You are on page 1of 2

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức luôn có trách nhiệm giải trình khi có yêu cầu.

- Sai. Theo Khoản 1, Điều 15, Luật PCTN 2018 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành
vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người
được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.”
2. Đối với quà tặng là dịch vụ tham quan thì sẽ được thủ trưởng cơ quan bán lấy tiền nộp
ngân sách nhà nước.
- Sai. Theo Khoản 3, Điều 27, NĐ 59/2019/NĐ-CP quy định: “Đối với quà tặng là dịch vụ tham
quan thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp
dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.”
3. Chỉ những tài sản có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên mới là tài sản phải kê khai theo quy
định của luật phòng chống tham nhũng.
- Sai. Theo Khoản 1, Điều 35, Luật PCTN 2018 quy định: “Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình
xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000
đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.”
4. Luật phòng chống tham nhũng có quy định các biện pháp bảo vệ cho người tố cáo, phản
ánh hành vi tham nhũng.
- Sai. Theo Điều 56, Điều 57, Điều 58 của Luật tố cáo 2018 quy định về Biện pháp bảo vệ bí mật
thông tin của người tố cáo; Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo; Biện pháp
bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng
nhưng không xử lý thì có thể bị cách chức.
- Đúng. Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 85, NĐ 59/2019/NĐ-CP quy định: “Cách chức đối với người
đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi
phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.”
6. Tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
- Đúng.
+ Theo Khoản 4, Điều 353, Bộ Luật hình sự 2015 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
+ Theo Khoản 4, Điều 354, Bộ Luật hình sự 2015 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
7. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ cần công khai việc sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Sai. Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Luật PCTN 2018 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải
công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài
sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.”
8. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền không có trách nhiệm giải trình cho báo
chí.
- Sai. Theo Khoản 2, Điều 15, Luật PCTN 2018 quy định: “Trường hợp báo chí đăng tải thông tin
về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội
dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật.”
9. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng là một trong những tiêu chí đánh giá
về công tác phòng chống tham nhũng.
- Đúng. Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 17, Luật PCTN 2018 quy định: “Việc thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tham nhũng là một trong các tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.”
10. Mọi hành vi nhũng nhiễu của công chức đều là hành vi tham nhũng.
- Sai. Theo Điểm k, Khoản 1, Điều 2, Luật PCTN 2018 quy định: “Nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi
tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
khu vực nhà nước thực hiện.”
11. Yêu cầu giải trình phải được thực hiện bằng văn bản.
- Sai. Theo Khoản 1, Điều 10,NĐ/2019/NĐ-CP quy định: “Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng
văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.”
12. Nhận hối lộ một lợi ích phi vật chất thì không chịu trách nhiệm hình sự.
- Sai. Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 354, Bộ Luật hình sự 2015 quy định: “Người nào lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất cho chính bản
thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

You might also like