You are on page 1of 42

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Cầm


Huỳnh Đăng Duy
Lê Quý Phương Khanh
Nguyễn Lệ Hoài Nguyên
Trương Lê Quyền Vũ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH


TRONG BUÔN BÁN VỚI NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI CỦA TIỂU THƯƠNG Ở
CHỢ BẾN THÀNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Cầm


Huỳnh Đăng Duy
Lê Quý Phương Khanh
Nguyễn Lệ Hoài Nguyên
Trương Lê Quyền Vũ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH


TRONG BUÔN BÁN VỚI NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI CỦA TIỂU THƯƠNG Ở
CHỢ BẾN THÀNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


Thạc sĩ LÊ NỮ DIỄM HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................- 1 -

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................- 1 -

2. Mục đích nghiên cứu................................................................................- 2 -

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................- 2 -

4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................- 2 -

5. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................- 3 -

6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................- 3 -

7. Khách thể nghiên cứu...............................................................................- 3 -

8. Kết cấu của đề tài......................................................................................- 3 -

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP VỀ


VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG BUÔN BÁN VỚI NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI CỦA TIỂU THƯƠNG Ở CHỢ BẾN THÀNH........................................- 5 -

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................- 5 -

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới......................................- 5 -

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam.......................................- 7 -

1.2 Một số khái niệm cơ bản..................................................................- 11 -

1.2.1 Khả năng sử dụng tiếng Anh.....................................................- 11 -

1.3 Biểu hiện của việc sử dụng tiếng Anh của tiểu thương chợ Bến Thành
trong buôn bán với người nước ngoài..............................................................- 13 -
1.3.1 Nhận thức của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh........- 13 -

1.3.2 Thái độ của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh.............- 16 -

1.3.3 Hành vi của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh............- 17 -

1.3.4 Những nguyên nhân có khả năng tác động đến biểu hiện của việc
sử dụng tiếng Anh của tiểu thương chợ Bến Thành trong buôn bán với người
nước ngoài - 18 -

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN


VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG BUÔN BÁN VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA TIỂU THƯƠNG Ở CHỢ BẾN THÀNH...........- 19 -

2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu...............................................- 19 -

2.1.1 Điều kiện nghiên cứu................................................................- 19 -

2.1.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng..................................................- 19 -

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu...........................................................- 19 -

2.2 Thực trạng nhận thức của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh - 20
-

2.3 Thực trạng thái độ của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh. .- 22 -

2.4 Thực trạng hành vi của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh. - 24 -

2.4.1 Mức độ sử dụng tiếng Anh........................................................- 24 -

2.4.2 Khả năng sử dụng tiếng Anh.....................................................- 24 -

2.4.3 Các kĩ năng................................................................................- 25 -

2.5 Mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi của tiểu thương trong việc sử
dụng tiếng Anh trong buôn bán với khách nước ngoài....................................- 26 -

2.6 Chính sách hỗ trợ từ chính quyền....................................................- 26 -


2.7 Giải pháp..........................................................................................- 28 -

2.7.1 Về nhận thức.............................................................................- 28 -

2.7.2 Về thái độ..................................................................................- 28 -

2.7.3 Về hành vi.................................................................................- 29 -

KẾT LUẬN....................................................................................................- 30 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................- 32 -

PHỤ LỤC.......................................................................................................- 33 -
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngoại ngữ là một trong những
yếu tố thiết yếu để đất nước ta dễ dàng hội nhập với thế giới. Việc thương mại -
mậu dịch đang ngày càng trở nên toàn cầu và gắn kết, với hình thức giao tiếp chính
được sử dụng là tiếng Anh; đặc biệt khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển
ngành thương mại và du lịch với số đông lượt khách là người nước ngoài thì tiếng
Anh trở thành một công cụ vô cùng quan trọng.
Khi đi tham quan du lịch ở Việt Nam, du khách nước ngoài luôn muốn tìm hiểu
đến văn hóa của đất nước ta, và để lưu giữ lại những nét văn hóa đó, du khách
thường ghé đến các khu chợ nổi tiếng ở Việt Nam để chọn mua những đồ lưu niệm,
hay thưởng thức các món đặc sản ở các vùng miền. Và chợ Bến Thành là một trong
những địa điểm tham quan mà du khách nước ngoài thường chọn khi đến với thành
phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn
mang hình ảnh những người phụ nữ cần cù, lam lũ nữa mà đều là những nhà kinh
doanh thực thụ. Họ năng động tự tin và đặc biệt là nói ngoại ngữ rất lưu loát, nhất là
tiếng Anh. Bên cạnh đó, một số tiểu thương do còn mang đậm bản chất của người
Việt Nam rụt rè và thụ động nên chưa hòa nhập được với môi trường hiện đại. Họ
còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với người nước ngòa do vẫn chưa có sự tiếp
cận tốt với tiếng Anh. Trong buôn bán với người nước ngoài, tiếng Anh không chỉ
giúp chúng ta quảng bá thương hiệu hàng hóa mà còn là một công cụ quan trọng để
chúng ta dễ dàng chia sẻ nền văn hóa của đất nước với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy,
việc đầu tư nghiên cứu về khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh của tiểu thương là
hết sức cần thiết, từ đó có thể đề ra những giải pháp tốt nhất cho tiểu thương.
Với vị trí là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại, chúng tôi luôn muốn
tìm hiểu về cách thức giao tiếp và trình độ tiếng Anh của các tiểu thương nhằm đề
ra những giải pháp giúp họ có thể vượt qua những khó khăn trong việc học tiếng
Anh. Từ đó, chúng tôi muốn mang lại phương pháp học và áp dụng tiếng Anh vào
2

buôn bán một cách tốt nhất cho các tiểu thương nhằm góp phần thúc đẩy thương
mại và du lịch phát triển hơn nữa. Do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực
trạng sử dụng tiếng Anh trong buôn bán với người nước ngoài của các tiểu thương ở
chợ Bến Thành”.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân về khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh
trong buôn bán với người nước ngoài của tiểu thương ở chợ Bến Thành, từ đó đề
xuất giải pháp giúp các tiểu thương có những phương pháp học và sử dụng tiếng
Anh một cách tốt nhất.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài như: khả năng sử dụng tiếng anh, biểu hiện
của việc sử dụng tiếng Anh của tiểu thương chợ Bến Thành trong buôn bán với
người nước ngoài.
- Tìm hiểu thực trạng về khó khăn tâm lý trong việc sử dụng tiếng Anh của tiểu
thương.
- Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên khó khăn tâm lý cho
tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh để buôn bán với người nước ngoài.
- Đưa ra những giải pháp nhằm giúp các tiểu thương khắc phục những khó khăn
và có được những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất.

4. Phạm vi nghiên cứu

Với khả năng tài chính và lượng thời gian nhất định, chúng tôi chỉ nghiên cứu đề
tài với một số tiểu thương hiện đang buôn bán tại chợ Bến Thành được chọn ngẫu
nhiên.
Khu vực nghiên cứu: chợ Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: từ cuối tháng 10/2012 – tháng 11/2012.
3

5. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Các tiểu thương ở chợ Bến Thành chưa có nhận thức, thái độ, hành
vi đúng đắn làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc buôn bán với người nước
ngoài.

Giả thuyết 2: Tiểu thương gặp khó khăn nhất về thái độ và hành vi trong kỹ
năng học tiếng Anh và cách ứng dụng tiếng Anh trong buôn bán.

Giả thuyết 3: Nguyên nhân chủ quan và khách quan - hai nhóm nguyên nhân gây
nên sự khó khăn trong hoạt động buôn bán của tiểu thương. Trong đó nguyên nhân
chủ quan gây nên sự khó khăn nhiều hơn nguyên nhân khách quan.

6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Tham khảo các sách, báo, tạp chí về các vấn đề liên quan đến: hoạt động buôn
bán của chợ Bến Thành, sự xuất hiện của tiếng Anh trong buôn bán, trình độ tiếng
Anh của các tiểu thương ở chợ Bến Thành, từ đó hệ thống và khái quát hóa những
khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket để thu thập dữ liệu định lượng từ đó
có những thống kê mô tả về thực trạng sử dụng tiếng Anh trong buôn bán của các
tiểu thương ở chợ Bến Thành.

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.

7. Khách thể nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên mẫu là 50 tiểu thương được chọn ngẫu nhiên hiện đang
làm việc tại chợ Bến Thành.

8. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có:

- Mở đầu
4

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Thực trạng

Kết luận
5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ
DỤNG TIẾNG ANH TRONG BUÔN BÁN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
CỦA TIỂU THƯƠNG Ở CHỢ BẾN THÀNH

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thế giới hiện đại ngày càng phát triển, nhu cầu giao lưu, trao đổi của nhân loại
ngày càng trở nên vô cùng cần thiết kéo theo sự lan tỏa với mức độ chóng mặt của
xu thế toàn cầu hóa.
Để đạt được những thành tựu vượt bậc trên, con người phải vượt qua vô số rào
cản về khỏang cách địa lí, văn hóa, sắc tộc và phải lựa chọn cho mình một ngôn ngữ
chung của toàn cầu: đó là tiếng Anh. Cho đến hôm nay, không ai có thể phủ nhận sự
phổ biến, và tầm quan trọng của tiếng Anh trong tất cả các lĩnh vực: y học, kinh tế,
giải trí, thương mại… Dưới đây là một số tư liệu, công trình nghiên cứu khoa học
về ngôn ngữ này.

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới

Richard Lederer, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng chuyên ngành tiếng Anh đã từng
viết trên tạp chí San Diego Union Tribune, mục Lederer On Language được
Gymlishvietnam phỏng dịch: tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất từ
trước đến nay; ở một góc độ nào đó thì cứ trung bình 7 người sẽ có một người sử
dụng tiếng Anh. Một nửa số sách trên thế giới được viết bằng tiếng Anh, hầu hết
các cuộc điện thoại quốc tế đều sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ được
hơn 60% các trương trình radio sử dụng, hơn 70% thư tín quốc tế được viết bằng
tiếng Anh, và 80% các tài liệu và văn bản về vi tính được lưu trữ bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có nhiều từ vựng nhất trên thế giới, với khoảng 2 triệu
từ, và cũng là một trong những nền văn học vĩ đại nhất trong biên niên sử của loài
người [10].

Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, tiếng Anh ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh
vực cũng như tham gia hầu hết vào các thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp.
6

Trong nền công nghiệp thực phẩm, các biển hiệu cho sản phẩm thường được dùng
bằng tiếng Anh như: “Made in Germany”, chứ không phải là “Fabriziert in
Deutschland”- 2 câu trên đều có nghĩa là “Sản xuất tại Đức”. Các tập đoàn của
nhiều quốc gia trên thế giới thường chọn tiếng Anh như lựa chọn chính của họ. Các
tập đoàn như Datsu và Nissan đều gửi điện báo với ngôn ngữ tiếng Anh. Từ những
năm 1985, 80% nhân viên của tập đoàn Mitsui có thể nói, đọc và viết bằng tiếng
Anh, tập đoàn Toyota thì mở các lớp tiếng Anh tại chức cho nhân viên của mình.
Các lớp tiếng Anh đã được giữ lại ở Ả Rập Saudi cho các công nhân của tập đoàn
dầu hỏa Aramco và trên ba lục địa thuộc ngân hàng Chase Manhattan.
Chính vì tầm quan trọng và sự thông dụng trên, vô số phương pháp, cẩm nang
học tiếng Anh lần lượt ra đời như trang mạng về quạn trị kinh doanh ed-
leadership.com được Gymlishvietnam phỏng dịch đã từng đăng: “Chúng ta luôn sợ
rằng mình sẽ nói sai hoặc sẽ bị người khác chê cười nên cuối cùng đưa đến quyết
định “ tốt hơn hết là không nói gì” [11]. Hãy tránh điều này, phương pháp tốt nhất
và nhanh nhất để học bất kỳ việc gì là hãy làm đi làm lại đến khi nào bạn thành
công thì thôi. Học tiếng Anh cũng giống như thế, chúng ta cần phải thực hành
nhiều. Đừng để sự rụt rè của bạn biến thành một trở ngại. Cho dù bạn đang theo học
tiếng Anh ở bất kì trung tâm nào thì cũng không có nghĩa là bạn không thể tiếp tục
học nó ở bên ngoài lớp học. Hãy tận dụng mọi phương tiện, mọi biện pháp và mọi
nguồn tư liệu để giúp bạn học nhanh hơn. Có rất nhiều cách có thể giúp bạn học tốt
tiếng Anh thế nên đừng giới hạn bản thân chỉ với một hoặc hai cách. Ví dụ: Internet
rõ ràng là một thế giới ảo nhưng lại là một nơi hoàn hảo để học tiếng Anh. Một cách
tuyệt vời nữa để học tiếng Anh là hãy để bạn sống trong thế giới của ngôn ngữ này.
Hãy tập ghi chép bằng tiếng Anh. Nói tiếng Anh ở mọi nơi, nghe và xem các trương
trình tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh, nói tiếng Anh với bạn bè bất cứ khi nào có
cơ hội. Bạn càng sử dụng tiếng Anh thường xuyên thì bạn càng học tiếng Anh
nhanh hơn và dần hình thành khuynh hướng suy nghĩ bằng tiếng Anh. Có nhiều
giáo viên mặc dù học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai nhưng lại dạy tiếng Anh
rất giỏi. Tuy nhiên có rất nhiều lý do tại sao các trung tâm dạy tiếng Anh lớn thường
thích giáo viên bản xứ hơn. Một trong những lý do đó là người bản xứ có được chất
7

giọng và điệu nói tự nhiên mà các học viên tiếng Anh luôn muốn bắt chước theo.
Các hoc viên này bắt chước càng giống người bản xứ thì họ càng thấy tự tin hơn.

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Quá trình tiếng Anh du nhập vào Việt Nam: tiếng Anh khá phổ biến ở miền
Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi ấy thường được gọi là tiếng
Mỹ bởi lẽ có sự hiện diện của Mỹ và các quốc gia đồng minh của Việt Nam Cộng
Hòa. Tuy nhiên, thời kỳ này, chỉ một tầng lớp người dân được học tiếng Anh bài
bản, phần lớn người ta học hỏi qua giao tiếp với nhau, gọi là “tiếng Anh bồi”. Thời
bao cấp ở Việt Nam, tiếng Anh vẫn chưa được coi trọng, chính quyền chỉ chú trọng
vào việc dạy tiếng Nga hoặc tiếng Trung cho học sinh. Kể từ sau khi Việt Nam thực
hiện chính sách Đổi Mới, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngoại ngữ mới và
được đưa vào hệ thống giáo dục. Đến năm 1990, khi công nghệ thông tin phát triển,
internet bắt đầu có mặt tại Việt Nam thì tiếng Anh thực sự đã trở thành ngoại ngữ
phổ biến nhất Việt Nam, vượt xa tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung [2].
Theo đề tài nghiên cứu: “The influence of local economies and global policies
on English language learning and teaching in Vietnam” (Ảnh hưởng của kinh tế
địa phương và các chính sách toàn cầu tới việc dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam)
của hai tiến sĩ Martin Borgan và Mark Vicars thuộc Đại học Victoria, Úc, các kết
quả nghiên cứu chung của hai ông đã được trình bày trong hội thảo khoa học
“Engaging with Vietnam: An Interdisciplinary Dialoge” (Đối thoại liên ngành về
các vấn đề Việt Nam) diễn ra trong hai ngày 23 và 24 tháng hai tại Đại học Monash,
Úc có đề cập: Ngoại ngữ là một trong những điểm nối quan trọng trong quá trình
hội nhập của Việt Nam với thế giới. Những lợi thế rõ ràng của việc nắm vững và
làm chủ ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh - ngôn ngữ được coi là quan trọng nhất
của quá trình toàn cầu hóa nói riêng. Việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam, xét
trong khía cạnh đó là một đề tài thú vị. Năm 2008, theo đánh giá dựa trên điểm thi
IELTS của các thí sinh tham dự, Việt Nam là nước đứng thứ hai toàn châu Á. Đó là
một kết quả khá cao. Theo đánh giá chủ quan của tác giả, hiện khả năng tiếng Anh
của Việt Nam ngang ngửa với nước láng giềng Thái Lan trong khu vực Đông Nam
Á. Những cuộc hội thoại trao đổi bằng tiếng Anh trên đường phố Việt Nam không
8

