You are on page 1of 3

Nhóm 3 Do tin tưởng cấp dưới, thủ trưởng cơ quan A đã không biết việc cấp dưới

tham nhũng. Khi được biết về hành vi tham nhũng của cấp dưới, thủ trưởng cơ
quan A cũng không đưa ra giải pháp nào để khắc phục hậu quả. Trong trường hợp
này, thủ trưởng cơ quan A có bị tăng nặng trách nhiệm không?
Trả lời: thủ trưởng cơ quan A sẽ bị tăng nặng trách nhiệm khi biết về hành vi tham
nhũng của cấp dưới , mà không thực hiện các biện pháp giải quyết hậu quả của
hành vi tham nhũng.
Bởi vì Việc tăng nặng trách nhiệm kỷ luật đối với người đứng đầu , cấp phó của
người đứng đầu cơ quan , tổ chức , đơn vị để xảy ra sự cố trong cơ quan , tổ chức ,
đơn vị do mình quản lý , phụ trách thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 73
Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. theo đó : Người đứng đầu , cấp phó của
người đứng đầu cơ quan chức năng , vị trí được xem xét tăng trách nhiệm trong
trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần
thiết để ngăn chặn , giải quyết phục hồi kết quả của hành vi tham nhũng hoặc
không đúng thời hạn báo cáo , xử lý tham nhũng theo quy định của luật.
Nhóm 5 Ông K là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Y. Ông K đã yêu cầu chị H là Trưởng Ban chấm thi của Trường THPT X nâng
điểm các môn thi của học sinh D –con của 01 nhà doanh nghiệp lớn (do doanh
nghiệp này đã đưa cho K 1 khoản tiền để lo việc nâng điểm). Vụ việc của K đã bị
phát hiện và cơ quan có thẩm quyền truy tố K. Xin hỏi, K phạm tội gì? Pháp luật
quy định như thế nào về tội mà K phạm phải?
Trả lời:K phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi
Tội này đc quy định tại Điều 358 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017).đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn cố ý trực tiếp hoặc qua trung
gian đòi, nhận hoặc sẽ nhậntiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người khác
trị giá từ 2tr đồng trở lên hoặc dưới 2tr đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, rồi dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ
quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa.
Người phạm tội này bị xử phạt như sau:
1. Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm, phạm tội thuộc một trong cáctrường hợp:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2tr đồng đến dưới 100tr đồng
hoặc dưới 2tr đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
b) Lợi ích phi vật chất
2. Phạm tội 02 lần trở lên; Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100tr
đồng đến dưới 500tr đồng,phạm tội có tổ chức thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm
3. Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng thì người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm
Nhóm 8 và nhóm 4 Câu hỏi: H là thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan nhà nước X. H
đã bố trí em ruột giữ chức vụ Trưởng phòng tổ chức cán bộ của đơn vị mình. Xin
hỏi, hành vi này của H có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng không?
Nếu có thì H sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của H là vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng bởi vì
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thì người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức
nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao
dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 83 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019


quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng
quy định cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em
ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ
kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký
kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.Như vậy, với hành vi nêu trên, H sẽ
bị cảnh cáo vì lần đầu có hành vi bố trí em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ
chức nhân sự
Nhóm 9:câu hỏi: Ngân hàng chính sách xã hội huyện H ký Hợp đồng ủy thác với
Hội Liên hiệp phụ nữ xã X về việc thực hiện một số nội dung công việc cho hộ
nghèo và các đối tượng chính sách trong xã X vay tiền. Trong nội dung ủy thác
không có nhiệm vụ thu tiền gốc và tiền lãi của các hộ dân. Tuy nhiên, bà H là Phó
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã X đã lợi dụng sự tin tưởng của các hộ dân nên
đứng ra thu tiền giúp các hộ dân trả cho Ngân hàng. Sau khi nhận được tiền, H
không nộp Ngân hàng mà đã chiếm đoạt và sử dụng hết. Tổng số tiền H đã chiếm
đoạt là 250.000.000 đồng của 10 hộ dân. Anh( chị) hãy cho biết , bà H phạm tội gì
và sẽbị pháp luật xử lý như thế nào?
Trả lời
 Bà H phạm tội “ sử dụng chức vụ , quyền hạn để chiếm đoạt tài sản ” được quy
định tại Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi , bổ sung năm 2017 )
 Với hành vi phạm tội này , bà H sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2,Điều luật
này
Có thể bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm khi mà đã:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100tr đồng đến dưới 500tr đồng
+ Chiếm tiền , tài sản dùng vào mục đích xóa đói , giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ
cấp
 Ngoài ra , bà H còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ được xác định rõ nhất từ năm 01
đến năm 05 , có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng , tịch
thu thập một phần hoặc toàn bộ tài sản ( theo quy định tại khoản 5 Điều 355 Bộ
Luật hình sự ) .
Nhóm 6 Câu hỏi: Do phần diện tích đất của cơ quan S sử dụng chưa hết, Giám đốc
cơ quan đã đồng ý cho ông K thuê để kinh doanh dịch vụ ăn uống. Khoản tiền cho
thuê được nộp vào Công đoàn cơ quan (đây cũng là giá trị thể hiện trong hợp đồng
cho thuê), còn một phần người thuê phải trả trực tiếp cho ông Giám đốc. Hỏi hành
vi của Giám đốc có xác định là hành vi tham nhũng không?
Hành vi này có thể được coi là hành vi tham nhũng, vì ông Giám đốc đã nhận một
phần riêng tiền thuê đất về cho cá nhân mình.
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan , việc cho một đơn vị thuê một phần diện
tích đất của cơ quan là hành vi sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước . Cũng từ
việc cho thuê này mà ông Giám đốc được lợi một khoản tiền , mà theo quy định tại
Điểm 9 Điều 3 Luật phòng , chống tham nhũng thì đây là hành vi lợi dụng chức vụ ,
quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì nhiệm vụ lợi .
Nhóm 7 Câu hỏi: Theo bạn với những chính sách phòng chống tham nhũng hiện
nay của nhà nước ta đã đủ sức để răn đe và liệu chúng ta có giải quyết được triệt
để căn bệnh “tham nhũng” này không?
Hiện nay nhà nước ta đã có những biện pháp để răn đe, khắc khe tuy nhiên chưa
thực sự xoá nhoà căn bệnh tham nhũng và theo nhóm e thì rất khó để triệt để hành
vi tham nhũng này bởi vì nó xuất phát từ chính lòng tham của mỗi con người nên
rất khó xoay chuyển hết đc.

You might also like