You are on page 1of 5

CHƯƠNG II.

NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG –


TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Theo Bản án số 81/2020/DS-PT ngày 24/7/2020 của Toà án Nhân dân Thành phố
Cần Thơ thì nguyên đơn là ông Phi trình bày như sau: Ngày 20/12/2016, ông được bà
Phan Thị Ph thuê để thi công phần vệ sinh và sơn mới phà A100 tại cơ sở đóng tàu của
Công ty TNHH MTV Ng, với tiền lương là 170.000 đồng/ngày. Trong lúc đang chà rữa,
vệ sinh dưới mỏ bàn phà thì xe cuốc của Công ty đổ cát, đá trên mỏ bàn phà, làm tuột
dây cáp hai bên, làm bàn phà tuột xuống đè lên tay phải của ông. Sau khi xảy ra tai nạn
gia đình đã đưa ông đi điều trị với chi phí hơn 200.000.000 đồng. Theo kết luận giám
định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y thành phố Cần Thơ thì thương tích của
ông Phi là 51%. Nay ông khởi kiện yêu cầu Công ty phải bồi thường thiệt hại do tai nạn
lạo động tổng cộng: 464.924.700 đồng (đã khấu trừ lại số tiền 54.000.000 đồng công ty
đã đưa trước đó).
Về mặt pháp lý, vấn đề chính trong bản án liên quan đến hợp đồng lao động và
quan hệ lao động giữa các bên khi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động.
Theo như ông Ph đã trình bày, vào ngày 20/12/2016, ông được bà Phan Thị Ph
thuê để thực hiện công việc vệ sinh và sơn mới cho phà A100 tại cơ sở đóng tàu của
Công ty với mức lương là 170.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là bà
Ph thuê ông Ph nhưng lại không ký kết bất kỳ hợp đồng lao động nào. Theo khoản 2
Điều 14 và 15 trong Bộ luật Lao động năm 2019, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao
động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ các trường hợp như
công việc theo mùa vụ, giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi hoặc lao
động là người giúp việc gia đình. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng mối quan hệ giữa bà Ph
và ông Ph không phải là quan hệ lao động. Thứ nhất, giữa hai người không có hợp đồng
nào được ký kết. Thứ hai, dựa vào khoản 2 của Điều 14 và 15 trong Bộ luật Lao động
năm 2019, công việc của ông Ph là công việc không xác định thời hạn vì bà Ph thuê ông
Ph với tiền lương theo ngày và không hề đề cập gì đến thời gian làm việc, do đó không
thể giao kết hợp đồng bằng lời nói. Đồng thời, theo mục a của khoản 1 Điều 20 trong Bộ
luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên không xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Vì vậy, dựa vào công việc của ông Ph, hợp đồng lao động phải được ký kết để hợp pháp
và hình thành quan hệ lao động. Cuối cùng, bà Ph không trực tiếp sử dụng sức lao động
của ông Ph, mà bên sử dụng là Công ty. Tóm lại, theo quan điểm của nhóm tác giả, chưa