khác mấy so với những đối thoại trên đường phố London hay New York, xét ở ngữ
điệu, ngữ âm, từ vựng và sự trôi chảy [12].
Trong bài “Giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” đặc
biệt là tác động của tiếng Anh đối với tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Giáo sư
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang đã đề cập: Cũng như đối với kinh tế và các lĩnh khác
khác, toàn cầu hoá có tác động cả tích cực và tiêu cực đến ngôn ngữ. Sự gia tăng
các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc ở mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt có sự
tiếp xúc giữa các nền văn hoá đã tác động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ. Hệ quả
của các cuộc tiếp xúc này đã hình thành một xu hướng chung là, ngôn ngữ của các
quốc gia lớn hơn, có nền kinh tế phát triển mạnh hơn cũng như ngôn ngữ của các
dân tộc phát triển mạnh hơn sẽ tác động đến ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc
còn lại và kéo theo nguy cơ về cái chết của các ngôn ngữ [1]. Từ lâu tiếng Anh đã
được coi là Lingua Franca của toàn thế giới. Lingua Franca được UNESCO (1953)
định nghĩa là “ một ngôn ngữ được dùng theo thói quen của những người có tiếng
mẹ đẻ khác nhau, nhằm làm dễ dàng trong giao tiếp giữa họ”. W.J. Samarin (1968)
đã thống kê được 04 loại Lingua Franca gồm:
1/ Ngôn ngữ thương mại, như tiếng Hausa ở Tây Phi hay tiếng Swahili ở Đông
Phi
2/ Ngôn ngữ (có được do) tiếp xúc như Koinê HiLạp ở thời kì thế giới cổ đại;
3/ Ngôn ngữ quốc tế, như tiếng Anh hiện đang sử dụng phổ biến trên thế giới;
4/ Ngôn ngữ phụ trợ, như Esperanto và tiếng Anh cơ sở (Basic English).
Trong phần giải thích, tác giả cho rằng, tiếng Anh hiện đại đang được coi là
Lingua Franca của nhiều nơi trên thế giới với các mục đích khác nhau như : là tiếng
mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai, ngoại ngữ, ngôn ngữ của du lịch, ngôn ngữ của thương
mại, ngôn ngữ của các mối quan hệ quốc tế. Ngày nay, kéo theo sự xuất hiện của
Global “toàn cầu” là sự xuất hiện của Globish “tiếng Anh toàn cầu”(viết tắt của
Global English). Điều này được khẳng định bằng vị thế của tiếng Anh trên thế giới
ở hai phương diện quan trọng: vai trò của tiếng Anh trong giao tiếp trên toàn cầu và
sự xâm nhập của các yếu tố tiếng Anh vào các ngôn ngữ trên thế giới. Theo thống
kê sơ bộ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
9

trên thế giới, trong đó có khoảng 337 triệu người sử dụng tiếng Anh với tư cách là
ngôn ngữ thứ nhất, 235 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai; 85%
thông tin trên thế giới được chuyển tải bằng tiếng Anh (trực tiếp hoặc từ ngôn ngữ
khác chuyển sang). Khi nói đến tiếng Anh toàn cầu (Globish) là muốn nói đến một
thứ tiếng Anh “đã bị biến dạng về mặt phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v” mà không
phải là tiếng Anh Oxford. Bên cạnh các tiếng Anh biến thể đã được ổn định như
tiếng Anh Mĩ, tiếng Anh Canada, tiếng Anh Úc (Australia), dường như, sự xuất
hiện tiếng Anh ở quốc gia nào thì sớm muộn ở đó sẽ hình thành một “thứ” tiếng
Anh biến thể. Hoàn toàn có thể đưa ra một dự đoán rằng, đến một lúc nào đó, một
số tiếng Anh biến thể kia sẽ được định hình trở thành một ngôn ngữ độc lập. Bằng
những lời đánh giá không mấy mặn mà và khó nghe, Globish đang bị nhiều ý kiến
cho rằng đây là “kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ”, kết quả của “chủ
nghĩa xôvanh trong ngôn ngữ”, “sự ô nhiễm của các ngôn ngữ có nguyên nhân từ
Globish”. Sự bành trướng của tiếng Anh cũng là đồng nghĩa với việc thu hẹp chức
năng của các ngôn ngữ khác. Vốn đã có chức năng hạn hẹp nay lại chịu sức ép của
tiếng Anh toàn cầu hoá, cộng với sức ép của ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ quốc gia,
không ít các ngôn ngữ trên thế giới đang đứng bên bờ vực của cái chết, do không có
người sử dụng chúng. Đồng thời, bằng cách sử dụng theo lối chuyển mã, trộn mã và
theo các con đường như phỏng âm, mượn nguyên dạng và một phần là chuyển
dịch, các yếu tố tiếng Anh xâm nhập ngày càng nhiều vào các ngôn ngữ khác mà
trước hết là sự xâm nhập vào các ngôn ngữ thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia,
ngôn ngữ chính thức, rồi từ đó lan sang các ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ của các
dân tộc thiểu số trong quốc gia đó. Ở nội bộ quốc gia, ngôn ngữ phổ thông ngày
càng được sử dụng phổ biến và theo đó, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ít được sử
dụng và cá biệt có một số ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất.Tất cả những điều
nêu trên đang tác động đến vị thế, chức năng của các ngôn ngữ và đều liên quan đến
giáo dục ngôn ngữ. Một ngôn ngữ còn “sống” có nghĩa là ngôn ngữ đó còn được sử
dụng trong giáo dục, tức là có người học và có người dạy. Giáo dục ngôn ngữ có
vai trò quan trọng đối với vị thế, chức năng của các ngôn ngữ. Đối với ngoại ngữ
trong nhà trường (và cả ngoài xã hội) ở Việt Nam hiện nay thì tiếng Anh với tên gọi
10

Globish đã thể hiện vai trò quốc tế của nó. Vì thế, giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam
hiện nay cũng cần nhìn nhận tiếng Anh ở hai vị trí: vị trí là môn học ngoại ngữ và vị
trí là ngôn ngữ công cụ. Ở vị trí là môn học ngoại ngữ, so với tiếng nước ngoài
khác, tiếng Anh đang là ngoại ngữ được dạy - học phổ biến nhất ở tất cả các cấp
học. Vấn đề còn lại là ở chất lượng, đó là trình độ tiếng Anh của học sinh sau mỗi
lần lên một lớp mới. Có thể nói, việc xây dựng môn học ngoại ngữ nói chung, tiếng
Anh nói riêng “xuyên các lớp học, xuyên các cấp học” đối với trường phổ thông đã
được thể hiện khá rõ ở chương trình và giáo trình. Nếu chỉ nhìn vào chương trình và
giáo trình tiếng Anh hiện nay thì có thể tạm yên tâm rằng, học sinh sau khi học
xong phổ thông đã có thể có được một vốn tiếng Anh khá cơ bản. Nhưng thực tế lại
không phải như vậy. Điều này thể hiện rất rõ ở việc tiếp tục học và khả năng sử
dụng tiếng Anh tại bậc đại học của sinh viên. Số sinh viên có thể phát huy vốn tiếng
Anh học được từ phổ thông là không nhiều. Rõ ràng, việc dạy - học tiếng Anh ở
phổ thông cần phải được khảo sát, điều tra để nâng cao hiệu quả và tính liên thông
trong việc dạy học tiếng Anh “ xuyên suốt từ phổ thông đến đại học”. Ở vai trò là
công cụ dạy - học, tiếng Anh cũng đã đến lúc cần phải trở thành ngôn ngữ dạy- học
đối với một số môn học chuyên ngành tại một số trường Đại học tại Việt Nam. Học
chuyên môn bằng tiếng Anh sẽ giúp cho người học nhanh chóng thâm nhập và hoà
nhập vào đời sống chuyên môn quốc tế. Những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử
dụng tiếng Anh với tư cách ngôn ngữ công cụ là: xác định khái niệm về tiếng Anh
công cụ; vai trò của ngôn ngữ quốc gia - tiếng Việt khi tiếng Anh trở thành ngôn
ngữ công cụ ở một số môn học trong nhà trường; giới hạn môn học sẽ dạy - học
bằng tiếng Anh; nguồn giáo viên dạy môn học bằng tiếng Anh; khả năng hiểu và
tiếp thu của người học... Tạm gác lại những nội dung khác như khó khăn về giáo
viên, về khả năng tiếp thu của người học thì có có một khái niệm cần được làm rõ
là tiếng Anh công cụ. Cụ thể:
- Khi nói đến khái niệm tiếng Anh công cụ có nghĩa là phải có sự lựa chọn tiếng
Anh để dạy - học: tiếng Anh Oxford hay tiếng Anh biến thể (như tiếng Anh Mĩ và
các tiếng Anh biến thể khác) hay tuỳ theo nhu cầu từng môn học, người học và cả
người dạy mà lựa chọn tiếng Anh nào cho phù hợp ?
11

- Khi nói đến tiếng Anh công cụ cũng có nghĩa, trước hết nó phải là tiếng Anh
chuyên môn để truyền đạt kiến thức chuyên môn. Mục đích của việc học tiếng Anh
chuyên môn sẽ giúp cho người học tiếp thu kiến thức chuyên ngành trực tiếp bằng
tiếng Anh. Không những thế, thông qua việc dạy học bằng tiếng Anh sẽ giúp cho
người học một mặt có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp chuyên môn, mặt
khác, nâng cao tiếng Anh trong giao tiếp đời sống xã hội. Nhìn bề ngoài thì đó là có
sự phân biệt, nhưng thực tế đó là sự tác động qua lại giữa tiếng Anh chuyên
môn/chuyên ngành (Academic/Professional English) với tiếng Anh đời sống (Social
English).
- Khi nói đến khái niệm tiếng Anh công cụ cũng là đặt nó trong mối quan hệ với
tiếng Việt công cụ. Câu hỏi đặt ra là, liệu khi sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ dạy -
học ở một số môn chuyên ngành có làm hạ vị thế của tiếng Việt hay không, có làm
yếu đi năng lực tiếng Việt ở sinh viên hay không, có làm giảm thái độ trung thành
ngôn ngữ đối với tiếng Việt ở sinh viên hay không... Tất cả những câu hỏi này phải
được cân nhắc và có câu trả lời thoả đáng. Về mặt lí thuyết, người ta luôn hướng tới
một mục tiêu là dạy - học tiếng Anh không những không làm mất đi năng lực, tình
yêu đối với tiếng mẹ đẻ, đối với ngôn ngữ quốc gia mà còn góp phần hoàn thiện
tiếng mẹ đẻ, đó là mô hình song ngữ bổ sung (additive bilingualism). Tuy nhiên, để
biến lí thuyết này thành thực tế là bài toán không dễ tìm ra lời giải đúng.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khả năng sử dụng tiếng Anh

