You are on page 1of 17

CHƯƠNG 5: TRẬT TỰ XÃ HỘI ĐÔ THỊ

• Chương 5 sẽ trình bày cách tiếp cận kinh tế đối


với vấn đề tội phạm ở đô thị. Trước hết là giới
thiệu khái quát về các loại tội phạm và các thiệt
hại do tội phạm gây ra. Tiếp theo đó, việc giới
thiệu mô hình tội phạm hợp lý giúp người đọc
hiểu được hành vi phạm tội chỉ xảy ra khi khi lợi
ích của hành động đó phải lớn hơn chi phí kỳ
vọng. Sau đó chương này sẽ trình bày các cách xác
định lượng tội phạm tối ưu. Cuối cùng đưa ra các
giải pháp phòng, chống tội phạm ở đô thị.
Nội dung
• 5.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
• 5.2. MÔ HÌNH TỘI PHẠM HỢP LÝ
• 5.3. LƯỢNG TỘI PHẠM TỐI ƯU
• 5.4. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI
PHẠM
5.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

• 5.1.1.Khái niệm về tội phạm


• Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân và tổ chức.
5.1.2. Phân loại tội phạm ở đô thị

• Tội phạm cá nhân: Đối với một số tội phạm cá


nhân thì mục tiêu của chúng là làm tổn thương
đến nạn nhân .Một số tên tội phạm khác thì mục
tiêu của chúng là ăn cắp tài sản, đôi khi chúng sử
dụng bạo lực để đạt được mục đích (cướp)
• Tội phạm tài sản: những kẻ tội phạm này chuyên
đi ăn cắp và chúng không dùng đến bạo lực.
Chẳng hạn chúng đột nhập trái phép vào các tòa
nhà, ăn cắp (móc túi, trộm xe đạp, xe máy) và
trộm ô tô.
5.1.3. Nạn nhân của tội phạm

• Tỷ lệ nạn nhân thay đổi theo mức thu nhập, nơi


cư trú của người dân và chủng tộc (sắc tộc, đối
với các quốc gia có nhiều dân tộc, màu da…)
5.1.4. Thiệt hại do tội phạm gây ra

• Chi phí trực tiếp: là những chi phí vật chất của
nạn nhân.
• Chi phí gián tiếp: là những chi phí của các nạn
nhân tiềm năng phải bỏ ra để cố gắng ngăn chặn
tội phạm,
• Chi phí cơ hội: của việc ngăn chặn tội phạm là
giá trị của các nguồn lực có thể sử dụng vào các
mục đích thích hợp khác.
5.2. MÔ HÌNH TỘI PHẠM HỢP LÝ

• Mô hình kinh tế về tội phạm giả thiết một tên tội


phạm sẽ thực hiện một hành vi phạm tội khi lợi
ích của hành động đó phải lớn hơn chi phí kỳ
vọng. Mô hình tội phạm hợp lý chỉ có tác dụng
đối với tội phạm vì động cơ kinh tế (tội phạm tài
sản) chứ không ứng dụng đối với loại tội phạm sử
dụng bạo lực hay tội phạm liên quan đến tình
cảm.
5.2.1.Phân tích hành vi phạm tội
dưới góc độ kinh tế

• Giả sử tên tội phạm A cần phải quyết định hoặc


dụng 1 ngày để lập kế hoạch và thực hiện vụ trộm
hay làm việc hợp pháp trong ngày đó.
• 1. Giá trị kỳ vọng của tài sản trộm được là tỷ lệ
mà A thành công trong vụ trộm nhân với giá trị
tiền tệ của tài sản lấy được .
• 2. A sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bắt và bị tống
giam về tội trộm cắp. Giá trị kỳ vọng của hình
phạt trộm cắp là xác suất bị tù giam nhân với chi
phí cơ hội của thời gian ngồi tù.
• 3. Lợi ích kỳ vọng từ vụ trộm bằng giá trị kỳ vọng
của tài sản trộm được trừ đi chi phí kỳ vọng.
• 4. Lợi ích ròng từ vụ trộm: sự lựa chọn ngày đó để
A làm công việc lương thiện hay đi ăn trộm. Lợi
ích ròng từ việc ăn trộm bằng lợi ích kỳ vọng của
việc ăn trộm trừ đi số tiền mà A có thể kiếm được
bằng công việc hợp pháp .
5.2.2. Giá trị đạo đức và thái độ ác
cảm đối với tội phạm

