You are on page 1of 2

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

Logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử tại Việt Nam” được lựa
chọn thực hiện nghiên cứu dựa trên sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra một số kết luận
như sau:

Thứ nhất, nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động logistics ngược trong chuỗi
cung ứng sản phẩm điện tử Việt Nam và đã xây dựng được mối quan hệ cộng tác ở
nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là sự cộng tác giữa nhà sản xuất với các cơ sở thu
gom và tái chế phế liệu điện tử. Các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử
Việt Nam đã triển khai một cách phổ biến được 3 dòng logistics ngược bao gồm: (1)
dòng sản phẩm kết thúc sử dụng End-of-Life product (EoL), (2) dòng sản phẩm lỗi do
sản xuất, phế phẩm, phụ phẩm sản xuất, (3) dòng sản phẩm không bán được, (4) dòng
sản phẩm đã qua sử dụng (second-hand).
Thứ hai, việc tổ chức thực hiện hoạt động logistics ngược của các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử ở Việt Nam còn ở giai đoạn bắt đầu, chưa thực
sự đi sâu phát triển. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của các doanh
nghiệp tự tổ chức các hoạt động logitics ngược hoàn toàn cao hơn các doanh nghiệp
thuê ngoài và thuê ngoài từng phần.

Thứ ba, với 168 mẫu hợp lệ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, đề tài chỉ ra
có 4 yếu tố tác động tích cực lên hoạt dộng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản
phẩm điện tử tại Việt Nam, đó là (1) Quy định của luật pháp và chính sách, (2) Yếu tố
bên trong doanh nghiệp, (3) Sự tích hợp trong chuỗi cung ứng, (4) Nhận thức và nhu
cầu thị trường. Để có thể nâng cao hiệu quả thực hiện logistics ngược thì cần cải thiện
các yếu tố này.

Thứ tư, trong 04 nhân tố đấy, mức độ cộng tác trong chuỗi cung ứng (CT) là
nhân tố cho thấy có tác động lớn nhất lên biến phụ thuộc là Kết quả thực thi logistics
ngược. Yếu tố này không chỉ tác động đến hoạt động logistics ngược mà còn đóng một
vai trò không thể thiếu trong hoạt động logistics truyền thống.

Thứ năm, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện tử, Việt
Nam và các nước trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức về việc xử lý
rác thải điện tử. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa các các đề xuất giải pháp không
chỉ đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý mà còn đối với các thành phần trong
chuỗi bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, thu gom và người tiêu dùng.
Quan trọng nhất là thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng thiết bị điện tử của người
dân, tiếp đến là xây dựng chương trình phân loại, thu gom và xử lý chất thải điện tử
một cách chính quy. Các doanh nghiệp tham gia cần xác định rõ vai trò logistics
ngược, xây dựng kế hoạch thực thi một cách hiệu quả, ngoài ra cần đầu tư vào công
nghệ, hệ thống CNTT.

Mặc dù đã đạt được mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, đề tài vẫn tồn tại
những hạn chế như sau: thứ nhất, nghiên cứu thực hiện khảo sát thông qua gửi bảng
câu hỏi trực tuyến trên Google form nên mặc dù đạt số lượng mẫu nhưng chưa có đa
dạng đối tượng tham gia khảo sát, thứ hai do khó khăn về mặt thời gian và kinh phí
nên nhóm tác giả chỉ thực hiên khảo sát, chưa thể thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với
các chuyên gia trong hoạt động logistics ngược, trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện
tử. Dựa trên kết quả nghiên cứu và hạn chế còn tồn tại của đề tài, nhóm tác giả đưa ra
đề xuất phương hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai: thứ nhất để phát
triển hơn nữa vấn đề nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất về đề tài
nghiên cứu trong tương lai như sau: thứ nhất, thực hiện khảo sát trên hình thức cả trực
tiếp và trực tiếp, kết hợp với việc phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong ngành để
có cái nhìn đa chiều về hoạt động logtics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm điện
tử tại Việt Nam; thứ hai, mở rộng mẫu nghiên cứu, phạm vi khảo sát sang các tỉnh
thành khác để phục vụ cho nghiên cứu định tính và định lượng, từ đó đánh giá tác
động các nhân tố, đưa ra các kết luận bao quát hơn. của đại dịch Covid-19 đối với quá
trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp LSP Việt Nam; thứ hai, mở rộng mẫu nghiên
cứu sang nhiều tỉnh thành khác ngoài những tỉnh thành phố phát triển, từ đó có thể đưa
ra những nhận định có tính khái quát cao hơn.

You might also like