1.2.1.1 Khả năng

Hoạt động là một đặc trưng của loài người, nhờ có hoạt động mà loài người có
thể tồn tại, tiến bộ và đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực như ngày nay.
Theo từ điển Oxford: " ability is the fact that sb/sth is able to do sth." tạm dịch là
" khả năng là điều có thể được thực hiện" [13].
Theo từ điển Cambridge: "ability is the physical or mental skill or qualities that
need to to something" dịch là "khả năng là kĩ năng về thể chất hoặc tinh thần cần
thiết để thực hiện một điều gì đó" .
12

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin: Khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng
bản thân khả năng với tư cách "cái chưa có" đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được
nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó
thì tồn tại [3].
Như vậy, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng riêng của mình. Khả năng
là một điều gì đó mà mỗi con người có thể làm được dựa trên thể chất hoặc tinh
thần. Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể nói rằng khả năng là một phạm trù
quan trọng trong hoạt động học tập, làm việc của con người.

1.2.1.2 Khả năng sử dụng tiếng Anh

Trong xã hội ngày nay, việc sử dụng tiếng Anh không còn là điều quá mới mẻ
với tất cả mọi người. Tiếng Anh được sử dụng như một công cụ quan trọng trong
việc giao tiếp, mua bán với người nước ngoài. Ở nước ta hiện nay, tiếng Anh được
xem là "Globish" là một ngôn ngữ thứ hai với vai trò như một ngôn ngữ công cụ và
được dùng phổ biến chỉ sau tiếng mẹ đẻ. Mỗi người chúng ta đều có khả năng sử
dụng ngôn ngữ của mình. Khả năng sử dụng tiếng Anh là một quá trình tư duy và
nhận thức, đó là một quá trình đặc thù của con người. Nó được thực hiện thông qua
việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của con người thông qua một quá trình
lâu dài.

1.2.1.3 Khả năng sử dụng tiếng Anh trong buôn bán

Tiểu thương là một thuật ngữ đã có từ lâu đời dùng để chỉ những người buôn
bán nhỏ lẻ, thường là ở các chợ.

Đặc điểm của tiểu thương:

Tiểu thương là những người ở độ tuổi trung bình từ 20 đến 50. Công việc hằng
ngày của tiểu thương là dựa vào hoạt động buôn bán để có thu nhập. Họ chịu sự tác
động chính từ chính sách của Nhà nước, nền kinh tế thị trường.
Tiểu thương ở chợ Bến Thành là những người tiểu thương dựa vào việc buôn
bán với khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài, làm nguồn thu nhập chính của
họ. Ý thức được điều đó, các tiểu thương luôn coi trọng việc trau dồi khả năng sử
13

dụng tiếng Anh của mình. Họ xem tiếng Anh là một công cụ giao tiếp quan trọng
trong việc buôn bán, nếu không có tiếng Anh họ không thể giao tiếp với khách hàng
là người nước ngoài. Vì việc buôn bán ở chợ Bến Thành mang tính cạnh tranh rất
cao nên họ phải luôn tích cực sử dụng tiếng Anh trong mua bán hàng ngày. Từ
những luận điểm trên ta có thể nói rằng: khả năng sử dụng tiếng Anh của tiểu
thương là quá trình mà trong đó các tiểu thương vận dụng khả năng sử dụng tiếng
Anh của mình vào công việc buôn bán hàng ngày". Việc buôn bán bao gồm nhiều
hoạt động diễn ra như: giới thiệu sản phẩm, thương lượng giá cả, quảng bá hình ảnh
quốc gia… Vì thế để có thể thành công trong việc buôn bán thì khả năng sử dụng
tiếng Anh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được.

1.3 Biểu hiện của việc sử dụng tiếng Anh của tiểu thương chợ Bến Thành
trong buôn bán với người nước ngoài

1.3.1 Nhận thức của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, “nhận thức” được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. [3]
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể. [4]
Theo từ điển Anh-Việt, “awareness” và “cognition” (triết học) đều chỉ sự nhận
thức, hiểu biết bằng cách sử dụng các giác quan. [5]
Theo từ điển Oxford, “nhận thức” là sự hiểu biết về 1 điều gì đó, là tình trạng sơ
khai, vô định hình của “ý thức”. [13]
Có thể mở rộng thêm, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của
con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
Ý thức đề cập đến nhận thức cá nhân của bạn về những suy nghĩ, ký ức, cảm xúc,
cảm giác và môi trường của riêng bạn. [2]
Để tránh nhầm lẫn ý thức và nhận thức, đơn giản ta có ví dụ sau: Khi ta dùng
một con dao, ta nhận thức được nó có lợi và cũng có hại. Từ đó ta ý thức được, nên
14

sử dụng một cách cẩn thận, đúng cách nhằm tránh những thương tổn (như đứt tay).
Hoặc phức tạp hơn, ta có thể nhắc đến sự nhận thức của người dân về quyền công
dân, giúp người dân ý thức được những lợi ích, quyền lợi mà họ nhận được

Nói tóm lại, nhận thức là tất cả những gì phản ánh lại thế giới bên ngoài, thế giới
thực một cách cụ thể, chân thực nhất, và con người sử dụng các giác quan, cảm xúc,
lý trí để tiếp nhận, lưu giữ, phân tích, đánh giá, nhận xét chúng.

Tầm quan trọng của tiếng Anh

Ta hiểu đơn giản, tầm quan trọng là một từ chỉ tính chất, mang tính ảnh hưởng
lớn, tác động lớn. Và tầm quan trọng của tiếng Anh đề cập đến mức độ ảnh hưởng,
tính sử dụng rộng rãi của tiếng Anh. Tiếng Anh được sử dụng ở khắp mọi nơi, được
coi là ngôn ngữ quốc tế, phổ biến nhất trên thế giới. Con người từ các quốc gia khác
nhau, tôn giáo khác nhau, dân tộc khác nhau... không cùng chung ngôn ngữ đều sử
dụng tiếng Anh như một công cụ hiệu quả nhất và nhanh nhất trong giao tiếp.

Phát triển các kĩ năng

Và trong tiếng Anh giao tiếp, chúng ta cũng vẫn có 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và
viết. Vì thế kiến thức về tiếng Anh cũng hết sức quan trọng. Chúng giúp ta có khả
năng hình thành câu chuẩn xác, cách sử dụng từ, ngữ trong hội thoại... Mỗi từ
thường chỉ thích hợp với một bối cảnh nhất định để tạo câu phù hợp, và để sử dụng
được như vậy một cách thuần thục và điêu luyện, ta chỉ có thể thành công qua con
đường tập luyện, thực hành. Khi đã đạt được những đòi hỏi ấy, chúng ta hoàn toàn
có thể giao tiếp với bất kì ai, với bất kì trình độ nào bằng tiếng Anh. Nhìn chung,
riêng kĩ năng nghe và nói đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu giao tiếp hàng ngày.
Lắng nghe và tập nói hàng ngày bằng tiếng Anh, còn giúp chúng ta mở rộng thêm
cách sử dụng ngôn ngữ, hiểu biết thêm về cách dùng từ nào, ở đâu, khi nào, như thế
nào... là chính xác.

Lợi ích của việc học giao tiếp bằng tiếng Anh

Lợi ích của việc học giao tiếp bằng tiếng Anh là vô hạn, thậm chí mỗi ngày đều
xuất hiện thêm những lợi ích khác trong quá trình sử dụng. Thuần thục tiếng Anh
giúp dễ dàng hơn trong tham gia trao đổi, thảo luận trong nhóm, với đám đông, với
15

bất kì ai, bất kì đề tài nào, chuyên môn hay nghiệp dư. Bổ sung một cách đa dạng,
rộng lớn hơn lượng kiến thức từ sách vở, báo chí, luận văn, tạp chí,... và bất kì tài
liệu nào được viết bằng tiếng Anh. Nhấn mạnh thêm rằng, ngôn ngữ có rất nhiều và
phức tạp, tuy nhiên để hầu hết mọi người trên thế giới hiểu được, cách nhanh nhất,
dễ dàng nhất và hữu hiệu nhất, đó là sử dụng tiếng Anh. Ban đầu là tập sự, và sau là
chuyên nghiệp hơn.

