You are on page 1of 4

ÔNG TẬP TỘI PHẠM KINH TẾ

1. Hàng hóa nêu trong tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) là:
a. Ma túy. b. Vũ khí quân dụng
c. Chất nổ. d. Tất cả đều sai
2. Người buôn lậu các loại vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa có giá trị từ bao nhiêu
trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
a. 200 triệu đồng b. 150 triệu đồng
c. 100 triệu đồng d. Bất kể giá trị nào
3.Có coi là buôn lậu không, nếu một người bán đồ chơi kích động bạo lực, có số lượng lớn
tại chợ Đồng Xuân nhưng có căn cứ chứng minh rằng hàng đó được nhập lậu qua biên giới
và người bán cũng biết điều đó?
a. Không coi là buôn lậu b. Phải coi là buôn lậu
c. Tùy từng trường hợp cụ thể d. Tôi (chúng tôi) không biết.
4. Người vận chuyển hàng cấm, có số lượng lớn, qua biên giới nhằm bán trục lợi thì phạm
tội gì?
a. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189). b. Tội buôn lậu (Điều 188)
c. Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190). d. Cả a và c
5. P và Q góp vốn, thoả thuận với nhau như sau: P mua hàng từ Trung Quốc có giá trị 200
triệu đồng, vận chuyển trái phép hàng hóa vào Việt Nam để Q bán trục lợi thì P phạm tội
quy định tại:
a. Điều 188 BLHS. b. Điều 189 BLHS.
c. Điều 190 BLHS. d. Cả Điều 188 và Điều 189 BLHS.
6. Mã Phương Bảo vượt biên giới sang Trung Quốc mua vài vật dụng trị giá 5 triệu đồng
để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình thì phạm tội gì?
a. Tội buôn lậu (Điều 188). b. Tội trốn thuế (Điều 200)
c. Tội đầu cơ (Điều 196). d. Không phạm tội

7. Mặt hàng nào sau đây là hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 190 BLHS?
a. Chất phóng xạ Uranium. b. Súng quân dụng AK
c. Các loại pháo nổ. d. Thuốc phiện
8. Người vận chuyển hàng cấm có số lượng lớn, nhằm bán ở ra nước ngoài để trục lợi thì
phạm tội gì?
a. Tội vận chuyển hàng cấm (Điều 191BLHS).
b. Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
d. Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS)

9. Người lắp ráp những chi tiết của hàng hóa mà biết là hàng đó bị Nhà nước
cấmthì phạm tội gì
a. Tội sản xuật hàng cấm
b. Tội kinh doang trái phép
c. Tội sản xuật hàng giả d. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
10. Người buôn bán hàng giả nhưng không biết đó là hàng giả thì phạm tội gì?
a. Tội buôn bán hàng giả.
b. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b.
d. Không phạm tội
11. Người sản xuất, buôn bán hàng giả (chưa có tiền án, tiền sự, chưa gây hậu quả nghiêm
trọng) tương đương với hàng thật có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì bị coi là phạm tội.
a. 20 triệu đồng. b. 25 triệu đồng
c. 30 triệu đồng d. 35 triệu đồng
12. Người sản xuất hàng giả tương đương với hàng thật có giá trị 100 triệu đồng và mang
hàng đó bán ra thị trường để thu lời bất chính thì bị xử lý về tội gì?
a. Tội buôn bán hàng giả.
b. Tội sản xuất hàng giả
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
d. Không phạm tội
13. Vì sao người buôn bán hàng mã có giá trị 100 triệu đồng không bị xử lý về tội phạm
quy định tại Điều 192 BLHS?
a. Vì đó không phải là hàng giả
b. Vì người bán không nhằm kiếm lời
c. Vì người bán không đánh lừa người tiêu dùng
d. Vì hàng đó không gây thiệt hại gì cho người mua.

