You are on page 1of 2

ƯU ĐIỂM,SỰ HỮU ÍCH

 Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cung cấp,phân phối, gia tăng
hiệu quả trong việc quản lí công trình
 Nâng cao cơ hội tiếp xúc với các công nghệ kĩ thuật tiên tiến,
không chỉ phần cứng mà cả phần mềm
 Cung cấp hiệu quả, kịp thời những dịch vụ quản lí cơ sở hạ
tầng cần thiết
 Không bắt buộc phải sử dụng tiền mặt ngay lặp tức, nên gánh
nặng về chi phí thiết kế và xây dựng cũng phần nào được
giảm bớt =>> thuận tiện về vấn đề tài chính
 Không giới hạn về việc lựa chọn thiết kế, công nghệ, xây
dựng, quản lý dịch vụ cơ sở hạ tầng tốt hơn
 Hình thức đầu tư PPP là mô hình đầu tư cả nhà nước và nhà
đầu tư doanh nghiệp đều có lợi.
 Luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho người dân
tạo dựng mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ.
 Kích thích tăng nhu cầu phát triển trong nước và đảm bảo về
mặt kinh tế.
 Tăng thêm thu nhập kinh tế.
Phân tích,minh chứng vai trò 1,2
1. Là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với phát triển cơ sở hạ
tầng (CSHT) đặc biệt CSHT giao thông cùng với vốn ngân sách và vay
nước ngoài; vốn tín dụng; vốn thị trường chứng khoán (bao gồm cả cổ
phiếu, trái phiếu).
2. Giúp tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu
quả hơn, tối đa hóa giá trị đồng tiền từ đầu tư

Với con số 289 dự án và khoảng 1.294 ngàn tỷ đồng thực hiện đầu tư theo
hình thức PPP đến nay, mô hình PPP đã góp phần đa dạng hóa nguồn vốn
đầu tư và đang trở thành một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả giữa
Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Trong đó, dự án hạ tầng giao thông chiếm 220/289 dự án PPP (chiếm
76,1%), dưới hình thức BOT với tổng mức vốn đầu tư là 181.542 tỷ đồng
(chiếm 86,6% tổng mức vốn đầu tư chung) (Nguồn: Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT).
Về nhu cầu vốn đầu tư các tuyến cao tốc, giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng
350.936 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD), trong đó ngân sách Nhà nước
khoảng 219.523 tỷ đồng (62%), vốn huy động ngoài ngân sách khoảng
131.413 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cho kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 8-10%
GDP, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% tổng
nhu cầu, nên nhu cầu huy động vốn từ khu vực tư nhân cả trong nước và
nước ngoài là rất lớn. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và HSBC,
nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng trung bình hàng năm của Việt Nam
khoảng 16-17 tỷ USD/năm (khoảng 370-400 nghìn tỷ đồng) trong giai đoạn
2020-2025.
- Theo đó, nhu cầu vốn PPP trong giai đoạn 2020-2025 có thể lên tới 4-
5% GDP (tức khoảng 10-12 tỷ USD/năm), trong đó hạ tầng giao thông chiếm
tới khoảng 50-60% tổng nhu cầu vốn PPP (tức khoảng 5-6 tỷ USD/năm),
đặc biệt trong điều kiện các phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) đang tập trung phát
triển thành phố thông minh, thay đổi diện mạo đô thị để đáp ứng yêu cầu hạ
tầng phát triển kinh tế hiện đại, sáng tạo. Rõ ràng đây là thách thức lớn đối
với quá trình huy động nguồn lực cho các dự án PPP.

You might also like