1
thể xác định được mối quan hệ của bà Ph và ông Ph có phải là mối quan hệ lao động hay
không.
Căn cứ dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động và các tình tiết trong vụ việc, trong
trường hợp này, có sự hiện diện của các yếu tố như cam kết làm việc, cam kết trả công,
và quy định về trách nhiệm về an toàn lao động trong hợp đồng giữa bà Ph và Công ty,
cũng như giữa ông Phi và bà Ph. Do đó, có dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động giữa
các bên. Theo điều 13, Bộ luật Lao động năm 2019: “Hợp đồng lao động là sự thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền
lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc
làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi
là hợp đồng lao động”. Trong vụ án trên, đại diện được ủy quyền bên phía công ty trình
bày rằng Công ty không trực tiếp thuê ông Ph và các công nhân khác mà khoán bà Ph đi
thuê để hoàn thành công việc mà Công ty yêu cầu vì thế phía Công ty cho rằng mối
quan hệ giữa Công ty và ông Ph không phải là quan hệ lao động mà mối quan hệ lao
động này là của bà Ph và ông Ph và trách nhiệm thuộc về bà Ph. Theo khoản 5 Điều 3
Bộ luật Lao động năm 2019, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc
thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động,
các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động
bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Do đó khi dựa vào tình
tiết thì phía Công ty thỏa mãn mối quan hệ lao động với ông Ph. Nguyên nhân là Công
ty là bên sẽ trả lương cho ông Ph, nơi làm việc cũng là ở Công ty và Công ty cũng có
tham gia điều hành và giám sát công việc của ông Ph. Tuy nhiên ở khoản 6 Điều 3 Bộ
luật Lao động năm 2019 ghi rằng: “Người làm việc không có quan hệ lao động là người
làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Chính vì thế, quan điểm
của Công ty về việc ông Ph không phải là người lao động của công ty là hoàn toàn có cơ
sở vì giữa ông Ph và Công ty hoàn toàn không có bất cứ một giấy tờ nào chứng minh
Công ty thuê ông Ph.
Xét một tình tiết quan trọng khác đó là hợp đồng thuê khoán của Công ty và bà
Ph. Theo một nguồn tài liệu có định nghĩa: “Hợp đồng khoán việc (còn gọi là hợp đồng
thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ
hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành
phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết
quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận” 1. Có hai

2
trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc, gồm khoán trọn gói và khoán nhân công. Dựa
vào lời trình bày của bà Ph tại tòa, vào giữa tháng 12 năm 2016, ông Nguyễn Xuân H là
giám đốc của Công ty có kí kết với bà hợp đồng khoán việc nhân công, công việc là
thực hiện vệ sinh, chà sét và sơn phà. Phía Công ty có nhấn mạnh rằng trong Điều 4 của
Hợp đồng thì Bên B (bà Ph) chịu 3 trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn lao
động và đảm bảo vệ sinh môi trường trong thi công. Ngoài ra không có cung cấp thêm
thông tin gì về trường hợp cụ thể của hợp đồng thuê khoán. Qua lời của bà Ph và Công
ty, nhóm tác giả cho rằng bà Ph là phía cung cấp trang thiết bị cho công nhân làm việc
và trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động phụ thuộc hoàn toàn
về phía bà Ph. Tuy nhiên, dựa theo tình tiết của bản án, tác giả nhận thấy tai nạn không
có dấu hiệu liên quan tới tới trang thiết bị lao động nhưng để xảy ra tai nạn lao động thì
bà Ph là người có lỗi nhưng không hoàn toàn là lỗi của bà Ph vì bà vẫn đảm bảo được
các trang thiết bị cho công nhân nhưng tai nạn gây ra là do xe cuốc của Công ty. Rõ ràng
là bà Ph vẫn đảm bảo về phần trang thiết bị mà tai nạn là là do Công ty gây ra nên Công
ty không thể dựa vào Điều 4 bên phía hợp đồng để đưa hết lỗi về phần bà Ph.
Để làm rõ vấn đề ai là người sử dụng lao động trong trường hợp này, tác giả cho
rằng tòa phải xem xét kĩ hợp đồng thuê khoán của Công ty đối với bà Ph để có thể đưa
ra quyết định chính xác nhất. Theo bị đơn (Công ty) trình bày thì hợp đồng thuê khoán
giữa Công ty và bà Ph là hợp đồng thuê khoán nhân công. Theo nguồn tài liệu có ghi
rằng: “Khoán nhân công là người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn
thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động,
trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động”. Như vậy,
trong trường hợp này, bà Ph là người tự lo các trang thiết bị lao động và theo Điều 4
trong hợp đồng thuê khoán thì bên B tức bà Ph phải có trách nhiệm tuân thủ các quy
định về an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường trong thi công. Bên Công ty sẽ
có trách nhiệm trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. Vì thế nhóm
tác giả cho rằng, bà Ph trong trường hợp này là người sử dụng lao động vì theo như hợp
đồng thuê khoán thì bà Ph được khoán cho công việc sơn tàu, trách nhiệm đảm bảo an
toàn lao động đều ở bà Ph nên khi xảy ra tai nạn lao động thì bà Ph phải là người đứng
ra chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Tuy nhiên, nếu theo tình tiết
của tai nạn xảy ra trong vụ án, về phần bà Ph là có lỗi nhưng phần lớn là thuộc về bên
phía Công ty vì trong quá trình ông Ph thực hiện công việc, xe cuốc của Công ty có đổ
cát đá lên trên mỏ phà, làm tuột dây cáp hai bên, làm bàn phà tuột xuống đè lên tay phải
của ông Ph. Nhưng tác giả vẫn khẳng định bà Ph phải là người chịu trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp này theo như thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó bà Ph có thể

