You are on page 1of 18

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO


THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA


Hà Nội - 2022

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO


THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

Chuyên ngành : Quản lý văn hóa


Mã số :8319042

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học:


Hà Nội - 2022
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng
của đất nước trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội.... Đặc
biệt, là xu thế toàn cầu đã đem đến những thay đổi rõ rệt đối với nền kinh tế
thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp canh tranh lẫn nhau để phát triển.
Trong sự cạnh tranh đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại
như: tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương, quảng bá, khuyến mại hàng
hóa dịch vụ… Trong đó, quảng cáo là một hoạt động xúc tiến hàng hóa được
các doanh nghiệp ưa chuộng và rất cần thiết trong thị trường kinh doanh hiện
nay. Sự phát triển nhanh và đa dạng của hoạt động quảng cáo một mặt đã kích
thích tiêu thụ hàng hóa, đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng một cách
nhanh chóng. Mặt khác, quảng cáo còn mang trong mình những giá trị thẩm
mỹ, tính giáo dục và truyền thống văn hóa của dân tộc góp phần làm phong
phú thêm cho đời sống tinh thần xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để nước ta phát
triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, Luật Quảng cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại Kỳ họp thứ ba
QH khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đã đánh
dấu một bước tiến quan trọng, khẳng định vai trò của hoạt động QC trong đời
sống xã hội, là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo, phù hợp
với sự phát triển của hoạt động QC trong nước và xu thế hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay với những phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ,
ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phương tiện QC mới, hiện đại, chuyên nghiệp
hơn; song song đó là các hình thức QC ngày càng đa dạng, phong phú, sáng
tạo, đáp ứng yêu cầu truyền tải thông điệp tới từng đối tượng khách hàng,
2

người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Thực tiễn đó đã đặt ra nhiều vấn đề có
tính chất quan trọng, cấp thiết trong công tác quản lý về hoạt động Quảng cáo
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quận Cầu Giấy là một trong những cửa ngõ quan trọng nằm ở phía Tây
của Thủ Đô. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Thủ Đô, quận
Cầu Giấy cũng chuyển mình mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của cả nước về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội . Sự thay đổi đó đã tạo điều
kiện và thời cơ rất lớn cho hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời tại
quận Cầu Giấy phát triển với nhiều hình thức quảng cáo hiện đại. Tuy nhiên,
cũng như một số quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác
quản lý hoạt động Quảng cáo thương mại ngoài trời tại quận Cầu Giấy vẫn
còn nhiều khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành
dịch vụ này trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, quảng cáo
thương mại ngoài trời đòi hỏi những nhà quản lý phải đưa ra những biện pháp
và quy chế phù hợp để đưa hoạt động quảng cáo vào khuôn khổ, đảm bảo mỹ
quan đô thị, trật tự an toàn giao thông chung trên địa bàn quận. Đồng thời, góp
phần tích cực thúc đẩy hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trở thành một
ngành kinh tế mạnh, có vị trí xứng đáng trong thời kì đất nước đổi mới.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân chọn đề tài “Quản lý hoạt động
quảng cáo thuơng mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy” để nghiên
cứu, đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước về lĩnh
vực này, từ đó phát huy mặt tích cực của hoạt động quảng cáo, mang lại lợi
ích thiết thực cho sự phát triển của quận Cầu Giấy.2.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới
Với sự phát triển lâu đời của hoạt động quảng cáo, trên thế giới ở các
nước công nghiệp phát triển đã có nhiều công trình viết về quảng cáo như
cuốn sách Nghề quảng cáo, NXB Thông tấn, 2004 của tác giả Iu.A.Suliagin,
3

