You are on page 1of 51

Câu 1: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là gì? Phân biệt tư nhân hóa và PPP? Ví dụ?

Lợi ích và hạn chế của


hình thức này?
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
(Điều 3, nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và nghị định về lựa chọn nhà đầu tư, 2015)

Đặc điểm Tư nhân hóa PPP

Trách nhiệm Trách nhiệm cung cấp và hỗ trợ tài chính Theo cơ chế PPP, trách nhiệm
cho một dịch vụ cụ thể nào đó do khu vực cung cấp dịch vụ hoàn toàn
tư thực hiện. thuộc về khu vực công.

Tình sở hữu Quyền sở hữu được Nhà nước bán cho khu Cơ chế PPP vẫn có thể tiếp tục
vực tư nhân cùng với những quyền lợi chi duy trì quyền sở hữu của Nhà
và chi phí nước.

Bản chất của dịch vụ Các nhà cung cấp tư nhân sẽ quyết định Dưới hình thức PPP, vấn đề này
phạm vi và phương thức cung cấp dịch vụ được cả 2 bên (NN và TN)
quyết định thông qua hợp đồng.

Rủi ro và lợi ích Khu vực tư nhân phải chịu hoàn toàn rủi NN và TN sẽ cùng chia sẻ cả rủi
ro. ro và lợi ích (Planning
Commision, 2004)

Ví dụ:Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Lợi ích và hạn chế của hình thức này:
+ Lợi ích: Các tuyến đường được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đã mang lại nhiều lợi ích do rút ngắn được thời gian vận
chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện; lợi ích mang lại cho
người sử dụng lớn hơn so với mức phí người sử dụng phải đóng; giảm thiểu tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…
+ Hạn chế: Các trạm thu phí được bố trí quá gần nhau, quá manh mún. Tiền phí đường cao hơn tiền xăng dầu, làm đảo lộn
giá trị vận tải. Trong đó, quá trình triển khai các dự án BOT đã xuất hiện nhiều trạm thu phí bất hợp lý như: Trạm tại QL5,
trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, trạm Bắc đèo Hải Vân, trạm thu phí Long Xuyên - Cần Tho, gần đây nhất là trạm thu phí
Cai Lậy̛... Các trạm này khiến hoạt động giao thông bất cập, doanh nghiệp vận tải và xã hội bức xúc; Việc đầu tư, thu phí, lộ
trình thu phí của các trạm không được công khai; Chính phủ đã cam kết với nhà đầu tư thì phải thực hiện đúng theo quy định
vì nếu đã ký cam kết mà không thực hiện thì nhà đầu tư sẽ không tham gia vào các dự án sau này; Công tác quản lý NN còn
một số bất cập, chưa có quy hoạch PPP cấp Bộ, hành lang pháp lý bảo đảm cho các nhà đầu tư, nhà thầu và chính cơ quan
NN còn thiếu, hiệu lực hiệu quả thực thi cho hình thức này chưa cao.

Câu 2: Vai trò và trách nhiệm của NN và khu vực tư nhân trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư? Cơ sở để NN
quyết định đầu tư theo hình thức PPP là gì?
Vai trò và trách nhiệm của NN:Khởi xướng hợp tác công tư:
+ NN xác định danh mục các dự án giao thông đường bộ khả thi để có thể được triển khai dưới hình thức PPP dựa vào các
yếu tố: rủi ro được chuyển cho bên nào có thể quản lý tốt nhất; khu vực TN sẽ đóng góp không chỉ có vốn mà cả công nghệ
và năng lực quản lý vào việc xây dựng, vận hành và duy trì các công trình giao thông đường bộ; KVTN đầu tư vào dự án sẽ
đem lại lợi ích lớn hơn khu vực NN đầu tư.
+ Vai trò khởi xướng của NN thể hiện ở việc NN: xác định loại hình đối tác đối với dự án; nghiên cứu khả thi dự án; xác
định các yếu tố về chính sách, quy định điều tiết dự án; các yêu cầu kỹ thuật; các yêu cầu về kinh tế tài chính; xây dựng kế
hoach đấu thầu dự án.
Đối tác trong HĐ PPP:
NN và TN là 2 đối tác làm việc cùng nhau thực hiện dự án, cung cấp các dịch vụ phục vụ người dân, thể hiện ở 2 nội dung: +
NN với tư cách là một chủ thể ký kết HĐ với tư nhân (Trách nhiệm của nhà nước sau khi dự án được hoàn thành: Khi dự án
đi vào hoạt động, Nhà nước cũng cần kiểm soát để đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng được tuân thủ. Vai trò này của
Nhà nước được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc chínhquyền địa phương
theo phân cấp quản lý);
+ NN là 1 chủ thể tham gia dự án (Khối tư nhân có thể không đảm nhận hết các phần việc trong dự án do hạn chế về vốn,
nguồn lực hoặc khả năng chấp nhận rủi ro, Nhà nước sẽ là một chủ thể thực hiện các hoạt động mà khối tư nhân không đảm
nhận, NN sẽ là nhà đầu tư thiểu số).
Hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân:
+ Vốn đầu tư của NN tạo ra đòn bẩy thu hút vốn của khu vực TN để phát triển kết cấu hạ tầng.
Quản lý sự phát triển của PPP:
Khó khăn của NN trong phát triển PPP:
+ Lựa chọn các dự án phù hợp
+ Xây dựng cơ chế phối hợp
+ Thu hút sự tham gia của khu vực TN
+ Bảo đảm giá trị đồng tiền cho NN
+ Xác định, chịu trách nhiệm và bảo lãnh những mức độ rủi ro hợp lý.
Cơ sở để NN thực hiện dự án PPP:
Tiết kiệm chi phí:
+ KVTB sẽ kết hợp hai khâu thiết kế (design) và xây dựng (construction) trong cùng một hợp đồng, tiết kiệm được nhiều chi
phí hơn; đồng thời cũng giúpgiảm thời gian quá trình xây dựng, để dịch vụ sớm được đưa vào sử dụng hơn
+ Khu vực tư nhân sẽ tìm các giải pháp (về công nghệ, quản lí, sử dụng nguồn lực,..) nhằm giảm thiểu chi phí vận hành và
bảo trì trong suốt vòng đời của công trình
Cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp:
Cơ chế PPP tận dụng được những lợi thế nhất của các bên, với nhà nước là “chính sách và khả năng quản trị”, bên tư nhân là
“các yếu tố kĩ thuật như thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí”. Chất lượng dịch vụ tốt hơn của các dự án PPP là do dịch
vụ đó gắn liền với:
+ Các công trình hỗ trợ;
+ Do việc ứng dụng các công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ+ Do có các quy định rõ ràng về thưởng/phạt dự theo chất
lượng cung cấp dịch vụ trong HĐ hợp tác PPP (European Commision 2003).

Câu 3: Dự án PPP có những giai đoạn nào? Các bước để xác định, lựa chọn và lập thứ tự ưu tiên của một dự án
PPP? Đề xuất dự án bao gồm những nội dung chính nào?
Giai đoạn:
+ Hình thành dự án theo hình thức đối tác công tư: Xác định, lựa chọn và lập thứ tự ưu tiên của dự án
+ Phân bổ rủi ro và thông số kỹ thuật đầu ra
Các bước:
Bước 1: Đánh giá tính tuân thủ của dự án với NĐ 15
Bước 2: Phân tích đa tiêu chí chi tiết
Bước 3: Đề xuất dự án
Bước 4: Phê duyệt dự án sau đề xuất
Nội dung của đề xuất dự án:
Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án: Bao gồm giá trị đóng góp thuần của dự án (chi phí dự án, lợi ích gắn với dự án) và các
mực tiêu của dự án
Phương án đầu tư PPP: phân tích khái quát các phương án đầu tư khác nhau đang được xem xét để áp dụng cho dự án và lý
do lựa chọn phương án đầu tư được đề xuất cùng với ma trận phân bổ rủi ro giữa nhà đầu tư và các CQNNCTQ tương ứng
Thiết kế sơ bộ: Thiết kế sơ bộ sẽ xác nhận sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển, các nội dung chi tiết có
thể bao gồm: Địa điểm thi công; quy mô dự án; loại hình và cấp độ công trình thi công chính của dự án; Kế hoạch thực hiện
dự án; Thuyết minh về phương án thiết kế được lựa chọn cho công trình chính của dự án; Đường dây và thiết bị kỹ thuật
(nếu có); Chất lượng của công trình dự án/ dịch vụ cung cấp.
Phân tích khả thi kỹ thuật: Bao gồm: Đặc điểm kỹ thuật của địa điểm thực hiện dự án; tình trạng về quyền lưu thông; phương
án bồi thường GPMB và tái định cư; mức độ sẵn có của các công nghệ thực hiện dự án; các tác động môi trường của dự án.
Phân tích khả thi về tài chính: Dự kiến ban đầu về chi phí vốn; Cphi vận hành; Vốn góp của NN; Dự kiến doanh thu; Các ưu
đãi đầu tư/bảo đảm.
Khảo sát thị trường sơ bộ: Thảo luật 3 bên CQNNCTQ – NĐT – Bên cấp vốn có tiềm năng. Từ đó đánh giá khả năng và sự
sẵn sàng tham gia dự án của tư nhân.

Câu 4: Nghiên cứu khả thi trong dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP là gì? Tại sao phải tiến hành
nghiên cứu khả thi? Một nghiên cứu khả thi cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Nghiên cứu khả thi nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan và hợp lý những điểm mạnh và điểm yếu của dự án đối
tác công-tư PPP mà bên mời thầu đã xác định. Đây là một trong những hợp phần quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị
dự án và cũng là cơ sở để Bộ GTVT hay Chính phủ Việt Nam đưa ra quyết định đầu tư vào dự án
Mục đích:
+ Đảm bảo rằng dự án phù hợp với nhu cầu được xác định trước đó và là giải pháp kỹ thuật thích hợp nhất;
+ Cung cấp thông tin về chi phí (cả hữu hình và vô hình), và cung cấp dấu hiệu nhận biết liệu ngân sách của Chính phủ hoặc
CQNNCTQ có đáp ứng được những chi phí này mà không làm gián đoạn những hoạt động khác không;
+ Xem xét lý giải về hiệu quả kinh tế của dự án;
+ Cho phép xác định, định lượng, giảm thiểu và phân bổ rủi ro trong toàn bộ vòng đời dự án;
+ Hoàn thành toàn bộ tài liệu tham vấn cho dự án;
+ Xem xét vấn đề thu hồi đất của dự án cụ thể;
+ Xem xét liệu dự án có thể được đánh giá là phù hợp với khả năng chi trả của Chính phủ và đối tượng sử dụng dịch
vụ khi xét đến các nghĩa vụ tài chính hữu hình và nghĩa vụ tài chính tiềm tàng của dự án
Yêu cầu:
+ Trình bày và phân tích các phương án cấu trúc dự án khác nhau;
+ Có bao gồm mô hình tài chính với các tỷ số đầu tư quan trọng cùng khả năng chạy các kịch bản khác nhau và phân tích độ
nhạy;
+ Xác định những hạn chế của dự án;
+ Đảm bảo rằng dự án được phát triển trên cơ sở một kế hoạch kinh doanh phù hợp, và đảm bảo rằng biện pháp rà soát đặc
biệt đã được tiến hành đối với dự án để chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, kỹ thuật và xã hội.

