You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ


***

TIỂU LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT CƠ SỞ


Đề tài: Đặc Điểm Ngôn Ngữ Trên Các Biển Quảng Cáo Thương Mại Phố Vọng,
Trần Đại Nghĩa

GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

HÀ NỘI, 05/2022

1
Mục lục
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................3
1. Tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu..............................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.........................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4
B/ NỘI DUNG...............................................................................................................5
I. Cơ sở lí thuyết............................................................................................................5
1. Lí thuyết về quảng cáo ngoài trời...............................................................................................5
1.1. Khái niệm quảng cáo ngoài trời................................................................................................5
1.2. Một số đặc điểm của quảng cáo ngoài trời...............................................................................5
1.3. Vai trò của quảng cáo ngoài trời...............................................................................................5
2. Lí thuyết về cấu trúc của ngôn ngữ............................................................................................6
2.1. Từ..............................................................................................................................................6
2.2. Cụm từ......................................................................................................................................6
3. Một số khái niệm cần chú ý.........................................................................................................6
II. Phân tích khảo sát và kết quả nghiên cứu.............................................................6
1. Thống kê và khảo sát nhu cầu theo dõi biển hiệu theo loại hình dịch vụ................................6
2. Thống kê và khảo sát đặc điểm thu hút người xem trên các biển quảng cáo..........................7
3. Những vấn đề gây khó chịu của những bảng quảng cáo...........................................................8
4. Thống kê và phân loại biển hiệu theo phương diện thành tố ngôn ngữ thể hiện trên biển
hiệu.................................................................................................................................................10
5. Thống kê và phân loại biển hiệu theo phạm vi và lĩnh vực hoạt động thể hiện trên biển hiệu
.........................................................................................................................................................13
6. Thống kê và phân loại biển hiệu theo ngữ nghĩa thể hiện trên biển hiệu..............................15
III. Ưu điểm và Nhược điểm......................................................................................16
1. Ưu điểm:.....................................................................................................................................16
1.1. Tầm nhìn rộng dẫn đến hiệu quả tiếp cận:..............................................................................16
1.2. Khuyến khích mua hàng tức thì:.............................................................................................16
1.3. Chi phí tiếp thị thấp hơn:........................................................................................................16
2. Nhược điểm:...............................................................................................................................16
2.1. Thời gian hiệu lực hạn chế:....................................................................................................16
2.2. Cạnh tranh với các biển quảng cáo khác:...............................................................................16
2.3 .Ảnh hưởng của thời tiết và môi trường:.................................................................................17
C/ KẾT LUẬN............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................17

2
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu


Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo, đặc biệt là biển hiệu quảng cáo
thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá các sản phẩm và
đánh dấu thương hiệu của doanh nghiệp. Như vậy, bên cạnh các yếu tố như hình
ảnh, nhãn hiệu, yếu tố ngôn ngữ của các biển quảng cáo thương mại cũng đảm
nhiệm một vị trí vô cùng quan trọng góp phần tạo nên chất lượng và sự thành công
của quảng cáo.
Nghiên cứu đề tài này, chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về phương tiện và
phương thức quảng cáo thương mại ngoài trời trên phương diện ngôn ngữ học, từ
đó thấy được ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng biển quảng cáo thương mại ở
phố Vọng, Trần Đại Nghĩa. Những nhận xét đó có thể giúp những người làm
quảng cáo có định hướng mới sáng tạo hơn, thu hút hơn, chỉ đạo hoạt động quảng
cáo thương mại sao cho phù hợp, hiệu quả hơn. Và người tiêu dùng sẽ có những
lựa chọn thật phù hợp cho chính bản thân mình.
Ngoài ra, chúng ta có thể có sự liên hệ, so sánh giữa đặc điểm ngôn ngữ trên biển
quảng cáo thương mại với các đặc điểm ngôn ngữ trên các phương tiện quảng cáo
khác.
2. Tình hình nghiên cứu
 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam, trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, việc nghiên cứu cảnh quan
ngôn ngữ nói chung, đặc biệt là biển hiệu quảng cáo nói riêng, ngày càng
được chú ý và đây cũng là đề tài nghiên cứu được sử dụng cho rất nhiều
luận văn ngôn ngữ học. Các nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu thực trạng
sử dụng ngôn ngữ trên các biển hiệu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng,... trong giai đoạn nước ta bước vào công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, giao lưu, hội nhập quốc tế. Thông qua công trình
nghiên cứu của mình, các tác giả đã tổng kết được nhiều mặt về ngôn ngữ
biển hiệu ở Việt Nam như: đặc điểm hình thức và nội dung, tầm quan trọng,
ưu, nhược điểm, thái độ và phản ứng của xã hội với lĩnh vực này,...
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu
nhằm phân tích, tìm hiểu các khía cạnh rút ra được từ việc sử dụng ngôn
ngữ biển hiệu của người dân. Những vấn đề đã được khảo sát và phân tích
có thể kể đến như: Hiện tượng Anh hoá tên các cơ sở kinh doanh, bản chất
của quá trình đa ngôn ngữ trong việc đặt tên cửa hàng, khả năng ngoại ngữ
có những ảnh hưởng tiêu cực tới ngôn ngữ bản địa,...