1. Năm 2008, Ngân hàng OceanBank phải tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của
NHNN, ông Nguyễn Xuân Sơn Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam PVN và ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Oceanbank trao đổi, bàn
bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank. Ngày 17-
9-2008, ông Thắm được ông Sơn mời đến trụ sở PVN ở Hà Nội để gặp gỡ, làm
việc với đại diện PVN gồm các ông: Đinh La Thăng, Nguyễn Ngọc Sự, Nguyễn
Xuân Sơn để thống nhất thỏa thuận PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng
vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức
PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 800 tỷ đồng, và các cổ đông là cán bộ
công nhân viên của PVN góp vốn là 10% vốn điều lệ Oceanbank.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Oceanbank giảm từ 30,6% năm 2006; 19,5% năm
2007 xuống còn 18,6% cho những tháng đầu năm 2008. Như vậy là ông Thăng biết
rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và
xin ý kiến Hội đồng quản trị mà vẫn quyết định góp vốn của PVN vào Oceanbank.

Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “Một cổ đông là tổ
chức không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín
dụng...”. Theo số liệu thanh tra của NHNN cho thấy, trong các năm từ 2009 đến
2013, Oceanbank kinh doanh thua lỗ, lỗ luỹ kế và dẫn tới âm vốn chủ sở hữu (lợi
nhuận trước thuế sau thanh tra) tới 2,5 lần.

Do năng lực yếu kém và hành vi sai phạm của Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch
Oceanbank), nhà băng này đã thua lỗ nghiêm trọng, không còn giá trị vốn chủ sở
hữu, dẫn đến toàn bộ số tiền 800 tỉ đồng mà PVN góp vốn đã bị mất hoàn toàn.
Ngân hàng Nhà nước sau đó phải mua lại Oceanbank giá 0 đồng để khắc phục hậu
quả.

1. Anh chị hay cho biết Đinh La Thăng và các đồng phạm phạm tội gì ? Phân
tích căn cứ pháp lý?

2. Để xác định tội danh của Ông Đinh La Thăng và các đồng phạm cần viện
dẫn những quy phạm pháp luật nào?

3. Từ vụ án này, các anh chị hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Câu 3 : Từ năm 2007, bị cáo H.N đã vay tiền của nhiều cá nhân để kinh doanh bất
động sản và chứng khoán. Quá trình kinh doanh thua lỗ, để có tiền trả nợ và thỏa
mãn tiêu xài cá nhân, Huyền Như đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của các
đơn vị, cá nhân bằng thủ đoạn huy động tiền gửi với lãi suất cao
Bị cáo H.N đã thực hiện hàng loạt hành vi như làm giả 8 con dấu của các đơn vị
sự nghiệp, ký giả chữ ký của một số cán bộ lãnh đạo ngân hàng VTB chi nhánh
TP.HCM, mạo nhận là nhân viên VTB chi nhánh Nhà Bè để tiếp cận các đơn vị, tổ
chức cá nhân, thỏa thuận huy động vốn với mức lãi suất rất cao. Tổng cộng số tiền
mà các khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm của họ tại VietinBank là 4.000tỷ
đồng. Số tiền này đã bị Huyền Như chiếm đoạt
1. Huỳnh Thị HN phạm tội gì? Căn cứ pháp lý
2. Bằng kiến thức về pháp luật dân sự , Anh chị hãy cho biết bị cáo H.N chiếm
đoạt 4.000 tỷ của Ngân hàng hay khách hàng gửi tiền? H. N hay VietinBank
có trách nhiệm bồi thường số tiền này cho khách hàng?
Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến ngày 19/9/2014, Hùng thông qua
Cường cùng với Nhật, Loan, Quốc và một số đối tượng khác đã làm giả các tài
liệu, sử dụng các giấy tờ giả, hợp đồng giả, con dấu giả, gồm: Giấy chứng nhận lưu
hành tự do (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của
Canada giả, đóng dấu giả hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại
Canada; đóng dấu Công ty Helix Canada giả vào hồ sơ để đề nghị Cục Quản lý
dược cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng
mua bán với Công ty Austin Hong Kong và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300
hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục
đích bán kiếm lời (thực tế đã nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita).

1. Có 2 quan điểm về tội danh của các bị cáo:

a. Các bị cáo phạm tội Buôn lậu (điều 188 BLHS)

b. Các bị cáo phạm tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (Điều 194
BLHS)

Anh chị đồng ý với với kiến nào? Tại sao?

2. Để xác định tội danh của các bị cáo cần viện dẫn những văn bản quy phạm
pháp luật nào

You might also like