Câu 5: Có những loại hợp đồng PPP nào? Đặc điểm chính của mỗi loại hợp đồng? Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa
chọn hình thức hợp đồng PPP? Làm sao để có thể lựa chọn được hình thức hợp đồng tối ưu nhất?
Hợp đồng dịch vụ/quản lý (O&M)
+ HĐ dịch vụ:
Cơ quan nhà nước
Cung cấp cơ sở hạ tầng
Giữ tất cả quyền thiết kế, quyền sở hữu đối với cơ sở hạ tầng
Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đầu tư để mở rộng và nâng cấp hệ thống.
Các hợp đồng dịch vụ là một lựa chọn có độ rủi ro tương đối thấp trong việc mở rộng vai trò của khu vực tư nhân
Tư nhân
Cung cấp dịch vụ cho khu vực công trên cơ sở hạ tầng đã có
Cơ quan nhà nước trả đối tác tư nhân một khoản chi phí định trước cho dịch vụ trên cơ sở phí một lần, hoặc chi phí đơn vị
dịch vụ hoặc trên các cơ sở khác.
+ HĐ quản lý:
Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công vẫn thuộc trách nhiệm của khu vực nhà nước
Hoạt động quản lí kiểm soát và thẩm quyền xử lí hàng ngày được giao cho đối tác tư nhân.
Cơ quan nhà nước vẫn chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ đối với khách hàng sử dụng
Đối tác tư nhân cung cấp vốn cho hoạt động quản lí, điều hành nhưng không có nhiệm vụ cung cấp vốn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng
HĐ xây dựng – vận hành - chuyển giao (BOT):
Đây là một mô hình hữu hiệu để huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp.
Cũng giống như DBFO, việc tài trợ dự án và các rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động được chuyển sang khu vực tư nhân.
Thời gian thu phí thường được tính toán để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lãi.
Đối tác tư nhân có thể tự mình bỏ toàn bộ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, song cũng có thể vay vốn từ ngân hàng (tỉ lệ vay vốn
theo quy định của nhà nước).
Hợp đồng BOT là cơ sở pháp lý quan trọng nhất tập hợp các thỏa thuận cho phép nhà đầu tư được quyền thực hiện dự án với
những cam kết đối với nhà nước trong việc phát triển công trình cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, hợp đồng BOT được coi là hợp đồng nhượng quyền (concession),
Bên cho vay sẽ xem xét nguồn thu của dự án chứ không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo như thông thường.
Hợp đồng BOT thường là một hợp đồng dài hạn (khoảng 20-30 năm).
HĐ xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO):.
Sau khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho khu vực công, đối tác tư nhân được quyền khai thác, kinh doanh thông qua
một thỏa thuận cho thuê/nhượng quyền khai thác tài sản.
HĐ xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO):
Đối tác tư nhân bỏ toàn bộ chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì tài sản/cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân được quyền vận hành
và sở hữu tài sản trong suốt vòng đời của nó mà không có nghĩa vụ phải chuyển giao cho khu vực nhà nước.
Đối tác tư nhân được quyền quyết định thu lệ phí để bù đắp chi phí đầu tư. Song các quyết định cần được thực thi theo thỏa
thuận đã được ký kết.
Đối tác tư nhân cần kinh doanh theo các điều kiện được thỏa thuận từ trước khi hợp đồng còn hiệu lực
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT):
NĐT chuyển giao công trình kết cấu hạ tầng cho CQNNCTQ và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án.
HĐ xây dựng – cho thuê – chuyển giao (BLT):
Sau khi hoàn thành công trình, NĐT được quyền cng cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành nhất định, khai thác công trình đó
trong một thời hạn nhất định, CQNNCTQ thuê dịch vụ và thanh toán cho NĐT trước khi chuyển giao công trình cho NN.
HĐ xây dựng – chuyển giao – cho thuê (BTL):
Sau khi hoàn thành công trình, NĐT chuyển giao cho CQNNCTQ và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai
thác công trình đó trong một thời hạn nhất định.
Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn hình thức HĐ:
Tạo điều kiện thuận lợi để đạt được hoặc tối ưu hóa các mục tiêu và kết quả của dự án, cung cấp hiệu quả đầu tư cao nhất
Đạt được sự cân bằng phù hợp giữa mức độ kiểm soát mà cơ quan thực hiện yêu cầu và mức độ rủi ro tối ưu mà cơ quan
thực hiện có thể chịu
Tối ưu hóa tiến độ, chi phí và chất lượng kết quả đầu ra của dự án; phù hợp nhất với các đặc điểm của dự án
Đạt được mục tiêu quản lý rủi ro cho cơ quan thực hiện và dự án; cung cấp cấu trúc phân bổ rủi ro giữa các bên phù hợp nhất
Lựa chọn hình thức hợp đồng là một trong những bước quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược đầu tư. Cơ quan
thực hiện cần có hiểu biết vững chắc về mục tiêu của dự án, các hạn chế và những rủi ro chính trong dự án để lựa chọn
hình thức hợp đồng tối ưu

Câu 6: Mục tiêu của việc quản lý hợp đồng là gì? Để quản lý hợp đồng hiệu quả thì những nguyên tắc nào cần được
tuân thủ? Có những vấn đề nào có thể nảy sinh trong quá trình vận hành và làm sao để quản lý chúng?
-Mục tiêu:
Giám sát và thi hành các yêu cầu và trách nhiệm trong hợp đồng PPP;
Quản lý mối quan hệ giữa Cơ quan thực hiện và nhà đầu tư;
Duy trì tiêu chuẩn cao về cung cấp dịch vụ trong suốt thời hạn hợp đồng.
-Nguyên tắc:
Cần có cấu trúc quản lý hợp đồng rõ ràng với cơ chế thông tin liên lạc, quản trị và báo cáo được xác định rõ;
Các vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia vào quy trình quản lý hợp đồng phải được giao phó và thống nhất cho từng
giai đoạn phát triển của dự án;
Người quản lý hợp đồng cần tham gia từ đầu, trong công tác đầu thầu dự án và xây dựng các điều khoản trong hợp đồng
PPP;
Cần thiết xây dựng mối quan hệ bền chặt và hợp tác giữa nhà đầu tư và Cơ quan thực hiện;
Người quản lý hợp đồng cần vững vàng, có kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và được sự hỗ trợ chặt chẽ từ Đơn vị quản lý hợp
đồng, Cơ quan thực hiện, Ban PPP thuộc Bộ GTVT và các cơ
quan khác của Chính phủ theo yêu cầu;
Người quản lý thực hiện dịch vụ với sự hỗ trợ kỹ sư độc lập cần thường xuyên tiến hành giám sát và kiểm tra việc thực hiện
dịch vụ.
-Những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình vận hành và cách giải quyết:
So sánh giữa mô hình tài chính dự kiến và thực tế: Mô hình tài chính đã được sử dụng trong quá trình đấu thầu và đàm phán;
Mô hình được cập nhật để phản ánh hoạt động thực tế của dự án; Cung cấp thước đo chính xác về hiệu quả tài chính của dự
án
Các KPI đã thỏa thuận: Người quản lý HĐ và đơn vị quản lý HĐ đánh giá các thông số hoạt động và các hoạt động tiêu
chuẩn mà NĐT đáp ứng, cung ứng.
Phí: Mức phí được giám sát bởi Đơn vị quản lý hợp đồng để đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng sử dụng và nhà đầu
tư. Đơn vị quản lý hợp đồng giám sát mức phí thực tế áp dụng cho các đối tượng sử dụng để đảm bảo rằng mức phí phù hợp
với giá trị thị trường, các quy định và điều khoản trong hợp đồng.
Các cam kết với ngân hàng: Cập nhật mô hình tài chính theo thực tế hoạt động từ đó giám sát và ước tính khi nào sẽ có vấn
đề phát sinh đối với các cam kết. NĐT cần thông báo cho người quản lý HĐ nếu NĐT dự kiến sẽ phát sinh vấn đề đối với
các cam kết với ngân hàng.
Sửa chữa và bảo trì, bảo dưỡng: Đơn vị quản lý hợp đồng đảm bảo rằng việc sửa chữa và bảo trì, bảo dưỡng phải được tiến
hành theo mức độ được yêu cầu trong suốt thời hạn dự án để công trình không bị xuống cấp và hư hỏng, đặc biệt nếu tài sản
dự án phải được chuyển giao lại cho Chính phủ tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Câu 7: Cơ cấu tài chính của dự án PPP gồm những phần nào? Rủi ro trong việc không thu xếp được tài chính?
Chính phủ có thể làm gì để hạn chế các rủi ro trên?
-Cơ cấu tài chính:
Giảm thiểu cphi tài chính cho dự án + vốn chủ sở hữu đắt hơn nợ = NĐT sử dụng một khoản nợ lớn để tài trợ cho dự án.
-Rủi ro việc không thu xếp được tài chính: DA có thể bị trì hoãn hoặc sụp đổ do NĐT không thu xếp được tài chính =>
Chính phủ có thể phải mở thầu lại hoặc điều chỉnh các điều khoản HĐ để đáp ứng nhu cầu bên cho vay
Lựa chọn của CP:
Yêu cầu các nhà thầu cung cấp đảm bảo đạt được kết quả tài chính trong một thời gian nhất định
Yêu cầu hồ sơ dự thầu có sẵn các cam kết cung cấp tài chính
=>> các bên cho vay phải hoàn thành công tác thẩm định trước khi đấu thầu.
=>>2 hình thức này có thể làm gia tăng chi phí và làm giảm cạnh tranh
CP giới thiệu gói tài trợ mà được CP sắp xếp từ trước cho dự án

Câu 8: Tái cấp vốn là gì? Khi nào dự án cần tái cấp vốn? Các phương án giảm thiểu rủi ro? Vai trò của tài chính
công trong việc thực hiện dự án PPP?
Tái cấp vốn có nghĩa là vay nợ mới để trả các khoản vay hiện tại.
Nguyên nhân dẫn tới tái cấp vốn (Dự án cần tái cấp vốn khi):
Dự án không thể đạt được 1 gói tài chính thời gian đủ dài, nguồn vốn tại thời điểm hiện tại không đủ đáp ứng khoản vay dài
hạn.
Các bên cho vay cho rằng dự án là quá mạo hiểm với cho vay dài hạn
Phương án giảm thiểu rủi ro:
Mua tài chính: một bên vay khác cam kết tiếp nhận khoản vay trong tương lai=> khuyến khích bên cho vay cung cấp gói vay
dài hạn
Chính phủ tham gia tái cấp vốn với điều kiện chia sẻ lợi ích đối với khoản vốn được tái cấp
Việc tái cấp vốn có thể giúp SPV có thể đàm phán lại với các điều khoản có lợi hơn do thị trường có thể biến động theo
hướng thuận lợi hơn.
Vai trò của TCC trong PPP:
Chính phủ có thể tài trợ cho các dự án PPP, một phần hoặc toàn bộ. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của việc chuyển giao
rủi ro cho khu vực tư nhân, giảm sự khuyến khích khu vực tư nhân tạo hiệu quả đầu tư và làm bên tư nhân dễ dàng bỏ dự án
hơn nếu mọi chuyện chuyển biến xấu.

