You are on page 1of 40

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

----------

ĐỀ ÁN CHO “UTH LOGISTICS COMPETITION 2022”

Đề tài:

ỨNG DỤNG LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Nhóm thực hiện: 4Plers

Thành viên gồm có: Đỗ Thị Kim Yến

Ngô Mỹ Ngân

Huỳnh Thị Thanh Thủy

Nguyễn Phan Khánh Duyên

Chuyên ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

----------

ĐỀ ÁN CHO “UTH LOGISTICS COMPETITION 2022”

Đề tài:

ỨNG DỤNG LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Nhóm thực hiện: 4Plers

Thành viên gồm có: Đỗ Thị Kim Yến

Ngô Mỹ Ngân

Huỳnh Thị Thanh Thủy

Nguyễn Phan Khánh Duyên

Chuyên ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................... 2

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. 7

DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS NGƯỢC ................................... 8

1.1 Định nghĩa ..................................................................................................... 8

1.2 Nguyên nhân.................................................................................................. 8

1.3 Vai trò ............................................................................................................ 9

1.4 So sánh logistics xuôi và logistics ngược.................................................... 10

1.5 Ưu điểm và nhược điểm .............................................................................. 11

1.6 Logistics ngược hoạt động như thế nào?..................................................... 12

1.7 Các bước xây dựng quá trình Reverse Logistics hiệu quả .......................... 13

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
TỬ...................................................................................................................... 14

2.1 Thực trạng về rác thải điện tử hiện nay ....................................................... 14

2.1.1 Số liệu............................................................................................... 14

2.1.2 Sự ảnh hưởng của rác thải điện tử.................................................... 15

2.1.3 Phương pháp xử lý ........................................................................... 16

2.2 Phân tích về Reverse Logistics của Samsung ............................................. 17

2.2.1 Phân tích chiến lược ......................................................................... 17

2.2.2 Lợi ích .............................................................................................. 20

2.2.3 Hạn chế............................................................................................. 22


2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
TỬ ..................................................................................................................... 24

3.1 Cơ sở thực hiện giải pháp ............................................................................ 24

3.2 Nội dung giải pháp ...................................................................................... 24

3.3 Lợi ích mà giải pháp mang lại ..................................................................... 31

3.4 Hạn chế khi thực hiện giải pháp .................................................................. 31

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 34

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 36

3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đang là một vấn đề nóng hổi, được
quan tâm trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì lẽ trên, mà các
doanh nghiệp gần đây đều đang hướng tới việc xây dựng cho mình một quy trình
cung ứng sản phẩm thân thiện với môi trường. Và Logistics ngược đóng vai trò quan
trọng trong việc này. Logistics ngược giúp doanh nghiệp có thể thu hồi, tái chế sản
phẩm đã qua sử dụng và thải bỏ một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, về mặt lý luận, lý thuyết về logistics ngược đã có nền móng vững chắc ở
các quốc gia phát triển như Mỹ, châu u từ những năm 1990 nhưng Logistics ngược
ở Việt Nam vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Ở Việt Nam, Logistics ngược được
nghiên cứu để áp dụng vào các sản phẩm khó tiêu hủy như chai nhựa, pin, thiết bị
điện tử,.. Và số lượng các doanh nghiệp ứng dụng vào quy trình cung ứng của mình
cũng khá hạn chế.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệp điện tử, vô hình chung đã
làm cho các chu kỳ sử dụng của 1 sản phẩm điện tử giảm đi. Và điều này là nguyên
nhân chính trong việc gia tăng số lượng rác thải điện tử trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở các nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng - ĐH
Bách khoa Hà Nội - dự báo mặc dù chất thải điện tử tại Việt Nam hiện vẫn ở mức
thấp hơn mức trung bình của thế giới nhưng đang gia tăng nhanh chóng và sẽ tiếp
tục gia tăng nhanh trong thời gian tới và còn đa dạng về chủng loại nữa. Từ năm
2013, các thiết bị điện - điện tử thải bỏ là 1 trong 6 nhóm sản phẩm phải thu hồi và
xử lý. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể
việc quản lý chất thải điện tử nói riêng ở Việt Nam, điều thường gặp ở các quốc gia
phát triển khác.

Chính vì những lí do trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề: “ Ứng dụng Logistics
ngược đối với thiết bị điện tử” làm đề tài để nghiên cứu.

2. Nội dung nghiên cứu:


4
- Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu cũng như giới thiệu tổng quát về Logistics ngược.

Tìm hiểu về thực trạng việc ứng dụng Logistics ngược của Samsung và về rác thải
điện tử tại Việt Nam.

Đề xuất giải pháp cho việc ứng dụng Logistics ngược đối với thiết bị điện tử.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi cần tìm hiểu các tài liệu về Logistics
ngược cũng như thiết bị điện tử, cùng nhau thảo luận để đề xuất giải pháp cho việc
ứng dụng Logistics ngược đối với thiết bị điện tử.

- Đối tượng nghiên cứu:

Những kiến thức, thông tin, dữ liệu liên quan đến Logistics ngược và thiết bị điện
tử.

- Phạm vi nghiên cứu:

Các tài liệu liên quan hiện hành, sách báo và trên các website uy tín.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Trong suốt quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu.


- Phương pháp thống kê và so sánh.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp đưa ra kết luận.

4. Kết cấu của bài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương chính:

- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS NGƯỢC


- Chương 2: TÌNH HÌNH LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ
ĐIỆN TỬ
5
- Chương 3: GIẢI PHÁP CHO LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ
ĐIỆN TỬ

6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Quy trình của Logistics ngược 12


Hình 2 Đề xuất mô hình tổ chức logistics ngược chính thức đối với rác thải điện 25
tử

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 So sánh giữa logistics ngược và logistics xuôi 10


Bảng 2 Các điểm thu hồi rác thải điện tử của Samsung 20

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS NGƯỢC

1.1 Định nghĩa

“Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu
quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các
điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị

hoặc xử lý một cách thích hợp” - Rogers và Tibben – Lembke (1999)

Nói cách khác, Logistics ngược là một quá trình trong chuỗi cung ứng xử lý việc trả
lại các hàng hóa đã được tung ra thị trường về cho nhà sản xuất. Bao gồm các sản
phẩm hư hỏng, sản phẩm cần bảo dưỡng, tân trang do người dùng cuối trả lại hoặc
việc thu hồi nhằm xử lý / tái chế vật liệu đóng gói bên trong, tái chế / thải bỏ có trách
nhiệm vật liệu từ các sản phẩm đã bán trước đó,... của nhà sản xuất.

Những trường hợp áp dụng Logistic ngược phổ biến hiện nay:

 Khách hàng trả lại hàng.


 Trả lại hàng tồn đọng của đối tác phân phối do điều khoản hợp đồng.
 Tái sử dụng bao bì.
 Tân trang hàng hóa.
 Sửa chữa và bảo trì sản phẩm theo thỏa thuận đảm bảo.
 Sản xuất lại hàng hóa từ các mặt hàng bị trả lại hoặc bị lỗi.
 Bán hàng hóa cho thị trường thứ cấp để trả lại hàng do tồn kho quá mức.
 Tái chế và tiêu hủy hàng hóa đã hết tuổi thọ.

