You are on page 1of 8

D.

CÂU HỎI

1. Tại sao phải chuyển đổi vị trí công tác? Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị
trí công tác được quy định như thế nào?

Trả lời: Chuyển đổi vị trí công tác là một giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Mục đích của giải pháp này nhằm phòng ngừa tình trạng cán bộ, công chức công
tác tại một vị trí, một bộ phận quá lâu dẫn đến việc nắm bắt được những sơ hở
về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực mình công tác, quản lý để lợi dụng thực
hiện hành vi tiêu cực; có sự móc ngoặc, thông đồng với đối tượng bị quản lý để
thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực....Vì vậy, Luật phòng, chống tham nhũng
và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định vị trí công tác phải chuyển đổi
và thời hạn định kỳ chuyển đổi.

Theo đó,Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018quy định như sau:

-Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác
tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp
xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải
được chuyển đổi vị trí công tác.

-Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo
đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị
trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn,
nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc
chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định
chuyển đổi

2, Hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc
của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực bị xử lý như thế nào theo
quy định của Luật PCTN?
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì
không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

- Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị xử lý kỷ luật bằng một
trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi
việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý
thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ,
từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

3, Theo quy định của Luật PCTN năm 2018, có những phương thức nào
để phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị?

Trả lời:

Tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi chủ thể là người có chức vụ, quyền
hạn và thường được che dấu rất tinh vi. Do vậy, việc phát hiện hành vi tham
nhũng trong thực tế không dễ dàng. Phát hiện tham nhũng là khâu rất quan
trọng, tạo tiền đề để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng. Luật
PCTN năm 2018 tiếp tục ghi nhận 03 phương thức chủ yếu để phát hiện tham
nhũng, bao gồm:

- Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán;

- Phản ánh, báo cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng.

Các quy định trên cơ bản kế thừa các quy định của Luật PCTN 2005 nhưng có
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để nâng cao khả năng phát hiện tham nhũng.

4, Việc xử lý quà tặng được quy định như thế nào?

Điều 27 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý quà tặng như sau:
- Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn
vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo
quy định của pháp luật

- Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp
nhận, bảo quản và xử lý như sau:
+ Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị,
cá nhận tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán
trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng
hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
+ Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của
pháp luật
+ Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan
đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
- Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực
tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch
vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
- Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác
khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và
quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính
để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định xử lý.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức,
đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ
chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

5, Nêu một vài ví dụ


a, Vụ Việt Á: Điển hình tham nhũng, tiêu cực có hệ thống từ bộ, ngành đến
địa phương

Vụ án xảy ra trong thời điểm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các
cán bộ vi phạm trong vụ án là những cán bộ y tế tuyến đầu nhưng đã để xảy
ra một vụ án tham nhũng, tiêu cực quy mô lớn chưa từng có. Cho đến nay,
các cơ quan chức năng đã và đang khẩn trương điều tra, xử lý vụ án, với
việc khởi tố 25 vụ án, 95 bị can, đồng thời 62/63 cơ quan điều tra cấp tỉnh đã
vào cuộc.

Cơ quan chức năng đã có đủ căn cứ kết luận các sai phạm của các bên, cá
nhân liên quan và sẽ kiên quyết xử lý

Liên quan vụ Việt Á, đến nay cơ quan điều tra của Bộ Công an và các địa
phương đã khởi tố 25 vụ án với 95 bị can. Trong số người bị bắt có cựu Bộ
trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc
Anh.
b. Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 37 người của 8 bộ, ngành bị bắt
-Về vụ án đưa - nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu”, Cơ quan an ninh
điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 37 người, có nhiều lãnh đạo liên quan các bộ.
-Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông vận tải và địa phương. Trong đó hai
quan chức cao nhất bị khởi tố đến nay là ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao và ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
-Chuyến bay giải cứu thực hiện từ tháng 12/2020, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao
tổ chức 173 chuyến bay, đưa hơn 50.000 công dân thuộc diện ưu tiên về nước.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với bộ, ngành tổ chức hơn 400 chuyến
bay đưa về nước trên 70.000 người.

-Tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 6/2022, lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra
cho biết kết quả điều tra bước đầu đã chứng minh các bị can nhận hàng chục
tỷ đồng và hàng trăm ngàn USD.

6, Tham nhũng bắt nguồn từ lí do gì?

- Những nguyên nhân chung dẫn đến tham nhũng bao gồm:

+ Quản lý nhà nước yếu kém;

+ Khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng thiếu đầy đủ hoặc không
được thi hành hiệu quả;
+ Cơ chế và hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia chưa được
xây dựng hoặc hoạt động hình thức;

+ Khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tới đạo đức của đội ngũ
công chức;

+ Lương của đội ngũ công chức quá thấp, không đủ nuôi bản thân họ và gia
đình;

+ Thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộ
hay khoan dung với hành vi tham nhũng...