Nhận thức của tiểu thương về tiếng Anh trong buôn bán với người nước
ngoài

Như đã tìm hiểu,sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là vô cùng cần thiết đối với
bất kì đối tượng nào. Mà trong giới hạn của đề tài, đối tượng được đề cập đến là tiểu
thương – những cá nhân, tổ chức, tập thể tiến hành buôn bán với quy mô nhỏ tại các
địa điểm giao thương, mua sắm.
Quá trình buôn bán là quá trình diễn ra hàng ngày, thường xuyên và liên tục đối
với các tiểu thương nhằm đáp ứng nhu cầu khách nước ngoài, đồng thời thỏa mãn
được những lợi ích, lợi nhuận cho chính tiểu thương. Đây là hoạt động mang tính
độc lập, cũng có thể mang tính tập thể. Có trường hợp nhiều người mua, nhưng chỉ
một tiểu thương tham gia quá trình buôn bán với khách nước ngoài. Nhưng vẫn tồn
tại trường hợp, tiểu thương là hai người trở lên chịu trách nhiệm trao đổi, buôn bán
với một khách nước ngoài, và thậm chí nhiều hơn một khách nước ngoài. Hoạt động
này tuy thường xuyên và liên tục như thế, nhưng vẫn khác nhau về cách thức ở tùng
thời điểm cụ thể. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thời tiết, địa hình, đối tượng
khách nước ngoài, loại sản phẩm đang được bày bán, tâm lý, trình độ,... Bởi những
yếu tố ấy, không thể thiếu cách nhận thức của tiểu thương trong buôn bán với khách
nước ngoài. Buôn bán với khách nội địa khác hoàn toàn với khách là người sử dụng
ngôn ngữ không phải tiếng Việt. Điều này đòi hỏi tiểu thương cần có nhận thức
đúng đắn, đúng mực, rõ ràng và toàn diện về cách thức trao đổi giao tiếp với khách
nước ngoài nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình buôn bán, đem lại kết quả hài lòng cho
cả tiểu thương và khách ngoại quốc. Và cách đơn giản và hiệu quả nhất để thỏa mãn
điều đó chính là thông qua ngôn ngữ mà cụ thể là tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến
nhất trên thế giới.
16

Vấn đề quan trọng đó là, tiểu thương cần nhận thức được tầm quan trọng của
tiếng Anh, những thuận lợi từ việc sử dụng tiếng Anh, những khác biệt giữa cách
buôn bán truyền thống (người Việt với người Việt) với cách buôn bán mới (người
Việt với người nước ngoài)...
Nhận thức của tiểu thương về việc sử dụng tiếng Anh trong buôn bán với với
người nước ngoài là cách mà tiểu thương biết về tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh, là
những hiểu biết, nhìn nhận của họ về tiếng anh trong giao tiếp, dùng tiếng Anh như
thế nào, từ đó có những phản ứng (hành vi, thái độ) nhằm bộc lộ những gì họ lĩnh
hội và tiếp thu được.

1.3.2 Thái độ của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Thái độ được hiểu là cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một
hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động.[6]
Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa, thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể.[7]
Thái độ liên quan đến ý thức hành động trước một vấn đề, một tình hình.[8]
Thái độ là những biểu hiện cụ thể của quan điểm sống, là niềm tin của con người
đối với những khái niệm văn hóa đạo đức, với những giá trị, chuẩn mực xã hội, với
tương lai và lý tưởng cuộc sống.[9]
Một số danh ngôn về thái độ nhằm thể hiện rõ hơn:
Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi . Mà khó vì lòng người ngại
núi e sông.
Đừng bao giờ đóng sầm cửa lại; có thể bạn muốn quay trở lại vào đấy.
Bạn sẽ không bao giờ trở thành nhà tư tưởng nếu bạn không biết cười.
Kẻ tự cho mình là tài giỏi thì tai không còn nghe được những lời hay lẽ thiệt
nữa.
Một cách trừu tượng, thái độ có mối liên hệ với cảm xúc. Và cảm xúc hay thái
độ thì khó để thay đổi. Thái độ luôn mang theo những phản ánh mang tính xúc cảm
đến thế giới xung quanh theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, mà cụ thể là ba
thành tố chính: Nghĩ gì? Làm gì? Và cảm giác được gì? Thái độ là một dạng biểu
hiện khả năng cảm xúc “có học hỏi” của con người, nhằm đánh giá một cách trực
17

diện chi tiết các sự vật hiện tượng theo một cách nào đó. Nói cách khác, thái độ
hình thành dựa trên những kinh nghiệm, trải nghiệm, đông thời cũng dựa trên
những tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội [14]. Từ đó biểu hiện qua hành vi, một hình
thức cụ thể hơn, trực quan hơn, thực tế hơn… Sự tác động qua lại này ảnh hưởng
nhau nhưng không chi phối nhau và cũng tồn tại như là mối quan hệ nguyên nhân –
kết quả.

Thái độ của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Do bị chi phối bởi cảm xúc, đi từ nhận thức lên thành thái độ, tiểu thương dựa
trên nhận thức của chính bản thân về tiếng Anh để “phản hồi” bằng thái độ. Tiểu
thương biểu hiện đa dạng các mức độ, thái độ như thích, ghét, quan tâm, thờ ơ,
bàng quan, chán nản… Từ những cảm xúc này, tùy thuộc vào từng cảm xúc, làm tác
động đến cách nhìn nhận, đánh giá của tiểu thương trong vấn đề sử dụng tiếng Anh
khi buôn bán, và đồng thời là cách mà cá nhân tiểu thương sẽ sử dụng để bảo vệ
quan điểm riêng của mình. Cũng có thể tiểu thương nhận thấy rằng việc sử dụng
tiếng Anh trong buôn bán với khách nước ngoài là cần thiết, nhưng thái độ không
hoàn toàn bộc lộ được sự đồng tình, mà chỉ là trung tính. Hoặc trái lại, dù nhận thức
chưa đúng về việc sử dụng tiếng Anh trong buôn bán, nhưng vẫn có tiểu thương bày
tỏ thái độ ủng hộ và đồng tình, thậm chí là có những biểu hiện ra hành vi một cách
chủ động và hăng hái hơn trong việc sử dụng tiếng Anh khi buôn bán với khách là
người nước ngoài.

1.3.3 Hành vi của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Hành vi là toàn thể những phản ứng của cơ thể, nhằm đáp ứng lại kích thích từ
môi trường bên ngoài, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội.
Hành vi có thể thuộc về ý thức hay tiềm thức, công khai hay bí mật, tự giác hay
không tự giác và là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian. [15]
Hành vi sử dụng tiếng Anh phải được thực hiện thường xuyên và liên tục vì khi
bán hàng cho khách nước ngoài thì tiếng Anh sẽ trở thành một cản trở lớn nếu
người bán không thông thạo ngôn ngữ này, do đó tiểu thương cần trau dồi vốn kiến
thức tiếng Anh một cách chủ động giúp việc buôn bán đạt hiệu quả cao.
18

Đời sống tâm lý của con người đều được thể hiện thông qua hành vi. Trong quá
trình sử dụng tiếng Anh thông qua việc buôn bán với khách nước ngoài, tiểu thương
gặp một số khó khăn nhất định. Những khó khăn này chịu sự tác động của nhận
thức và thái độ, hoặc do các kĩ năng ngoại ngữ chưa tốt làm ảnh hưởng đến kết quả
buôn bán.
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát
sinh trong cuộc sống. Đặc điểm của công việc buôn bán là sự tự tin và khả năng
thuyết phục. Nếu tiểu thương không nhận thức tốt tầm quan trọng của các kĩ năng
tiếng Anh và không thường xuyên rèn luyện, trau dồi những kĩ năng này thì một số
vấn đề trong giao tiếp ảnh hưởng xấu đến việc buôn bán với người nước ngoài sẽ là
điều khó tránh khỏi.

1.3.4 Những nguyên nhân có khả năng tác động đến biểu hiện của việc
sử dụng tiếng Anh của tiểu thương chợ Bến Thành trong buôn bán với
người nước ngoài

Để việc buôn bán ở chợ đạt năng suất cao, các điều kiện cho hoạt động buôn
bán, xét trên 2 hướng cả bên ngoài lẫn bên trong, hay nói cách khác là chủ quan và
khách quan, phải thuận lợi. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân từ bên
trong chính chủ thể, có thể là nhận thức, thái độ hay hành vi của tiểu thương trong
quá trình buôn bán. Nguyên nhân khách quan có thể là môi trường địa lý ở chợ, các
tiểu thương xung quanh, khách mua hàng…
Hoạt động buôn bán ở chợ đòi hỏi sự nhanh nhạy, khả năng giao tiếp, khả năng
thuyết phục, kinh nghiệm giải quyết tình huống… Các điều kiện này sẽ tạo môi
trường thuận lợi hay cản trở hoạt động buôn bán của tiểu thương. Vì vậy, nếu không
quan tâm đến những nguyên nhân chủ quan và khách quan sẽ gây cho tiểu thương
những khó khăn không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc.
19

CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI
PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG BUÔN BÁN VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA TIỂU THƯƠNG Ở CHỢ BẾN THÀNH

2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu trong điều kiện bình thường, các tiểu thương đang buôn bán
trong chợ Bến Thành.