1.2 Nguyên nhân xuất hiện của Logistics ngược

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nguyên nhân hình thành logistics ngược đầu tiên
là do nhu cầu thực tiễn về chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ
trợ khách hàng. Đồng thời logistics ngược xuất hiện còn là một cơ hội giúp doanh
nghiệp nâng mức lợi nhuận lên cao thông qua việc cắt giảm một phần chi phí cho
nguyên liệu đầu vào và thay thế bằng phần lớn các nguyên liệu thô được thu hồi lại
về nhà máy sản xuất nhờ vào quá trình của logistics ngược.
8
Cuối cùng là do xu thế toàn cầu hiện nay là phát triển bền vững và phát giảm khí
thải, bảo vệ môi trường để hướng tới một trái đất xanh, sạch đẹp nên nhà nước cũng
như những người tiêu dùng rất khuyến khích và ủng hộ tiêu dùng đối với các doanh
nghiệp hạn chế rác thải công nghiệp và có những quy trình sản xuất thân thiện với
môi trường.

Thế nên nhờ có những nhu cầu đến từ người tiêu dùng và cả doanh nghiệp sản xuất
mà logistics ngược mới ra đời và phát triển càng ngày càng mạnh mẽ hơn trong bối
cảnh hiện nay và sau này.

1.3 Vai trò

Trong chuỗi cung ứng, mọi người tập trung nhấn mạnh vai trò của Logistics vì nó
quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chu kỳ vòng đời sản phẩm
hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ hàng hư hỏng thấp rất quan trọng và
sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong tương lai.

Những vai trò của Logistics ngược gồm:

 Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu
của quá trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu, lúc
này logistics ngược sẽ giúp đưa các sản phẩm này quay lại thị trường một cách
nhanh chóng, kịp thời nhất.
 Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: một chính sách thu hồi
tốt sẽ góp phần giúp khách hàng được thỏa mãn tốt nhu cầu kể cả khi họ nhận
được sản phẩm lỗi. Từ đó logistics ngược làm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng,
giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
Mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
 Giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics
ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa…
hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng
logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như:
tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì
9
do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản
phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản
phẩm mới) để tăng doanh thu…
 Cải thiện hình ảnh và uy tín cho chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp và chuỗi
cung ứng thường bị chỉ trích bởi hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác động
xấu đến môi trường. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của
doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Tổ chức Logistics ngược tốt giúp
tạo dựng hình ảnh về một DN chú trọng đến sự tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
 Phát triển chuỗi cung ứng xanh: Các chính sách logistics ngược được cân
nhắc kỹ lưỡng cũng có thể giúp giảm thiểu chất thải, phát triển chuỗi cung
ứng xanh. Thông qua việc thu hồi các sản phẩm lỗi, có cách tái chế, xử lý, tiêu
hủy hợp lý, doanh nghiệp đã đóng góp một phần rất lớn giúp bảo vệ môi
trường.

Vì vậy, có thể khẳng định, Logistics ngược sẽ là yếu tố cạnh tranh khác biệt của
doanh nghiệp, tạo được uy tín và ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa của khách
hàng.

1.4 So sánh Logistics xuôi và Logistics ngược

Tiêu chí Logistics ngược Logistics xuôi

Giá cả Phụ thuộc vào nhiều Đồng nhất


yếu tố

Tốc độ Không được ưu tiên Ưu tiên hàng đầu

Dự báo Khó khăn Tương đối đơn giản hơn

10
Chi phí thực hiện Thấp hơn Cao

Chất lượng hàng hóa Không đồng nhất Đồng nhất

Điểm phân phối Vận chuyển từ nhiều Vận chuyển từ 1 điểm


điểm đến 1 điểm đến nhiều điểm

Bao bì sản phẩm Hư hỏng Nguyên vẹn, tiêu chuẩn


hóa.

Hợp đồng dịch vụ ( về sở hữu Phức tạp Dễ thỏa thuận


và trách nhiệm vật chất)

Quản lý dự trữ Không thống nhất Thống nhất

Bảng 1: So sánh Logistics xuôi và Logistics ngược

1.5 Ưu điểm và nhược điểm của Logistics ngược

Ưu điểm:

 Bảo vệ môi trường


 Tạo dựng danh tiếng cho Doanh nghiệp
 Quản lý rủi ro thấp hơn
 Tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp
 Giúp tăng lợi nhuận

Nhược điểm:

 Khó dự đoán
 Dòng đơn hàng trả lại phức
 Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm
11
1.6 Logistics ngược hoạt động như thế nào?

Logistics ngược được hình thành dựa vào nguyên nhân khác nhau như: thu hồi sản
phẩm không bán được để cải tiến, thu hồi các bao bì có thể tái sử dụng, thu hồi các
sản phẩm có khuyết tật, thu hồi các sản phẩm có thể tháo dỡ và tái sử dụng một
phần,…

Vậy Logistics ngược hoạt động như thế nào? Quy trình của Logistics ngược gồm
những bước nào? Chúng ta cùng đi qua 4 bước sau để hiểu về quy trình Logistics
ngược

Hình 1: Quy trình logistics ngược

1. Tập hợp: Là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm
khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
2. Kiểm tra: Tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại về mặt
chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm
tra này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp
theo.
3. Xử lý: Lúc này với những hàng hóa được thu hồi lại thì doanh nghiệp có nhiều
cách xử lý khác nhau: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản phẩm
cụ thể là sửa chữa sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… và
một bước quan trọng là nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải
(sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường).

12
4. Phân phối sản phẩm đã được phục hồi: Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình
thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.

1.7 Các bước xây dựng quá trình Reverse Logistics hiệu quả

Một quá trình Reverse Logistics thành công nên được xây dựng qua 8 bước sau:

1. Phân tích lý do tại sao sản phẩm bị trả lại và dự kiến chi tiết quá trình thu hồi
sản phẩm.
2. Dự kiến chi tiết chi phí thu hồi sản phẩm.
3. Tìm hiểu mong đợi của khách hàng về tốc độ thu hồi sản phẩm.
4. Kiểm tra lại những nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm bị thu hồi, đáp
ứng đơn đặt hàng của khách hàng dựa theo kế hoạch thu hồi.
5. Ngăn chặn các vấn đề phát sinh trong yêu cầu, chức năng và số liệu kinh
doanh của doanh nghiệp.
6. Đánh giá tất cả các lựa chọn thu hồi trước khi chọn một bên cung ứng thứ ba.
7. So sánh tất cả các lựa chọn thu hồi khả thi với yêu cầu kinh doanh của doanh
nghiệp, và kiểm tra lại các số liệu tham khảo từ các nhà cung ứng khác.
8. Đánh giá các lựa chọn thay thế khác, kết hợp với vòng đời sản phẩm và khả
năng tín dụng của khách hàng.

Một số công nghệ giúp cải tiến quá trình Reverse Logistics

- Kỹ thuật dữ liệu
- Phân tích nâng cao và trí tuệ nhân tạo
- IoT và RFID
- Blockchain
- Thực tế ảo
- Đám mây

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI

13
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

2.1 Thực trạng về rác thải điện tử hiện nay

2.1.1 Số liệu

 Khối lượng rác thải điện tử

Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố
vào tháng 7/2020 cho biết, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu
tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với năm 2014 ( 41,8 triệu tấn). Trong số 53,6 triệu
tấn (năm 2019) rác thải điện tử được thải ra, chỉ có 17,4% chất thải được thu gom
và tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là
không được xử lý. Trong đó, châu u là nơi đạt tỷ lệ tái chế rác thải điện tử cao nhất
trong năm 2019 với 42%, còn châu Á chỉ ở mức 12%. Theo dự báo, với tốc độ tăng
như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi
năm sau năm 2030. (phụ lục)

Ước tính, mỗi năm có 50 tấn thủy ngân đi theo các thiết bị như màn hình, bóng đèn
tiết kiệm năng lượng… ra bãi rác. Ngoài ra, 98 triệu tấn CO2 cũng bị thải vào khí
quyển từ những tủ lạnh và máy lạnh bỏ đi năm 2019, chiếm xấp xỉ 0,3% lượng khí
thải nhà kính trên toàn cầu.