V.V. Petro (do Tâm Hằng dịch). Nghệ thuật quảng cáo, bí mật của sự thành
công, Nxb Lao động xã hội, 2006 của Joe Grimandi; Nghệ thuật quảng cáo,
Nxb Thế giới, 1995 của tác giả Armand Dayan; Nội dung các cuốn sách đã
đưa ra những khái niệm, bản chất, các hình thức và thể loại chính của quảng
cáo; các công cụ quảng cáo; ngôn ngữ và phong cách quảng cáo; những yếu
tố giáo dục trong quảng cáo... chủ yếu nghiên cứu về Quảng cáo dưới góc độ
kinh tế, thương mại và công nghệ còn các công trình nghiên cứu về quảng cáo
dưới góc độ quản lý nhà nước còn rất hạn chế.
Ở Việt Nam
Quảng cáo xuất hiện khá muộn nên các công trình nghiên cứu về quảng
cáo chưa nhiều. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa mới, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về quảng cáo
ở Việt Nam của một số tác giả như: Quảng cáo - lý thuyết và thực hành của
bộ môn Marketing trường Đại học kinh tế Quốc dân, xuất bản năm 1991, do
một tập thể viết; Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị của tác giả Lê Hoàng Quân,
Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, xuất bản năm 1999. Cuốn sách có giá trị như
một giáo trình chuyên ngành Quảng cáo học, có thể coi là tương đối đầy đủ về
kĩ nghệ quảng cáo ở nước ta hiện nay; Quảng cáo và các hình thức quảng cáo,
NXB Lao động 2006, tác giả Vũ Quỳnh đã đưa ra những khái niệm về Quảng
cáo; vai trò của quảng cáo; xu hướng phát triển của quảng cáo. Tiếp theo là
“Luật Quảng cáo - Luật Giá - Luật Bảo hiểm tiền gửi”, Nxb Hồng Đức 2012,
do tác giả Quốc Cường hệ thống hóa đã giới thiệu về các quy định chung,
quyền, nghĩa vụ, hoạt động, điều khoản thi hành của Luật Quảng cáo, Luật
giá và Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Bên cạnh đó, còn có các luận văn, luận án khoa học ở các trường Đại học
tiêu biểu như: Luận án Tiến sỹ Văn hoá học “Giá trị văn hoá của quảng cáo ở
Việt Nam hiện nay” (năm 2012) của tác giả Đỗ Quang Minh phân tích, tìm
hiểu giá trị văn hóa của quảng cáo ở nước ta dựa trên thước đo chuẩn mực xã
4

hội của Việt Nam lúc bấy giờ; Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp
luật về quảng cáo thương mại” (năm 2016) của tác giả Nguyễn Thị Tâm
nghiên cứu về khung chế tài pháp luật trong hoạt động quảng cáo thương mại
ở Việt Nam.
Ngoài ra, một số luận văn nghiên cứu về hoạt động quảng cáo như: Luận
văn Thạc sỹ Luật học “Quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Việt
Nam” (2018) của tác giả Nguyễn Ngọc Thùy Linh, Trường Đại học Luật
thuộc Đại học Huế. Luận văn này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về QCTM; đánh giá thực trạng về việc áp dụng pháp luật về QCTM NT
tại Việt Nam; đưa ra một số khuyến nghị có tính khả thi có thể giúp các cơ
quan có thẩm quyền cũng như các chủ thể trong hoạt động QCTM NT áp
dụng tốt hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này. Hay Luận văn Thạc
sỹ Quản lý Văn hóa “Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên
địa bàn quận Hà Đông” (2017) của tác giả Lê Thị Kim Oanh, Trường Đại học
Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về công
tác quản lý QCTM NT ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa
ra những giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng
cáo thương mại ngoài trời tại địa phương này.
Tất cả những công trình, luận văn nghiên cứu về hoạt động QC nêu trên
thực sự là cơ sở lý luận và thực tiễn thiết yếu, quý giá đối với tác giả để tiếp
cận, nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc, thông qua đó để có những nhận định
cụ thể hơn về thực trạng QCTMNT và công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy. Trên cơ sở
5

đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động quảng cáo
thương mại ngoài trời;
- Tìm hiểu khái quát về quận Cầu Giấy và hoạt động quảng cáo thương
mại ngoài trời trên địa bàn quận;
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai
đoạn hiện nay;
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu
Giấy trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác
quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai
đoạn hiện nay.
* Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành để tìm hiểu hoạt động quảng cáo
thương mại ngoài trời dưới góc độ khoa học quản lý, văn hóa học, xã hội học...
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp so sánh.
6