3
kiện ngược lại Công ty vì đã không đảm bảo an toàn lao động và gây cản trở công việc
được khoán của bà cụ thể ở đây là thi công phần vệ sinh và sơn mới phà A100.
Theo quan điểm của nhóm tác giả, việc giao kết hợp đồng trong bản án này có
hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là giữa bà Ph và phía Công ty có kí kết một hợp đồng thuê
khoán nhân công. Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người nhận khoán việc
không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Do vậy tác giả cho rằng có hai lí do
chính để Công ty và bà Ph không kí kết với nhau hợp đồng lao động mà lại là hợp đồng
thuê khoán. Thứ nhất, vì đây là hợp đồng thuê khoán nên người nhận khoán, ở đây là bà
Ph, sẽ không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó Công ty sẽ không có nghĩa vụ
đóng bảo hiểm xã hội cho bà. Thứ hai, công việc sơn tàu là một công việc ngắn hạn
nguyên nhân do tiền lương theo thỏa thuận của ông Ph được tính theo ngày nên theo
khoản 2 Điều 14 và 15 trong Bộ luật Lao động năm 2019, hai bên (Công ty và bà Ph)
không nhất thiết phải kí kết hợp đồng lao động. Đồng thời, Công ty không muốn phải
chịu trách nhiệm pháp lý và các nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý và điều hành lao
động. Tuy nhiên hợp đồng thuê khoán nhân công này vẫn còn một vấn đề nghiêm trọng
dẫn đến việc tranh chấp, đó là bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động. Trong hợp đồng
chỉ có Điều 4 là có tác động nhiều tới việc quyết định ai là người người bồi thường
nhưng vẫn không chỉ rõ là ai. Ngoài ra còn một tình tiết còn rất mơ hồ và chưa hợp lý
trong lời khai của bà Ph tại tòa. Đầu tiên là phía công ty có kí với bà một hợp đồng thuê
khoán vào ngày 05/11/2016. Trong khi đó, bà Ph lại nói rằng vào khoảng tháng 12 năm
2016, ông Nguyễn Xuân H – Giám đốc Công ty có khoán cho bà thực hiện vệ sinh, chà
sét và sơn phà. Rõ ràng về mốc thời gian là không khớp với nhau nhưng Công ty có
bằng chứng ở hợp đồng thuê khoán. Hơn nữa bà còn nói thêm là hợp đồng này được ký
kết là sau khi đã xảy ra tai nạn lao động. Qua đó tác giả cho rằng, bà Ph không trung
thực trong lời khai và tòa cũng không nhận ra điểm bất hợp lí trong lời khai của bà. Vấn
đề thứ hai là giữa bà Ph và ông Ph. Theo như bà Ph thì bà là người trực tiếp thuê ông Ph,
giữa hai người không kí bất kì giấy tờ nào liên quan tới hợp đồng lao động. Theo khoản
5 Điều 3 Bộ luật Lao động, giữa ông Ph và bà Ph có hình thành mối quan hệ lao động,
nhưng ở khoản 6 lại không công nhận mối quan hệ lao động vì không có sự hiện diện
của hợp đồng lao động.
Tóm lại, quan điểm của nhóm về nhận định của tòa là chưa chính xác. Đầu tiên là
tòa không nhận ra điểm chưa hợp lý trong phần trình bày của bà Ph dẫn đến việc xác
định chưa chính xác ai là người sử dụng lao động chính.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.
2.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
3.
4.
5.

You might also like