Tỷ trọng các loại thiết bị điện tử bị thải ra môi trường trong năm 2019 được thể
hiện qua biểu đồ tròn: (phụ lục)

Theo số liệu thống kê của Hội Thống kê rác thải toàn cầu (The Global E-Waste
Statistics Parnership - GESP), trong năm 2019, Việt Nam phát sinh 257.000 tấn rác
thải điện tử, tăng gần 55% so với năm 2015 ( 115.000 tấn - theo số liệu nghiên cứu
của Honda et al.). Trong khi tỷ lệ năm 2010 - 2015 chỉ có 1,7% ( năm 2010 là
113.000 tấn - theo số liệu thống kê từ Viện Khoa học và Công nghệ môi trường,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

14
Qua đó có thể thấy, rác thải điện tử đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Ước
tính hiện mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Và chỉ
khoảng 10% được thu gom và tái chế ( năm 2019).

 Khảo sát

Theo khảo sát với đề tài” Khảo sát tình trạng sử dụng và xử lý thiết bị điện tử
hiện nay”, nhóm 4PL-ers đã ghi nhận được 100 phản hồi về 6 câu hỏi. ( Cụ thể trong
bản phụ lục).

Qua đó có thể thấy, cách xử lý thiết bị điện tử quá hạn sử dụng ở nước ta nói
chung còn lạc hậu và tự phát. Đa phần mọi người đều chưa từng tham gia vào các
chiến dịch liên quan đến thu hồi rác thải điện tử.

2.1.2. Sự ảnh hưởng của rác thải điện tử

Đối với không khí: Không khí có thể bị ô nhiễm bởi rác điện tử phần lớn là do giai
đoạn xử lý tại các quốc gia nơi quy trình tái chế được quản lý kém. Rác thải điện tử
thường được tháo dỡ và cắt nhỏ, giải phóng trực tiếp bụi hoặc hạt lớn vào môi trường,
điều này làm tổn thương nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính về
đường hô hấp cho những lao động nghèo.

Đối với môi trường nước: Nước có thể bị ô nhiễm bởi chất thải điện tử theo hai cách
chính: Thứ nhất là thông qua các bãi rác không được thiết kế phù hợp để chứa chất
thải điện tử. Thứ hai là thông qua việc tái chế không đúng cách và xử lý rác thải điện
tử sau đó.

Đối với môi trường đất: Đất có thể bị ô nhiễm theo hai cách chính từ rác thải điện
tử. Thứ nhất do tiếp xúc trực tiếp với chất gây ô nhiễm từ chất thải điện tử hoặc các
sản phẩm phụ của quá trình tái chế và xử lý chất thải điện tử. Thứ hai là đất bị ô
nhiễm gián tiếp thông qua việc tưới tiêu từ nước đã bị ô nhiễm trước đó.

Đối với sức khỏe con người: Con người có thể hít phải các hạt bụi kim loại mịn và
các hóa chất độc hại thông qua các hoạt động tái chế. Tiếp xúc ngắn hạn với các hạt
mịn thường gây nên các tổn thương liên quan đến kích ứng mắt, lên cơn hen suyễn
15
và viêm phế quản cấp tính. Về lâu dài có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, viêm
phế quản mãn tính, ung thư phổi và một loạt các vấn đề kéo dài khiến sức khỏe hô
hấp bị tổn hại.

2.1.3 Phương pháp xử lý

Chôn lấp: Trong phương pháp này về cơ bản người ta sẽ đào một cái hố khổng lồ
trên mặt đất, đổ rác thải điện tử vào và sau đó lấp lại bằng đất. Các hố đất được lót
bằng đất sét hoặc nilon với hệ thống thu hồi nước rỉ để ngăn chất thải độc hại thải ra
môi trường xung quanh. Tuy nhiên một số chất như cadmium, chì, thủy ngân vẫn
tìm được đường ngấm vào đất và nước ngầm gây ô nhiễm.

Ngâm trong dung dịch axit: Việc ngâm các vi mạch điện tử trong các dung dịch axit
sunfuric, hydrochloric hoặc nitric mạnh sẽ tách các kim loại ra khỏi các bo mạch
điện tử. Các kim loại sau đó có thể được tái chế và sử dụng trong việc sản xuất các
sản phẩm mới. Tuy nhiên, chất thải có tính axit rất nguy hại và yêu cầu phải được
xử lý rất cẩn thận để ngăn không cho chúng xâm nhập vào các nguồn nước địa
phương.

Đốt cháy: Một phương pháp rất thô sơ để xử lý rác thải điện tử là đốt chúng trong lò
đốt ở nhiệt độ cực cao. Điều này có lợi ích kép là giảm đáng kể khối lượng chất thải
và tạo ra năng lượng có thể được tái sử dụng cho các hoạt động khác. Thật không
may, quá trình đốt cháy các thành phần tạo thành rác thải điện tử cũng tạo ra một
lượng lớn khí độc bao gồm cadmium và thủy ngân được thải vào khí quyển.

Tái chế: Nhiều loại rác thải điện tử có thể được tháo dỡ và người ta sẽ tái sử dụng
lại các thành phần cấu tạo nên thiết bị đó. Kỹ thuật tái chế rác thải điện tử hiện nay
có thể thu hồi kim loại quý từ bảng mạch in và các kim loại đó sẽ được nấu chảy để
chế tạo ra các thiết bị mới hoặc sử dụng cho các mục đích khác. Ở Việt Nam hiện
nay, rác thải điện tử hầu hết đều qua các nguồn thu gom không chính thức, là những
người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về các làng nghề để
tái chế. Các cơ sở tái chế này đều nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình, hầu hết đều ô

16
nhiễm, không bảo đảm vệ sinh, không có các thiết bị hiện đại, ảnh hưởng sức khỏe
công nhân và môi trường.

Tái sử dụng: Cho đến nay, kỹ thuật xử lý rác điện tử thân thiện với môi trường nhất
là sử dụng lại các thiết bị nếu có thể. Nhiều tổ chức từ thiện sẽ sẵn lòng chấp nhận
các thiết bị điện tử cũ. Sau đó các thiết bị này có thể được tân trang lại và phân phối
đến những người ở các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Ngoài các phương pháp xử lý rác điện tử ở trên, hiện nay còn có một mô hình giảm
thiểu rác thải điện tử nguy hại tại Việt Nam mang lại những hiệu quả đột phá là
chương trình các doanh nghiệp chủ động “thu hồi, đổi mới và tái chế” miễn phí các
sản phẩm điện tử thuộc thương hiệu của doanh nghiệp đó mà chúng bị lỗi hoặc đã
qua sử dụng nhằm mục đích đảm bảo quy trình tái chế rác thải điện tử an toàn và
thân thiện với môi trường. Chúng ta có thể điểm qua các chương trình thu hồi thiết
bị điện tử của các doanh nghiệp như Electrolux; Panasonic với chương trình "Đổi tủ
lạnh - Máy giặt cũ, lấy tủ lạnh - Máy giặt Panasonic" hay chương trình “Vietnam
Recycles” (Việt Nam tái chế) được đồng sáng lập bởi hai tập đoàn nổi tiếng là Apple
và HP từ 2015 đến nay. Đặc biệt là mô hình Recycling Program khá thú vị đến từ
tập đoàn Samsung đang áp dụng tại Việt Nam từ 2016 đến nay.