2.1.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng

- Quy trình nghiên cứu được thực hiện trên 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ ngày 23/10/2012 – 28/10/2012: Khảo sát thử và hoàn thiện bảng
hỏi.
- Khảo sát thử lần 1 trên các tiểu thương đang buôn bán ở chợ Bến Thành,
quận 01, thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng hỏi mở và phỏng vấn sâu.
- Sau khảo sát thử người nghiên cứu tổng hợp thông tin và thành lập bảng câu
hỏi dựa trên các ý kiến thực tế của các tiểu thương.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về bảng câu hỏi và chỉnh sửa,
xây dựng bảng hỏi chính thức.
Giai đoạn 2: từ ngày 29/10/2012 – 01/11/2012: khảo sát trên mẫu nghiên cứu
bao gồm 50 tiểu thương.
Giai đoạn 3: từ ngày 02/11/2012 – 07/11/2012: tổng hợp các câu hỏi, nhập liệu
và xử lý số liệu.

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1 Mô tả phương pháp

- Tác giả sử dụng bảng câu hỏi vừa đóng vừa mở, các thông tin về nhận thức,
thái độ, hành vi trong quá trình buôn bán có sử dụng tiếng Anh của tiểu thương
20

trong chợ Bến Thành cụ thể hóa bằng các câu hỏi trên bảng hỏi bằng giấy. Bảng hỏi
được xây dựng chi tiết về các mặt cần thiết phải có trong quá trình sử dụng tiếng
Anh để buôn bán với khách nước ngoài, bao gồm các câu hỏi đóng có đáp án để
sinh viên đánh dấu vào và câu hỏi mở để sinh viên ghi câu trả lời của mình. Thông
qua các câu trả lời của tiểu thương, người nghiên cứu tổng hợp, phân tích các dữ
kiện và đưa ra kết luận.

2.1.3.2 Mô tả công cụ nghiên cứu

- Bảng khảo sát gồm 4 câu hỏi lớn được chia làm 4 phần như sau:
Phần 1 (câu 1 – câu 3): thu thập thông tin về mức độ sử dụng tiếng Anh và nhận
thức về tầm quan trọng của tiếng Anh khi buôn bán với người nước ngoài.
Phần 2 (câu 4 – câu 7): thái độ của tiểu thương đối với việc sử dụng tiếng Anh
trong buôn bán với khách nước ngoài.
Phần 3 (câu 8 – câu 12): hành vi của tiểu thương đối với việc sử dụng tiếng Anh
trong buôn bán với khách nước ngoài.
- Câu 8 và 9: khảo sát về mức độ tần suất sử dụng tiếng Anh của tiểu thương
trong việc buôn bán với khách nước ngoài.
- Câu 10, 11: khả năng sử dụng tiếng Anh của tiểu thương trong việc buôn bán
với khách nước ngoài.
- Câu 12: các kĩ năng tiếng Anh mà tiểu thương cho là quan trọng trong quá
trình buôn bán với khách nước ngoài, mức độ quan trọng được sắp xếp tăng dần.
Phần 4 (câu 13 – câu 15): thực trạng chính sách của chính quyền để hỗ trợ tiểu
thương nâng cao trình độ tiếng Anh để phục vụ cho việc buôn bán với khách nước
ngoài
21

2.2 Thực trạng nhận thức của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Bảng 2.1: Mức độ sử dụng tiếng Anh của tiểu thương trong buôn
bán với người nước ngoài

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Thuong xuyen 26 74.3 74.3 74.3

Thinh thoang 7 20.0 20.0 94.3

Khong bao gio 2 5.7 5.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.2: Tầm quan trọng của tiếng Anh trong buôn bán với người
nước ngoài

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Rat quan trong 29 82.9 82.9 82.9

Binh thuong 5 14.3 14.3 97.1

Khong quan trong 1 2.9 2.9 100.0

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.3: Lợi ích của tiếng Anh trong việc buôn bán với người nước ngoài

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nang cao thuong hieu quang


11 31.4 31.4 31.4
ba san pham

Quang ba du lich 6 17.1 17.1 48.6

Tang doanh so, tang thu


18 51.4 51.4 100.0
nhap

Total 35 100.0 100.0

Hiện nay, ngành du lịch trên thế giới đang phát triển một cách nhanh chóng kéo
theo đó ngành du lịch của nước ta cũng đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ngành
du lịch với khách nước ngoài. Trong điều kiện đó, theo khảo sát của chúng tôi trên
các tiều thương thì việc buôn bán trao đổi với người nước ngoài diễn ra rất thường
22

xuyên (58,8%). Mặt khác, các tiểu thương ở chợ Bến Thành nhận thức được rằng
việc buôn bán giao thương với khách du lịch là người nước ngoài là điều hết sức
quan trọng , bên cạnh đó vẫn còn một số tiểu thương chưa nhận thức được tầm quan
trọng của tiếng Anh. Theo khảo sát chúng tôi thấy rằng, đa số tiểu thương xem tiếng
Anh là một công cụ quan trọng trong buôn bán để tăng doanh số, tăng thu nhập
(61,8%), kế đến họ xem tiếng Anh như là một công cụ quan trọng để quảng bá
thương hiệu, sản phẩm của mình. Trong số đó vẫn còn một số tiểu thương theo lối
tư duy cũ, chưa nhận thức ra được tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Anh trong
buôn bán.

2.3 Thực trạng thái độ của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

Bảng 2.4: Các nguồn học tiếng Anh của tiểu thương

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hoc o cac trung tam ngoai


20 57.1 57.1 57.1
ngu

Tu hoc thong qua giao tiep


buon ban voi nguoi nuoc 5 14.3 14.3 71.4
ngoai

Qua sach bao phim anh 7 20.0 20.0 91.4

Khong co nhu cau hoc tieng


3 8.6 8.6 100.0
anh

Total 35 100.0 100.0


23

Bảng 2.5: Các phương pháp học tiếng Anh mà tiểu thương cho là hiệu quả

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hoc cac mau cau thong


11 31.4 31.4 31.4
dung

Ghi nho cum tu 8 22.9 22.9 54.3

Hoc ngu phap tu sach vo 4 11.4 11.4 65.7

Hoc cach phat am, ngu dieu


10 28.6 28.6 94.3
tu nhung nguoi xung quanh

Khong quan tam 2 5.7 5.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.6: Những cách luyện tập khi phát âm một từ mới
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nghe va bat chuoc khach


14 40.0 40.0 40.0
nuoc ngoai

Nghe va hoc theo bang dia 9 25.7 25.7 65.7

Tu luyen tap bang cach lap


12 34.3 34.3 100.0
di lap lai nhieu lan

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.7: Phản ứng của tiểu thương khi gặp một từ mới

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nho khach nuoc ngoai viet ra


12 34.3 34.3 34.3
giay

Nho nguoi giup do 15 42.9 42.9 77.1

Bo qua, khong quan tam 8 22.9 22.9 100.0

Total 35 100.0 100.0


24

Qua bảng 2.4 đến 2.7, ta có thể rút ra một số thông tin về thực trạng thái độ của
tiểu thương chợ Bến Thành trong việc sử dụng tiếng Anh khi buôn bán với khách
nước ngoài như sau:

Đa số các tiểu thương vì ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh nên có thái
độ rất tích cực trọng việc tiếp cận, học tập và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
này. Phần lớn các tiểu thương đăng ký theo học Anh văn tại các trung tâm ngoại
ngữ để có thể nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống, ngoài ra còn có thể tham
khảo qua sách báo, phim ảnh hay học trực tiếp thông qua quá trình buôn bán với
người nước ngoài. Do tính chất của việc buôn bán cần những câu giao tiếp đơn
giản, căn bản nhưng hai bên có thể hiểu nhau mà các tiểu thương lựa chọn phương
pháp học thuộc các mẫu câu thông dụng và bắt chước cách phát âm, ngữ điệu từ
những người xung quanh là hiệu quả nhất, sau đó là ghi nhớ các cụm từ và sau cùng
là học ngữ pháp từ sách vở. Khi gặp một từ mới hay câu lạ, đa số các tiểu thương
chủ động nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp xung quanh hay trực tiếp hỏi khách nước
ngoài về nghĩa từ cũng như cách đọc của từ đó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn số ít những tiểu thương vì chưa ý thức được tầm
quan trọng hoặc có ý thức nhưng do tâm lí ngại ngùng sợ sai nên có thái độ chưa
tích cực, tỏ ra thờ ơ vô cảm với việc tìm hiểu và học tiếng Anh.