Câu 9: Các nhóm rủi ro chính trong dự án PPP? Tại sao cần xem xét tầm quan trọng của các nhóm rủi ro? Làm sao
để có thể đánh giá được mức độ quan trọng của rủi ro?
-Các nhóm rủi ro:
Rủi ro về mặt bằng: Liên quan đến tính sẵn có và chất lượng của khu vực dự án như chi phí và thời gian để có được địa
điểm, giấy phép cần thiết
Rủi ro về thiết kế, xây dựng, cung cấp dịch vụ
+ Rủi ro trong việc xây dựng có thể kéo dài hoặc chi phí cao hơn dự kiến
+ Rủi ro về chất lượng thiết kế, xây dựng, tài sản không đáp ứng tiêu chuẩn của dự án.
Rủi ro vận hành
+ Rủi ro trong việc gián đoạn cung cấp dịch vụ hoặc sẵn có của tài sản
+ Chi phí vận hành và bảo trì khác với dự kiến
Rủi ro về nhu cầu và rủi ro về thương mại khác
+ Rủi ro về việc sử dụng dịch vụ khác với dự kiến
+ Thu nhập không như mong đợi
Rủi ro về chính trị và quy định: Rủi ro của quyết định về chính sách hoặc thay đổi trong khuôn khổ quy định ngành gây ảnh
hưởng xấu đến dự án
VD:Không gia hạn phê duyệt một cách hợp lý, vô lý quyết định điều chỉnh khắc nghiệt
Rủi ro thay đổi khung pháp lý: Rủi ro thay đổi trong luật hoặc quy định chung ảnh hưởng tới dự án. VD: thay đổi thuế thu
nhập DN, quy định về lợi nhuận, tỷ giá
Rủi ro về vi phạm: Phía tư nhân có thể không có đủ năng lực tài chính hoặc kỹ thuật để thực hiện dự án
Rủi ro về kinh tế hoặc tài chính: Rủi ro về thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc lạm phát
Sự kiện bất khả kháng, sở hữu tài sản
+ Thiên tai, chiến tranh kéo theo xáo trộn dân cư
+ Rủi ro công nghệ trở nên lỗi thời hoặc giá trị tài sản khi kết thúc hợp đồng thấp hơn dự kiến
Để tập trung nỗ lực khi phân bổ rủi ro, việc xem xét tầm quan trọng của các rủi ro khác nhau cũng rất hữu ích. Một số rủi ro
có thể sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn so với các rủi ro khác: về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ nghiêm trọng của tác động đối
với kết quả dự án. Rủi ro có thể được đánh giá một cách định lượng hoặc định tính.
Câu 10: Phân bổ rủi ro là gì? Tại sao cần phân bổ rủi ro? Các nguyên tắc và giới hạn phân bổ rủi ro?
Phân bổ rủi ro có nghĩa là quyết định xem bên nào trong hợp đồng PPP sẽchịu chi phí hoặc đạt được lợi ích của sự thay đổi
trong kết quả dự án phát sinh từ mỗi yếu tố rủi ro.
Nguyên nhân: Phân bổ rủi ro chính là một trong những cách chính mà dự án PPP có thể đạt được hiệu quả đầu tư tốt hơn.
Tạo động lực để các bên quản lý rủi ro tốt hơn do đó cải thiện chất lượng dự án hoặc giảm chi phí
Giảm chi phí chung của rủi ro dự án bằng cách Bảo hiểm các bên chống lại những rủi ro mà bên họ không đảm đương được
Nguyên tắc phân bổ rủi ro là mỗi rủi ro cần được phân bổ cho bên có thể quản lý tốt nhất, các đặc điểm để phân bổ rủi ro:
Có khả năng tốt nhất trong việc kiểm soát khả năng xảy ra rủi ro. VD: bên tư nhân đảm nhiệm xây dựng dự án
Có khả năng tốt nhất trong việc kiểm soát tác động của rủi ro đối với kết quả dự án bằng cách đánh giá và dự đoán rủi ro
một các tốt và phản ứng đối với rủi ro đó
Có khả năng chịu rủi ro ở mức chi phí thấp nhất trong trường hợp không kiểm soát được khả năng và tác động của rủi ro
Những nguyên tắc trên không nhằm mục đích chuyển tối đa rủi ro cho bên tư nhân. Chuyển những rủi ro mà bên phía tư
nhân có thể kiểm soát hoặc giảm nhẹ có thể giúp giảm chi phí dự án tổng thể và cải thiện hiệu quả đầu tư.
Bên tư nhân nhận càng nhiềurủi ro thì chi phí bảo hiểm và lợi nhuận yêu cầu của bên tư nhân cũng càng cao, việc huy động
vốn cũng sẽ càng khó.
Giới hạn:
Mức độ chi tiết của phân bổ rủi ro: chi phí cho việc xác định và phân tích rủi ro có thể sẽ cao và lớn hơn lợi ích thu được
trong trường hợp ít rủi ro hơn
Rủi ro không thể được chuyển nhượng: có những rủi ro không thể đưa vào hợp đồng như rủi ro chính trị, bên chính phủ có
thể thu hồi tài sản hoặc từ bỏ hợp đồng
Mức độ rủi ro chuyển giao cho bên tư nhân: các cổ đông chịu trách nhiệm phần vốn của họ, nếu tổn thất do rủi ro lớn hơn
vốn CSH, phía tư nhân có thể rút khỏi dự án và chính phủ là người chịu trách nhiệm về phần vốn vay cũng như cung ứng
dịch vụ
Câu 11: Mục tiêu của thiết kế hợp đồng PPP? Hợp đồng PPP cần có những phần chính nào? Tại sao tranh chấp có
thể xảy ra trong quá trình thự hiện hợp đồng PPP? Có thể dùng những cơ chế nào để giải quyết tranh chấp?
Mục tiêu của thiết kế hợp đồng PPP là tạo ra sự chắc chắn nếu có thể và hạn chế tính linh hoạt khi cần thiết – từ đó giữ được
sự rõ ràng và hạn chế được tính không chắc chắn cho cả 2 bên
ND chính của HĐ:
Mục tiêu về hiệu suất và yêu cầu đầu ra rõ ràng: cụ thể, đo lường được, đạt được, thực tế, kịp thời
Cách thức giám sát kết quả thực hiện: thông tin thu thập bởi ai? Báo cáo cho ai?
Hậu quả của việc không đạt được hiệu suất yêu cầu: các điều khoản phạt, bồi thường, giảm trừ
Quyền tiếp nhận dự án từ phía nhà nước nhằm kiểm soát trong một số tình huống nhất định để tránh tình trạng gián đoạn
cung cấp dịch vụ
Tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện HĐ vì:
Thỏa thuận PPP dài hạn và phức tạp nên HĐ có xu hướng không đầy đủ, tạo ra khoảng trống có sự giải thích khác nhau dẫ
đến việc xảy ra tranh chấp.
Cơ chế giải quyết tranh chấp:
Hòa giải: một bên thứ ba có thể được khuyến nghị đưa ra các khuyến nghị cách giải quyết bất đồng.
Sử dụng một cơ quan quản lý ngành: có thể sử dụng cơ quan quản lý giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, có rủi ro về sự độc lập
của cơ quan quản lý.
Hội đồng chuyên gia với tư cách các trọng tài viên
Trọng tài quốc tế.

Câu 12: Quỹ phát triển dự án là gì? Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế quỹ là gì? Việc sử dụng quỹ có rủi ro gì? Làm
sao để hạn chế các rủi ro đó?
Quỹ phát triển dự án:Thiếu chuẩn bị dự án là yếu tố chính góp phần gây thất bại tại các dự án có sự tham gia của khu vực tư
nhân. Để đảm bảo cho kinh phí ban đầu nhằm chuẩn bị dự án, xu hướng hiện nay là chuyển sang hình thành các quỹ vốn
phát triển chuyên nhằm phát triển dự án còn gọi là cơ chế và/hoặc quỹ phát triển dự án (PDF). Thiết kế của Quỹ phát triển
dự án có cấu trúc hợp lý không chỉ bao gồm cung cấp tiền tệ đơn thuần mà còn đi kèm các điều kiện và điều khoản về tiếp
cận, sử dụng, và hoàn trả nhằm củng cố kết quả và hiệu suất.
Yếu tố cần lưu ý khi thiết kế quỹ:
Quy mô của quỹ
Nguồn vốn
Đối tượng phục vụ của cơ chế này
Các điều kiện cần có để tiếp cận cơ chế này
Rủi ro:
Tính chất rủi ro cao trong phát triển dự án
Một tỷ lệ nhất định các dự án có thể thất bại
Quỹ phát triển dự án không thể sử dụng hoàn toàn vốn vay
Chuyển một tỷ lệ vốn vay sang vốn cấp phát.
Hạn chế rủi ro:Về nguyên tắc, chính phủ cần đóng góp vào Quỹ phát triển dự án để đảm bảo cơ chế cân đốivà chia sẻ rủi ro,
và tập trung vào hiệu suất sử dụng vốn được triển khai

Câu 13: Để được tiếp cận nguồn vốn quỹ, yếu tố nào cần được xem xét? Khi được xem xét cấp vốn, những yếu tố nào
cần được nêu ra trong thỏa thuận cấp vốn? các vấn đề khó khăn trong việc thiết kế quỹ?
Tiêu chuẩn tiếp cận:
Do tính chất rủi ro cao của hoạt động phát triển dự án các dự án và đơn vị mong muốn nhận hỗ trợ của Quỹ phát triển dự án
cần được sơ tuyển trước khi được phân bổ vốn:
Nhu cầu dự án
Mức độ phù hợp của dự án đối với hình thức qua n hệ đối tác công tư
Kế hoạch kinh doanh của dự án, báo cáo tiền khả thi
Dự trù kinh phí phát triển dự án
Đơn vị yêu cầu sẵn sàng đồng ý với các quyền lợi , điều khoản và điều kiện của quỹ phát triển dự án
Yếu tố cần nêu trong thỏa thuận cấp vốn:
Các chỉ tiêu theo hạn mức thời gian
Chứng minh về chi tiêu
Báo cáo định kỳ, đánh giá hiệu quả hoạt động
Thỏa thuận về chia sẻ rủi ro
Các điều khoản về bồi thường, tranh chấp
Các yêu cầu về thu hồi vốn
Các vấn đề khó khăn trong việc thiết kế quỹ:
Vấn đề hoàn vốn, chi phí vốn trong thời gian dự án
+ Mức vốn hoá ban đầu và thời hạn cấp vốn. Quỹ phát triển dự án phải có quy mô đảm bảo nhu cầu tối đa trước khi bắt đầu
thu hồi được vốn
+ Hạch toán các dự án thất bại:Chuyển số vốn “thất thoát” thành hình thức cấp phát và được xoá hoàn toàn khỏi nguồn lực
của Quỹ phát triển dự án. Quỹ phát triển dự án cần được bổ sung để trang trải cả cho những tổn thất vốn do dự án không
thành công.
+ Thu hồi vốn từ các dự án thành công
Cơ quan trực tiếp quản lý quỹ là chính phủ, đơn vị độc lập hay tổ chức tài chính
Dự án như thế nào là thành công, nếu không thành công thì xử lý như thế nào
Do có rủi ro liên quan đến các dự án thất bại, có một trường phái tư duy là Quỹ phát triển dự án cần thu hồi vốn từ các dự án
thành công kèm thêm một mức phí rủi ro để trang trải cả tổn thất của các dự án khác.
Theo quan điểm của bên phát triển dự án, cách suy nghĩ này là không công bằng; họ không muốn phải chịu trách nhiệm cho
thất bại của các bên thứ ba khi phát triển các dự án của họ và/hoặc cho những thiếu sót hoặc thiếu kinh nghiệm của chính
phủ trong việc quản lý các hoạt động phát triển dự án.
Dự án thất bại cũng có thể do những vấn đề như bản chất chính sách bị thay đổi (đặc biệt là khi có các chính sách mới được
triển khai), hoặc ý tưởng ban đầu của dự án bị thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm thử thiết kế Quỹ phát triển dự án
đề xuất trong số các bên liên quan trước khi cam kết chắc chắn về thiết kế dự kiến.
Trong trường hợp chỉ thu hồi trực tiếp số tiền mà Quỹ phát triển dự án bỏ ra cho một dự án cụ thể từ bên trúng thầu , thì Quỹ
phát triển dự án cần được bổ sung định kỳ để trang trải cả cho các hoạt động xây dựng dự án thất bại

Câu 11: Nêu các nội dung trong bước mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật trong đấu thầu rộng rãi lựa chọn?
NĐT theo hình thức đối tác công tư PPP?
Câu 12: Nêu các nội dung về đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trong đấu thầu rộng rãi lựa chọn
13. Nêu các nội dung về đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại trong đấu thầu rộngrãi lựa chọn NĐT thực
hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP
15. Nêu các phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại. Vì sao phương pháp vốn gópcủa Nhà nước lại chọn Nhà
đầu tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất đượcxếp thứ nhất trong khi phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích
Nhà nước lại chọn Nhà đầu tưđề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ
bộhợp đồng?
Nội
dung

Quy định về việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật(Điều 34 Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng


dẫn Luật Đấu thầu)

A. Việcmởhồsơđềxuất kỹthuật đượctiếnhành công khaivàbắtbuộctấtcácnhàđầutưphải


thamdự.
1. B. Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay
trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóngthầu.
C. Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật được thực hiện theo thứ tự nhà thầu nào nộp hồ sơ
trước sẽ được mở thầutrước.
D. Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật không nhất thiết phải ngay sau thời điểm đóng thầu
mà phụ thuộc vào quy định của từng đơnvị.
Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở nào(Điều 58 Nghị định
25/2020/NĐ-CP)

A. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự
thầu (nếucó); Hồ sơ mờithầu
2. B. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu
(nếucó); Hồ sơ mời thầu; Biên bản mở, đóngthầu
C. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; Đề xuất về kỹ thuật, Đề xuất về tài chính; Bảo đảm
dựthầu
D. Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có); Hồ sơ mời thầu; Xếp
hạng các nhàthầu.
Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng(Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Tùyvàođặcthùcủatừngdựánmàtiếnhànhđàmphánsơbộđốivớicácnộidungmànhà
đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu

3. B. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng được phép làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ
dựthầu
C. Khôngtiếnhànhđàmphánsơbộđốivớicácnộidungmànhàđầutưđãchàothầutheođúng
yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc đàm phán này không được làm thay đổi nội
dung cơbản của hồ sơ dựthầu
D. Đáp án a và bđúng
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện nào(Điều 56 Nghị định
25/2020/NĐ-CP)

A. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và kỹ
4.
thuật; Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo
cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; có đề xuất phần vốn góp của Nhà
nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo
cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt đối với
phươngphápvốngópcủaNhànước;cóđềxuấtnộpngânsáchnhànướclớnnhấtđốivớ
i phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhànước
B. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; Đáp ứng cao nhất về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật
C. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo
nghiên cứu khả thi được phê duyệt; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp
nhất và không vượt
giátrịvốngópcủaNhànướcxácđịnhtạibáocáonghiêncứukhảthiđượcphêduyệtđối
vớiphươngphápvốngópcủaNhànước;cóđềxuấtnộpngânsáchnhànướclớnnhấtđối với
phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhànước.
D. Phương án b và c
5. Xửlýtìnhhuống:Trườnghợptạithờiđiểmđóngthầu,khôngcónhàđầutưnàonộphồsơdự
sơtuyển,hồsơdựthầuthìbênmờithầuphảibáocáongườicóthẩmquyềnxemxét,giảiquyết.
(Điều 80 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa là 30 ngày hoặc Quyết định hủy thầu
đồngthời yêu cầu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ
chức lại việc lựa chọn nhà đầutư.
B. Xem xét chỉ định thầu một nhà đầu tư vào thực hiện dựán
C. Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa là 30 ngày hoặc Quyết định hủy
thầu đồngthời yêu cầu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời
thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư hoặc xem xét chuyển đổi hình thức
đầu tư do dự án không hấp dẫn nhà đầu tư.
D. Phương án a vàb
6. Xửlýtìnhhuống:Trườnghợptấtcảcácnhàđầutưđápứngyêucầuvềkỹthuậtvànằmtrong
danhsáchxếphạngđềuđềxuấtgiádịchvụ,phần vốngópNhànướccaohơngiádịchvụ,phần
vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án
(đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt thì Người có thẩm quyền xem xét,
xửlý(khoản 9 Điều 80 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Cho phép các nhà đầu tư được chào lại đề xuất về tài chính – thươngmại
B. Cho phép đồng thời với việc các nhà đầu tư này chào lại đề xuất về tài chính –
thương mại, người có thẩm quyền xem xét lại giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà
nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án
PPP nhóm C) được phê duyệt, nếu cầnthiết.
C. Phương án A VàB
D. Nhà đầu tư có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được xếp hạng thứnhất
7. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị (Điều 81 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu; Đơn kiến nghị phải có chữ ký
của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu
(nếu có); Nội dung kiến nghị chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án; Chi phí
giả quyết kiến nghị được nhà đầu tư
nộptheođúngquyđịnh;Ngườicótráchnhiệmgiảiquyếtkiếnnghịnhậnđượcđơnkiếnng
hị theo đúng quyđịnh.
B. Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu; Đơn kiến nghị phải có chữ ký của
người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu
(nếucó);
C. Nội dung kiến nghị đã được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án; Chi phí giải quyết kiến
nghị được nhà đầu tư nộp theo đúng quy định; Người có trách nhiệm giải quyết kiến
nghị nhận được đơn kiến nghị theo đúng quyđịnh
D. Phương án B VàC
8. Các hình thức xử lý vi phạm trong lựa chọn nhà đầu tư(Điều 84 Nghị định 25/2020/NĐ-
CP)

A. Cảnh cáo; Phạttiền


B. Cảnh cáo; Phạt tiền; Cấm tham gia hoạt động đấuthầu
C. Cảnhcáo;Phạttiền;Cấmthamgiahoạtđộngđấuthầu;Truycứutráchnhiệmhìnhsựđốivới cá
nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật
về hình sự. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị
xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức.
D. Cảnhcáo;Phạttiền;Cấmthamgiahoạtđộngđấuthầu;Truycứutráchnhiệmhìnhsựđốivới cá
nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về
hìnhsự
9. Xử lý vi phạm trong đấu thầu(Điều 84 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cảu tổ
chức cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
B. Bịcấmthamgiahoạtđộngđấuthầuvàđưavàodanhsáchcácnhàthầuviphạmtrênhệthống
mạng đấu thầu quốcgia.
C. Phương án A vàB
D. Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
cảu tổ chức cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Bị
đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốcgia
10. Trách nhiệm của người có thẩm quyền khi phát hiện chủ đầu tư, bên mời thầu có hành
vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan trong lựa chọn
nhà đầu tư
( Điều 73. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13)

A. Báo cáo lên cơ quan cấp trên xin ýkiến


B. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố
vô hiệuđối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mờithầu
C. Báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xin ýkiến
D. Báo cáo lên Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xin ýkiến
11. Hìnhthứccảnhcáo,phạttiềnđượcápdụngđốivớitổchức,cánhântrongcáctrườnghợpnào
sauđây(Điều 84 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)

A. Vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đấutư.
B. Nhà đầu tư cố ý cung cấp thông tin không trung thực, làm sai lệch kết quảlựa
chọn nhà
đầu tư.

C. Áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi
khi không đủ điều kiện theo quy dịnh của Luật đấuthầu..
D. Phương án B vàC.
12. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP quan trọng quốc gia

(Khoản 4 Điều 30 Nghị định 63/2018/NĐ-CPĐ)

A. Không quá 90 ngày


B. Không quá 70ngày
C. Không quá 50ngày
D. Không quá 30ngày
13. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP nhóm A

( Khoản 4 Điều 30 Nghị định 63/2018/NĐ-CP)

A. Không quá 50ngày


B. Không quá 40ngày
C. Không quá 30ngày
D. Không quá 20ngày
14. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

(Khoản 7 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 6 Nghị định 30/2015/NĐ-CP)

A. Tốiđa15ngàykểtừngàycóthờiđiểmđóngthầuđếnngàybênmờthầutrìnhngườicóthẩm
quyền phê duyệt kết quả sơtuyển
B. Tốiđa30ngàykểtừngàycóthờiđiểmđóngthầuđếnngàybênmờthầutrìnhngườicóthẩm
quyền phê duyệt kết quả sơtuyển
C. Tốiđa45ngàykểtừngàycóthờiđiểmđóngthầuđếnngàybênmờthầutrìnhngườicóthẩm
quyền phê duyệt kết quả sơtuyển
D. Tốiđa60ngàykểtừngàycóthờiđiểmđóngthầuđếnngàybênmờthầutrìnhngườicóthẩm
quyền phê duyệt kết quả sơtuyển
15. Đối với đấu thầu quốc tế, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu( khoản 6 điều 6 Luật Đầu
thầu 25/2020 ND-CP)

A. Tốithiểulà30ngàykểtừngàyđầutiênpháthànhhồsơmờithầuchođếnngàycóthờiđiểm
đóngthầu
B. Tốithiểulà45ngàykểtừngàyđầutiênpháthànhhồsơmờithầuchođếnngàycóthờiđiểm
đóngthầu
C. Tốithiểulà60ngàykểtừngàyđầutiênpháthànhhồsơmờithầuchođếnngàycóthờiđiểm
đóngthầu
D. Tốithiểulà90ngàykểtừngàyđầutiênpháthànhhồsơmờithầuchođếnngàycóthờiđiểm
đóngthầu
16. Trong trường hợp nhà đầu tư liên danh, việc ký kết hợp đồng với chủ đầu tư được quy
định như sau(Khoản 4 điều 33 luật PPP , số 64/2020)

A. Người đứng đầu liên danh sẽ thay mặt liên danh đứng ra ký kết hợp đồng với chủ
đầutư
B. Tất cả các nhà đầu tư tham dự liên danh đều phải ký tên trong hợp đồng với chủ
đầutư
C. Việc ký tên trong hợp đồng với chủ đầu tư được quy định trong thỏa thuận
liêndanh
D. Không có đáp án nàođúng
17. Những quy định nào sau đây về giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư là
không

Đúng (Điều 96 luật PPP số 64/2020)

A. Trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện để xem xét, giải
quyết kiến nghị theo quy định thì Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông
báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị
B. Nhà đầu tư được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kến nghị nhưng
phải có vănbản
C. Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết vô điều kiện tất cả mọi kiến nghị của nhà
đầu tư để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả kinh tế
trong đấuthầu
D. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà đầu tư phải có kết
luận về nội dung kiến nghị và phải nêu biện pháp, cách thức và thời gian khắc phục
hậu quả (nếucó)
18. Nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong thờihạn

(Nghi định 32/2015/NĐ-CP)

03 tháng kể từ ngày hoàn thành côngtrình


A.
06 tháng kể từ ngày hoàn thành côngtrình
B.
09 tháng kể từ ngày hoàn thành côngtrình
C.
12 tháng kể từ ngày hoàn thành côngtrình
D.
19. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án trên hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia trong thời gian( Điều 18 nghị định 15/ 2015)

05 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phêduyệt


A.
07 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phêduyệt
B.
09 ngày kể từ ngày đề xuất dự án được phêduyệt
C.
12 ngày kể từ ngày đề xuất dự án được phêduyệt
D.
20. Việc sơ tuyển nhà đầu tư được thực hiện(Điều 16 Nghị định 30/2015/NĐ-CP)

05 ngày làm việc, kể từ khi kế hoạch lựa chọn đầu tư được duyệt
A.
10 ngày, kể từ khi kế hoạch lựa chọn đầu tư đượcduyệt
B.
Trước khi kế hoạch lựa chọn đầu tư đượcduyệt
C.
15 ngày, kể từ khi kế hoạch lựa chọn đầu tư đượcduyệt
D.
21. Đối với dự án PPP nhóm C, sau khi phê duyệt dự án, người có thẩm quyền quyết định

Bắt buộc phải áp dụng sơ tuyển quốctế


A.
Bắt buộc phải áp dụng sơ tuyển trongnước
B.
Áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơtuyển
C.
Phương án A vàB
D.
22. Trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ tuyển

(Điều 20 Nghị định 30/2015/NĐ-CP)


A. Lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh
sáchngắn
B. Lựa chọn tối thiểu 04 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn
C. Lựa chọn tối thiểu 05 và tối đa 06 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn
D. Lựa chọn tất cả các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ tuyển vào danh sáchngắn
23. Trước khi phê duyệt Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật

A. Phải được thẩmđịnh


B. Không phải thẩmđịnh.
C. Tùy theo Bên mời thầu thấy cần thẩm định haykhông
D. Tùy theo yêu cầu của Người có thẩm quyền thấy cần thẩm định haykhông
24. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất

(Khoản 2 điều 7 Luật Đấu Thầu)

A. Dự án thuộc danh mục dự án do Bộ, UBND tỉnh công bố hoặc dự án do nhà đầu
tư đề xuất; Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt; Hồ sơ mời thầu được
duyệt, Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải; Có quy hoạch
phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
(nếucó).
B. Dự án thuộc danh mục dự án do Bộ, UBND tỉnh công bố hoặc dự án do nhà đầu tư
đề xuất; Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt; Có quy hoạch phân khu xây
dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếucó).
C. Dự án thuộc danh mục dự án do Bộ, UBND tỉnh công bố hoặc dự án do nhà đầu tư
đề xuất; Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt; Thông báo mời thầu hoặc danh
sách ngắn được đăng tải; Có quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/200 hoặc quy
hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/50 (nếu có).
D. Dự án thuộc danh mục dự án do Bộ, UBND tỉnh công bố hoặc dự án do nhà đầu tư
đề xuất; Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt; Hồ sơ mời thầu đượcduyệt;
25. Theo nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, mức
trần vốn nhà nước tham gia vào thực hiện dự án PPP là bao nhiêu ?