3
Nhìn tổng quan số lượng bài viết, đề tài được đề cập tới ta có thể thấy, ngôn ngữ
được sử dụng trên các biển hiệu quảng cáo là nội dung nghiên cứu thu hút đông
đảo sự quan tâm, chú ý từ các nhà hoạt động ngôn ngữ học cả trong và ngoài nước.

3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể


Phân tích, nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong quảng
cáo để hiểu rõ hơn về cách mà các nhà quảng cáo sử dụng ngôn ngữ để tác động
đến ý thức và hành vi của khách hàng.
Nghiên cứu này có thể tập trung vào các yếu tố như từ vựng, ngữ pháp, phong
cách viết, hình thức,... để giúp cho các nhà quảng cáo hiểu rõ hơn cách mà khách
hàng tương tác với các thông điệp quảng cáo của họ, giúp tăng hiệu quả của biển
quảng cáo thương mại.
Nghiên cứu này còn giúp các nhà quảng cáo tạo ra các thông điệp quảng cáo phù
hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng, tạo ra biển quảng cáo có sức hút với
khách hàng giúp cho chủ quán làm ăn hiệu quả hơn.
Qua nghiên cứu này,ta có thể thấy được sự phong phú cũng như vai trò quan trọng
của biển quảng cáo thương mại đối với các chủ cửa hàng ở phố Vọng, Trần Đại
Nghĩa nói riêng, cũng như chủ doanh nghiệp trên cả nước nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu:
Quan sát và chia các nhóm biển quảng cáo để mô tả và so sánh với nhau rồi
phân tích chúng.
 Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng ta sẽ tập chung nghiên cứu về
các phương tiện quảng cáo ngoài trời như băng rôn, áp phích, các biển
quảng cáo bên đường, quảng cáo tại các điểm bán hàng
 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Trong phương tiện quảng cáo ngoài trời, có thể được sử dụng là các hình
ảnh, màu sắc, font chữ, cách bày trí,…. Trong luận văn này, chúng ta sẽ tập
trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài
trời ở Phố Vọng và Phố Trần Đại Nghĩa.
 Thời gian tiến hành:
Dự kiến khoảng 4-5 tuần ( từ tuần thứ 4 đến trước tuần thứ 9 của học phần).
 Phương pháp thu thập số liệu:
Đi khảo sát xung quanh khu vực Phố Vọng và Phố Trần Đại Nghĩa sau đó
chụp ảnh hoặc dùng các phương pháp ghi hình khác, bên cạnh đó còn sưu
tầm các bức ảnh trên mạng xã hội,...

4
B/ NỘI DUNG

I. Cơ sở lí thuyết
1. Lí thuyết về quảng cáo ngoài trời
1.1. Khái niệm quảng cáo ngoài trời

Theo Hiệp hội quảng cáo ngoài trời Mỹ (OAAA: Out-of-home Advertising
Association of America), quảng cáo ngoài trời còn được gọi là quảng cáo Out
of Home (OOH), là các hình thức quảng cáo tác động đến người tiêu dùng ở
phạm vị ngoài trời, khi họ ra khỏi nhà sẽ tiếp cận được các loại quảng cáo này,
nó có thể bao gồm bất cứ thứ gì như biển quảng cáo, băng rôn, điểm bán hàng
nhỏ của các thương hiệu ở bên đường…

Quảng cáo ngoài trời là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của
doanh nghiệp, không chỉ đóng vai trò trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ
mà còn là cách thể hiện địa vị của thương hiệu vô cùng hiệu quả

1.2. Một số đặc điểm của quảng cáo ngoài trời

Bản chất của quảng cáo ngoài trời là loại hình quảng cáo đơn giản, không lời,
không tiếng. Đây là hình thức quảng cáo truyền thống, chỉ truyền tải các ấn
phẩm quảng cáo một cách đơn giản nhưng cũng gây ấn tượng với khách hàng.

