháng 12/2018, qua Zalo L kết bạn với anh Nguyễn Minh V, L
thường xuyên nhắn tin trao đổi với anh V để tạo mối quan hệ thân thiết, sau đó L có
ý định tiếp xúc với anh V để tìm cơ hội chiếm đoạt tài sản. Tối ngày 28/01/2019, L ở
thành phố H gọi điện thoại cho anh V hẹn gặp mặt thì anh V đồng ý. Khoảng 08 giờ
ngày 29/01/2019, L đi xe khách từ thành phố H về đến bến xe VL rồi đón taxi đến
bến phà AP, huyện M, tỉnh V. Anh V mượn xe mô tô biển số 71B1-849.87 của anh
Trần Thanh T đến đón và chở L đến chỗ làm của anh tại trang trại nuôi cá ba sa ở
huyện C, tỉnh B.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, L rủ anh V đến khu du lịch TA chơi, khi đến thành
phố V, L kêu anh V đưa đến chợ VL để L vào mua cái bóp nam. Sau đó, anh V tiếp
tục chở L đến khu du lịch TA, cả hai ngồi trên băng đá uống bia, lúc này L kêu anh
V đưa cái bóp của anh V đang sử dụng để L sang giấy tờ, tiền qua cái bóp mà L vừa
mua, anh V nghĩ mình được tặng cái bóp nên đồng ý. Lợi dụng lúc anh V không để
ý L lén lấy số tiền 1.950.000 đồng trong bóp của anh V cất giấu vào túi quần. Sau đó
L tìm cách lấy xe mô tô của anh V nên nói là muốn tìm chỗ đi vệ sinh và kêu anh V
đưa xe L điều khiển chở anh V ngồi sau. L điều khiển xe được khoảng 500m thì giả
vờ làm rơi bịch đồ treo trước xe xuống đường (đựng khô, hột vịt lộn) rồi dừng xe lại
kêu anh V xuống xe nhặt. Khi anh V xuống xe nhặt bịch đồ thì L bất ngờ tăng ga
chạy xe thẳng về thành phố H và lúc sau L nhắn tin cho anh V mang theo 7.000.000
đồng đến thành phố C để chuộc xe lại rồi L tháo bỏ sim điện thoại. Sau đó, L bán xe
được 2.000.000 đồng và dùng số tiền này tiêu xài cá nhân.
Kết luận định giá số 67/HĐĐG&TTHS ngày 21/7/2020 của Hội đồng định giá
thành phố V kết luận: Xe mô tô biển số 71B1-849.87 hiệu Yamaha màu sơn trắng
đen tại thời điểm bị thiệt hại có giá 14.535.000 đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của L có phạm tội không?Tại sao?
Hành vi của L có phạm tội. L phạm Tội cướp giật tài sản Điều 171 BLHS 2015.
Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội này, cụ thể:
- Khách thể: quan hệ sở hữu của anh V và chiếc xe mô tô biển số 71B1-849.87 của
anh Trần Thanh T.
+ Đối tượng tác động: Chiếc xe mô tô biển số 71B1-849.87 của anh Trần Thanh T.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: L giả vờ làm rơi bịch đồ treo trước xe xuống đường (đựng khô, hột vịt
lộn) rồi dừng xe lại kêu anh V xuống xe nhặt. Khi anh V xuống xe nhặt bịch đồ thì L bất
ngờ tăng ga chạy xe thẳng về thành phố H và lúc sau L nhắn tin cho anh V mang theo
7.000.000 đồng đến thành phố C để chuộc xe lại rồi L tháo bỏ sim điện thoại. Sau đó, L
bán xe được 2.000.000 đồng và dùng số tiền này tiêu xài cá nhân.
+ Hậu quả: Anh V bị mất chiếc xe với giá trị tại thời điểm bị thiệt hại là 14.535.000
đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của L là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
cho anh V.
- Chủ thể: Chị L có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
+ Lý trí: L biết rõ hành vi thu lợi này của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực
hiện.
+ Ý chí: L thấy trước hậy quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.

Bài tập này chắc chắn sẽ có 2 quan điểm khác nhau với 1 bên là tội cướp giật tài sản
(Điều 171), 1 bên là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174). Để phân biệt rõ hơn thì
đọc án lệ số 57/2023/AL.
