You are on page 1of 4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài


Trong tình hình nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam ngày
càng lớn nhưng ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ thìthì ngày
càng thu hẹp, mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) như một công cụ
để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước cho đầu tư, phát
triển cơ sở hạ tầng trong tình hình hiện nay. Trong mô hình xây dựng - vận hành -
chuyển giao BOT, là hình thức hợp đồng các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất. BOT
giao thông là dự án hạ tầng giao thông phát triển theo mô hình đầu tư BOT. Trong đó,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho chủ đầu tư xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng giao thông và thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời
hạn này, chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình giao thông đó cho
nhà nước. Trạm thu phí BOT là trạm chốt được xây dựng tại các tuyến đường giao
thông thuộc dự án BOT. Mục đích của việc lập trạm thu phí BOT là thu phí đường bộ
của các phương tiện giao thông di chuyển trên tuyến đường đó. Số tiền này sẽ được
chủ đầu tư hoàn vốn, kiếm lời và chi trả một phần vào việc bảo trì, nâng cấp các tuyến
đường.

Có thể khẳng định, sau khi được đưa vào khai thác, các dự án BOT giao thông
đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc và tai nạn
giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế,... Mặc dù vậy, nhiều vấn đề được các chuyên gia và dư luận đặt ra: Tại sao
các BOT giao thông lại tập trung quá nhiều vào lĩnh vực đường bộ, trong khi đường
sắt, hàng không, hàng hải cũng rất cần được đầu tư? Phải chăng đường bộ có lợi ích gì
hơn so với các lĩnh vực khác?

Những năm gần đây, các dự án BOT giao thông trở thành một “làn sóng” đầu
tư. Mặt trái của hiện tượng này dần hiển lộ khi áp lực, gánh nặng tăng phí ngày càng
đè nặng vai người dân, doanh nghiệp, cùng những rủi ro cho hệ thống tín dụng bơm
vốn cho dự án và nhiều rủi ro khác. Các dự án hoàn thành, đưa vào khai thác trong khi
hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, khiến cả người dân, doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư
đều lo ngại. Với 88 trạm thu phí dày đặc, trong số này có 20 trạm khoảng cách dưới
60 km, một số trạm đặt sai vị trí, nằm ngoài phạm vi dự án, khiến xã hội bức xúc.
Hàng loạt yếu tố cho thấy các dự án BOT thiếu minh bạch như: Các dự án có theo quy
hoạch không, hay chỉ do yêu cầu của địa phương hoặc đề xuất của nhà đầu tư? Việc
lập, thẩm định và phê duyệt dự án đang tồn tại nhiều góc khuất, thiếu khách quan khi
nhà đầu tư lập dự án để các cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt; hầu hết nhà đầu
tư không được lựa chọn qua đấu thầu mà chỉ định đầu tư,... khiến nhiều dự án BOT trở
nên méo mó, biến dạng.
Từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn tìm hiểu, đánh giá tính minh
bạch trong các dự án BOT giao thông ở Việt Nam đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch trong các dự án và từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với
thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng khung nghiên cứu về tính minh bạch của các dự
án BOT giao thông ở Việt Nam từ đó vận dụng để phân tích, chỉ ra rõ những bất cập
trong các dự án BOT giao thông và tìm ra nguyên nhân của những bất cập đó nhằm đề
xuất quan điểm, định hướng và những giải pháp cần thiết để gia tăng tính minh bạch
trong các dự án BOT.
Mục tiêu cụ thể:
● Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu tính minh bạch của các dự án BOT
giao thông gồm: nội hàm của quản lí phát triển, các tiêu chí đánh giá việc đảm
bảo tính minh bạch trong quản lí phát triển các dự án BOT giao thông ở Việt
Nam
● Chỉ ra những kết quả đạt được trong việc đảm bảo tính minh bạch của các dự
án BOT đồng thời đưa ra nguyên nhân dẫn đến sự hạn chếchế của tính minh
bạch trong các dự án
● Đưa ra quan điểm, định hướng tăng cường tính minh bạch trong các dự án BOT
giao thông Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Để có thể thực hiện được một dự án hiệu quả cần phải tuân thủ các điều kiện
thực hiện trong quản lý phát triển như: tính minh bạch, tính trách nhiệm, sự tham gia,
quản lý theo kết quả. Đầu tiên, chúng ta cần phân tích đảm bảo tính minh bạch trong
xây dựng và vận hành dự án BOT giao thông. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt
động cho bộ máy nhà nước, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tăng cơ hội lựa chọn
cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội.
Đối tượng nghiên cứu được xác định là “Tính minh bạch trong xây dựng và
vận hành dự án BOT giao thông”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Việt Nam
Về thời gian:
Về nội dung:
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu tiếp cận vấn đề từ lý luận đến thực tiễn, kết hợp giữa định tính và
định lượng để phân tích và đánh giá thực trạng của các dự án BOT giao thông tại Việt
Nam
4.2. Quy trình nghiên cứu
Hình thành khung lý thuyết về tính minh bạch trong các dự án BOT giao thông
tại Việt Nam. Dựa trên khung lý thuyết, phân tích thực trạng của các dự án BOT giao
thông nhằm rút ra những điều đã đạt được cũng như các hạn chế trong sự minh bạch
của các dự án BOT từ đó tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ đề xuất
quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch trong các dự
án BOT giao thông tại Việt Nam.
4.3. Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp:
4.4. Phương pháp xử lý thông tin/dữ liệu
Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích tổng hợp, từ đó đưa ra
những đánh giá khách quan nhất về hiệu quả của dự án cũng như giải pháp cho
những hạn chế còn tồn tại.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Khung nghiên cứu về tính minh bạch trong quản lí phát triển
Chương 2: Thực trạng tính minh bạch của các dự án BOT giao thông tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đảm bảo tính minh bạch của các dự án BOT giao thông ở
Việt Nam

You might also like