Quảng cáo ngoài trời là kênh quảng cáo phổ biến khi có thể tiếp cận với số
lượng lớn và đa dạng khách hàng. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy và
tiếp nhận những nội dung được truyền tải qua đó.

Với sự đa dạng về phương thức triển khai, cách truyền tải thông điệp và vị trí
xuất hiện nên quảng cáo ngoài trời phù hợp với đa số ngành hàng và lĩnh vực
hoạt động. Tùy theo đặc điểm sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu chiến dịch và ngân
sách mà các doanh nghiệp, cửa hàng lựa chọn hình thức phù hợp để kinh
doanh.

1.3. Vai trò của quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời giữ vai trò quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến
người tiêu dùng, gây ấn tượng bước ban đầu và duy trì mức độ nhận diện
thông qua việc quảng cáo lặp đi lặp lại theo thời gian, trở thành thói quen
trong tâm trí khách hàng.

Người tiêu dùng ngày nay bận rộn hơn rất nhiều, họ thường tối ưu hóa thời
gian của mình để làm việc nhiều hơn. Chính vì vậy mà những giây phút đi trên
đường phố có đôi khi lại là thời gian rảnh rỗi đối với họ, và quảng cáo ngoài
trời sẽ tận dụng khoảng thời gian ấy để thu hút sự quan tâm từ những khách
hàng đó.

Giao tiếp trong văn bản quảng cáo thể hiện đích cuối cùng (đích chính) mà chủ
quảng cáo mong muốn là bán được hàng và lợi nhuận. Tuy nhiên, để đạt được
5
đích này trong giao tiếp với khách hàng tương lai, chủ quảng cáo còn đồng
thời hướng tới nhiều mục đích khác (đích thứ yếu). Chẳng hạn như giúp cho
người nhìn thấy biển quảng cáo hiểu biết về mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nào
đó,… và gây tình cảm tốt đẹp, uy tín, lòng tin đối với cơ sở sản xuất, đối với
sản phâm hoặc dịch vụ.

Cấu trúc thông tin trên một biển quảng cáo ngoài trời thông thường gồm thông
tin cửa hàng/ doanh nghiệp, nột số thành phần bổ trợ như hình ảnh, biểu
tượng… Chúng giúp khách hàng có thể dễ dàng hình dung về dịch vụ và cả
văn hóa cơ sở này để đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ
hay không. Vì vậy, bằng con mắt thẩm mĩ và tư duy logic, chủ các doanh
nghiệp/ cửa hàng thiết kế biển quảng cáo bắt mắt, sinh động, gây ấn tượng và
phù hợp với khách hàng.

2. Lí thuyết về cấu trúc của ngôn ngữ


2.1. Từ

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có khả năng độc lập tạo nên câu
trong lời nói, là yếu tố ngôn ngữ được xem là có sẵn trong hệ thống ngôn
ngữ. Từ có những bình diện cụ thể và mang những chức năng nhất định
trong hệ thống ngôn ngữ.

2.2. Cụm từ

Cụm từ là những cấu trúc gồm hai từ trở lên không kết hợp với nhau theo
quan hệ ngữ pháp nhất định.

Về ngữ pháp, cụm từ có thể đảm nhiệm vai trò là thành phần chính của câu
hoặc có thể là các thành phần phụ của câu, thành tố phụ trong cụm từ.

Về ngữ nghĩa, cụm từ kết hợp với những thành phần khác trong câu, những
thành tố phụ khác và phần trung tâm trong cụm từ tạo nên ý nghĩa của cụm
từ, của câu.

3. Một số khái niệm cần chú ý

Đa ngữ là việc sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ bởi một cá nhân hoặc một cộng
đồng. Người ta tin rằng số lượng người sử dụng đa ngôn ngữ đông hơn cộng đồng
đơn ngữ trên toàn bộ dân số thế giới.