2.2 Phân tích về Reverse Logistics của Samsung

2.2.1 Phân tích chiến lược

Trong phần này, chúng tôi sẽ nhắc đến việc thu hồi Samsung Galaxy Note 7 và chiến
lược thu hồi rác thải điện tử.

Thu hồi Samsung Galaxy Note 7

Vào ngày 19/8/2016, Samsung chính thức mở bán Galaxy Note 7 tại 10 quốc gia,
trong đó có Việt Nam.

Thế nhưng chỉ một tháng sau, sau khi có khoảng 35 trường hợp điện thoại bị phát
nổ được ghi nhận tại nhiều quốc gia, Samsung đã buộc phải ra thông báo thu hồi
Note 7 trên toàn cầu để sửa lỗi, đồng thời tiến hành đổi sản phẩm mới được cho là
17
an toàn đến người dùng. Ngay sau đó, một vài mẫu Note 7 lại được tiếp tục ghi nhận
phát nổ, trong đó có cả những mẫu Note 7 “an toàn” mới đổi. Điều này đã khiến
Samsung phải ra thông báo triệu hồi toàn bộ smartphone Galaxy Note 7 bán ra trên
toàn cầu. Theo các trang tin công nghệ thế giới, số lượng điện thoại Note 7 mà
Samsung buộc phải thu hồi trên toàn cầu khoảng 2,5 triệu chiếc.

Sự cố Samsung Galaxy Note 7 phát nổ đã khiến Samsung phải thu hồi.

Riêng tại thị trường Việt Nam, ngày 11-10-2016, Samsung Vina đã ra thông báo
hoàn tiền 100% cho người dùng đã đặt hàng hoặc đang sở hữu điện thoại thông minh
Galaxy Note 7. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ mỗi người 1 voucher trị giá 1.5 triệu
đồng để mua các sản phẩm Samsung khác. Tổng số sản phẩm thuộc diện phải thu
hồi và hoàn tiền là 12.633 sản phẩm. Cục Quản lí Cạnh tranh của Bộ Công Thương
Việt Nam cho biết, Samsung đã bỏ ra khoảng 240 tỷ đồng để hoàn tiền cho hơn 12
ngàn người sở hữu Galaxy Note 7 chính hãng tại nước ta.

Đến đầu tháng 1/2017, công ty đã đưa ra công bố 2 lỗi pin khác nhau khiến siêu
phẩm của họ phát nổ trong cả 2 đợt thu hồi sản phẩm. Samsung đã đưa ra phương
pháp giải quyết ngay sau đó bằng cách thu hồi sản phẩm và quy tụ hơn 700 nhà
nghiên cứu, kỹ sư kiểm tra hơn 200.000 chiếc điện thoại và 30.000 viên pin để thử
nghiệm trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất có thể. Đây cũng là lần đầu tiên công
ty này chấp nhận làm việc với các phòng thí nghiệm thứ 3 để giải quyết triệt để rắc
rối này.

Tổng thiệt hại được ước tính lên đến khoảng 3 triệu máy và 5 tỷ USD, chưa kể tổn
hại về thương hiệu, cụ thể, giá cổ phiếu tụt 11% tính đến ngày 09/09/2016. Tuy
nhiên, các động thái trên của Samsung đã 1 phần nào lấy lại lòng tin từ khách hàng.
Từ đó tạo đà dẫn đến việc phân phối sản phẩm mới của Samsung trở lại thị trường
ngày một tăng. Theo những gì công ty đã làm với vụ việc pin của Galaxy Note 7
phát nổ thì có thể thấy Samsung đã đi đúng hướng trong việc thu hồi và tái chế sản
phẩm. Samsung đã tiếp tục phát huy khả năng và chất lượng sản phẩm và củng cố

18
niềm tin của người tiêu dùng như cách đã làm với sản phẩm điện thoại Galaxy Note
7 để từ đó lấy lại vị thế và một phát triển hơn như hiện nay.

Chiến lược thu hồi rác điện tử

Để bảo vệ môi trường trong khủng hoảng và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn,
Samsung Electronics đã và đang nỗ lực tập trung vào một nền kinh tế tuần hoàn.

Thành tựu điển hình của mô hình này là chiết xuất kim loại và nhựa tại Trung tâm
tái chế Asan, được Samsung thành lập và điều hành. Nguyên vật liệu thu được sẽ
được tái sử dụng trong các thiết bị điện tử. Trung tâm Tái chế Asan được thành lập
vào năm 1998 để tái chế rác thải điện tử. Riêng năm 2017, tại đây đã xử lý tổng số
338.000 thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí và các thiết bị CNTT
để tách ra 24.524 tấn kim loại (thép, đồng, nhôm, vv.) và nhựa để tái sử dụng. Đặc
biệt, một số loại nhựa điện tử phế thải được lựa chọn tại Trung tâm tái chế Asan sẽ
được tái sử dụng trong các sản phẩm của Samsung Electronics sau khi cung cấp cho
các nhà sản xuất nhựa tái chế. Vào năm 2020, 3.300 tấn nhựa tái chế đã được sản
xuất thông qua hệ thống tái chế khép kín để làm nguyên liệu cho tủ lạnh, máy điều
hòa không khí và máy giặt. Ngoài ra, 30.992 tấn nhựa tái chế được thu hồi từ các
con đường khác nhau đã được sử dụng trong các thiết bị gia dụng, TV, màn hình và
bộ sạc điện thoại thông minh, Một ví dụ khác về việc thu hẹp vòng lặp là tái chế pin
điện thoại di động. Các khoáng chất đất hiếm như lithium và coban được sử dụng
trong pin và do đó, Samsung Electronics đã khởi xướng các chiến dịch khác nhau để
thu thập điện thoại di động cuối đời. Điện thoại di động tái chế được tách thành phần
thân chính và pin để tái chế. Pin được thu hồi từ quá trình tái chế sẽ được gửi đến
các cơ sở tái chế chuyên dụng để thu hồi các kim loại quan trọng sau đó được sử
dụng làm nguyên liệu cho pin mới.

Là một phần của các chương trình tái chế ở các quốc gia khác nhau, Samsung
Electronics cung cấp các dịch vụ thu gom tùy chỉnh theo khu vực để người tiêu dùng
có thể vứt bỏ các sản phẩm chất thải một cách thuận tiện.

19
Tại Việt Nam, vào ngày 30/03/2020, Công ty TNHH Samsung Vina công bố về việc
thu hồi rác thải điện tử cho toàn bộ sản phẩm Samsung được sản xuất và phân phối
tại thị trường Việt Nam kể từ ngày 01/7/2016 như sau:

Sản phẩm thu hồi: Danh sách sản phẩm khách hàng có thể mang đến các điểm thu
hồi trên:

- Điện thoại di động, máy tính bảng, pin.


- Máy chụp ảnh, máy quay phim.
- Máy vi tính (để bàn, xách tay), màn hình máy vi tính, cục CPU (bộ vi xử lý
của máy tính).
- Đầu đĩa DVD, VCD, CD và các loại đầu đọc băng, đĩa khác.