Mặc dù ý thức chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn gian dối của L có trước và thủ đoạn
gian dối của L làm cho V tin tưởng là sự thật, rồi sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản. Tuy nhiên, trong chuỗi các hành vi gian dối của L, mặc dù V tin tưởng là sự thật, để
cho L điều khiển xe đi tìm chỗ đi vệ sinh, nhưng thông qua các hành vi gian dối đó thì V
vẫn chưa chuyển giao tài sản cho L, mà V vẫn ngồi phía sau xe, chiếc xe vẫn chưa thoát
ly khỏi sự quản lý, kiểm soát của V. Do đó, hành vi của L KHÔNG cấu thành tội “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”, vì ý thức và thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản tuy có trước
và V tin là sự thật, nhưng V vẫn chưa chuyển giao tài sản cho L. Các hành vi gian dối của
L đều nhằm mục đích là để tiếp cận được tài sản của người bị hại và để tạo ra cơ hội
thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
Sau khi L đã tiếp cận được tài sản, để có cơ hội thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản thì
L mới tiếp tục có hành vi giả vờ làm rơi bịch đồ treo trước xe xuống đường, rồi dừng xe
lại kêu V xuống xe nhặt để nhằm mục đích làm cho V không có điều kiện để phản ứng
kịp thời, không kịp ngăn cản hành vi chiếm đoạt chiếc xe của L, rồi sau đó L đã chiếm
đoạt tài sản một cách công khai, nhanh chóng. Vì vậy, hành vi của L đã thỏa mãn đầy đủ
dấu hiệu cấu thành tội “Cướp giật tài sản” quy định tại Điều 174 BLHS 2015.
21. A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột
ngọt T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà máy.
Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho nhà máy
như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng
rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có
trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được
cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ
đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên
xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều
lần lấy dầu được thuê vận chuyển của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là
38.565.000 đồng.Sau đó thì A bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
Trả lời
Trong vụ án này A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175
BLHS 2015. Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội này, cụ thể:
- Khách thể: Quan hệ sở hữu của nhà máy sản xuất bột ngọt T.H.
+ Đối tượng tác động: Tài sản của nhà máy sản xuất bột ngọt T.H, cụ thể dầu chạy
máy với tổng trị giá là 38.565.000 đồng.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Dầu được nhà máy sản xuất bột ngọt T.H đưa cho A một cách ngay
thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng. Sau khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua
dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe
mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu,
chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời
gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất
lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Có thể thấy, sau khi nhận được dầu thì
A mới có ý định chiếm đoạt số dầu trên nên trong trường hợp này, A đã có thủ đoạn gian
dối để chiếm đoạt dầu đã nhận.
+ Hậu quả: Nhà máy sản xuất bột ngọt T.H bị thiệt hại số dầu trị giá 38.565.000
đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
cho nhà máy sản xuất bột ngọt T.H.
- Chủ thể: Anh A có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp
+ Lý trí: A biết rõ hành vi thu lợi này của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực
hiện.
+ Ý chí: A thấy trước hậy quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
29. Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên
liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của
Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức
như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã
thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1 tỷ 450 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
Tội danh cho hành vi của công ty A trong trường hợp này là Tội trốn thuế quy định
tại Điều 200 BLHS 2015. Hành vi của công ty A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội
này, cụ thể:
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm hại: Xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước, làm thất
thungân sách của Nhà nước.
+ - Mặt khách quan:
+ Hành vi: công ty A đã nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản
xuất thuốc trừ sâu BPMC với hàm lượng mà công ty khai báo là 97%, nhưng trên thực tế
hàm lượng chỉ có 94,6% thuộc quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 200, BLHS 2015.
+ Hậu quả: Công ty đã làm thất thu ngân sách nhà nước là 1 tỷ 450 triệu đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi kê khai sai hàm lượng của công ty A là nguyên
nhân trực tiếp làm thất thu ngân sách Nhà nước.
- Chủ thể: Công ty A là pháp nhân thương mại thỏa mãn điều kiện về luật định.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp.
+ Lý trí: Công ty A biết rõ hành vi thu lợi này của mình là vi phạm pháp luật nhưng
vẫn thực hiện.
+ Ý chí: Công ty A thấy trước hậy quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
33. Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu
nghi vấn. Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai
Fermenttion Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng
được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A còn có hành vi
mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các
nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi bán ra thị
trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu
đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng
chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên và giải thích tại sao?
A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo quy định tại Điều
193 BLHS 2015. Hành vi A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội này, cụ thể:
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến trật tự kinh tế về sản xuất hàng hóa,
sản phẩm của thị trường và qua đó xâm hại lợi ích của người tiêu dùng.
+ Đối tượng tác động: Bột ngọt (một loại phụ gia thực phẩm).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào
bao bì rồi bán ra thị trường. Theo kết quả giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm
lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà
nước, căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020 quy định hàng giả là từ 70%
trở xuống so với mức tối thiểu quy định. Như vậy, A đã có hành vi sản xuất và buôn bán
hàng giả.
- Chủ thể: A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp.
+ Lý trí: A biết rõ hành vi này của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
+ Ý chí: A thấy trước hậy quả nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.

You might also like