II. Phân tích khảo sát và kết quả nghiên cứu


1. Thống kê và khảo sát nhu cầu theo dõi biển hiệu theo loại hình dịch vụ.

Bảng 1: Các lĩnh vực phổ biến được theo dõi

6
Sau khi đã tiến hành khảo sát đối với 50 người (Chủ yếu là học sinh, sinh viên) về các
lĩnh vực thường xuyên được họ theo dõi trên đường Phố Vọng và Trần Đại Nghĩa, có
thể thấy phần đa các bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu theo dõi các biển quảng cáo
lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Điều này 1 phần được giải thích bởi số lượng sinh viên tập
trung đông đúc của 3 trường đại học lớn lân cận và công việc chấm điểm ẩm thực
(review) rất phát triển trong khu vực. Điều này cho thấy nhu cầu tìm kiếm chỗ cung
cấp dịch vụ ăn uống trong khu vực là rất lớn và biển quảng cáo trong lĩnh vực này cần
được chú trọng thiết kế hơn bao giờ hết.

2. Thống kê và khảo sát đặc điểm thu hút người xem trên các biển quảng cáo

7
Kết quả khảo sát cho thấy kết quả được chia ra khá đồng đều cho 3 tiêu chí: Hình ảnh
minh họa (34%), nội dung (36%) và đồ họa (30%). Với tiêu chí hình ảnh minh họa,
những hình ảnh cho ra cần phải có sự đồng nhất với nội dung hoặc loại hình dịch vụ
được cung cấp. Người nhìn biển quảng cáo thông qua hình ảnh minh họa được in sẵn
qua đó sẽ có sự kì vọng về chất lượng dịch vụ được cung cấp 1 cách trực quan, rõ ràng
nhất.

Về phần nội dung, những gì được in dưới dạng chữ viết hay kí tự trên biển quảng cáo
cần phải ngắn gọn, súc tích và đặt ở vị trí dễ dàng quan sát được. Đối với những hàng
quán nhỏ lẻ, nội dung thường sẽ là loại hình dịch vụ họ cung cấp chính, đặc điểm cạnh
tranh hoặc tên chủ sở hữu (Cơm sinh viên, Bánh mì vợ ong vàng) ; Với những hàng
quán có thương hiệu, nội dung sẽ thường là tên thương hiệu hoặc đôi lúc có kết hợp
với cả mặt hàng buôn bán (Mixue, Cắt tóc Phong PvP). Đối với tiêu chí đồ họa, 2
mảng mà chúng ta sẽ xem xét chính ở đây là về màu sắc và bố cục thiết kế. Đối với
tùy các loại hình dịch vụ mà những bảng hiệu quảng cáo sẽ có những loại màu sắc phù
hợp với ngôn ngữ thiết kế để thu hút khách hàng (Vdu: với những quán ăn sẽ cần có
màu sắc sặc sỡ để thu hút, tạo hiệu ứng kích thích vị giác người xem biển quảng cáo,
những quán photocopy lại cần có tông màu tối giản để tạo hiệu ứng chuyên nghiệp với
dịch vụ họ cung cấp). Về bố cục, ta có thể kể đến cách sắp xếp nội dung, font chữ.
Những nội dung quan trọng nên được đưa lên trên cùng phía bên trái vì đó là nơi mắt
người thường để ý đầu tiên cũng như font chữ nên được chọn lựa kĩ lưỡng để thể hiện
được tính chất hoặc không khí của cơ sở sản xuất đó.

3. Những vấn đề gây khó chịu của những bảng quảng cáo

8
Kết quả khảo sát cho thấy có khá nhiều lí do khiến 1 người có ấn tượng xấu trong đó
có 4 lí do chính: Sai chính tả (34%), bố cục lộn xộn (28%), Hình ảnh thiếu phù hợp
(18%) và kết hợp ngôn ngữ thiếu khoa học (12%). Đây là 1 bảng những vấn đề mà các
nhà buôn bán và các biển quảng cáo cần phải tránh để đề phòng việc làm cho khách
hàng có ấn tượng xấu về quán ngay từ những cái nhìn đầu tiên. Trong đó, lỗi sai chính
tả và lỗi bố cục là có thể dễ dàng được giải quyết nếu được quan tâm nhiều hơn.

