You are on page 1of 3

Dự án VKC tham gia vào ngày hội đô thị Việt Nam trong phiên chuyển

đổi số

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các địa phương đã tích cực xây dựng và
ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW
(60/63 địa phương, còn 3 địa phương đã dự thảo và trình tỉnh/thành uỷ). Qua đánh
giá chung cho thấy, nội dung Chương trình/Kế hoạch hành động triển khai Nghị
quyết 06-NQ/TW của các địa phương đã thể hiện được nhận thức của các cấp uỷ
đảng, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng đến sự cần thiết phải đô thị hoá
và phát triển đô thị nhanh và bền vững, coi đó là những nhiệm vụ cấp bách, trọng
tâm; đã thể hiện cơ bản đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với việc xây dựng và thực hiện chương
trình phát triển đô thị, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển kinh tế khu vực đô
thị; các giải pháp phát triển của địa phương thống nhất trong công tác chỉ đạo các
cấp, các ngành tổ chức quán triệt sâu rộng các nội dung và thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW.
Ngày 8/11/2023, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày đô thị Việt Nam, tại
Hội thảo chuyên đề 2 về: Chuyển đổi số trong phát triển đô thị, Ông Lưu Đức Minh -
Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Giám đốc Dự án Thành
lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn quốc về đô thị thông minh và Công nghệ xây
dựng (VKC) đã có bài tham luận hữu ích về: “Chuyển đổi số quản lý quy hoạch và
phát triển đô thị ngành xây dựng tại địa phương”. Bài tham luận khẳng định: Về
định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018: Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững
Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án
950). Đề án đã nêu một số quan điểm và nguyên tắc về chuyển đổi số trong quản lý
phát triển đô thị là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các
phương tiện khác ... nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực
phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Lấy người dân làm trung tâm..., góp phần quan
trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các Mục tiêu phát triển
bền vững Việt Nam.... Đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng ICT hiện có dựa trên Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM, các quy
chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của
ĐTTM cũng như giữa các đô thị thông minh; sử dụng các chỉ số chính đánh giá về
hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.

Cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
nhiều nước trên thế giới đã thành công khi xây dựng mô hình đô thị thông minh
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính
quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý hiệu quả các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, phát triển đô thị thông minh chính là một
trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Về
định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018: Đề án “Phát triển đô thị thông minh
bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là
Đề án 950) nhằm đóng góp vào việc triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia thông qua phát triển đô thị thông minh bền vững ở
Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các
tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu tài
nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều
kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư
xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh.

- Quy hoạch đô thị (QHC/ phân khu/ chi tiết) được lập, thẩm định trên nền
tảng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa; được hỗ trợ bởi các công cụ phân
tích dữ liệu đa chỉ tiêu, công cụ dự báo, các phần mềm hỗ trợ ra quyết định quy
hoạch. Các nội dung quy hoạch/ kế hoạch khác nhau được kết nối liên thông đồng
bộ trong khi lập cũng như khi thực hiện quy hoạch. Các điều chỉnh QH/ kế hoạch
được cập nhật đồng bộ lên quy hoạch chung đô thị đã được duyệt. Tra cứu, tìm
hiểu thông tin quy hoạch đô thị thuận tiện hơn.
Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 38/QĐ-BXD
Phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính
phủ Hàn Quốc thực hiện Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn
Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”. Dự án VKC nhằm mục đích
thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị
thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị
thông minh ở Việt Nam, từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt
Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh bền vững đến năm 2030 và
tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng
Việt Nam – Bộ Đất đai, hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc nói riêng. Dự án VKC được
triển khai thực hiện sẽ góp phần đẩy nhanh công tác thực hiện Đề án 950 thông qua
việc xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam và các hoạt động tăng
cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh.
Việc Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Hàn
Quốc cho lĩnh vực phát triển đô thị thông minh thông qua Dự án hỗ trợ kỹ thuật
này thực sự cần thiết và hữu ích trong bối cảnh Việt Nam đang ở bước đầu xây
dựng đô thị thông minh. Dự án sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, công tác lập quy
hoạch phát triển đô thị trên toàn quốc một cách bền vững thông qua: (i) xây dựng
hướng dẫn về đô thị thông minh và thí điểm áp dụng quy trình công nhận đô thị
thông minh; (ii) thực hiện thí điểm thành công quy hoạch tổng thể đô thị thông
minh; (iii) tăng cường năng lực, trao đổi và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị
thông minh để tiến tới hình thành được chuỗi đô thị thông minh trên phạm vi cả
nước vào năm 2030. Bên cạnh đó, kết quả của Dự án sẽ mang lại những đóng góp
thiết thực, hiệu quả cho Việt Nam nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng trong việc
triển khai Đề án 950 “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đọan
2018-2025 và định hướng đến năm 2030”.

You might also like