You are on page 1of 4

a) Quan hệ lao động giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT có thuộc đối tượng điều

chỉnh của luật lao động hay không? Vì sao?


_Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019 định nghĩa về NSDLĐ như sau: “Người sử dụng
lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,
sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận”.
_Theo đó, sau khi được tuyển dụng thì ông Nguyễn Ngọc đã nhận được thư mời thử việc của
công ty Thạnh Mỹ, nội dung thư mời có ghi rõ: ông Nguyễn Ngọc được thử việc ở vị trí
Giám đốc sản xuất, thời gian thử việc 2 tháng kể từ ngày 19/02/2013, mức lương thử việc là
14.950.000đ/tháng và nơi làm việc là tại công ty Thạnh Mỹ.
_Bên cạnh đó, người cho thôi việc ông Nguyễn Ngọc là Giám đốc công ty Thạnh Mỹ và việc
trả lương cho ông Nguyễn Ngọc cũng được thực hiện tại công ty Thạnh Mỹ.
_Trước đó, người thỏa thuận miệng với ông Nguyễn Ngọc về thời gian làm việc cũng là
công ty Thạnh Mỹ.
ð Công ty Thạnh Mỹ mới là NSDLĐ, trả lương và cho thôi việc ông Nguyễn Ngọc.
_Nếu hiểu theo nghĩa rộng QHLĐ thì sẽ được hiểu là: QH giữa con người với con người
hình thành trong lao động. Trong lao động, giữa con người với con người hình thành quan hệ
sở hữu về tư liệu, phương tiện sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất và tổ chức quản lý
lao động cũng như quan hệ phân phối sản phẩm sau quá trình lao động. Mỗi loại quan hệ lao
động này lại có những đặc điểm, thuộc tính riêng. Dù muốn luật lao động điều chỉnh cũng
không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động theo nghĩa rộng này được.
_Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 BLLĐ 2019 định nghĩa về QHLĐ trong LLĐ như sau: “Quan
hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương
giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ
lao động tập thể.”
ð Trong TH này, QH giữa ông Nguyễn Ngọc và công ty Thạnh Mỹ là QHLĐ cá nhân giữa
NLĐ với NSDLĐ thuộc sự điều chỉnh của BLLĐ vì: QHLĐ này phát sinh trong việc mời
thử việc, sử dụng lao động, trả lương hay cho thôi việc giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty
TM.
_Ngoài ra, công ty BT và công ty TM là 2 công ty có tư cách pháp nhân riêng nên trong
QHLĐ, tư cách NLĐ của công ty BT và công ty TM là khác nhau.
_Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 BLLĐ 2019 quy định về tuyển dụng lao động như sau:
“Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh
nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử
dụng lao động.”
ð Như vậy, nếu NSDLĐ là công ty Thạnh Mỹ thì công ty Thạnh Mỹ chỉ được tuyển dụng
ông Nguyễn Ngọc bằng 2 phương thức:
 Một là công ty Thạnh Mỹ trực tiếp tuyển dụng.
 Hai là công ty Thạnh Mỹ sẽ tuyển dụng gián tiếp thông qua tổ chức dịch vụ việc làm
hoặc doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
ð Tuy nhiên, trên thực tế thì các công ty thành viên vẫn có thể tuyển dụng lao động cho nhau.
Công ty mẹ tuyển dụng lao động cho các công ty thành viên và các đối tác tuyển dụng lao
động cho nhau. Vì vậy, không thể nói: công ty nào tuyển dụng NLĐ thì công ty đó cũng là
công ty sử dụng lao động như lời của ông Nguyễn Ngọc.
ð Và trong trường hợp này: người tuyển dụng ông Nguyễn Ngọc là công ty BT (công ty mẹ
của công ty Thạnh Mỹ). Hơn nữa, giữa ông Nguyễn Ngọc và công ty BT không có xác lập
bất kì HĐLĐ nào.
ð QHLĐ giữa ông Nguyễn Ngọc và công ty BT chỉ là quan hệ giữa người xin việc với nhà
tuyển dụng chứ không phải là QHLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ.
ð QHLĐ giữa ông Nguyễn Ngọc và công ty BT không phải là đối tượng điều chỉnh của
LLĐ.

b) Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (hoặc bị đơn) bạn sẽ
đưa ra những luận cứ gì để chứng minh cho quan điểm của mình?
_Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn (tức công ty BT) thì tôi sẽ đưa ra
những luận cứ như sau:
 Thứ nhất, theo lời của ông Nguyễn Ngọc thì cho rằng: Công ty BT là người tuyển
dụng và cũng là NSDLĐ. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo định nghĩa về NSDLĐ tại khoản
2 Điều 3 trong BLLĐ 2019 thì quy định như sau: “Người sử dụng lao động là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng
người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao
động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”
Theo đó, mặc dù cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà ông Nguyễn Ngọc tham gia là do
công ty BT tổ chức. Tuy nhiên, giữa công ty BT và ông Nguyễn Ngọc chưa hề có bất
kì thỏa thuận nào liên quan đến việc thử việc được ghi trong hợp đồng lao động hoặc
thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc được quy định tại khoản 1
Điều 24 BLLĐ 2019.
 Thứ hai, theo như lời của công ty Thạnh Mỹ thì công ty này cũng đã thừa nhận: “đơn
vị này đã tuyển dụng ông Nguyễn Ngọc vào làm việc từ ngày 19/02/2013 đến ngày
10/5/2013, các bên thoả thuận miệng thời gian làm việc dưới 03 tháng nên không ký
HĐLĐ, không đóng BHXH”.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019 quy định về thử việc như sau: “Người sử
dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp
đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”.
Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về việc làm thử qua 2 hình thức:
o Một là thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
o Hai là thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, BLLĐ 2019 thì chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động chứ
không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc. Theo Điều 14 BLLĐ
2019 thì:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản,
người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông
điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng
lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời
hạn dưới 01 tháng.”
Tiếp đến, căn cứ vào khoản 3 Điều 24 BLLĐ 2019 quy định: “Không áp dụng thử
việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
 Như vậy, nếu như trước đó các bên muốn thỏa thuận về việc làm thử bằng lời nói
thì chỉ có thể thỏa thuận thông qua giao kết hợp đồng thử việc vì BLLĐ không quy
định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc nên các bên được tùy ý lựa chọn hình
thức của hợp đồng. Còn nếu muốn thỏa thuận về việc làm thử bằng hợp đồng lao động
thì chỉ có thể thỏa thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
 Vì thế, việc thỏa thuận miệng giữa công ty TM và ông Nguyễn Ngọc trước đó sẽ
được xem là thỏa thuận về việc làm thử thông qua việc giao kết hợp đồng thử việc.
 Người xác lập hợp đồng thử việc ông Nguyễn Ngọc là công ty Thạnh Mỹ, người gửi thư
mời nhận thử việc cho ông Nguyễn Ngọc là công ty Thạnh Mỹ, người mà ông Nguyễn Ngọc
làm việc cho là công ty Thạnh Mỹ, người trả lương, sa thải ông Nguyễn Ngọc cũng là công
ty Thạnh Mỹ.
 Với tất cả lý do trên thì có thể xác định: công ty BT không phải là NSDLĐ đối với ông
Nguyễn Ngọc và cũng sẽ không có bất kì nghĩa vụ bồi thường nào cho ông Nguyễn Ngọc.

You might also like