A. 30% tổng vốn đầu tư của dựán


B. 49% tổng vốn đầu tư của dựán
C. 60% tổng vốn đầu tư của dựán
D. Không quy định mức trần vốn nhà nước tham gia thực hiện dự ánPPP
26. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư bao gồm (Điều 11 Nghị định 63/20188)

A. Vốn ngân sách nhànước


B. Vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địaphương
C. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nướcngoài
D. Tất cả các phương án A, B,C.
27. Những dự án an sinh xã hội mà nguồn thu từ người sử dụng không đủ bù đắp chi phí
và tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư thông thường sẽ áp dụng hình thức hợp đồng nào

A. BOT,BTO
B. BT
C. BTL,BLT
D. BOO
28. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án đối tác công tư được sử dụng để
thực hiện các hoạt động nào

A. Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu
phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợinhuận
B. Thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BLT, hợp đồng BTL và
cáchợp
đồng tương tự khác

C. Hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái
địnhcư
D. Tất cả các phương án A, B,C.
29. Giá trị vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án được xác định trên cơ sở

A. Phương án tài chính của dựán


B. Chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định căn cứ trên mức vốn và nguồn vốn sửdụng
C. Khả năng huy động, cân đối nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dựán
D. Tất cả các phương án A, B,C.
30. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đối tác công tư không bao gồm tài
liệu nào sau đây

A.Báo cáo thẩm định dựán


B.Báo cáo nghiên cứu khảthi
C.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dựán
D.Các tài liệu, văn bản pháp lý có liênquan
31. Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đối tác công tư bao gồm (Điều 29
nghị định 63)

A. Sự cần thiết của việc thực hiện dự án; Đánh giá các yếu tố cơ bản của dựán
B. Sựcầnthiếtcủaviệcthựchiệndựán;Đánhgiácácyếutốcơbảncủadựán;Tínhkhảthicủa dự án
C. Sựcầnthiếtcủaviệcthựchiệndựán;Đánhgiácácyếutốcơbảncủadựán;Tínhkhảthicủa dự
án; Hiệu quả của dự án; Các nội dung cần thiếtkhác
D. Sựcầnthiếtcủaviệcthựchiệndựán;Đánhgiácácyếutốcơbảncủadựán;Tínhkhảthicủa
dự án; Hiệu quả của dự án; Đánh giá tác động kinh tế xã hội của dựán.
32. Dự án được công bố phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào(Điều 21 Luật PPP số
63/2018)

A. Tên dự án và loại hợp đồng, mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dựán
B. Tómtắtyêucầuvềkỹthuật,tiêuchuẩn,chấtlượngcôngtrìnhdựán,sảnphẩmhoặcdịchvụ
cungcấp
C. Dự kiến tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
Dự kiến tiến độ, thời hạn thực hiện dự án, thông tin cập nhật về tình hình triển khai
dựán
D. Tất cả các nội dung A, B,C.
33. Nội dung nào sau đây về ưu đãi đầu tư không đúng( Luật Đầu tư năm 2014.Nghị định
118/2015/NĐ-CP)

A. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
B. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu
C. Cácnhà thầu,nhàđầutưnước ngoàithamgiathựchiệndựánkhôngđược
hưởngcácưuđãi vềthuế.
D. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện
tích đất được Nhà nước giao hoặc miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện
dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đấtđai.
34. Quyđịnhnàodướiđâykhôngđảmbảonhàđầutưthamdựthầuđộclậpvềpháplývàđộclập về tài
chính với nhà thầu tư vấn; với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mớithầu
(Điều 6 Luật đấu thầu 2013)
A. Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị
sựnghiệp
B. Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không
có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% củanhau
C. Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không
có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% củanhau
D. Nhà đầu tư tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu
khả thi;nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mờ thầu, đánh giá
hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà
đầu tư không có cổ phần hoặcvốngópcủa nhau;khôngcùngcócổphầnhoặc
vốngópcủamộttổchức,cánhânkhác với từng bên từ 20% trởlên.
35. Hợp đồng Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) là

A. Hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công
trìnhkếtcấuhạtầng,saukhihoànthànhcôngtrình,nhàđầutưchuyểngiaochocơquannhà
nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn
nhấtđịnh
B. Hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng công
trìnhkếtcấuhạtầng,saukhihoànthànhcôngtrình,nhàđầutưđượcquyềnkinhdoanhcô
ng
trìnhtrongmộtthờihạnnhấtđịnh,hếtthờihạn,nhàđầutưchuyểngiaocôngtrìnhđóchoc
ơ quan nhà nước có thẩmquyền.
C. Hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự ánkhác
D. Hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được
quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhấtđịnh.
36. Hợpđồngdựánnàođượckýgiữacơquannhànướccóthẩmquyềnvànhàđầutưđểxâydựng
công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện một Dự ánkhác

A. BOT
B. BTO
C. BT
D. BOO
37. Hợpđồngdựánnàođượckýgiữacơquannhànướccóthẩmquyềnvànhàđầutưđểxâydựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được
quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định

A. BOO
B. BOT
C. BTO
D. BT
38. HợpđồngKinhdoanh–Quảnlý(O&M)làhợpđồngđượckýgiữacơquannhànướccóthẩm
quyền và nhà đầutư

A. Nhà đầu tư chỉ được kinh doanh một phần công trình

B. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh toàn bộ côngtrình


C. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình
D. Nhà đầu tư được kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời
hạn nhấtđịnh
39. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu
tư tối đa là Khoản 1 Điều 6 Nghị định 25/2020/NĐ-CP

A. 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh


B. 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh
C. 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh
D. 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh
40. Kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu trên hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, gửi thư mời thầu đến trước thời
điểm đóng thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành
Khoản 3 Điều 6 NĐ 25/2020/NĐ-CP

A. Sau 03 ngày làm việc


B. Sau 05 ngày làm việc
C. Sau 07 ngày làm việc
D. Sau 09 ngày làm việc
41. Kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng
thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là: Khoản 4 Điều 6 NĐ
25/2020/NĐ-CP

A. 10ngày
B. 15ngày
C. 30ngày
D. 20ngày
42. Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đối tác
công tư được áp dụng trong trường hợp nàoĐiều 9 NĐ 25/2020/NĐ-CP

A. Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển
quốctế
B. Các dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tưcông
C. Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm
chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới một trăm hai mươi tỷđồng
D. Tất cả các trường hợp A, B,C.
43. Các dự án đối tác công tư thuộc nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công
sử dụng hình thức lựa chọn nhà thầu nàoKhoản 2Điều 9 NĐ 25/2020/NĐ-CP

A. Hình thức đấu thầu rộng rãi quốctế


B. Hình thức đấu thầu rộng rãi trongnước
C. Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên
danh với các nhà đàu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham
dự thầu và thực hiện dựán.
D. Phương án B vàC
44. Toànbộhồsơliênquanđếnquátrìnhlựachọnnhàđầutưđượclưugiữ(trừhồsơđề xuấtvề tài
chính- thương mại của nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, trường
hợp hũy thầu, hồ sơ quyết toán hợp đồng dựán)Khoản 1Điều 14 NĐ 25/2020/NĐ-CP

A.Tối thiểu 01 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
B.Tối thiểu 02 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
C.Tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
D.Tối thiểu 04 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
45. Trong trường hợp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư không vượt
qua bước đánh giá về kỹ thuật sẽ được xử lý như thế nào(Khoản 2Điều 14 NĐ
25/2020/NĐ-CP)

A. Đượchoàntrảnguyêntrạngchonhàđầutưcùngthờigianvớiviệchoàntrảhoặcgiảitỏabảo
đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn

B. ĐượcBênmờithầuxemxét,quyếtđịnhhủyhồsơđềxuấtvềtàichính–thươngmạivàđược
đảmbảothôngtintronghồsơđềxuấtvềtàichính–thươngmạicủanhàđầutưkhôngbịtiết lộ
trong trường hợp nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuấtnày
C. Đáp án A vàB
D. Đượclưutrữtốithiểu01nămsaukhihoànthànhquá trìnhlựachọnnhàđầutưthựchiệndự án
46. Hồ sơ mời sơ tuyển trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm (Khoản 1Điều 19 NĐ
25/2020/NĐ-CP)

A. Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư; Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư; Yêu cầu
về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư; Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu
tư; Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơtuyển.
B. Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư; Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, Yêu cầu về
tư cách hợp lệ của nhà đầutư
C. Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư; Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, Tiêu chuẩn
và phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơtuyển
D. Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư; Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, Yêu cầu về
tư cách hợp lệ của nhà đầu tư; Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầutư
47. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu có trách
nhiệm

(Điểm b Khoản2Điều 20 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Gửiquyếtđịnhsửađổikèmtheonhữngnộidungsửađổihồsơmờisơtuyểnđếncácnhàđầu tư
đã đăng ký dự sơtuyển
B. Gửiquyếtđịnhsửađổikèmtheonhữngnộidungsửađổihồsơmờisơtuyểnđếncácnhàđầu
tư đã mua hồ sơ mời sơtuyển
C. Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc sửa đổi hồ sơ mời sơtuyển
D. Nhà đầu tư có trách nhiệm phải tự cập nhật các thông tin sửa đổi hồ sơ mời sơtuyển
48. Trường hợp nhà đầu tư cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải có văn bản
đề nghị đến bên mời thầu(Điểm c Khoản 2Điều 20 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
B. Tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
C. Tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
D. Tối thiểu 10 ngày trước ngày có thời điểm đóngthầu
49. Trong quá trình làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển, việc làm nào của bên mời thầu là không
đúng:(Điểm c Khoản 2Điều 20 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Nộidunglàmrõhồsơmờisơtuyểnkhôngđượctráivớinộidungcủahồsơmờisơtuyểnđã
được duyệt
B. Tất cả nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển đều được thông báo cho các nhà đầu tư đã
mua hồ sơ mời sơtuyển
C. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển bên mời thầu chỉ gửi trả lời cho nhà đầu tư có đề
nghị làm rõ
D. Bên mời thầu có thể tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung
trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưarõ
50. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính – thương mại, bao gồm

(Khoản 3Điều 29 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Phương pháp giá dịch vụ; Phương pháp vốn góp của Nhà nước; Phương pháp lợi
ích xã hội, lợi ích Nhà nước; Phương pháp kết hợp (giá dịch vụ, vốn góp của Nhà
nước, lợi ích xã hội và lợi ích Nhànước)
B. Phương pháp giá dịch vụ; Phương pháp vốn góp của Nhànước
C. Phương pháp giá dịch vụ; Phương pháp vốn góp của Nhà nước; Phương pháp lợi ích
xã hội, lợi ích Nhànước
D. Phương pháp vốn góp của Nhà nước; Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhànước
51. ÁpdụngPhươngphápgiádịchvụtrongđánhgiáhồsơdựthầuvềmặttàichính–thươngmại
nào sau đây là không đúng(Điểm a Khoản 3Điều 29 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng đối với các dự án mà giá dịch vụ là tiêu chí
để đánh giá về tài chính – thươngmại.
B. Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng với các dự án mà các nội dung như tiêu
chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn và các yếu tố liên
quan chưa được xác định trong hồ sơ mờithầu.
C. Cáchồsơdựthầuđượcđánhgiá đápứngyêucầuvềkỹthuậtthìcăncứ vàogiá dịchvụđể
so sánh, xếp hạng.

D. Nhà đầu tư vượt qua đánh giá về kỹ thuật thì đề xuất giá dịch vụ thấp nhất được xếp
hạng thứ nhất và được mời vào đàm phán sơ bộ hợpđồng.
52. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt tài chính – thương mại căn cứ vào tiêu
chí vốn góp của Nhà nước(Điểm c Khoản 3Điều 29 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. ÁpdụngđốivớidựánmàvốngópcủaNhànướclàtiêuchíđểđánhgiávềtàichính–thương
mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian
hoàn vốn, giá dịch vụ đã được xác định rõ trong hồ sơ mờithầu
B. Các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất
phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếphạng.
C. NhàđầutưvượtquađánhgiávềkỹthuậtvàcóđềxuấtvốngópcủaNhànướcthấpnhất
được xếp hạng thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng

D. Tất cả các nội dung a, b,c


53. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt tài chính – thương mại căn cứ vào tiêu
chí lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước(Điểm d Khoản 3Điều 29 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Phương pháp dựa trên lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước cân nhắc cả các phương án
thực hiện dự án không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nhưng hiệu quả đầu tư
lớn và đề xuất nộp ngân sách nhà nướclớn.
B. Phương pháp đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án có hiệu quả
đầu tư lớn nhất thể hiện thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước. Nhà
đầu tư vượt qua bước
đánhgiávềkỹthuậtvàcóđềxuấtnộpngânsáchlớnnhấtđượcxếpthứnhấtvàmớivàođàm
phán sơ bộ hợpđồng.
C. Phương pháp dựa trên lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước chỉ căn cứ trên hiệu quả đầu tư
vàđề
xuất nộp ngân sách nhà nước của các nhà đầu tư để đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự
thầu.