Danh sách sản phẩm khách hàng có thể yêu cầu Samsung đến vận chuyển, thu hồi:

THÀNH ĐỊA CHỈ


PHỐ

HỒ CHÍ 395-397A Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
MINH

HÀ NỘI 10 Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

ĐÀ NẴNG Tòa nhà Thư Dung, 87 Nguyễn Văn Linh, P. Nam Dương,
Q. Hải Châu, Đà Nẵng

Bảng 2: Các điểm thu hồi rác thải điện tử của Samsung

Quy trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ: Được thể hiện ở hình … trong phụ lục.

2.2.2 Lợi ích

Ông lớn “Samsung” đã đưa ra nhiều chiến dịch nhắm tới khách hàng trong đó có thu
hồi điện thoại cũ, đồng thời cũng nhằm đáp ứng mục tiêu chung của toàn xã hội là
bảo vệ môi trường. Và những chiến dịch này cũng đã giúp Samsung giữ vững được
20
niềm tin của khách hàng. Cụ thể Samsung đạt được các lợi ích từ những chiến dịch
trên như sau:

Thứ nhất, nhắc đến việc Samsung yêu cầu tất cả các đối tác của hãng ngay lập tức
ngừng bán tất cả các phiên bản của điện thoại Note 7 và tư vấn cho tất cả các chủ sở
hữu ngay lập tức tắt điện thoại Note 7 do pin bị nổ trong khi sạc. Trường hợp khách
hàng muốn đổi một thiết bị Note7 sang một thiết bị Samsung khác, thì sẽ nhận được
25 USD thẻ quà tặng, tín dụng trong cửa hàng. Với quyết định táo bạo này, thiệt hại
ước tính mà Samsung phải chịu là khoảng 17 tỷ USD. Chưa kể, hãng có thể phải đối
mặt với doanh thu sụt giảm mạnh nếu người tiêu dùng gia tăng “cảnh giác” với sản
phẩm của họ, không chỉ với các thế hệ điện thoại mà còn mở rộng ra cả các lĩnh vực
khác. Vậy vì sao mà Samsung đưa ra quyết định như vậy? Nhìn toàn diện thì việc
chấp nhận lỗ hàng chục tỷ USD do thu hồi sản phẩm của Samsung là một quyết định
dũng cảm và có phần khôn ngoan khi hễ sản phẩm bị lỗi, đặc biệt nếu lỗi sản phẩm
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tiêu dùng thì thu hồi sản phẩm
là giải pháp “an toàn” nhất, thà tốn kém do thu hồi còn hơn phải tốn kém hơn nhiều
lần nếu bị phạt, thua kiện như câu nói “chấp nhận bỏ nhiều tiền để thu về nhiều tiền
hơn”. Trên hết với Samsung, hành động thu hồi sản phẩm lỗi còn thể hiện mình là
một công ty có trách nhiệm với khách hàng. Thu hồi sản phẩm, thực hiện “cắt lỗ”,
cả về doanh số và thương hiệu trước khi mọi thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát có lẽ
là điểm khác biệt lớn nhất ở những nhà đầu tư và kinh doanh lớn. Nó thể hiện sự
tỉnh táo của một công ty để không lặp lại “vết xe đổ” và khiến niềm tin của khách
hàng được nuôi dưỡng. Hơn nữa, thông qua việc thu hồi sản phẩm thì Samsung sẽ
góp phần thõa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, mang lại lợi thế cạnh tranh nhất
định cho doanh nghiệp.

Thứ hai, ứng dụng Logistics Ngược cũng giúp Samsung tạo sự thông suốt cho quá
trình logistics xuôi. Ở nhiều khâu của logistics xuôi xuất hiện sản phẩm không đạt
yêu cầu cần đưa về sửa chữa hoặc lỗi về phần mềm của thiết bị,... Để đảm bảo đưa
các sản phẩm này trở về kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất
thời phải phát sinh một loạt hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động
21
xuôi này được thuận lợi. Ngoài ra, ra còn tránh tình trạng tàu hoặc xe rỗng hàng. Ví
dụ Samsung có cơ sở tại Hà Nội, và việc vận chuyển sản phẩm từ Hà Nội đi đến
những cửa hàng phân phối bán lẻ khác trên khắp cả nước là logistics xuôi, khi có
sản phẩm cần bảo hành sữa chữa thì hàng sẽ trở ngược về cơ sở tại Hà Nội, điều đó
vẫn đảm bảo là không tốn quá nhiều chi phí vận chuyển mà vẫn đảm bảo xe chạy về
không bị rỗng hàng hóa.

Thứ ba, Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh thân thiện với môi trường cho ông
lớn Samsung. Ngày nay thì vấn đề môi trường đang là đề tài nhức nhối của nhân
loại, vậy thực hiện chiến dịch thu hồi sản phẩm và tái chế không những giúp
Samsung tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp như là chi phí linh kiện mà còn giúp
tạo dựng hình ảnh “Xanh” cho Samsung. Việc giảm tác động tiêu cực từ việc sản
xuất, vận hành máy móc đến môi trường thông qua thu hồi tái chế đã giúp Samsung
được khánh hàng đánh giá cao vì những hành vi thân thiện với môi trường, ghi dấu
ấn với hình ảnh một Samsung thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội.

2.2.3 Hạn chế

Ngoài những lợi ích Samsung đạt được từ việc thu hồi sản phẩm cũng như là các
chiến dịch thu hồi để tái chế thì bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế đáng kể.
Cụ thể:

Reverse Logistics mang lại những lợi ích kinh tế nhất định cho Samsung, tuy nhiên
đòi hỏi doanh nghiệp này phải đầu tư nhiều hơn, nghiêm túc hơn vào các chương
trình logistics ngược. Bởi những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để xử lý hàng hóa
bị trả lại không kiểm soát tốt và vượt xa con số mà họ đầu tư cho quản lý các chương
trình logistics ngược thì sẽ gây thiệt hại lớn về tài chính hay là “lỗ” nghiêm trọng,
khiến doanh nghiệp phải đối diện với nhiều nguy cơ và hệ lụy.

Ngoài ra, việc vận hành Logistics ngược gặp nhiều khó khăn hơn so với Logistics
xuôi. Các phân tích và khoanh vùng sản phẩm lỗi phải hiệu quả thì mới mang đến
các ý nghĩa đã phản ánh bên trên. Trong khi nếu không thực hiện xác định sản phẩm
thu hồi hiệu quả, tác động xấu hơn có thể xảy ra trong hiệu quả hoạt động kinh doanh
22
của Samsung. Như hàng hóa có thể bị trả lại nhiều vì các lý do khách nhau mà doanh
nghiệp không thể xác định hết. Chất lượng không đồng nhất tác động xấu đến hiệu
ứng khác hàng. Từ đó gây mất lòng tin từ khách hàng.

Bên cạnh đó, hiệu quả cạnh tranh cũng bị tác động, một đối thủ lớn của Samsung
hiện nay đó là Apple, nếu như chiến dịch bảo hành sản phẩm không tốt và gây ấn
tượng xấu đến khách hàng, có thể họ sẽ không tin dùng sản phẩm từ Samsung nữa
mà cân nhắc việc mua Iphone, Ipad, bởi lẽ, Apple hiện nay cũng cho ra rất nhiều
dòng sản phẩm đa dạng và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đó chính là
những bất cập mà Samsung phải đối mặt.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO LOGISTICS NGƯỢC ĐỐI VỚI

23
THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

3.1 Cơ sở thực hiện giải giáp:

Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất dưới đây dựa trên các cơ sở sau:

Quy trình Logistics ngược là quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất
thiết bị điện tử: Như đã nêu ở Chương 1, ta cũng đã thấy tầm quan trọng của quá
trình Logistics ngược. Để có thể xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững thì
ngoài việc xây dựng tốt quy trình Logistics xuôi, quá trình Logistics ngược cũng cần
được quan tâm, hoàn thiện sao cho phù hợp với doanh nghiệp đó.