Trong 2 trường hợp về các bảng này, trường hợp B luôn luôn được yêu thích hơn cả vì
cả 2 trường hợp đã tuân theo những điều cần tránh để không gây ra ấn tượng xấu cho
người nhìn. Hình ảnh minh họa trong cả 2 trường hợp của B đều chính xác và bắt mắt,
nội dung hiển thị ngắn gọn mà đầy đủ thông tin.

9
4. Thống kê và phân loại biển hiệu theo phương diện thành tố ngôn ngữ thể hiện
trên biển hiệu.

Bảng 1. Thống kê số lượng biển hiệu đã khảo sát trên phố Trần Đại Nghĩa và phố
Vọng.

Đơn ngữ Đa ngữ


Số lượng
263/379 116/379
biển hiệu
69,4% 30,6%
Tổng 379 biển hiệu

Biểu đồ 1. Thống kê số lượng biển hiệu đã khảo sát trên phố Trần Đại Nghĩa và
phố Vọng.

Tiến hành lựa chọn khảo sát 379 biển hiệu, gồm 187 cửa hàng trên phố Trần Đại
Nghĩa và phố Vọng, chúng em thống kê số liệu qua Bảng 1 với 263 biển hiệu đơn ngữ
(chiếm 69,4%) và 116 biển hiệu đa ngữ (chiếm 30,6%). Có thể thấy, biển hiệu đơn
ngữ được các chủ cửa hàng ưu tiên sử dụng nhiều hơn bởi tính đơn giản và tiện dụng
khi thể hiện nội dung, gấp 2,27 lần so với biển hiệu đa ngữ. Xu thế hội nhập kinh tế và
phát triển hiện nay cũng khiến các chủ cửa hàng ý thức việc để song song từ hai ngôn
ngữ trở lên có thể giúp khách nước ngoài dễ dàng tìm hiểu và nắm được thông tin sản
phẩm, dịch vụ cơ bản thông qua ngôn ngữ bản địa của họ. Bên cạnh đó, với vị trí địa lí
gần với 3 trường đại học lớn là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Xây dựng và Đại
học Bách Khoa, các biển hiệu có song song từ hai ngôn ngữ trở lên sẽ tạo điểm nhấn,
thu hút thêm sự quan tâm và tăng sức mua của đối tượng khách hàng là sinh viên các
trường đại học.

Bảng 2. Thống kê số lượng biển hiệu đơn ngữ trên phố Trần Đại Nghĩa và phố
Vọng.

Việt Anh Pháp


Biển hiệu 242/26
16/263 5/263
đơn ngữ 3
92% 6,10% 1,9%
Tổng 263 biển hiệu

10
Xét 263 biển hiệu đơn ngữ với các thông số ở Bảng 2 cho thấy, biển hiệu tiếng Việt
chiếm số lượng lớn nhất với 242 biển hiệu đơn ngữ (chiếm 92%), gấp 15,125 lần so
với biển hiệu thuần tiếng Anh và gấp 48,4 lần so với biển hiệu thuần tiếng Pháp. Như
vậy, nếu chỉ xét riêng biển hiệu đơn ngữ, có thể nhận thấy việc sử dụng tiếng Việt trên
các loại biển hiệu chiếm tỉ lệ áp đảo so với các ngôn ngữ khác. Lí giải điều này, tiếng
Việt là ngôn ngữ chính thống duy nhất của Việt Nam, được người dân sử dụng trong
mọi lĩnh vực sinh hoạt và đời sống. Cộng đồng dân cư nước ngoài sinh sống và làm
việc tại đây cũng rất ít so với số lượng người dân bản địa. Trên phố Trần Đại Nghĩa và
phố Vọng, biển hiệu thuần tiếng Việt thường được các chủ cửa hàng sử dụng để quảng
bá sản phẩm của mình tại đa dạng các lĩnh vực như ăn uống, buôn bán, sửa chữa kỹ
thuật, y tế, làm đẹp,...