D. Phương pháp dựa trên lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước căn cứ trên hiệu quả đầu tư
của các nhà đầu tư để xếp hạng các hồ sơ dự thầu, nhà đầu tư xếp hạng thứ nhât là
nhà đầu tư có giá dịch vụ thấp nhất, phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và đề
xuất nộp ngân sách caonhất.
54. Trong đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP, quy định nào sau
đây không đúng.(Khoản 2 Điều 51 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư có tên trong danh sáchngắn.
B. Thưmờithầu được gửiđếncác nhàđầutưcótêntrong danhsách ngắn,trongđónêurõthời
gian, địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu, mởthầu.
C. Tất cả các thành viên trong liên danh đều phải mua hồ sơ mời thầu.
D. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ
mờithầu.
55. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu(Điều 35 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và
các yêu
cầukháctronghồsơmờithầu,căncứvàohồsơdựthầuđãnộp,cáctàiliệugiảithíchlàmrõ hồ
sơ dựthầu.
B. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu
trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bảnchụp.
C. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên
bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư
thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó bị loại.
D. Tất cả các nguyên tắc A, B,C.
56. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu đã nộp. Nguyên tắc
làm rõ hồ sơ dự thầu(Điều 36 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Nhàđầutưđượcphépgửicáctàiliệubổsungvềnănglực,kinhnghiệm,phươngánkỹthuật và
tài chính tới bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để làm rõ hồ sơ dự thầu đãnộp.
B. Việclàmrõđốivớicácnộidungđề xuấtvềkỹthuật,tàichính–thươngmạinêutronghồsơ
dự thầu của nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ
bản củahồ sơ dự thầu đãnộp.
C. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải được thể hiện bằng văn bản và được thông báo
rộng rãi tới tất cả các nhà đầu tư tham dựthầu
D. Đáp án A vàC
57. Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư, bao
gồm(Khoản 1Điều 41 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
kiểm tra đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, các thành
phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính- thương mại; Kiểm tra sự thống nhất
nội dung giữa bản gốc và bảnchụp.
B. Hiệu lực của hồ sơ đề xuất tài chính – thương mại đáp ứng yêu cầu theo quy định
trong hồ sơ mờithầu
C. Có bản gốc hồ sơ để xuất về tài chính- thươngmại
D. Phương án B vàC.
58. Quy định thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu

(Khoản 4, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)

A. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 10ngày
B. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 20ngày
C. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30ngày
D. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 40ngày
59. Quy định bảo đảm dự thầu khi nhà đầu tư liên danh tham gia đấu thầu

(Khoản 6, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)

A. Bắt buộc từng thành viên trong liên danh thực hiện bảo đảm dự thầu riêngrẽ.
B. Từng thành viên trong lien danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc
thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự
thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liêndanh.
C. Từngthànhviêntrongliêndanhthựchiệnbảođảmdựthầuriêngrẽđảmbảotổnggiátrịthấp
hơn mức yêu cầu của hồ sơ mờithầu.
D. Nhà thầu liên danh không phải thực hiện bảo đảm dựthầu.
60. Biện pháp đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư

(khoản 2, Điều 86 NĐ 25/2020/NĐ-CP)

A. Biệnphápđìnhchỉđượcápdụngđểkhắcphụcngaykhiviphạmđãxảyravàđượcthựchiện
đếntrướckhiphêduyệtkếtquảlựachọnnhàđầutư.Biệnphápkhôngcôngnhậnkếtquảlự
a chọn nhà đầutưđược thựchiệntừngàyphêduyệtkếtquảlựa
chọnnhàđầutưđếntrướckhi ký kết hợpđồng
B. Biệnphápđìnhchỉđượcápdụngđểkhắcphụcngaykhiviphạmđãxảyravàđượcthựchiện
đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

C. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện từ ngày Bên
mời thầu báo cáo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến trước khi ký kết hợpđồng
D. Đáp án B vàC
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL)
61.
là: (Khoản 8Điều 3 NĐ 63/2018)

A. Hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác
công trình đó trong một thời
hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Hợpđồngđượckýgiữacơquannhànướccóthẩmquyềnvànhàđầutư,doanhnghiệpdựán
để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

C. Hợp đồng đượckýgiữacơquannhà nướccóthẩmquyền vànhàđầutư,doanhnghiệpdựán


để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhấtđịnh.
D. Hợp đồng đượckýgiữacơquannhà nướccóthẩmquyền
vànhàđầutư,doanhnghiệpdựán để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn
thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai
thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dựán.

62. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

được phân bổ từ các nguồn vốn sau đây:(Khoản 2Điều 5 NĐ 63/2018)

A. Ngân sách nhà nước theo cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển của bộ, ngành,
Ủyban nhân dân cấp tỉnh; Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầutư;
B. Do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả; Các nguồn vốn hợp phápkhác.
C. Nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên
của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấptỉnh.
D. Cả 3 phương ántrên. (Nếu có đáp án A và B đều đúng thì chọn)
63. Cho các mệnh đề sau:(Khoản 1Điều 9 NĐ 63/2018)

1. Tổ chức lựa chọn nhà đầutư;


2. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và
công bố dựán;

3. Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dựán;
4. Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao côngtrình.
5. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khảthi;
Dự án PPP được thực hiện theo trình tự sau đây:

A.4-2-5-1-3

B. 2-5-1-3-4

C. 2-5-1-4-3

D.2-4-1-5-3

64. Cho các mệnh đề sau

1. Tổ chức lựa chọn nhà đầutư;


2. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và
công bố dựán;

3. Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dựán;

4. Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao côngtrình.

5. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khảthi;
Dự án nhóm C được thực hiện theo trình tự:(Khoản 2Điều 9 NĐ 63/2018)

A.2-5-1-3

B. 2-5-3-4

C. 5-1-3-4

D.5-2-3-4

65. Cho các mệnh đề sau:

1. Tổ chức lựa chọn nhà đầutư;

2. Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khảthi;

3. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và
công bố dựán;

4. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (do nhà đầu tư trúng thầu thựchiện);
Dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao
thực hiện theo trình tự sau đây:(Khoản 3Điều 9 NĐ 63/2018)

A.3-2-4-1

B. 3-1-4-2

C. 3-4-2-1

D.3-1-2-4

66. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc như sau:(Khoản
2Điều 10 NĐ 63/2018)

A. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà
đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu không được thấp hơn10%.
B. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà
đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầutư;
C. Đốivớidựáncótổngvốnđầutưtrên1.500tỷđồng,tỷlệvốnchủsởhữucủanhàđầutư
được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu không được thấp hơn 15%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu
không được thấp hơn 10%.

D. A và B.

67. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP được thực hiện theo hình thức sau đây:

(Khoản 1Điều 11 NĐ 63/2018)

A. Vốn thanh toán cho nhà đầu tư; Quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng
thanh toán cho nhà đầu tư hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ
được nhượng cho nhà đầu tư trong dự án áp dụng loại hợp đồng BT; Vốn hỗ trợ xây
dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
B. Vốn góp của Nhà nước; Vốn thanh toán cho nhà đầu tư; Quỹ đất, trụ sở làm việc,
tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư hoặc quyền kinh doanh, khai
thác công trình, dịch vụ được nhượng cho nhà đầu tư trong dự án áp dụng loại
hợp đồng BT; Vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng
mặt bằng và tái địnhcư.
C. Vốnhỗtrợxâydựngcôngtrìnhphụtrợ,bồithường,giảiphóngmặtbằngvàtáiđịnhcư;Quỹ
đất,trụsởlàmviệc,tàisảnkếtcấuhạtầngthanhtoánchonhàđầutưhoặcquyềnkinhdoanh,
khaitháccôngtrình,dịchvụđượcnhượngchonhàđầutưtrongdựánápdụngloạihợpđồng
BT.
D. VốngópcủaNhànước;Vốnthanhtoánchonhàđầutư;Vốnhỗtrợxâydựngcôngtrìnhphụ trợ,
bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Vốn thanh toán cho nhà đầutư;
68. Vốn góp của Nhà nước:(Khoản 2Điều 11 NĐ 63/2018)

A. Vốn góp của Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo
tính khả thi tài chính cho dựán;
B. Vốn gópcủa Nhànước được bốtrítừnguồnvốnđầutưcôngtheoquyđịnhcủa phápluậtvề
đầutưcônghoặctàisảncôngtheoquyđịnhcủaphápluậtvềquảnlývàsửdụngtàisảncông;
C. Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với
dự án BT.
D. Cả a, b, vàc
69. Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp
dịch vụ theo hợp đồng:(Khoản 3Điều 11 NĐ 63/2018)
A. BLT,BTL;
B. BOT,BOT;
C. BOO
D. O&M,BT;
70. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:(Khoản 1Điều 18 NĐ 63/2018)

A. Quyhoạchvàkếhoạchpháttriểnngành, vùngvàkếhoạchpháttriểnkinhtế-xãhộicủađịa
phương;
B. Nhu cầu đầu tư phát triển của ngành và địaphương;
C. QuyđịnhvềlĩnhvựcđầutưtheohìnhthứcPPP;
D. Cả A,B,C.

71. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:(Điều 19 NĐ 63/2018)

1. Tờtrìnhcấpcóthẩmquyềnquyếtđịnhchủtrươngđầutư.
2. Dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái địnhcư;
3. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và nguồn
tàinguyên;
4. Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi.
5. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khảthi.
6. Báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo pháp luật về đầu tư công
đối với dự ánsửdụngvốnđầutưcônglàmphầnNhànướcthamgiatrongdựánPPP.
7. Vănbản cóýkiếncủacơquantàichínhtheoquyđịnhcủaphápluậtvềngânsáchnhànướcđốivới dự
án sử dụng nguồn chi thường xuyên hoặc nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công
làmvốn thanh toán cho nhà đầutư.
A.1-2-3-4-5
B. 1-3-4-5-6

C. 1-4-5-6-7
D.2-4-5-6-7

72. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư:(khoản 1, Điều 20 NĐ 63/2018)

A. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinhtế -
xãhộiđãđượccấpcóthẩmquyềnphêduyệt;Cókhảnăngthuhồivốnchonhàđầutư;Phù
hợpvớikhảnăngcânđốiphầnNhànướcthamgiatrongdựánPPP;Khôngtrùnglặpvớicác
dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; Có báo cáo đánh giá
tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Phù hợp
với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định63/2018

B. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinhtế
- xãhộiđãđượccấpcóthẩmquyềnphêduyệt;PhùhợpvớilĩnhvựcđầutưquyđịnhtạiĐiều 4
Nghị định 63/2018; Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư; Phù hợp với khả năng
cânđối phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP; Có báo cáo đánh giá tác động môi
trường theoquy định của pháp luật về bảo vệ môitrường.

C. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinhtế
- xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Không trùng lặp với các dự án đã có
quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy
định tại Điều 4 Nghị định 63/2018; Phù hợp với khả năng cân đối phần Nhà nước
tham gia trong dự án PPP; Có báocáođánhgiátác độngmôitrường
theoquyđịnhcủaphápluậtvề bảovệmôitrường.

D. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinhtế-xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Không trùng lặp với các dự án
đã có quyết địnhchủtrươngđầutư,quyếtđịnhđầutư;Cókhảnăngthuhồivốnchonhà
đầutư;Phùhợp với khả năng cân đối phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP; Có báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường.
73. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm:(Khoản 2Điều 20 NĐ
63/2018)

A. Têndựán;mụctiêu;sơbộvềcôngsuất,địađiểm;loạihợpđồng;dựkiếnthờigianthựchiện,
tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
(nếucó).
B. Têndựán;sơbộvềquymô,côngsuất,địađiểm;phươngántàichính;dựkiếnthờigianthực
hiện, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phần Nhà nước tham gia trong dự án
PPP (nếu có).
C. Têndựán;sơbộvềquymô,côngsuất,địađiểm;mụctiêu;dựkiếnthờigianthựchiện,tổng vốn
đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếucó).
D. Têndựán;mụctiêu;sơbộvềquymô,côngsuất,địađiểm;dựkiếnthờigianthựchiện,tổng
vốn đầu tư, cơ cấu phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếucó).

74. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ
tướng Chính phủ:(Khoản 2Điều 17 NĐ 63/2018)

1. Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp vớicáccơquanliênquanthẩmđịnhnguồnvốnvàkhảnăngcânđốivốnđốivớiphầnvốnnày;

2. Bộ, ngành, ỦybannhândâncấptỉnhtrìnhThủtướngChínhphủxemxét,quyếtđịnhchủtrươngđầu


tưcủamộthoặcnhiềudựán(theodanhsách)đãđượclậpvàthẩmđịnh.