Xu hướng tái chế rác thải điện tử: Cùng với sự phát triển không ngừng của công
nghệ, rác thải điện tử đã và đang trở thành một trong những loại rác thải có khối
lượng tăng mạnh trên thế giới. Hằng năm, thế giới thải ra gần 45 tấn rác thải điện tử,
và chỉ 20% trong số đó được tái chế. Trong khi đó, việc tái chế rác thải điện tử mang
lại rất nhiều lợi ích: Góp phần Marketing cho doanh nghiệp; các thiết bị điện tử có
nhiều linh kiện có thể tái chế, tái sử dụng vào các sản phẩm mới; việc tái chế lại rác
thải điện tử sẽ ít tốn năng lượng hơn so với việc tạo ra các linh kiện, sản phẩm điện
tử mới,...

Tầm quan trọng của chiến lược marketing, khâu thu hồi sản phẩm đối với quy trình
Logistics ngược: Trong quy trình Logistics ngược, các khâu đều đóng một quan
trọng nhất định và không thể thiếu đi khâu nào. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược
marketing cũng như khâu thu hồi sản phẩm là 2 vấn đề mà chúng tôi thấy quan tâm
và cùng nhau thảo luận để đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp.

3.2 Nội dung giải pháp:

3.2.1 Đề xuất mô hình

24
Hình 2: Đề xuất mô hình tổ chức logistics ngược chính thức đối với rác thải điện tử

Mục tiêu: Xây dựng một mô hình tổ chức logistics ngược đa kênh (chính thức
và phi chính thức) để góp phần tăng năng suất thu gom, tái chế.

Chủ thể thực hiện: Là các doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi với vai trò là chủ
thể chính thức hiện và nhà nước với vai trò là người kiến tạo các điều kiện để phát
triển mạng lưới logistics ngược.

3.2.2 Giải pháp cho quy trình thu hồi rác thải điện tử.

Đối với các điểm thu hồi sản phẩm: Việc đặt bao nhiêu điểm thu hồi và đặt ở đâu là
2 điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Vì vậy, khi đặt các điểm thu
hồi rác thải điện tử, doanh nghiệp nên xem xét những lưu ý sau:

 Nên đặt các điểm thu hồi tại trung tâm các thành phố lớn: Điều này nhằm tạo
sự thuận tiện cho khách hàng khi di chuyển tới các điểm thu hồi. Khách hàng
có thể ngại việc đem các rác thải điện tử đến các điểm thu hồi nếu điểm thu
25
hồi đó nằm quá xa trung tâm. Việc đặt các điểm thu hồi tại các trung tâm thành
phố lớn còn góp phần quảng bá cho chiến dịch thu hồi rác thải điện tử của
doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đặt các điểm thu hồi tại trung tâm các thành phố
lớn có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dịch vụ thu hồi tận nhà
đối với các thiết bị điện tử cồng kềnh như: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, tủ lạnh,...
Việc phát triển dịch vụ trên sẽ nâng cao độ hài lòng của khách hàng với chất
lượng phục vụ của doanh nghiệp cũng như đói với chiến dịch.
 Nên đặt các điểm thu hồi sao cho phù hợp với lộ trình phân phối sản phẩm
của doanh nghiệp: Ngoài việc nên đặt các điểm thu hồi tại trung tâm thành
phố, điểm thu hồi này còn nên nằm trong lộ trình phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo sự thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc tập
trung các rác thải điện tử về kho hoặc về các cơ sở xử lý cũng như góp phần
giảm thiểu chi phí như đã đề cập ở phần trên.
 Nên xem xét quy mô khách hàng để quyết định số điểm thu hồi phù hợp với
doanh nghiệp: Trước khi quyết định đặt bao nhiêu điểm thu hồi, doanh nghiệp
cũng nên xem xét đến quy mô khách hàng của mình. Nếu doanh nghiệp có
lượng khách hàng trải dài khắp Việt Nam thì doanh nghiệp nên đặt 3 điểm thu
hồi lớn tại các thành phố lớn ở 3 miền Bắc Trung Nam như Hà Nội, Đà Nẵng,
TP.HCM. Còn nếu quy mô khách hàng của doanh nghiệp chỉ tập trung trong
các khu vực nhất định, doanh nghiệp chỉ nên đặt 1 đến 2 điểm thu hồi tại trung
tâm khu vực đó.
 Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các cửa hàng đã có của mình để kết hợp
làm các điểm thu hồi: Việc này sẽ giúp giảm đi các chi phí như: chi phí mặt
bằng, chi phí nhân công,... Bên cạnh đó, khách hàng vừa có thể đem sản phẩm
điện tử không sử dụng nữa của mình đến để được thu hồi, vừa có thể tham
khảo các sản phẩm mới của doanh nghiệp trong cùng một không gian.

Đối với quy trình thu hồi sản phẩm:

 Tận dụng nguồn nhân lực tối ưu: Việc thực hiện quy trình logistics ngược cho
quy trình thu hồi có thể phát sinh thêm các chi phí như chi phí xếp dỡ, chi phí
26
trả cho người lao động do trong quá lưu khó thì cần phải kiểm tra và phân
loại. Mà những bước này nên được thực hiện bởi chính nguồn lực của công ty
thay vì thuê bên ngoài. Thế nên, các doanh nghiệp tại Việt Nam nên có một
chính sách tuyển dụng cũng như là đào tạo nguồn lực phục vụ cho hoạt động
logistics ngược phù hợp.
 Tự động hóa: Tự động hóa cũng có thể được áp dụng thành công để giải quyết
một loạt các vấn đề Reverse Logistics truyền thống, chẳng hạn như thời gian
phản hồi, dự báo, chi phí lao động và gian lận lợi nhuận. Tự động hóa nó bao
gồm các thành phần phần cứng như máy quét, cảm biến, vi điều khiển ,
phương tiện được dẫn đường tự động (AVG). Cùng với bất kỳ yếu tố phần
cứng bắt buộc nào là các dạng phần mềm khác nhau (chẳng hạn như IoT và
phần mềm quản lý kho hàng) có thể theo dõi kho hàng, lưu trữ dữ liệu và thực
hiện các quy trình mà không cần sự nhập của con người. Mặc dù chi phí tự
động hóa có thể trả trước cao, nhưng tự động hóa có khả năng giảm đáng kể
cả tổn thất và chi phí trong tương lai trong một quy trình Reverse Logistics
lại.
 Tối ưu chi phí vận chuyển cho quy trình thu hồi sản phẩm:

Để có thể lưu thông hàng hóa thì bắt buộc phải có phương tiện vận tải để đứng ra
chở hàng hóa đi để lưu thông. Để xử lý vấn đề này, doanh nghiệp có hai phương
hướng sau:

Đầu tư một đội ngũ xe vận chuyển của Công ty/hệ thống cửa hàng

Lựa chọn thuê ngoài một đơn vị vận tải hàng hóa uy tín

Trên thực tế, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và đặc điểm của doanh nghiệp thì
có thể lựa chọn một phương án phù hợp cho vấn đề vận chuyển hàng hóa. Ở phương
án một thì chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, có đầu tư để sản xuất, xuất
khẩu với lượng hàng được vận chuyển liên tục. Tuy nhiên, cách này lại không phù
hợp với những doanh nghiệp vừa/nhỏ và những cửa hàng nhỏ vì chi phí để đầu tư
cho vận chuyển quá nhiều.