Biên hiệu tiếng Anh được sử dụng phổ biến thứ hai (16 biển hiệu, chiếm 6,1%), gấp
3,2 lần biên hiệu tiếng Pháp. Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, một trong các ngôn ngữ
được sử dụng rộng rãi và phô biến ở các quốc gia trên toàn thế giới. Theo thống kê tại
Việt Nam, tiếng Anh đang được sử dụng nhiều hơn trong mọi lình vực đời sống xã
hội. Trên phố Trần Đại Nghĩa và phố Vọng, biển hiệu tiếng Anh được sử dụng phổ
biến bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ giảng dạy môn tiếng anh, dịch vụ nhà hàng,
khách sạn theo phong cách phương Tây,...

Biểu đồ 2. Thống kê số lượng biển hiệu đơn ngữ trên phố Trần Đại Nghĩa và phố
Vọng

Bảng 3. Thống kê số lượng hiên hiệu đa ngữ trên phố Trần Đại Nghĩa và phố
Vọng

Việt-
Việt-Hàn Việt-Pháp Việt-Trung Việt-Nhật
Anh
Biển hiệu song ngữ
94/116 11/116 5/116 3/116 3/116
81,00% 9,50% 4,30% 2,60% 2,60%
Tổng 116 biển hiệu

11
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu đa ngữ trên phố Trần Đại Nghĩa
và phố Vọng

Xét 116 biến hiệu đa ngữ được thế hiện ở bảng 3, biển hiệu Việt-Anh được sử dụng
nhiều nhất với 94 biển hiệu, chiếm 81%, gấp 8,5 lần biển hiệu Việt-Hàn, gấp 18,8 lần
biển hiệu Việt-Pháp đồng thời gấp 31,3 lần biển hiệu Việt-Trung và Việt-Nhật. Ngoài
việc tiếng Việt được sử dụng vì biển hiệu được đặt ngay tại Việt Nam, tiếng Anh được
xem là ngôn ngữ truyền tải thông điệp phổ biến nhất đến các khách hàng ngoại quốc
và bản địa. Việc kết hợp hai loại ngôn ngữ vào biển hiệu giúp cửa hàng đạt được hiệu
quả cao hơn trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Các loại biển
hiệu đa ngữ còn lại là Việt-Hàn, Việt-Pháp, Việt-Trung, Việt-Nhật. Các loại biển hiệu
này thường chỉ tập trung phục vụ nhiều cho khách nước ngoài và được sử dụng chủ
yếu tại các quán ăn, nhà hàng. Thêm vào đó, các ngôn ngữ trên vẫn chưa thực sự phổ
biến với hầu hết người Việt Nam ở mọi độ tuồi, chủ cửa hàng sẽ ưu tiên sừ dụng ngôn
ngữ tiếng Anh, thay vì chỉ thuần tiếng Việt, để phục vụ rộng rãi nhiều đối tượng khách
hàng trong và ngoài nước Việt Nam.

5. Thống kê và phân loại biển hiệu theo phạm vi và lĩnh vực hoạt động thể hiện
trên biển hiệu

Tiến hành khảo sát 187 cửa hàng trên phố Trần Đại Nghĩa và phố Vọng, chúng em
nhận thấy việc phân loại các cửa hàng chứa biển hiệu quảng cáo theo phạm vi và lĩnh
vực hoạt động là rất cần thiết, góp phần làm rõ hơn sự đa dạng loại hình cửa hàng. Từ
đó tổng kết được tâm lí chung của chủ cửa hàng và độ ưa chuộng, thị hiếu của khách
hàng.

12
Phân loại biển hiệu quảng cáo trên phố Vọng và phố Trần Đại Nghĩa theo lĩnh vực
hoạt động
Ăn Buôn Sửa chữa, Massage - Giáo Căn hộ -
Y tế Khác
uống bán công nghệ Làm đẹp dục Khách sạn
68/187 52/187 32/187 9/187 8/187 4/187 3/187 11/187
36,40% 27,80% 17,10% 4,80% 4,30% 2,10% 1,60% 5,90%