- Luận giải nguyên nhân:

+ Thuyết duy tâm tác nhân: do bản thân người xấu làm việc xấu

+ Thuyết duy vật cấu trúc (quan trọng): do thể chế

+ Thuyết duy tâm cấu trúc: do bối cảnh văn hóa

- Yếu tố “chốt” kiềm chế và kiểm soát tham nhũng

+ Accountability: Trách nhiệm giải trình

+ Integrity: Sự liêm chính

+ Transparency: Tính minh bạch

- Tác nhân tạo thuận lợi cho tham nhũng

+ Monopoly: Sự chuyên quyền, độc đoán

+ Discretion: Sự tùy ý hành động do thiếu sự kiểm soát

7,Người đứng đầu cơ quan để xảy ra sự việc tham nhũng của nhân viên
thì có bị xử lý?

-Không chỉ công chức thực hiện hành vi tham nhũng bị kỷ luật mà cấp phó
của người đứng đầu, người đứng đầu đơn vị, cơ quan do mình quản lý nếu
để cơ quan mình có việc tham nhũng xảy ra thì những người này có thể bị
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách hoặc cách chức. Cụ thể, việc áp
dụng các hình thức kỷ luật này được quy định tại Điều 78 Nghị định
59/2019/NĐ-CP như sau:
– Hình thức khiển trách: Xảy ra nếu vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng,
công chức tham nhũng chỉ bị xử lý hình sự bằng hình thức cải tạo không
giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù đến 03 năm hoặc công chức tham nhũng
chưa bị xử lý hình sự.
– Cảnh cáo: Nếu có nhiều vụ tham nhũng ít nghiêm trọng hoặc xảy ra vụ
việc tham nhũng nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng
được hiểu là vụ việc mà công chức tham nhũng bị phạt tù từ trên 03 đến 07
năm.
– Cách chức: Nếu để xảy ra nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng hoặc vụ việc
tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham
nhũng rất nghiêm trọng được định nghĩa là công chức bị phạt tù từ trên 07
đến 15 năm. Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được hiểu là công
chức tham nhũng là bị phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, bị phạt tù chung
thân hoặc tử hình.

8,Chủ thể tham nhũng là ai?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Theo đó có thể thấy chủ thể tham những chính là những người có chức vụ,
quyền hạn. Vậy thế nào được coi là có chức vụ quyền hạn.

2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền
hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền
hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”
Căn cứ quy định trên có thể thấy chủ thể tham nhũng không chỉ trong lĩnh
vực cơ quan nhà nước mà còn có cả ngoài nhà nước thỏa mãn điều kiện ở
trên.

9, Khi công dân phát hiện hành vi tham nhũng và phản ánh về cơ quan, tổ
chức nơi có hành vi tham nhũng xảy ra thì người đứng đầu cơ quan, tổ
chức phải xử lý thông tin do công dân phản ánh như thế nào?
Trả lời:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi phát hiện để xảy ra tham nhũng có
trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện tham nhũng khi được cung cấp;
trường hợp có tham nhũng xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời, xử lý theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công
khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra tham nhũng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận được thông tin tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức mình sẽ xử lý thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định số
84/2014/NĐ-CP như sau:
1. Khi nhận được thông tin phát hiện tham nhũng thuộc thẩm quyền giải
quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi nhận được thông tin có trách nhiệm
chỉ đạo kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi tham nhũng và thiệt hại do
hành vi tham nhũng gây ra (nếu có). Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải
quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin phát
hiện tham nhũng phải chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh,
xử lý.
2. Việc xác minh thông tin phát tham nhũng bao gồm:
- Tình hình quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động có liên quan đến thông
tin phát hiện tham nhũng tại cơ quan, tổ chức;
- Làm rõ sự việc tham nhũng theo thông tin phát hiện;
- Xác định hành vi tham nhũng, mức độ tham nhũng
3. Xử lý kết quả xác minh như sau:
+ Trường hợp có tham nhũng xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi
để xảy ra tham nhũng có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn,
khắc phục; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm
và thông báo công khai kết quả xử lý hành vi tham nhũng; thực hiện giải trình
trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra tham nhũng
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc
tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện tham nhũng không thực hiện, thực hiện
không đúng quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên
quan thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Trường hợp do chậm ngăn chặn, khắc phục để tiếp tục xảy ra tham nhũng gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm
vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và
trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

You might also like