27
Vì vậy, đối với doanh nghiệp lớn, đầu tư một đội ngũ xe vận chuyển sẽ tiết kiệm chi
phí về lâu dài cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với quy trình thu hồi sản phẩm,
doanh nghiệp không những có sẵn nguồn lực xe chở hàng đi mà còn chở hàng thu
hồi về kho, hơn nữa doanh nghiệp còn đảm bảo việc xe hàng không bị rỗng khi vận
chuyển sản phẩm trở về kho. Ví dụ, kho hàng của công ty X có tại quận 1 TP.HCM,
xe chở hàng vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng điện thoại, điện tử để nhập hàng
mới về. Tận dụng chiếc xe chở hàng đó, nhân viên có thể chở các sản phẩm cần thu
hồi về lại kho mà vẫn đảm bảo rằng xe chạy về không lãng phí công.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách tốt nhất vẫn là thuê ngoài. Mà bài toán
đặt ra cho doanh nghiệp đó là Nếu doanh nghiệp chọn thuê đơn vị vận chuyển bên
ngoài, cần nghiên cứu thật kỹ xem Công ty đó có uy tín hay không, có đáp ứng được
những yêu cầu cá nhân của từng doanh nghiệp/cửa hàng không? Nghiên cứu thật kỹ
mức giá, xem thử mức giá có bao gồm thêm phụ phí gì không, có quy định về hàng
hóa hay không?

Linh hoạt áp dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau (vận tải kết hợp) để giúp
tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian giúp cho hàng hóa đến tay khách hàng nhanh
chóng cũng như sản phẩm thu hồi về kịp cho quá trình tái chế.

3.2.3. Xây dựng chiến lược truyền thông cho chương trình tái chế

Mục đích: Nhằm lan tỏa các giá trị và thông tin của chương trình đến với mọi người,
hướng đến việc thúc đẩy mọi người tham gia chiến dịch tái chế nhiều hơn.

Giai đoạn 1: Trước khi bắt đầu chiến dịch

1. Tạo một trang landing page riêng cho chương trình

Để chuẩn bị bắt đầu khởi động một chiến dịch tái chế các doanh nghiệp nên tạo một
trang dành riêng cho sự kiện (landing page) và duy trì, cập nhật nó để thu hút sự
quan tâm từ sớm, ngay cả khi tất cả các chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện.

2. Dùng blog posts nêu chủ đề, sứ mệnh của chiến dịch.

28
Bước tiếp theo trong chiến lược truyền thông là đưa ra với mọi người lý do tại sao
doanh nghiệp lại tổ chức chương trình tái chế rác thải điện tử này. Các bài blog sẽ
tập trung nói về chủ đề, tầm quan trọng của chiến dịch và thuyết phục mọi người
rằng vì sao họ nên tham gia chiến dịch tái chế của doanh nghiệp

3. Dùng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá chiến dịch

Các phương tiện truyền thông xã hội sẽ đóng vai trò tất yếu để quảng bá chiến dịch,
xây dựng cộng đồng và truyền bá “sứ mệnh” mà doanh nghiệp đã viết trên blog bằng
cách chia sẻ link. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp nên có một hashtag chiến dịch
và sử dụng nó xuyên suốt các bài đăng trên mạng xã hội.

Facebook quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Tùy theo tính chất của chiến
dịch và đối tượng tham gia mà doanh nghiệp hướng đến thì có thể xem xét sử dụng
thêm Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest, YouTube, Tumblr,
Medium, Reddit, Quora… và rất nhiều những trang khác.

4. Tìm đối tác truyền thông

Tìm và liên hệ với những đối tác hỗ trợ hoặc bảo trợ truyền thông từ trước khi chương
trình chính thức ra mắt. Bằng cách này, các đối tác truyền thông sẽ lên kế hoạch giúp
doanh nghiệp truyền thông từ sớm. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể nhờ các bên hợp
tác trong chiến dịch để quảng bá cho chương trình tái chế.

5. Liên hệ Influencer/KOL

Tương tự như việc tìm đối tác truyền thông, nếu doanh nghiệp có ý định mời
Influencer hay KOL PR, quảng bá cho chiến dịch thì hãy nên liên hệ từ sớm. Đa
phần những người này đều có lịch trình bận rộn và không phải lúc nào cũng sẵn sàng
cho lời đề nghị của doanh nghiệp. Ngay cả khi họ đã đồng ý hợp tác, doanh nghiệp
cũng rất cần chuẩn bị một vài phương án dự phòng vì tình trạng Influencer/KOL đột
ngột hủy hợp tác không phải là hiếm.

Giai đoạn 2: Trong quá trình diễn ra chiến dịch tái chế

29
Trong thời gian này, doanh nghiệp vẫn tiếp tục lên bài, thông báo đều đặn trên blog,
các kênh social và các kênh đối tác, hỗ trợ truyền thông.Ngoài ra, hãy xem xét triển
khai những hoạt động sau:

1. Gửi email marketing

Theo báo cáo của ngành công nghiệp tổ chức sự kiện, email được các nhà tổ chức
sự kiện bình chọn là chiến thuật hiệu quả nhất mà lại ít tốn kém, và chắc chắn nó sẽ
là trọng tâm trong chiến dịch của bạn. Khi sự kiện đã sẵn sàng để “lên sóng” hãy gửi
số lượng lớn email thông báo về chiến dịch tái chế cho những khách hàng thành viên
của doanh nghiệp.

2. Đưa sự kiện lên báo

PR hoặc quảng cáo trên báo chí là một cách để làm tăng độ nhận diện đồng thời tăng
được những đường link dẫn về website của chiến dịch. Đó cũng là lý do vì sao chiến
dịch tái chế rác thải điện tử cần có một landing page.

3. Tạo nội dung tăng chia sẻ

Trong thời điểm này, những gì doanh nghiệp đăng trên blog hay kênh social không
chỉ nhằm mục đích thông báo nữa, mà hãy tạo ra những nội dung khiến người khác
phải chia sẻ, từ đó giúp lan tỏa chiến dịch tái chế. Doanh nghiệp có thể linh hoạt tạo
nội dung dưới các hình thức như infographics, ảnh gifs, podcasts, series video trên
YouTube… Nội dung phải hữu ích hoặc có sức thu hút, có thể nắm bắt và tận dụng
các hot trends chẳng hạn.

4. Quảng cáo trả phí

Chỉ dựa vào một vài nội dung viral thì vẫn chưa đủ “đô”, hãy nghĩ đến phương án
chi tiền để chạy quảng cáo. Dù doanh nghiệp sẽ tốn một khoản ngân sách để chi cho
các mạng xã hội, Google Ads nhưng quảng cáo trả phí sẽ giúp củng cố và khuếch
đại các hoạt động quảng bá chiến dịch đến với người tiêu dùng, giúp chương trình
tái chế đạt được tầm ảnh hưởng tối đa.