3. Bộ, ngành, Ủybannhândâncấptỉnhtổchứclậpbáocáonghiêncứutiềnkhảthi;


4. Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp các bộcóliênquanthẩmđịnhnguồnvốnvàkhảnăng cânđốivốnđốivớiphầnvốnnày;

5. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức
thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khảthi;

A.3-5-4-1-2

B. 5-3-4-1-2

C. 3-5-4-2-1

D.5-4-3-2-1

75. Văn bản nào không có trong Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương

đầu tư(Điều 19 NĐ 63/2018)

A. Tờtrìnhcấpcóthẩmquyềnquyếtđịnhchủtrươngđầutư.
B. Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi.
C. Báocáothẩmđịnhvềnguồnvốnvàkhảnăngcânđốivốntheophápluậtvềđầutưcôngđốivới
dựánsửdụngvốnđầutưcônglàmphầnNhànướcthamgiatrongdựánPPP.
D. Dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và phân chia trách nhiệm
của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dựán
76. Đâu không phải Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP:(Điều 20 NĐ
63/2018)

A. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinhtế
- xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

B. Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định63/2018;
C. Lựa chọn sơ bộ loại hợp đồng dựán
D. Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầutư;
77. Trong thời hạn ….. ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án
trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu:(Điều
21 NĐ 63/2018)

A. 05ngày.
B. 07ngày.
C. 09ngày.
D. 10ngày.
78. Nội dung nào sau đây không thuộc thông tin Dự án được công bố:(Điều 21 NĐ

63/2018)

A. Tên dự án và loại hợp đồng dựán;


B. Mụctiêu,quymô, địađiểmthựchiệndựánvàDựánkhác(đốivớidựánápdụngloạihợpđồng
BT);
C. Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi;
D. Dựkiếntổngvốnđầutư;phầnNhànướcthamgiatrongdựánPPP(nếucó);

79. Văn bản nào không có trong Hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư(Điều 23- NĐ63/2018)
A. Vănbảnđềxuấtthựchiệndựán,baogồmcamkếtchịumọichiphí,rủironếuhồsơđềxuất dự
án không được chấpthuận.
B. Địachỉliênhệcủacơquannhànướccóthẩmquyềnhoặcbênmờithầu.
C. Báocáonghiêncứutiềnkhảthihoặcbáocáonghiêncứukhảthiđối với dựánnhóm C.
D. Hồsơvềtưcáchpháplý,nănglực, kinhnghiệmcủanhàđầutư.

80. Thời hạn thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B do nhà đầu
tư đề xuất (không bao gồm thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu
tư công) như sau:

A. Tốiđa25ngàykểtừngàynhậnđủhồsơhợplệ.
B. Tốiđa30ngàykểtừngàynhậnđủhồsơhợplệ.
C. Tốiđa35ngàykểtừngàynhậnđủhồsơhợplệ.
D. Tốiđa45ngàykểtừngàynhậnđủhồsơhợplệ.
81. Hội đồng thẩm định nhà nước không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi(Khoản 1,
Điều 30- NĐ63/2018)

A. Dự án quan trọng quốcgia;


B. Dự án nhómC
C. Dự án sử dụng vốn oda và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp
của nhà nước trong lĩnh vực anninh;
D. Dự án sử dụng vốn oda và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp của
nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, tôn giáo;

82. Nội dung thẩm định tính khả thi của dự án(Khoản 2, Điều 30- NĐ63/2018)

A. Sự cần thiết của việc thực hiện dự án; Sự phù hợp của các yếu tố cơ bản; Hiệu
quả của dự
án;Tínhkhảthicủadựán;Sựphùhợpcủaloạihợpđồngdựán;Cácnộidungcầnthiếtkhác
.
B. Sự cần thiết của việc thực hiện dự án; Sự phù hợp của các yếu tố cơ bản; Hiệu quả
của dự án; Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án; Các nội dung cần thiếtkhác.
C. Sựcầnthiếtcủaviệcthựchiệndựán;Sựphùhợpcủacácyếutốcơbản;Tínhkhảthicủadự án;
Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án; Các nội dung cần thiếtkhác.
D. Sự cần thiết của việc thực hiện dự án; Hiệu quả của dự án; Tính khả thi của dự án;
Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án; Các nội dung cần thiếtkhác.

83. Phương án nào không thuộc tính khả thi của dự án(Khoản 2, Điều 30-
NĐ63/2018)

A. Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dựán;
B. Nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tàinguyên;
C. Loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợpđồng
D. Khảnăngcungcấphànghóa,dịchvụvàgiảipháptổchứcthựchiệnđểđápứngnhucầu,khả
năng thanh toán của người sử dụng; Sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối
với dựán;

84. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi Đối với dự án quan trọng quốc
gia:(Khoản 4, Điều 30- NĐ63/2018)

A. Không quá 80ngày;


B. Không quá 90ngày;
C. Không quá 95ngày;
D. Không quá 100ngày;

85. Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi(Khoản 2, Điều 31- NĐ63/2018)
A. Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo
cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; Quyết định chủ trương đầu tư dự án
(trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối
với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công; Các tài liệu, văn bản pháp lý có
liênquan.
B. Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo
thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; Quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự
án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án
nhóm C sử dụng vốn đầu tưcông;
C. Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo
thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công; Các tài liệu, văn bản
pháp lý có liênquan.
D. Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Quyết
địnhchủ
trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công; Các tài liệu, văn bản
pháp lý có liên quan.
86. Dự án không được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sau đây

(Khoản 1, Điều 30- NĐ63/2018)

A. Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả khángkhác;
B. Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho
dựán;
C. Quy hoạch thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của
dựán;
D. Dự án thu hút được nhà đầu tư quan tâm sau khi thăm dò thị trường, tổ chức sơ
tuyển hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầutư;

87. Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi không bao gồm(Khoản 2, Điều
31- NĐ63/2018)

A. Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khảthi;


B. Báo cáo nghiên cứu khảthi;
C. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khảthi;
D. BáocáothẩmđịnhnguồnvốnvàkhảnăngcânđốivốnđốivớidựánnhómAsửdụngvốnđầu
tư công
88. Phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT(Khoản 1, Điều 34-
NĐ63/2018)

A. Sử dụng giá trị quyền sử dụngđất;


B. Trụ sở làmviệc;
C. Tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về quản lý,,sử dụng tài sảncông.
D. Cả 3 phương ántrên
89. Nội dung nào sau đây không thuộc hợp đồng dự án(Khoản 1, Điều 40-
NĐ63/2018)

A. Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng
công trình dựán;
B. Yêucầukỹthuật,côngnghệ,chấtlượngcôngtrìnhdựán,sảnphẩmhoặcdịchvụđượccung
cấp;
C. Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dựán;
D. Cam kết cấp tín dụng của bên chovay
90. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm công khai thông tin hợp đồng dự án
trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong(Khoản 1, Điều 41- NĐ63/2018)

A. 03ngày
B. 05ngày
C. 07ngày
D. 10ngày
91. Nội dung thông tin được công khai trong hợp đồng dự án không bao gồm

(Khoản 2, Điều 41- NĐ63/2018)

A. Tên dự án; số hiệu hợp đồng, thời điểm ký kết hợpđồng;


B. Tên, địa chỉ của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;
C. Thiết kế kĩ thuật của dựán;
D. Địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sửdụng;
92. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm (Khoản 1, Điều 52- NĐ63/2018)

A. Tổchứckiểmtraviệcgiámsátquátrìnhthicôngxâydựngcôngtrìnhtheoyêucầutạihợp
đồng dự án;

B. Kiểmtraviệctuânthủcácquytrình,tiêuchuẩn,quychuẩnquảnlývậnhànhcôngtrìnhtheo
hợp đồng dựán;
C. Tổchứckiểmđịnhchấtlượngbộphậncôngtrình,hạngmụccôngtrìnhvàtoànbộcôngtrình
xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước
yêu cầu; Đề nghị nhà đầu tư yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hoặc đình chỉ thi công khi
xét thấy chất lượng công việc thực hiện không đảm bảo yêucầu.
D. Cả 3 phươngán.
93. Trong quá trình kinh doanh công trình hoặc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp dự án
không có trách nhiệm sau đây(Khoản 2, Điều 53- NĐ63/2018)
A. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo yêu cầu, điều kiện
thoả thuận tại hợp đồng dựán;
B. Bảo đảm việc sử dụng công trình theo các điều kiện quy định trong hợp đồng dựán;
C. Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do
doanh nghiệp dự án cung cấp; được sử dụng quyền kinh doanh công trình để
khước từ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sửdụng;
D. Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm công trình vận hành an toàn theo đúng thiết
kế hoặc quy trình đã cam kết tại hợp đồng dựán.

94. Kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án quan
trọng quốc gia, nhóm A trong thời hạn sau đây(Khoản 1, Điều 57- NĐ63/2018)

A. 06tháng
B. 09tháng
C. 12tháng
D. 10tháng

95. Kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự
án quan trọng quốc gia, nhóm B trong thời hạn sauđây(Khoản 1, Điều 57- NĐ63/2018)

A. 03 tháng
B. 06tháng
C. 09tháng
D. 12tháng

96. Nội dung hợp đồng dự án PPP(Khoản 1, Điều 40- NĐ63/2018)

A. Giámđịnh,vậnhành,bảodưỡng,kinhdoanhvàkhaitháccôngtrìnhdựán;chuyểngiaocông
trình;
B. Bảo đảm an toàn và bảo vệ môitrường;
C. Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay; Các hình thức ưu đãi và bảo
đảm đầu tư (nếucó);
D. Cả 3 phươngán.

97. Nội dung hợp đồng dự án PPP không bao gồm

A. Tổngvốnđầutư;vốnnhàđầutưgópvàhuyđộng;phầnNhànướcthamgiatrongdựánPPP
(nếucó);
B. Loạihợp đồng,thời hạnhợpđồng,thờiđiểmdựkiến chuyển giao côngtrìnhdựán(nếucó);
C. Báo cáo nghiên cứu khảthi;
D. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có);

98. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau

(Khoản 4, Điều 43- NĐ63/2018)

A. Có năng lực tài chính và quản lý để thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng có
liênquan;
B. Cam kết tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy
định tại hợp đồng dự án và các hợp đồng có liênquan;
C. Có năng lực kỹ thuật để thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng khác có
liênquan;
D. Các yêu cầu khác theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, hợp đồng vay và thỏa thuận có
liên quan giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án;
99. Đâu không phải là ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng(Điều 59-NĐ63/2018)

A. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu.
C. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện
tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn hoặc được giảm tiền thuê đất trong thời
gian thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
D. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được nhà nước bảo lãnh về tỷ giá hối đoái.
100.

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư(Điều 68- NĐ63/2018)

A. Giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động đầu tư theo hình thức PPP trên phạm
vi cả nước.
B. ChủtrìhướngdẫnnộidungcầnthiếtđảmbảoviệcthựcthiNghịđịnhnàyvàcácvấnđềkhác
thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị địnhnày.
C. Tham gia ý kiến về các biện pháp bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư đối với dựán.
D. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các loại hợp đồngkhác
theo đề
xuất của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

101. Nghị định số 30/2015 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa
chọn Nhà đầu tư điều chỉnh các loại Dự án nào:
A. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về
đầu tư PPP;
B. Dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn
nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 1
Điều 10 Nghị định này để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở
thương mại; công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng mà không thuộc các
trường hợp quy định tại Điểm a Khoảnnày.
C. Cả A vàB
D. Nhà ở thương mại; công trình thương mại và dịchvụ;
102. Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính

với các chủ thể sau: nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng
đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án);
nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự
sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Luật
Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện nào sau đây(Điều 2- NĐ30/2015)

A. Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự
nghiệp;
B. Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không
có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
C. Nhà đầu tư tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả
thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề
xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa
chọn nhà đầu tư không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần
hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên từ 20% trở lên.
D. A và B vàC
103. Trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư được ưu đãi có lợi thế so
sánh bao nhiêu % về giá dịch vụ khi so sánh xếp hạng so với nhà thầu không được ưu
tiên(Khoản 1, Điều 3- NĐ25/2020)
A. 3%
B. 5%
C. 7%
D. 8%

104. Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư
thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng bao nhiêu phần trăm của
phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề
xuất để so sánh, xếp hạng(Khoản 3, Điều 3- NĐ25/2020)

A. 3%
B. 5%
C. 7%
D. 8%
105. Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ
trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá(Khoản 5,
Điều 3- NĐ25/2020)
A. 15%

B. 10%

C. 7%
D. 5%
106. Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế ở đâu(Khoản 5,
Điều 4- NĐ25/2020)

A. Trang thông tin điện tử quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.
B. Tờ báo quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại ViệtNam
C. Trang thông tin điện tử hoặc tờ báo quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng
rãi tại Việt Nam.
D. Trang thông tin điện tử và tờ báo quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại
Việt Nam
107. Thời hạn công bố thông tin dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất không
muộn hơn(Khoản 3, Điều 12- NĐ25/2020; Điều 25 Luật PPP)

A. 07 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng
đất được phê duyệt.
B. 08 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng
đất được phê duyệt.
C. 09 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng
đất được phê duyệt.
D. 10 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử
dụng đất được phê duyệt.
108. Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tối đa(Khoản 1, Điều 6- NĐ25/2020)

A. 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh.


B. 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh.
C. 25 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh.
D. 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh.
109. Thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là bao nhiêu ngày, kể từ ngày có thời điểm
đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ
tuyển.