Chúng em tiến hành phân loại cửa hàng trên phố Trần Đại Nghĩa và phố Vọng xét
theo lĩnh vực hoạt động theo Bảng 4. Có thể thấy, lĩnh vực ăn uống chiếm số lượng
phổ biến nhất, gấp 1,3 lần lĩnh vực buôn bán sau đó. Hai lĩnh vực này chiếm tỉ lệ lớn
trong số các cửa hàng kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, ăn uống của học
sinh, sinh viên và người lao động trong khu vực. Tại khu phố Hàn Quốc, đại lộ
Nguyễn Đức Cảnh và đường Tôn Dật Tiên - những địa điếm sở hữu vị trí thoáng mát,
rộng rãi và đi lại thuận tiện, lại nổi tiếng và được đề xuất đến khu nhà giàu Phú Mỹ
Hưng. Không chỉ vậy, chúng còn là những tuyến phố sầm uất, nhộn nhịp, tập trung
dày đặc các cửa hàng ãn uống, massage - làm đẹp, thời trang... nhằm phục vụ cho
người dân trong khu vực. Không chi các thương hiệu Á-Âu lớn, mà các nhà hàng và
các chuỗi cafe khởi nghiệp từ Việt Nam được nhiều người ưa chuộng xuất hiện nhiều
tại đây như: Chuỗi cafe Highland, Chuỗi đồ uống Phúc Long, Chuỗi cửa hàng
Tocotoco, Nhà hàng Paris Gâteaux , Nhà hàng Cơm Niêu Singapore KOMBO,...

Bảng 4. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động trên phố Trần Đại Nghĩa và
phố Vọng

13
6. Thống kê và phân loại biển hiệu theo ngữ nghĩa thể hiện trên biển hiệu

Tên của các biển hiệu quảng cáo của các cửa hàng mang trong mình ý nghĩa nhất
định, phản ánh được đặc điểm của 2 con phố nói chung và sự mong muốn của chủ cửa
hàng nói riêng. Tên của các biển hiệu này được thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng Anh
hoặc 1 ngôn ngữ khác, ngắn gọn (từ 2 đen 3 từ), hầu như nằm ớ vị trí trung tâm, kích
cỡ chữ to nhằm tạo sự nổi bật, giúp khách hàng thấy được “nét riêng” mà các cơ sở
kinh doanh tương tự không có. Đặc biệt, trên các biển hiệu còn chứa những slogan
(khẩu hiệu) đi kèm. Những slogan này, một mặt, nhằm diễn tả đặc điểm và chức năng
của cửa hàng; mặt khác, nhằm thể hiện được phương châm kinh doanh tại các cơ sở
này, nhằm đánh động vào tâm lí khách hàng muốn sử dụng các loại hỉnh sán phẩm.
Ngữ nghĩa trên các biển hiệu được chúng em phân loại theo ba tiêu chí sau:

- Tên biển hiệu được định danh theo tên người sáng lập của đơn vị kinh doanh, ví dụ
như biển hiệu “Công ty Cổ phần Tin học và Thương mại Bảo Anh” hay “Phở bò Đức
Vọng”. Loại biển hiệu này làm cho khách hàng khá dễ nhớ tên và đặc điểm cửa hàng
cũng như có những ấn tượng về chủ cửa hàng, đặc biệt là khách hàng Việt Nam. Tuy
vậy, tên biển hiệu được đặt theo tên người chủ gặp phải bất lợi. Đó là loại biển hiệu
này có thể gây khó khăn cho khách nước ngoài, bời đa số biển hiệu đều thể hiện bằng
tên tiếng Việt có dấu. Điều đó dẫn đến việc khó tiếp thu của khách nước ngoài, trừ
những biển hiệu tên đơn giản, không dấu, hoặc khách hàng đã sừ dụng dịch vụ trong
một thời gian nhất định. Ví dụ, biên hiệu cứa hàng "Anh Hoà Bakery", chữ "bakery”
giúp thực khách biết được ờ cửa hàng này bán các loại bánh ngọt, tên người sáng lập
là Anh Hoà, các món ăn ờ đây được người này chế biến tạo ra một hương vị riêng,
khác so với các cửa hàng cùng bán sản phẩm.