- Phương pháp điều tra, khảo sát điền dã về thực trạng quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại ngoài trời của quận Cầu Giấy. Kết hợp phương
pháp tổng hợp tài liệu phân tích, thống kê, phân loại để làm sáng tỏ mục tiêu
và nhiệm vụ của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy, chỉ ra những
khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản
lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trong thời gian tới trên địa bàn
quận Cầu Giấy.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn được xem như một công trình khoa
học nghiên cứu có hệ thống về quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài
trời ở quận Cầu Giấy, đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo cho các cán bộ,
công chức công tác trong lĩnh vực quản lý văn hóa có các biện pháp, tổ chức,
quản lý phù hợp với thực tiễn và xu hướng của loại hình dịch vụ văn hóa này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động quảng cáo
thương mại ngoài trời và khái quát về hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy.
7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN CẦU GIẤY

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động quảng cáo


1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Quảng cáo
1.1.1.2. Quảng cáo ngoài trời
1.1.1.3. Hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời
1.1.1.4. Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời.
1.1.1.5. Phương tiện quảng cáo ngoài trời
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời
1.1.2.1. Tham mưu ban hành các văn bản quản lý
1.1.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý và thực hiện quy hoạch quảng cáo
1.1.2.3. Tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động quảng cáo
1.1.2.4. Công tác phối hợp trong hoạt động thẩm định và cấp phép
thực hiện quảng cáo
1.1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1.1.3.Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
thương mại ngoài trời
1.2. Khái quát về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa
bàn quận Cầu Giấy
1.2.1. Khái quát về quận Cầu Giấy
1.2.2. Khái quát về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời ở quận
Cầu Giấy
Tiểu kết chương 1
8

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG
MẠI NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

2.1. Chủ thể quản lý – phòng Văn hóa và Thông tin quận Cầu Giấy
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.2. Cơ chế phối hợp quản lý
2.3. Các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt quảng cáo thương mại ngoài trời
trên địa bàn quận Cầu Giấy
2.3.1. Tham mưu ban hành các văn bản quản lý
2.3.2. Xây dựng kế hoạch quản lý và thực hiện quy hoạch quảng cáo
2.3.3. Tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
quảng cáo
2.3.4. Công tác phối hợp trong hoạt động thẩm định và cấp giấy phép thực
hiện quảng cáo
2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo thương
mại ngoài trời trên địa bàn quận Cầu Giấy
2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân
Tiểu kết chương 2
9

Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

3.1. Căn cứ xác định giải pháp


3.1.1. Phương hướng
3.1.2. Nhiệm vụ
3.2. Giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật
3.2.2. Nhóm giải pháp về triển khai thực hiện công tác quản lý nhà
nước trong hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời
3.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
10

TÀI LIỆU THAM KHẢO (DỰ KIẾN)

1. Armand Dayan (1995) Nghệ thuật quảng cáo, Nxb Thế giới.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 10/2013/TT-
BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số
181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Hỏi đáp pháp luật về quảng cáo,
Tài liệu lưu hành nội bộ.
4. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện
quảng cáo ngoài trời, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (2018), Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/20218 quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện
quảng cáo ngoài trời, Hà Nội.
6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009), Thông tư số 04/2009/TT-
BVHTTDL, ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch quy
định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và
kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành theo Nghị định
103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày
01/10/2010), Hà Nội.
7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 07/2011/TT-
BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về sửa
đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các quy định có liên quan
đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011), Hà Nội.
11

8. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 05/2012/TT-


BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ Văn hoáThể thao và Du lịch sửa
đổi,bổ sung một số điều của Thông tư số: 04/2009/TT-BVHTTDL,
Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-
BVHTTDL, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021), Thông tư số 08/2021/TT-
BVHTTDL ngày 08/9/2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Hà Nội.
10. Các Mác và Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
11. Chính phủ (2009), Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 ban
hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng, Hà Nội.
12. Chính phủ (2017), Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả,
quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao,
du lịch và quảng cáo, Hà Nội.
13. Chính phủ (2021), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo,
Hà Nội.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch và quảng cáo.
12

