You are on page 1of 3

4.

Hãy cho biết ý nghĩa của Quỹ giải quyết việc làm đối với
vấn đề giải quyết việc làm:

Khoản 5 Điều 12 BLLĐ 2019 chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển về việc làm quy định như sau:
“Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác
theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, Quỹ giải quyết việc làm có các ý nghĩa như sau:
- Đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia.
- Hỗ trợ vay cho các đối tượng thuộc Điều 12 Luật Việc làm số 38/2013/QH2013 có đủ các điều
kiện vay vốn theo Điều 13 của luật số 38 để giải quyết việc làm tạm thời cho người lao động,
trong khoảng thời gian ngắn hoặc thu hút thêm lao động
- Quỹ có mục đích trực tiếp hỗ trợ, duy trì và tạo việc làm cho người lao động,người sử dụng lao
động
- Trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm; trung tâm
áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng lao động.
- Quỹ được sử dụng làm vốn cho vay để giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của chương trình
giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải quyết việc làm cấp huyện.

Bài tập 2:

1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là
đúng hay trái pháp luật? Vì sao?
- Về thỏa thuận bảo lãnh: Trong vụ việc trên, thỏa thuận bảo lãnh là đúng pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 275 BLDS 2015, hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Như vậy, Hợp
đồng Đào tạo là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Trong Hợp đồng này, anh Văn có nghĩa vụ tham gia đầy đủ và
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khóa đào tạo. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 335
BLDS 2015 về bảo lãnh “1.Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi
là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”. Theo đó, ông Hoàng đã cam kết nếu anh Văn không thực hiện
nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ông Hoàng sẽ bồi thường chi phí đào tạo thay cho anh
Văn. Do vậy, thỏa thuận bảo lãnh được thực hiện đúng pháp luật
- Về phạt vi phạm: Phạt vi phạm là sai. Theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015, phạt vi phạm là sự thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, trong trường hợp này, ông Hoàng phải hoàn trả số tiền được
thỏa thuận trước đó. Nhưng bên công ty L yêu cầu anh Văn phải trả lãi của số tiền chi phí đào tạo là
không hợp lý. Bởi điều này không có thỏa thuận trong hợp đồng cả hai bên, kể cả bản cam kết của bên
bảo lãnh cho anh Văn.
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, khi giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi
phạm khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Hợp đồng đào tạo số VH000315/2017-ĐT mà công ty L đã
ký với anh Văn có viết: “Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho công ty L chi phí đào tạo khi không hoàn
thành khóa đào tạo vì bất kỳ lí do nào…”. Mặt khác, để đảm bảo cho các Hợp đồng lao động và Hợp
đồng đào tạo nên trên, ông Hoàng (bố đẻ anh Văn) đã ký với công ty L cam kết bảo lãnh của gia đình cho
anh Văn, trong đó ông Hoàng có cam kết: “Trả một khoản tiền phạt tương đương 195.144.999đ cho Công
ty L. trong trường hợp anh Văn trốn ở lại nước ngoài trong và sau thời gian đào tạo; số tiền phạt nêu trên
sẽ trả cho Công ty L. trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được thông báo về việc anh Văn trốn ở lại
nước ngoài.” Qua đó có thể thấy, trong hợp đồng không đề cập đến việc anh Văn phải trả lãi cho chi phí
đào tạo là 20%/năm. Vì vậy thỏa thuận phạt vi phạm này là không hợp lý.

2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu
trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo?
người lao động sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (theo Điều 43 BLLĐ 2019).
+ Trường hợp hai bên có thỏa thuận về các trường hợp hoàn trả chi phí đào tạotheo nội dung của hợp
đồng đào tạo nghề (nếu có)

Giả sử anh Văn hoàn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35% tổng thời gian cam kết làm
việc theo hợp đồng đào tạo thì anh Văn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Vậy, anh Văn phải
chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo như thế nào
Theo Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:“ Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do
người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời
hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học
bổng, chi phí đào tạo.”
Mà Hợp đồng Đào tạo giữa Công ty L và anh Văn có nội dung: “Anh Văn có trách nhiệm hoàn trả cho
Công ty L chi phí đào tạo khi không hoàn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn phương chấm
dứt Hợp đồng Lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo thời gian làm việc cho Công ty L như
cam kết…”. Như vậy, trong trường hợp này, anh Văn đã hoàn thành khóa đào tạo nhưng không đảm bảo
thời gian làm việc cho Công ty L như cam kết. Do đó, anh phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
cho Công ty L theo Hợp đồng Đào tạo, tức là anh Văn phải trả 165.352.199 đồng (100% chi phí đào tạo)
cho Công ty L

You might also like