- Tên biển hiệu được định danh theo nguồn gốc sản phẩm được sử dụng khá phổ biến,
chủ yếu ở nhiều cửa hàng ăn uống thuộc những chuỗi nhà hàng có tiếng trên toàn thế
giới. Đây là một cách đặt tên rất truyền thống nhằm nhấn mạnh tính bản địa (nguồn
gốc) của cửa hàng, giúp cửa hàng có lợi thế khi đặt trụ sở tại thị trường địa phương, cụ
thể là trên phố Trần Đại Nghĩa và phố Vọng. Ví dụ, biển hiệu "Mixue ” không phài là
tên của chủ cửa hàng thành lập thương hiệu, mà cái tên “Mixue” có nghĩa là “Mật
Tuyết” - “Mật” là sự ngọt ngào như mật ong, “Tuyết” là sự mát lạnh của kem tuyết.
Đây là một thương hiệu khá nổi tiếng với hơn 5000 cửa hàng tại Trung Quốc và Đài
Loan. Tên cửa hàng và những slogan kèm theo như "Ice cream & tea" được thể hiện
bằng cách kết hợp tiếng Hán và tiếng Anh cho thấy quy mô của thương hiệu đã vươn
tầm thế giới. Thương hiệu kem và trà sữa Mixue biết cách quảng bá thương hiệu theo
cách riêng qua cách thiết kế logo và linh vật người tuyết của thương hiệu, qua hương
vị đặc trưng của sản phẩm. Điều này khiến cho nhiều khách hàng, đặc biệt với đối
tượng khách hàng là các bạn trẻ càng thêm ấn tượng và yêu thích với các sản phẩm
của thương hiệu.

- Tên biên hiệu được định danh theo dụng ý của người đặt nhằm thể hiện ý nghĩa nhất
định nào đó của họ khi xây dựng cửa hàng và tại khu vực kinh doanh. Tên cửa hàng,
ngoài việc thể hiện đặc điểm và chức năng của cửa hàng, hay chủ cửa hàng, còn gửi
gắm thông điệp dấu ấn đặc trưng của chủ cửa hàng đó. Ví dụ, biển hiệu dịch vụ
“Viettel Post” cho chúng ta thấy rõ đây là đơn vị chuyển phát bưu phẩm của TỔNG

14
CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL trên phố Trần Đại Nghĩa và phố
Vọng. Cách đặt tên “Viettel Post” nhằm phân biệt với các dịch vụ khác do Viettel
cung cấp như “Viettel Money” hay “Viettel Store” là đơn vị bán các sản phẩm điện
thoại, máy tính, phụ kiện điện tử,...

III. Ưu điểm và Nhược điểm


1. Ưu điểm:

1.1. Tầm nhìn rộng dẫn đến hiệu quả tiếp cận:

Với vị trí đặt ở các khu vực công cộng và kích thước to lớn, biển quảng cáo ngoài trời
mang đến khả năng tiếp cận hiệu quả đối với đối tượng khách hàng tiềm năng trong
quá trình di chuyển hoặc hoạt động hàng ngày. Điều này tạo điều kiện để tạo ra một
ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của người đi qua.

1.2. Khuyến khích mua hàng tức thì:

Với thông điệp ngắn gọn và hình ảnh hấp dẫn, ngôn ngữ trên biển quảng cáo ngoài
trời có thể tạo ra tác động ngay lập tức và kích thích khách hàng mua hàng hoặc ghé
thăm cửa hàng ngay tức thì.

1.3. Chi phí tiếp thị thấp hơn:

So với các hình thức quảng cáo khác như truyền hình hoặc báo chí, quảng cáo ngoài
trời có chi phí thấp hơn. Điều này làm cho nó trở thành một phương tiện tiếp thị chi
phí hiệu quả, đặc biệt là đối với các cửa hàng hộ gia đình có nguồn lực hạn chế.

2. Nhược điểm:

2.1. Thời gian hiệu lực hạn chế:

Với thời gian ngắn mà người đi qua dành để nhìn vào biển quảng cáo, thông điệp trên
biển cần được truyền tải nhanh chóng và dễ hiểu. Điều này đặt áp lực lên thiết kế và
lựa chọn từ ngữ trên biển để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng.

2.2. Cạnh tranh với các biển quảng cáo khác:

Trên các tuyến đường hay khu vực có nhiều biển quảng cáo khác, thông điệp trên biển
của cửa hàng có thể bị lãng quên trong "đám đông" các quảng cáo khác. Điều này đòi
hỏi ngôn ngữ trên biển phải độc đáo và sáng tạo để nổi bật và thu hút sự chú ý của
khách hàng.

15
2.3 .Ảnh hưởng của thời tiết và môi trường:

Các biển quảng cáo ngoài trời có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như mưa, gió
mạnh hay ánh sáng mạnh từ mặt trời dẫn đến hỏng hóc.

C/ KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

You might also like