15. Chính phủ (2013), Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Quảng cáo.
16. Chính phủ (2017), Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 về
việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt
động quảng cáo.
17. Hoàng Thị Huyền (2019), Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ
Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
18. Harol Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học
Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.
19. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Lý luận quản lý hành
chính nhà nước.
20. Iu.A.Suliagin, V.V. Petro (2004), Nghề quảng cáo, Tâm Hằng dịch, Nxb
Thông tấn.
21. Lê Thị Kim Oanh (2017), Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời trên địa bàn quận Hà Đông, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Văn
hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
22. Lê Hoàng Quân (1999), Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị, Nxb Khoa học
Kĩ thuật, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Dung (2014), Lí luận về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với
hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại, Tạp chí Luật học (số 9).
24. Ngô Quang Hưng (2008), Quảng cáo đô thị nhìn từ góc nhìn văn hóa,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
25. Nguyễn Ngọc Thùy Linh (2018), Quảng cáo thương mại ngoài trời theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
thuộc Đại học Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
13

27. Phạm Bình Chương (2008), Thiết kế biển quảng cáo ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
28. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Cầu Giấy, Báo cáo công tác quản lý
nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Cầu Giấy các
năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.
29. Phạm Thành Minh (2008), Quy hoạch quảng cáo cần phù hợp với thực tế,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, tr.9-10.
30. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
31. Quốc hội (2013), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 của nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
32. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 28 tháng 11 năm .
33. Quốc Cường 2012, Luật Quảng cáo - Luật Giá - Luật Bảo hiểm tiền gửi,
Nxb Hồng Đức.
34. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND
ngày 20/01/2016 ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài
trời trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
35. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND
ngày 20/01/2016 ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài
trời trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
36. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND
ngày 19/6/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về
phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
37. UBND thành phố Hà Nội (2020), Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND
ngày 24/9/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về
phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số
41/2016/QĐ-UBND ngày 19/6/2016 của UBND Thành phố, Hà Nội.
14

38. UBND quận Cầu Giấy, Kế hoạch công tác quản lý nhà nước trong hoạt
động văn hóa và hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Cầu Giấy các
năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Hà Nội.
39. UBND quận Cầu Giấy, Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành
kiểm tra hoạt động lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo trên địa bàn
quận Cầu Giấy các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Hà Nội.
40. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (2021), Quyết định số 30/QĐ-
STTT ngày 28/01/2021 ban hành “Quy trình xử lý đối với các số điện
thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định” và “Quy
trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin
rác, thực hiện cuộc gọi rác” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
41. UBND thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày
30/3/2007 về việc phê duyệt Đề án quy hoạch quảng cáo tấm lớn trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
42. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày
13/01/2012 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch quảng cáo
tấm lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
43. UBND thành phố Hà Nội (2018), Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày
24/4/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2050, Hà Nội.
44. UBND thành phố Hà Nội (2016), Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày
03/8/2016 vè việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt
động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
45. UBND quận Cầu Giấy (2016), Thông báo kết luận cuộc họp triển khai
công tác kiểm tra, xử lý, tháo dỡ các công trình quảng cáo vi phạm trên
địa bàn quận năm 2016, Hà Nội.
46. UBND quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, cưỡng
chế tháo dỡ các bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn quận Cầu Giấy,
Hà Nội.
15

47. Vũ Quỳnh (biên soạn), Quảng cáo và các hình thức quảng cáo hiệu quả
nhất, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
48. JOE Grimandi (2006), Nghệ thuật quảng cáo, bí mật của sự thành công,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
* Các trang website:
49. https://thegioibienquangcao.com/top-10-loai-hinh-quang-cao-pho-bien.
50. https://taximedia.com.vn/cac-loai-hinh-quang-cao-ngoai-troi.
51. .https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-
36-2005-QH11-2633.aspx.
52. http://caugiay.hanoi.gov.vn/, Trang thông tin điện tử của UBND quận
Cầu Giấy
53. https://bvhttdl.gov.vn , Trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
54. https://vanban.chinhphu.vn , Trang cổng thông tin điện tử Chính phủ
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

You might also like