• Hầu hết mọi người đều căm ghét các hành vi tội
phạm và đề cao giá trị đạo đức. Vì vậy, phần lớn
mọi người không bị lôi cuốn vào hành vi phạm tội
với bất kỳ mức giá nào. Tuy nhiên đối với một số
người sẽ phạm tội khi lợi ích ròng từ việc phạm
tội phải đủ lớn để xóa bỏ mặc cảm phạm tội.
5.2.3. Đường cung tội phạm

• Mô hình tội phạm hợp lý có thể sử dụng để nghiên


cứu tổng quát mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng từ
việc phạm tội và số lượng các vụ tội phạm (chẳng hạn
trộm cắp).
• Đường cung cho trường hợp ít căm ghét nạn trộm cắp
hơn, có dạng ax + b (b>0, giả định tham số b là +100
nghìn đồng do có chi phí đau khổ): đối với vụ trộm
được tiến hành lần đầu thì lợi nhuận ròng từ vụ trộm
phải lớn hơn chi phí đau khổ của lần ăn trộm đầu tiên
(100 nghìn đồng).
Cung khi ghét ăn
trộm cao hơn
Cung khi ghét
600 ăn trộm thấp

500

Lợi
nhuậ 400
n
ròng
từ ăn 300
trộm
200

100

20 40 60 80 100
Số vụ trộm trong tháng
5.3. LƯỢNG TỘI PHẠM TỐI ƯU

• 5.3.1. Sự đánh đổi giữa thiệt hại của nạn


nhân và chi phí phòng ngừa
• Phòng ngừa tội phạm là công tác khá tốn kém và
không thể ngăn chặn một cách tuyệt đối. Nói cách
khác là xã hội phải chấp nhận một số loại tội
phạm nào đó. Tuy nhiên việc chấp nhận hay
không chấp nhận đều phải trả giá. Giá của sự chấp
nhận một số loại tội phạm chính là những thiệt hại
của nạn nhân, giá của sự không chấp nhận là
những chi phí phải bỏ ra để phòng ngừa tội phạm.
5.3.2. Chi phí cận biên và các mức
tội phạm tối ưu

• Tỷ lệ tội phạm tối ưu được xác định bởi đường


chi phí phòng chống tội phạm cận biên bắt nguồn
từ đường tổng chi phí xã hội.
• Mức tội phạm tối ưu được xác định tại điểm cắt
nhau của đường chi phí nạn nhân cận biên với
đường chi phí phòng chống tội phạm cận biên.
Chi phí phòng
chống cận biên

Chi phí nạn


nhân cận biên
của vụ cướp

Chi phí nạn


nhân cận biên
của vụ trộm

A* B* 100
5.4. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG
TỘI PHẠM
• Nâng cao cơ hội và giá trị việc làm hợp pháp
• Hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia phòng
chống tội phạm
• Tăng cường lực lượng cảnh sát và phương tiện
hỗ trợ
• Vai trò và chức năng của hệ thống toà án trong
phòng, chống tội phạm
• Vai trò và chức năng của hệ thống nhà tù trong
phòng, chống tội phạm
TÓM TẮT
• Tỷ lệ nạn nhân thay đổi tùy thuộc thu nhập, nơi cư trú
và sắc tộc.
• Chi phí trực tiếp bao gồm cả chi phí bị thương của
nạn nhân và giá trị tài sản bị mất.
• Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí phòng chống tội
phạm và chi phí duy trì hoạt động hệ thống xét xử và
trừng phạt tội phạm.
• Điểm tội phạm tối ưu được xác định khi chi phí nạn
nhân cận biên bằng chi phí phòng chống tội phạm cận
biên.

You might also like