A. 10ngày
B. 20ngày
C. 30ngày
D. 40ngày
110. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa bao nhiêu ngày
kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền
phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầutư.

A. 10ngày
B. 20ngày
C. 30ngày
D. 45ngày
111. Thời gian phê duyệt đối với từng nội dung: Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư kể từ ngày người có thẩm
quyền nhận được báo cáo thẩm định tối đa:

a. 10ngày
b. 20ngày
c. 30ngày
d. 45ngày
112. Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng tối đa kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà đầu tư:

A. 100ngày
B. 120ngày
C. 130ngày
D. 150ngày
113. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là bao nhiêu kể từ ngày đầu tiên phát
hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu (Khoản 1, Điều 8-
NĐ25/2020)
A. 10ngày
B. 12ngày
C. 13ngày
D. 15ngày
114. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu (Khoản 1, Điều 6- NĐ25/2020)
A. Là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
B. Là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
C. Là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 10ngày , kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
D. Là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phá thành hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu.
115. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bên mời
thầu phải thông báo cho các nhà đầu tư trước ngày có thời điểm đóng thầu
là(Khoản 1, Điều 6- NĐ25/2020)
A. 03 ngày làmviệc.
B. 05 ngày làmviệc.
C. 07 ngày làmviệc.
D. 09 ngày làmviệc.
116. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa:

A. Là 35 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có
thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầutư
B. Là 30 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có
thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầutư
C. Là 40 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người
có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầutư
D. Là 50 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có
thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầutư
117. Đốivớitừngnộidung: Kếhoạch lựa chọn nhà đầu tư , hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ trình duyệt, thời gian thẩm định tối đa là:
A. 5 ngày
B. 10 ngày
C. 15 ngày
D. 20 ngày
118. Giá trị bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng:

A. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 5% đến 10% tổng mức đầu tư của dự án ;giá trị bảo đảm
thực hiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
B. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5% đến 1% tổng mức đầu tư của dự án; giá trị bảo đảm
thực hiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dựán.
C. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 5% tổng mức đầu tư của dự án; giá trị bảo đảm
thựchiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dựán.
D. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án; giá trị bảo
đảm thựchiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dựán.
119. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển:

A. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối
thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

B. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu
là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

C. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu
là 10.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 60.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

D. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối
thiểu là 10.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

120. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

A. Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01%
tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là
25.000.000 (hai mươilăm triệu)đồng;
B. Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,02%
tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là
25.000.000 (hai mươi lăm triệu)đồng;
C. Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01%
tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là
25.000.000 (hai mươi lăm triệu)đồng;
D. Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01%
tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 15.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là
35.000.000 (hai mươi lăm triệu)đồng;
121. Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển:

A. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối
thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (năm mươi triệu)đồng.
B. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng
tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi
triệu)đồng.
C. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối
thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (năm mươi triệu)đồng.
D. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối
thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 300.000.000 (năm mươi triệu)đồng.
122. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây:

A. LĩnhvựcđầutưmàphápluậtViệtNamhoặcđiềuướcquốctếmàCộnghòaxãhộichủnghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia
thựchiện;
B. Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển
quốctế;
C. Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng
công nghệ,kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước
được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để
tham dự thầu và thực hiện dự án. Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí
thực hiện dự án (không bao
gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai
mươi tỷ) đồng.
D. a, b và c

123. Căn cứ lập danh mục dự án có sử dụng đất

A. Kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội;


B. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục dự án cần thu hồi đất đã được phêduyệt;
C. Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500 (nếucó).
D. A, B vàC
124. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được lưu giữ tối thiểu:

A. 03 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán


B. 04 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
C. 05 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán.
D. 06 năm sau khi kết thúc hợp đồng dựán
125. Nội dung nào sau đây là đúng qui định:

A. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của các nhà đầu tư vượt qua bước đánh giá
về kỹ thuật không được phép trả lại cho nhà đầutư
B. Hồ sơ đề xuất về tài chính-thương mại của các nhà đầu tư không vượt qua bước
đánh giá về kỹ thuật được phép trả lại cho bên mời thầu
C. Hồ sơ đề xuất về tài chính-thương mại của các nhà đầu tư không vượt qua bước
đánh giá về kỹ thuật không được phép trả lại cho nhà đầu tư
D. Hồ sơ đề xuất về tài chính-thương mại của các nhà đầu tư không vượt qua bước
đánh giá về tài chính không được phép trả lại cho nhà đầu tư
126. Nội dung nào sau đây là đúng qui định

A. Trường hợp nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của
mình do vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì bên mời thầu được tiết lộ nội dung
hồ sơnày.
B. Trường hợp nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của
mình do không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì bên mời thầu được tiết lộ nội
dung hồ sơnày.
C. Trường hợp nhà đầu tư nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của
mình do không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì bên mời thầu được tiết lộ
nội dung hồ sơnày.
D. Trường hợp nhà đầu tư nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của mình do
không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì bên mời thầu được tiết lộ nội dung hồ
sơnày.
127. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm
tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được:

A. Thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản
không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
B. Thấp hơn 50% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản
không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dungđó.
C. Thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản
khôngthấp hơn 60% điểm tối đa của nội dungđó.
D. Thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản
không thấp hơn 70% điểm tối đa của nội dungđó.
128. Khi mua hồ sơ mời sơ tuyển, đối với nhà đầu tư liên danh:

A. Chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời sơ tuyển, trường hợp chưa
hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời sơ tuyển thì tất cả các thành viên phải mua
hồ sơ mời sơ tuyển;
B. Chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời sơ tuyển, kể cả trường
hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời sơ tuyển;
C. Tất cả các thành viên trong liên danh phải mua mua hồ sơ mời sơtuyển;
D. Không cần thành viên nào mua hồ sơ sơ tuyển
129. Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị
đến bên mời thầu tối thiểu:

A. 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xửlý.
B. 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xửlý.
C. 09 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xửlý.
D. 10 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xửlý.
130. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức
điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu
tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư
đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu:

A.01 và tối đa 03 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn.
B.03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn.
C.04 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn.
D.d) 02 và tối đa 04 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sáchngắn.
131. Nội dung nào sau đây đúng quy định

A. Trước khi mở thầu, nếu hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh
tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì hồ sơ của nhà đầu tư bịloại.
B. Sau khi mở thầu, nếu hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư
cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì hồ sơ của nhà đầu tư bị loại.
C. Sau khi đóng thầu, nếu hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư
cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì hồ sơ của nhà đầu tư bịloại.
D. Sau khi mở thầu, nếu hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh
tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì hồ sơ của nhà đầu tư được đánh giá
xếp hạng.
132. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

A. Quyết định phê duyệt đề xuất dự án(dự án PPP nhóm C),báo cáo nghiên cứu khả thi
đối với dự án PPP; quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
B. Văn bản về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP (nếu
có);
C. Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án PPP sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);
D. Ngoài A, B, C còn có Kết quả sơ tuyển (nếu có) và các văn bản liên quankhác
133. Thời gian thực hiện hợp đồng các dự án PPP là:

A. Tối đa 10 năm
B. Là thời gian tính từ khi ký quyết định phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư đến khi các
bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợpđồng
C. Là thời gian tính từ thời điểm đóng thầu đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ theo
quy định trong hợp đồng
D. Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng
cóhiệu lực
đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

134. Nội dung hồ sơ mời thầu phải:

A. Nêu một số điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của một số nhà đầu tư để có thể
lựa chọn được các nhà đầu tư phù hợp nhất, giúp tiết kiệm trong tổ chức đấu thầu;
B. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của
nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh
tranh không bình đẳng;
C. Hồ sơ mời thầu chỉ được nêu tối đa 3 điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà
đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh
không bình đẳng;
D. Hồ sơ mời thầu chỉ được nêu tối đa 5 điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của
nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh
tranh không bình đẳng;
135. Yêu cầu về kỹ thuật đối với dự án PPP bao gồm:

A. Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm
hoặcdịch vụ cungcấp;
B. Mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh
giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và antoàn;
C. Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản
phẩm hoặcdịch vụ cung cấp; Mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ
thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và
antoàn;
D. Các yêu cầu về môi trường và antoàn;
136. Yêu cầu về tài chính - thương mại đối với dự án PPP:

A. Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu
nguồn vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án
(nếu có);

B. Các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận);
yêu cầu cụ thể về phân bổ rủiro;
C. Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ
cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia
thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời
gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủiro;
D. Cả A, B VÀC

137. Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật,
bao gồm:

A. Tiêu chuẩn về khối lượng, chấtlượng;


B. Tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảodưỡng;
C. Tiêu chuẩn về môi trường và antoàn.
D. A, B VÀC
138. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để
được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn:

A. 50% tổng số điểm về kỹthuật


B. 60% tổng số điểm về kỹthuật
C. 70% tổng số điểm về kỹthuật
D. 80% tổng số điểm về kỹthuật
139. Điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh
doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn không thấp hơn:

A. 50% điểm tối đa của nội dungđó.


B. 60% điểm tối đa của nội dung đó.
C. 70% điểm tối đa của nội dungđó.
D. 80% điểm tối đa của nội dungđó.
140. Theo phương pháp giá dịch vụ, đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật thì:

A. Căn cứ vào đề xuất phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu
tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào
đàm phán sơ bộ hợp đồng
B. Căn cứ vào giá dịch vụ để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ thấp
nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợpđồng.
C. Căn cứ vào đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề
xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ
hợp đồng
D. Căn cứ vào cả 3 tiêu chítrên
141. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải:
A. Thông báo trên mạng đấu thầu quốcgia
B. Phải đăng báo 3 kỳ liêntiếp
C. Gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các
nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mờithầu.
D. Không được sửa đổi hồ sơ mời thầu

142. Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà đầu tư phải:

A. Gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu
trong nước), 10 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu
để xem xét, xử lý.
B. Gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu
trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu
để xem xét, xử lý.
C. Gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu
trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu
để xem xét, xử lý.
D. Gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 10 ngày làm việc (đối với đấu
thầu trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm
đóng thầu để xem xét, xử lý.
143. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện bằng cách:

A. Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mờithầu;
B. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội
dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên
mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho
các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu.
C. A vàB
D. A hoặcB
144. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị
gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự
thầu của nhà đầu tư nếu:
A. Nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóngthầu.
B. Nhận được văn bản đề nghị trong ngày mởthầu.
C. Nhận được văn bản đề nghị sau thời điểm đóngthầu.
D. Bên mời thầumuốn.
145. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với tên trong
danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu:

A. Tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
B. Tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
C. Tối thiểu 15 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu
D. Tối thiểu 20 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóngthầu

146. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng:

A. 01 giờ, kể từ thời điểm đóngthầu


B. 01 ngày, kể từ thời điểm đóngthầu
C. 01 tuần, kể từ thời điểm đóngthầu
D. 01 tháng, kể từ thời điểm đóngthầu
147. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên
bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư
thì:

A. Nhà đầu tư được nộp lại hồ sơ để đánhgiá


B. Bên mời thầu sử dụng bản gốc để đánh giá lại kết quả, đảm bảo công bằng cho nhà
đầutư
C. Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bịloại.
D. Bên mời thầu tổ chức đấu thầulại
148. Trườnghợpsaukhiđóngthầu,nếunhàđầutưpháthiệnhồsơdựthầuthiếucáctàiliệuchứng
minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầutư:

A. Bị loại do không được phép do không được làm rõ về tư cách hợp lệ củamình.
B. Đượcphépgửitàiliệuđếnbênmờithầuđểlàmrõvềtưcáchhợplệcủamình.Bênmờithầu
có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh
giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm được coi
như một phần củahồ sơ dự thầu.
C. Được phép làm do hồ sơ dự thầy hay không do bên mời thầu quyếtđịnh
D. Nhà đầu tư nộp lại toàn bộ hồ sơ dựthầu
149. Yêu cầu đối với làm rõ hồ sơ dự thầu:

A. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ
sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất
của nhà đầu tư tham dựthầu.
B. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo
quản như một phần của hồ sơ dựthầu.
C. A hoặcB
D. A vàB
150. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu
tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Nhà đầu tư phải
có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu:

A. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mờithầu
B. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mờithầu
C. Trong vòng 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mờithầu
D. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mờithầu

You might also like