You are on page 1of 3

Nhược điểm. Giải pháp ngắn /Giải pháp chi tiết.

Thu phí dự án theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế. Chi phí phát triển, đáu
thầu và chi phí phát sinh trong các dự án có nhiều khả năng lớn hơn những con số
tính toán của chính phủ. Chẳng hạn như những công ty tư nhân và các nhà đầu tư
của họ sẽ phải đối mặt với các rủi ro tài chính (thuế quan, lãi suất vay,…) , biểu
hiện là họ cần phải điều chỉnh giá dịch vụ - do vậy chính phủ cần xác định xem là
các chi phí phát sinh có thỏa đáng hay không, xem xét đến các cam kết tăng thuế
quan, chính sách điều tiết khác,…Các nhà thầu luôn kì vọng một mức độ kiểm soát
đáng kể dự án nếu họ phải đối mặt với rủi do tương đương./ Sáu là, hoàn thiện cơ
chế tài chính cho PPP. Theo đó, về phía vốn nhà nước, có thể nghiên cứu bố trí
nguồn vốn ngân sách tập trung ở Trung ương dành riêng cho các dự án PPP được
lựa chọn theo từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công và kế hoạch tài
chính trung và dài hạn. Về phía tư nhân, các nhà đầu tư cần được cho phép có
nhiều lựa chọn khác nhau để huy động vốn đầu tư bên cạnh vay vốn ngân hàng,
như tiếp cận vay vốn ODA và các nguồn vốn ưu đãi khác.      

Nhiều công trình hiện này không đáp ứng được hầu các yêu cầu về tiến độ
và chất lượng thi công. Do đó trách nhiệm của chính phủ là chưa hết nếu không
tiếp tục vào quá trình đảm bảo chất lượng của các công trình. Chính phủ cần có
những chuyên môn riêng biệt hoặc giao cho các bộ ngành, cơ quan quản lý có liên
quan để có thể theo sát những hoạt động nhà đầu tư, đảm bảo pháp lí được thực
thi. Hai là, tăng cường công tác chọn lựa nhà thầu. Chọn lựa nhà đầu tư là khâu
hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của dự án. Do đó, thay vì chỉ
định nhà đầu tư theo cơ chế “xin - cho”, các dự án PPP cần tổ chức đấu thầu
rộng rãi, công khai, minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, nâng cao
tính giải trình để lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực (năng lực tài chính, kỹ thuât,
công nghệ, kinh nghiệm thi công, khả năng quản lý…), giúp dự án triển khai đúng
kế hoạch, đảm bảo về chất lượng và thời gian thu hồi vốn. Quy trình lựa chọn nhà
đầu tư được xây dựng theo hướng đơn giản hóa, cụ thể là các nội dung trong kế
hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt đồng thời tại báo cáo nghiên cứu khả
thi./ Năm là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán dự án PPP, chế tài xử
phạt, quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, cơ quan nhà nước. Trong đó, cần có quy định cụ thể về giải quyết kiến
nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kiểm toán
nhà nước và giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân PPP.
        Việc thu hút các vốn đầu tư nước ngoài còn kém, chưa phát huy được hết mục
tiêu dự án. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ
trong mô hình đầu tư PPP, trong quá trình thi công dự án chúng ta cũng sẽ gặp
không ít những khó khăn như: thiếu vốn đầu tư, thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư
của doanh nghiệp, xin Giấy chứng nhận đầu tư,… Do vậy cần phải có một khuôn
khổ pháp lý và quy định rõ ràng để đạt được một sự hợp tác bền vững đồng thời
nhà đầu tư để có thể nắm bắt được rõ các quy định mô hình đầu tư PPP thì chúng
ta cần tham vấn các Chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn về các chế tài hiện
hành. /Một là, hoàn thiện khuôn khổ cơ sở pháp lý. Cần khẩn trương rà soát lại
các văn bản pháp lý hiện hành và đề xuất những điều chỉnh cần thiết hoặc xây
dựng một bộ văn bản pháp quy riêng và mới cho PPP (trong đó có điều chỉnh
những văn bản pháp quy hiện hành). Đặc biệt là, sớm ban hành Luật về PPP
nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại trên, tạo lực khơi thông vốn đầu tư từ khu
vực tư nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, qua đó, tạo môi trường đầu tư
lành mạnh, đủ sức hấp dẫn và khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đầy đủ, tạo lòng tin cho
nhà đầu tư và người dân./ Ba là, tăng cường công khai minh bạch thông tin. Đẩy
mạnh việc công khai, minh bạch thông tin ở tất cả các bước như: Chuẩn bị dự án,
lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng được công khai, minh bạch trên hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia. Đặc biệt là đối tượng chịu tác động của dự án, dự thảo
Luật Đầu tư theo hình thức PPP đã bổ sung cơ chế tham vấn ý kiến của các đối
tượng chịu ảnh hưởng của dự án. Cụ thể, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cơ quan
chuẩn bị dự án phải tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến tổ chức, cá nhân có liên
quan về tác động của dự án.

Cũng có thể một số dự án có thể thất bại hoặc tạm ngừng trước thời gian dự
kiến, vì một số lý do như thay đổi trong chính sách chính phủ, do nhà đầu tư không
thực hiện đúng cam kết,… Mặc dù vấn đề này có thể được giải quyết trong quá
trình kí kết nhưng sự giám sát, quản lý trong suốt quá trình diễn ra dự án là cần
thiết./ Bốn là, tạo lập cơ chế chia sẻ rủi ro của Chính phủ đối với nhà đầu tư. Sự
tham gia của tư nhân trong PPP có nghĩa là Nhà nước chuyển giao một phần rủi
ro sang nhà đầu tư tư nhân, trong khi mục tiêu của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi
nhuận. Vì vậy, việc phân bổ rủi ro và lợi ích kinh tế giữa các nhà đầu tư dự án
PPP cần tính toán cẩn thận, đảm bảo thu hút được nhà đầu tư tham gia dự án.
Vấn đề dự báo và xây dựng các phương án xử lý rủi ro là đặc biệt quan trọng
trong đề xuất, đánh giá, thẩm định tính khả thi của dự án. Các cơ chế như: Quỹ bù
đắp thiếu hụt tài chính, quỹ dự phòng dành cho bảo lãnh chính phủ, áp dụng bảo
lãnh doanh thu tối thiểu và bảo đảm rủi ro về ngoại tệ, chính sách, chính trị… nên
được nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng thu hút được các nhà đầu tư nhưng vẫn
đảm bảo được kết nối với việc lập kế hoạch ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ công
để tránh gây hệ lụy lớn cho ngân sách nhà nước.

You might also like