2.4 Thực trạng hành vi của tiểu thương trong việc sử dụng tiếng Anh

2.4.1 Mức độ sử dụng tiếng Anh

Bảng 2.8: Lượt khách nước ngoài trung bình một ngày

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Duoi 3 nguoi 8 22.9 22.9 22.9

3 - 10 nguoi 16 45.7 45.7 68.6

Tren 10 nguoi 11 31.4 31.4 100.0

Total 35 100.0 100.0

Kết quả khảo sát cho thấy lượng khách nước ngoài tương đối vừa phải, và trải
đều cho các gian hàng.
25

Bảng 2.9: Tỉ lệ khách nước ngoài nói tiếng Anh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Duoi 30 % 12 34.3 34.3 34.3

30 - 50% 7 20.0 20.0 54.3

Tren 80% 16 45.7 45.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

Từ bảng 2.9 ta suy ra: khách nước ngoài đa số nói tiếng Anh khi du lịch. Tuy
nhiên, do ngẫu nhiên nên ở một số gian hàng vẫn còn nhiều lượt khách nước ngoài
sử dụng ngôn ngữ khác.

2.4.2 Khả năng sử dụng tiếng Anh

Bảng 2.10: Biểu hiện của các tiểu thương khi sử dụng tiếng Anh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Mot cach luu loat tu tin 16 45.7 45.7 45.7

E de, nho su giup do cua


5 14.3 14.3 60.0
nguoi khac

Ngap ngung thieu tu tin do


4 11.4 11.4 71.4
tam ly so sai

Noi nhung tu minh biet ket


10 28.6 28.6 100.0
hop voi ngon ngu hinh the

Total 35 100.0 100.0

Căn cứ vào kết quả thăm dò, hầu hết tiểu thương đều sử dụng tốt và tự tin trong
giao tiếp bằng tiếng Anh, và vận dụng tất cả các hỗ trợ khác có thể.
26

Bảng 2.11: Mức độ truyền đạt và tiếp nhận thông tin

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hieu hoan toan 18 51.4 51.4 51.4

Hieu so so 15 42.9 42.9 94.3

Hoan toan khong hieu 2 5.7 5.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

Do khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, nên việc tiếp nhận và truyền đạt thông tin
qua lại giữa tiểu thương và khách nước ngoài tương đối cao, mặc dù vẫn xuất hiện
trường hợp tiểu thương hoàn toàn không hiểu trong giao tiếp.

2.4.3 Các kĩ năng

Bảng 2.12: Những kĩ năng quan trọng đối với tiểu thương trong
giao tiếp bằng tiếng Anh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nghe 16 45.7 45.7 45.7

Noi 5 14.3 14.3 60.0

Doc 4 11.4 11.4 71.4

Viet 4 11.4 11.4 82.9

Ghi nho tu 6 17.1 17.1 100.0

Total 35 100.0 100.0

Hầu hết các tiểu thương đều thừa nhận họ nói và nghe là chính trong giao tiếp.
Đọc, viết và ghi nhớ từ là kĩ năng hỗ trợ.
27

2.5 Mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi của tiểu thương trong việc sử
dụng tiếng Anh trong buôn bán với khách nước ngoài

Bảng 2.13: Mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi của


tiểu thương

Asymp. Sig. (2-


Value df sided)

Pearson Chi-Square 24.440a 8 .002

Likelihood Ratio 23.073 8 .003

Linear-by-Linear Association 15.293 1 .000

N of Valid Cases 35

Áp dụng phương pháp kiểm định Chi-square tests cho thấy, khi tiểu thương đã
nhận thức tốt được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với công việc buôn bán của
mình, họ sẽ chủ động tiếp cận học hỏi và ý thức được những kĩ năng nào bản thân
vẫn chưa hoàn thiện hay kĩ năng nào là quan trọng nhất để tìm ra cho mình một
phương pháp học tập phù hợp.

2.6 Chính sách hỗ trợ từ chính quyền

Bảng 2.14: Các chính sách hỗ trợ của chính quyền

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Mo khoa hoc bo tuc ngan


8 22.9 22.9 22.9
han

Phat tai lieu 6 17.1 17.1 40.0

To chuc cac buoi hoi thao


chuyen de nang cao trinh do 4 11.4 11.4 51.4
tieng Anh cho tieu thuong

Chinh sach khong ro rang 8 22.9 22.9 74.3

Khong co chinh sach ho tro 9 25.7 25.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.15: Mức độ hưởng ứng của các tiểu thương đối với các chính sach của
chính quyền
28

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Huong ung tich cuc, hao


11 31.4 31.4 31.4
hung tham gia

Muon tham gia nhung khong


10 28.6 28.6 60.0
co thoi gian

Khong quan tam 14 40.0 40.0 100.0

Total 35 100.0 100.0

Bảng 2.16: Mong muốn của tiểu thương trong việc trau dồi và nâng cao vốn tiếng
Anh của bản thân

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Co 26 74.3 74.3 74.3

Khong 9 25.7 25.7 100.0

Total 35 100.0 100.0

- Nhìn chung, bảng số liệu 2.14 đến 2.16 cho thấy chính sách của chính quyền
rất ít, một số chính sách và hoat động vẫn chưa rõ ràng và cụ thể. Mặc dù chính
quyền có một vài hoat động và chính sách khá hay nhưng vẫn chưa được triển khai
triệt để. Do đó, nhiều tiểu thương vẫn chưa tiếp cận được các chính sách của chính
quyền.
- Phần lớn các tiểu thương đều mong muốn có cơ hội nâng cao và trau dồi vốn
tiếng Anh của bản thân, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động và chính sách mà
chính quyền đề xuất; tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số tiểu thương thụ động.

2.7 Giải pháp

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu thử nghiệm, người nghiên cứu
đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm hỗ trợ giảm bớt những khó khăn trong việc
học và sử dụng tiếng Anh cho các tiểu thương.
29

2.7.1 Về nhận thức

- Phát động những chương trình tuyên truyền để giúp các tiểu thương hiểu rõ
hơn về vai trò quan trọng của tiếng Anh trong việc buôn bán. Đồng thời tổ chức các
buổi hội thảo có sự tham gia của khách mời ngoại quốc để các tiểu thương có thể
tìm hiểu một cách trực tiếp và giải đáp những thắc mắc của tiểu thương. Trong
những buổi hội thảo đó, cần thiết phải có sự tham gia của các doanh nhân nổi tiếng
để có thể truyền đạt kinh nghiệm cho tiểu thương.
- Mở các khóa huấn luyện để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết về văn hóa –
du lịch cho tiểu thương để các tiểu thương có thể trở thành cầu nối truyền thông về
văn hóa – du lịch cho khách nước ngoài.
- Đưa ra những mô hình, ví dụ cụ thể đã từng mang lại hiệu quả kinh tế cao để
tiểu thương học hỏi, có thêm kinh nghiệm.
- Mở khóa huấn luyện để trang bị cho tiểu thương kiến thức về văn hóa, du lịch
để truyền bá đến khách du lịch trong quá trình buôn bán.

2.7.2 Về thái độ

- Mở các lớp tiếng Anh ngắn hạn, giao lưu câu lạc bộ để các tiểu thương có cơ
hội học hỏi, sử dụng tiếng Anh một cách thiết thực nhất giúp tiểu thương mạnh dạn,
chủ động hơn trong việc buôn bán với khách nước ngoài.
- Khơi gợi sự hứng thú, yêu thích tiếng Anh của các tiểu thương bằng cách mở
các buổi chiếu phim có phụ đề cả Anh lẫn Việt, các chương trình phát thanh âm
nhạc, tin tức bằng tiếng Anh sinh động để trong quá trình buôn bán tiểu thương vẫn
có thể học mà không tốn thời gian.
- Các tiểu thương cần chủ động học hỏi và tìm hiểu về tiếng Anh, dành thời gian
để học tiếng Anh, có thể là ở nhà hoặc ở trung tâm.
- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động mà chính quyền đề ra.
- Bỏ qua tính e dè, ngại ngùng mà cần phải luyện tập cho bản thân mạnh dạn
hơn bằng cách tham gia vào các câu lạc bộ để gặp gỡ mọi người và rèn luyện sự tự
tin cho bản thân.
30

2.7.3 Về hành vi

- Học nghe bằng cách tải những đoạn audio từ trang web học tiếng anh vào điện
thoại, để những lúc rảnh rỗi có thể luyện nghe.
- Luyện nghe nói bằng cách xem phim hoặc nghe nhạc bằng tiếng anh có phụ đề
tiếng anh và đọc theo những câu thoại để nắm rõ cách phát âm.
- Học giao tiếp:
+ Rủ các tiểu thương khác lập thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 người, cùng
lên kế hoạch học tiếng Anh nhóm ít nhất mỗi tuần một lần.
+ Làm quen, kết bạn với những người khách quen nước ngoài, dành ra thời
gian để trò chuyện với họ để học cách nghe và phát âm chính xác.
31