5. Sử dụng Word-of-Mouth
30
Trong quá trình chương trình tái chế diễn ra, chiến dịch đã thành công thu hút được
một số lượng người tham gia. Bản thân những người này lại có thể tạo ra một mạng
lưới quảng bá, thuyết phục thêm những người khác đến tham gia. Và truyền miệng
luôn được chứng minh là một trong những chiến thuật tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả
nhất. Thậm chí, doanh nghiệp có thể có quà tặng/ưu đãi cho những người tham gia
để tạo thêm động lực cho họ.

3.3 Lợi ích mà giải pháp mang lại

Những giải pháp được đề xuất ở trên là những phương án có thể giúp doanh nghiệp
giảm thiểu được các chi phí không đáng có cho quy trình thu hồi rác thải điện tử
nhằm tái sản xuất hoặc tái chế phụ thuộc theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra,
những giải pháp này còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng độ nhận diện thương
hiệu thông qua những chiến dịch truyền thông về chương trình tái chế rác thải điện
tử. Mang lại cảm giác tin tưởng cho người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đến
từ doanh nghiệp vì thông qua các chiến dịch tái chế, các nhà sản xuất cho thấy trách
nhiệm đối với môi trường của mình khi thi hành các giải pháp thu gom các thiết bị
điện, điện tử đã qua sử dụng hoặc bị hỏng của mình. Đồng thời các giải pháp này
đều hướng đến mục tiêu chung là nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức của
người dân cũng như các doanh nghiệp địa phương về tầm quan trọng của quy trình
tái chế rác thải điện tử chuyên nghiệp.

3.4 Hạn chế khi thực hiện giải pháp.

Nhóm đã đề xuất ra khá nhiều giải pháp cho quy trình thu hồi sản phẩm điện tử hay
là rác thải điện tử để làm sao cho quy trình được tối ưu nhất. Tuy nhiên những giải
pháp ấy vẫn còn nặng tính lý thuyết và không phải vấn đề nào cũng ứng dụng vào
thực tiễn được. Và hiển nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng
toàn bộ tất cả các giải pháp trên được vì còn là câu chuyện và bài toán về tài chính,
nguồn lực của doanh nghiệp đó. Thế nên những giải pháp trên chỉ là mang tính tương
đối và chưa đạt tính toàn diện.

31
Ngoài ra, có một số giải pháp vẫn chưa cụ thể hóa vì nó còn tùy thuộc vào quy mô
và mô hình của doanh nghiệp khi thực hiện. Song, những giải pháp mà nhóm đề ra
đã dựa trên tình hình chung của thiết bị điện tử hiện nay và đề ra những phương pháp
phù hợp chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

32
KẾT LUẬN

Xu hướng logistics ngược đang phát triển và được mở rộng ở nhiều khu vực trên thế
giới từ Châu u đến Châu Á Thái Bình Dương. Và ta dĩ nhiên không thể phủ nhận
được những lợi ích mà Logistics ngược đem lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng,
cả nền kinh tế và xã hội, … Và để có thể hướng tới phát triển bền vững thì việc các
doanh nghiệp ứng dụng quy trình Logistics ngược chỉ là chuyện sớm muộn. Đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, trong thời điểm mà công nghệ
hiện đang không ngừng phát triển và liên tục thay đổi như thế này, họ lại càng cần
tìm hiểu và ứng dụng Logistics ngược vào quy trình của mình hơn bất cứ doanh
nghiệp nào khác. Không những thế, thông qua đề xuất ý kiến, quan điểm của cá nhân
về việc ứng dụng Logistics ngược vào các thiết bị điện tử trong chủ đề này, chúng
tôi mong rằng mình có thể góp phần nho nhỏ của bản thân trong việc giảm thiểu rác
thải điện tử, xây dựng một ý thức xanh, cuộc sống xanh, môi trường xanh.

Cuối cùng, nhóm chúng tôi công xin chân thành cảm ơn ban tổ chức của cuộc thi đã
tạo ra một sân chơi cho những sinh viên yêu thích lĩnh vực Logistics trong cũng như
bên ngoài trường có thể thoải mái tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ về nhũng chủ đề
Logistics mà mình quan tâm. Đây thật sự là một cuộc thi thú vị và bổ ích. Mong
rằng, cuộc thi sẽ còn phát triển để có thêm nhiều sinh viên tiếp cận với sân chơi này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33
 What is Reverse Logistics? - c3controls
 Logistics Ngược – Reverse Logistics là gì? - VILAS
 Reverse logistics (Logistics ngược, Logistics thu hồi) là gì? (winta.com.vn)
 https://vilas.edu.vn/logistics-nguoc-reverse-logistics.html
 https://simbagroup.vn/logistics-nguoc-la-gi
 https://www.dropoff.com/blog/advantages-and-disadvantages-of-reverse-
logistics/
 https://vilas.edu.vn/logistics-nguoc-reverse-logistics.html
 https://tuvi365.net/logistics-thu-hoi-la-gi-1660913659
 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-logistics-nguoc-
71769.htm
 https://www.alliedmarketresearch.com/reverse-logistics-market
 https://consosukien.vn/ra-c-tha-i-die-n-tu-mo-i-lo-nga-i-toa-n-ca-u.htm
 http://tapchimoitruong.vn/dien-dan--trao-doi-21/thuc-trang-va-chinh-sach-
phat-trien-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-trong-linh-vuc-rac-thai-dien-tu-
26214
 https://www.thegioididong.com/tin-tuc/toan-canh-scandal-samsung-galaxy-
note-7-no-tam-biet-2016-940995
 https://congnghe.tuoitre.vn/nhip-song-so/nhin-lai-2016-samsung-thu-hoi-
hon-12000-galaxy-note-7-1245418.htm
 https://clibme.com/logistics-nguoc-va-2-phi-vu-lat-keo-cua-samsung/
 https://www.samsung.com/vn/support/newsalert/118101/?cid=vn_social_fac
ebook_washer-machine-planet-first-vdo-
smc_20200403&utm_source=facebook&utm_medium=social&utm_campai
gn=washer-machine-planet-first-vdo-
smc&fbclid=IwAR0mtcW5iMY2q6A3qLPjkJ9pEbhnx0dY_dYfycJyBvVaR_-
14Kaj-QLnZCw
 https://www.samsung.com/vn/sustainability/environment/resource-
efficiency/

34
 WEEE: Waste Electrical and Electronic Equipment – Impact of WEEE
(uw.edu)
 (PDF) Impacts of Electronic Wastes on Environment and Human Health
(researchgate.net)
 Effects Of E-Waste On Our Environment | AG Electronics Recycling
(allgreenrecycling.com)
 Effects of Electronic Waste Pollution | Great Lakes Electronics (ewaste1.com)
 (PDF) Effect of Electronic waste on Environmental & Human health-A
Review (researchgate.net)
 Thực trạng và giải pháp về rác thải điện tử nguy hại (moitruongvaxahoi.vn)
 E-waste Disposal Techniques - TechReset
 E Waste Impact on the Environment (Analysis) - Sofeast %

PHỤ LỤC

Tổng hợp hình ảnh

35
2.1.1: Số liệu.

Biểu đồ khối lượng rác thải điện tử toàn cầu từ năm 2014-2021 và dự báo cho năm 2030.

Tỷ trọng các loại thiết bị điện tử bị thải ra môi trường trong năm 2019

36
37
2.2.1: Phân tích chiến lược

Hệ thống tái chế vòng kín cho nhựa tái chế tại Asan

38
Quy trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ

39

You might also like