You are on page 1of 4

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên đề tài: Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 62.34.01.21
Nghiên cứu sinh (NCS): Đoàn Thị Hồng Anh
Người hướng dẫn: GVHD1: GS.TS. Đặng Đình Đào; GVHD 2: TS. Nguyễn Văn
Long
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương – Bộ Công
thương
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án: Làm rõ cơ sở khoa học về phát triển logistics
xanh, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đối tượng nghiên cứu của luận án: những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
logistics xanh thông qua việc xanh hóa các hoạt động vận tải, xanh hóa hoạt động kho
bãi, xanh hóa hoạt động phân phối, phát triển hoạt động logistics ngược và xanh hóa
các hoạt động logistics trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án bao gồm kết hợp giữa phương
pháp diễn dịch và quy nạp khoa học.
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn hội thảo, đề tài, luận án, công
trình nghiên cứu, sách báo, internet trong nước và quốc tế.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các phương pháp điều tra, khảo sát
 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Sử dụng phương pháp thống kê như thu thập, so sánh, tổng hợp, phân tích các
tài liệu thu thập được.
3. Các kết quả chính và kết luận
 Kết quả chính

1
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương
đối toàn diện về phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết
quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:
Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về logistics xanh và phát triển
logistics xanh trên địa bàn TP. Hà Nội, luận án sẽ góp phần: Hệ thống hóa, bổ sung và
phát triển một số vấn đề về logistics xanh; Phát triển logistics xanh và vai trò của nó
đối với phát triển bền vững; Hình thành nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển
logistics xanh; Làm rõ những nhân tố tác động tới sự phát triển logistics xanh trên địa
bàn TP. Hà Nội.
Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển logistics
xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đánh giá chung về kết quả, tồn tại và nguyên
nhân phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm phát triển logistics xanh trên địa bàn TP. Hà Nội.
Về ứng dụng và chuyển giao kết quả: Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích
đối với công tác nghiên cứu giảng dạy về logistics xanh, phát triển logistics xanh
trên địa bàn TP. Hà Nội; Cung cấp cơ sở khoa học cho cho các cơ quan quản lý
Nhà nước nhằm hoạch định chính sách, chiến lược phát triển logistics xanh trên
địa bàn TP. Hà Nội; Luận án góp phần gợi ý cho các doanh nghiệp trong quá
trình hướng đến xanh hóa hoạt động logistics; Luận án góp phần nâng cao sự
ủng hộ của cộng đồng người tiêu dùng đối với loại hình doanh nghiệp hướng tới
xanh hóa các hoạt động logistics thông qua các công bố trong quá trình nghiên
cứu.
 Kết luận
Với mục tiêu phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã
tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất,luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về phát triển

logistics xanh trên địa bàn thành phố như: Khái niệm logistics xanh, khái niệm phát

triển logistics xanh và vai trò của nó với phát triển bền vững, nội dung phát triển

logistics xanh và hệ thống tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hóa hoạt

động logistics. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ rõ phạm vi nghiên cứu về nội dung phát

2
triển logistics xanh làm tiền đề cho các chương tiếp theo.

Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng xanh hóa

hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến nay như thực trạng

xanh hóa hoạt động vận tải,thực trạng xanh hóa hoạt động kho bãi, xanh hóa Nghiên cứu

cũng cho thấy hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu là vận tải đường bộ với các phương

tiện vận tải phổ biến là có tiêu chuẩn khí thải dưới Euro 4, vận tải đường thủy, đường sắt

chiếm tỷ trọng rất nhỏ do chưa được chú trọng, đầu tư và thieus sự kết nối giữa các

phương tiện vận tải. Với hoạt động kho tàng bến bãi hiện nay hầu hết là diện tích kho

nhỏ, chất lượng kho bãi xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, vị trí kho bãi bố trí chưa

gần các đầu mối giao thông, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý kho bãi còn

hạn chế. Hoạt động phân phối hiện nay rất đa dạng, thực trạng logistics ngược chưa

được quan tâm và phát triển đúng mức, thực trạng xanh hóa logistics trong doanh

nghiệp chưa thực sự được quan tâm và đầu tư phát triển.

Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hóa

hoạt động logistics, ừ đó, cho thấy để thúc đẩy phát triển logistics xanh thì cần giải

quyết các vấn đề còn tồn tại hiện nay như cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chất

lượng cơ sở hạ tầng logistics thấp, việc ứng dụng CNTT còn thấp, chất lượng nguồn

nhân lực chưa đạt yêu cầu...

Trên cơ sở phân tích thực trạng xanh hóa hoạt động logisitcs và thực trạng các

nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logisitcs xanh, tác giả đã đánh giá chung về kết quả

đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình phát triển logistics

3
xanh trên địa bàn Thành phố.

Thứ năm, căn cứ vào phương hướng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội và

định hướng phát logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và tầm

nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm xanh hóa các hoạt động

logistics. Tác giả đã trình bày các giải pháp xanh hóa các hoạt động logistics và đưa ra

kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị với UBND Thành phố, kiến nghị với các bộ ngành

có liên quan nhằm tạo lập môi trường thuận lợi thúc đẩy xanh hóa hoạt động logistics

trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các nhóm giải pháp này cần phải tiến hành đồng bộ, có hệ thống và có tầm nhìn

dài hạn để phát triển logistics xanh trên địa bàn TP. Hà Nội, xứng tầm là thủ đô với vai

trò định hướng phát triển logistics xanh trên cả nước.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 NGHIÊN CỨU SINH

GS.TS. Đặng Đình Đào TS. Nguyễn Văn Long Đoàn Thị Hồng Anh

You might also like