KẾT LUẬN

1. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, phần lớn các tiểu thương ở
chợ Bến Thành đều có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tốt, chỉ có một phần
nhỏ tiểu thương vẫn chưa sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tuy nhiên, hầu hết các tiểu
thương, những người sử dụng tiếng Anh chưa tốt và kể cả những người sử dụng tốt
đều chưa có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất. Tiểu thương gặp khó khăn
về cả 3 mặt nhận thức - thái độ - hành vi. Tuy nhiên những khó khăn này không
nghiêm trọng và có thể giải quyết được.
Một số trường hợp gặp khó khăn nhất đó là các trường hợp: chưa nhận thức
được tầm quan trọng của tiếng Anh với 8.8% số tiểu thương, thụ động không tiếp
thu cái mới với 23.5% số tiểu thương, đồng thời thờ ơ đối với các chính sách hỗ trợ
từ chính quyền với 41.2% số tiểu thương, có tâm lý sợ sai nên không giao tiếp với
người nước ngoài với 11.8% số tiểu thương, hay phụ thuộc và nhờ đến sự giúp đỡ
của người khác với 44.1% số tiểu thương.
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tiểu thương đã hiểu được những điểm mạnh
và điểm yếu trong việc học và sử dụng tiếng Anh của bản thân. Có nhiều nguyên
nhân gây khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh của tiểu thương, bao gồm hai
nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan có
tác động nhiều hơn nguyên nhân chủ quan.
Các nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do bản thân tiểu thương vẫn chưa thấy
được sự quan trọng của tiếng Anh trong việc làm, họ còn lúng túng và chưa có được
một phương pháp học cụ thể nên không mang lại kết quả tốt. Hầu như các tiểu
thương đều học qua giao tiếp với người nước ngoài hay bạn bè, nên mặc dù nói
được tiếng Anh “bồi” nhưng không chuyên sâu dẫn đến việc dùng sai và hiểu sai
trong giao tiếp với khách nước ngoài. Đồng thời điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến
những kĩ năng tiếng Anh của tiểu thương. Một số những nguyên nhân khách quan
tác động chủ yếu đến tiểu thương là do chính sách của các cấp chính quyền còn hạn
chế, chưa triệt để và chưa cụ thể. Do đó, tiểu thương chưa có nhiều cơ hội để tiếp
xúc và học hỏi để phát triển thêm vốn tiếng Anh của bản thân.
32

3. Nhìn chung các tiểu thương đều mong muốn được cải thiện và trau dồi thêm
vốn tiếng Anh của bản thân, bằng cách dành thời gian đi học thêm vào buổi tối và
học hỏi từ những người xung quanh. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần đưa ra
những chính sách cụ thể và hữu ích hơn để hỗ trợ cho các tiểu thương có nhiều cơ
hội phát triển hơn nữa.
33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, Giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa, NXB. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
2. Trang web Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org:
- Lịch sử của tiếng Anh
- Tiếng Anh trong kinh doanh
- Quá trình du nhập của tiếng Anh vào Việt Nam
3. Giáo trình bộ môn Triết học, Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Khoa học
Bách khoa Hà Nội.
4. Bách khoa toàn thư
5. Từ điển Anh-Việt, NXB. Thời Đại, Hà Nội
6. Hồ Ngọc Đức, Free Vietnamese Dictionary Project
7. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1992), NXB. Giáo dục, Hà Nội
8. Từ điển đa ngôn ngữ Lạc Việt
9. Luận văn thạc sĩ “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
bậc đại học”
Tiếng Anh
10. Richard Lederer, San Diego Tribune – Lederer On Language.
11. Trang web ed-leadership.com, mục English Business
12. Martin Borgan, Mark Vicars (2010), The influence of local economies and
global policies on English language learning and teaching in Vietnam, Victoria
University, Australia.
13. 8th Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press.
14. Smith, E.R. & Mackie, D. M. (2007), Social Psychology, London:
Psychology Press.
15. Dusenbery, David B. (2009). Living at Micro Scale, p. 124, Harvard
University Press.
34

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI
Xin chào các cô chú và anh chị!
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu khoa học đến từ khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại
học Tài chính-Marketing. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài "Thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp của việc sử dụng tiếng Anh trong buôn bán với
người nước ngoài của tiểu thương ở chợ Bến Thành". Từ đó tìm ra giải pháp
thích hợp giúp các tiểu thương tiếp cận và sử dụng tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả
hơn trong việc buôn bán với người nước ngoài. Rất mong các anh chị dành một
ít thời gian hoàn thành bảng câu hỏi này. Câu trả lời của cô chú anh chị sẽ góp
phần to lớn vào kết quả nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!

BẢNG CÂU HỎI


1. Cô chú, anh chị có sử dụng tiếng Anh khi buôn bán với khách nước ngoài
không?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Không bao giờ

2. Theo cô chú, anh chị, việc sử dụng tiếng Anh trong buôn bán có quan trọng
hay không?
a. Rất quan trọng
b. Bình thường
c. Không quan trọng

3. Việc sử dụng tiếng Anh mang lại lợi ích gì cho cô chú, anh chị khi buôn bán
với người nước ngoài?
a. Nâng cao thương hiệu, quảng bá sản phẩm
b. Quảng bá du lịch
c. Tăng doanh số, tăng thu nhập
d. Không mang lại lợi ích gì
e. Ý kiến khác:_________________
35

4. Cô chú, anh chị học tiếng Anh bằng cách nào?


a. Học ở các trung tâm ngoại ngữ
b. Tự học thông qua giao tiếp buôn bán với người nước ngoài
c. Qua sách báo, phim ảnh
d. Không có nhu cầu học tiếng Anh
e. Ý kiến khác:________________

5. Phương pháp học tiếng Anh mà cô chú, anh chị cho là hiệu quả nhất (có thể
chọn nhiều đáp án)
a. Học các mẫu câu thông dụng
b. Ghi nhớ cụm từ
c. Học ngữ pháp từ sách vở
d. Học cách phát âm, ngữ điệu từ những người xung quanh
e. Không quan tâm
f. Ý kiến khác:_____________________

6. Khi phát âm một từ mới, cô chú, anh chị luyện như thế nào?
a. Nghe và bắt chước khách nước ngoài
b. Nghe và học theo băng đĩa
c. Tự luyện tập bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần

7. Khi gặp một từ mới, cô chú, anh chị sẽ:


a. Nhờ khách nước ngoài viết ra giấy
b. Nhờ người khác giúp đỡ
c. Bỏ qua, không quan tâm

8. Trung bình một ngày lượt khách nước ngoài ghé thăm gian hàng của cô chú
anh chị là:
a. Dưới 3 người
b. 3 – 10 người
c. Trên 10 người

9. Trong đó, số lượt khách sử dụng tiếng Anh chiếm bao nhiêu phần trăm?
a. Dưới 30%
b. 30 – 50%
c. 50 – 80%
d. Trên 80%

10. Khi gặp họ, cô chú anh chị sử dụng tiếng Anh như thế nào?
a. Một cách lưu loát, tự tin
36

b. E dè, nhờ sự giúp đỡ của người khác


c. Ngập ngừng, thiếu tự tin do tâm lý sợ sai
d. Nói những từ mình biết, kết hợp với ngôn ngữ hình thể

11. Khi sử dụng tiếng Anh trong quá trình buôn bán, hai bên có hiểu nhau
không?
a. Hiểu
b. Hiểu sơ sơ
c. Hoàn toàn không hiểu

12. Theo cô chú, anh chị, những kĩ năng tiếng Anh nào là quan trọng trong quá
trình buôn bán? (mức độ quan trọng tăng dần theo thứ tự từ 1 – 5)
a. Nghe 
b. Nói 
c. Đọc 
d. Viết 
e. Ghi nhớ từ 

13. Các cấp chính quyền hỗ trợ việc học tiếng Anh của cô chú, anh chị bằng
cách nào?
a. Mở khóa học bổ túc ngắn hạn
b. Phát tài liệu
c. Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề nâng cao trình độ tiếng Anh cho
tiểu thương
d. Chính sách không rõ ràng
e. Không có chính sách hỗ trợ

14. Mức độ hưởng ứng của cô chú, anh chị đối với các chính sách hỗ trợ đó:
a. Hưởng ứng tích cực, hào hứng tham gia
b. Muốn tham gia nhưng không có thời gian
c. Không quan tâm

15. Cô chú, anh chị có nhu cầu trau dồi, bổ sung thêm vốn tiếng Anh hiện tại
không?
a. Có
b. Không

Xin chân thành cám ơn cô chú anh chị.


37

You might also like